Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:10:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh Ngạn  (Đọc 50254 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 09:07:24 am »

KẾ HOẠCH NAVA THẤT BẠI

Ngót nửa tháng sau tiến công đợt Một, ngày 30-3-1954, quân ta tiến công đợt Hai vào phía đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hai cứ điểm quan trọng là A1 và C1, sau mấy ngày đêm chiến đấu gay go, quyết liệt, ở cả hai đồi ta đều mới chiếm được một nửa, song vẫn là thắng lợi quan trọng. Bộ chỉ huy ta cho củng cố và xây dựng trận địa, xiết chặt vòng vây, đánh lấn, bắn tỉa, khiến phạm vi phòng ngự của địch thu hẹp, tiếp tế khó khăn. Địch giữ được một nửa song đã ở vào thế phải cố thủ.

Ngày 1-5, ta tiến công đợt Ba, tiếp tục chiếm hoàn toàn hai cứ điểm A1 và C1, rồi chuyển sang tổng công kích, diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm, bắt bộ chỉ huy quân sự của tướng Đờ Cát. Trước đó chúng định tháo chạy sang Thượng Lào, nhưng sợ không thoát, đành chịu ra hàng ngày 7-5.

Chiến thắng Điện Biên Phủ khiến Kế hoạch Nava, kế hoạch “Cứu nước Pháp” bị vỡ. Nava không giữ được như dự định là 18 tháng, mà mới được một năm đã phải “về vườn”. Chính phủ Pháp cử tướng Êly sang thay Nava.

Anh Ngạn vui mừng trước chiến thắng lớn, đứng ngồi không yên. Đúng lúc này, anh Khai sang làm việc. Anh Ngạn vồ lấy hai vai người đồng chí, hồ hởi nói: “Nava thất bại rồi! Chúng ta lại chuẩn bị đối phó với viên tướng khác!”.

Anh Khai báo cáo ngắn gọn  về chiến công Tả Ngạn phối hợp với đợt Hai, đợt Ba tiến công Điện Biên Phủ: - Đánh đổ bốn đoàn tàu, 56 toa, phá nhiều xe (có một xe tăng), diệt 12 tiểu đoàn, phá nhiều đoạn đường 5, đường sắt, gây đình trệ vận tải nhiều lần, có lần ba ngày liền.

Vào thời gian này, địch còn cho GM 5 từ Hữu Ngạn sang Thái Bình, cùng GM 8 càn ở Duyên Hà, rồi lần lượt sang Tiên Hưng, Đông Quan, Vũ Tiên, bị các lực lượng vũ trang ta đánh 19 trận, trong đó có trận phục kích do Tiểu đoàn Đồng Mít (Trung đoàn 64) cùng du kích địa phương đánh ở Thượng Ngạn, loại khỏi vòng chiến gần 30 tên địch. Hai GM trên vẫn còn ở Tả Ngạn, có khả năng chúng càn tiếp sang Hưng Yên.

Anh Ngạn nhận xét: - Hai đợt này Tả Ngạn lập công không giòn giã bằng đợt Một. Rồi anh truyền đạt nhiệm vụ Hè 1954 do Bộ tổng tư lệnh giao cho quân dân Tả, Hữu Ngạn sông Hồng: “Phải giữ vững và tăng cường hoạt động ở đồng bằng. Dùng một bộ phận bộ đội chủ lực luân lưu phối hợp với  bộ đội địa phương và dân quân du kích tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; chống càn quét, chống bắt lính; nắm vững tình hình để khi có cơ hội thì khuếch trương thắng lợi kịp thời, đồng thời tranh thủ chấn chỉnh và tăng cường lực lượng; củng cố và tập trung lực lượng ở đồng bằng”.

Anh Khai báo cáo về bố trí lực lượng chủ lực trong tình hình mới: Trung đoàn 42 và một bộ phận của Trung đoàn 50, cùng bộ đội Hưng Yên và một đại đội của Thái Bình bám đường 5, đường sắt. Trung đoàn 64 cùng bộ đội tỉnh, huyện bám địa bàn Thái Bình. Một bộ phận của Trung đoàn 50 cùng bộ đội địa phương bám địa bàn Kiến An và đường 10.

Hiện nay địch vẫn cố giữ các đồn đóng theo các trục đường giao thông kể trên để ứng cứu nhau cho tiện, và giữ liên lạc giữa các thị xã với Hải Phòng, Hà Nội. Ta đang ra sức bao vây những đồn còn lại trong khu du kích, bức chúng phải rút dần. Ở Hưng Yên, đồn Cống Tráng phải xin du kích cho phép ra lấy nước ăn uống. Đồn Phố Giác gọi hai máy bay phóng pháo yểm hộ cho trực thăng xuống lấy xác lính chết. Các đồn Cầu Tràng, Đào Viên, lính phải bò ra sân kéo cờ, sợ bị bắn tỉa. Ở Kiến An có phong trào thi đua “nhốt địch trong đồn”, du kích đào hào, đem chông mìn vào đặt sát cổng đồn, bắn tỉa khi địch ló ra. Địch phải dùng ba tiểu đoàn địa phương quân dến giải vây cho lính đồn Tây Am rút về Đông Tạ. Sau đó lại phải dùng một lực lượng khác đến giải vây để Đông Tạ rút, bị loại khỏi vòng chiến gần 200 tên…

Anh Ngạn yêu cầu tiếp tục phát triển mạnh những hoạt động như vậy. Rồi anh nói: - Hoạt động Đông - Xuân 1953-1954 mở rộng trên nhiều mặt trận ở toàn Đông Dương, thời gian dài, phối hợp nhịp nhàng, kết quả rất to lớn, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, phá tan “Kế hoạch Nava”, phá nỗ lực chiến tranh của cả Pháp và Mỹ. Chiến thắng Đông - Xuân này còn mở đương cho chúng ta đấu tranh ngoại giao. Ngày 7-5, ta chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Ngày 8-5, hội nghị Giơnevơ sau những ngày địch dùng dằng, nấn ná, đá phải họp phiên toàn thể lần thứ nhất; phai đoàn Chính phủ ta vào hội nghị với tư thế người chiến thắng. Song việc bàn bạc trong hội nghị này chưa phải đã xuôi chảy nhanh chóng. Ta còn phải chiến đấu ở chiến trường để làm áp lực cho hội nghị đó diễn biến theo hướng có lọi cho ta. Chiến trường chính bây giờ là ở đồng bằng, nơi có Hà Nội, Hải Phòng. Mấy lần vào đánh Bắc Kỳ, giặc Pháp đều phải qua đây, một cái đầu cầu quan trọng của chúng. Cách đây gần trăm năm, vài trăm tên lính Pháp trên mấy chiếc tàu buồm vào Hải Phòng, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc nước ta. Tám năm trước đay, 15.000 quân Pháp cũng dùng Hải Phòng làm đầu cầu, làm đất đứng, mở rộng cuộc xâm lược Bắc Bộ. Và sắp tới, chúng sẽ qua Hải Phòng để rút khỏi miền Bắc. Do đó, những vùng phụ cận Hải Phòng, Hà Nội và các đường giao thông, là nơi chúng sẽ co cụm lại, và ta còn phải chiến đấu. Ta cần tiêu hao, tiêu diệt địch, chống càn quét; đặc biệt là chống bắt lính và làm tan rã ngụy quân, làm cho quân số của địch giảm nhanh. Âm mưu của Pháp “Giữ gìn quân đội là chủ yếu”, để rồi giữ từ vĩ tuyến 18 trở vào Nam Bộ. Với ý đồ ấy, chúng sẽ rút khỏi đồng bằng Bắc Bộ, trước tiên là rút gọn vào Hải Phòng, Hà Nội. Sau đó, nếu bị ép mạnh, chúng sẽ bỏ Hải Phòng. Chúng sẽ rút theo cả người và của của ta. Ta có nhiệm vụ phải giữ những thứ đó. Đồng thời phải đề phòng chúng kéo dài chiến tranh theo âm mưu của Mỹ. Có thể chúng  vẫn ngoan cố giữ vùng đồng bằng này, và ta vẫn phải đánh chúng ở đây. Phải đánh để hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao ở Giơnevơ, để chúng có lui vào vĩ tuyến 18 hay 17 thì cũng đã yếu thêm phần nữa…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 09:09:45 am »

ANH MIÊN HI SINH

Anh Khai đến rất sớm, gặp anh Ngạn, báo cáo một tin đau thương: “Đêm 1-5-1954, anh Miên họp ở Việt Bắc trở về, vượt đường 5, quãng đồn Cầu Ghẽ (Hải Dương) bị địch phục kích, đã hi sinh cùng hai đồng chí bảo vệ”. Anh Ngạn nhìn chăm chăm vào gương mặt buồn rầu của anh Khai như muốn hỏi: - Sao lại có thể như thế được? Anh Khai cúi đầu giấu giọt nước mắt. Anh Ngạn vẫn không nói nên lời, cứ nhì trân trân vào một điểm trong khoảng không, nhớ người đồng chí bao năm đồng cam cộng hổ.

Tôi lặng lẽ cúi đầu. Trong chiến đấu, tin vui nhiều, tin buồn cũng không ít. Lúc này, tin chiến thắng rất lớn, và không ngờ tin buồn cũng rất xót xa. Tôi nhớ anh Miên, một người yêu nước, trung thành với Đảng với dân. Một người sống chân thực, khiêm nhường, chan hòa với đồng đội, nói ít làm nhiều, được anh em yêu mến, cấp trên tin cậy. Thế mà đang lúc chiến trường nhiều chiến thắng thì anh hi sinh.

Rồi anh Ngạn hỏi cặn kẽ về tình huống bị địch phục kích. Anh Khai tường thuật theo lời đồng chí Cung, một người bảo vệ anh Miên. Khi qua đường 5, Cung đi trước trinh sát. Bốn về vắng lặng, Cung làm ám hiệu cho anh miên cùng hai bảo vệ vượt đường. Lúc này địch mới nổ súng, ba đồng chí ngã ngay. Cung rút nhanh vào cơ sở không xa nơi đó. Hôm sau, cơ sở ta theo dõi không thấy thi hài ba đồng chí bị hại. Có thể địch đem mai táng đâu đó, liền bí mật tổ chức tìm kiếm.

Cơ sở vin đường phối hợp với trinh sát tìm chưa ra. Chỉ biết là bọn ở đồn Cầu Ghẽ phục kích, không rõ chúng mai táng ở đâu.

Anh Ngạn cùng chúng tôi phán đoán: - Có thể địch mai táng thi hài đâu đó, không để lộ dấu tích.. - Cũng có thể cả ba người còn sống, chúng đưa đi xa đẻ rồi khai thác tài liệu… Anh Ngạn bứt rứt lo âu về chuyện này. Anh lặng lẽ đi đi lại lại trong vài gian nhà hẹp và vắng lặng. Một lúc lâu, anh nói với anh Khai: - chúng ta cần qua tâm đầu đủ đến việc tìm tung tích anh Miên, càng sớm càng hay. Đồng thời lựa cách báo tin buồn cho chị Miên và gia đình… Ngừng một lúc, nén xúc động, anh nói như cho mình nghe: - Anh Miên chỉ hơn mình vài tuổi; con gái anh con quá nhỏ… Rồi anh lại nhìn thẳng vào anh Khai: - Cần có kế hoạch đánh mạnh để phát huy chiến thắng Điện Biên và trả thù cho các đồng chí mình. Địch thua trên ấy thì chúng sẽ xuống càn quét dưới này, ta phải quyết đánh!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:50:28 am »

CHÚNG NÓ, CHÓ ĐEN GIỮ MỰC

Báo Cứu quốc Tả Ngạn liên tiếp đăng tin trang nhất:

- Hưng yên phát động chiến dịch “ngụy vận”. Huy động hầu hết gia đình ngụy binh, lần lượt lên các đồn bốt thăm hỏi và vận động chồng con về, làm đơn xin giải ngũ. Có vụ 209 gia đình ngụy binh cùng 3000 dân vào quận lị Văn Giang đòi chồng con, yêu cầu thương lượng hòa bình, quận trưởng phải lánh mặt, cử người ra nhận đơn. 205 gia đình ngụy binh ở Mỹ Hào kéo vào quận đòi chồng con, quận trưởng phải nhận sẽ giải quyết. 368 gia đình ngụy binh cùng hàng nghìn dân ở bốn huyện nam Hưng Yên kéo vào thị xã đấu tranh. Địch cho lính ra ngăn chặn, bắt nhiều người. Bà con kiên trì đấu tranh từ sáng đến chiều, buộc chúng phải tha những người bị bắt.

- “Hưng Yên đánh mạnh ở đường 5, đường sắt’. Ba ngày cuối tháng 5-1954, bộ dội huyện Văn Lâm đánh đổ ba đoàn tàu địch, diệt một đại đội địch tại Hành Lạc. Thêm bốn đoàn tàu nữa bị đại đội Vũ Hổ lật đổ ở Khuyến Thiện, Đại Từ, Đông Mai, Lạc Đạo, cháy 270.00 lít xăng. Bộ đội bốn huyện phía nam tỉnh bức rút ba đồn, loai khỏi vòng chiến năm đại đội, bắn đắm sáu ca nô.

- “Hải Dương, cuối tháng 5-1954, đội S.20 và du kích Kim Thành, Cẩm Giàng lật sáu đầu tàu và 32 toa xe, phá 33 xe quân sự (có 5 xe tăng)”. Hàng vạn lượt người phá đường 5, đướng sắt. Ở Cầm Giàng, Bình Giang có 18 cuộc nhân dân đấu tranh, lôi cuốn 1.168 ngụy binh tham gia, tỏ ý không đi làm bia đỡ đạn. Tại dinh tỉnh trưởng, hàng nghìn phụ nữ nội thị va bốn huyện phụ cận kéo đến đấu tranh liền hai ngày, đòi chồng con về với gia đình.

- “Thái Bình, hơn 2.000 người đấu tranh tại dinh tỉnh trưởng”. Đoàn biểu tình đòi chồng con, đòi tiền tử tuất, đòi thả 97 thanh niên bị bắt ở An Tập. Mặt khác, nhân dân trao truyền đơn binh vận tới 90% lính ngụy và 80% số gia đình, thân nhân họ. Phong trào bõ ngũ ngày càng thêm mạnh. Một đại đội ngụy ở Tân Đệ tan rã. Ở Thư Trì có xã một ngày đón 70 hàng binh. Thị xã Thái Bình cũng nổi lên dư luận đòi thương lượng hòa bình. Cũng dịp này, các lực lượng vũ trang ở Thái Bình diệt và bức rút 13 đồn, ra sức bao vây các đồn còn lại. Thế nhưng thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí vẫn về thúc giục tỉnh trưởng Thái Bình bắt lính, đưa thanh niên có học vấn vào trường sĩ quan.

Anh Ngạn đọc mấy tờ báo rồi hỏi tôi: - Đến lúc này mà chúng nó còn ngoan cố, thúc giục bắt lính, đưa người đi học trường sĩ quan. Đúng là chó đen giữ mực. Mọi điều cảnh giác của chúng ta là không thừa. Báo chí, truyền đơn của chúng ta lúc này càng phải được tăng cường để vạch trần mọi mưu mánh của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:51:04 am »

QUẲNG “DÉP” QUA SÔNG HỒNG

Tình hình biến chuyển rất nhanh. Hạ tuần tháng 6-1954, anh Ngạn nhận được điện triệu tập lên họp Trung ương. Tôi và đồng chí Thứ chuẩn bị đi với an.

Ngay sau đó có điện của Bộ tổng tư lệnh: Địch sẽ rút khỏi Thái Bình và cả nam đồng bằng Bắc Bộ”.

19 giờ ngày 29-6, có tin chính thức: “Địch rút khỏi Thái Bình”. Hai tiểu đoàn Đồng Mít, Mao Chử thuộc Trung đoàn 64 cùng bộ đội huyện Tiên Hưng, Đông Quan và du kích các xã đánh địch rút trên đường 10.

11 giờ 30 phút cùng ngày, ta đánh ở ngã tư Gia Lễ, diệt và làm tan rã một tiểu đoàn địch. Máy bay, đại bác của địch dồn dập bắn phá, mở đường cho bọn còn lại chạy vào thị xã lúc 17 giờ. Sợ ta đuổi, chúng vội phá sập cầu Bo.

22 giò rưỡi, toàn bộ quân Pháp bất ngờ rời thị xã, rút theo ba hướng: đường 223, đường 10 và đường sông Trà Lý.

Tiểu đoàn Mao Chử vượt sông Trà Lỹ, cùng bộ đội tỉnh, huyện chặn đánh ở đường 223, làm tan rã một tiểu đoàn địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, xe cộ. Hai hướng kia địch chạy thoát.

Sáng hôm sau, 1-7, cờ đỏ sao vàng bay trên nóc dinh tỉnh trưởng ngụy quyền và khu nhà viện trợ Mỹ…

Được tin trên, anh Ngạn bảo tôi và Thứ đi xe đạp cùng anh tới thăm thị xã Thái Bình giải phóng..

Chúng tôi đi trên đường 10, nhìn những dấu vết của trận đánh cuối cùng: hơn chục xe tải lăn nghiêng, đổ ngược ở vệ ruộng, đại bác 105 chúc nòng xuống bùn hoặc hếch mũi ngửi nắng, bom khoét những hố loang lổ, tre pheo nhà cửa tan nát… Cầu Bo rơi một nhịp xuống giữa sông, nước lũ đầu mùa cuồn cuộn trườn qua.

Sang sông bằng đò ngang, chúng tôi theo anh Ngạn tới tòa tỉnh trưởng cũ. Anh Nguyễn Ngọc Trìu, đại diện tỉnh ủy Thái Bình, anh Nguyễn Sùng Lãm, trung đoàn trưởng trung đoàn 64, anh Đào Công Thoan, bí thư thị ủy ra đón bí thư Khu ủy, tay bắt mặt mừng.

Mọi thứ đều thiếu thốn.Anh Ngạn uống nước chè tươi, hồ hởi hỏi han nhiều điều. Anh không quên tỏ ý tiếc quân ta không kịp đánh địch ở hai hướng rút kia.

Anh Trịu quê ở Tiền Hải, hoạt động cách mạng thời tièn khởi nghĩa, 21 tuổi làm bí thư huyện đoàn thanh niên; 25 tuổi làm bí thư huyện ủy Tiền Hải, chỉ đạo bộ đội vào khu Đông Thành võ trang tuyên truyền. Lúc này được tỉnh đặc phái cùng ban chỉ huy Trung đoàn 64, chỉ đọ đánh địch giải phóng rồi tiếp quản thị xã. Anh Trìu báo cáo tóm tắt mấy nét cơ bản: - Tổ chức giải thích tám chính sách đối với vùng giải phóng: quản lí các công sở, thu dụng công nhân viên chức; tiếp nhận lính ngụy ra tình diện; kiểm kê tài sản các cơ quan, đơn vị… Nhân dân phấn khởi mừng thị xã giải phóng và chào đón bộ đội, cán bộ. Công chính, bưu điện, nhà thương… nhanh chóng trở lại hoạt động, giữ được trị an, đời sống nhân dân đỡ bị đảo lộn.

Anh Ngạn tỏ ra hài lòng trước những việc ban đầu làm được. Anh nói: - Đây là nơi bị địch chiếm sau rốt so với các thị xã ở Tả Ngạn, nhưng lại là nơi được giải phóng trước tiên. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, đi trước một bước là điều vinh dự. Song ta không chủ quan, còn Thụy Anh, Phụ Dực, hai huyện của Thái Bình bị địch ghép vào tỉnh Vĩnh Ninh, làm phòng tuyến bảo vệ Hải Phòng, chưa được giải phóng hoàn toàn. Thái Bình đã cử một số tiểu đoàn, đại đội tỉnh, huyện cùng các tỉnh bạn tiếp tục đánh địch ở phía đường 5… Ở đây, bộ đội 64 cùng bộ đội địa phương, du kích và dân quân tự vệ, cần làm tốt nhiệm vụ tiếp quản thị xã, giữ vững trị an, từng bước phục hồi và ổn định đời sống nhân dân…

Khi giải lao, đừng trên tầng hai nhà tỉnh trưởng cũ, nhìn quanh thị xã, anh Ngạn hỏi tôi: - Đâu là chỗ Trung đoàn 50 đập tan bộ chỉ huy trận càn “Con Trâu”? Nơi tướng quân Trần Lãm và ông Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa đóng quân ở đâu? Và nơi vua Ba Vành đánh phủ Bo chỗ nào?.. Rồi anh nói: - Đất nước mình, nơi nào cũng in đậm dấu tích chiến công.

Sau đó, tôi nói với anh Trìu: - Bí thư sắp lên Tuyên Quang họp Trung ương, anh xem có xe chờ đi được không?

Anh Trìu sốt sắng: Vừa thu được một xe “dép” của tỉnh trưởng ngụy, nhưng anh em ta không ai biết lái. Mấy hôm nay tạm dùng người lái cũ. Để chúng tôi liệu…

Rồi anh cho gọi người lái. Anh ta còn trẻ, hơi rỗ, miệng lóe răng vàng, mặc áo ngụy “đỉa vai”. Anh ta tỏ ra cảm phục. Anh Trìu hỏi: - Chúng tôi muốn đi một chuyến công tác xa. Anh đi lái được chứ?

Anh lái xe không đắn đo nhiều, có thể anh ta muốn đi với cán bộ một chuyến xa xem sao, cũng có thể anh ta muốn giữ thiện cảm với chính quyền mới, nên nhận lời. Anh ta nói ngay vào việc: - Xăng dầu ra phố mua được, nhưng đi xa, cần mang theo một cái lốp mới dự phòng.

Anh Trìu chợt nhớ trong số đồ quân dụng do địch để lại có lốp xe “dép”, anh vừa kí văn bản giao những thứ đó cho kho chiến lợi phẩm quân đội. Anh bảo tôi: Xin chính ủy cho giấy đến kho lấy lốp!

Ngay sau đó, anh Thứ mang thư của chính ủy sang gặp đồng chí đại úy phụ trách kho. Đồng chí đó xem thư rồi nói: - Tôi nhận lệnh nhập kho của anh Trìu kí. Nay cần lấy ra, cần có giấy của anh Trìu.

Nghe chuyện, anh Ngạn bảo anh Trìu: - Anh em kho giữ nguyên tắc thế là đúng!

Anh Trìu viết lệnh. Chúng tôi được cấp một cái lốp, nhưng vẫn băn khoăn về người lái xe. Ta không ai biết lái. Anh lái lưu dụng là người thế nào. Chẳng còn thì giờ để tìm hiểu lai lịch; không rõ anh ta tốt hay xấu, song chỉ xét trên một điểm: anh ta không theo địch mà ở lại với ta là được!

Lần này quân Pháp chưa rút khỏi Thụy Anh, Phụ Dực, còn phải đề phòng máy bay. Tôi sắp xếp để anh Ngạn ngồi ghế trước, cạnh người lái xe. Ghế sau, anh Trìu ngồi giữa, nhìn qua cửa kính hậu, quan sát phía sau. Tôi và anh Thứ ngồi hai bên quan sát tả hữu. Thấy máy bay thì báo dừng xe, nhảy xuống bệ ruộng.

Biết anh Triu cùng đi, anh Ngạn bảo: - Thế là phải, ít nhất là qua bến phà Tân Đệ. Đất nào có thổ công ấy!

Đường 10 gồ ghề, ổ gà, ổ trâu, anh lái xe cố ý né tránh cho xe đỡ xóc. Xe tới bến Tân Đệ thì sự không ngờ xảy ra. Phà cọc một chỗ, không có sào, chèo. Xe qua phà thường là của Tây, ngụy, nay chúng chạy hết, công nhân phà bỏ việc, đi đâu đó.

Làm thế nào để qua sông? Nỗi lo ập đến, nhất là với anh Trìu người đại diện của địa phương.

Vốn có tác phong gần dân, anh Trìu liền bước lại chỗ những người ngồi chơi ở bến. Nghe anh nói, họ hiểu ngay điều trắc trở. Họ liền góp mỗi người một ý. Rằng chỉ cần mượn hai chiếc thuyền loại vừa, dùng chão chằng lại với nhau thành con “phà ghép”. Vào nhà dân mượn cánh cửa gỗ đặt ngang làm “sạp phà”… Anh Ngạn và chúng tôi nghe thấy được. Anh Trìu liền “dân vận” những người ở bến giúp đỡ. Ngay sau đó các đồng chí cán bộ xã Bách Thuận đến phụ trợ.

Một lúc sau mượn thuyền, ghép “phà” xong, chúng tôi cùng dân cho xe “xuống phà” sang sông. Thứ và anh lái sang cùng với xe. Anh Ngạn, anh Trìu và tôi sang bằng thuyền khác.

Tới bến bên kia, anh Trìu tót lên, nhanh nhẹn vận động những người ở bến xúm lại khiêng xe “dép” đổ bộ. Bà con vui vẻ giúp ngay.

Anh lái nổ máy giòn giã. Chúng tôi cảm ơn những người dân và chào anh Trìu trở lại. Ngồi trên xe, anh Ngạn bảo chúng tôi: - Đồng bào Tân Đệ đã cùng ông Trìu quẳng “dép” qua sông Hồng.

Xe chạy sang thành phố Nam Định mới giải phóng. Anh Trần Danh Tuyên, bí thư tỉnh ủy ra chào đón. Anh Tuyên nói: - Cầu đường 1 bị địch phá hết khi chúng rút, ôtô chạy sao được! Trước tình huống đầy trắc trở, anh Ngạn bình thản bảo chúng tôi: - Thôi, ta lại đi xe đạp.

Tôi bảo người lái cho xe trở lại Thái Bình, rồi mượn xe đạp cơ quan anh Tuyên, tiếp tục đi Tuyên Quang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:51:45 am »

NHỮNG CHUYẾN ĐI VỀ CỦA ANH NGẠN

Anh Thứ kể: - Đường dây từ căn cứ Liên khu III sang Tả Ngạn và ngược lại, vắt ngang cả một vùng địch hậu Hà Nam xa rộng và lởm chởm những đồn bốt. Địch biết đây là đường đi lối về của ta nên tìm mọi cách ngăn chặn. Cái “dây” này vắt qua hai con đường liên huyện 21, 60 và quốc lộ 1. Cả ba đường này bị địch kiểm soát ngặt nghèo, đồn bốt rải dọc. “Dây” còn vắt qua mấy con sông loại trung là sông Châu, sông Đào, và con sông Hồng to rộng.

Có chuyến anh Ngạn sang căn cứ Liên khu III làm việc, theo lối Khoái Châu sang Nha Xá, qua sông Hồng rồi lội cánh đồng trũng Hà Nam. Cô giao liên thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn đi trước dẫn đường. Trời tối, anh Ngạn dõi bóng cô mà bước; tôi đi hậu vệ. Bỗng trời nổi cơn lốc, mây den kéo đến, tối sẫm. Cô giao liên thấp nhỏ chìm lẫn vào khoảng tối. Anh Ngạn và tôi không thấy bóng cô, vẫn phỏng chừng cố bước nên lệch hướng. Qua một quãng, anh bị thụt lầy, rút được chân này, thụt chân kia sâu hơn. Tôi bước gần lại, doãi chân chèo, dốc sức kéo anh lên, nước ướt tới bụng. Cô giao liên không thấy chúng tôi đi theo, vội trở lại tìm. Thấy bị thụt lầy, cô bảo: “Cá anh đi chệch, lộ phải hố bom đấy. Nông dân đã lấp nhưng đất còn lún thụt”.

Thoát vũng lầy, chúng tôi theo cô giao liên đi tới nửa đêm,vào nghỉ tại một cơ sở ở thôn Đô Lương. Hôm sau, năm giờ chiều, chị em bám đường làm tín hiệu “vượt”, chúng tôi kẻ trước người sau, lặng lẽ ra phía đường 1. Haỉ bên đường bị giặc đốt phá trống hoang trống huếch. Hai cái đồn lù lù ở hai đầu đoạn đường mà chúng tôi sẽ vượt, có vẻ như giặc dõi nhìn ra đây. Những người dân quen sống giữa những đồn bốt, thản nhiên qua lại, khiến chúng tôi tự tin hơn. Đúng lúc chúng tôi sang bên kia đường thì xe tăng địch vừa tới. Có lẽ việc của chúng không phải cản đường, nên sầm sập chạy thẳng. Bụi xộc mù mịt, anh em hít phải, có người hắt hơi.

Tới chỗ an toàn, anh Ngạn nhìn lại đoạn đường vừa qua rồi lầm bầm: “Hừ, mùi xăng khét lẹt!”.

Tới căn cứ, anh Ngạn vào họp Khu ủy - anh Thứ kể tiếp: - Tôi thấy văn phòng có cái máy thu thanh nhỏ, thích lắm. Tôi xin anh Lê Thanh Nghị cho đem về Tả Ngạn. Anh Nghị bảo: - Ở đây cũng chỉ có một máy, nhưng bên ấy xa Trung ương, cần hơn! Tôi mừng rỡ, gói ngay cái máy vào tay nải, đeo khư khư bên vai, “vật bất li thân” mà.

Họp xong, anh Ngạn hất hám, nhìn tôi: “Về!”. Anh khá bình thản, thư thái, sau mấy buổi làm việc khẩn trương, mưu lược, không nhàn nhã. Anh sắp trở lại cuộc hành trình gian nan chẳng kém gì ra trận. Đối với anh thì những việc đó đã thành quen, quá quen, chả phải bận tâm lo nghĩ nhiều.

Còn chuyện đi lại trong khu Tả Ngạn thì nhiều. Anh Thứ kể tiếp: - Một hôm anh Ngạn hẹn một đồng chí lãnh đạo tỉnh Hưng Yên tại đền làng Thọ Nham (Khoái Châu). Có quy định không thành văn bản nhưng được cả khu và tỉnh tuân thủ nghiêm cẩn: Hẹn ai người ấy đến, không cử người đi theo. Hẹn thì đến đúng ngày, không để ai bị lỡ. Vì thế anh Ngạn bảo tôi cùng qua sông Luộc, rồi đi bộ 30 kilômét.

Tới trạm liên lạc, tôi hỏi trạm trưởng mới hay: có triệu chứng sáng mai địch ở mấy đồn quanh Thọ Nham mở trận càn vào khu đó. Tôi đề nghị anh Ngạn: “Giặc càn xong hãy tới Thọ Nham”. Có léc lúc này anh ít nghĩ đến chuyện giặc càn; nghĩ nhiều đến việc đã hẹn thì phải đến. Anh không muốn mình sai quy ước, hỏi tôi: “Cậu cứ đưa mình đến đấy, giặc càn đã có hầm”. Tôi không thể mạo hiểm, đưa nghị quyết chi bộ ra chắn đỡ: “Chi bộ họp, anh đã nhất trí: khi ba người cùng đi thì theo đa số hai người. Khi di hai người thì cả hai nhất trí mới được đi”. Anh thấy tôi nói đúng, nhưng vẫn tỏ ra băn khoăn. Tôi hiểu ý, nói thêm: “Ai chả có khi lỡ hẹn, tại giặc chứ tại mình đâu”. Rồi tôi nghĩ đến chuyện giặc treo giải 10.000 Đông Dương để lấy đầu anh. Tôi nói vẻ kiên quyết: “Không đi khi giặc sắp càn!”. Có lẽ chưa bao giờ thấy tôi cứng cỏi như vậy, nên anh phát cáu… Tôi nín nhịn lui ra. Nhưng sau đó nguôi dần bực tức, anh nhất trí với tôi là ở lại Kim Đông một ngày, chờ giặc càn xong thì sang Khoái Châu.

Tối hôm sau, anh làm việc tại hậu cung đền Thọ Nham. Nếu anh đến sớm thì cũng không gặp đồng chí Hưng Yên. Họp xong, được việc, anh hài lòng bảo tôi: - Nhà cậu cách đây không xa, tranh thủ về thăm. Hai ngày có mặt! Tôi hả hê, đôi chân đánh nước mã hồi, không một giây chậm chạp. Anh còn kịp đưa khẩu súng lục cho tôi thay tiểu liên Tuyn kém phần kín đáo. Anh ở lại, ra thăm xóm bãi Phù Sa, Đại Tập.

Đúng hai ngày sau, tôi trở lại điểm hẹn. Anh Ngạn vỗ vai tôi bảo: - Lần trước cậu sai hẹn, chậm một ngày, tớ cho qua. Lần này sai thì… thiến làm quan hoạn! Tôi bật cười, anh cũng mủm mỉm.

Trên đường trở lại cơ quan, anh kể cho tôi nghe về chuyến thăm cơ sở quân y ở xã Đại Tập, huyện Khoái Châu. Huyện này thời nhà Nguyễn thường bị vỡ đê, dân đói, nhiều người bỏ nhà đi ăn xin, do đó có câu “Oai oái như dân phú Khoái xin ăn”. Năm 1950, giặc Pháp đánh chiếm, cả huyện này có 84 làng thì giặc đóng 86 đồn. Tỉnh Hưng Yên có ba đồn nổi tiếng giết người dã man, thì huyện này có một đồn Thiết Trụ.

Xã Đại Tập vốn là bãi nổi sông Hồng, ngoại đê. Khi giặc chiếm, chúng đóng hai đồn. Giữa năm 1950, bộ đội Khoái Châu đánh một trận tại xã này. Giặc mạnh dồn quân ta vào chùa Phù Sa. Hết đạn, quân ta dùng cả cây đèn, ống bương, đồ thờ ném giặc. Thế mà sau đó bộ đội và du kích nhổ cả hai đồn. Đại Tập cùng hai xã ngoại đê trở thành vùng du kích. Giặc chỉ đi trên đê cao nhòm xuống; tàu chiến, ca nô lượn phía sông nhòm lên. Rồi nơ này thành cơ sở cứu chữa, nuôi dưỡng thương binh liên tục mấy năm nay. Anh em được khiêng cáng về đây, dân cho nhà ở nhờ. Dân đào hầm bí mật ở vườn, ở cả gầm bàn thờ Phật, bảo vệ thương binh nặng. Hằng năm anh em lần lượt điều trị ở đây, nhiều người trở lại chiến trường. Có dạo thuốc men khan hiếm, anh em phải ăn khế chua để đỡ đau khi mổ xẻ; dùng cưa hỗ để cắt chân tay gãy. Thiếu bông băng, phải vặt rễ bèo bồng hấp sôi, phơi khô, băng bó vết thương, dùng cây nhọ nồi cầm máu, cây ngổ trâu nấu nước sát trùng… Gần đây, khó khăn, thiếu thốn đã giảm, nhưng thương binh, bệnh binh vẫn còn khổ lắm!

Kể đến đây, anh Ngạn nghẹn lời. Tôi nghĩ anh sẽ lại đến chỗ Ủy ban khu, bàn với anh Hách, kiếm tiền, kiếm thuốc cho thương binh. Anh tới đâu là nhìn ra điều đáng lo và việc cần làm…

Vẫn lời anh Thứ: “Mấy năm trong vùng địch hậu, anh Ngạn ở căn cứ Tiên - Duyên - Hưng, nhưng đặt chân đến cả chín huyện khác của tỉnh Thái Bình. Anh đến cả Thái Ninh, Thụy Anh vùng ven biển. Qua sông Luộc, tàu chiến ca nô rất cỏ thế bất chợt xộc đến, anh vẫn sang Thanh Miện, Bình Giang (Hải Dương), đến Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động (Hưng Yên). Anh đến đâu thì đồng chí Lê hoặc tôi cũng tới. Qua các con đường 10, 39, đồn giặc cắm dày, qua các bến Nhật Tảo, Yên Lệnh vượt sông Hồng, là những nơi địch lăm lăm xả các cỡ đạn vào thuyền đò ta. Anh Lê bị thương hai lần ở đường 10 và ven sông Trà Lý”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:52:21 am »

KHU ỦY HỌP Ở ĐÌNH LÀNG

Cuộc đấu tranh ở Hội nghị Giơnevơ kéo qua hai tháng 12 ngày kể từ lúc đoàn đại biểu ta chính thức vào dự phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Phải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 20-7-1954 mới kí kết được Hiệp định về đình chỉ chiến sự.

Đồng chí bí thư Khu ủy Tả Ngạn liền triệu tập Khu ủy họp mở rộng, bàn nhiệm vụ trước mắt.

Lần đầu tiên từ khi Pháp xâm chiếm vùng này, cuộc họp Khu ủy được mở tại ngôi đình làng Do (Quỳnh Côi), trong không khí hòa bình và thắng lợi. Đồng chí bí thư đọc báo cáo tình hình nhiệm vụ mới. Hòa bình lập lại nhưng tình hình miền Bắc vẫn rất phức tạp, kẻ địch thất bại nhưng vẫn còn âm mưu và hành động chống phá ta. Đảng và Chính phủ phải lo nhiều công tác mới, sông mấy việc nổi lên là tập trung chỉ đạo đấu tranh buộc Pháp rút quân đúng thời hạn; chống địch dụ dỗ, cưỡng ép nhân dân, nhất là đồng bào Thiên chúa giáo di cư vào Nam… Ở Tả Ngạn, công việc nặng nề hơn, vì có đường sắt, đường 5, cảng Hải Phòng, là nơi địch rút qua. Nhưng chúng chưa rút ngay, mà còn tạm trú, ít nhất là tỉnh Hưng Yên 80 ngày, nhiều nhất là thành phố Hải Phòng 300 ngày. Trong khi tạm tú, địch sẽ gây cho ta nhiều khó khăn, thiệt hại, nhưng ta phải tuân thủ hiệp định, không được đánh chúng mà chỉ đấu tranh ngăn chặn. Chúng sẽ giở trò chiến tranh tâm lí, tuyên truyền xuyên tạc, làm giảm giá trị thắng lợi của ta. Tiếp tục kìm giữ và bắt thêm ngụy binh theo chúng. Cài mạng lưới gián điệp của Pháp và của Mỹ, nhằm chống phá miền Bắc lâu dài và thi thố âm mưu mới từ vĩ tuyến 17 trở vào, v.v. Thế là đấu tranh từ thời chiến chuyển sang thời bình, từ dạng thức này chuyển sang dạng thức khác, không kém phức tạp, gay go…

Đồng chí bí thư tỉnh ủy Thái Bình phát biểu, nhất trí với ý kiến của bí thư Khu ủy, và báo cáo về việc địch rút chạy khỏi Thái Bình trước khi kí Hiệp định Giơnevơ 20 ngày. Quân địch ở 22 đồn bốt, séctơ thị xã chạy tán loạn theo ba hướng thủy, bộ ra phía sông Hồng, bị đánh đuổi ráo riết. Thế là hơn bốn năm, quân Pháp mở 6.349 trận và càn lớn nhỏ, bình quân mỗi ngày bốn trận, có 18 trận càn lớn từ 5.000 đến 20.000 quân. Để rồi lúc này chúng phải rút chạy trong vòng ba ngày, khi Hội nghị Giơnevơ đang còn tranh cãi.

Đồng chí bí thư tỉnh ủy Hưng Yên báo cáo: ở thị xã, ngụy quân hoang mang, ban chỉ huy ngán ngẩm, địch phải đưa sĩ quan Pháp về chỉ huy, không cho lính tiếp xúc với nhân dân. Đưa một tên phản động đội lốt Thiên chúa giáo về làm tỉnh trưởng, nhằm thực hiện âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân di cư. Hầu hết đồn bốt vi phạm hiện định, bắn đại bác vào ấp Dâu, bắn súng cối vào cánh đồng Đặng Cầu và Phố Hiến, cài 94 quả mìn ở Nhà Thành, Trại Mới, đốt 130 nóc nhà ở Cao Xá, Ngọc Đồng… Ta đẩy mạnh hoạt động ở thị xã, tuyên truyền ý nghĩa thắng lợi Hội nghị Giơnevơ, địch phải rút khỏi miền Bắc. Giải thích chính sách đối với hàng binh, tiếp nhận vũ khí, cấp giấy tờ cho họ về gia đình. Đang có nhiều ngụy quân bỏ ngũ.

Đồng chí bí thư tỉnh ủy Hải Dương báo cáo: địch dồn tụ về thị xã rất đông. Ngụy quyền các loại hàng nghìn tên từ các tỉnh khác kéo tới. Ngụy quân gồm lính của Bảo Đại, lính của Toà Giám mục Phát Diệm, lính “gamô” của tổng cướp giật của dân, bắt cóc người, tống tiền và đánh lẫn nhau tranh gái, tranh ăn… Ta vận động nhân dân chống lại những hành động vi phạm hiệp định của chúng.

Không giấu vẻ bực tức, anh Ngạn đứng lên, miệng nói, tay chém chém vào không khí: Phải kiện chúng tới Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến. Yêu cầu Ủy ban đó gặp bọn cầm đầu ở thị xã, cả Pháp lẫn ngụy, đòi chúng phải ngừng ngay những hành động vi phạm hiệp định. Bên cạnh việc hướng dẫn cho dân đấu tranh hợp pháp, trực diện, cần tổ chức viết bài đăng báo ở Hà Nội, tố cáo tội ác của chúng. Dùng người thân của ngụy quân, ngụy quyền vận động chồng con, anh em họ tham gia chống vi phạm hiệp định. Chúng ta có cơ sở pháp lí quốc tế, cần dựa vào đó để đấu tranh với chung. Bản chất đế quốc của chúng ở hoàn cảnh nào cũng thế, trước đây, hôm nay và sắp tới không có gì thay đổi, mà còn tệ hại thêm. Vi phạm hiệp định, tiếp tục gây tội ác, chúng sẽ càng bị nhân dân ta căm ghét, phản đối. Kinh nghiệm vận động quần chúng đấu tranh chính trị cần được vận dụng mạnh mẽ vào thời điểm này!

Anh Nguyễn Khai, thay mặt Bộ tư lệnh khu giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 42 chuẩn bị tiếp quản Hải Dương; Trung đoàn 50 chuẩn bị tiếp quản Hưng Yên. Một kế hoạch chi tiết về công tác tiếp quản được đề ra để từng bước thực hiện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:53:01 am »

CUỘC ĐẤU TRANH TIẾP DIỄN

Địch liên tiếp vi phạm hiệp định ở bắc Hưng Yên, nơi chúng chỉ được tập kết 80 ngày. Chúng bắn bị thương 17 người, bắt 66 người. Chúng móc nối với bọn thầy tu phản động, đẩy mạnh việc dọa dẫm giáo dân: “Ở lại miền bắc sẽ bị Việt Minh trả thù”; “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử”; “Hiệp định Giơnevơ không được Mỹ và Bảo Đại kí thì sẽ không được thi hành; “Đình chiến bảy tám tháng rồi lại có đánh nhau”… Chúng còn rải truyền đơn ở Yên Mỹ, dụ giáo dân ra Hải Phòng đón tàu vào Nam, rằng vào Nam sẽ được nước Mỹ giàu có giúp đỡ…

Đồng chí bí thư Khu ủy Tả Ngạn nghe ông Ngô Duy Đông, phụ trách Mặt trận Liên Việt khu, báo cáo tình hình trên. Trước đó, đồng chí cũng nhận được tin: Mỹ phái Hồng y giáo chủ Spenman - tổng tuyên úy trong quân đội Mỹ - sang Việt Nam tổ chức cuộc di cư cho giáo dân. Cùng lúc, Pháp cũng giở trò bịp, hải quân cho những chiếc tàu “ma quỷ” chập chờn ven biển khiến giáo dân lo sợ, tung hàng loạt những chiếc kính có khúc xạ lồng tranh Đức Mẹ, khiến người ta thấy Mẹ liếc mắt, nhếch miệng, rồi ngoa truyền là Mẹ hiện hình kêu gọi vào Nam.

Ông Đông báo cáo tiếp: - Tỉnh trưởng ngụy quyền Nguyễn Văn Phùng ở Hưng Yên câu kết với linh mục Đức (Xứ Bầu) linh mục Thập (xứ Cao Xá) cho rao giảng: “Chúa đã vào Nam, ai không theo chúa thì mất phần hồn, sẽ bị “rút phép thông công””. Linh mục Minh (xứ Lực điền) lập danh sách phát tiền cho người di cư… Do sợ hãi, một số giáo dân ở Bến Tàu, Cao Đường (thị xã Hưng Yên) phải bán nhà cửa rồi đi Hải Phòng. Giáo dân ở Ngọc Đồng phải dỡ nhà, phá đồ đạc trước khi đi. Bọn phản động ở Cao Xá chôn mìn trên đường làng, để giáo dân ra đi không dám trở về…

Hưng Yên là nơi địch sẽ rút sớm nên bọn phản động vội vã cưỡng ép giáo dân di cư. Đây là nơi địch cần làm mạnh để cho các nơi khác trong khu làm theo. Cuối tháng 7-1954, gần 5.000 giáo dân ở Ngọc Đồng, Hạnh Lâm, Ngô Xá (Kim Động) cùng linh mục Hiến ra đi. Xá Cao Xá có 93% giáo dân đi.

Ngay sau đó, đồng chí bí thư Khu ủy họp ban Thường vụ xem xét công tác chống dụ dỗ, cưỡng ép di cư, một việc đã được đề ra ngay sau khi có hiệp định đình chiến. Khu ủy đã có chỉ thị cho các tỉnh, các trung đoàn, vừa làm nhiệm vụ trước mắt vừa chống âm mưu di cư. Phải đẩy mạnh vận động, tranh thủ giáo dân, làm cho bà con thấy tội ác địch, phá hoại đời sống yên lành. Kêu gọi mọi người bám đồng ruộng quê hương, an tâm giữ đạo. Lập ban vận động tới tận các làng xã, gặp gỡ giáo dân hoặc đón trên các ngả đường bà con sẽ đi để khuyên bảo ở lại. Những ngời ở lại hoặc đi rồi trở lại, phải được giúp đỡ thiết thực để bà con yên tâm làm ăn… Song các hoạt động đó không phải ở đâu cũng có hiệu quả. Nay cần rút kinh nghiệm để làm cho tốt hơn. Cần lập thêm các tổ chống cương ép di cư, gồm các cán bộ Thanh Công Nông Phụ, và một số anh em bộ đội đã từng có kinh nghiệm bám đất bám dân thời địch tam chiếm, tỏa về các làng có đạo Thiên chúa, vận động nhân dân, ngăn chặn sự cưỡng ép trắng trợn của bọn phản động…

Dẫu vậy, tin cuối cùng đưa về: tỉnh Hưng Yên có 32.900 giáo dân thì bị cưỡng ép đi hơn hai phần ba. Ở tỉnh Thái Bình, Pháp cho tàu “há mồm” vào áp sát Cồn Đen đưa giáo dân ra biển. Gặp khi gió to biển động, đồng bào bị sóng cuốn chết nhiều. Bọn phản động nhân lúc Ủy ban Quốc tế về xem xét thi hành hiệp định ở thị xã Thái Bình, tập trung đến từ nửa đêm ở cửa Ủy ban tỉnh, để sáng mai gặp Ủy ban Quốc tế đòi di cư, vu cáo chính quyền “vi phạm điều khoản tự do đi lại”. Được đồng bào thị xã đi sát giải thích rõ ràng phải trái, những người tụ tập giải tán dần, ngay trong đêm ấy trở lại quê nhà.

Đồng chí bí thư Khu ủy nói với ông Ngô Duy Đông: - Không ngờ chiến tranh đã chấm dứt mà đồng bào vẫn đau khổ, chết chóc. Ta phải hết lòng hết sức cữu gỡ cho đồng bào. Còn nước còntát. Tin cho biết số đồng bào ra Hải Phòng, còn phải chờ tàu chở vào Nam. Ta tiếp tục vận động để những người đang ăn chực nằm chờ ở Hải Phòng trở về quê nhà, để tránh gặp tai họa khi xuống tàu vượt biển. Dân lương dân giáo đều là đồng bào ruột thịt của ta. Phải thương dân, bám dân để thuyết phục vận động đến cùng. Vạn bất đắc dĩ họ buộc phải ra đi, thì khi vào Nam họ sẽ dần dần hiểu ra ta có thiện ý, để trong cuộc đấu tranh mới, bà con nghiêng về phía ta, sẽ hiểu âm mưu địch và chống địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:53:38 am »

KHU 300 NGÀY ĐẦY PHỨC TẠP

Hải Phòng là nơi bọn Pháp tạm trú 300 ngày. Trước khi bỏ vùng đất cực kì quan trọng này, địch âm mưu làm mọi việc tệ hại cho ta, nhằm có lợi cho chúng. Ở đây có sự phối hợp ăn ý giữa Mỹ và Pháp, nhằm vơ vét người và của, chia chác với nhau khi rút vào trong vĩ tuyến 17. Pháp đưa viên tướng Vulác tới thay viên đại tá Nêmô chỉ huy vùng này. Việc chúng cần làm là nhằm âm mưu sau này đánh trở lại miền Bắc. Trước mắt là khiến ta gặp nhiều khó khăn: - Gây sự thiếu niềm tin trong dân ta về việc thi hành hiệp định; nếu được thì kéo dài thời gian ở lại Hải Phòng. - Củng cố mạng lưới gián điệp, tay sai phản động để bí mật chống ta. - Giữ vững và bắt thêm lính bổ sung vào số quân còn lại để đưa vòa Nam. - Dụ dỗ và cưỡng ép giáo dân di cư. - Phá hoại hoặc cướp tài sản, máy móc, tài liệu của thành phố, để khi ta vào tiếp quản thì mọi nhà máy, công sở, bệnh viện… không hoạt động; sản xuất và đời sống tê liệt.

Với âm mưu hất cẳng Pháp để nhảy vào Việt Nam và Đông Dương, Mỹ không coi nhẹ những việc cần làm ở khu 300 ngày. Chúng phái tướng Côlin đến Hải Phòng cùng 200 chuyên viên, cố vấn Mỹ, tiến hành những hoạt động phá hoại hiệp định đình chiến, và lâu dìa là phá hoại miền Bắc nước ta. Bọn này xúi bẩy quân Pháp làm những việc có hại cho ta. Chúng bày đặt cho tên Lê Quang Luật, đại diện Ngô Đình Diệm ở Hải Phòng, thực hiện mưu kế phá hoại. Trước mắt là dụ dỗ, cưỡng ép thật nhiều ngụy binh, tay sai phản động và giáo dân vào Nam. Vì thế, chỉ trong bốn tháng sau khi kí hiệp định, địch đã vi phạm: 123 cuộc vây bắt, hơn 200 lần nổ súng vào khu dân cư, bắt 852 thanh niên Thiên chúa giáo vào lính, giam 517 người dân, bắn chín người, đánh bị thương 167 người…

Trước âm mưu nham hiểm và hành động tàn tệ của địch, Trung ương quyết định lập Ban Chỉ đạo khu vực tập kết 300 ngày, chỉ định đồng chí Đỗ Mười làm trưởng ban, cùng các đồng chí Hoàng Hữu Nhân, Hoàng Mậu, Nguyễn Tài, Nguyễn Đàm, Bùi Công Trừng, Lý Ban, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Ngọc, và một số đồng chí đại diện Bộ Quốc phòng.

Anh Ngạn không đột ngột khi nhận nhiệm vụ, vì công tác chuẩn bị tiếp thu vùng giải phóng và quản lí các thành thị là việc Khu ủy Tả Ngạn đang làm. Nhưng nghĩ sâu sắc, cụ thể vào nhiệm vụ vùng 300 ngày mới thấy đầy phức tạp, khó khăn. Đây không còn là việc dùng vũ lực mà phải mưu trí đấu tranh chính trị, kinh tế. Thượng sách vẫn là dựa vào sức mạnh nhân dân để làm mọi việc cần làm và đấu tranh với địch.

Ban Chỉ đạo họp, đề ra những công tác cấp bách làm ngay. Rút kinh nghiệm của Hà Nội, nơi đấu tranh thi hành hiệp định và tiếp quản thành phố đầu tiên, thường xuyên nhận sự chỉ đạo của Trung ương, tập trung lực lượng cán bộ cần thiết vào công tác này. Làm cho các cấp từ tỉnh, thành xuống cơ sở, nhận rõ ý nghĩa mà Bộ Chính trị đã chỉ ra: “Việc tiếp quản được các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng khiến chúng ta không những có nông thôn mà còn có thành thị, đường sắt, cửa biển, vùng công nghiệp… Đó là biến đổi to lớn, ta có đủ điều kiện kiến thiết quy mô một quốc gia”. Anh Ngạn trực tiếp giảng giải cho đội ngũ cán bộ về nhiệm vụ mới và cách thực hiện, về phương pháp đấu tranh chống địch… Đội ngũ này gồm một số đồng chí tỉnh ủy, thành ủy và nhiều cán bộ cốt cán, hợp pháp tỏa về nội thành, nội thị, xây dựng cơ sở nhân dân ở các thành phố, nhà máy, xí nghiệp, trở thành lực lượng “tác chiến” tại chỗ. Những nơi cần thiết phải sớm lập đội tự vệ bí mật để bảo vệ tải sản, máy móc, chống địch phá hoại trước khi rút, như nhà máy xi măng, nhà máy đèn, sở hỏa xa, bến cảng, v.v. Ở vùng nông thôn chưa giải phóng, ta tăng cường cán bộ và đội tuyên truyền, xây dựng thêm cơ sở nhân dân, củng cố các đoàn thể chính trị, dân quân du kích để họ làm nòng cốt đấu tranh…

Đội ngũ cán bộ khu 300 ngày phải làm nhiều việc cùng một lúc. Bộ phận binh vận phát huy kinh nghiệm dày dạn dựa vào dân đấu tranh đòi chồng con, anh em ở lại với gia đình. Họ đến các nơi đóng quân của địch hỏi tin tức về chồng con, đòi gặp người thân thích, khóc lóc kêu than, sợ phải chia lìa. Họ đem cơm nắm đến ăn chờ quanh trại lính, ngày này qua ngày khác để đón người nhà. Có những cuộc tụ tập hàng trăm, hàng nghìn ông bà già đòi con cháu, hàng trăm phụ nữ bồng con đi đòi chồng. Nhiều truyền đơn được trao tận tay những người lính sắp bị kéo đi xa. Khiến họ thương cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Họ lo cho bản thân không có gì bảo đảm trong lúc đã hòa bình. Ở Kiến An, chỉ sau một tháng đã có trên 3.500 lính rời đội ngũ. Ở thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên có 5.030 lính (cả một tiểu đoàn pháo binh, cả một đại đội địa phương quân) đào ngũ. Cán bộ và nhân dân khu 300 ngày bền bỉ vận động, làm tan rã phần lớn số ngụy binh từ các tỉnh đến tập kết nơi đây. Địch muốn bảo toàn số lính để đem vào Nam nhưng không được nhiều.

Những người lính Âu - Phi trải qua chiến tranh ác liệt, được sống tới thời hòa bình, lại được cán bộ nhân dân ta tuyên truyền giải thích càng thêm tỉnh ngộ. Truyền đơn tiếng Pháp chữ to “Hòa bình và hồi hương sớm” đặt ngay nơi ăn, nơi nghỉ của họ. Học đọc rồi trao tay nhau, bất chấp sự ngăn cấm của bọn sĩ quan. Họ tận mắt thấy 92 hàng binh và cả một số tù bình được chính quyền tỉnh Kiến An trả tự do… Họ hiểu rằng hòa bình đã trở lại miền Bắc Việt Nam, nhưng miền Nam thì chưa, vì người Pháp và người Mỹ đang bắt tay nhau làm những chuyện gì đó từ vĩ tuyến 17 trở vào. Họ bảo nhau đòi về quê trước thời hạn. Họ tỏ rõ ý chí xa rời đội quân đã gần chục năm giết người, cướp nước. 13 cuộc đấu tranh của họ vào thời gian này có kết quả. Một tiểu đoàn lính Phi, 120 lính Marốc ở đồn Khinh giao, 435 lính Âu ở đồn Rế, 120 lính Thái ở đồn Quang Cư… buộc bọn chỉ huy cho về nước sớm…

Trưởng ban chỉ đạo khu 300 ngày theo dõi đều đặn cuộc đấu tranh đấu mưu của đông đảo quần chúng chống ham muốn của Chính phủ Pháp: “Lấy việc giữ gìn quân đội viễn chinh làm mục tiêu chủ yếu cần ưu tiên”. Đồng chí nói với anh em: - Vấn đề càng được địch ưu tiên ta càn tìm cách phá mạnh. Chúng ta phải làm xộc xệch, rời rã một đội quân rồi đây sẽ thực hành cái việc “Tiễu trừ hết mọi Việt Minh ở vùng Trung và Nam Đông Dương” (ghi trong chỉ thị của Chính phủ Pháp cho tổng chỉ huy quân Pháp), và bọn đó sẽ gây tội ác mới với đồng bào ta từ vĩ tuyến 17 trở vào. Đấy cũng là làm một tiệc đầy tính nhân đạo, mở đường cho những người lính ngụy, những người lính Âu - Phi sớm trở về đoàn tụ với gia đình. Chúng ta phải ra sức làm tốt việc này cũng như việc chống dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân di cư, nằm trong kế hoạch hậu chiến lâu dài và thâm hiểm của đế quốc Mỹ…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:54:17 am »

NGƯỜI GIỮ CHỨC TRÁCH TO KHÔNG CẨN THẬN SẼ MẮC LỖI LỚN

Việc tiếp quản thị xã Hưng Yên diễn ra nhanh chóng, chỉ sau mười ngày ngừng bắn có hiệu lực. Phía Pháp cử người ra gặp Ban Tiếp quản của ta, hẹn đến 14 giờ ngày 6-8-1954, họ sẽ bàn giao thị xã. Nhưng mới 12 giờ 45, họ đã rút và chẳng bàn giao. Bộ đội ta vào xếp hàng hai bên đường, cầm cờ đỏ sao vàng vẫy chào bộ đội, mừng thị xã hoàn toàn giải phóng.

Ngay sau đó, tỉnh ủy Hưng Yên họp hội nghị liên tịch Quân Dân Chính Đảng, Thanh Công Nông Phụ, bàn kế hoạch tiếp quản phía bắc tỉnh, đường 5, đường sắt, thuộc khu tập kết 80 ngày.

Ngày 8-8-1954, ta tiếp quản thị xã Ninh Giang. Nơi đây phía Pháp rút sớm nhiều ngày so với quy định. Họ cũng chẳng bàn giao các vị trí, công sở, tài liệu… Rút kinh nghiệm ở thị xã Hưng Yên, ta chuẩn bị kĩ về mọi việc, nên khi họ rút, ta kịp thời vào quản lí ngay. Nhân dân hoan hỉ đón chào và nhiệt liệt ủng hộ.

Đồng chí bí thư Khu ủy Tả Ngạn tới Ninh Giang. Một số đơn vị thuộc Trung đoàn 42 đóng quân ở đây, chuẩn bị vào tiếp quản thị xã Hải Dương. Họp với ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương, đồng chí bí thư Khu ủy nhận định: - Thị xã Hải Dương thuộc khu tập kết 100 ngày của Pháp. Thời gian tập kết lâu gấp 10 lần so với thị xã Hưng Yên, nên kinh nghiệm chống phá của chúng cũng sẽ nhiều hơn. Nơi đây đã được Pháp coi là sở chỉ huy lớn, điều khiển chiến tranh đối với cả một vùng rộng. Lúc này nó là một trong mấy cái “rốn vó” chứa đựng mọi thứ lính tráng, mọi loại phản động, mọi thứ đầu trâu mặt ngựa… Ở đây chúng còn cả hai sở chỉ huy cấp liên khu, cấp sư đoàn, còn 72 nơi đóng quân lớn nhỏ. Thị xã này đã và đang là tiền đồn quan trọng của Hải Phòng, của khu tập kết 300 ngày. Kẻ địch rất cảnh giác bảovệ tiền đồn của chúng. Ta cũng không quên là ở Hội nghị Giơnevơ, Pháp cứ nằng nặc đòi đóng quân ở Hải Phòng, như cấy một cái nhọt bọc rất to và cơ thể miền Bắc. Điều đó đã bị ta gạt bỏ. Nhưng ta vẫn phải cảnh giác, gởi âm mưu của Pháp cũng làm âm mưu của Mỹ. Một phái đoàn chuyên gia Mỹ do một viên tướng Mỹ cầm đầu đã đến Hải Phòng… cho nên việc tiếp quản thị xã Hải Dương và sau đó là thành phố Hải Phòng, sẽ không đơn giản như Hưng Yên, Ninh Giang. Việc này cũng phải dựa vào nhân dân, dựa vào giai cấp công nhân để làm, với sức mạnh toàn dân, toàn diện, với mưu cao, trí rộng. Đây không chỉ là một cuộc vui chiến thắng, mà còn là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn phức tạp.

Đồng chí bí thư truyền đạt nghị quyết của Ban Thường vụ Khu ủy về việc lập Đảng ủy Quân Chính Hải Dương, do đồng chí Lê Đức Thịnh làm bí thư, cùng tỉnh ủy và hai trung đoàn ủy lãnh đạo toàn bộ việc chuẩn bị tiếp quản. Bộ tư lệnh giao cho Trung đoàn 50 cùng bộ đội huyện tiếp quản hai thị trấn Kẻ Sặt và Cẩm Giàng. Trung đoàn 42 cùng tiểu đoàn bộ đội tỉnh tiếp quản thị xã Hải Dương. Lập Ủy ban Quân Chính do đồng chí Nguyễn Như Thiết, trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 làm chủ tịch, điều hành việc tiếp quản thị xã Hải Dương… Đồng chí bí thư Khu ủy đặt ra những câu hỏi, nêu những gợi ý để cán bộ bàn bạc, giải đáp, bổ sung. Những kinh nghiệm dựa vào dân, dựa vào trí tuệ tập thể có từ trong chiến đấu nay được vận dụng vào nhiệm vụ mới.

Họp với cán bộ các tỉnh và các trung đoàn xong, đồng chí bí thư Khu ỷ nói chuyện với bộ đội. Bao nhiêu năm tháng mải tập luyện kĩ thuật chiến đấu, lúc này anh em mới có thì giờ để học tập về điều lệnh nội vụ, luyện tập đội ngũ, tập đứng tập đi… Anh em rất vui mừng được đóng đồng chí bí thư Khu ủy kiêm chính ủy khu.

Tại một khu sân rộng, bộ đội nghiêm trang trong đội ngũ. Đồng chí chính ủy lần đâu tiên mặc quân phục đứng trước hàng quân. Qua mấy giây im lặng quan sát đội ngũ, chính ủy cất tiếng: “Các đồng chí thân mến”. Bộ đội liền đứng nghiêm. Chính ủy xúc động quên cả việc cho anh em nghỉ. Đồng chí vào chuyện ngay, giọng thân mật và sôi nổi: - Tôi thay mặt Khu ủy và Bộ tư lệnh khu mong các cán bộ, chiến sĩ toàn trung đoàn vui vẻ, luyện tập dẻo dai, khỏe về thể lực, giỏi về chiến thuật kĩ thuật, đoàn kết đội ngũ, đoàn kết quân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trước hết là tiếp quản khu vực 100 ngày, rồi tiếp quản khu vực 300 ngày. Đề cao cảnh giác, sẵn sàng chống mọi âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Muốn vậy, các đồng chí phải vừa học tập chính trị vừa huấn luyện quân sự. Phải hiểu rõ chính sách và kỉ luật trong vùng mới giải phóng. Các đồng chí đã học những điều căn dặn của Bác Hồ rồi phải không? Tôi nhắc lại: “Khi nào tiếp quản phải hết ức đề phòng những âm mưu mà kẻ thù của hòa bình sẽ dùng để phá hoại hàng ngũ ta. Phải luôn luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, cán bộ phải sống gương mẫu và giản dị, bộ đội phải giữ kỉ luật nghiêm chỉnh… Quân đội ta không được vì hòa bình mà lơi lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam, thì còn phải xây dựng quân đội mạnh mẽ…”. Tôi mong các đồng chí ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ để thực hành nghiêm chỉnh, khi đi làm nhiệm vụ tập thể cũng như khi đi một mình…

Chính ủy cao hơn những người bình thường, nay đứng trên bục, giọng nói hào sảng, đôi tay minh họa cho lời nói, thành tiêu điểm cuốn hút mạnh mẽ các chiến sĩ. Chẳng có máy tăng âm và loa phóng thanh, mọi người vẫn tận thu thiếng nói to, khỏe, dễ nghe, dễ hiểu, sinh động, xuất phát từ thực tế phong phú.

Bộ đội chăm chú nghe; chưa được lệnh nghỉ nên cứ đứng nghiêm. Anh Thiết bảo tôi; “Đề nghị chính ủy cho anh em nghỉ”. Tôi lựa lúc chính ủy nhẹ giọng để nhắc; “Anh cho các chiến sĩ nghỉ”. Nhưng anh lại chuyển giọng sôi nổi hơn, không nghe thấy tôi nói. Tôi e mình nhắc sẽ mất trật tự, liền viết vào tờ giấy khổ “đúp” chữ to, nét đậm: “Anh cho các chiến sĩ nghỉ!”. Rồi giơ lên cho anh thấy. Song anh vẫn chẳng để ý, vì quá tập trung vào những điều mình nói. Tôi hiểu các chiến sĩ đã quá mỏi chân, cố nói to: “Anh cho anh em nghỉ!”. Anh vẫn không nghe thấy. Tôi đành bảo anh Thiết: “Ông cứ lệnh cho các chiến sĩ nghỉ!”.

Anh Thiết bước gần hàng quân ra lệnh “Nghỉ”. Có lẽ lúc này chính ủy mói hiểu ra là mình quên. Đồng chí mỉm cười rồi tiếp tục nói với các chiến sĩ, cuồn cuộn, trôi chảy và hấp dẫn.

Sau tôi nhác lại chuyện ấy, anh Ngạn cười: - Mình quen nói chuyện với cánh dân sự, không nhó là nói với cánh quân sự phải theo điều lệnh nội vụ. Sơ suất làm phiền một người đã không nên, làm phiền hàng trăm người càng phải tránh! Tôi hiểu tính anh: chưa biết thì hỏi đến cùng, có lỗi sẵn sàng nhận lội. Có lần ảnh bảo tôi: “Người giữ chức trách to không cẩn thận thì sẽ mắc lỗi lớn”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2009, 07:57:23 am »

ÔNG CHỈ HUY “NGŨ TỈNH ĐƯỜNG 5”

Lễ truy điệu anh Dương Đức Miên tổ chức tại thị xã Ninh Giang. Trời xụt xùi lúc tạnh lúc mưa, khiến lòng người thêm rầu rĩ. Cỗ quan tài tượng trưng phủ quốc kì, đặt kề ban thờ khói hương nghi ngút. Dự lễ có các đồng chí đại diện Quân Dân Chính Đảng, Thanh Nông Công Phụ, các đồng chí trong Bộ tư lệnh khu cùng các ban, phòng trực thuộc, và nhiều anh em đồng chí. Túc trực hai bên quan tài là các đồng chí Nguyễn Khai, Nguyễn Chất (tỉnh đội Hải Dương).

Đang giờ hành lễ thì anh Nguyễn Sáng tới. Tin anh Miên hi sinh đến với anh Sáng hơi chậm, vì anh đang công tác ở Việt Bắc. Anh mượn được chiếc xe đạp cũ kĩ của bộ phận hậu cần, xin phép cơ quan về Hưng Yên (quê anh Miên) rồi về Hải Dương. Biết lễ truy điều tổ chức tại đây, anh tức tốc qua mấy chục cây số, đạp xe trên đường gồ ghề, lầy lội sau trận bão, để kịp tới dự. Anh đứng bên quan tài, nước mắt giàn giụa. Nhiều người tưởng anh là thân nhân ruột thịt của người quá cố.

Cuộc lễ trang nghiêm, trọng thể, kết thúc trong nỗi nhớ tiếc của mọi người đối với anh Miên. Bước khỏi lễ đường, tôi còn thấy anh Ngạn đưa khăn lên thấm nước mặt. Anh lại nhắc anh Khai: cần xúc tiến việc tìm thi hài…

Cuộc hành trình của anh Sáng gây ấn tượng sâu sắc trong anh em chúng tôi. Tôi nhớ có lần anh Sáng kể về mối quan hệ mật thiết giữa anh với anh Miên: “Chúng tôi gắn bó với nhau trong một đơn vị. Anh là trung đoàn phó, tôi là quản trị trưởng (tức tham mưu trưởng)”.

“… Khi ấy thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị gây sự trong nội thành Hải Phòng”.

“Ngày 18-11-1946, anh Thịnh, anh Miên đi họp ở trụ sở Ủy ban Kháng chiến hành chính thành phố về nói: “Pháp gửi tối hậu thư cho ta, đòi phải nộp vũ khí và để chúng quản lí thành phố, tức là buộc ta đầu hàng””.

“Anh em trung đoàn bộ chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Gói ghém, niêm phng tài liệu chuyển sang Kiến An, gửi cơ quan Chiến khu bộ. Súng nổ lác đác ở khu cảng, sáu kho, bến Bính…”.

“Rồi cả thành phố, nhất là ở phía sáu kho, khu cảng, nhà ga, bưu điện, bến Bính… súng nổ như đốt pháo. Tiếng xe gần rú trên một số đường phố”.

“Cả ngày 21 và 22, máy bay “bà già’ vè vè bay lượng, ngó nghiên, từ 7 giờ sáng tới 16 giờ chiều, chỉ huy bắn pháo vào thành phố. Một trong những mục tiêu chủ yếu mà chũng nã pháo là trung đoàn bộ chúng tôi”.

“Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra như vậy cho đến 26-11, tức sáu ngày. Sau đó, có lệnh của chiến khu trưởng Hoàng Minh Thảo, cho rút hết các đồng chí qua Cầu Niệm sang Kiến An, rồi đóng lại ở huyện Vĩnh Bảo. Khi ấy có tiểu đoàn trưởng Long Vân, qua một ngày chiến đấu đã tự động bỏ đơn vị rút về phía sau. Đồng chí đó bị thi hành kỉ luật nặng, cho ra khỏi quân đội”.

“Ngày 28-11, tức ngày thứ tám trụ lại ở cơ quan trung đoàn bộ, nhận được thư anh Đinh Thịnh, tôi và anh Miên rút ra chùa Dư Hàng. Chúng tôi họp bàn khe tác chiến theo lệnh của Chiến khu 3”.

“Sống với anh gần trọn cuộc kháng chiến chín năm, tôi và anh có biết bao kỉ niệm buồn vui. Vì thế, tôi không cầm được nước mắt trước hương hồn anh…”.

Tôi chăm chú nghe anh Sáng nói, giọng xúc động chân thành. Tôi nắm chặt bàn tay anh.

Sau đó không lâu, anh Khai sang báo cáo với anh Ngạn một tin cần thiết, lĩnh ở đồn Cầu Ghẽ tan rã, về nhà kể chuyện: chúng được lệnh của chỉ huy, phục đánh bọn lái buôn lắm tiền sẽ qua đường 5. Nhưng chúng đã bắn phải một ông to “Chỉ huy ngũ tỉnh đường 5” (trong cái xà cột đeo vai anh Miên, có tờ giấy giới thiệu anh là chỉ huy trưởng Mặt trận 5, nên chúng hiểu như thế). Chúng đâm lo sợ: nếu các ông Việt Minh biết chúng sát hại người chỉ huy, thì sẽ đem bộc phá đến đánh sập đồn Cầu Ghẽ. Chúng phải đưa thi hài ba người về ngầm mai táng trong khu vực đồn, để giấu tung tích. Và chúng đã giấu được đến lúc này.

Anh Ngạn cũng như mọi người chúng tôi, trải qua cả một thời gian băn khoăn, bứt rứt, nay mới được giải tỏa. Anh nói với anh Khai: - Bộ tư lệnh cần cử cán bộ đến thẩ trả cẩn thận, và bảo vệ phần mộ chu đáo, rồi trù liệu việc đưa hài cốt anh Miên và hai đồng chí bảo vệ về quê hương cho trang trọng. Cần đặt vấn đề với tỉnh, huyện, giao cho chi bộ Đảng và Hội phụ nữ xã, thường xuyên săn sóc thăm hỏi chị Miên, và giúp đỡ hai cháu học hành đến nơi đến chốn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM