Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:57:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên trùm phát xít Đức thú nhận  (Đọc 60617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 08:35:01 am »

Tuy vậy bộ máy công tác chính trị và quân sự phục vụ chiến dịch “Sư tử biển” vẫn hoạt động với nhịp điệu và phong cách riêng của người Đức. Chẳng hạn cuối tháng 6 năm 1940 tôi được lệnh phải chuẩn bị ra một cuốn sổ tay mang những nội dung tóm tắt về thể chế chính trị, hành chính, kinh tế nước Anh để phát cho các sĩ quan và các đơn vị tham gia chiến dịch. Cuốn sổ tay đó hướng dẫn cách giải quyết công việc sau khi đã chiếm đóng được các Bộ Ngoại giao, Nội vụ, quốc phòng và các cơ quan đặc biệt như cơ quan mật vụ tình báo Anh. Công việc này chiếm mất khá nhiều thời gian của tôi vì phải tập họp, chọn lọc từ nhiều tài liệu của nhiều cơ quan khác nhau và cần phải có một số cán bộ có năng lực giúp việc. Bản thảo hoàn thành xong được in ra hai vạn cuốn xếp đầy một gian phòng trong cơ quan tôi. Toàn bộ số tài liệu này đã bị thiêu huỷ trong một tai nạn máy bay xảy ra năm 1943. Kế hoạch xâm lược nước Anh bị Hít-le huỷ bỏ có thể còn do một nguyên nhân khác nữa là bệnh sợ nước của quốc trưởng. Lần đầu tiên nghe Him-le nói về nguyên nhân này, thú thật lúc đó tôi không còn tin vào tai mình nữa. Him-le bảo tôi, ngạc nhiên là đúng đấy! Nhưng sự thực quốc trưởng rất sợ nước. Ngài cho rằng đến một ngày nào đó, nước sẽ đem lại cho ngài một sự đau khổ.


Him-le còn kể cho tôi nghe nhiều thí dụ khác như trong một chuyến đi thị sát hạm đội hoặc các tàu tuần dương, người ta nhận thấy quốc trưởng luôn luôn tỏ ra lo lắng, ưu tư khi chiếc tàu rời bến. Lúc ấy ông ta bước vội trên chiếc cầu và tự trấn an bằng cách lẩm bẩm những câu hết sức vô nghĩa, chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Thật là một vấn đề phức tạp! Him-le cho rằng sự sợ hãi, lo lắng một cách bệnh hoạn này đã làm cho Hít-le bứt rứt, khó chịu đối với mọi cuộc hành quân đổ bộ từ nước lên bộ mà từ lâu đã ảnh hưởng tới thái độ của quốc trưởng, đặc biệt là chiến dịch “Sư tử biển” lần này.


Giữa lúc đó nổ ra một sự bất đồng nghiêm trọng giữa Gơ-rinh và Him-le. Gơ-rinh thì đánh giá thấp việc sản xuất máy bay của Anh đặc biệt là loại máy bay tiêm kích. Ông ta căn cứ vào cái nhìn chiến lược của mình để kết luận, mỗi tháng nước Anh chỉ sản xuất được 300 chiếc, trong khi đó cơ quan tình báo của Him-le lại đưa ra con số gấp đôi. Gơ-rinh có thể cho tăng cường liên tục các cuộc ném bom, đánh phá trên đất Anh và cho rằng các máy bay tiêm kích của Anh không có khả năng ngăn chặn các máy bay Đức đến oanh tạc các trung tâm công nghiệp và các cảng của Anh.


Mặt khác do các hoạt động của tàu ngầm Đức sự viện trợ vật chất của Mỹ cho Anh có thể sẽ bị cắt đứt hoàn toàn. Tới khi đó, nước Anh bắt buộc phải đầu hàng. Cách nhận định, đánh giá tình hình của Gơ-rinh như vậy tất nhiên tranh thủ được sự đồng tình của Hít-le và càng củng cố thái độ của quốc trưởng đối với nước Anh. Hít-le còn có một căn cứ nữa là những báo cáo của tuỳ viên quân sự Đức tại Washington-tướng Vông Bô-ét-ti-che-đã nhận xét về đường lối chính trị, và khả năng sản xuất của Mỹ. Tháng 3 năm 1910, Mỹ và Canada đã ký kết một hiệp ước liên minh tay đôi. Vông Bô-ét-ti-che cho rằng hiệp ước này hoàn toàn không mang tính chất nguy hiểm, vô hại.


Điều đáng quan tâm và cần nói là cho tới lúc đó Hít-le đã cho Him-le và Hây-drich biết kế hoạch của quốc trưởng là cứ để cho Anh nằm bẹp trước sức ép của Đức, còn toàn bộ sức mạnh của bộ máy chiến tranh Đức được hướng sang phía Đông. Hít-le cho rằng cuộc tấn công này chỉ cần thực hiện ở mức độ trung bình cũng đủ để giành thắng lợi, và cuộc chiến tranh của Đức ở trên hai mặt trận sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Chính trong lúc này ở Hít-le, lần đầu tiên đã nảy ra khái niệm về cái “Khoảng không gian Âu-Á” thay cho khái niệm về cái gọi là “vùng trời Âu-Phi” trước đây.


Sẽ phạm phải sai lầm nếu cho rằng Hít-le sơ xuất hoặc đã cẩu thả trong việc nhận định, đánh giá về khả năng tham chiến của Mỹ. Vì Hít-le muốn tránh được mối nguy hiểm này nên ông ta đã thực hiện sức ép ngay tại các cuộc thương lượng tay ba của khối trục là Rôma-Tô-ki-ô-Béc-lin. Quốc trưởng cho rằng sự có mặt của Nhật Bản sẽ đập tan được đầu óc hiếu chiến, hung hăng của Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:31:51 am »

CHƯƠNG 10
ÂM MƯU VỤ BẮT CÓC CÔNG TƯỚC UYN-SO


Một buổi sáng tháng 7 năm 1949 tôi nhận được điện của người bạn ở Bộ Ngoại giao bảo rằng sớm muộn tôi sẽ nhận được lệnh gọi của “ông cụ”-tức Ríp-ben-trốp, sau khi ông ta đã “sẵn sàng bắt tay hành động”. Bạn tôi không biết là có chuyện gì nhưng khẳng định chắc chắn đây là một việc thượng khẩn.

Gần trưa, tôi nghe thấy giọng của Ríp-ben-trốp vang lên trong ống nghe:

-Chào anh bạn thân mến! Này, liệu có thể đến chỗ tôi ngay bây giờ không? Chắc anh không bận lắm chứ?

-Vâng, thưa ngài. Nhưng tôi muốn biết là có chuyện gì xảy ra và tôi có phải đem theo hồ sơ, tài liệu gì sang không ạ?-Tôi đáp.

-Không, không cần, anh bạn ạ! Hãy đến ngay, chỉ cần biết rằng đây không phải là câu chuyện để ta có thể trao đổi với nhau trên điện thoại.

Tôi liền báo cáo với Hây-drich về nội dung cuộc trao đổi này vì biết rõ Hây-drich vốn có tính hay ghen. Ông ta liền nói ngay:

-Tôi biết, tôi biết! Hắn ta cần đếm xỉa gì đến tôi. Cái thằng khốn nạn ấy. Này! Thôi ông cứ đến đó đi và nói cho hắn biết rõ ý kiến của tôi.

Tôi hứa khi về sẽ báo cáo lại cho ông ta mọi chi tiết về câu chuyện của Ríp-ben-trốp.
Giống như thường lệ. Ríp-ben-trốp đón tôi nhưng vẫn đứng sau bàn của ông ta, hai tay chắp sau lưng, nét mặt nặng nề. Ông ta mời tôi ngồi. Sau vài lời thăm hỏi xã giao, Ríp-ben-trốp đi ngay vào vấn đề. Ông ta nói rằng ông ta biết tôi có một số cơ sở bí mật ở Tây Ban Nha và ở Bồ Đào Nha, kể cả quan hệ hợp tác với cảnh sát ở hai nước đó. Chưa biết câu chuyện sẽ đi đến đâu nên tôi đành giữ thái độ thận trọng và dè dặt khi phải trả lời. Hình như không hài lòng với thái độ lấp lửng ấy, Ríp-ben-trốp bắt đầu hậm hừ trong họng, sau đó ông ta im lặng. Bất ngờ Ríp-ben-trốp hỏi:

-Ờ mà này, ông có nhớ đến công tác Uyn-so đấy không? Sau lần công tước đến thăm Đức, ông có dịp nào gặp lại ông ta nữa không?

Tôi trả lời:

-Không.

-Thế ông có hồ sơ gì về công tước?-Ríp-ben-trốp lại hỏi.

-Thú thật với ngài, tôi không nắm chắc Việt Nam này lắm.

-Này, thế ông nghĩ như thế nào về công tước? Chẳng hạn ông có coi ông ta là một nhân vật chính trị không?

Thành thật mà nói, việc này quá bất ngờ đối với tôi. Có những điều tôi hiểu là ngay lúc ấy không cho phép tôi được nói ra những ý kiến của riêng mình. Tuy vậy, tôi vẫn nói rằng tôi biết công tước Uyn-so trong chuyến ông ta đi sang Đức gần đây và tôi cho rằng không một ai lại không biết đến việc ông ta thoái vị. Có lẽ người Anh đã giải quyết vấn đề này một cách tế nhị và hợp tình, hợp lý trên có sở tình cảm của con người với nhau. Khó có thể đánh giá giải pháp này của công tước là biểu hiện của sự yếu đuối hay là do một sức mạnh ép buộc nào đó của hoàng tộc Anh. Trong các cuộc hội họp, nhiều thành viên trong chính phủ đều cho rằng phải giải quyết vấn đề này bằng tình cảm và bằng cả giải pháp chính trị.


Khi nói xong, tôi thấy đôi mắt của Ríp-ben-trốp mở to như muốn bật ra khỏi khuôn mặt ngạc nhiên trước những lời lẽ thẳng thắn của tôi. Sau đó, ông ta lại tỏ vẻ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

Công tước Uyn-so là một trong số những người Anh lịch thiệp và sành sỏi nhất từ trước đến nay. Công tước có những hiểu biết sâu rộng về nhiều vấn đề xã hội và có những tư tưởng khá lành mạnh. Điều này làm cho một số người trong chính phủ Anh không hài lòng. Câu chuyện về buổi lễ cưới của công tước đã tạo tiền đề và lý do để họ kiếm cớ gạt bỏ công tước, người bạn chân thành và trung thực của nước Đước. Những truyền thống về nghi thức của một cuộc hôn lễ đã bị công tước bỏ qua và coi đó không phải là những điều chủ yếu.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:33:19 am »

Tôi đang định nêu lên ý kiến của mình thì Ríp-ben-trốp ngắt lời và nói:

-Ông Sê-len-béc thân mến! Ông có cái nhìn hoàn toàn sai lệch về vấn đề này đấy, kể cả lý do thoái vị của công tước. Từ năm 1936, Quốc trưởng và tôi đã đánh giá tình hình một cách khá chính xác. Điều chủ yếu là từ khi ông ta thoái vị, cơ quan mật vụ Anh đã tiến hành giám sát công tước một cách chặt chẽ. Chúng tôi hiểu rõ tình cảnh của ông ta, nói cho đúng hơn, ông ta là một tù nhân. Ý định chạy trốn của công tước dù giữ kín đến đâu cũng vẫn bị thất bại. Qua các báo cáo chúng tôi được biết công tước là người vẫn có cảm tình với nước Đức. Nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi, chắc ông ta sẽ không phản đối việc thoát khỏi sự bao vây, phong toả hiện nay. Có lần công tước đã nói với ta rằng ông ấy muốn trốn sang Tây Ban Nha và sẵn sàng làm người bạn tốt của chúng ta như trước đây. Quốc trưởng cho rằng thái độ của công tước là một điều đặc biệt quan trọng. Chúng tôi nhận thấy với cái vẻ bề ngoài rất “tây” của ông, ông sẽ là người có đủ điều kiện và phẩm chất để tìm cách gặp gỡ công tước. Tất nhiên, ông sẽ gặp công tước với tư cách là người đại diện của Quốc trưởng. Quốc trưởng cho rằng nếu tình hình thuận lợi ngài sẽ tìm cách tặng cho công tước một vật gì đó. Ngay bây giờ ta đã thu xếp để công tước đi sang Thuỵ Sĩ và đã dành hẳn một số tiền là 50 triệu phrăng Thuỵ Sĩ để công tước chi dùng, nếu công tước thực sự có thái độ dứt khoát muốn thoát ra khỏi những âm mưu của Hoàng gia Anh. Tất nhiên Quốc trưởng muốn để công tước sống ở Thuỵ Sĩ, vì đây là một nước trung lập, với điều kiện là công tước không thể đứng ngoài ảnh hưởng về các mặt chính trị, kinh tế và cả về áp lực quân sự của nước Đức đế chế chúng ta. Nếu cơ quan tình báo Anh tìm cách cản trở công tước chấp thuận một thoả ước tương tự với ta thì Quốc trưởng ra lệnh cho ông phải tìm cách phá vỡ cho được kế hoạch của người Anh, và nếu cần thiết, ông phải hy sinh cả cuộc sống của mình bằng một giải pháp vũ lực. Điều chủ yếu là phải đưa cho được công tước trốn đi một cách an toàn đến một nước do ông ta lựa chọn. Quốc trưởng đã coi chiến dịch này có tầm quan trọng hết sức lớn lao. Gần đây, qua những suy nghĩ nghiêm túc, ngài đã đi tới kết luận là nếu công tước còn tỏ ra do dự thì trong trường hợp cần thiết, ông phải tìm mọi cách để buộc công tước có một quyết định đúng đắn, cả bằng răn đe, nếu cần, cả bằng việc sử dụng vũ lực. Nhưng phải cố tự bảo vệ mình cũng như phải bảo vệ cho công tước và vợ ông ta tránh cho được mọi sự nguy hiểm có thể xảy ra với mỗi người.


Gần đây, công tước đang mong chờ những người bạn Tây Ban Nha mời ông ta sang đó tham gia mùa săn bắn của họ. Đây là một dịp tốt để ông có thể tiếp xúc được với công tước. Và từ đây ông có thể đưa công tước trốn sang bất kỳ một nước nào khác. Mọi biện pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này do ông toàn quyền quyết định. Đêm hom qua, một lần nữa tôi đã thảo luận toàn bộ việc này với Quốc trưởng. Chúng tôi đã đi đến kết luận là để ông được toàn quyền quyết định. Nhưng Quốc trưởng yêu cầu ông hàng ngày phải báo cáo tiến độ công việc.


Nhân danh Quốc trưởng, tôi hạ lệnh cho ông phải chấp hành ngay tức khắc nhiệm vụ này! Chắc chắn là ông sẵn sàng nhận nhiệm vụ chứ?

Tôi ngồi lặng đi trong mấy phút, không hiểu được thực tế sẽ ra sao nữa. Để cướp thời gian, tôi hỏi:

-Thưa ngài bộ trưởng! Xin phép ngài cho tôi được nêu vào câu hỏi nhằm làm rõ sự lĩnh hội vấn đề của tôi có được không ạ?

-Được, nhưng nói ngắn thôi đấy!-Ríp-ben-trốp đáp.

-Ngài vừa nói rằng công tước Uyn-so có thiện cảm với nước Đức. Vậy thì thiện cảm đó là đối với lối sống của nhân dân Đức hay đó là thiện cảm đối với chệ độ của chính phủ hiện tại?

Nói xong, tôi nhận ra ngay là mình đã đi quá xa. Bằng giọng tàn nhẫn, Ríp-ben-trốp nói:

-Cái mà ta nói nước Đức ngày hôm nay chính là thời gian mà ông đang sống bây giờ đó.

-Tôi xin hỏi tiếp, dựa trên có sở nào ngài nói ngài bảo đảm các nguồn tin bí mật đó là chính xác?

-Những tin đó đã được thu thập qua các giới đáng tin cậy trong dư luận xã hội Tây Ban Nha. Các chi tiết của nguồn tin đó sẽ chẳng giúp được gì cho ông trong lúc này, nhưng ông có thể trao đổi các vấn đề chi tiết xét ra có ích cho ông với đại sứ của ta ở Ma-đrit.

Tôi đành phải nêu lên câu hỏi cuối cùng:

-Trường hợp công tước Uyn-so chống đối, liệu tôi có nên dùng vũ lực ở ngay trên đất nước mà ngài nói đó hay không? Hình như ở đây có điều gì mâu thuẫn. Phải chăng mọi việc đều phụ thuộc vào sự hợp tác tự nguyện của vị công tước đó?

-Ông nghe đây, Quốc trưởng cho rằng việc dùng vũ lực trước hết là để đối phó với cơ quan phản gián Anh. Chỉ dùng vũ lực với công tước một khi thái độ do dự của ông ta có thể dẫn tới tâm trạng sợ hãi, chỉ trong lúc đó mới cần tới hành động kiên quyết của ông để giúp cho ông ta vượt qua khó khăn đó mà thôi. Chỉ khi nào Uyn-so được tự do mà không có sự giám sát của cơ quan tình báo Anh thì lúc đó công tước mới tự cảm thấy phải biết ơn chúng ta. Còn vấn đề tiền nong thì con số 50 triệu phrăng Thuỵ Sĩ dành cho công tước, đối với ta không phải là con số tuyệt đối. Quốc trưởng sẵn sàng duyệt chi một số tiền lớn hơn thế. Cuối cùng ông cũng không nên quá lo lắng! Hãy tin vào bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi sẽ báo cáo lên Quốc trưởng là ông đã chấp hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh!


Tôi gật đầu tỏ ý tuân lệnh rồi đứng dậy ra về. Ríp-ben-trốp gọi tôi lại và nói thêm:

-Chờ một chút… và ông cầm máy điện thoại nói chuyện với Hít-le. Ríp-ben-trốp đưa cho tôi chiếc ống nghe phụ. Một giọng khàn khàn đặc biệt của Hít-le vang lên. Ríp-ben-trốp liền báo cáo vắn tắt cuộc nói chuyện của chúng tôi. Qua giọng nói của Hít-le, tôi cảm thấy Quốc trưởng có vẻ không được hài lòng lắm với những tiếng như: “Được… nhất định rồi… đồng ý!”. Cuối cùng Hít-le dặn:

-Hãy nói cho ông Sê-len-béc không được coi thường thái độ của bà công tước và phải tìm cách tranh thủ được sự tin cậy của bà ta. Ảnh hưởng của bà ta đối với công tước không nhỏ đâu!

-Vâng, thưa Quốc trưởng, ông Sê-len-béc sẽ đi Ma-đrit ngay bằng chuyến máy bay đặc biệt!

-Được.-Hít-le nói-giao cho ông ta mọi quyền lực cần thiết. Nói với Sê-len-béc rằng tôi hoàn toàn tin cậy ông ta.

Ríp-ben-trốp vội đứng dậy, người hơi cúi về phía trước và nói:

-Xin cảm ơn Quốc trưởng. Cho phép tôi được kết thúc ở đây ạ.

Tôi hỏi Ríp-ben-trốp làm thế nào để thực hiện việc gửi báo cáo của tôi về qua đường ngoại giao. Sau đó chúng tôi trao đổi với nhau các thủ tục về hộ chiếu, giấy tờ cũng như vai hoá trang v.v…

Tôi trở về gặp Hây-đrích. Ông ta tiếp tôi với vẻ lạnh nhạt:

-Ríp-ben-trốp thường sử dụng người của chúng ta mỗi khi hắn nảy ra một ý nghĩ nào đó. Ông thực là một con bài có giá trị có thể tôi bị mất ông về việc này đấy. Tôi cũng không thể có ý kiến gì về việc này nữa. Mỗi khi Quốc trưởng đã có ý định trong đầu thì có trời mà ngăn nổi. Còn Ríp-ben-trốp là con người tồi tệ nhất trong số các cố vấn của ngài. Ông hãy chuẩn bị cho thật chu đáo trước khi bước vào cuộc đụng đầu trực tiếp với kẻ thù. Tôi không muốn ông đi một mình. Hãy chọn lấy hai người tin cậy, có kinh nghiệm và nói được tiếng Anh. Ít ra ông cũng có được một sự bảo vệ tối thiểu nào đấy. Nếu tôi là người cầm đầu cơ quan phản gián Anh, chuyến này tôi sẽ thanh toán món nợ với ông đấy!
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:34:47 am »

Ngày hôm sau, tôi chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho chuyến đi công tác; chọn những tài liệu cần thiết và chỉ định hai người giúp việc có năng lực, đồng thời tạm giao lại những việc cần hoàn thành trong lúc tôi đi vắng. Lát sau, Ríp-ben-trốp gọi điện thoại đến với giọng ôn tồn:

-Nếu có thể xin mời ông đến chỗ tôi, có việc chúng ta phải bàn với nhau đấy.

Nhưng khi gặp, ông ta cũng chỉ hỏi có một việc là chuẩn bị xong chưa, có cần thêm tiền không? Ríp-ben-trốp còn hỏi tôi đã vạch xong kế hoạch chưa? Thấy tôi trả lời có vẻ tiêu cực, ông ta nhấn mạnh phải tuyệt đối giữ bí mật việc này. Quốc trưởng tin tưởng hoàn toàn là nó sẽ được thực hiện một cách chính xác, đúng với dự kiến. Dặn dò lần chót là một phương pháp riêng của Ríp-ben-trốp. Tôi cáo từ ra về sau hứa hẹn với ông ta.


Sáng hôm sau chúng tôi bay về hướng Ly-ông và Mác-xây dừng chân tại Bác-xơ-lon rồi tiếp tục đi Ma-đrít. Không khí ngột ngạt của cái nóng như đè nặng lên chuyến đi. Những tảng đất đá màu nâu trần trụi trên các dãy núi Tây Ban Nha gợi lên hình ảnh hoang vắng giống như trên cung trăng của chị Hằng.


Máy bay lượn một vòng rộng trên thành phố Ma-đrít cổ kính rồi nhẹ nhàng hạ cánh. Thoạt đầu, tôi đến ở trong một khách sạn dành cho các quan chức người Đức, rồi đến đăng ký chính thức tại một khách sạn khác, sau cùng chuyển đến một ngôi nhà riêng và chính thức ở lại đây. Tắm rửa thay quần áo sạch sẽ, cảm thấy khoan khoái dễ chịu, tôi liền đến sứ quán Đức yêu cầu được gặp ngài đại sứ Vông Sto-re. Tôi nói tóm tắt nhiệm vụ của mình và cảm thấy ông ta cũng chỉ hiểu lờ mờ những điều tôi trình bày. Qua câu chuyện giữa hai người, tôi biết rằng các tin tức mà Béc-lin căn cứ vào đó để quyết định hành động đều bắt nguồn từ Vông Sto-re. Ông ta có những quan hệ đặc biệt với công tước Uyn-so thông qua một số người trong giới thượng lưu quý tộc ở Ma-đrít.


Ngược lại, công tước cũng có một số bạn bè thân thiết trong giới thượng lưu, quý tộc là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở đây.

Một buổi tối, trong cuộc gặp có tính chất xã giao với những nhà quý tộc, công tước nói với họ những bất bình của mình về việc người ta thường xuyên giám sát ông. Công tước còn cho biết, hiện nay ông đã suy nghĩ, cân nhắc và không muốn sang nhận chức thống đốc ở mảnh đất của những người dân vùng Béc-muýt-đơ. Trong cuộc trao đổi, công tước nói rằng ông sẵn sàng ở lại nước Tây Ban Nha để tránh mọi công việc, được sống với vợ và không muốn bị ai quấy rầy. Vì vậy, người ta đã mời công tước tham dự vào một cuộc săn bắn, ông đã nhận lời mặc dù ngày, giờ mở đầu mùa săn bắn đó chưa được ấn định chính thức.


Vông Sto-re bảo đảm với tôi, ông ta sẽ cố gắng cho biết sớm những tin có liên quan đến địa điểm và ngày giờ cụ thể của cuộc săn bắn ấy. Vông Sto-re còn hứa sẽ giới thiệu tôi với giới thượng lưu Tây Ban Nha để tạo cho tôi một vai hợp pháp trong nhiệm vụ sắp tới. Sto-re còn cho biết nơi gặp công tước có thể là một địa điểm gần biên giới Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vấn đề hiện nay là chờ xem ý kiến công tước quyết định ra sao.


Ma-đrít là một trung tâm hoạt động của cơ quan tình báo Đức. Ngoài một cán bộ phụ trách công tác tình báo và một người phụ trách phản gián, bộ phận tuỳ viên quân sự của Vông Sto-re có từ 70-100 cán bộ sống và làm việc trong những ngôi nhà riêng của sứ quán. Tại đây, chúng tôi có một trung tâm nghe trộm điện đài lớn, có trạm giải mã khoá, có một đài khí tượng và một trạm phụ ở Bồ Đào Nha liên hệ với đảo Ca-na-ri ở Bắc Phi và với các hoạt động của tàu ngầm Đức trong vịnh Bít-scây thuộc miền đông Địa Trung Hải.


Trạm trung tâm ở Ma-đrít còn phụ trách giám sát eo biển Gi-bran-ta, nó giữ một vai trò quan trọng nhưng cũng trở thành một mối giày vò ghê gớm cho chúng, vì trong tình hình ở Đức xấu đi thì đồng minh đã từng bước tăng sức ép, đẩy lùi ảnh hưởng của Đức ở Tây Ban Nha. Tuy vậy chúng tôi đã cố gắng duy trì hoạt động của trạm này cho đến năm 1945.


Thông qua những lần gặp gỡ, tiếp xúc trong giới ngoại giao Tây Ban Nha, dần dần tôi đã nắm được danh sách các nhân viên tình báo Anh-Mỹ. Giới ngoại giao Tây Ban Nha còn giúp chúng tôi khá đắc lực trong nhiệm vụ tôi được giao.


Một buổi sáng, tôi và hai bảo vệ đến sứ quán gặp viên trợ lý cảnh sát. Người ta cho biết, ông là một sĩ quan có năng lực và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài nhiệm vụ quan hệ trao đổi tình hình với lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha, ông còn làm cả nhiệm vụ của cơ quan mật vụ. Sau khi báo cáo cho tôi biết về quan hệ lâu nay giữa sứ quán Đức với cảnh sát Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cùng các quan hệ khác giữa sứ quán với cơ quan hải quan, cơ quan lãnh sự Tây Ban Nha, tôi quyết định cho ông ta biết nhiệm vụ thật của mình. Chúng tôi đã thảo luận kỹ với nhau về các vấn đề hợp tác đồng thời lựa chọn những người Tây Ban Nha làm cơ sở hoạt động. Tất nhiên tôi hứa với họ sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của Tây Ban Nha và có thể dựa hẳn vào họ nhưng cũng quyết định là không để họ biết được nhiệm vụ cụ thể của mình.


Tiếp đó, tôi đến gặp đại sứ Vông Sto-re và làm việc với nhau đến tận nửa đêm. Ông ta cho tôi biết khá tỉ mỉ về mối quan hệ Đức-Tây Ban Nha, chúng tôi cũng trao đổi cả về lĩnh vực quân sự. Trong câu chuyện, có lúc Vông Sto-re phàn nàn với tôi về “Tổ chức ngoại biên” (một tổ chức của Đảng Quốc xã hoạt động ở ngoài nước) thường cung cấp cho ông những tin thiếu chính xác.


Tôi nói cho ông ta biết trong tình hình cơ quan tình báo chính trị còn thiếu sự chỉ huy thống nhất, đang trong tình trạng lộn xộn thì việc hợp nhất các tổ chức tình báo là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi cũng trao đổi với nhau về những bất đồng ý kiến giữa những người đứng đầu các tổ chức quốc xã như Hây-đrich với Ca-na-ri, giữa Hây-đrich với Bôn-lơ, người cầm đầu “Tổ chức ngoại biên”. Tôi đã nhấn mạnh đến sự bất đồng lớn giữa Him-le với Ríp-ben-trốp về chính sách của Đức tại Ru-ma-ni.


Vông Sto-re phát biểu ý kiến của ông ta về đường lối chính sách của Đức ở Tây Ban Nha và đề nghị khi tôi quay trở lại Béc-lin thì chuyển giúp ý kiến của ông ta tới Bộ trưởng Ngoại giao.


Từ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh với Pháp, Béc-lin đã thường xuyên gây áp lực để lôi kéo Tây Ban Nha vào cuộc chiến và đứng về phía Đức. Điều này ai cũng đã thấy rõ. Nước Đức chỉ biết vì lợi ích riêng của mình. Nó chứng tỏ nhận thức chính trị của người Tây Ban Nha lúc bấy giờ chưa thực sự sắc bén trước tình hình của đất nước mình. Trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, họ đã nhận được ở nước Đức một hậu thuẫn rất lớn, đặc biệt là Phrăng-cô đã tỏ ra vô cùng biết ơn chúng tôi. Sau cuộc nội chiến, một vấn đề chính được đặt ra ở Tây Ban Nha là phải giải quyết nền kinh tế đã bị đảo lộn. Nước Đức đã giúp họ một phần cơ sở vật chất để cân bằng tình trạng khó khăn này. Vì vậy, Vông Sto-re đã chiếm được cảm tình của những người đứng đầu Nhà nước Tây Ban Nha. Tuy nhiên, bên cạnh đó một vài bất đồng cũng nảy sinh do Ríp-ben-trốp gây áp lực ép Tây Ban Nha gia nhập khối các nước châu Âu. Béc-lin cho rằng làm như vậy là cần thiết để thực hiện được cương lĩnh của mình. Ngược lại, Tây Ban Nha không muốn gia nhập khối này. Về mặt địa lý và quá trình lịch sử, Tây Ban Nha chỉ muốn giữ vai trò làm chiếc cầu nối liền châu Âu với châu Phi mà thôi. Nhưng nếu Đức có khả năng thoả mãn sự viện trợ về vật chất cho Tây Ban Nha thì Phrăng-cô sẵn sàng từ bỏ việc từ chối gia nhập khối này. Người Tây Ban có những ấn tượng sâu sắc trước các thắng lợi về quân sự của nước Đức, nhưng giới thạo tin ở đây cho rằng chiến tranh có thể sẽ kéo dài ngoài dự đoán của những người cầm đầu nước Đức. Điều kiện để tiên đoán cho thắng lợi cuối cùng là tiêu diệt nước Anh đã không đạt được. Ý đồ của Hít-le nhằm cô lập nước Anh về mặt chính trị chỉ còn dựa vào một điểm là dùng áp lực quân sự. Trên mặt trận ngoại giao, nước Đức cũng chưa đạt được thắng lợi to lớn nào ngay cả việc liên minh với nhân dân các nước bị chiếm đóng. Ý định thiết lập một châu Âu mới cho đến nay vãn đang là ảo tưởng. Trong cuộc nói chuyện với tôi, mục đích của Vông Sto-re thật rõ ràng. Ông ta muốn thông qua tôi để phòng ngừa một sự lạc quan tếu của Béc-lin trong việc lôi kéo Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến tranh.


Chúng tôi đã trao đổi với nhau về nhiệm vụ tôi được giao. Tôi cho rằng mọi việc đều tuỳ thuộc vào công tước. Tôi không tán thành việc sử dụng vũ lực trừ trường hợp phải chống lại hành động bất ngờ của cơ quan phản gián Anh.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:35:46 am »

Hôm sau, trong bữa ăn trưa với một công tác viên người Tây Ban Nha, người này đã hứa sẽ giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trở ngại có thể xảy ra ở biên giới.

Trong khi chờ đợi, tôi không nhận được tin gì từ Lít-sbon cả. Hình như công tước Uyn-so cũng không thể hiện sự sốt sắng tham gia vào cuộc săn bắn như trước nữa. Tôi cho rằng có lẽ câu chuyện này chỉ dựa vào những lời gợi ý bâng quơ có tính chất xã giao và chẳng có trọng lượng và giá trị nào đáng kể. Tốt hơn hết có lẽ nên đi sang Lít-sbon để nắm được nhiều tin và dư luận cụ thể tại chỗ.


Để thực hiện ý định trên, tôi mua chiếc xe du lịch kiểu Mỹ, giống chiếc xe có tốc độ lớn của cơ quan mật vụ để đi sang Bồ Đào Nha. Nhờ bạn bè và cơ sở, tôi được một quan chức Bồ Đào Nha thu xếp cho ở cùng một gia đình người Do Thái gốc Hà Lan di cư ở Lít-sbon. Tuy vậy, tôi cũng đến thăm anh bạn Nhật Bản cơ sở cũ của tôi trong dịp đi công tác ở Đa-ca. Anh đã tiếp tôi hết sức nhiệt tình. Tôi yêu cầu anh ta cho biết địa chỉ chính xác hiện nay của công tước Uyn-so, số nhà, các tầng có người ở, số người phục vụ công tước và cả những biện pháp bảo vệ ông ta.


Không có một biểu hiện phản ứng nào trước các yêu cầu của tôi, anh bạn Nhật Bản nhận trách nhiệm bằng một nụ cười khiêm tốn lịch sự thường ngày, và nói

-Ép buộc một người bạn, không có nhiệm vụ nào nặng nề hơn đấy, thưa ngài!

Tối hôm đó, tôi đi dạo một vòng quanh thành phố, sau đó trèo lên một quả đồi cao, nơi có trụ sở cơ quan đại sứ quán Đức. Nhìn qua cửa sổ, có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh tuyệt đẹp của cửa sông Ta-giơ và cảng của nó. Đại sứ Vông Huy-en đã được báo trước việc tôi đến chơi nên ông tiếp một cách thân mật. Phần nào ngạc nhiên trước quyền hạn tôi được giao nhưng đại sứ vẫn báo cáo những việc ông đã thực hiện theo yêu cầu của tôi. Tôi cho ông biết nhiệm vụ của tôi được giao và kết luận thành thực rằng nhiệm vụ đó khó có thể đạt được kết quả. Nhưng dù sao tôi vẫn phải tìm cách thực hiện vì khi Quốc trưởng đã quyết định thì không cần bàn cãi nữa. Tôi đề nghị đại sứ thu thập tin giúp tôi đánh giá đúng đắn về thái độ thực của công tước. Vông Huy-en cho biết, ông nghe nói công tước không hài lòng về cách người ta đối xử với công tước và mọi việc xảy ra thường do bọn ngồi lê mách lẻo xúi bẩy. Đối với công tước, những việc này thật hết sức kỳ quặc!


Sau khi trao đổi về cách liên lạc của tôi với Béc-lin, chúng tôi nói chuyện với nhau về tình hình ở Bồ Đào Nha. Người ta cho rằng đến một lúc nào đó, Anh và Mỹ sẽ dùng Bồ Đào Nha làm đầu cầu để xâm lược vùng Địa Trung Hải, nhất là để tấn công đánh chiếm châu Phi. Bồ Đào Nha hiện vẫn còn những biến động lớn mặc dù Xa-la-da đã áp dụng một số biện pháp kiên quyết để ổn định nền kinh tế. Cũng không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của Liên Xô ở những thành phố lớn như Lít-sbon. Tuy lực lượng vũ trang Bồ Đào Nha được tăng cường nhưng chưa có thể trở thành nhân tố quyết định, trừ việc họ đã chú ý phòng thủ, bảo vệ một số mục tiêu ở bờ biển. Ở Bồ Đào Nha, lực lượng cảnh sát, an ninh làm việc có phương pháp khoa học và họ xây dựng được một mạng lưới thông tin có cơ sở rộng khắp. Cả Anh lẫn Đức đều muốn tranh giành ảnh hưởng đối với lực lượng cảnh sát Bồ Đào Nha.


Khi đã tin tưởng tôi, Vông Huy-en mới thổ lộ rằng ông ta bớt lo sợ khi thấy tôi không gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ Đức-Bồ Đào Nha. Sau đó, chúng tôi nhắc lại câu chuyện xảy ra ở Văng-lô. Đại sứ cho biết, ông có nhận được những tin lý thú, đáng tin cậy về câu chuyện này.


Cả Anh lẫn Pháp hiện vẫn còn tin vào sự tồn tại về một âm mưu nghiêm trọng trong lực lượng vũ trang Đức. Điều đó đã ảnh hưởng đến chính sách của họ. Điều nực cười là, chính phủ Pháp đã tuyên bố một cách lố bịch rằng, do có sự chống đối trong nội bộ chế độ quốc xã, nên nước Đức vẫn không nhận thấy đấy là kẻ thù vô cùng nguy hiểm của họ.


Hôm sau, tôi lại đến thăm anh bạn người Nhật Bản có tổ chức riêng của mình nên anh ta đã nhanh chóng thu được những kết quả không ngờ. Đưa cho tôi xem một sơ đồ tỉ mỉ về ngôi nhà, kèm theo số người làm việc ở đó, kể cả số nhân viên bảo vệ của cơ quan cảnh sát Bồ Đào Nha, anh bạn Nhật Bản còn cho biết số lượng các nhân viên an ninh của Anh ở đây và cuối cùng là những tin về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trong ngôi nhà này.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:36:58 am »

Buổi tối, tôi làm việc khá lâu với một cơ sở người Bồ Đào Nha. Thông qua câu chuyện, biết anh ta khó khăn về kinh tế, tôi đã trả công và thưởng cho một báo cáo của anh ta về tình hình trong giới quan chức cao cấp Bồ Đào Nha. Người Anh có ảnh hưởng lớn ở Bồ Đào Nha vì họ đã có một quan hệ truyền thống lâu đời.


Ở đây, ảnh hưởng của họ hơn hẳn chúng tôi. Tại những nơi quân Đức chiếm đóng, tình hình còn hơn thế nữa. Nhờ những tin thu thập được và sự chi tiêu rộng rãi nên tôi đã triển khai được các hoạt động bí mật một cách nhanh chóng. Chỉ hai ngày sau, một mạng lưới thông tin, cơ sở đã được bố trí xung quanh ngôi nhà của công tước Uyn-so. Người của tôi đã thay thế các nhân viên bảo vệ Bồ Đào Nha và đã cài được cơ sở vào đám người phục vụ cho công tước. Năm ngày sau, tôi đã biết được những việc diễn ra trong ngôi nhà này. Người bạn Nhật Bản làm việc chu đáo, có hiệu quả nên đã cung cấp cho tôi nhiều tin khác nhau trong xã hội Bồ Đào Nha. Chỉ một tuần lễ, tôi đã có một bức tranh toàn cảnh về tình hình của đất nước này.


Công tước Uyn-so ngày càng tỏ ra không muốn tham gia vào cuộc săn bắn. Ngài có vẻ buồn rầu vì sự giám sát chặt chẽ của cơ quan an ninh Anh. Sự bổ nhiệm công tước sang làm thống đốc ở vùng Béc-muýt-đơ không làm cho ngài vui thích mà trái lại, công tước muốn ở lại châu Âu. Nhưng ngài cùng không tỏ ra muốn sống ở một nước trung lập hoặc ở một nước đối phương của Anh. Theo tin của tôi, một hôm công tước phát biểu trong cuộc họp mặt với những người Bồ Đào Nha rằng công tước thích sống ở bất kỳ một nước châu Âu nào còn hơn là đi sang với người dân Béc-muýt-đơ.


Tuy nhiên, các cơ sở của tôi cho rằng có thể dùng tình cảm kích động làm công tước tăng thêm lòng ác cảm của ngài với số nhân viên mật vụ. Vì thế, tôi có thể đóng giả một quan chức cao cấp của cơ quan cảnh sát Bồ Đào Nha đến báo cho công tước biết là theo yêu cầu của cơ quan tình báo Anh, cảnh sát Bồ Đào Nha sẽ tăng cường số lượng nhân viên để bảo vệ cho công tước. Nhưng người Bồ Đào Nha hay giữ ý nên không muốn biến việc này thành một nguyên nhân chính.


Đêm hôm đó, tôi tổ chức ném đá vào cửa kính toà biệt thự của công tước để tạo ra một cuộc điều tra đối với những người trong nhà. Việc này sẽ gây ra một tâm lý lo sợ, một sự rung động nào đó. Tôi còn cho tung tin trong đám gia nhân rằng câu chuyện xảy ra là do cơ quan tình báo Anh tiến hành để thúc công tước phải đi nhận nhiệm vụ ở nơi họ đã định-nghĩa là sang ở với những người Béc-muýt-đơ.


Bốn hôm sau, người ta đem đến cho công tước một bó hoa kèm theo mảnh giấy nhỏ với nội dung: “Xin ngài hãy chú ý đề phòng bộ máy cơ quan mật vụ Anh. Ký tên: Một người Bồ Đào Nha có cảm tình với Ngài!”. Tất nhiên những cái này chẳng có gì quan trọng, nhưng nó góp phần tạo ra bầu không khí nghi ngờ và bực bội cho công tước. Tôi buộc phải hành động như vậy, vì Béc-lin luôn luôn đòi phải báo cáo và cần phải thêm thắt câu chuyện này vào các báo cáo gửi về.


Một tuần sau, anh bạn Nhật Bản đến khuyên tôi phải hết sức thận trọng vì cơ quan mật vụ Anh đã đánh hơi thấy có chuyện gì đây. Thật ra, tôi cũng cảm thấy như bị hai nhân viên phản gián Anh theo dõi. Tôi phải tìm cách đánh lạc hướng họ. (Năm 1945, khi bị cơ quan tình báo Anh hỏi cung, tôi mới biết rằng lúc đó họ vẫn không biết gì về kế hoạch trong những ngày tôi sang công tác ở Bồ Đào Nha).


Béc-lin ngày càng tỏ ra lạnh nhạt trước các ý kiến đề xuất của tôi. Bỗng nửa tháng sau, tôi nhận được bức điện của Ríp-ben-trốp nói rằng: “Quốc trưởng ra lệnh phải tổ chức ngay một cuộc bắt cóc!”. Thật là một đòn hết sức bất ngờ đối với tôi! Công tước đang có những quan điểm giống với quan điểm của những người lãnh đạo nước Đức. Nếu tổ chức bắt cóc ông ta thì thật là điên rồ. Làm thế nào bây giờ? Tôi đoán chỉ có Ríp-ben-trốp đã nêu ra ý kiến này và biến nó thành mệnh lệnh của Quốc trưởng. Ông ta đã nhận định, đánh giá tình hình bằng quan điểm hoàn toàn sai lầm của mình. Hơn nữa, có thể ông ta còn làm giả các báo cáo của tôi để thuyết phục Hít-le phê chuẩn quyết định ngu ngốc này.


Đại sức Vông Huy-en cũng buồn rầu chẳng kém gì tôi. Tôi cũng nói cho ông biết là có ý định không thi hành mệnh lệnh này. Tối hôm đó, tôi đưa vấn đề ra bàn với anh bạn người Nhật Bản. Qua cách xử sự, tôi nhận thất anh ta có vẻ coi thường tôi. Im lặng một lát, anh ta mới nói:

-Mệnh lệnh là mệnh lệnh, nó phải được chấp hành! Thực hiện mệnh lệnh này cũng chẳng có gì khó khăn cả. Ngài sẽ được giúp đỡ và ủng hộ nếu cần. Sự hỗ trợ và yếu tố bất ngờ sẽ tạo ra thuận lợi! Ngừng một lát, anh ta nói tiếp:

-Quốc trưởng của ngài hiểu rõ vì sao phải nắm cho được công tước Uyn-so. Ngài có tin tôi không? Phải tìm cách thực hiện mệnh lệnh này như thế nào chứ? Làm sao mà có thể lẩn tránh được nhiệm vụ này? Hay ngài muốn bị giáng chức?


Tôi ngạc nhiên và lòng tự trọng cảm thấy bị tổn thương, nhưng anh bạn Nhật Bản đã nêu ra điều cần thiết và nhắc nhở đến nhiệm vụ. Tôi đành nói cho anh biết rằng Hít-le ra quyết định ấy là dựa trên các tin tức giả.

Khoát nhẹ cánh tay, anh ta nói:

-Việc ngài giải quyết thế nào với Quốc trưởng là việc của ngài, không phải việc của tôi. Đừng bỏ phí thì giờ! Thử xem bây giờ ngài làm thế nào để lẩn tránh được mệnh lệnh này? Nhưng đừng để mất thể diện của mình. Phải làm sao để người ta thấy rằng hành động của ngài hình như bị cản trở không thể thực hiện được. Điều này tôi không thể giúp ngài được vì tôi không có trách nhiệm bảo vệ cho công tước, nhưng phải tìm cách tăng cường nhân viên bảo vệ đến mức nào đó để loại trừ mọi ý đồ sử dụng bảo lực. Nếu có thể, ngài hãy tố cáo một quan chức cảnh sát cao cấp Bồ Đào Nha rằng ngài nghi ngờ ông ta cộng tác với cơ quan tình báo Anh. Như vậy trong tay ngài sẽ có một lợi thế, tất nhiên nó cũng chẳng nhằm vào ai. Và nếu công tước nổi nóng, không tự chủ được thì những lời khiển trách của công tước sẽ đổ lên đầu cơ quan tình báo Anh.


Sau khi bàn bạc kỹ với nhau, tôi tạm chia tay anh bạn Nhật Bản ra về. Màn đêm thật mênh mông và tĩnh mịch. Bầu trời đầy sao. Tôi vẫn không tìm đâu ra sự yên ổn trong hoàn cảnh quá gay go này và cũng không thể thăm dò thái độ của hai nhân viên mà Hây-đrich cử đi bảo vệ cho tôi.


Sau đó, tôi cùng ăn cơm tối với một cơ sở người Bồ Đào Nha trong một quán rượu nhỏ. Bối rối và nôn nóng, tôi nói thẳng vấn đề để thăm dò phản ứng của người đó:

-Đêm nay tôi định dùng vũ lực để buộc công tước vượt biên giới, ông nghĩ sao? Ông cần bao nhiêu người để hoàn thành việc này?

Họ sẽ cùng phải đi ra nước ngoài đấy. Ông thử tính xem, ông cần bao nhiêu tiền?
Nghe tôi nói, người đó giật nảy người nhìn tôi vẻ lo sợ:

-Chết, tôi không dám làm việc này đâu. Chuyện chết người đấy ngài ạ. Việc đó quả là khó khăn, không phải ở đây mà là ở biên giới… Vừa nói ông ta vừa cầm dao vạch những hình lộn xộn trên tấm khăn trải bàn. Im lặng một lát, ông ta nói giọng kiên quyết:

-Không! Tôi không thể giúp ngài nếu ngài dùng vũ lực đối với công tước! Việc này không thể giữ kín được. Uy tín của nước Đức cũng khó mà bảo toàn. Mặt khác, mệnh lệnh không nói gì đến vợ công tước. Ngài nói đúng, có lẽ có bàn tay của Ríp-ben-trốp sau sự việc này. Ta hãy thử phân tích xem, nếu ngài khẳng địng rằng ngài phải thi hành mệnh lệnh này, tất nhiên tôi sẽ không gây khó khăn cho ngài, song tôi cũng không thể giúp gì hơn cho ngài đâu!


Tôi nói hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông ta. Lập tức thái độ người này bình tĩnh trở lại. Ông ta bàn với tôi làm thế nào để tránh khói phải thi hành mệnh lệnh này.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:37:50 am »

Ngay sáng hôm sau, ông ta tăng cường thêm 20 cảnh sát Bồ Đào Nha vào việc bảo vệ công tước. Trước hiện tượng này lập tức cơ quan tình báo Anh cũng tăng cường các biện pháp an ninh của họ.


Lợi dụng tình hình trên, tôi báo cáo về Béc-lin để xin chỉ thị. Những ngày sau, tôi sống trong tâm trạng chờ đợi lo lắng. Cuối cùng tôi đã nhận được bức điện với mấy dòng cụt lủn như sau: “Ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này!”.

Nội dung bức điện tuy làm tôi khó chịu nhưng rõ ràng Béc-lin đã phải quan tâm đến việc này.

Trong khi đó, ngày công tước phải rời Lít-sbon đi nhận nhiệm vụ ở vùng Béc-muýt-đơ đã tới gần. Viên sĩ quan cao cấp cơ quan tình báo Anh là Oan-tơ Mân-cơ-tơn đã từ Luân-đôn sang và giục công tước không nên chậm trễ.


Để chứng minh thêm lập luận của mình trong một báo cáo gửi về Béc-lin, tôi dẫn chứng một nguồn tin nói rằng có một viên sĩ quan cảnh sát (chúng tôi biết rõ anh ta cộng tác với cơ quan mật vụ Anh) cho biết: gần đây, mật vụ Anh đang tăng cường sức ép với công tước. Họ biết công tước muốn ở lại châu Âu nên buộc công tước phải thực hiện theo ý đồ của họ. Để đe doạ nếu công tước có ý định chạy trốn, cơ quan tình báo Anh bày trò gài bom nổ chậm trên chiếc tàu biển dành cho công tước. Quả bom được cho nổ vài giờ trước lúc công tước xuống tàu đi Béc-muýt-đơ. Tất nhiên tai nạn sẽ không xảy đến với công tước nhưng sự việc khủng khiếp này làm cho cảnh sát Bồ Đào Nha hết sức lo ngại buộc phải tăng cường các biện pháp an ninh và do vậy tôi không còn khả năng tổ chức cuộc bắt cóc Uyn-so được nữa.


Ngày công tước lên đường, từ tầng cao ngôi nhà khách của sứ quán Đức tôi nhìn qua ống nhòm. Chiếc tàu từ từ tiến vào cảng làm tôi có cảm giác như giơ tay ra là với được nó. ĐÚng giờ, công tước và vợ cùng bước lên boong. Tôi nhận ra trong đám dông có mặt cả Mân-cơ-tơn. Những cánh tay giơ lên vẫy chào công tước như làm cho không khí xung quanh dường như cũng lay động theo. Trước cảnh tượng ấy, một số cảnh sát Bồ Đào Nha cũng cố leo lên tàu thăm hỏi công tước. Cuối cùng, con tàu nhổ neo, từ từ quay mũi tiến ra cửa sông Ta-giơ rộng lớn! Tôi lững thững quay trở về nhà. Thế là một chương nữa đã kết thúc. Chỉ còn lại vấn đề là họ sẽ tiếp đón tôi như thế nào ở Béc-lin. Nếu tôi được phép báo cáo thẳng lên Hít-le thì sự việc có lẽ đã trôi chảy. Nhưng Ríp-ben-trốp lại là người có trách nhiệm theo dõi việc này nên điều đáng buồn đang đến với tôi. Chiều hôm đó tôi thảo bức điện gửi về Béc-lin báo cáo kết quả cuối cùng.


Hôm sau, tôi tạm biệt bạn bè, rời Lít-sbon đi Ma-đrít bằng xe hơi, từ đó tôi đáp máy bay về Béc-lin. Về tới Đức tôi viết báo cáo toàn bộ diễn biến của sự việc và đến gặp Ríp-ben-trốp. Ông ta đã tiếp tôi với vẻ lạnh nhạt và kênh kiệu, chứng tỏ ông ta không hài lòng. Tuy nhiên, Ríp-ben-trốp vẫn nói với tôi, giọng từ tốn:

-Ông cứ báo cáo đi!

Tôi bình rĩnh trình bày lại mọi việc ăn khớp với các báo cáo đã gửi về trước đó. Nghe nói xong, Ríp-ben-trốp im lặng, cặp mắt ông ta nhìn vào khoảng không gian trước mặt, vẻ mơ hồ. Lát sau, ông ta nói, giọng chán nản, rời rạc:

-Quốc trưởng đã nghiên cứu kỹ bức điện cuối cùng của ông. Ngài uỷ nhiệm tôi nói lại với ông rằng mặc dù ngài chán ngán về kết quả của vụ đó song ngài cũng tán thành các quyết định của ông vừa qua.

Nghe vậy, người tôi vô cùng nhẹ nhõn. Phải thừa nhận là lúc đó tôi rất biết ơn và cảm phục cách cư xử sự của Quốc trưởng. Còn Ríp-ben-trốp thì đúng như người ta nói, sau đó ông ta chuyển ngay sau một chủ đề khác. Trong hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi trao đổi rời rạc với nhau về tình hình ở Tây Ban Nha. Tôi đã lựa lời nói lại quan điểm của Vông Sto-re, đại sứ Đức ở Tây Ban Nha, song Ríp-ben-trốp đã cắt ngang lời tôi bằng một giọng châm biếm:

-Rất tiếc là ông đã không lôi ông ta ra khỏi sự mê muội. Chúng tôi hiểu rõ tình hình không đơn giản. Tốt nhất là cứ để ông ta nằm đấy!

Tôi vội chặn ngay:

-Vâng, đúng thế. Nhưng làm thay đổi ngay nhận thức và thái độ của một người chỉ qua có một lần tiếp xúc không phải là chuyện dễ. Cũng không thể gây ảnh hưởng của mình với người đó khi nhận thức của họ xuất phát từ tình hình thực tiễn ở đất nước đó.


Ríp-ben-trốp không muốn nghe tôi nói tiếp. Một lần nữa, tôi cảm thấy ông ta có vẻ lẩn tránh khi phải trao đổi vấn đề này. Ríp-ben-trốp thuộc loại người đặc biệt. Tôi có ấn tượng là hình như việc gì ông ta cũng tỏ ra đã biết. Ông ta luôn luôn làm ra vẻ nghiêm nghị trong cách nói năng, nhìn nhận các vấn đề, và có đặc điểm là khi kết thúc câu chuyện  thì hay cười. Cử chỉ đó làm cho mọi người có ấn tượng là ông ta biết che giấu bộ mặt thực của mình. Tôi tự hỏi, cái gì đang ẩn náu đằng sau con người này? Hoàn toàn không thể gây ảnh hưởng, tác động hoặc thuyết phục ông ta bằng những lập luận biên chứng. Đôi khi người ta đã thử làm điều đó và họ đều cảm thấy ngay rằng ông ta không muốn nghe họ nói. Phải chăng điều này dẫn ông ta đến một tình trạng bất an, luôn lo sợ không báo cáo được quan điểm và cương vị của mình? Tôi nghĩ, chẳng bao giờ tôi có thể xây dựng được mối quan hệ bạn bè với con người này.


Buổi chiều, tôi đến báo cáo với Hây-đrích. Ông ta im lặng ngòi nghe tôi nói, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Lát sau ông mới nói:

-Một công vụ quá rời rạc, phân tán. Tôi yêu cầu ông đừng quá say mê vết chân của Ríp-ben-trốp. Tôi đã nghĩ rằng ông không muốn nhận nhiệm vụ này. Có lẽ ngay từ đầu ông đã dự đoán sự việc sẽ kết thúc ra sao. Phải nói rằng ông đã thoát được một âm mưu quỷ quyệt rồi đấy.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:38:45 am »

CHƯƠNG 11
ÂM MƯU GIỮA BA LAN VỚI NHẬT BẢN


Mùa hè năm 1940, một trường hợp khá lý thú đã xảy ra. Một hôm, tôi nhận được từ phòng phản gián Đức ở Vác-xô-vi bức điện có nội dung như sau: “Y3, một cơ sở tin cậy của ta báo cáo: hôm nay hoặc ngày mai, một giao thông viên của Phong trào kháng chiến Ba Lan sẽ rời Vác-xô-vi đi Béc-lin. Có thể anh ta sẽ đáp chuyến tàu nhanh vào nửa đêm. Chưa phát hiện tên hoặc mật danh của anh ta. Không có địa chỉ của nơi đón và cũng không biết thực chất nội dung tài liệu anh ta đem theo”.


Nguồn tin thật quá mong manh. Nếu giao thông viên ấy lên đường vào đêm nay thì không còn thời gian để hành động nữa. Tuy vậy tôi vẫn báo cho Vác-xô-vi cố gắng khai thác thêm tin tức về Y3, nhưng cần hết sức thận trọng, không để họ cảnh giác. Sau đó tôi gọi đội trưởng đội cơ động đặc biệt đến bàn việc. Trước tiên vấn đề đặt ra là phải sàng lọc tất cả các hành khách khả nghi trên chuyến tàu nhanh từ Vác-xô-vi đến Béc-lin. Theo kinh nghiệm của đội cđb thì ít ra phải bắt giữ khoảng 8 người khả nghi nhất. Dọc đường và các ga quan trọng như Béc-lin, nhân viên SS được bố trí giám sát, theo dõi, và phát hiện những người có nghi vấn. Sự may rủi đôi khi cũng góp phần quan trọng chẳng kém gì người có tài. Đội trưởng đội cơ động là người có năng lực. Đêm hôm đó anh ta cùng các đội viên của mình lọc ra được 6 người đi trên chuyến tàu có nhiều nghi vấn là nhân viên giao thông của tổ chức Phong trào kháng chiến Ba Lan. Viên đội trưởng đã thông báo cho đội theo dõi ở ga Béc-lin biết để phối hợp công tác. Thời gian tuy gấp, nhưng do được tập luyện thường xuyên, có sự chuẩn bị sẵn sàng, chúng tôi vẫn bố trí được việc giám sát 6 hành khách khả nghi kia.


Tôi cũng nhận được báo cáo của đội trưởng đội cơ động đặc biệt về kết quả soát xét khoảng 500 hộ chiếu của các hành khách đi trên chuyến tàu đêm hôm đó ngay từ khi họ qua cửa khẩu! Trong số 6 người, có một người tên là Nép rất khả nghi vì có giấy tờ không hợp lệ. Anh ta khai là người Ba Lan. Song các “chuyên gia ngôn ngữ” của đội cơ động cho rằng anh ta lại có những đặc điểm phát âm giống người Bạch Nga. Thái độ, cử chỉ của anh ta đôi lúc tỏ ra ngập ngừng, do dự làm cho các chuyên gia về tội phạm học đặt những dấu hỏi. Khi hỏi anh ta đi đâu, lúc đầu Nép khai đến Phrăng-phuốc bên bờ sông Ô-đe, nhưng sau lại nói là đi Béc-lin. Trong chuyến đi này, anh ta định gặp gỡ viên đại diện công ty Mít-sui ở Béc-lin. (Công ty Mít-sui lúc đó là một hãng buôn lớn của Nhật tại Béc-lin). Chúng tôi đã đưa Nép về một địa điểm để khai thác và khám xét nhưng không phát hiện được gì. Kiểm tra các giấy tờ tuỳ thân bằng tia hồng ngoại cũng không thấy có hiện tượng dùng mực bí mật.


Nép về nhà mình cùng một người đi trên chuyến tàu hôm đó có tên là K. Giấy tờ của K. hoàn toàn hợp lệ và người này tỏ ra bình tĩnh. K. khai sang Béc-lin để trao đổi tình hình với hãng buôn Nhật Bản trên đây. Trong cặp anh ta chỉ toàn thư từ, tài liệu buôn bán, tuyệt nhiên không có gì nghi ngờ nên ban đầu chúng tôi không đưa K. vào diện nghi vấn và tổ chức khám xét.


Đội trưởng đội cơ động đề nghị chúng tôi cho theo dõi hai người này. Ông ta nói:

-Xin ngài hãy cứ tin vào kinh nghiệm của tôi. Nép vẫn còn một số điểm khả nghi, còn K. thì có quan hệ với anh ta. Tôi đã kiểm soát tất cả các hành khách đi trên tàu, nhưng vẫn có linh cảm đối với hai người này.

Trưa hôm đó, tôi nhận được báo cáo với nội dung “Nép đã tách khỏi người bạn đường của anh ta và đến một khách sạn gần ga Béc-lin. Còn K. thì tới Béc-lin-Xte-gơ-lít và đã vào một ngôi nhà nhỏ ba gian…”.


Qua công tác điều tra, thấy 4 người còn lại không có gì đáng nghi ngờ, ngay tối đó tôi đã gạt họ ra khỏi diện nghi vấn. Tuy vậy, tôi vẫn bố trí người theo dõi, bám sát họ trong ba ngày sau. Lúc này kết quả điều tra cho biết các địa chỉ do Nép và K. khai ở Vác-xô-vi đều không đúng.


Ngôi nhà nhỏ ở Béc-lin-Xte-gơ-lít không phải do K. đứng ra thuê. Công ty bảo hiểm cho biết một tin khá lý thú: nhà đó do một nhân viên sứ quán Mãn Châu ở Béc-lin thuê. Cuộc giám sát được tăng cường nhưng Nép và K. không hoạt động gì, cũng không thấy họ gọi điện thoại cho bất cứ ai. Nhưng rồi cùng với lúc K. phải cho Nép ra tiếp xúc với bên ngoài. Không tời khỏi ngôi nhà nên K. chỉ còn cách gọi điện thoại cho Nép yêu cầu Nép tới gặp anh ta. Hiện tượng này được phát hiện sau 3 ngày theo dõi. Nép chỉ ở trong ngôi nhà của K. nửa giờ đồng hồ, sau đó trở về khách sạn gọi điện thoại đến sứ quán Mãn Châu yêu cầu sứ quán cử người đến gặp anh ta. Ai đó ở sứ quán trả lời:

-Tốt nhất anh hãy đến gặp Ni-côn ở Chi-e-gác-ten vào ngày kia. Có thể nói chuyện ở chiếc ghế nào đó.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:39:35 am »

Sáng hôm sau Nép lại mò đến ngôi nhà của K. Vẫn không thấy K. ra khỏi nhà. Anh ta nằm lỳ ở đó như con chuột đồng. Buổi tối có một phụ nữ đến gặp Nép ở khách sạn. Sáng hôm sau, tôi nhận được báo cáo cho biết người phụ nữ đó là người Ba Lan mang họ chiếu Mãn Châu, nhân viên nấu ăn của sứ quán Mãn Châu. Nguồn tin này do cơ sở của chúng tôi là gác cổng ở sứ quán cung cấp. Đó là một thanh niên ở Béc-lin. Cơ sở còn cho biết, sứ quán Mãn Châu có tất cả 6 người Ba Lan mang quốc tịch Mãn Châu. Thông qua Bộ Ngoại giao và phòng ngoại kiều sở cảnh sát thành phố, chúng tôi biết 3 trong số 6 người Ba Lan này được hưởng quyền ưu tiên miễn trừ về ngoại giao, nhưng không tìm đâu ra người nào có tên là Ni-côn cả. Chắc đây là mật danh của một người nào đó. Phải nhanh chóng quyết định ngay! Nên bắt họ hay cứ để theo dõi? Thật là một vấn đề nan giải. Dĩ nhiên nếu bắt giữ họ thì phải bắt tại Chi-e-gác-ten. Nhưng ai sẽ đến gặp Nép hoặc K. lần này? Một người Ba Lan mang hộ chiếu Mãn Châu hay một trong ba người có quyền ưu tiên miễn trừ ngoại giao? Có thể là một công nhân Mãn Châu hay có thể là một người Nhật Bản?


Tôi không thể chờ những tin mơ hồ từ Vác-xô-vi gửi về được nữa. Ở đây những con người nhe Nép và K. đều hoàn toàn xa lạ nên chưa hình thành được một sự móc nối nào. Tuy nhiên có điều chắc chắn rằng: Phong trào kháng chiến Ba Lan đã có sự hợp tác với sứ quán Mãn Châu, nói một cách khác là hợp tác với người Nhật Bản hoặc cộng tác với cơ quan tình báo Nhật Bản. Đêm hôm đó, tôi dành khá nhiều thời gian và có thể tạm kết luận như sau: Y3 đã báo cho chúng tôi về chuyến di chuyển của một giao thông viên, chúng tôi đã lần ra dấu vết của hai đối tượng nghi vấn nhưng chưa phát hiện được ai là giao thông viên vì Y3 báo chỉ có một người. Căn cứ vào nhận xét của tôi thì Nép chỉ đóng vai phụ. Vậy thì K. phải là giao thông viên. Một giao thông viên có thể chuyển tin bằng văn bản hoặc bằng miệng. Do việc khám xét người có thân phận ngoại giao là điều khó thực hiện nên, nếu K. mang tài liệu viết đến nơi hẹn gặp Chi-e-gác-ten thì phải bắt giữ vào lúc họ chuyển giao tài liệu cho nhau thì mới thu được chứng cứ. Nhưng nếu họ trao đổi tin cho nhau trực tiếp bằng miệng thì người của tôi đành phải tìm cách nghe cho được.


Ngay đêm đó, tôi liên lạc với công ty công viên ở Béc-lin và những người bảo vệ vườn hoa Chi-e-gác-ten. Sáng sớm hôm sau người của cơ quan chúng tôi mặc quần áo bảo hộ lao động và mang theo các dụng cụ làm vườn đến làm việc ở Chi-e-gác-ten. Không một ai nhận ra họ. Họ được lệnh bắt giữ ai đến vườn hoa để trao tài liệu cho nhau. Nếu đối tượng trao đổi bằng miệng thì tuỳ trường hợp cụ thể, sau khi nghe được nội dung mà có hành động quyết định.


Đúng 10 giờ sáng, K. đi xe tắc-xi tới. Đến nơi, K. thận trọng quan sát kỹ rồi lững thững đi theo một con đường trong vườn hoa dài khoảng 200m rồi bước vòng trở lại. Sau khi đi đi lại lại hai lần thì một người đến gặp K. Sau mấy lời chào hỏi, K. lấy trong túi ra một gói nhỏ bọc giấy trắng đưa cho người kia. Lập tức cả hai đều bị bắt! Hai mươi phút sau. Nép cũng bị bắt và hai giờ sau thì đến lượt người phụ nữ nấu bếp của sứ quán Mãn Châu. Tôi đã bất chấp quyền ưu tiên miễn trừ ngoại giao của họ, nếu để chậm chút nữa có thể sẽ dẫn đến sai lầm. Tuy vậy, ngay sau đó tôi đã thông báo cho thứ trưởng Bộ Ngoại giao là Luy-le biết rõ sự việc này.


Chúng tôi nêu giả thuyết: trung tâm mạng tình báo này đặt ở Vác-xô-vi, còn Béc-lin chỉ là nơi để gặp gỡ, tiếp xúc. Ý định của tôi là phải thông qua các cuộc hỏi cung mà phát hiện cho được tổ chức của họ ở Vác-xô-vi.


Đúng như đã nhận định, Nép chỉ là một nhân vật phụ. Đánh gục anh ta chẳng khó khăn gì lắm nhưng lại không có tài liệu, chứng cớ gì gọi là quả tang. Hơn nữa anh ta cũng chẳng biết gì nhiều. Nép chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cho giao thông viên-một trong những nhân vật chủ chốt của Phong trào kháng chiến Ba Lan ở Vác-xô-vi với một nhóm người U-cơ-ren. Anh ta nói tiếng Nga thạo hơn tiếng Ba Lan. Chính nhóm người U-cơ-ren đó là nhóm chúng tôi có cảm tình: nhóm của Men-nhích. Trái lại, K. thì hoàn toàn khác: là người Ba Lan chính cống, anh ta có cái bình tĩnh của người Sla-vơ, sự bình tĩnh khó có cách nào làm anh ta nao núng. Đó là một người theo phái chủ nghĩa dân tộc cuồng tín. Vì vậy, cuộc thẩm vấn của chúng tôi không đưa lại kết quả gì.


Tài liệu trong gói nhỏ có nội dung vô cùng quan trọng. Đó là một chiếc bàn chải quần áo còn mới, cỡ trung bình, phía trên làm bằng bạc và một hộp thuốc đánh răng còn nguyên. Nắp lưng chiếc bàn chải có thể tháo rời, phía trong giấu một ống nhỏ đựng mi-crô-phim. Trong ống thuốc đánh răng còn có các cuộn mi-crô-phim khác, cộng tất cả là 10 cuộn. Khi đưa phóng to thì đó là 3 tập báo cáo. Báo cáo thứ nhất nói về tình hình chính trị chung ở Ba Lan, cả vùng quân Đức chiếm đóng lẫn vùng người Nga chiếm giữ. Tất nhiên, tình hình ở những nơi này là tồi tệ. Báo cáo có đoạn viết bằng tiếng Pháp, có đoạn viết bằng tiếng Anh, nhưng nhìn chung là tiếng Ba Lan. Phần cuối của báo cáo phân tích những thiếu sót về mặt tâm lý của hai cường quốc đang chiếm đóng Ba Lan. Đoạn này viết rất tốt sắp xếp khá mạch lạc. Báo cáo thể hiện một quan điểm khách quan, không phải quan điểm hẹp hòi theo chủ nghĩa dân tộc. Nó phải do một cơ quan tình báo có tổ chức chặt chẽ viết nên. Báo cáo còn nêu ra những hoạt động chống đối của lực lượng kháng chiến Ba Lan đồng thời cũng nói lên khả năng của những người lãnh đạo tổ chức này. Nó đề cập đến phương pháp nhằm củng cố, tăng cường tổ chức này. Ngoài ra nó cũng đề cập đến sự viện trợ về tài chính của cơ quan tình báo các nước. Tài liệu này còn cho thấy, người Nhật Bản đã lợi dụng tổ chức này xây dựng mạng lưới cơ sở của họ ở khắp Ba Lan.


Báo cáo thứ hai còn gây ấn tượng mạnh hơn nữa. Nó vạch ra tầm quan trọng và địa điểm đóng quân của lực lượng vũ trang Đức. Các số liệu nêu lên trong báo cáo khá chính xác. Khi tôi chuyển tài liệu này tới Bộ Tổng tham mưu thì các sĩ quan Đức hết sức ngạc nhiên về các số liệu đó, chính xác đến cả những chi tiết nhỏ nhất. Trong báo cáo có nói đến các kế hoạch và biện pháp đang nằm trong dự kiến. Những tin tức này chắc chắn không thể thu thập được bằng cách quan sát mà phải bắt nguồn từ trong hàng ngũ sĩ quan Đức. Người phụ nữ Ba Lan chắc cũng có phần đóng góp tích cực trong việc này.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2011, 11:40:44 am »

Sang ngày thứ hai, nhân viên thẩm vấn báo cáo:

-Thưa ngài, tôi không thể nào khai thác được gì ở K. Thằng này có cái đầu hết sức ngu xuẩn. Xin phép cho tôi được thẳng tay với nó.

-Lạc đề rồi anh bạn ạ!-Tôi đáp-Điều đó chỉ chứng minh rằng bản lĩnh của anh hết sức xoàng. Không phải cứ xử lý bằng hình thức nặng nề hơn là nó đã khai ra đâu. Hãy trả cái phương pháp tàn bạo ấy cho ngài Muy-le và người của ông ta. Tôi không muốn đưa nó ra áp dụng ở đây. Tự tôi sẽ làm việc với ông K. Hãy gọi một phiên dịch chưa hề làm việc lần nào với K. đến đây. Tôi sẽ cho anh biết kết quả xét hỏi của tôi như thế nào.


Ông K.! Phải gọi ông ta như vậy mới đúng. Chính K. đã làm cho tôi phải hết sức chú ý. Chúng tôi có đủ chứng cớ buộc tội và đưa ông ra toà. Nhưng cái đó chẳng làm cho tình hình ở Ba Lan tốt hơn lên. Họ dẫn ông ta đến buồng làm việc của tôi. Đó là một người to cao vạm vỡ, khoẻ mạnh và khá đẹp trai. Hành động và cử chỉ của ông ta chứng minh đó là một sĩ quan Ba Lan. Biết mình đang nói chuyện với ai, ông ta tỏ thái độ cư xử với tôi khác hẳn thái độ khi đối xử với người hỏi cung khác. Đó không chỉ là một hành động tế nhị mà là một thực tế. Ông ta đã xử sự với tôi như những sĩ quan với nhau. Tôi tự giới thiệu cương vị và yêu cầu ông ta đặt mình vào vị trí này để suy nghĩ.

-Ông nên hiểu tình thế của ông hiện nay-Tôi nói-Chứng cớ để tố cáo ông có khá nhiều. Chúng ta đang có chiến tranh với nhau và chúng tôi có thể kết ông vào tội hoạt động gián điệp. Tôi nghĩ rằng, ngay từ đầu chắc ông đã nghĩ đến điều này. Tôi muốn ông nói về tổ chức của ông. Những lời ông khai ra, tôi hứa sẽ không sử dụng nó để gây tác hại cho bạn bè, đồng đội của ông. Chắc ông cũng hiểu rằng, nếu ông cứ giữ thái độ im lặng mãi, chắc là chúng ta chẳng có thể đi xa hơn được. Tôi cho rằng một giao thông viên như ông mà để chậm trễ nhiều ngày thì điều đó cũng đủ để Phong trào kháng chiến của ông hiểu rằng họ đang lâm vào tình trạng nguy hiểm, và do đó họ đã có đủ thời gian và thông minh để tổ chức các biện pháp bảo vệ cần thiết.


K. hiểu rõ ý nói, nhất là điểm cuối cùng. Ông ta đã tới chậm 4 ngày. Tại Vác-xô-vi, các biện pháp bảo vệ đã được tiến hành ngay từ ngày thứ hai do sự đến chậm của K.

Dựa vào kết quả hỏi cung, tôi bố trí thả ông ra, nhưng K. yêu cầu được gặp tôi ít phút. Thực tế ít phút đó đã kéo dài tới hàng giờ. Tôi nói rõ cho K. biết về số phận đất nước Ba Lan, về một cộng đồng châu Âu, song các vấn đề trên đây không gây được ấn tượng nào với ông ta. K. thừa nhận những tư tưởng sâu xa đã dẫn ông đến với một thứ chủ nghĩa hoài nghi và sự bi quan, thiếu tin tưởng. Ngay từ đầu ông ta đã từ chối không khai báo gì về cái trung tâm kháng chiến ở Vác-xô-vi. Nhưng sau ít phút nói chuyện với tôi, ông ta ngày càng cởi mở. Phải nhận rằng sự thay đổi thái độ một cách nhanh chóng như vậy đã làm cho tôi khó hiểu. Sau này, hỏi ông ta về thái độ này, K. nói:

-Có lẽ có một mối quan hệ chung giữa ông và tôi. Có thể vì chúng ta cùng làm một nhiệm vụ giống nhau chăng?

Cuối cuộc nói chuyện, tôi hứa với K. sẽ làm hết sức để giúp đỡ ông ta. Nếu như K. không ưa người Đức, coi họ như những người đến áp bức nhân dân Ba Lan thì ông ta còn căm ghét người Nga hơn nhiều. K. nói sẽ cộng tác với chúng tôi để chống Liên Xô. Thực tế ông ta đã làm đúng lời hứa của ông với chúng tôi đến tận năm 1945. Sau đó tôi không rõ số phận của ông ta ra sao.

Qua các buổi xét hỏi và những lần gặp gỡ K. có thể tóm tắt lại như sau:

Cơ quan tình báo Nhật Bản đã biết rõ tổ chức và phương pháp công tác của các lực lượng kháng chiến Ba Lan ngay từ khi tổ chức này bắt đầu hoạt động. Hạt nhân nòng cốt của lực lượng kháng chiến không phải là các đơn vị vũ trang Ba Lan mà là những trung tâm có tổ chức chặt chẽ, nghiêm ngặt, có một cơ quan tình báo mạnh. Vì vậy Nhật Bản quyết định giúp cho phong trào này những khoản viện trợ về tài chính. Vì làm như vậy sẽ có lợi cho cơ quan tình báo  Nhật Bản. Hơn nữa, người Nhật thường sử dụng tổ chức tình báo của nước sở tại để hoạt động. Ba Lan là một môi trường có nhiều thuận lợi cho các hoạt động của tình báo Nhật Bản. Tại đây, họ có thẻ theo dõi xem xét cả hai đối thủ của họ là tình báo Đức và tình báo Liên Xô. Vì vậy, họ đã cấp tiền cho người Ba Lan, giúp đỡ cả về tổ chức, huấn luyện. Nhất là huấn luyện các giao thông viên và về kỹ thuật hoạt động tình báo. Họ còn tìm cách thay đổi quốc tịch, cung cấp cho các nhân viên tình báo Ba Lan hộ chiếu ngoại giao và chứng minh thư.


Tổng hành dinh Phong trào kháng chiến Ba Lan tổ chức ra cơ quan tình báo chính trị và quân sự của họ tại Vác-xô-vi và xây dựng được một phòng thí nghiệm khá tốt do giáo sư Pi-ô-dép-ski, một thành viên của trường Đại học kỹ thuật Vác-xô-vi điều khiển. Khi K. đến chậm hai ngày, lập tức trung tâm này cải tổ và di chuyển đi nơi khác. Các dấu vết này được xoá kỹ đến nỗi chúng tôi không tìm đâu ra giáo sư Pi-ô-dép-ski nữa. Có lẽ người Nhật đã chuyển sang Thuỵ Điển hoặc Nam Mỹ. Cơ quan tình báo Nhật Bản có những trung tâm hoạt động mạnh ở Ben-grát ở Vi-si và Stốc-khôm. Còn Béc-lin chỉ là nơi trao đổi, gặp gỡ của các giao thông viên. K. đã tiến hành 4, 5 chuyến công tác giữa Béc-lin và Vác-xô-vi. Lần này K. có trách nhiệm chuyển một tài liệu quan trọng hơn nhiều so với các lần trước.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM