Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294944 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #210 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 02:22:08 pm »

Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  Grin

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:


lonesome hỏi phải cho đúng người. Lão tuaans chỉ biết bắn máy bay thôi.

Em hỏi đúng người rồi bác ạ. Bắn máy bay thì có chú ptlinh giỏi hơn.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #211 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 02:24:43 pm »

Bác HùngE1F2 nói có khác! Em thì em nghi bác là QK D!  Grin

Em thấy trong sách hướng dẫn dùng súng B41 (loại của Nga-Ru) nó vẽ thế này:



Còn muốn bắn tầm 300 và hơn đúng là phải dùng kính ngắm!




Hình như bác còn thiếu đoạn "tra bảng tính..." thì phải
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #212 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 03:49:30 pm »

Về nguyên lý thì gió chiều nào thì đạn lệch về hướng đó, ngược lại với suy nghĩ của ta. Cái này cũng tự nhiên mà. Nếu không thì phải huấn luyện cách bắn, cách tính toán cho người bắn làm gì!  Grin

Bạn Xồm tính bắn sập nhà lão 12.7 hay sao mà tính toán kĩ vậy?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #213 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 04:31:58 pm »

Về nguyên lý thì gió chiều nào thì đạn lệch về hướng đó, ngược lại với suy nghĩ của ta. Cái này cũng tự nhiên mà. Nếu không thì phải huấn luyện cách bắn, cách tính toán cho người bắn làm gì!  Grin

Bạn Xồm tính bắn sập nhà lão 12.7 hay sao mà tính toán kĩ vậy?

Hì, tại bạn tamking bạn ý tâm đắc bài này quá mà em thì đưa đáp án cho bác rồi, đâu trả lời được. Bác cứ đưa hết chi tiết giải bài này cho mọi người cùng đọc cũng được chứ ạ
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #214 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 11:40:59 pm »

Em e là hướng gió bác vẽ nhầm hay là phải bắn như vậy mới đúng ạ ? (trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái)
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ad12594
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 10:08:09 am »

Em e là hướng gió bác vẽ nhầm hay là phải bắn như vậy mới đúng ạ ? (trong điều kiện gió thổi từ phải sang trái)

Bác ấy vẽ đúng đấy. Đạn B41 bị lệch gió ngược vì đuôi của đạn có chong chóng, khi gió tác động vào đuôi đạn tạo ra một momen quay có trục đi qua trọng tâm viên đạn, theo chiều trọng lực. Đuôi đạn lệch theo hướng gió thổi, qua trục quay ta sẽ có đầu đạn lệch ngược hướng gió.
Tất nhiên là đầu đạn cũng bị ảnh hưởng bởi gió, nhưng khối lượng đầu đạn > đuôi, và diện tích chịu lực tác dụng nhỏ hơn đuôi, trong điều kiện sức gió thổi như nhau ở đầu và đuôi thì lực tác dụng vào đuôi sẽ lớn hơn.
Logged
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #216 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 02:34:37 pm »

Chưa bao giờ thấy ai bắn ở độ xa 300m  Undecided
Chiến sĩ ta toàn để chúng vào 30 - 60m mới đòm 1 cái, theo Bác gì nói là chúng ta bắn 2 quả rồi chỉnh nòng ===>> Ta đâu có dư đạn Bác ơi  Cry
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #217 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:23:43 pm »

Chưa bao giờ thấy ai bắn ở độ xa 300m  Undecided
Chiến sĩ ta toàn để chúng vào 30 - 60m mới đòm 1 cái, theo Bác gì nói là chúng ta bắn 2 quả rồi chỉnh nòng ===>> Ta đâu có dư đạn Bác ơi  Cry

Đây là bài tập cho Bộ binh nhà ta từ mấy chục năm trước mà bác.
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #218 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 09:42:34 pm »

năm 1981,tôi ở Cao bằng,đơn vị tôi vừa đánh tầu năm 1979 xong,nay 1981 chuyển sang phòng ngự,trang bị của đại đội tôi nắm rất rõ,cả C có 9 súng B-41,gồm 2 khẩu tầu,2 khẩu do ta sản xuất,5 khẩu do LX,nhưng tất cả đạn B-41 tôi khẳng định 100% do liên xô sản xuất,tuy bắn đạn LX ,nhưng cả súng tầu+ta đều bắn tốt cả,(cả trong chiến đấu lẫn diễn tập).tôi đọc và viết được tiếng Nga,đạn B-41 đều in tiếng Nga.
Logged
nguyendat2008
Thành viên
*
Bài viết: 47


WWW
« Trả lời #219 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 08:08:32 pm »

Nhân tiện nói về chuyện đạn Bradley xuyên thủng giáp M1A2. Đừng tưởng cỡ đạn 25/30 ly là xuyên được giáp đâu nhé. Đầu đạn xe Bradley là loại siêu việt, nhân Uranium đấy.

Bác làm ơn chỉ cho tôi một trang web không phải tiếng Việt nói rằng B41 xuyên thủng giáp M1A2. Tôi cành mừng vì B41 thì nhà ta vô thiên lủng, sợ chó gì xe Khựa/Mỹ nữa. Cứ đụ nó vô thành phố mà mần như Iraq, quân ta đaị thắng.

Còn tôi không phải mới bắt đầu lướt web đâu, bác lại cãi xằng rồi. Tôi chỉ phát biểu những gì tồn tại trên Web có địa chỉ hẳn hoi


Bác BeBoiMuoiDe nói thật lạ, giáp M1A2 không thủng với B41 hả. Nếu bác nói giáp chống đạn ERA thì để xem lại, chứ B41 dùng đạn xuyên phá PG-7VR tandem (dual-warhead) HEAT bắn từ trên nóc tháp pháo xuống thì tổ lái đi đái hết! Cái viên đạn trên xe Bradley bác nói người ta gọi là đầu đạn DU, nhưng không ai gắn vào súng trên xe Bradley. Đạn DU thường được bắn từ A64D - Apache Longbow hay A10-Thunderbolt hoặc các máy bay cường kích để diệt tăng trong chiến tranh vùng Vịnh.

Như hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời chiến tranh lạnh, giáp xe tăng Abram được tập trung dày nhất ở 60 độ trước xe. Giáp của Abram là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mĩ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều lần so với thép thường. Đến những năm 1987, giáp xe tăng Abram được tăng cường thêm Uranium nghèo(DU) ở giũa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Cũng như nhiều xe tăng kiểu phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe tăng Abram là 100% giáp thô, không lệ thuộc vào ERA. Điều này khiến cho xe có trọng lượng lớn, nhưng bù lại giáp có độ bền cao hơn nhiều. .

Thiết bị nhắm chính của xạ thủ(GPS) được trang bị cửa đóng mở để bảo vệ trước các loại miểng pháo và đạn súng cá nhân. Phía trước tháp pháo của M1 cũng được thiết kế khá vuông vức, các khí tài quan sát được đặt lùi về sau so với mặt trước của tháp pháo giúp tăng độ an toàn cho khí tài khi mặt trước tháp pháo bị tấn công bằng đạn HE hoặc HEAT. Hai bên và phía sau tháp pháo được gắn những khung chứa hàng đôi khi cũng giúp giảm hiệu quả sát thương của các loại đạn HEAT. Hai bên sườn xe cũng được trang bị giáp hông (skirt armor) khá dày cũng nhằm mục đích giảm hiệu quả của đạn HEAT. Tuy nhiên những biện pháp này không thể bảo vệ xe hoàn toàn trước các loại đạn, nhất là những loại đạn HEAT hiện đại, một thực tế là phần động cơ phía sau thân xe hoàn toàn không thể chịu được bất kì loại đạn nào mang nhãn chống tăng.Nhằm khắc phục nhược điểm này, gói nâng cấp TUSK đã ra đời. Nâng cấp chính bao gồm giáp ERA lắp hai bên sườn thân xe và giáp lồng ở phía sau xe. Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp chống miểng làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vở của giáp khi giáp bị xuyên phá.

Cái gọi là đạn DU nằm ở đây!

ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển.

Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA. Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.

 APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng.
Đạn lõi cứng này sau trở thành đạn guốc-sabot, đạn xuyên giáp xuất hiện lần đầu năm 1944 trong quân Anh. Đạn là một mũi tên xuyên (KE, kinetic energy penetrator ) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đạn trong nòng văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có một liều cháy dẫn đường. Trong những năm 1960-1970, người ta hoàn thiện đạn sabot, sử dụng carbua-vonphram và DU. Carbua-vonphram là một trong những chất cứng nhất chế tạo được, tỷ khối 15,8 (thép là 7,8). Đạn Carbua-vonphram đạt tỷ khối trung bình 13,5. Đạn DU có vỏ là hợp kim 3/4 titan, 1/4 uran, trong là uran nén tỷ khối chung đạt đến 19,5, những đạn có nhiều lớp như vậy được goi là composite. Các đạn súng nhỏ không nén được như đạn tăng sử dụng các hợp kim staballoy gốc DU, như 99.25%DU-0.75%Titan. Một số hợp kim không gỉ cứng dùng làm đạn nhỏ như AG17 có 20.00% măng gan, 17.00% crôm, 0.30% silic, 0.03% carbon, 0.50% ni-tơ, and 0.05% mô-luýp-đen, còn lại là kim loại khác. Đạn này có khả năng xuyên ổn định khi gặp các loại giáp phức tạp, sơ tốc rất lớn (trêm 1400m/s), đường đạn tốt nhưng sức xuyên giảm mạnh theo tầm bắn. Các tăng hiện đại chỉ đấu sabot ở mặt trước được tầm dưới 2km.

Hiện tại, đạn phát triển theo hướng tăng độ cứng. DU-Ti được thay bằng các hợp kim DU+ kẽm+ crôm +nicken. APDS-FS là đạn xuyên nhưng có sát thương, có thể bằng một liều nổ nhỏ đi theo. APDS-T là đạn xuyên có dẫn đường. APDS-DU sau khi xuyên vào trong xe tan thành bột và cháy cho nhiệt lượng cao, sát thương lớn.

Đạn APFSDS-DU M829A1 120mm Mỹ, biệt danh "Silver Bullet", đạn bạc đang dùng trong các xe M1A1 hoặc M1A2. Hiện nay không có cỡ đạn DU nào nhỏ hơn để lắp vào các loại súng trên xe Bradley của Bác BeBoiMuoiDe cả!


Logged

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng - Gian khổ để dành phần ai Huh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM