Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:53:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #120 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2008, 04:19:04 pm »

Hồi xưa ở lính, bọn tớ có AK và trong tủ đầy các loại súng, khi chiến đấu quẳng hết lên xe, tiện đâu dùng đấy, chứ không sợ mang nặng mỗi thằng một súng như bộ binh thường.
------------------------------------------------------------------
  Bậy nào! Chú được trang bị mấy khẩu súng?  Grin
Chú viết về kiến thức quân sự nói chung thì tốt, phân tích mạnh yếu của vũ khí khí tài khi đi kèm với các loại chiến thuật cũng ổn, mỗi tội là hay ... để keyboard dẫn mình đi! Grin
Rút kinh nghiệm, cẩn trọng khi viết, đừng dễ xúc động mà phịa thì chú sẽ thành "chuyên gia vũ khí" tầm chiến lược của box đấy! Grin 


Khè khè khè. Em được dùng 1 súng nhưng trông nom mấy khẩu, bọn em đại đội rút xuống chỉ có số quân bằng một trung đội mà.

Tuy nhiên, hiện tương tăng cường hỏa lực ngoài biên chế thì thấy nhiều. Thông thường, một tiểu đội thường 9-10 lính, có một phóng lựu B40 hay B41, một trung liên RPD hay RPK. Một đại đội bộ binh thường có 2-4 khẩu đại liên, 2 cối 60. Ban đầu, tiểu liên, trung liên, đại liên được Tầu biến chế ở tiểu trung đại đội nên có tên như vậy. Tiểu liên hay bị nhầm với sub machine gun, SMG, nhưng thực ra là súng liên thanh tiểu đội. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô thời tái thiết sau WW2 thì khác, sau 1949, mỗi tiểu đội cũng 1 phóng lựu và 1 trung liên, Trung đội có 1 đại liên. Người ta phải làm nhẹ các súng trung liên, súng trường tấn công để biên chế về tiểu đội. Cũng làm nhẹ đại liên để chuyển về tổ 2 người trung đội.

Một tiểu đội bộ binh cơ giới có từ 5-9 người, thông thường cũng có một trung liên, 1 B41. Bên cạnh dó là khẩu cối 73mm bắn nhanh của BMP-1 hay là khẩu 30mm phóng lựu bắn nhanh cùng các súng máy, đạn tự hành trên xe. Tuy nhiên, dễ dàng chở theo các vũ khí khác, do xe không lo đau lưng đau vai, mỏi chân khát nước.

Tuy nhiên, đó chỉ là trang bị complex. Một số hiện tượng tăng cường vũ khí, ở đây chỉ tính súng ống, không tính bom mìn bộc phá:
Hồi sau 1979, em thấy trang bị khá nhiều M79. Những đơn vị mạnh như  304 ra Bắc liền trang bị lại hết bằng PK, RPK, B41, AKM. Nhưng vưỡn thích giữ M79. Lúc này, AK còn thiếu nhiều ống phóng lựu GP-25. Khẩu M79 thực hiện rất tốt tư cách "dã pháo tiểu đội". Nó hơn đứt B40, B41 ở chỗ, đạn nhỏ súng nhẹ mang nhiều đạn. Chứ mỗi tổ 2 người B41 chỉ có 6 đạn thôi. Còn có kiểu súng bắn đạn M79 liên thanh nữa. Việc phóng lựu, phóng lựu liên thanh làm "dã pháo" thì đến Nga sau đó cũng phát triển mạnh, như các khẩu liên thanh 30mm trang trước.
Ngoài M79, các súng bắn tỉa xuất hiện nhiều. Đây cũng là một phương tiện sử dụng không thường xuyên nhưng không thể thiếu. Các súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa này tầm xa, cảnh giới tốt (còn có tên là súng trường tạp tân, súng trường tiếp đón từ xa). Em không thấy có loại RPK hiện đại hơn, có rãnh lắp ống ngắm. Chắc là sau này sẽ có, nhưng lúc đó rõ là tiểu đội bộ binh cơ giới cần súng bắn tỉa. Tuy nhiên, lắp ống ngắm không đơn giản, muốn ngon phải chỉnh súng sau khi lắp (RPK kiêm các chức năng: súng trường tấn công, súng trường chiến đấu và trung liên).

Ở Checnya. Bác thấy trong ảnh không. Tiểu đội được tăng cường súng bắn tỉa và đại liên PK. Đại liên và bắn tỉa này đối chiến với bên kia, trung liên quân du kích được đưa xuống tổ, vừa làm bắn tỉa vừa làm trung liên. Cũng thấy xuất hiện của súng phóng lựu bắn nhanh cá nhân. Không những một tiểu đội được tăng cường vũ khí, mà đoàn xe cũng biên chế lại. Thấy rất nhiều pháo tự hành hay cối bắn nhanh, pháo phòng không bắn nhanh... đi kèm.
Trong ảnh này thấy rõ. BMP bảo vệ tăng, lính bộ binh xuống khỏi BMP dùng súng bắn tỉa xịn, chứ không phải RPK kiêm chức all in one, chức gì cũng có nhưng chả chức gì bằng ai.
http://www.missing-lynx.com/library/modern/russia/inaction/grozny-72.jpg
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #121 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 08:38:48 pm »

Rõ ràng, khái niệm chiến tranh hiện đại, vũ khí hiện đại không đơn giản. Ngươi Nga với trang bị tốt nhất thế giới, nghĩ rằng năm 1994 không cần cho bộ binh xuống xe. Thực tế đã chứng minh điều dó là sai. Đây là cảnh, công sự di động tốc chiến được thay bởi hầm hào và "súng trường chiến đấu" cổ lỗ năm 1999.
Đây là năm 1999. "Súng trường chiến đấu battle rifle" là súng trang bị chủ lực đầu TK20, đại diện là Mauser và Mosin. Cuộc chiến đấu hồi đó như hai cao bồi miền Tây trên phim, ngắm cẩn thận, rồi bóp cò, tầm xa. Theo năm tháng, kiểu chiến đấu đó không lại với các phương tiện cơ giới xung phong. Súng trường chiến đấu được thay bởi súng trường tấn công, thứ súng trường nhẹ, nhiều đạn, bắn nhanh, hỏa lực mạnh khi xung phong. Cuộc chiến đấu kiểu cổ chỉ còn được các Sniper thực hiện. Cả Chechen phiến loạn và quân Nga đều dùng RPK, đây là súng đa dụng, có chức năng súng trường chiến đấu, bắn tỉa. Xạ thủ kín đáo quan sát tốt, súng tầm xa... là những lơi thế khi đánh bộ binh đi bộ.
Người Nga đào hầm hào bố trí bộ binh giữ những vị trí dễ phục kích, những vị trí có tầm quan sát tốt, những vị trí kiên cố có sẵn... như một cuộc chiến cổ điển.


"Súng trường chiến đấu" tròn một thế kỷ phục vụ, trên "công sự" di động.


ĐKZ 75mm (SPG-9), người anh em của B41. Cuộc chiến của bộ binh cơ giới thì không cần. Nhưng ở đây, bộ binh cơ giới bỏ xe xuống hầm, thành bộ binh đi bộ. Quân Nga chắc lấy thứ này từ kho đồ phế thải rồi sơn tút lại. Huh??


ĐKZ 82mm (BM-10)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2008, 10:56:40 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 08:59:09 pm »

Không đến tận nơi, thật khó hình dung thế nào là chiến tranh đường phố.

Thế chiến I, khoa học quân sự sa lầy cùng chiến tranh. Người ta không thể vượt qua các công sự được, chiến tranh bế tắc cho đến khi Đức kiệt sức trước. Thế chiến 2 sau đó, công sự của Thế chến I đã lạc hậu cùng với các thiết giáp hạm, lô cốt khổng lồ trên biển. Pháo tự hành, pháo tấn công, lựu pháo đập công sự nát nhừ.

Còn đây là chiến tranh đường phố. Không thể naò phá hủy hết các "công sự" cao tầng, đường hầm, ống cống. Chúng có thể bán kiên cố, kiên cố và không ít cái rất kiên cố. Lỗ châu mai và lối đi khuất thì không thể đếm được. Những đặc điểm này của chiến tranh đường phố tạo đều kiện cho B41 bắn vào nóc tăng ở tầm rất gần.




Trùng trùng điệp điệp những "công sự" cao tầng.


Chechnya và Dagetstan có phong cảnh rất đẹp, khí hậu tuyệt vời. Núi non hồ nước rừng cây hữu tình, thuận lợi cho B41 và nguy hiểm cho xe tăng. Chiến thuật tốc chiến của 1994 không cần xuống xe chết ở những đểm này đây.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2008, 09:07:30 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #123 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 09:02:25 pm »

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2008, 09:21:17 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #124 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 09:28:46 pm »

Một khẩu bắn tỉa và một ống phóng chống tăng.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 09:35:08 pm »

Hì, chú HP cho anh hỏi cái!
Đây là topic về B-41 hay là về lính Nga ở Chechenya đấy hử? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #126 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 10:12:00 pm »

Ke ke ke ke ke, dĩ nhiên đây là B41 rồi.
Người ta đã nỗ lực để B41 có tầm bắn ngang với các súng bộ binh khác. Còn đây là lúc tầm bắn B412 tụt lại sau. Toàn bộ các hình ảnh này đang mô tả về cách chống lại B41.

Trong các khu nhà, chống bộ binh cần nhất có lẽ là dã pháo tầm ngắn. Dã pháo tầm ngắn đã một thời tuyệt chủng.
Dã pháo, pháo dã chiến, field gun hồi TK19 là loại pháo nhỏ nhẹ, dễ kéo theo trận đánh, hỗ trợ bộ binh, bắn đạn sát thương. Người Mỹ rất chuộng loại pháo này, vì nội chiến hay chiến tranh giành độc lập của họ đều lấy pháo này là pháo chủ lực. Tuy nhiên, từ đầu TK20, dã phap trở thành loại pháo bắn tầm xa, cầu vồng. Việc kéo lê khẩu pháo trên bãi chiến trường được thay bằng bắn theo tọa độ tính toán. Từ đó, những khẩu dã pháo tầm ngắn dần tuyệt chủng. Ki cần, người ta thay thế bằng cối chẳng hạn.
Dã pháo tầm ngắn được phát triển trở lại cuối TK20. Liên Xô chuyển nó trở lại thành vũ khí chủ lực khi trang bị trên xe BMP-1, dĩ nhiên là biên chế chính thức mỗi tểu đội một khẩu 73mm bắn nhanh.

Trong chiến tranh Việt Nam, vai trò của "dã pháo cấp tiểu đội" và dã pháo tầm ngắn nói chung được khẳng định bởi chú M79 40mm. Lúc đó, quân ta thiếu vũ khí tương tự và rất khoái M79. Khẩu Mk19 bắn loại đạn này liên thanh cũng được dùng ở đây. Mk19 trở thành kiểu mẫu về loại súng này.  Hồi chiến tranh Biên Giới và giai đoạn đến 1989, Tầu Khựa rất sợ M79. Sau này nó cũng chế lấy một khẩu nhưng chắc là không kịp dùng nhiều.
Liên Xô nỗ lực phát triển khẩu tương tự Mk19 vì kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam. Nỗ lực tăng cường khi xuất hiện xung đột Xô-Trung. Phòng thiết kế OKB-16 ở Tula thực hiện thiết kế và đưa vào dùng thử 1969, tiến trình sản xuất đẩy cao năm 1971. Tuy được dự tính dùng đẻ chống chiến thuật "Biển Người", nhưng súng không tham gia đánh Tầu. Các bản cải tiến trên trực thăng Mi-24 và Mi-8 năm 1971. Súng bắn đạn 30x29B sát thương, cũng có đạn cháy, nổ xuyên... nhưng ít dùng. Đầu đạn 275gram, sát thương nặng 70mét vuông. Tốc độ bắn 300-400 phát phút.
Phiên bản bộ binh bắn đạn 30mm, băng 29 viên, tầm bắn tối đa 1730mét. Súng nặng 18kg, giá 3 chân 12kg, băng đạn 14kg. Súng có máy lùi-đẩy về thủy lực. Điểm  phát triển quan trọng là kính ngăm svà bàng bắn trên mặt súng. Súng bắn được trực tiếp mục tiêu nhìn thấy 800 mét bằng kính ngắm, bắn được cầu vồng bằng sử dụng kính ngắm (ngắm vật thể trung gian, như pháo binh Nga hay dùng). Một đặc đểm nguy hiểm của súng là khó phát hiện vì hầu như không khói và tiếng nổ  ánh lửa đầu nòng nhỏ.

AGS-17 Plamya (АГС-17 Пламя-lửa) tỏ ra rất hữu hiệu khi chống bộ binh trong chiến tranh đường phố. Điều này người Mỹ bỏ qua, khẩu Mk19 hầu như đã bị họ bỏ. Mỗi xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành... chỉ mang được ít đạn pháo của nó. Còn AGS-17 Plamya dập tắt các xung lực bộ binh, nhằm bắn các cửa sổ, câu đạn vào các ngõ ngách, nhét đạn vào các chiến hào, hầm hố, phòng, cống ngầm... Xạ thủ "súng trường chiến đấu" bắn tỉa, B41 nếu bị AGS-17 phát hiện rất khó sống. Trong khi đó, các đạn súng trường, súng máy khác không bắn được xuyên tường dầy, đống đất, đống đá. Pháo gọi thì lâu, xe tăng, xe bọc thép không nhều đạn. Một trung đội săn tăng 5-6 nhóm B41 dễ dàng bị 1-2 AGS-17 băm nhừ. Chúng ta đã thấy ảnh AGS-17 được đặt ở những điểm lợi về quân sự cùng với súng bắn tỉa, điện đài.
Chúng ta xem lại 2003, phóng viên chiến trường mô tả M1 Mỹ bắn từng phát đạn DU vào các cửa sổ. Một phát đạn DU của pháo M1 bắn vào cửa sổ chắc chắn không sát thương bằng một phát đạn AGS-17 30mm.

B41 cũng được sử dụng như dã pháo, nhưng rất kém. Nhưng mỗi người chỉ mang được 3 đạn, còn để bắn liên thanh tầm 1700 mét thế này thì B41 thua. AGS nã vào các cửa sổ tầm 700mét khá tốt, vượt xa tầm B41. Ngay cả trong tầm bắn của nhau, đạn B41 nổ mạnh thật, nhưng bắn không thể chính xác, nhanh và sát thương rộng như AGS.

AGS-17 Plamya, "dã pháo liên thanh".


Lính Ấn cũng rất khoái khẩu này ở Kargil, chiến tranh miền núi hiểm trở. Tính cơ động cuả Dã pháo AGS thì thôi rồi, không dã pháo nnào leo lên đỉnh núi, nóc nhà như nó. Cũng 1999.



Còn đây là một hỏa điểm khác, tổ đại liên PK, phụ đang bắn AK thì phải.


Nơi thết kế AGS-17 sau đổi tên thành Viện thiết kế máy móc, KBP. Trong những năm 1990, viện phát triển thế hệ mới AGS-30. Súng có hỗ trợ giá lắp điều khiển từ xa, hoạt động bằng điện. Máy súng lùi có hãm, bắn từ khóa nòng mở, bắn phát một và liên thanh. Súng rất nhẹ, 16kg cả giá 3 chân, 30 kg băng 29 viên. Súng hoàn thành thiết kế năm 1999, sản xuất ở nhà máy ZID thành phố Kovrov.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2008, 12:21:51 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2008, 12:38:05 am »

Chức mừng năm mới cái nèo.


Như vậy, để chiến thắng được B41, lại phải quay lại thời cổ đại, Súng trường chiến đấuDã pháo tầm ngắn.
Mới nghe thì điều đó vô lý, nhưng mà sự vô lý đó lại có lý. Xe tăng không thể thắng được B41, phải lấy bộ binh ra, vậy là lại quay lại cuộc chiến của bộ binh, bằng súng cổ.
B41 từ lâu không còn là khẩu súng của quân chủ lực dàn trận đánh đàng hoàng nữa. Nó chỉ là khẩu súng của du kích. Nhưng đến nay, vai trò của nó trong du kích Chechnya đã bị đánh bại.

Tuy nhiên, người Nga không đánh bại B41 dễ dàng, họ phải áp dụng rất nhiều biện pháp, cả kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược, biên chế, cấu tạo vũ khí, huấn luyện... Việc dàn bộ binh ra, chiếm giữa các hỏa điểm đặt AGS-17, súng bắn tỉa... gây thương vong kha khá. Đồng thời, thành phố Grozny trở nên tan hoang như chúng ta thấy. Người ta phải di tản dân và phá huỷ gần như hoàn toàn nhà cửa. Đó là những gì phải trả cho B41.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #128 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2008, 02:14:36 am »

Trong chiến tranh Việt Nam, vai trò của "dã pháo cấp tiểu đội" và dã pháo tầm ngắn nói chung được khẳng định bởi chú M79 40mm. Lúc đó, quân ta thiếu vũ khí tương tự và rất khoái M79. Khẩu Mk19 bắn loại đạn này liên thanh cũng được dùng ở đây. Mk19 trở thành kiểu mẫu về loại súng này. 

Một loạt bài hay với nhiều ảnh rất đẹp bác Phúc ạ.

Nhưng rất tiếc em chỉ lên tiếng trong topic của bác khi thấy có vấn đề, năm mới có gì bác bỏ quá cho em nhá.

Đạn MK 19 và đạn M79 (và M203) là hai loại đạn hoàn toàn khác nhau bác ạ. Điểm giống nhau duy nhất là cùng là 40mm. Đạn MK19 là 40x53mm còn M79 là (40x46mm).

Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #129 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2008, 10:07:52 pm »

Kệ miẹ chúng chứ.
Khác nhau chứ, vì một chú có liều 300 mét, chú kia có liều 2000 mét
Nhưng chúng đều là đạn lựu. Đấy là cái mà tớ nói. Còn chúng liều thế nào kệ mịe chúng.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2008, 08:19:39 am gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM