Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐKB hay là DKB  (Đọc 82829 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sukhoi30
Thành viên
*
Bài viết: 66



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2009, 01:09:49 pm »

cho em hỏi SKZ với DKZ giống khác nhau ở điểm nào? tác dụng của mõi loại ra sao

A-12 với DKB ta còn sài không ? 
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2010, 06:22:06 pm »

Đọc tiếng Việt là Đê ka bê chứ không ai đọc là Dê ka bê cả, đây là một loại pháo phản lực có gốc từ giàn mà chúng ta hay gọi là Ca chiu sa, nghe nói là chúng ta đã đề nghị Liên xô cải tiến cho phù hợi với chiến trườnh VN, nó được cấu tạo đơn giản gồm có bộ chân (có thể vác dễ dàng) một hoặc hai người khênh. nòng pháo có thể vác dễ dàng, một hộp nhỏ đựng kính ngắm. Phần chính là quả đạn ,có thể nói chính là một quả tên lửa có cỡ 122 ly hoạt động theo nguyên lý phản lực, độ chính xác không cao lắm nhưng uy lực mạnh, địch rất sợ loại này có lẽ vì nó chạy lung tung . :-)
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 08:55:18 am »

tôi hỏi mấy CCB chống Pháp và chống Mỹ,DKZ và ĐKB nghĩa là gì?họ nói DKZ là đại bác không giật,còn ĐKB là đại bác không bệ,viết tắt mà,không biết có đúng không?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2010, 09:51:44 am »

Tên đầy đủ của dkb là DKZB-66, gọi tắt là DKB.

Trích wiki:
"Pháo hỏa tiễn ĐKB
Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương"
Logged
thunderchief
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 04:43:48 pm »

cho em hỏi SKZ với DKZ giống khác nhau ở điểm nào? tác dụng của mõi loại ra sao

A-12 với DKB ta còn sài không ?  
Mình chỉ biết hồi nhỏ nghe ông ngoại kể SKZ là Súng không giật!!!
S là súng K là không Z là giật(phương Tây hóa một chút Grin)
Còn DKB chắc là đại bác không giật Wink
Logged

su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 04:57:48 pm »

cho em hỏi SKZ với DKZ giống khác nhau ở điểm nào? tác dụng của mõi loại ra sao

A-12 với DKB ta còn sài không ?  
Mình chỉ biết hồi nhỏ nghe ông ngoại kể SKZ là Súng không giật!!!
S là súng K là không Z là giật(phương Tây hóa một chút Grin)
Còn DKB chắc là đại bác không giật Wink

DKB = BM - 21P, pháo phản lực PM - 21 (Grad-P) bản du kích được Liên Xô chế tạo và viện trợ cho ta. Bạn có thể xem thêm về nó ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,13531.msg279676.html#msg279676
Logged

MRK
bodoi_e2
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 10:47:36 pm »

cho em hỏi SKZ với DKZ giống khác nhau ở điểm nào? tác dụng của mõi loại ra sao

A-12 với DKB ta còn sài không ?  
Mình chỉ biết hồi nhỏ nghe ông ngoại kể SKZ là Súng không giật!!!
S là súng K là không Z là giật(phương Tây hóa một chút Grin)
Còn DKB chắc là đại bác không giật Wink

DKB = BM - 21P, pháo phản lực PM - 21 (Grad-P) bản du kích được Liên Xô chế tạo và viện trợ cho ta. Bạn có thể xem thêm về nó ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,13531.msg279676.html#msg279676
cái này cùng họ vs thằng Kachiusa thỳ phải này,hình như gọi là pháo phản lực không giật thỳ phải.
---------------------------------
 Chú ý cách viết tiếng Việt!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2011, 08:22:47 am gửi bởi VMH » Logged

Thà được chết vì quê hương đất nước
      Còn hơn sống sung sướng mà tha hương.
vanucgiang
Thành viên

Bài viết: 1



« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 09:34:56 am »

Tên đầy đủ của dkb là DKZB-66, gọi tắt là DKB.

Trích wiki:
"Pháo hỏa tiễn ĐKB
Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương"

Dàn hỏa tiễn " Ca - chiu - sa" hay gọi tắt là BM14 là loại pháo phản lực 17 nòng đặt trên xe ô tô, có tầm bắn xa trên 8.000 m, với cỡ đạn 140mm.Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã tích cực viện trợ cho Việt Nam những dàn hỏa tiễn Ca chiu sa này. Chủ trương chuyển pháo bình vào chiến trường miền Nam những năm giữa thập niên 60 đã dẫn tới việc cải tiến dàn hỏa tiễn Ca chiu sa để phù hợp với điều kiện chiến đầu của Việt Nam cũng như tiện lợi cho việc vận chuyển vào chiến trường. Do dàn hỏa tiễn Ca chiu sa hoạt động theo nguyên lý phản lực nên việc thiết kế để có thể sử dụng từng ống nòng cũng phải đảm bảo hoạt động theo nguyên lý này.Cục nghiên cứu kỹ thuật quân sự đảm nhận việc thiết kế và lo khâu sản xuất gia công ống phóng và bệ, công tác điện ( dùng pin Văn Điển). Nhà máy cơ khí Hà Nội đảm nhận sản xuất gia công những ống pháp bằng kim loại gắn trên bệ gỗ. Loại do ta cải tiến được đặt tên là A12.
 
Những ngày cuối năm 1965 chúng ta bắt đầu xuất xưởng những khẩu phao A12. Cùng với đó là sự ra đời của tiểu đoàn mang phiên hiệu 99 - vì nó ra đời sau tiểu đoàn 98 đơn vị trang bị pháo BM14.
Về tên gọi, trong khi phía Việt Nam tiến hành cải tiến tháo dỡ dàn Ca chiu sa thì Bác Hồ cũng đã đề nghị phía bạn Liên Xô cải tiến giúp cho phù hợp với điều kiện chiến tranh Việt Nam. Đầu năm 1966, những lô hàng đầu tiên của Liên Xô được chuyển theo đường hàng không sang sân bay Bạch Mai. Phía Liên Xô đặt tên cho loại pháo này là "Mưa đá". Còn ở Việt Nam,oại pháo này hoạt động ở chiến trường B, nên Bộ tư lệnh Pháo binh đặt tên là ĐKB cho dễ nhớ. Nòng pháo ĐKB có gắn bộ chân cắm xuống đất, có kính ngắm và cũng bắn bằng điện. Đạn loại này cỡ 122mm, dài gần 2m, cuối viên đạn có cánh, nặng hơn và tấm bắn xa hơn pháo Bm-14.
( Theo "Nửa thế kỷ Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam" - Nhà xuất bản Thanh niên - 1996)
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2012, 09:44:59 am gửi bởi vanucgiang » Logged
Thiensuxi_lanhlung
Thành viên
*
Bài viết: 45


Tổ Quốc ơi! Ta yêu người mãi mãi!


« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 02:57:31 pm »

Trong trận đánh giải phóng thị xã Buôn Mê Thuột vào tháng 3-1975 em đọc trên sách lịch sử thấy viết là quân ta dùng "pháo phản lực" để mở màn trận đánh. Lúc đó không biết là loại nào, chắc là loại này rồi!
Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 10:54:28 am »

1.
ĐKB đã phát huy rất hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và gây bất ngờ hơn nữa cho đối phương khi ta đã nối tầng DBK.

2. Nhưng tại sao ta không sử dụng trực tiếp quả đạn BM21 đã có bắn trên ống đơn ( giống ống ĐKB, nhưng dài hơn)  mà phải nghiên cứu nối tầng?

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/giai-ma-chuyen-viet-nam-noi-tang-phao-phan-luc-dkb-478227.html
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM