Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:01:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên trùm phát xít Đức thú nhận  (Đọc 60621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 01:01:22 pm »

Tác giả: Sêlenbéc
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 1984
Số hoá: canaris


LỜI GIỚI THIỆU

Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai do phát xít Đức gây ra đã gieo một thảm họa lớn cho nhân loại. Mặc dù chúng đã bị trừng phạt và chịu những thất bại thảm hại, song những tội ác đẫm máu do chúng gây nên sẽ vĩnh viễn đọng lại trong ký ức loài người.


Để gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo đó, bọn phát xít đã huy động toàn bộ khả năng vật chất và tinh thần của nước Đức, lập ra bộ máy chiến tranh khổng lồ hòng đè bẹp và dập tắt mọi cuộc chiến đấu tự vệ để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia của nhân dân các nước bị chúng thôn tính và nô dịch. Một trong những công cụ đắc lực phục vụ cho mưu đồ bá chủ hoàn cầu của Hít-le là cơ quan mật vụ Đức và trong số những tên đầu sỏ chỉ huy cơ quan mật vụ này có tên tướng Sê-len-béc.


Sê-len-béc sinh ra vừa trong bốn tuổi thì cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
Chiến tranh và những cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-xã hội diễn ra sau này ở nước Đức bại trận đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống vật chất, tư tưởng của gia đình Sê-len-béc cũng như chính bản thân y.


Khi Hít-le lên nắm chính quyền, thành lập chế độ quốc xa thì Sê-len-béc cũng đến tuổi trưởng thành. Y đã tự nguyện trở thành Cục trưởng Cục tình báo chính trị. Y được những tên trùm phát xít nưh Hít-le, Hây-drich, Him-le hết sức tin cẩn, giao cho nhiều trọng trách, thực hiện nhiều nhiệm vụ bí mật. Y trở thành nhân vật quan trọng trong bộ máy điều khiển cuộc chiến tranh xâm lược.


Ở cương vị chóp bu của cơ quan mật vụ, Sê-len-béc biết rất nhiều và rất rõ những ý đồ của bọn trùm phát xít trong hoạt động chia rẽ làm suy yếu sức mạnh, gây thiệt hại lớn cho các nước thuộc khối đồng minh chống phát xít. Y đã đề ra các âm mưu và hoạt động tội ác như việc dùng một số phần tử đầu hàng, phản bội trong tù binh Ba Lan tiến công quân Đức để tạo cớ xâm lược Ba Lan. Ngay từ những ngày đầu ào ạt tiến công vào một số nước Châu Âu, y đã cùng bọn trùm phát xít tính toán âm mưu liên hết với Anh, Mỹ, Pháp, thực hiện kế hoạch lâu dài chống Cộng sản mà mũi nhọn là công kích và tiêu diệt Liên Xô.


Sê-len-béc, một phần tử phát xít đã tỏ ra rất mực trung thành với bọn trùm quốc xã. Y xông xáo, thực hiện nhiều kế hoạch táo bạo, tổ chức và chỉ huy các màng lưới điệp viên của Đức ở nhiều nước, lôi kéo một số chính phủ vào quỹ đạo “trung lập” với phe đồng mình hoặc giúp Đức chống Liên Xô.


Không chỉ điều hành riêng màng lưới điệp viên Đức, y còn sử dụng bọn cảnh sát, mật vụ của các chính phủ bù nhìn do phát xít Đức lập nên ở những vùng chúng chiếm đóng. Y còn tổ chức trao đổi tin tình báo giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ để chống Liên Xô, dùng địa bàn một số nước để đặt các trạm chuyển tin, thu tin phục vụ cho việc nắm tình hình của cơ quan mật vụ. Hoạt động của mật vụ Đức trải ra một địa bàn khá rộng từ các nước Trung Âu qua Tây Âu, từ Thuỵ Sĩ qua Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Y cũng đóng góp một cách tích cực vào kế hoạch lập một châu Âu mới-thực chất là một châu Âu nằm trong vòng tay phát xít, phụ thuộc vào nước Đức quốc xã. Chính y đã đưa ra nhiều chủ trương và trực tiếp tiếp hành nhiều cuộc cải tổ về tổ chức, kể cả tổ chức tình báo có tính chất quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động tình báo nhằm tăng cường hiệu lực của cơ quan mật vụ Đức.


Vì hoạt động có tính chất đặc biệt nguy hiểm, nên tội ác của Se-len-béc không phải là trực tiếp đầu độc, ám sát, giết người cướp của, đốt nhà thông thường mà với cương vị của mình, y là tên tham mưu đắc lực cho bọn chỉ huy phát xít đề ra các chủ trương đẩy mạnh, mở rộng và kéo dài cuộc chiến tranh tàn sát nhân loại với những tội ác vô cùng ghê tởm. Vì vậy, chính y cũng là tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ!


Sau khi phát xít Đức bị Đồng minh-mà chủ yếu là Liên Xô đánh cho tan tác và buộc phải đầu hàng không điều kiện, Hít-le đã tự sát còn Sê-len-béc đã bị bắt và phải thú nhận những tội lỗi do y và đồng bọn gây nên.


Trong hồi ký của Sê-len-béc cũng nêu ra một số bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền phát xít, tranh giành nhau ảnh hưởng và địa vị, nói lên một phần những cá tính điển hình của Hít-le, Gơ-rinh, Him-le, Hây-drich, Muy-le, đưa ra những sự kiện làm bằng chứng để phân tích, nhận xét theo cách nhìn của y.


Chúng tôi lưu ý các bạn khi đọc cuốn sách này do Sê-len-béc là một tên tội phạm chiến tranh có lập trường quán điểm rất phản động nên trong quá trình nhận tội và sau đó viết sách y không thẻ và không dám phản ánh hết sự thực, có những việc y có thể thêm bớt, thổi phồng hay bóp méo, xuyên tạc, y cũng có thể đề cao cá nhân, tỏ ra là một con người “nhân đạo” luôn thương yêu che chở đồng bọn khi bị Hít-le xử phạt, cứu những người Do Thái bị bắt, kể lể về thắng lợi của mật vụ Đức do chính y chỉ đạo đối với tình báo Liên Xô, về sự tích cực không mệt mỏi không quản nguy hiểm của y mong cứu nước Đức quốc xã khỏi bại trận. Cũng chính vì thế trong quá trình biên tập sách này, chúng tôi đã bỏ đi một số câu, đoạn xét không cần thiết.


Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng phát xít (1945-1985), cho tái bản cuốn sách “Tên trùm mật vụ phát xít Đức thú nhận”1 (Tên sách do Nhà xuất đặt) do chính Sê-len-béc viết bằng tiếng Đức, được dịch qua bản tiếng Pháp, chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc một tài liệu tham khảo về hoạt động của một tổ chức tình báo khét tiếng tàn ác và nham hiểm của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai, qua đó mà khẳng định thêm tội ác, nâng cao ý chí căm thù với những kẻ chỉ vì mưu đồ bá chủ hoàn cầu ngông cuồng ích kỷ đã đưa thế giới vào vực thẳm chiến tranh, tàn sát nhân loại.


Chủ nghĩa phát xít tuy đã thất bại thảm hại, nhưng vẫn còn kẻ đang tiếp tục lao theo vết xe đổ của Hít-le, Mút-sô-li-ni, tiếp tục thực hiện mưu đồ bành trướng bá quyền hoặc luôn muốn đóng vai sen đầm quốc tế. Đó là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế đang tiếp tục quấy rối, âm mưu gây bạo loạn và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh ngày càng câu kết chặt chẽ với đế quốc Mỹ đang ráo riết tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống phá cách mạng Việt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương.


Vì vậy tiếp tục nâng cao cảnh giác, đấu tranh kiên quyết và bền bỉ với các hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý, chống chiến tranh phá hoại nhiều mựt, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế nhất là đối với hai nước Campuchia và Lào anh em.


NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 01:03:00 pm »

CHƯƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH MỘT ĐẢNG VIÊN QUỐC XÃ


Tôi sinh năm 1910 vào lứa tuổi đã có thể biết được những nỗi kinh hoàng xảy ra trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Gia đình tôi sống ở vùng Sa-rơ Brúc cho đến năm tôi lên 7 tuổi. Ở đây lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là bị máy bay oanh tạc. Đó là lúc máy bay Pháp tới ném bom thành phố. Mùa đông năm ấy thật khắc nghiệt: đói, rét và sự nghèo khó cho đến nay vẫn hằn sâu trong trí óc tôi.


Năm 1918, nước Đức thua trận. Quân Pháp chiếm đóng hạt Sa-rơ. Lúc đó cha tôi làm nghề đóng đàn dương cầm, gia đình lúc này lâm vào cảnh túng thiếu, cuộc sống hết sức cực nhọc. Tình trạng đó kéo dài cho đến năm 1923. Vì quá khốn quẫn, cha tôi phải chuyển cả gia đình sang Luxembourg, nơi có chi nhánh bán đàn của cha tôi.


Tuy còn bé nhưng sớm được tiếp xúc với thế giới bên ngoài-ở bên kia biên giới Đức-tôi có điều kiện tìm hiểu các nước phương Tấy, nhất là người Pháp và xứ sở của họ.

Sống trong một gia đình đông con, tôi và sáu anh chị được mẹ chăm sóc và giáo dục theo đạo Thiên Chúa. Ngay từ buổi đầu, ảnh hưởng của sự giáo dục đã tác động mạnh đến bản thân tôi, mặt khác do nghề nghiệp, cha tôi lại có những quan điểm triết lý hết sức phóng túng, ảnh hưởng phần nào đến sự suy nghĩ của tôi sau này.


Học xong trung học, tôi xin vào trường Cải huấn nền thể dục thực hành để chuẩn bị thi vào Đại học Tổng hợp: một trường có bộ môn ngôn ngữ gắn chặt với khoa học xã hội. Ở đây, giáo sư sử học là người đã có tác động đáng kể đến quá trình phát triển nhận thức của tôi. Ông đã vạch cho tôi thấy những luồng tư tưởng và nền văn hóa nảy sinh trong thời kỳ Phục hưng. Mối quan hệ giữa các quốc gia và dân tộc, những luồng tư tưởng, và nên kinh tề lúc đó làm tôi hết sức say mê, thích thú.


Nơi gia đình tôi ở nằm giữa hạt Sa-rơ nước Luxembourg, địa thế đó cũng góp phần làm cho tôi quan tâm hơn đến những vấn đề trên, nhất là đường lối chính sách đối ngoại. Mùa hè năm 1929, tôi vào trường Đại học Bonn. Hai năm đầu tôi học ngành y, sau đó theo lời khuyên của cha tôi, hơn nữa cùng với sở thích của bản thân, tôi xin chuyển sang học luật, một ngành sau này sẽ giúp tôi có những cơ sở kiến thức vững chắc trong cả lĩnh vực thương mại cũng như trong công tác của các quan đối ngoại.


Thật ra, lúc đầu tôi định gia nhập hội sinh viên đạo Thiên Chúa nhưng do cha tôi gợi ý, tôi lại nộp đơn vào một trong những tổ chức mà hội viên của nó chỉ dựa vào sức mạnh để hành động theo một luật lệ danh dự.


Lúc này, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nước Đức. Sự khốn đốn cùng cực đã đến với mọi gia đình. Do nguồn tài chính của gia đình ngày càng trở nên bấp bênh buộc tôi phải xin trợ cấp của chính phủ để tiếp tục theo học. Tốt nghiệp rồi mà tình hình kinh tế gia đình không sáng sủa hơn bao nhiêu. Các sinh viên ở Đức, ở Anh và Pháp… đều phải qua thời kỳ tập sự trước khi có thể kiếm được việc làm chắc chắn. Nhà nước còn phải cấp học bổng cho các sinh viên này vì vậy tôi vẫn được hưởng một định xuất.


Mùa xuân năm 1933, Hitler lên cầm quyền. Để dễ nhận được một khoản trợ cấp, luật sư đỡ đầu khuyên tôi nên gia nhập Đảng Quốc xã hoặc một tổ chức nào đó của đảng như cơ quan SA hoặc SS. Khi còn ở trường Đại học Tổng hợp, tôi ít quan tâm đến các vấn đề chính trị hoặc thời sự, nhưng không phải không biết đến tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng xã hội. Chỉ riêng ở Đức đã có tới sáu triệu người thất nghiệp mà cũng chẳng thấy có sự viện trợ giúp đỡ nào của nước ngoài cho những người dân của chế độ cộng hoà Vây-ma.


Sau khi Đảng Quốc xã lên cầm quyền, theo kinh nghiệm của nhiều nước khác mọi người đều cho rằng nhờ động lực của chế độ mới, đảng này có thể giải quyết được những tồn tại của nước Đức. Do kinh tế gia đình gặp khó khăn, tôi buộc phải xin gia nhập Đảng Quốc xã. Thật ra, khó có thể khẳng định rằng việc tôi quyết định như vậy là đã làm trái với lòng mình.


Lẽ dĩ nhiên, muốn làm giảm được những bất công, những tệ nạn xã hội trong số các quốc gia bị ràng buộc bởi hiệp ước Versailles thì phải có một cương lĩnh cứng rắn làm cho đất nước có một nền pháp chế công bằng và chính trực. Đó là điều hết sức cần thiết.


Tôi cảm thấy hình như nước Đức đã giành được quyền lợi này cho nhân dân, điều mà nước Pháp phải đấu tranh liên tục và lâu dài mới có.

Hàng vạn người Đức với đủ mọi khuynh hướng chính trị, động cơ và lý do khác nhau, đã hăng hái gia nhập Phong trào quốc xã. Giống như nhiều người, tôi cho rằng Hitler là một nhà chính trị có đầu óc thực tiễn, lên cầm quyền chắc ông ta sẽ xoá bỏ những gì là cực đoan, không phù hợp với cương lĩnh của ông ta, chẳng hạn như biện pháp bài Do Thái. Có thể đó là điều trước đây ông ta dùng để tranh thủ sự ủng hộ của một số người có đồng quan điểm, song không thể là một nguyên tắc hoạt động của một chính phủ mới lên cầm quyền.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 01:03:56 pm »

Những thanh niên gia nhập đảng (Quốc xã) đều buộc phải hoạt động trong một tổ chức của đảng. Cơ quan SS được coi là tổ chức “ưu tú” nhất. Bộ quân phục màu đen trông lịch sự và đẹp mắt đã thu hút khá nhiều bạn bè của tôi gia nhập tổ chức này. Trong các đơn vị SS, có nhiều người thuộc giới “thượng lưu”-lớp người có nhiều quyền hành và được xã hội kính nể. Họ khác với những nhân viên SA thường tỏ ra huyên náo, ầm ĩ một cách thô bỉ khi họ la cà trong các quán bia, Số này bị coi như những kẻ cuồng tín, tàn bạo, những kẻ quá khích trong Phong trào quốc xã. Ở cái tuổi 23, tôi cũng bị uy quyền và bộ quân phục của cơ quan SS quyến rũ, do vậy nên đã thúc đẩy tôi đi đến quyết định gia nhập tổ chức này. Song thực tế không phải bao giờ cũng đẹp đẽ như điều người ta hằng mơ ước. Việc huấn luyện quân sự tiến hành thường xuyên đơn điệu và khắc khổ. Mỗi tuần ba buổi tập vào ban đêm, thứ bảy và chủ nhật lại phải thực hiện những cuộc hành quân đường dài mệt nhọc với đầy đủ trang bị trên vai. Mục đích huấn luyện nhằm làm cho các đội viên thanh niên quốc xã có sức chịu đựng dẻo dai có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ nặng nề trong tương lai. Tuy nhiên, các hoạt động gian khổ, nặng nề này đã không làm giảm bớt lòng say mê, thích thú của tôi.


Ngoài việc hành quân, luyện tập quân sự, nhân viên SS còn có thể yêu cầu các sinh viên đại học giúp cho họ học thêm một vấn đề gì đó. Tôi tìm được một việc thích hợp cho mình là tổ chức các cuộc hội thảo, thuyết trình về các chủ đề lịch sử, chủ yếu là về pháp luật của Đức trong cuộc tấn công vào giáo hội Thiên Chúa. Các buổi thuyết trình này còn dành cho cả các sinh viên và công nhân ở bên ngoài tham dự nên thường có đông người đến nghe. Trong buổi thuyết trình đầu tiên, tôi nói rõ về các biện pháp chống đạo Thiên Chúa, điều đó đã thu hút sự chú ý của người đứng đầu cơ quan an ninh SD là Reindhard Heydrich. Một buổi tối, tôi thấy có hai người mặc quân phục SS nhưng không đeo phù hiệu, cấp hiệu đến nghe. Sau buổi thuyết trình, cả hai đến gặp tôi, họ tự giới thiệu là giáo sư trường Đại học Tổng hợp Bonn: một người dạy triết học, còn người kia giảng khoa sư phạm. Họ nhận xét rằng buổi thuyết trình có nhiều kết quả và tỏ ý mong được trao đổi với tôi về nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trong các đơn vị SS.


Thông qua hai người này, lần đầu tiên tôi được nghe nói về cơ quan SD. Họ giới thiệu cơ quan này có một ban an ninh phụ trách các vấn đề ở trong nước và một ban an ninh ở nước ngoài, chịu trách nhiệm về mọi tin có liên quan trên thế giớí. Họ còn nói, trước khi gia nhập cơ quan tình báo hoạt động ở nước ngoài mọi người đều phải trải qua một thời gian học tập và tập sự ở Bộ Nội vụ. Hai giáo sư đó khuyên tôi nên tiếp tục nghề luật sư vì như thế cương vị của tôi ở cơ quan SD sẽ được tôn trọng, không có bất kỳ sự ép buộc nào vè mặt này hay mặt khác. Trong khi suy nghĩ và chờ đợi tôi hoàn toàn được tự do không phải làm bất kỳ việc gì của đơn vị SS nữa. Chẳng cần phải đắn đo, tôi đồng ý chuyển sang cơ quan SD ngay nhưng phải hoàn thành công việc cuối cùng ở đơn vị là tham gia một buổi canh gác. Chính lần này đã để lại trong đời tôi một ấn tượng khó quên.


Hôm đó là ngày 30 tháng 6 năm 1934. Đơn vị cử chúng tôi đến bảo vệ tại một khách sạn nổi tiếng: khách sạn Đre-đen tại Bát Gô-đen-sbéc. Người ta bàn tán rằng hôm nay các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng sẽ tới họp ở đây. Suốt ngày chúng tôi sống trong tâm trạng căng thẳng vì những lời đồn dại về một âm mưu chia rẽ trong đảng cùng những hậu quả của nó có thể xảy ra trong tương lai.


Tôi được phân công đứng bảo vệ ở cửa sau phòng ăn, nơi có lối đi ra sân. Từ đấy có thể phóng tầm mắy nhìn bao quát toàn cảnh thung lũng sông Ranh và những ngọn núi bao quanh. Việc chuẩn bị cho cuộc họp vừa xong đã nghe có tiếng động cơ ô tô từ xa. Chỉ một lát sau “họ” đã tới. Những quan chức cao cấp trong Phong trào quốc xã đều có mặt tại đây. Trong số họ, tôi nhận thấy có Hitler, Goebels và Gơ-rinh. Mặc dù không nghe họ nói gì, nhưng nhìn qua cửa kính thấy những cặp môi mấp máy tôi cũng đoán biết là họ đang trao đổi với nhau.


Giữa lúc ấy, nhiều đám mây đen ùn ùn kéo tới bao trùm lên khắp bầu trời của thung lũng rồi sau đó cơn giông ập đến. Những giọt nước nặng hạt rơi xuống làm tôi phải đứng sát vào cánh cửa để khỏi ướt. Chốc chốc ánh chớp lại loé lên, vạch những tia sáng nhằng nhịt trên bầu trời làm nổi lên những bóng đen mờ ảo lạ lùng. Chốc chốc Hitler lại bước tới cửa sổ nhìn cơn giông với cặp mắt mơ màng. Có thể cảm thấy có những sự kiện nghiêm trọng hết sức khó khăn đang đè nặng lên trách nhiệm của Hitler, đòi hỏi ông ta phải có những quyết định rất kiên quyết.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 01:04:49 pm »

Sau bữa ăn tối, cuộc họp lại tiếp tục, cuối cùng, bằng hành động độc đoán của mình, Hitler đã kết thúc cuộc họp bằng những quyết định của ông ta. Lát sau, Hitler cùng đoàn tùy tùng bước ra cửa vừa lúc chiếc xe Mercedes màu đen chạy đến đỗ sát chỗ Hitler đứng. Chúng tôi chạy vội ra, leo lên những xe bảo vệ. Đoàn xe chạy thẳng đến sân bay Han-đơ-la gần thành phố Bonn. Tại đây đã có một chiếc máy bay riêng chờ sẵn để đưa các thủ lĩnh Quốc xã bay về Munich.


Đó là những giây phút quyết định, mở đầu cuộc thanh trừng tướng Rô-em và phe cánh của ông trong cơ quan SA. Người ta viện lý do tướng Ro-em đã thành lập đội cận vệ riêng của ông ta và điều đó có thể gây ra mối hiểm hoạ cho đất nước! Song, đó chỉ là cái cớ để Hitler tổ chức một cuộc thanh trừng và khủng bố đẫm máu bằng lực lượng riêng của mình. Thực ra đằng sau màn kịch đó có sự giật dây của viên tổng tham mưu trưởng quân đội Đức. Ông ta đã kích động Gơ-rinh lật tẩy các con bài, nhằm loại trừ những phần tử không ăn cánh trong hàng ngũ các đảng viên quốc xã, đặc biệt là nhóm cấp tiến của Grê-go Strat-xe, một người có quan điểm xã hội trong Đảng Quốc xã. Một người khác cũng bị thanh trừng đó là tướng Slây-xe-người đứng đầu đại bản doanh quân đội Đức.


Người ta chưa thấy rõ mối quan hệ giữa Slây-xe với tướng Rô-em hoặc với Strat-xe, vì thường bao giờ ông ta cũng đứng ngoài mọi chuyện. Thế nhưng ông ta cũng bị Hitler cố ý ra lệnh thải hồi chỉ vì ông biết quá rõ những chuyện mờ ám về tiền nong mà Hitler chi dùng để ngoi lên nắm quyền hành.


Là người có tham vọng lớn, song Hitler cũng đã tìm thấy ở Himmler và Heydrich những con người có khát vọng không kém. Hai con người này luôn tìm cách nắm chắc lấy mọi cơ hội để củng cố quyền lực riêng của họ. Ngày 30 tháng 6 đánh dấu một bước tiến trog cơ cấu tổ chức quốc xã. Đó cũng là ngày quyết định sự vinh thăng của Heydrich. Chính lúc này là lúc tôi đang còn mặc bộ quân phục màu đen với phù hiệu chiếc đầu lâu “Thần chết” của tổ chức SS.


Sự tàn bạo ghê gớm mà Hitler tiến hành trong đêm đó làm cho các sĩ quan SS quốc xã-những con người cứng rắn nhất cũng phải kinh hoàng.

Thế là tôi được sớm bắt tay vào những công việc bí mật của cơ quán SD. Các tin tôi nghiên cứu đều quan trọng, có liên quan đến các vấn đề chính trị và tổ chức ở các trường Đại học, các Viện v.v… Tôi được cấp trên giao cho việc đến gặp giáo sư H.-một chuyên gia về phẫu thuật tại nhà riêng của ông ta để nhận các mệnh lệnh đựng trong những phong bì màu xanh từ văn phòng trung ương cơ quan SD tại Berlin gửi tới. Về phần mình, không bao giờ tôi nhận lại được ở cấp trên một phiếu báo nhận tài về các báo cáo do tôi viết. Tôi có cảm tưởng như đang làm việc trong bóng tối. Điều này làm tôi thấy có vẻ bí ẩn và siêu thực tế.


Tuần nào tôi cũng phải đến gặp giáo sư H. một hai lần. Mỗi lần được trao đổi với giáo sư là tôi cảm thấy vô cùng thích thú và bổ ích. Nhiều khi chúng tôi trò chuyện với nhau đến tận khuya. Giáo sư là một người có kiến thức uyên bác, hiểu biết rọng về nhiều mặt. Nhà ông có một tủ sách thật tuyệt vời: hầu hết các cuốn sách đều là những tác phẩm văn học nói về hoạt động của các cơ quan tình báo trên thế giới.


Ngoài giáo sư H. tôi còn nhận được mệnh lệnh của cấp trên từ một người có phong thái nhà buôn ở tại một khách sạn nhỏ. Tôi cũng còn liên lạc với một người đầy tài năng có cái tên gọi tắt là K.S. Trước kia, có thời kỳ ông ta là linh mục. Theo tôi, trong số ba người kể trên, có lẽ K.S. là người thông minh nhất; không bao giờ thấy ông ta yêu cầu tôi viết báo cáo mà thường chỉ nêu ra các câu hỏi để tôi trả lời. Chỉ sau khi ra về ông mới tự ghi lại những gì đã nghe báo cáo.


Ít lâu sau, giáo sư N.-người giảng khoa sư phạm ở trường Đại học Bonn đã tuyển tôi vào cơ quan SD và khuyên tôi nên về Phrăng-pho nơi đóng đại bản doanh của Tổng cục cảnh sát để thi vào ngành luật ở đây. Sự thuyên chuyển công tác trong năm 1934 đã đưa lại cho tôi một khoản thu nhập đáng kể. Ở Phrăng-pho, tôi được tham gia phá các vụ án quan trọng và lý thú. Tại đây, tôi cũng có cảm giác là mọi hành động của mình như bị một bàn tay vô hình nào đó điều khiển. Đối tượng điều tra của tôi thường các các cán bộ cao cấp trong đảng bị nghi ngờ là thiếu tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực chuyên môn của họ.


Tôi đã đi Berlin hai lần để báo cáo lên tiến sĩ Phrít-xơ, Bộ trưởng Nội vụ. Ông là người đã cấp giấy phép cho tôi đến gặp người phụ trách quận về một câu chuyện sau đây:
Hai nhân viên SS bị truy tố mỗi người 10 năm tù vì một trong hai người đã dùng búa đập chết một người Do Thái. Thế là những cuộc tranh luận đã nổ ra dữ đội giữa tiến sĩ Phrít-xơ, Bộ trưởng Nội vụ với Ghéc-gơ, Bộ trưởng Tư pháp cùng viên giám thị quận Nuremberg là Duy-li-út-xơ Strây-xe. Theo tôi, nhân viên SS kia là vô tội. Do vô tình anh ta đã cho bạn mượn chiếc búa và có biết đâu bạn anh ta đã dùng nó làm vật giết người. Một buổi tối, tôi viện lý do để đến buồng giam và tự tay tôi đã mở cửa cho anh ta trốn đi. Hành động phạm pháp này đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ của Bộ trưởng Tư pháp với viên giám thị Strây-xe.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 01:06:19 pm »

Giữa lúc gay go đó, tôi được cử sang Pháp xác minh về thái độ chính trị của một giáo sư ở trường Đại học Soóc-bon, người đã có lần tôi đề cập đến trong báo cáo.

Sau một tháng công tác ở Pháp về, tôi được cử đi học lớp đào tạo của Bộ Nội vụ tại Berlin, quân số thuộc Phòng Nhân sự của Bộ trưởng và được giới thiệu đến gặp tiến sĩ Sa-ê-phê, Cục trưởng Cục Nhân sự của cơ quan Gestapo. Người ta bảo tôi làm tờ khai theo mẫu in sẵn, thuật lại quá trình hoạt động của bản thân, các công tác đã phụ trách, nhất là những nơi đã đến nhận chỉ thị và tin. Đối với tôi, thời gian này là vô cùng quan trọng. Các quan chức cao cấp đều tỏ ra cởi mở và lịch thiệp với tôi. Ở đây, tôi lại cảm thấy như có quyền lực vô hình nào đó đang ngự trị trên mọi công việc của cái bộ mặt khổng lồ này.


Một hôm tôi được phép đến gặp Cục trưởng SS là tiến sĩ Bét-stơ, trưởng ban 1 và ban 3 của cơ quan SD. Sau đó lại đến gặp Cục trưởng Muy-le người đứng đầu ban 2 phụ trách lực lượng cảnh sát chính trị bí mật.


Tiến sĩ Bét-stơ là một quan chức cao cấp nổi tiếng về công tác quản lý hành chính. Là trưởng ban 1, tiến sĩ chịu trách nhiệm toàn bộ công tác nhân sự, hành chính, kiêm trưởng ban 3 là đơn vị làm công tác phản gián ở địa bàn nước ngoài. Ông và tôi đã trao đổi khá sôi nổi về các đơn vị nghiệp vụ phản gián, về các luật mới của cảnh sát, nhất là luật hành chính. Có lần Bét-stơ nói với tôi:

-Tôi không hiểu Heydrich nghĩ về ông như thế nào? Có lẽ đến một ngày nào đó, ông ta cũng sẽ phải nói với ông về điều ông ấy suy nghĩ về ông!

Tạm biệt tiến sĩ Bét-stơ, tôi đến gặp Muy-le, người cầm đầu cơ quan Gestapo. Sự tương phản giữa Bét-stơ với Muy-le thật rõ ràng: là người có học thức nên Bét-stơ có dáng điệu của một nhà trí thức, còn Muy-le thì tỏ ra khô khan, cục cằn. Thân hình thấp lùn nhưng mập mạp, với cái đầu “bằng”, chiếc trán dô, trông ông ta giống như một người nông dân. Cặp môi mỏng hoàn toàn không khớp với “đôi mắt nâu” ẩn dưới hàng lông mày rậm, thỉnh thoảng lại giật giật. Ông ta có đôi bàn tay với những ngón to, mập. Con người này đã bước vào con đường công danh sự nghiệp từ một nhan viên mật vụ bình thường nhưng lại có vai trò khá quan trọng. Ông ta cũng là người quyết định một phần cuộc đời tôi.


Muy-le đã bước tới những đỉnh cao của danh vọng nhưng không bao giờ ông ta quên đi những quá khứ gốc gác của bản thân trước đây. Đã có lần ông ta nói với tôi bằng một giọng hằn học nặng nề:

-Đến một lúc nào đó sẽ phải nhốt tất cả bọn trí thứ rởm xuống hầm sâu rồi tống cho chúng một quả mìn.

Những cuộc trao đổi thực tế hầu như chẳng làm cho Muy-le thay đổi được ấn tượng của ông ta. Trong tiếp xúc, mọi người thấy Muy-le chỉ nêu ra những câu hỏi khô khan, cộc lốc như hỏi cung mà không sao tạo ra được bầu không khí tự nhiên và thân mật. Kết thúc buổi đầu tiên gặp tôi, ông ta nói:

Ngài Hây-đrich rất hài lòng về các báo cáo của ông. Nếu ông được cử đến công tác ở chỗ tôi thì đó là cách làm từ trước đến nay. Thực ra, ông làm việc ở văn phòng trung ương cơ quan SD của Đảng hợp hơn là ở một cơ quan của chính phủ. Thật tiếc! Nhưng tôi sẽ tìm cách để kéo ông về cộng tác dưới quyền tôi!

Mặc dù tỏ ra thân mật khi tiễn tôi ra về, song cặp mắt và thái độ của Muy-le vẫn lạnh lùng. Tôi không hiểu điều gì làm ông ta không hài lòng với cơ quan SD.


Sự bí mật đến kỳ diệu về những ân huệ người ta dành cho tôi dần dần được sáng tỏ. Cả Bét-stơ và Muy-le đều nói rằng Heydrich rất quan tâm đến tôi. Chính người cầm đầu đầy uy quyền của cơ quan SD-cái quyền lực vô hình mà bấy lâu tôi vẫn ngờ ngợ ấy đã giúp tôi-một con tốt đen trên bàn cờ-vượt qua được cạm bẫy của tổ chức cảnh sát quần chúng bí mật.


Sáng hôm sau, tôi đến văn phòng cơ quan SD trình diện. Một sĩ quan SS, người tôi đã có dịp gặp ông ta ở Phăng-pho giới thiệu cho tôi về nhiệm vụ và mục tiêu của cơ quan SD. Đó là cơ quan tình báo quan trọng nhất của Đảng Quốc xã. Cơ quan này bao trùm lên mọi lĩnh vực hành chính, công nghiệp, văn nghệ, báo chí, cả cảnh sát và các tổ chức Đảng, nghĩa là không một tổ chức, một lĩnh vực nào thoát khỏi con mắt giám sát của nó. Cơ quan SD là cơ quan duy nhất khám phá mọi hoạt động nghi vấn của cá nhân hoặc các tổ chức có âm mưu chống lại Nhà nước quốc xã.


Nhiệm vụ nặng nề ấy đang đè nặng lên vai tiến sĩ Men-lo, người mà sau này tôi thường được làm việc với ông ta. Xuất thân trong một gia đình khá giả, trước đây Men-lo là luật sư tại một thành phố công nghiệp ở vùng Sác-xơ. Bề ngoài ông ta không có vẻ gì là trí thức. Trông ông ta xấu xí nhưng lại là một con người thông minh khác thường, cộng thêm với tài tổ chức dường như có từ bẩm sinh. Nhược điểm lớn của tiến sĩ Men-lo là thiếu quyết đoán trong hành động và ông đã để lộ sự chống đối của mình với người cầm đầu lực lượng cảnh sát Đức là tướng Heydrich ngay trong tổ chức SS. Tất nhiên, Heydrich tìm mọi cách để loại trừ địch thủ của mình. Nhiều thất bại của tiến sĩ đã chứng minh điều đó.


Chắc chắn Men-lo không phải là đảng viên quốc xã vì ông ta tỏ ra không tuyệt đối trung thành với tư tưởng của Đảng (quốc xã) điều mà mọi đảng viên của Đảng phải tuyên thệ. Sau này tôi có dịp hiểu rõ ông ta hơn. Trong một lần nói chuyện, Men-lo bảo tôi:

-Chủ nghĩa quốc xã chỉ là một trong những quá trình phát triển của lịch sử nước Đức. Nói một cách khác đơn giản thì đó chỉ là một cái biểu hiện hôm nay của một thứ chủ nghĩa duy tâm Đức. Quá trình này có thắng lợi hay không, điều đó chưa ai có thể nói trước được. Cho rằng một đế chế có thể tồn tại muôn năm là điều hết sức phi lý.


Rõ ràng Men-lo đã bác bỏ một trong những luận điểm mà Hitler tâm đắc nhất. Nhưng chính Men-lo lại là người lập ra một cơ quan giúp cho Heydrich có thể bí mật giám sát mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Đức. Những tin tình báo thu thập được từ khắp đất nước đều do các nhân viên SS, tại các quận, huyện thu thập và sàng lọc cẩn thận. Các cơ quan SS được bố trí và phân chia phù hợp với việc quản lý hành chính. Mọi cơ sở đều có những “nhân viên danh dự” làm cộng tác viên và nhân viên chỉ điểm được bố trí “nằm vùng” trong các ngành, nghề các xí nghiệp. Nói chung, đó là những con người có kinh nghiệm. Họ phụ trách các phần việc được giao và đã cung cấp được nhiều nguồn tin có giá trị. Họ đặc biệt chú ý đến những dư luận trong dân chúng, đến sự phản ứng của nhân dân đối với pháp luật và đối với những sắc lệnh do Chính phủ ban hành cùng những biện pháp của nhà cầm quyền Đức. Dựa vào những tin này, nửa tháng một lần, người ta viết báo cáo gửi lên đại bản doanh tại Berlin để các thủ lĩnh quốc xã nắm được toàn bộ tình hình một cách tỉ mỉ và chính xác.


Các cá nhân có tên trong báo cáo mật đều bị lập thẻ theo dõi và sắp xếp theo tiêu đề của từng loai đối tượng. Người ta chế tạo một kiểu bàn lớn di động, các thẻ được sắp thứ tự trên bàn và được điều khiển tự động, chỉ cần ấn nút là nó có thể đưa đến tận tay một trong  500.000 thẻ hồ sơ. Phải nói rằng, thời kỳ đó chỉ có cơ quan tình báo Đức mới tổ chức được cách làm việc hiện đại và hoàn hảo đến như vậy.


Mọi công việc của cơ quan SD do tiến sĩ Bét-stơ và Men-lo hoàn thành trước đây đã làm cơ sở sẵn cho hoạt động của Heydrich. Một con người có tính cách như Heydrich thì cả Bét-stơ và Men-lo đều lần lượt bị thải hồi khi họ vừa hoàn thành công việc. Trong khi tiến sĩ Bét-stơ bắt buộc phải làm việc cho đến năm 1940 thì Heydrich lại tố cáo Men-lo trước một toà án danh dự từ năm 1937, sau đó ông ta lại bị Heydrich thải hồi.


Từ đấy Heydrich trực tiếp theo dõi một số nước và chịu trách nhiệm báo cáo lên Hitler về sự phát triển của thế giới. Tình hình thu thập được ở vùng Viễn Đông có giá trị chủ yếu giúp cho việc đánh giá vạch ra những chính sách đối ngoại của Đức, song việc đánh giá Mỹ và các khuynh hướng chính trị ở Mỹ lại hoàn toàn sai lầm, nhưng nó vẫn được người ta trình lên Hitler.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 09:26:20 am »

CHƯƠNG 2
DƯỚI QUYỀN TƯỚNG HEYDRICH


Nhận công tác ở đại bản doanh ít lâu, tôi được gặp tướng Heydrich, người cầm đầu có thế lực của cơ quan SD. Bước vào trụ sở của Gestapo, nơi Heydrich làm việc, tôi không khỏi có những băn khoăn lo ngại vì không biết rồi đây ông ra sẽ bố trí công việc cho tôi ra sao.


Trong phòng, Heydrich đang ngồi sau chiếc bàn làm việc. Ông ta có vóc người to lớn, diện mạo hơi kỳ dị, vầng trán cao, nhưng cặp mắt lại bé nhỏ đầy vẻ tinh ranh, xảo quyệt như mắt thú rình mồi. Mũi Heydrich hơi dài nằm trên cái mồm khá rộng có đôi môi dầy cộm. Bàn tay ông ta với những ngón dài đuồn đuỗn làm người ta liên tưởng ngay tới những chân con nhện. Trông Heydrich khá đẹp trai nếu không có đôi môi dầy làm cho bộ mặt tối lại. Giọng ông ta the thé, cách diễn đạt thiếu mạch lạc, không bao giờ ông nói ngay hết câu nhưng cuối cùng vẫn diễn đạt được những ý nghĩ của mình.


Cuộc gặp đầu tiên giữa Heydrich và tôi diễn ra khá tốt đẹp. Ban đầu, ông ta hỏi thăm hoàn cảnh gia đình tôi, sau đó câu chuyện chuyển sang vấn đề âm nhạc. Tôi quên không nói trước rằng Heydrich là người chơi đàn violon khá giỏi. Ông ta thường tổ chức các buổi hoà nhạc tại nhà mình. Biết tôi là luật sư, Heydrich hỏi về quá trình học luật và nghề luật sư của tôi, sau đó ông ta hỏi tôi có muốn cộng tác với một luật sư có tên tuổi là X. ở Dusseldorf không? Heydrich cho rằng, trong xã hội, những người có năng lực hoạt động về pháp luật rất quan trọng và cần thiết. Họ là những người có tâm hồn cởi mở, ít phạm phải những sai lầm so với thế hệ trước và sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động trong đời sống xã hội, nhưng đấy chỉ là sự phát triển theo kiểu cũ.


Khi bắt đầu nói đến tổ chức, đến sự phát triển của hệ thống phản gián ở Đức và cơ quan tình báo chính trị, giọng Heydrich trở nên trang nghiêm nhưng vẫn sôi nổi. Tôi hiểu rằng ông ta đang tìm cách thuyết phục tôi. Tất nhiên, Heydrich không quên nhắc đến những sơ xuất nhỏ trong các báo cáo của tôi, đồng thời ông cũng chỉ cho thấy cần chống khuynh hướng hình thức chủ nghĩa trong pháp luật. Cuộc trao đổi giữa chúng tôi kéo dài hai giờ. Ra về, tôi có ấn tượng khá sâu sắc về cá tính của Heydrich, cá tính có một không hai trong số những người mà tôi quen biết từ trước đến nay.

Những năm sau, tôi càng hiểu rõ thêm ông ta và ấn tượng ban đầu của tôi đối với ông ta vẫn không phai mờ. Con người ấy sau này đã trở thành một trong những nhân vật trụ cột của chế độ quốc xã. Tính cách tàn bạo của Heydrich đã góp phần đẩy một nhà nước đi chệch khỏi con đường phát triển đúng đắn của nó. Nhiều cán bộ chính trị cao cấp và cả đồng nghiệp của ông ta cũng bị ông ta theo dõi, giám sát như Heydrich đã giám sát các cơ quan SD đồ sộ của ông ta.


Muốn hiểu rõ hơn con người đang tiến những bước tới đỉnh cao danh vọng, cần biết thêm vài nét về quá khứ của ông ta. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, Heydrich gia nhập Hải quân Đức. Tốt nghiệp học viện sĩ quan, ông ta được phong chuẩn uý phục vụ trên chiếc tuần dương Berlin do Canaris-sau này là đô đốc-chỉ huy. Sau mấy năm, Heydrich được thăng cấp trung uý. Nhưng do phẩm chất cá nhân và những chuyện trai gái, nên ông ta phải ra trước toà án danh dự, cuối cùng buộc phải giải ngũ.


Không có công ăn việc làm, không có một xu dính túi may sao Heydrich được một người bạn là sĩ quan SS ở Hamburg tiến cử với Himmler vào năm 1931. Sau những lần thử thách, ông ta được giao việc nghiên cứu vạch kế hoạch thành lập một tổ chức mà sau này được gọi là cơ quan an ninh của Đảng (quốc xã) cơ quan SD.


Đặc biệt, Heydrich có tài đi sâu, phát hiện nhanh những điểm yếu về các mặt đạo đức, chính trị và nghiệp vụ hoặc những vấn đề tương tự tuy chúng nằm lẫn trong một mớ những sự kiện khác nhau. Sự thông minh của ông ta kết hợp được với bản năng lúc nào cũng sẵn sàng rình mồi của một con thú tạo cho ông ta có thể phản ứng nhanh và có hiệu quả nhất. Những gì thấy có lợi, Heydrich liền nhận ngay để khai thác. Ngược lại, ông ta sẵn sàng và khôn khéo từ chối những việc gì gọi là vô dụng hoặc xét thấy có thể nguy hiểm cho mình. Trong bầy sói dữ, Heydrich giống như con đầu đàn. Lúc nào ông ta cũng tỏ ra mình là kẻ đàn anh, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt người khác. Nhiều khi ông ta tỏ ra xảo trá, lật lọng, tàn bạo, hành động thất nhân tâm.


Đối với các cộng sự, bạn đồng nghiệp và các thủ lĩnh cao cấp trong Đảng như Rudolf Hess-người xếp thứ hai sau Hitler, Mác-tanh Borman, chánh văn phòng quốc gia và những người từ cấp Bộ trưởng trở lên thì Heydrich hành động theo nguyên tắc “chia để trị”. Ông ta đã áp dụng đối sách này ngay cả trong quan hệ với Hitler và Himmler. Điều quan trọng nhất đối với Heydrich là làm sao phải biết được nhiều hơn người khác về các vấn đề chính trị, nghiệp vụ hoặc những gì thầm kín nhất trong cuộc sống của họ; phải biết lợi dụng nhược điểm, những yếu kém của người khác để buộc họ phải phụ thuộc hẳn vào mình, mặc dù họ là những người có cương vị cao thấp khác nhau.


Vì vậy, Heydrich đã điều khiển và duy trì được thế cân bằng trong chính phủ, giữa những người có mưu đồ khác nhau, có những tham vọng trái ngược nhau, có những thù oán, cạnh tranh hoặc ghen tỵ lẫn nhau. Trong khi đó thì Heydrich biết rõ khi nào ông ta nên rút vào hậu trường. Phải thừa nhận rằng, về “nghệ thuật” kích động kẻ thù chống lại nhau thì Heydrich quả là bậc thầy. Ông ta bí mật bắn tin cho người này để chống lại người khác, ngược lại Heydrich lại nhận được những tin nhiều khi còn tệ hại hơn thế. Bằng thủ đoạn và hành động cụ thể, ông ta đã điều khiển được những “con rối” của đệ tam đế chế Đức.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 09:27:35 am »

Heydrich biết cách làm cho Hitler do có những ý đồ ngông cuồng phải phụ thuộc vào mình, vì ông ta biết rằng Hitler không thể không cần đến những cái đó. Đến lượt Himmler, Heydrich biết khéo gợi ý để Himmler phải đề cao vai trò của Heydrich trong các cuộc họp có đủ mặt Hitler, Hess, Borman và viên tổng tham mưu trưởng, khéo đến nỗi Himmler không thể nào biết được rằng đấy không phải là ý kiến của chính ông ta.


Nhược điểm duy nhất của Heydrich là tệ giao cấu đồng giới Heydrich không sao bỏ được cái thói quen xấu xa này. Ông ta lao vào cuộc sống trác táng mà không hề suy nghĩ, tính toán thận trọng gì. Song cũng có lúc ông ta làm chủ được bản thân và tránh được những sai lầm dẫn đến những tác hại lớn.


Tháng 2 năm 1938, xảy ra cuộc va chạm giữa Heydrich với viên tổng tư lệnh quân đội Đức-tướng Vông Phrít-xơ. Mây-xinh-gie, trưởng ban thanh tra, một con người có tính lập lờ, trước kia là cảnh sát ở thành phố Munich một trong những cộng sự của Heydrich có lần đến báo cáo với Heydrich việc viên tướng Vông Phrít-xơ đã vi phạm nghiêm trọng đến đạo lý một việc mà y cho rằng không ai có thể chối cãi nổi. Heydrich vô cùng mừng rỡ khi nhận được bằng chứng để tố cáo viên tổng tư lệnh. Ông ta đem việc này báo cáo với Himmler và cả với Hitler mà không hề thẩm tra lại. Cho tới khi Heydrich nhận ra rằng viên tướng kia không phạm phải sai lầm thì đã muộn. Nhưng ông ta không từ bỏ vấn đề này, ngược lại vẫn nắm chặt lấy nó để phục vụ cho ý đồ riêng. Sự thật, tướng Vông Phrít-xơ bị kết án oan chỉ vì Heydrich không muốn thừa nhận sai lầm của mình.


Dưới quyền chủ tạo của Gơ-rinh, một toà án danh dự được thành lập để xem xét vụ án này. Giữa Heydrich và Gơ-rinh đã nổ ra một cuộc tranh cãi nghiêm trọng, cuối cùng sự thật đã được làm rõ: người làm chứng đã khẳng định lời buộc tội bị cáo đã áp dụng sự luyến ái đồng tính là đúng sự thực, nhưng bị cáo lại là một sĩ quan kỵ binh cùng có tên là Vông Phrít-xơ chứ không phải viên tổng tư lệnh kia. Một sự ngộ nhận tai hại!


Toà án tuyên bố viên tổng tư lệnh vô tội. Nhưng Heydrich vẫn lợi dụng được Hitler trong vụ này để buộc viên tổng tư lệnh Vông Phrít-xơ phải về hưu vì lý do… “sức khỏe!”.


Sau đó ít lâu, Vông Brau-chít được phong chức thống chế thay tướng Vông Phrít-xơ giữ cương vị tổng tư lệnh quân đội Đức. Trong vụ án trên lần đầu tiên tôi còn được chứng kiến những việc làm kỳ cục của Himmler. Ông ta triệu tập 12 cục trưởng SS tin cậy nhất đến phòng bên cạnh nơi Vông Phrít-xơ đang bị thẩm vấn rồi ra lệnh cho họ phải tìm cách bức cung buộc Vông Phrít-xơ phải tự thú nhận sai lầm. Lúc đó, tôi bất chợt bước vào phòng, thấy 12 sĩ quan đang ngồi châu đầu, đăm chiêu suy nghĩ, cố moi óc vạch ra một kế hoạch dị kỳ!


Cơ quan SS được Himmler lập ra theo những nguyên tắc, luật lệ của những người theo đạo Thiên Chúa. Ông ta đã áp dụng một cách hết sức máy móc nội dung, điều lệ, quy tắc do I-nhắc Đơ Loay-ô-la biên soạn để giảng dạy trong tôn giáo.

Tuyệt đối phục tùng. Mọi mệnh lệnh chỉ có thi hành, không được bàn cãi! Đó là nguyên tắc tối cao của cơ quan này.

“Thủ lĩnh SS ”-đó là biệt hiệu để chỉ người cầm đầu cao nhất của cơ quan SS Himmler. Ông ta được người ta coi như Cha của những con chiên ngoan đạo. Ban lãnh đạo cơ quan SS cũng được tổ chức theo một luật lệ có tính đẳng cấp của Nhà thờ.


Người ta dành hẳn một tòa lâu đài được xây dựng từ thời trung cổ ở vùng Pa-đéc-bon tại Oét-spha-li làm “chủng viện”, cho cơ quan SS. Đó là lâu đài Uê-ben-xbuốc. Hàng năm, ban lãnh đạo của các cơ quan “tôn giáo bí mật” ấy đều đến đây họp hành, thảo luận. Mỗi thành viên trong họ đều có một ghế riêng ghi tên từng người vào một tấm bạc mỏng đóng sau lưng ghế. Họ phải tập trung tư tưởng để thực hiện những nghi thức về tinh thần.


Himmler sinh năm 1900, mẹ là con một người bán rau ở Sa-voa, còn bố là thầy giáo ở vùng Ba-vi-e. Himmler được nuôi dưỡng trong sự giám sát chặt chẽ của Nhà thờ. Nhưng rồi ông ta sớm rời bỏ nơi đào tạo, giáo dục mình, có thể là do không chịu nổi sự độc đoán của người bố, nhưng phải đến khi ông bố nhắm mắt xuôi tay thì Himmler mới thật sự từ giã Nhà thờ. Bố Himmler muốn sau này con mình sẽ trở thành một điền chủ nhưng trong thời gian xẩy ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông ta lại trở thành trung uý hải quân và gia nhập Phong trào quốc xã của Hitler sau khi Đức bại trận. Từ năm 1926, Himmler là thủ lĩnh của cơ quan SS (thuộc ngành an ninh) một đơn vị cận vệ của Hitler.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 09:29:24 am »

Trước khi mở phiên toà xét xử tướng Vông Phrít-xơ, tôi được lệnh đến gặp Heydrich và phải đem theo súng ngắn. Tôi đã mang khẩu súng được cấp trên tặng cùng nhiều đạn. Heydrich mời tôi đến ăn cơm tối với ông ta. Khi bước vào bàn ăn, Heydrich hỏi:

-Tôi đoán chắc không lầm, có lẽ ông là một xạ thủ thì phải?

-Vâng, thưa ngài!-Tôi đáp.

Cả ba người: Heydrich, viên trợ lý của ông ta và tôi cùng ngồi ăn, không ai nói gì. Mặc dù hết sức khó chịu trước không khí nặng nề đó nhưng tôi kiên quyết không gợi chuyện vì thấy Heydrich đang trong trạng thái thần kinh bị căng thẳng ghê gớm.

Sau bữa ăn, Heydrich lấy mấy viên aspirin uống và nói không chút màu mè:

-Nếu sau một tiếng rưỡi nữa mà chúng không xuất phát từ Postdam thì may ra mới thoát được mối hiểm hoạ.

Dần dần, Heydrich bình tĩnh trở lại và cho biết lý do như sau: số là ông ta nhận được nguồn tin từ cơ sở trong quân đội cho biết có một số sĩ quan ở Bộ tổng tham mưu hết sức tức giận trước việc chỉ huy của họ là tướng Vông Phrít-xơ bị vu khống. Họ âm mưu tổ chức một cuộc bạo động ngay trong đêm đó để chống lại chính quyền. Tất nhiên, Heydrich đã tiến hành các biện pháp cần thiết để phòng ngừa vụ bạo động, nhưng ông ta vẫn cảm thấy thần kinh hết sức căng thẳng. Biết tôi bắn giỏi, Heydrich đã gọi tôi đến. Ông ta yên tâm hơn và cho mãi tới hơn một giờ sáng, Heydrich mới buông tha tôi. Khi tiễn tôi ra cửa, viên trợ lý mới rỉ tai:

-Sao đêm nay chẳng thấy người ta biểu lộ cái “chủ nghĩa anh hùng vĩ đại” ấy ra nhỉ?

Hậu quả của vụ kiện chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và vị trí của Heydrich trong một thời gian. Sau đó ông ta phải tìm mọi cách để lấy lại thể diện của mình.

Mây-xinh-gie lập tức bị thay thế. Tiến sĩ Bét-sơ được giao chức vụ trưởng cục hình sự của cơ quan Gestapo.

Sau một số lần tiếp xúc, Heydrich tỏ ra có ấn tượng tốt về các báo cáo và cộng tác của tôi. Khi mối quan hệ giữa hai chúng tôi trở nên thân thiết, có điều kiện hiểu ông ta hơn tôi mới biết được những khuynh hướng của Heydrich. Nhìn chung, thái độ của ông ta đối với tôi cũng như đối với những người khác dưới quyền là thái độ kiểu “mèo vờn chuột” rất xảo quyệt. Trong cái trò này Heydrich luôn luôn đóng vai “mèo”. Nó chỉ dừng lại sau khi đã tóm gọn được “chuột” trong cặp móng sắc của nó và sẵn sàng “xé xác chuột” một khi cảm thấy “chuột” có dấu hiệu muốn lẩn trốn.


Đối với tôi, ngay từ đầu, ông ta chẳng giành được kết quả gì. Ngoài giờ làm việc, Heydrich thấy tôi rất có lợi cho ông ta trong việc tiếp xúc với giới tri thức và văn nghệ sĩ trong cái câu lạc bộ ở Berin, nơi mà trước đây Heydrich không sao có thể thâm nhập được. Vợ Heydrich là người đàn bà có vẻ đẹp của phụ nữ vùng bắc Âu. Bà ta không những không che giấu niềm kiêu hãnh về sắc đẹp của mình mà còn tỏ ra có nhiều khát vọng khác, song bà ta đành phải cúi đầu phục tùng Heydrich vì ông ta tổ chức giám sát bà rất chặt chẽ.


Thấy tôi có thể giúp cho việc thoả mãn được yêu cầu tiếp xúc với các văn nghệ sĩ có trình độ văn hóa và đầy thông minh, bà ta tỏ ra vô cùng sung sướng.

Khi Heydrich nhận rõ những khát vọng về văn hóa của vợ mình thì ông ta lại tỏ vẻ nghi ngờ tôi. Bất chấp sự kiềm chế của chồng, Phrau Heydrich vẫn duy trì được ưu thế của bà ta. Cuối cùng Heydrich đành hạ mình đưa vợ đi dự các buổi hoà nhạc hoặc xem kịch là lĩnh vực cả ba chúng tôi đều ưa thích. Đó là những cơ hội để bà ta giao du với cái xã hội của người dân thủ đô Berlin.


Không biết Heydrich có lợi dụng mối quan hệ mới giữa vợ ông ta và tôi để đưa tôi vào cạm bẫy hay không. Vào buổi tối, chúng tôi chơi bài tây với nhau, Heydrich thường gọi đó là mối “quan hệ thân tình trong gia đình”. Thường những buổi đó, Heydrich phải sắm vai “anh chồng cần lưu ý”. Có lần, ngay ngày hôm sau, ông ta gọi điện cho tôi nói với giọng khả ố:

-Tối nay chúng ta hãy đóng vai những thằng đàn ông chưa vợ, kiếm cái gì ăn rồi cùng đi chơi gái nhé!

Bữa ăn tối hôm đó, giọng Heydrich trở nên tục tằn. Ông ta ép tôi phải uống hết cốc rượu này đến cốc rượu khác, lôi tôi từ quán rượu này đến quán rượu kia. Lấy lý do sức khỏe không được tốt nên tôi từ chối. Vì thế, Heydrich không thực hiện được ý đồ của ông ta.

Một buổi tối có lần Heydrich nảy ra ý nghĩ rằng nếu thành lập được một khách sạn thuộc loại “cỡ” cho người nước ngoài và ở đó có các cô gái xinh đẹp thì chắc chắn sẽ làm cho loại khách này có thể mất cảnh giác. Trong cái “không khí kín đáo” ấy thì sự cứng rắn, tính kiên quyết của các nhà ngoại giao cũng sẽ phải “mềm ra”, qua đó cơ quan tình báo Đức sẽ thu được những tin hết sức bổ ích. Điều này rất có lợi cho công tác của cơ quan SD.


Ít lâu sau, tôi được Heydrich giao cho nhiệm vụ phải tổ chức một kiểu “khách sạn” như vậy để đáp ứng yêu cầu của số những nhà ngoại giao quá cảnh ngày mọt tăng cần nghỉ tại Berlin. Và một khách sạn kiểu đó đã ra đời mang cái tên khá hấp dẫn là “Phòng trà Kitty”. Thông qua một người làm trung gian, chúng tôi thuê một ngôi nhà khá lớn tại một khu vực sang trọng giữa Berlin. Việc sửa chữa, trang trí lại ngôi nhà được giao cho một kiến trúc sư nổi tiếng phụ trách, sau đó các chuyên gia kỹ thuật mới bắt tya vào việc: xây dựng các bức tường hai lớp và gắn vào đấy những micro nhỏ xíu nối với các máy ghi âm để ghi lại mọi câu chuyện ở trong phòng. Ba trong số bốn chuyên viên kỹ thuật ấy đã tuyên thệ giữ bí công việc và sẵn sàng trực suốt ngày đêm để điều khiển các phương tiện này.
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 09:30:33 am »

Chủ nhân danh nghĩa của “Phòng trà Kitty” có đủ người phục vụ cho các bữa ăn và có nhiệm vụ phải đáp ứng những vật phẩm tiêu dùng khan hiếm nhất cho khách. Việc còn lại là phải tuyển chọn các nữ chiêu đãi viên. Tôi từ chối nhiệm vụ này và nói với Heydrich rằng tính chất công việc của tôi chỉ giới hạn ở việc cần có những nữ nhân viên có phẩm chất, được chọn lọc chứ không thể nghĩ đến việc sử dụng chị em vào bất kỳ một việc nào khác.


Một trong những nhân viên dưới quyền Heydrich là Ác-tuya Nê-be, nguyên cục trưởng cục cảnh sát hình sự đã phục vụ lâu năm trong cái “lữ đoàn của những người đàn ông đức hạnh” nhận nhiệm vụ này. Ông ta đi khắp các thành phố châu Âu tìm chọn những cô gái có văn hóa, có đầy đủ điều kiện đảm đương công việc. Rất tiếc phải nói rằng phần đông các cô gái thuộc tầng lớp cặn bã trong xã hội Đức lại tỏ ra thích hợp với loại công việc này.


“Phòng trà Kitty” đã đem lại những kết quả thật bất ngờ. Các vị khách tới đây đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tin tình báo quý giá, phần lớn là các tin bí mật về ngoại giao. Với sự ranh ma, quỷ quyệt vốn có của mình, Heydrich đã sử dụng các tin này để chống lại Ribbentrop và Bộ Ngoại giao của ông ta. Không một ai, kể cả Ribbentrop hiểu được thực chất cái “Phòng trà Kitty” kia là gì và chủ nhân thực sự của nó là ai. Một trong các “con mồi” có giá trị là bá tước Xi-a-nô, Bộ trưởng Ngoại giao Ý. Ông ta thường hay la cà đến đây cùng với một số nhà ngoại giao khác. Tất nhiên, Heydrich không bỏ lỡ dịp nào để thực hiện cái mà ông ta gọi là “sự kiểm tra nhân sự” ở cơ sở này. Mỗi lần như vậy, ông ta lại ra lệnh cho tôi phải tháo gỡ các phương tiện ghi âm ở nơi ông ta thực hiện sự “kiểm tra” ấy. Có lần chúng tôi đã phát hiện được “công việc” của ông ta với một nữ chiêu đãi viên.


Báo cáo với Himmler về “Phòng trà Kitty” và giá trị các tin thu được ở đây, có lần Heydrich trở về và phàn nàn rằng tôi không chấp hành mệnh lệnh của ông ta là không được mở máy theo dõi. Một lần Heydrich gọi tôi đến và hỏi:

-Tôi không hiểu vì sao ngài Himmler lại có được nguồn tin khi tôi đi kiểm tra “Phòng trà Kitty”?

Sự thẩm tra của ông ta đối với tôi lần này cũng không đạt kết quả vì tôi đã đưa ra ngay lời xác nhận của cục trưởng cục kỹ thuật chứng minh rằng tôi đã thi hành mệnh lệnh tháo gỡ máy không theo dõi ông ta.


Âm mưu cuối cùng của Heydrich nhằm công kích tôi lại càng nguy hiểm hơn nữa. Người ta tổ chức cuộc họp giữa những người đứng đầu cơ quan SS và lực lượng cảnh sát ở đảo Phe-mác-nơ trên biển Baltic. Gia đình vợ Heydrich ở trên đảo này và có một biệt thự dùng làm nơi nghỉ hè. Sau cuộc họp, Heydrich tự lái máy bay riêng về Berlin. Có thì giờ rảnh rỗi, tôi nghỉ lại đảo một ngày. Buổi chiều vợ Heydrich ngỏ lời yêu cầu tôi đưa bà ta đến chơi hồ Plô-ne bằng xe hơi. Đối với tôi đó là cuộc giải trí vô cùng dại dột. Chúng tôi vào giải khát trong một quán cà phê, trao đổi với nhau về nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc là những lĩnh vực bà ta quan tâm nhưng ít có dịp tiếp xúc. Chúng tôi trở về nhà trước khi màn đêm buông xuống.


Bốn hôm sau, Muy-le, người cầm đầu cơ quan Gestapo báo cho tôi rằng Heydrich rủ ông ta và tôi cùng đi hộp đêm. Tôi cho rằng Heydrich đến đó để hoạt động theo thói quen của ông ta nên đã nhận lời mà không hề đắn đo, mặc dù trong thời kỳ đó tôi chưa có mối quan hệ thên quen gì lắm với Muy-le. Những người mà cuộc đời họ gắn liền với các tai họa và sự nguy hiểm thì họp hay mê tín. Tôi cũng vậy. Chính tối hôm đó, tôi đã cảm thấy sẽ xẩy ra những chuyện chẳng lành. Song, cuộc hẹn của Heydrich đã trùn hợp với ngày ông ta có những niềm vui nên sự lo ngại của tôi đã biến đi nhanh chóng. Như thường lệ, ông ta không muốn nghe những sự kiện dù là mới nhất trong công tác tình báo đang lúc đi chơi. Sau bữa ăn tối ở một khách sạn nổi tiếng, chúng tôi kéo nhau đến một “bar” cạnh quảng trường A-lếc-dăng-đrơ. Chủ quán là một người có vẻ đần độn.. Lúc đầu, Muy-le gọi các món nhắm rồi đưa tôi ăn. Chúng tôi đang nói về chiếc máy bay riêng của Heydrich thì bất chợt Muy-le quay sang vỗ vai tôi:

-Này anh bạn! Hôm trước anh bạn tạo ra được một dịp may hiếm có bên hồ Plô-nê đấy nhỉ?

Tôi vội liếc sang Heydrich, thấy mặt ông ta tái đi. Cố giữ bình tĩnh tôi hỏi Heydrich có phải ông muốn tôi thuật lại buổi đi chơi hôm đó với vợ ông không? Heydrich thản nhiên nói:

-Ông vừa uống một chén thuốc độc đấy! Nó sẽ giết ông trong vòng sáu tiếng đồng hồ. Nếu ông kể lại toàn bộ sự thật, tôi sẽ đưa ông liều thuốc giải độc. Nhưng vấn đề là phải nói đúng sự thực.

Tôi không tin vào lời nói của Heydrich, vì trên nét mặt có vẻ thản nhiên của ông ta còn lộ rõ sự thích thú giả tạo đen tối. Nhưng… mặc xác ông ta! Tim tôi đập mạnh vì bị xúc động, song chẳng việc gì mà phải che giấu. Bằng một giọng thản nhiên, tôi kể lại mọi việc đã diễn ra như thế nào trong buổi chiều hôm đó.

Muy-le đang chăm chú nghe, đột nhiên hỏi cắt ngang:

-Vậy sau khi uống cà phê, anh có đi dạo chơi với bà ấy không? Vì sao anh lại không nói chuyện đó? Anh không hiểu rằng anh đã bị người ta theo dõi suốt chiều hôm đó hay sao?

Một lần nữa, tôi phải thuật lại thẳng thắn cuộc dạo chơi và nội dung câu chuyện giữa hai chúng tôi trong khoảng 15 phút ấy.

Nghe xong, Heydrich im lặng suy nghĩ một lát rồi nhìn tôi bằng cặp mắt nẩy lửa:

-Thôi được! Cứ cho là tôi tin ông, nhưng ông phải thề rằng từ nay trở đi, ông không được diễn lại bất cứ việc gì tương tự như thế nữa!

Tôi phải hết sức tự kiềm chế mình và đáp lại với giọng hằn học:

-Lời hứa danh dự trong trường hợp này hoàn toàn chỉ là một sự ép buộc. Nhưng trước hết, xin ngài hãy cho tôi biết cách giải độc của ngài ra sao (đối với Heydrich, tốt nhất là phải thận trọng), sau đó tôi sẽ xin hứa danh dự. Là một sĩ quan hải quân cũ, lòng tự trọng có cho phép ngài xử sự khác đi chăng?


Heydrich chăm chú nghe tôi nói, ông ta không thích ai đụng chạm đến lòng tự trọng và danh dự của mình. Nhưng với một cử chỉ có vẻ hài lòng-thật ra tôi ngạc nhiên về thái độ này-ông ta rót cạn chai rượu Mác-ti-ni vào cốc tôi. Phải chăng đây là sự thật hay tưởng tượng? Nhưng rõ ràng khi uống rượu tôi cảm thấy có một mùi đặc biệt. Điều này còn cay đắng hơn những lời phỉ báng. Thế là tôi đành phải hứa với Heydrich và ngỏ lời xin lỗi về câu chuyện đã qua. Heydrich nói ông ta không muốn nghe những lời xin lỗi như vậy nữa, và cuộc giải trí tối hôm ấy vẫn tiếp tục. Một lần nữa cạm bẫy của ông ta đã không chụp được vào đầu tôi.


Thông qua những công việc cụ thể, sau này Heydrich đã kéo tôi về công tác dưới quyền ông. Năm 1940, tôi chuẩn bị cưới vợ lần thứ hai. Như mọi sĩ quan SS khác, tôi phải báo cáo lý lịch, thành phần, dân tộc của người yêu. Tôi lo lắng, khi biết rằng mẹ cô ta là người Ba Lan, mà các thủ lĩnh quốc xã thì chẳng ưa thích gì dân tộc này. Trong báo cáo gửi lên Heydrich, tôi đề nghị ông ta thông cảm khó khăn của tôi để giúp đỡ trong trường hợp đặc biệt này. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là Heydrich đã nhận lời làm tất cả những gì mà tôi yêu cầu để tranh thủ được sự tán thành của Himmler. Ông ta bảo tôi chỉ việc chuyển lên ngài Himmler mọi giấy tờ về cô ấy kèm thêm hai bức ảnh. Khoảng 4 hôm sau, tôi nhận được bản sao tờ lệnh của Himmler gửi cho cơ quan điều tra về quốc tịch và bản quyết định cho phép tôi được cưới vợ. Heydrich tự tay chuyển quyết định đó và ngỏ lời chúc mừng tôi. Ông ta cũng đưa cả tấm ảnh người yêu tôi mà Himmler đã gạch bút chì xanh dưới cặp môi và đôi lông mày với lời nhận xét hơi quá đáng. Tôi ngạc nhiên và tự suy nghĩ điều gì đã khiến cho cả Heydrich và Himmler cho tôi được hưởng sự miễn trừ một cách vô cùng nhanh chóng như vậy.


Sau lễ cưới được nửa năm, một hôm người giúp việc trình cho tôi một tập hồ sơ về “Những sự kiện mật của chế độ quốc xã”. Đó là hồ sơ vào loại tối mật, chủ yếu điều tra về những cuộc nói chuyện giữa hàng các Bộ trưởng. Hàng ngày, ít nhất có đến 85 hồ sơ loại này chuyển đến tay tôi, có hồ sơ sau khi đọc xong, tôi chẳng hề xúc động chút nào. Có một báo cáo mật của cảnh sát ở Pô-den gửi riêng cho Muy-le, cục trưởng cảnh sát Gestapo. Nội dung hồ sơ mật đó là báo cáo tủ mỉ về gia đình vợ tôi ở Ba Lan, trong số đó có việc người chị vợ lấy một người Do Thái làm nghề bán bột mì. Thế là Heydrich đã nắm được “điểm yếu” của tôi. Nhưng số mệnh thật là trớ trêu! Chính tôi là lại người giúp ông ta vạch ra các biện pháp xử lý việc này. Cuối cùng hài lòng trước các đề xuất của tôi, từ đó Heydrich không tìm cách đưa tôi vào cạm bẫy của ông ta lần nữa. Nhưng thôi, hãy gác những âm mưu và thủ đoạn mà Heydrich sử dụng để hại tôi lại…
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 07:41:00 am »

CHƯƠNG 3
XÂM LƯỢC NƯỚC ÁO VÀ TIỆP KHẮC


Đầu năm 1938, tôi phải đệ trình lên Hitler về thái độ của chính phủ Ý trước việc Đức định thôn tính Áo. Báo cáo này không chỉ đề cập đến thái độ của Ý mà cả thái độ của các tổ hợp công nghiệp hoặc thương mại Ý trên đất Đức. Tất nhiên còn có cả phản ứng của các nước phương Tây sẽ như thế nào khi xẩy ra cuộc xâm lược Áo. Một sự kiện có tính quyết định là việc bãi miễn An-tô-ni Ê-đen Bộ trưởng ngoại giao Anh. Chúng tôi biết I-oóc Ha-li-pha, người sẽ thay thế Ê-đen đã không thấy được sự thù địch của Áo.


Vì vậy thái độ của Anh đã có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của Hitler, nhiều tin thu được ngay trên đất Áo cho thấy tình hình có thuận lợi hơn là khó khăn. Việc chính phủ Áo cho truy lùng hàng vạn đảng viên quốc xã Áo đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc được với họ. Ngày 12 tháng 2 năm 1938, thủ tướng Áo là Kurt Schuschingg đã gặp Hitler tại Ô-be-san-be hứa sẽ hạn chế và cấm các hoạt động chống Đức của “Mặt trận Tổ quốc”. Nhưng ngay sau lần gặp đó ông ta lại tuyên bố “không biết làm thế nào để thực hiện được lời đã hứa”. Hitler liền quyết định phải đánh gục thái độ đó. Sau khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa một cuộc xâm lược của Đức ngày 11 tháng 3, chính phủ Áo cách chức Schuschingg. Ngay tối 12 tháng 3, Hitler ra lệnh tiến quân đánh chiếm nước Áo. Seyss Inquart, thủ lĩnh nhóm quốc xã Áo lập tức lên nắm chính quyền. Cũng đêm 12 tháng 3, tôi được lệnh cùng Himmler đáp máy bay sang Vienna, cùng đi có một đại đội SS vũ trang bảo vệ. Ngoài ra còn có một số uỷ viên trong “đội lê dương” người Áo thành lập trên đất Đức. Hai chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tem-pen-hốp Berlin trong tình hình thời tiết xấu, mây mù che kín mọi cảnh vật, liên lạc bằng vô tuyến điện với Vienna không thực hiện được.


Trong chuyến bay, Himmler nói với tôi về công tác quản lý hành chính nhằm dựng lên một chính quyền mới ở Áo. Chúng tôi kéo nhau lui về về sau máy bay để tránh tiếng động cơ ầm ỹ. Himmler ngồi, tấm lưng nặng nề dựa vào cánh cửa làm chiếc then cửa suýt bật ra. Tôi vội túm lấy ông ta lôi mạnh về phía trước. Thoạt đầu ông ta nhìn tôi bằng con mắt tức giận, nhưng khi thấy tôi chỉ vào chiếc then cửa sắp bật ra Himmler vội vã cảm ơn rối rít.


Máy bay chúng tôi hạ cánh xuống Vienna vào lúc 4 giờ  sáng. Thủ tục nhập cảnh cho các đại diện Đức được tiến hành ngay trong lúc chính quyền của bác sĩ S.Inquart đang thành lập. Ngôi nhà “Hữu nghị” trụ sở của chính phủ liên bang Áo lúc nào cũng ồn ào, nhộn nhịp. Nhiều cuộc họp và mít tinh được tổ chức liên tiếp ngay tại đây. Trong phòng đợi và khắp dãy hành lang của ngôi nhà, số người được động viên đến làm việc cho chính quyền mới vẫn còn thưa thớt. Trước ngôi nhà là vườn hoa ở đó đang có một đám động tụ họp. Nhân viên SS và SA của chính quyền mới đeo trên tay chiếc băng trắng. Họ đang thi hành nhiệm vụ của cảnh sát. Cố không để ai chú ý đến mình, bác sĩ Mi-clát, tổng thống nước Cộng hoà Áo và Xkup, Bộ trưởng cảnh sát đang bước ra khỏi ngôi nhà với vẻ mặt chĩu nặng.


Vừa lúc đó thì Heydrich tới. Tôi báo cáo về tình hình chung. Heydrich dặn tôi phải cố gắng bảo vệ cho được các hồ sơ tài liệu về đại tá Rông-giơ người cầm đầu cơ quan mật vụ Áo, các tài liệu tôi đọc không thấy có sự phát hiện nào về việc nước Đức chuẩn bị đánh chiếm Áo, nhưng lại có tài liệu giúp cho việc mở mã khóa các ám hiệu và tín hiệu. Đại tá Rông-giơ tuyên bố, ông ta sẵn sàng cộng tác với cơ quan tình báo Đức.


Trong nửa tháng, tôi phải thảo ra các văn bản, sắc lệnh, đặc biệt là các luật lệ có liên quan đến hoạt động của bộ máy cảnh sát Áo và hệ thống an ninh, chuẩn bị cho việc sát nhập hành chính của Áo vào Đức. Tôi cũng đề nghị phải có sự thay đổi về nhân sự trong các cơ quan này. Nhiệm vụ thật là nặng nề.


Thủ đô Vienna của Áo chuẩn bị đón Hitler như chiến thắng của một cá nhân. Những lần đi thăm Ý chưa bao giờ tôi thấy người dân có nét mặt phấn chấn như ở đây. Do không dự kiến việc quốc trưởng sang thăm Áo nên cấp trên trao trách nhiệm cho tôi là phải lo ngay những biện pháp bảo vệ an toàn cho chuyến đi của Hitler trên một số đường phố ở Vienna và chỉ có một mình tôi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho quốc trưởng.


Tại sở chỉ huy trung tâm cảnh sát thành phố, các nơi dồn dập gọi điện về báo cáo tình hình dân chúng đổ ra đường đón Hitler. Tình hình phản ánh được thể hiện bằng những lá cờ nhỏ màu trắng cắm chi chít trên tám bản đồ lớn treo trên tường. Các biện pháp an ninh tỏ ra có hiệu lực ở khắp các quận. Bỗng một nơi điện về cho biết, có 3 người nghi vấn đã bị bắt giữ trên một chiếc cầu. Họ khai, họ được trao nhiệm vụ gài mìn để phá hoại chiếc cầu này, và mìn đã được gài xong. Có nên xin ý kiến hoặc thay đổi đường đi của Hitler không. Biết rõ Hitler rất ghét sự thay đổi chương trình, song trách nhiệm của tôi thật quá nặng nề nếu cứ để cho hitler thực hiện chuyến đi qua chiếc cầu đó. Phải đến kiểm tra ngay tại chỗ. Thời gian chỉ còn 8 phút. Liệu tôi có thể đến đấy trước và bảo đảm không xảy ra việc gì cho quốc trưởng hay không?…
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM