Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:22:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên trùm phát xít Đức thú nhận  (Đọc 60622 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:41:33 am »

Cuối năm 1943, tuỳ viên quân sự Nhật Bản là tướng Kô-mát-su có lần đã nói với tôi rằng người Nhật thường nghĩ không hiểu tại sao sau khi phát hiện ra trường hợp lý thú của K. cơ quan phản gián Đức lại không khống chế, buộc ông ta phải làm việc cho mình.


Hợp tác với nhau tổ chức một mạng lưới tình báo để chống Liên Xô là điều rất hợp với chủ trương của chúng tôi. Mặc dù có nhiều khó khăn, cơ quan tv Nhật Bản vẫn có khả năng giúp chúng tôi chống Liên Xô thông qua việc sử dụng người của một số nước như Ba Lan, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, hoặc Phần Lan chẳng hạn.


Tôi nói với Kô-mát-su, chúng tôi đã nghĩ tới việc đó nhưng có nhiều bất đồng ý kiến trong giới lãnh đạo Đức xuất phát từ quan điểm hẹp hòi trong việc thực hiện đường lối sử dụng K. Tuy nhiên, đối với người Nhật, từ năm 1943 trở đi họ tích cực đi theo phương thức sử dụng loại “gián điệp đôi” này.


Ta hãy trở lại với những hoạt động tình báo của K. Tại Béc-lin các tài liệu thu được ở K. được sao làm hai bản: một để chuyển sang Rôm và một sẽ chuyển đi Stốc-khôm. Đến Rôm, tài liệu sẽ chuyển qua sứ quán Nhật Bản đến một nhân viên tin cậy của tướng Lê-đô-xốp-ski, một tín đồ thuộc dòng Tên đạo Thiên chúa. Tôi chưa biết thực chất việc hợp tác giữa họ với những người thuộc dòng Tên đạo Thiên chúa ra sao, nhưng chắc đó phải là một tổ chức có hệ thống chặt chẽ. Còn tài liệu chuyển sang Stốc-khôm phải đến tay một sĩ quan Ba Lan cũ, nay là cán bộ của sứ quán Nhật Bản ở Thuỵ Điển tên là Pi-ốt. Trước đây, tôi đã có nghi vấn về con người này. Trong hồ sơ lưu trữ của chúng tôi, Pi-ốt được coi như một nhân viên của cơ quan tình báo Xô-viết. Anh ta đã sang Đức 2 lần và đều mang hộ chiếu Mãn Châu. Ở Stốc-khôm, người của tôi phải khá vất vả trong việc theo dõi anh ta vì Pi-ốt thường đi lại giữa sứ quán Nhật Bản và sứ quán Liên Xô.


Trên đây là tất cả những gì chúng tôi nắm được qua tài liệu thu thập được ở K. Đại sứ Nhật Bản ở Stốc-khôm là một trong những nhân vật chủ chốt của cơ quan tình báo Nhật Bản tại châu Âu. Ông ta thu thập được tin hoặc tài liệu nào từ Vi-si, Rôm, Ben-grát và Béc-lin đều chuyển về Tô-ki-ô. Bản thân ông ta cũng tự thu thập tin và sử dụng phần lớn các tài liệu này để trao đổi, mua bán; ông ta rất sòng phẳng với những người được sử dụng nên có người đã cung cấp cho ông ta một tin “gà mờ” thì lần sau người ấy khó có thể gặp lại ông ta lần thứ hai. Pi-ốt là một sĩ quan liên lạc cho ông ta với người Nga trong việc mua bán này.


Tôi đã sang Stốc-khôm nghiên cứu tại chỗ vụ này. Trong thời gian lưu lại đây, tôi phải áp dụng một số biện pháp để chống lại những hành động phá hoại máy bay và tàu biển của Đức do người Nga chủ trương và xúi giục tay chân của họ ở Tây Âu thực hiện. Trong số này tôi đặc biệt chú ý đến Pi-ét-xơ, một người cộng sản Đức. Ở Hà Lan, anh ta đã cộng tác với Bét-stơ và Sti-vơn; Sau đó chuyển sang Đan Mạch phụ trách một nhóm phá hoại rồi được điều sang Thuỵ Điển.


Chúng tôi còn phát hiện ra Ô-nô-đê-ra là người chuyển giao tài liệu của K. cho cả tình báo Anh lẫn tình báo Liên Xô. Ít lâu sau, tôi cắm được một nhân viên vào hoạt động trong lĩnh vực trao đổi tài liệu với Ô-nô-đê-ra. Anh ta trở thành người đại diện cơ quan tình báo Ý và nhờ “vỏ bọc” này, đã hoạt động được cho tới năm 1944. Đây là một trò chơi hấp dẫn và lý thú, đòi hỏi phải hết sức thông minh  và mưu trí. Các tài liệu tôi đưa ra đổi chác ở Stốc-khôm đều do bản thân soạn thảo và thường phải làm việc đến tận đêm khuya. Đó là những tin giả, xem lẫn một vài tin có thực, nói chung là kém giá trị sử dụng.


Ô-nô-đê-ra có biệt tài là khéo léo làm cho người khác tin rằng ông ta chỉ trao đổi các tin bí mật của mình cho người đó. Thông qua K. chúng tôi biết Ô-nô-đê-ra không thuộc người của một cơ quan tình báo nào.


Hơn một tháng sau vụ chúng tôi bắt giữ các tình báo viên của nhóm trên, sứ quán Mãn Châu yêu cầu chúng tôi trả lại quốc tịch cho họ. Sau khi đề phòng cẩn thận những trở ngại có thể xảy ra, chúng tôi mới thả những người có thân phận ngoại giao ra. Tất thảy họ đã biệt tăm sau dãy Ban-căng và không bao giờ họ còn được người Nhật sử dụng vào các công việc quan trọng trong nghề tình báo nữa.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM