Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:32:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự nghiệp cả cuộc đời  (Đọc 118932 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #270 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:14:31 pm »

Vào mùa hè năm 1919, tình hình trên các mặt trận của cuộc nội chiến trở nên phức tạp đối với nước Cộng hòa xô-viết. Quân bạch vệ, cầm đầu là tên tướng Sa hoàng Đê-ni-kin, từ phía Nam ồ ạt tiến công đến Mát-xcơ-va. Các tập đoàn quân của Phương diện quân Nam ra sức chặn đứng quân địch đã đặt chân tới những con đường dẫn đến Tu-la. Trong thành phố và các vùng xung quanh đã thành lập, huấn luyện và vũ trang các đội dân quân, xây dựng các công sự, hoàn thiện hệ thống phòng thủ. Tiểu đoàn dự bị 4 được triển khai thành trung đoàn gồm có ba tiểu đoàn, được chuyển từ Ê-phrê-môp đến Tu-la. A. M. Va-xi-lép-xki được cử làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3. Trung đoàn được đưa vào biên chế của sư đoàn mà nòng cốt chủ yếu của nó là công nhân Nhà máy vũ khí và Nhà máy đúc thép.

Mặt trận mỗi ngày một tiến gần đến Tu-la. Tình hình ngày càng khẩn trương. Các đơn vị được bổ sung thêm lực lượng. Giữa Ô-ri-ôn và Tu-la và xung quanh Tu-la đã xây dựng bốn tuyến phòng thủ. Sư đoàn có tiểu đoàn của Va-xi-lép-xki chiếm lĩnh trận địa ở tuyến phòng thủ thứ ba.

Theo lệnh của ủy ban cách mạng, đầu tháng Mười, Va-xi-lép-xki bắt đầu chỉ huy trung đoàn bộ binh 5 được thành lập trên cơ sở tiểu đoàn Ê-phrê-mốp, ủy ban quân sự tỉnh đã gửi những người được gọi nhập ngũ có cảm tình với cách mạng đến bổ sung cho trung đoàn. Phần lớn họ là những binh sĩ của quân đội Sa hoàng cũ và đều đã tham gia cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Vào tháng Mười, trung đoàn chiếm vị trí ở khu vực phòng thủ vững chắc gần I-a-xnai-a Pô-li-a-na. còn bộ tham mưu trung đoàn đóng ở làng Dai-txe-vô. Chính ở đây, họ được biết tin thành phố Ô-ri-ôn bị thất thủ. Nước Cộng hòa xô-viết đã lâm vào một tình hình khó khăn nhất trong suốt những năm nội chiến. Dưới sự lãnh đạo của V. I. Lê-nin, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản (b) Nga, Chính phủ xô-viết đã đề ra những biện pháp cấp bách nhằm tăng cường phòng thủ và trước tiên nhằm củng cố Phương diện quân Nam, nâng cao khả năng chiến đấu cho các đơn vị của nó.

Những sự cố gắng hết sức to lớn đó đã được thực hiện có kết quả, vào hạ tuần tháng Mười năm 1919, quân bạch vệ đã bị thất bại nặng nề ở Ô-ri-ôn và Crô-mư, sau đó chúng phải tháo chạy về phía Nam.

Sau khi sự đe dọa từ phía Nam đối với nước Cộng hòa xô-viết trẻ tuổi giảm bớt thì tình hình ở phía Tây trở nên căng thẳng hơn, nơi mà nước Ba Lan tư sản-địa chủ chuẩn bị lực lượng chống nước Cộng hòa xô-viết. Tháng Chạp năm 1919, sư đoàn Tu-la, trong đó có trung đoàn 5, được lệnh chuyển sang Phương diện quân Tây và được gọi là sư đoàn bộ binh 48, còn trung đoàn dưới sự chỉ huy của Va-xi-lép-xki được chuyển thành trung đoàn 427 thuộc lữ đoàn bộ binh 143.

Theo quy tắc thực hiện lúc bấy giờ thì trước khi ra mặt trận, các cán bộ chỉ huy và các chính ủy phải báo cáo tại hội nghi của ủy ban cách mạng tỉnh về tình hình bộ đội của đơn vị mình. Trong báo cáo của mình, A. M . Va-xi-lép-xki, trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 143, đã trình bày về sự sẵn sàng chiến đấu của trung đoàn, nhưng nói thêm rằng mình là trung đoàn trưởng chưa có đầy đủ kinh nghiệm chiến đấu và đề nghị cử vào chức vụ đó một người có kinh nghiệm hơn, còn đồng chí sẽ làm trung đoàn phó hoặc làm tiểu đoàn trưởng, đề nghị đó được chấp nhận và đồng chí được cử làm trung đoàn phó.

Khi ra mặt trận, lữ đoàn 143 được điều đến bổ sung cho sư đoàn bộ binh Pê-tơ-rô-grát 11. Trung đoàn 427 tăng cường cho lữ đoàn bộ binh 32, còn A. M. Va-xi-lép-xki do có sự tổ chức lại này, nên được cử làm trung đoàn phó trung đoàn 96 thuộc sư đoàn 11.

Từ tháng Hai đến tháng Tư năm 1920, sư đoàn 11 đã giữ vững tuyến phòng thủ trong vùng I-u-khô-vi-tsi - Ca-kha-nô-vi-tsi - Đri-xa chống lại các cuộc tập kích của bọn bạch vệ Lát-vi-a.

Đối với Va-xi-lép-xki, với tư cách là người chỉ huy của Hồng quân, thì thời kỳ phục vụ ở Phương diện quân Tây là giai đoạn thứ hai của việc rèn luyện kỹ năng chiến đấu, mà đồng chí rất lấy làm toại nguyện khi nhớ lại thời kỳ đó. Chính ở đây, đồng chí đã thấy rõ những sự khác nhau căn bản giữa quân đội của nhân dân đã chiến thắng với quân đội Sa hoàng cũ: sự thống nhất giữa binh sĩ và cán bộ chỉ huy, kể cả các chính ủy, thái độ khác hẳn về nguyên tắc đối với nghĩa vụ quân sự của mình, sự giác ngộ chính trị cao của các chiến sĩ, tất cả những cái đó đã làm cho Hồng quân biến thành một lực lượng mạnh mẽ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #271 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:15:34 pm »

Sau khi nhận được của Pháp và Anh số lượng vũ khí gồm: 1.500 khẩu pháo, 350 máy bay, gần 3.000 súng máy, hơn 300.000 súng trường, và sau khi đã tăng số quân lên đến 200.000 người, vào tháng Tư năm 1920, nước Ba Lan tư sản - địa chủ bắt đấu những hoạt động quân sự chống nước Cộng hòa xô-viết trẻ tuổi.

Trong lúc bọn bạch vệ Ba Lan đang tiến hành những hoạt động tích cực thì bộ đội Liên Xô ở Phương diện quân Tây cũng chuẩn bị đòn phản kích. Tập đoàn quân 15, mà trong đó có sư đoàn bộ binh 11, đảm nhiệm đòn đột kích chủ yếu. Tuyến đường sắt Pô-lốt-xcơ - Mô-lô-đê-snơ trở thành trục của các hoạt động tác chiến. Cụm bộ đội phía Bắc tiến công từ phía Bắc, tức là từ sông Đê-xna, còn tập đoàn quân 15 thì tiến công từ phía Đông, tức là từ sông U-la.

Sau khi chia cắt trận tuyền địch ở vùng thượng lưu Bê-rê-di-na, các binh đoàn của Phương diện quân Tây chuyển sang hướng Tây-nam nhằm phát huy chiến quả dọc biên giới Lít-va và tiến tới Tây Bê-lô-ru-xi-a. Sau khi tất cả các sư đoàn cùng lúc triển khai trên một chính diện dài 60 ki-lô-mét thì ngày 14 tháng Năm, tập đoàn quân 15 đã bất ngờ mở mũi đột kích vào quân địch. Sư đoàn bộ binh 11 là sư đoàn ở sườn bên phải đã tiếp sức với cụm quân xung kích và, sau đó, sáp nhập vào cụm quân này.

Mặt trận Ba Lan bị chọc thủng không gặp khó khăn gì đặc biệt và trung đoàn 96, mà A. M. Va-xi-lép-xki là trung đoàn phó, đã áp đảo quân địch, tiến thẳng về phía trước. Ngày 18 tháng Năm, bộ đội của Phương diện quân Tây gặp phải sự chống cự ngày càng tăng của bọn bạch vệ Ba Lan; vào lúc đó chúng đã có xe thiết giáp. Bộ đội xô-viết tiến lên một cách chậm chạp và trong những ngày đầu tháng Sáu, các sư đoàn của tập đoàn quân 15 bị căng ra trên một chính diện dài 180 ki-lô-mét và bị những tổn thất to lớn, bắt đầu phải rút lui. Đến sông Mơ-ni-u-ta, bộ đội tập đoàn quân đã trụ lại và buộc địch phải ngừng tiến công. Trận chiến đấu Bê-rê-di-na đã kết thúc tại đây.

Sau khi bổ sung người và vũ khí cho các binh đoàn của mình và bố trí lại lực lượng, bộ đội Phương diện quân Tây lại tiến công địch. Trong vòng vài ngày, tập đoàn quân 15 đã chiếm lại được khoảng đất mà vào tháng Năm họ đã buộc phải nhường cho địch, và tiếp tục tiến công thắng lợi vào Li-đa.

Khi tiến đến sông Nê-man, bộ đội xô-viêt vấp phải hệ thống công sự mạnh do quân Đức xây dựng ngay trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự kháng cự của bọn bạch vệ Ba Lan ngày càng tăng, và những trận đánh hết súc ác liệt đã bắt đầu.

Vào cuối tháng Bảy, giữa lúc trận đánh đang diễn ra hết sức ác liệt thì A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm trung đoàn trưởng trung đoàn 427 thuộc sư đoàn 48. Nhưng chẳng bao lâu mới biết là chức vụ này đã có người đảm nhiệm và Va-xi-lép-xki (theo đề nghị của đồng chí) lại được cử giữ chức vụ trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 429 thuộc lữ đoàn trước đây của mình. Đến giữa tháng Tám, trung đoàn này, thuộc biên chế của sư đoàn 48, đóng ở khu vực Vin-nô, làm nhiệm vụ đồn trú.

Trong thời gian này, Phương diện quân Tây vừa có được những kết quả đáng mừng của chiến thắng tháng Bảy, vừa bị những hậu quả khá cay đắng của nỗi thất vọng tháng Tám. Bộ đội Hồng quân đã tiến tới Vác-sa-va. nhưng bị lực lượng của quân địch mạnh hơn chặn lại. Do kiệt sức trên chặng đường hành quân dài 500 ki-lô-mét, lại chịu những tổn thất nặng nề trong những trận chiến đấu liên tục và bị tách khỏi những cơ sở hậu cần nên bộ đội xô-viết buộc phải rút về phía Đông.

Ngày 18 tháng Tám, sư đoàn 48 được điều đến vùng Vôn-cô-vư-xcơ với nhiệm vụ là phải ngăn cản cuộc tiến công của địch. Sư đoàn đã mở mũi phản kích và chặn được quân địch ở vùng sông Xvi-xlô-tsơ. Trong vòng hai tuần lễ, trung đoàn 429 chiến đấu với kết quả thất thường, đã không cho địch tiến thêm nữa về phía Đông. Song, lực lượng của trung đoàn và cả sư đoàn đã bị kiệt quệ qua các trận đánh, và nó buộc phải rút lui, bỏ lại hết vị trí này đến vị trí khác.

Vào nửa cuối tháng Chín, sư đoàn 48 cũng như toàn bộ Phương diện quân Tây, tiếp tục rút về phía Đông; trước sức kháng cự quyết liệt của nó, cuối cùng địch buộc phải ngừng tiến công.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #272 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:16:29 pm »

Mặc dù được các nước phương Tây giúp dỡ rất nhiều, song nước Ba Lan tư sản-địa chủ vẫn buộc phải từ bỏ những kế hoạch xâm lược của chúng và ký kết hòa ước vào tháng Mười năm 1920 ở Ri-ga.

Tháng Mươi một năm 1920, sư đoàn bộ binh 48 được điều đến tỉnh Xmô-len-xcơ, là nơi cho phục viên những quân nhân đã nhiều tuổi. Lúc này, A. M. Va-xi-lép-xki là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn độc lập, còn sau đó là trung đoàn phó trung đoàn 424 thuộc lữ đoàn 142.

Từ đầu năm 1921, những đơn vị của sư đoàn có nhiều kinh nghiệm đấu tranh chống bọn phỉ đã được chuyển đến tỉnh Xa-ma-ra (nay là tỉnh Quy-bư-sép). Nhờ có những hành động kiên quyết và khôn khéo của các phân đội và binh đội của sư đoàn nên đến tháng Tám, những hành động phỉ trong vùng này đã bi tiêu diệt. Sau đợt hoạt động này, sư đoàn được điều về quân khu Mát-xcơ-va, còn trung đoàn 424 được bố trí ở thành phố Rơ-gịép. Chẳng bao lâu sau, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm tham mưu trưởng lữ đoàn 142 thuộc sư đoàn của mình. Đây là chức vụ tham mưu đầu tiên của đồng chí.

Trong năm 1922. Hồng quân được bắt đầu cải tổ trên quy mô lớn. Những lữ đoàn trong tất cả các sư đoàn bộ binh đã bị bãi bỏ. Lúc bấy giờ, mỗi sư đoàn của các quân khu nội địa có ba trung đoàn, một trường dành cho cán bộ chỉ huy cấp dưới và các phân đội khác.

Bước tiến mới trong cơ cấu của Hồng quân công nông được diễn ra vào năm 1923, khi xây dựng các quân đoàn bộ binh, còn các sư đoàn thì được chuyển sang biên chế mới. Song song với các cuộc cải tổ, trong quân đội còn thực hiện việc phục viên. Khi cải tổ, binh đoàn và binh đội được hợp nhất lại. Lữ đoàn trở thành trung đoàn, còn trung đoàn thành tiểu đoàn.

Sau khi cải tổ, sư đoàn bộ binh 48 gồm có các trung đoàn bộ binh 142, 143, 144, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn kỵ binh và một số phân đội khác. A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm trung đoàn trưởng trung đoàn 142. Cần nói trước rằng đồng chí đã phục vụ ở sư đoàn này 10 năm và trong thời gian đó đã lần lượt chỉ huy tất cả các trung đoàn thuộc sư đoàn và, tất nhiên, đồng chí đã có nhiều kinh nghiệm chỉ huy trung đoàn.

Năm 1926, lúc là trung đoàn trưởng trung đoàn 143, A. M. Va-xi-lép-xki đã học một năm tại phân khoa cán bộ chỉ huy trung đoàn thuộc khóa chiến thuật bộ binh tên là “Tiếng súng". Đây là một trong những trường học lâu đời nhất của Quân đội Liên Xô. Vai trò của nó trong việc đào tạo cán bộ chỉ huy cao cấp và trung cấp đã và vẫn là rất lớn.

Khóa học “Tiếng súng” được tổ chức vào tháng Mười một năm 1918. Từ năm 1919 đến năm 1928 tổng cộng có 4.000 cán bộ chỉ huy, trong đó có 505 trung đoàn trưởng, đã tốt nghiệp khóa học này. Trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại, khóa học này đã đào tạo cho Quân đội Liên Xô hơn 20.000 trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bộ binh.

Tháng Tám năm 1927, sau khi tốt nghiệp khóa học. A. M. Va-xi-lép-xki lại trở về trung đoàn 143. Lúc này, tư lệnh bộ đội quân khu Mát-xcơ-va là B. M. Sa-pô-sni-cốp, sau này là Nguyên soái Liên Xô, tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên Xô. Trong một thời gian dài, A. M. Va- xi-lép-xki và B. M. Sa-pô-sni-cốp đã cùng làm việc trong những điều kiện rất khác nhau, đôi khi hết sức phức tạp. B. M. Sa-pô-sni-cốp lớn tuổi hơn Va-xi-lép-xki. có nhiều kinh nghiệm hơn, và hơn ai hết, đồng chí là người có ảnh hưởng rất lớn đến Va-xi-lép-xki, đã truyền lại cho Va-xi-lép-xki những kinh nghiệm và kiến thức quân sự phong phú của mình.

Cuộc đời của B. M. Sa-pô-sni-cốp là cuộc đời của nhiều người đã tham gia quân đội cũ mà sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại họ đứng ngay về phía nhân dân. Trước Cách mạng tháng Mười vĩ đại không lâu, B. M. Sa-pô-sni-cốp là đại tá chỉ huy trung đoàn Mên-grê-li-a, sau đó, vào tháng Chạp năm 1917 thì được bầu làm sư đoàn trưởng sư đoàn Cáp- ca-dơ.

Tháng Năm năm 1918, Sa-pô-sni-côp tự nguyện gia nhập hàng ngũ Hồng quân và làm công tác tác chiến quan trọng trong các bộ tham mưu của Hội đồng quân sự tối cao, của Bộ dân ủy quân sự U-crai-na, còn từ mùa thu năm 1919, đồng chí làm việc trong bộ tham mưu dã ngoại của Hội đồng quân sự cách mạng của nước Cộng hòa.

Trong những năm nội chiến, B. M. Sa-pô-sni-côp đã trở thành một cán bộ tham mưu - tác chiến tầm cỡ lớn và là một nhà lý luận quân sự có tài. Đồng chí đã viết nhiều cuốn sách quan trọng và rất hay như: “Kỵ binh”, "Trên sông Vi-xla" và một cuốn sách gồm ba tập “Bộ óc của quân đội". Cuốn sách này đã khái quát kinh nghiệm công tác và nghiên cứu vai trò của các Bộ Tổng tham mưu của quân đội các nước khác nhau. Trong những năm sau này, Nguyên soái Liên Xỏ B. M. Sa-pô sni-cốp đã giữ những trọng trách trong Hồng quân. Trong một thời gian dài, đồng chí là tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #273 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:17:14 pm »

Sau B. M. Sa-pô-sni-côp, I. P. U-bô-rê-vích được chỉ định làm tư lệnh quân khu Mát-xcơ-va. Nguyên trước là thiếu úy của quân đội Sa hoàng, trong những năm nội chiến, đồng chí đã tỏ rõ là một trong những cán bộ chỉ huy quân sự xô-viêt rất có năng lực. Đồng chí là người có nhiều kinh nghiệm về quân sự và về công tác Nhà nước, có tài tổ chức bộ đội chiến đấu và huấn luyện tác chiến.

Chẳng bao lâu sau, U-bô-rê-vích đến thăm sư đoàn 48. Chuyến đi thăm của đồng chí rất bổ ích. Đồng chí yêu cầu tiến hành huấn luyện chiến đấu phải thật sát với những điều kiện chiến đấu thực tế. Đồng chí khuyên đội ngũ cán bộ chỉ huy phải có thái độ nghiêm khắc hơn đối với việc hoàn thiện trình độ kiến thức của mình và vận dụng toàn diện những kiến thức đó vào thực tế công tác.

Vào cuối tháng Mười một năm 1928, theo chỉ thị của I. P. U-bô-rê-vích, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm trung đoàn trưởng trung đoàn 144 cùng thuộc sư đoàn này, để trong thời gian ngắn có thể đưa trung đoàn này thoát khỏi tình trạng yếu kém. Nhiệm vụ này đã được A. M. Va-xi-lép-xki hoàn thành thắng lợi. Vào mùa thu năm 1929. trong một cuộc kiểm tra, trung đoàn bộ binh 144 đã đứng đầu sư đoàn. Còn trong các cuộc diễn tập mùa thu của quân khu, trung đoàn cũng được đánh giá thuộc loại xuất sắc.

Vào những năm đó, trong Hồng quân có cuộc cải tổ về kỹ thuật. Bộ binh được trang bị vũ khí mới. Cùng với bộ binh, kỵ binh, pháo binh, thì bộ đội ôtô - thiết giáp - xe tăng cũng được tích cực tách ra thành một binh chủng độc lập. Lúc đó, lần đầu tiên trong Hồng quân công nông thành lập lữ đoàn cơ giới và vào năm 1932 thì lần đầu tiên trên thế giới có quân đoàn cơ giới.

Vũ khí và phương tiện kỹ thuật chiến đầu mới đã đòi hỏi phải xem xét lại một số nguyên tắc về nghệ thuật quân sự. Trong số cán bộ chỉ huy cấp cao của Hồng quân công nông, nhiều nhà hoạt động quân sự lớn như M. N. Tu-kha-tsép-xki và một số người khác là những người đề xướng công tác quan trọng và phức tạp này.

V. K. Tơ-ri-an-đa-phi-lôp, tác giá cuốn sách đề cập các phương pháp sử dụng bộ đội được trang bị kỹ thuật chiến đấu mới nhất, đã mở đầu việc nghiên cứu lý luận chiến dịch theo chiều sâu. Lý luận chiến dịch theo chiều sâu coi việc đồng loạt phá tan tuyến phòng thủ của địch trên toàn bộ chiều sâu của nó là cách hoàn toàn tiêu diệt lực lượng địch. Việc nhanh chóng chọc thủng tuyến phòng thủ và tiến vào địa bàn tác chiến ở hậu phương địch được bảo đảm bằng cách sử dụng không quân và các đơn vị đổ bộ đường không.

V K. Tơ-ri-an-đa-phi-lốp giũ chức vụ quan trọng trong Bộ Tổng tham mưu Hồng quân công nông. Khi đến các đơn vị, đồng chí thường gặp gỡ và nói chuyện lâu với A. M. Va-xi-lép-xki. Những cuộc gặp gỡ và nói chuyện này đã có tác dụng đối với việc hình thành tư duy tác chiến của A. M. Va-xi-lép-xki, việc nắm vững phương thức tiến hành trận đánh hiện đại và những nguyên tắc hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng khác nhau.

Mùa xuân năm 1931. A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định công tác tại Cục huấn luyện chiến đấu của Hồng quân công nông. Công tác ở cương vị mới đã lôi cuốn Va-xi-lép-xki, và đồng chí đã đem toàn bộ sức lực và khả năng của mình để hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng của Cục. A. M. Va-xi-lép-xki đã làm tại Cục huấn luyện chiến đấu đến cuối năm 1934 và công tác này đã giúp đồng chí rất nhiều trong việc hoàn thiện trình độ kiến thức về tham mưu.

Tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng thì việc giải quyết các vấn đề bảo vệ đất nước càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng hơn. Sau khi Nhật Bản chiếm Mãn Châu thì xuất hiện lò lửa chiến tranh mới ở châu Á. Chủ nghĩa phát-xít, cầm đầu là Hít-le, lên nắm quyền ở Đức. Các vụ khiêu khích vũ trang trở nên thường xuyên hơn trên các đường biên giới của Liên Xô. Báo chi phản động phương Tây làm rùm beng về cái gọi là “cuộc viễn chinh thập tự quân chống chủ nghĩa bôn-sê-vích".

Cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận gắn liền với việc sử dụng những phương tiện chiến đấu mới, trong các quân khu, các tập đoàn quân, các binh đoàn và binh đội thường xuyên tiến hành các cuộc huấn luyện và diễn tập để kiểm tra những kết luận và những nguyên lý có tính chất lý luận vạch ra những thiếu sót và áp dụng những, biện pháp để khắc phục chúng, trong đó có cả việc ngày càng làm tốt hơn cách lựa chọn và bố trí cán bộ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #274 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:18:47 pm »

Năm 1934, do cần thiết phải hoàn thiện công tác huấn luyện chiến đấu ở quân khu Pri-vôn-giê, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm trưởng phòng huấn luyện chiến đấu ở đó.

Trên cương vị mới, A. M. Va-xi-lép-xki đã làm việc rất say sưa và sáng tạo. Năm 1935 có cuộc đi dã ngoại (lúc bấy giờ, cuộc diễn tập tác chiến được gọi như vậy) của bộ chỉ huy và bộ tham mưu quân khu Pri-vôn-giê trên lãnh thổ quân khu Bê-lô-ru-xi-a, mà ở đây, A. M. Va-xi-lép-xki có thể tự kiểm tra mình với tư cách là một cán bộ tác chiến.

Ngày 22 tháng Chín năm 1935, chế độ quân hàm được thực hiện trong quân đội và hải quân. Do đó, vào năm 1936, A. M. Va-xi-lép-xki được phong quân hàm “đại tá", và vào mùa thu năm ấy được cử đến học tại Học viện của Bộ Tổng tham mưu. Trong quá trình học tập, các học viên nghiên cứu nghệ thuật tác chiến, trước tiên là việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch của tập đoàn quân.

Khóa học chú ý nhiều đến phương pháp tiến hành các cuộc diễn tập quân sự và những cuộc tập trận chỉ huy - tham mưu trong điều kiện dã ngoại với các phương tiện thông tin liên lạc. Các học viên nghiên cứu phương tiện kỹ thuật chiến đấu mới, cũng như các môn lịch sử, chiến thuật và công tác quản lý. Trong quá trình học tập, việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho các học viên có một ý nghĩa quan trọng.

Mặc dù đa số học viên đều đã có kiến thức và kinh nghiệm quân sự, nhưng Học viện của Bộ Tổng tham mưu đã giúp đỡ họ rất nhiều để bổ sung và hệ thống hóa kiến thức, mở rộng tầm mắt về quân sự, tạo điều kiện để họ hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ quan trọng mà sau này nhiều học viên đã đảm nhiệm trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Từ ngày 1 tháng Sáu đến 15 tháng Bảy năm 1937, học viên được nghỉ phép, và sau đó, tất cả được cử đi thực tập hai tuần trên các chiến hạm của Hải quân. Nhóm của A. M. Va-xi-lép-xki được cử đến Hạm đội Ban-tích, ở đây học viên tìm hiểu các loại chiến hạm khác nhau, khả năng chiến đấu của chúng, cách tổ chức việc phục vụ trên tàu và một loạt vấn đề khác.

Sau khi kết thúc đợt thực tập ở Hải quân, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức cho các học viên một cuộc diễn tập tham mưu quy mô lớn, với các phương tiện thông tin liên lạc, trên phần lãnh thổ gần biên giới thuộc quân khu U-crai-na, nhằm mục đích nắm vững chiến dịch tiến công của phương diện quân và tập đoàn quân.

Khóa học sắp kết thúc thì vào cuối tháng Tám năm 1937, một điều bất ngờ đến với A. M. Va-xi-lép-xki là đồng chí được lệnh phụ trách khoa hậu cần của Học viện của Bộ Tổng tham mưu. Về mặt tổ chức, khoa này thuộc khoa nghệ thuật tác chiến. Một tháng sau, điều bất ngờ nữa là đồng chí được chuyển lên làm việc tại bộ máy của Bộ Tổng tham mưu.

Và đến tháng Mười thì A. M. Va-xi-lép-xki được Bộ trưởng dân ủy quốc phòng chỉ định làm trưởng phòng thuộc Bộ Tổng tham mưu, phụ trách việc huấn luyện tác chiến cho cán bộ chỉ huy cao cấp của Hồng quân. Lúc đó, tất nhiên, A. M. Va-xi-lép-xki không thể biết rằng tại Bộ Tổng tham mưu, mình sẽ phải làm bao nhiêu năm đấy công tác rất phức tạp và hệ trọng, có lẽ đây là công tác khó khăn nhất trong cuộc đời của mình.

Công tác ở Bộ Tổng tham mưu đòi hỏi Va-xi-lép-xki phải thường xuyên hoàn thiện trình độ chuyên môn của mình, rèn luyện tính đòi hỏi cao đối với bản thân trong việc thực hiện những nhiệm vụ phúc tạp, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng của đất nước.

Hầu như trong suốt ba năm, A. M. Va-xi-lép-xki đã phụ trách các vấn đề huấn luyện tác chiến, tạo cơ sở cho việc tổt chức, chuẩn bị và tiến hành những chiến dịch quy mô lớn cỡ binh đoàn và liên đoàn. Về mặt này, Va-xi- lép-xki đã đạt được những kết quả khả quan nhất định, có vai trò đáng kể trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Vào tháng Năm năm 1940, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm phó cục trưởng, còn vào tháng Tám năm 1942 - làm cục trưởng Cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu kiêm phó tổng tham mưu trưởng. Ở những chức vụ này, đồng chí đặc biệt dành nhiều thời gian nghiên cứu khâu tác chiến của những biện pháp triển khai về mặt chiến lược các Lực lượng vũ trang Liên Xô ở các hướng Bắc, Tây - Bắc và Tây. Công tác này diễn ra trong quá trình bắt đầu có các hoạt động chiến đấu, mà trong những tháng đầu tiên của chiến tranh, chúng hết sức bất lợi đối với Hồng quân.

Tháng Năm năm 1942, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm tổng tham mưu trưởng, và từ tháng Mười năm đó, kiêm thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng của Liên Xô.

Khi giữ chức tổng tham mưu trưởng, A. M. Va-xi-lép-xki phụ trách việc lập kế hoạch và vạch ra những chiến dịch quy mô rất lớn của các Lực lượng vũ trang Liên Xô, chỉ đạo việc giải quyết những vấn đề quan trọng nhất nhằm bảo đảm cho mặt trận mọi thứ cần thiết. Đồng chí đã góp phần to lớn vào việc phát triển nghệ thuật quân sự Liên Xô.

Trong những năm chiến tranh, được sự ủy nhiệm của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, Va-xi-lép-xki đã nhiều lần đến các phương diện quân để phối hợp hoạt động trong các chiến dịch có tính chất chiến lược, chẳng hạn, trận đánh Xta-lin-grát, trận đánh Cuốc-xcơ và nhiều trận đánh khác. Tháng Hai năm 1945, trong quá trình chiến dịch tiến công Đông Phổ, Va-xi-lép-xki được chỉ định làm tư lệnh Phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3. Dưới sự chỉ huy của đồng chí, bộ dội phương diện quân đã kết thúc việc đánh bại quân Đức ở Đông Phổ và chiêm thành phố - pháo đài Cơ-ních-be (hiện nay là thành phố Ca-li-nin-grát).

Mùa hè năm 1945, A. M. Va-xi-lép-xki, với tư cách là Tổng tư lệnh bộ đội Liên Xô ở Viễn Đông, chuẩn bị và tiến hành chiến dịch có tính chất chiến lược ở Mãn Châu, kết quả là đã đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật và Nhật Bản buộc phải đầu hàng.

Sau chiến tranh. A. M. Va-xi-lép-xki đảm nhiệm các chức vụ: tổng tham mưu trưởng và bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang, nhiều lần được bầu làm đại biểu Xô-viết tối cao Liên Xô. Đồng chí hai lần là Anh hùng Liên Xô, hai lần được tặng Huân chương chiến thắng, tám Huân chương Lê-nin và nhiều huân chương, huy chương khác, trong đó có 14 phần thưởng của nước ngoài. A. M. Va-xi-lép-xki mất vào tháng Chạp năm 1977 và được an táng ở Mát-xcơ-va, tại Quảng trường Đỏ.

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM