Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:45:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294923 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #150 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:43:20 pm »

Đúng là giọng lưỡi farmer. Hình như trong dòng MIG, MIG19 tồi tệ như MIG23 thì phải Grin
Thôi chấm dứt ở đây kẻo gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Vui thật, trong dòng MiG à

MiG-19 là một máy bay hết sức đặc biệt. Các bác có thấy, Liên Xô viện trợ ta MiG-17 và MiG-21, có MiG-15 đi kèm huấn luyện, nhưng không có MiG-19.  Sao vậy Huh??

MiG-19 thật ra ra đời cùng với MiG-17, đây là hai mẫu máy bay ra gần như cùng một lúc và cùng được dự cuộc thi lựa chọn làm máy bay thế hệ mới. MiG-19 đưa ra ý tưởng khắc phục nhược điểm lớn của không quân Liên Xô, đó là nhập hai chức năng tấn công mặt đất và không chiến làm một, điều này sẽ tăng gấp đối lực lượng mỗi nhiệm vụ mà không tăng số đầu máy bay.

Không biết ý tưởng đó thế nào, vì MiG-19 dựa trên động cơ AM-5. Động cơ này thiết kế rất chậm, làm nhiều máy bay đọng lại trong các giai đoạn khác nhau, thậm chí có cái chỉ trên giấy như Bịch-47. MiG-17 được chọn. Đến khi AM-5 ra đời thì MiG-21 đã sắp xong, một thế hệ hoàn toàn khác cả về kết cấu khí động, thân cánh, cách chiến đấu, động cơ....

Trên thực tế, MiG-19 đã không được Liên Xô chấp nhận trang bị, nó chỉ được sản xuất mẫu rất ít. Những nước đóng nhièu máy bay này và cũng dùng nhiều, huán luyện nhiều... là Tiệp và Tầu. Một bác nông dân có xuất xứ con hoang HuhHuh??

MiG-23 thì thành công lớn đấy chứ Huh? sau khi Liên Xô đổ MiG không bán phụ tùng nên MiG-23 và MiG-21 không được hiện đại hóa thường xuyên rồi về hưu.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #151 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:57:15 pm »

Tôi chỉ hỏi bác một câu thật ngắn, bác chỉ cần Yes or No.
B-41 có xuyên thủng được giáp M1A2 không?

Nếu bác bảo có tôi làm ngay cú áp phe tái xuất B-41 cho Iran ch. Gì chứ đạn B-41 nhà ta nhiều vô thiên lủng, thêm tài cải lão hoàn đồng thì 40 năm cứ nổ tốt.

Trả lời rất ngắn: yes. hết.

Tán thêm:
Giáp M1A2 không khác gì giáp M1A2 cả, Mỹ nói là có ERA, nhưng chưa bao giờ thấy nó làm việc. Có thể ERA có vấn đề đã bị thu hồi hoặc đó là dự kiến nhưng không thành công.

Phía trước là khoảng tương đương 700mm thép cán tiêu chuẩn RHA, Mỹ nói là 1400, nhưng giáp liên tục dầy có 300mm mà tương đương được 1400RHA thì giáp đó có mà làm bằng vật liệu trong hố đen trên vũ trụ. Việc ước lượng giáp liên tục tương đối dễ, chỉ cần quan tâm đến độ bền vật liệu với tốc độ luồng cỡ dưới 700m/s. Còn trên đó thì sức xuyên chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của vật liệu, khôg quan tâm nhiều đến độ bền. Giáp M1A2 trước đây định có tấm DU, nay bỏ đi, chỉ còn thép không. Đến cái máy tính phò phạch nó tính một lúc cũng xong. Như vậy, kể cả đạn hạng nặng của B14 vẫn chỉ có xác suất khoan thủng thấp.

Tuy nhiên, hai bên và sau thì vô tư đi. Có nhiều vết đạn B41 chứ, hình như tôi cũng đã bốt rồi. Thậm chí đạn bị kích nổ sớm cũng đập vỡ rọach.
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13926#msg13926
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/chung_chung/tank.gif
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13712#msg13712
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/nan_nhan/image005-2.gif
http://quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13945#msg13945
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2008, 09:13:06 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
sukhoi30
Thành viên
*
Bài viết: 66



« Trả lời #152 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 09:28:44 am »

cho em hỏi chút, loại RPG-7D phiên bản dành cho lính dù trông rất gọn nhẹ vậy sao nó không được trang bị luôn cho các đơn vị bộ binh? đỡ phải mang vác cồng kềnh như RPG-7 chính gốc


Logged
Mountain85
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #153 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 09:45:26 pm »

Cho tớ spam tí nhé,ở Iran có tổ hợp chiến đấu gồm 2 người gồm 1 xe máy địa hình và 1 xạ thủ B41 được thả từ máy bay xuống sa mạc chuyên săn xe tăng rất cơ động,gọn nhẹ.Tớ cũng nghe vì đạn B41 khi bắn kèm theo tiếng rít nên gây chảy máu tai cho các xạ thủ,và 1 xạ thủ bắn 3 quả liên tiếp có thể bị điếc.Chấm hết
Logged

..''Đêm đưa tiễn những chàng trai Hà Nội
   Tiếp đoàn quân nô nức ngược sông Hồng
   Đi giữ gìn đất nước 4000 năm
   Đã đi vào dĩ vãng xa xăm
   Đường phố cũ những chiều mưa lấy lội
  cả câu hát thường làm em giận dỗi
   
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #154 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 10:20:10 pm »

 Yên tâm đi! Kiểu này chỉ xài được với I-rắc thôi, chứ đánh nhau trên sa mạc thì làm mồi cho Apache Grin.
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 01:49:25 pm »

Yên tâm đi! Kiểu này chỉ xài được với I-rắc thôi, chứ đánh nhau trên sa mạc thì làm mồi cho Apache Grin.

Apache Huh
Người Mỹ sau chiến tranh Việt Nam rơi vào khùng khoảng kỹ thuật vũ khí. Thật ra, Anh và Mỹ có truyền thống thâm căn cố đế là vũ khí rất tồi, nhất là những vũ khí chính: đại bác, súng trường, xe tăng, máy bay tiêm kích, hay về sau này là đạn có điều khiển, đạn tự hành missile. Ngay từ thời Ship Of The Line, các nhà thầu đã làm mục nát công nghiệp quân sự của những nước này. Tuy nhiên, bù lại, hệ thống tuyên truyền khổng lồ hơn 200 năm nay liên tục quảng cáo ầm ỹ. Số tiền chi vào quảng cáo còn lớn hơn nhiều số tiền chi cho phát trểin khoa học. Tuy vậy, thất bại đã lột hết tất cả các vỏ quảng cáo, buộc Mỹ nhìn lại mình.

Say này, người ta sẽ giật mình, lúc đó, Mỹ không có các vũ khí chính: xe tăng, súng trường, máy bay tiêm kích Huh ?? ?

M16 lúc đó còn đang hoàn thiện, súng mẫu mới thử nghiệm mới có chế độ bắn chậm (loạt 3 viên), tăng độ chính xác, tăng sức phá sát thương để tăng tầm hiệu quả, đủ tiêu chuẩn súng trường, nhưng còn đang bàn cãi xem cải tiến thế đúng hay sai.  Grin Grin Grin (M16A2).
M1 là phiên bản cắt ngắn của MBT70 do Đức thiết kế, đến nay vẫn chưa đủ tiêu chuẩn một MBT, chỉ là cỗ pháo tự hành  Grin Grin Grin Ngay cả những xe tăng cổ lỗ Thế Chiến II cũng không bị dạn 25mm bắn ngang làm thủng nổ động cơ.
Máy bay tiêm kích truyền thống F-4 bị bỏ, thay vào đó là phiêm bản theo mẫu Liên Xô F-15 (bản sao đa năng hóa của MiG-25).

Cuộc khủng hoảng này chỉ là "cuộc khủng hoảng sự thật", nó không phải là "cuộc khủng hoảng vũ khí", vì lâu nay vũ khí Anh Mỹ vẫn thế, khoa học lục quân của họ vẫn vậy và thường xuyên chạy tụt dép trước các đội quân yếu hơn trên bộ. Tuy nhiên, trong thời gian sương mù quảng cáo tan ngắn ngủi đó, người Mỹ đã giật mình, có một thời điểm, họ không có xe tăng, súng trường đúng nghĩa. Chạy tụt dép ở Triều Tiên, bỏ Việt Nam... ngay cả những "đội quân bí mật" sống bằng tiền CIA cũng vứt mịe súng đạn tên lửa Mỹ đi, như Afghan, Phi Châu.

Anh Mỹ biết rằng, không bao giờ có một lục quân như Liên Xô hay Đức cả. Để sản xuất những xe tăng như Leopard-II hay là T-72, các nhà thầu của Anh Mỹ không thu được lợi lộc gì mà giá xe cũng quá đắt. Cần hy vọng thứ khác, chứ không phải súng trường hay là xe tăng. Việc thay thế súng trường và xe tăng !!!!! ở một góc nhìn nghiêm túc, đó là cuộc đại cách mạng, phế truất lục quân, mà lục quân, từ cả triệu năm nay vẫn là binh chủng chủ chốt. Tuy nhiên, người Mỹ không làm cuộc đại cách mạng, họ cần một cái mới, cái này thì bạn nào làm thương mại quá hiểu. Cái mới này có thể chả bao giờ đánh nhau, chả bao giờ thắng ai, chả bao giờ hơn ai... chỉ cần nó không giống cái cũ để các món thầu tiếp tục. Yêu cầu của nó, dĩ nhiên, có hai mặt: làm xiếc thật tốt và thật là đắt.

Apache Huh là câu trả lời cho niềm hy vọng đó. Thật ra, hồi những năm 197x, ở Liên Xô đã ồn ào lên cuộc tranh luận, ai là bà chúa chiến trường, trực thăng vũ trang có thay xe tăng không !!!. Đạn tự hành missile đã cho phép thay thế đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, vũ khí ưu thế của xe tăng. Tuy nhiên, ở Liên Xô, nước đi tiên phong về trực thăng vũ trang và đạn tự hành missile, cuộc cãi vã này đã chấm dứt với phần thắng thuộc về xe tăng điện tử hóa. Loại xe tăng này trang bị thông tin, điện tử, máy tính... hiện đại, chống chọi tốt các đầu đạn lõm của missile và dễ dàng làm tổn thương trực thăng.

Lý luận này đã được Mỹ chứng minh trong Chiến tranh Việt Nam, trực thăng chết như ngả rạ (hàng ngàn con rụng, chỉ theo số liệu Mỹ), các khẩu 12,7mm cổ lỗ dễ dàng bắn hạ trực thăng, chỉ cần trang bị thêm một vòng ngắn hết sức dễ làm và một số kinh nghiệm chiến đấu cho xạ thủ, sau những năm 1970 thì kinh nghiệm này cực kỳ phổ biến. Chuỵện những xạ thủ bắn hạ hàng chục trực thăng trong đời chiến đấu của mình là phổ biến. Hàng chục vạn xạ thủ như thế thì 100 nước Mỹ cũng không đủ trực thăng.
Câu kết luận của chiến tranh, mùa xuân 1975, trực thăng co vòi về vị trí vận tải chuyển quân, hoàn toàn không tham chiến đúng ý nghĩa ở tiền duyên. Muà Xuân đó, đối phương lần đầu tiên sử dụng đội hình xe cộ lớn, mồi ngon cho trực thăng !!!!! thế nhưng từ mấy năm trước, vị trí của trực thăng đã được khẳng định. Lúc này, súng 23mm điều khiển bằng radar và tên lửa tầm nhiệt chưa nhiều, nhưng cũng đã có.

Ở Mỹ thì khác, xe tăng không thể nào có quyền thắng trực thăng, vì nếu thế, tương lai nhập khẩu xe tăng Đức hay Liên Xô là điều chắc chắn phải đến (nhập khẩu toàn bộ, chứ không nhập khẩu phần chính như M1). Một mặt, họ chấp nhận phiên bản "nửa xe tăng" M1A1 và M1A2, một mặt, họ đầu tư vào trực thăng vũ trang, cho ra đời con Apache. Khoan chưa nói đến các mặt khác, số lượng rụng ở các chiến trường châu Phi, Iraq không ít. Đặc biệt, một lão nông dân bắn hạ bằng súng trường, phóng viên chụp ảnh lỗ đạn xuyên vào ổ chong chóng đuôi. (Sau, bức ảnh này được hệ thống nhồi sọ mua bản quyền rồi giấu biệt). Tuy rụng, nhưng đó là "hàng mới", thuận tiện quảng cáo, và mây mù quảng cáo 200 năm lại khép lại.

Nói một cách nghiêm túc, thì 12,7mm hồi Kháng Chiến chống Mỹ không bắn được Apache-hay đúng hơn là tỷ lệ diệt thấp, nhưng đạn tự hành Missile vác vai nhiều và tin cậy hơn. Trong cuộc chiến chính quy, trực thăng vũ trang đắt đỏ như Apache chỉ có thể là khẩu súng ngắn làm oai, thò đầu ra liệu có bao nhiêu sức để chống lại các xe phòng không tầm thấp đi theo đội hình tăng, cổ lỗ như SUR-23mm. Còn trong cuộc chiến du kích, mục tiêu trội cao cho SAM. Tất nhiên không thể lấy tổ săn tăng Iran bắn trực thăng bằng B41, nhưng Apache rụng bởi Mosin là điều đã xảy ra. Mặt khác, tính tỷ lệ tham chiến Iraq thì Apache rụng hơn M1 rất nhiều. M1 thủng có tỷ lệ đem về sửa, còn Apache thì thành một đống.

Cái khó để chống Apache là đạn tự hành Missile. Mỹ có thời bỏ tiền ra mua thứ vác vai này với giá đắt lòi kèn. Hài hước nhất có lẽ là Cam, hắn bán 200 quả hết hạn cho Mỹ với giá đắt gấp 10 mới (phải nói là đắt hàng ngàn lần mới mới đúng), cùng lúc với lão anh cả đần là Vịt mua chuyển giao công nghệ sản xuất hàng loạt từ Gấu Grin (không hiểu trong số đó Vịt tham đã kịp nhồi nhét vài cái hàng nhái chưa  Grin Grin). Cái này thể hiện sự hài hước lớn hơn nhiều, trong thế giới hiện đại, nguồn SAM vác vai là đa cực, đa dạng và không thế lực điên rồ nào cấm vận ai được cả. Đó là chưa kể chỉ chục năm nữa, khi một số hãng radar tận dụng được năng lực máy tính mới, radar trở nên gọn nhẹ vô hình, thì máy bay tầm thấp mất điện toàn tập. ( Grin Grin tronmg thời đại phổ biến công nghệ tin học như hiện nay, có khi vài năm nữa các đội tuyển ro bốt côm mua camera hồng ngoại về lắp A72).

Lại nói cái Apache rụng bởi Mosin bắn vào ổ đuôi, khi hạ xuống nó còn mới nguyên. Chỉ vài tiếng sau, trong cái ảnh chở nó về quảng cáo đã cháy đen thui, nhưng đặc biệt không thấy cái radar trên cánh quạt đâu, theo lời một số bạn thì đã trên đường về Max rồi !!!! Grin Grin Grin Mỹ sau khi tỉnh đòn, liền phản ứng. Một mặt mua khẩn cấp bản quyền cái ảnh lỗ đạn, một mặt lấy Tom bắn cháy xác Apache. Tuy vậy, dân chát chít không biết license là j` và cái radar cũng đã lặn mất tăm.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2008, 12:47:37 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 02:06:10 pm »

cho em hỏi chút, loại RPG-7D phiên bản dành cho lính dù trông rất gọn nhẹ vậy sao nó không được trang bị luôn cho các đơn vị bộ binh? đỡ phải mang vác cồng kềnh như RPG-7 chính gốc




Thật ra, nó không gọn nhẹ. Nó chỉ ngắn hơn thuận tiện trong xe, nhảy dù.... Súng phức tạp, dễ hỏng và nhiều bản hơi nặng hơn súng thường.
Hai cái dưới không phải B41, đây là súng tầu. Từ năm 1969, Tầu sao chép lại B41 nhưng rất khác. Ưu điểm nổi trội của B41 là khả năng điểm hỏa chính xác và trạm truyền nổ hình chữ U không có. Những điểm thiếu đó làm đạn Tầu phải chạm với góc rất tốt, "kích thước mục tiêu hiệu quả" giảm đi hơn 2 lần, dĩ nhiên, tầm bắn hiệu quả, khả năng diệt mục tiêu... đều thấp hơn.

Đến phiên bản 198x-9x, sau 1979, cũng như Mỹ, mấy lão này được thực tế dạy cho một bài học. Tầu giảm sức phá đầu đạn, giảm khối lượng, chiều dài đạn... để tăng độ chính xác, tăng tầm bắn hiệu quả, nhưng lại làm giảm khả năng xuyên. Ý tưởng của Tầu là không dùng kiểu này để săn tăng, mà để làm súng bắn trái phá  Grin Grin.

Đạn 8x của Tầu nhẹ hơn, súng cũng nhẹ hơn, không dùng dược đạn B41. Có một số phiên bản đạn B41 bắn được súng tầu nhưng không ai đảm bảo xạ thủ không chết do vỡ súng cả.
Logged
phuong nam
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #157 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2008, 03:03:39 pm »

ĐỌC BÀI BÁC VIẾT RẤT VUI VÀ CÓ NHIỀU KIẾN THỨC, BÁC MÀ GIẢNG CHO SINH VIÊN CHẮC LÀ HỌ MÊ TÍT Grin Grin Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #158 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 05:41:37 pm »

Cái loại RPG-7D này nhà ta gọi là CT3-SA-VN

Đố ai biết vì sao?Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #159 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2008, 05:43:54 pm »

Đạn 8x của Tầu nhẹ hơn, súng cũng nhẹ hơn, không dùng dược đạn B41. Có một số phiên bản đạn B41 bắn được súng tầu nhưng không ai đảm bảo xạ thủ không chết do vỡ súng cả.
-------------------------------------------------
 Cái này đã có hẳn quy định cấm: Cấm bắn đạn B-41M trên súng B-41 K69 do TQ sản xuất.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM