Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:08:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 295351 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #100 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 11:06:44 pm »

Đã có khí động, lại còn có rắn động.
Panzerfaust 100. Đức Quốc Xã.
Liều sau đẩy một khối lượng khí lên trước, cùng với liều trước tăng áp đẩy đạn.


Kẻ ra, bọn Đức cũng đầu tư ngâm kíu kỹ phết. Nhưng đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40. Góc mở tốt nhưng ngòi dở. Đặc biệt, B40 khỏi đầu các RPG cái trạm truyền nổ, chữ con P100 này vẫn truyền nổ dưới lên thô sơ như M72.

Bác nào giỏi tiếng Anh thì dịch hộ em đoạn này "Fitted to the front of the tube by its wooden tail stem and metal fins was an oversized warhead". Em thấy có chữ "wooden" nên đoán là có gì đó bằng ...gỗ đúng như bác Phúc bảo "đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40". Nhưng nhà em vãn chưa hiểu cánh gỗ thì nhét vào nòng thế nào ạ.

Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 11:56:51 am »

Bác Phúc chê em dốt tiếng Anh. Bác nào giỏi tiếng Anh thì dịch hộ em bài viết tại trang này http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/bullets2-shaped-charge.htm. Trong này nó nói về shaped charge nói chung chứ không phải loại "quảng cáo quốc gia" hay "cách mạng trong liều nổ lõm với trạm truyền nổ chữ U" đâu.

Em ghét nhất trên đời là những quảng cáo u mê và ngu dốt, mang nặng mùi ý chí cá nhân, sẵn sàng bẻ cong sự thật theo những suy nghĩ chủ quan như thế nên bác Phúc yên tâm là em đọc quảng cáo bao giờ cũng có chọn lọc. Bác Phúc cũng khuyên em không nên đi tìm thông tin trong các đống rác trên Anh-téc-nét, bác cũng có thể yên tâm là em khi bới rác trên mạng mà thấy chỗ nào có mùi là em lảng ngay. (Nhưng hình như em đang gặp một đống rác mà càng bới càng bung ra những thứ nặng mùi: vỏ đầu đạn B41 là vật liệu cứng sắc chuyên để cắt lưới thép, amatol là hỗn hợp RDX và TNT, đạn PG-2 của B40 có gắn động cơ tên lửa, mìn Claymo nhồi Amatol hoặc C3 và đặt mặt lõm quay về phía địch, cánh đạn Panzerfaust làm bằng gỗ, B40 là cách mạng trong thiết kế đầu đạn HEAT chống tăng..., có lẽ em phải dừng bới thôi kẻo càng lúc càng khó ngửi quá).
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 03:36:11 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 04:29:13 pm »

Thực ra thì từ B-41 mà chạy sang cả Claymore thì...lạc xa quá, nhưng trong khi chờ mod tách chủ đề thì "gỡ rối tơ lòng" cho chú huyphuc1981_nb và chú mig19farmer về mìn Claymore như sau:

Theo tài liệu có tên: Mìn chống người M-18A1 và M-18 (Claymore) số TV-BT (B) 08-003 của Ủy ban binh thư tiếp vận thuộc Tổng cục Quân huấn/QLVNCH in và phát hành năm 1970 (Dịch từ Điều lệnh FM 23.23 1/66 của US Army) thì:

 - Mìn M-18A1 chứa 1 1/2 pounds thuốc nổ C4. Được Mỹ đưa vào sử dụng trong quân đội năm 1960 thay thế cho M-18.
 - Mìn M-18 chứa 3/4 pound thuốc nổ C3.

Như vậy, có thể tạm kết luận chủ đề tranh luận giữa hai chú về chất nổ trong mìn Claymore là: Cả hai đều đúng! Grin

Vấn đề thứ hai: Cách đặt mìn Claymore. Chú mig đúng, hp sai!
Mặt lồi của Claymore có dòng chữ dập nổi: FRONT TOWARD ENEMY luôn phải quay về hướng đối phương, mặt lõm phía sau có chữ BACK quay về hướng người bấm điện kích nổ mìn.
----------------------------------------------------
 P/s: Vì các chú "cãi nhau" mà làm anh mất công lục tài liệu quá! Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 04:32:00 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #103 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 05:55:25 pm »

Em cám ơn anh Đoàn đã vất vả vì những vụ lặt vặt lạc đề này.

PS: Bác Phúc bác ấy nói thế này cơ ạ: "Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy)."

Như thế bác ấy nói M18A1 xài C3 còn M18 xài TNT và RDX đúc- hay còn gọi là amatol theo cách của bác Phúc (nhưng thế giới gọi là composit-B). Mẽo đã thay thế M18 bằng M18A1 từ năm 1960, như vậy loại phổ biến nhất ở VNW là M18A1, vụ tháo thuốc C4 của M18A1 đem làm củi đun thì cả hai bên đều dùng khá nhiều, em từng rất ngạc nhiên nên mới tìm hiểu kỹ tính năng độc đáo của C4 này.

Vậy anh Đoàn kết luận cả hai đều đúng ở điểm này thì em vẫn không tâm phục khẩu phục.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 05:58:50 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 05:59:55 pm »

Vậy anh Đoàn kết luận cả hai đều đúng ở điểm này thì em vẫn không tâm phục khẩu phục.
-----------------------------------------------------
 Hì, chú cứ ép anh! Chả nhẽ lại phân xử: chú đúng 3/4, hp đúng 1/4 à? Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 06:01:49 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #105 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 06:55:07 pm »

Cậu MiG à, cái ảnh ấy mình lấy từ Wiki tiếng Anh, chú thích lại bằng tiếng Việt, rồi nhét vào bài viất B41 Wiki tiếng Việt, hồi đó mình hay thích sửa wiki. Trong đó mình đã chú thích đủ rồi.

Cái đạn B40 ấy, thưa bạn, nó đúng như thế đấy. Người ta dự định là đạn đó có tên lửa, cho nên, nếu đạn chống tăng PG-2 không có tên lửa thì RPG-2 vẫn là ống phóng tên lửa. Mình nói bạn thiển cận là như thế. Các cuốn ách Nga nói về B40 đều cẩn thận gọi nó là ống phóng tên lửa, cộng thêm chú thích PG-2 tên lửa không tác dụng mấy, vì lý do đó. Có cả nhũng kiểu đạn mà chức năng súng rất kém so với chức năng tên lửa, như một kiểu đạn cháy-sát thương.
Mình nói về điều đó đã nhiều rồi, không tiện nói thêm nữa.

Còn M18, bạn càng thiển cận.
Phiên bản M18 ban đầu được dùng ở chiến tranh Việt Nam là M18 nguyên thủy, chứa hỗn hợp RDX và TNT, đây là thuốc nổ đúc. Đây là phiên bản phổ biến nhất ở Việt Nam, mìn claymore có thuốc nổ dùng đun nước.
Phiên bản M18 phổ biến được xuất khẩu sau đó chứa hơn 300gram thuốc nổ C3, cũng được dùng ở chiến tranh Việt Nam nhưng ít, chứa thuốc nổ C3. Đây là phiên bản M18A1. Chỉ có phiên bản này là xuất khẩu số lượng lớn sau này. C3 là thuốc nổ ép. Phiên bản M18A1 được chấp nhận trang bị năm 1960, như vậy, còn lâu sau đó nó mới có mặt ở Việt Nam, nếu có. Phiên bản này được sản xuất nhiều nhất chỉ sau 1970.

Phiên bản M18 nữa hay được internet nhầm là phiên bản M18A1 chứa hơn 700gram thuốc nổ, đây là phiên bản sau này mới có. Nó chứa C3 hay C4 mình không quan tâm. Tuy nhiên, hồi 196x, người ta rất hay nhầm C3 và C4 vì đều là thuốc nổ dẻo. Còn trên nét thì người ta nói C3 là tiền thân của C4, mặc dù hai loại thuốc sử dụng cho những mục tiêu khác nhau (nặn bằng máy và nặn thủ công). Còn tên M18A1, sau này mới được đặt cho một loại cụ thể.

To bác Đoành, em đã nói về cách đặt Claymore bao giờ đâu, hay có nói thi nói là cắm chân. CÒn mặt lõm là nói về mấy cái IED cuả MiG.

Tại sao có thuốc nổ đúc và thuốc nổ dẻo Huh? cũng như các chi tiết cơ khí, thuốc nổ cần gia công cho đúng hình dáng. Người ta không thích tiện bào phay thuốc nổ, mà người ta ép hay đúc. TNT là nguyên liệu dễ đúc, nhiệt độ nóng chảy 80 độ C.
Thuốc nổ dẻo C4 hay semtex được dùng để tay người nặn. Tính dẻo cao làm thuốc có năng lực mạnh, như lính có thể nặn thành các thanh trụ, hay lõm, hay lõm dài.... Nó rất dẻo, nhưng không phải là những thuốc nổ lý tưởng để nhồi vào bom mìn. Bom mìn thì không cần thuốc nổ dẻo đến mức như đất sét, vì đã có máy ép máy đúc. C4 vì tính dẻo nên đắt và cũng không mạnh. C3 là một trong những hỗn hợp dễ ép (như bánh xà phòng).

Còn Panzerfaust. Đúng là bạn kém tiếng Anh quá. Khối lùi gỗ mình đã nói trong vài đoạn về P100, mình còn chú thích thêm là một loại súng không giật của Miền Nam thời đánh Tây là như vậy (SS). Hầy hết các Panzerfaust đều có cánh gỗ mỏng, gập vào đuôi đạn hình vuông bằng bản lề. Khối lùi và cánh đuôi không giống nhau. Có thể, có những loại đạn Panzerfaust có cánh đuôi không bằng gỗ, nhưng hầu hết các Panzerfaust đều là gỗ, bất chấp khối lùi của nó là gì. Panzerfaust có tốc độ rất nhỏ nên người ta phải kiêng khối lượng đuôi.
Điều mình nói ở đó là cơ chế động, mình dùng từ "rắn động", chỉ khối động là khối rắn, để so sánh với phương pháp "khí động". Khối lùi sau làm vật chất phản lực chung tiến lên trước trước khi cả hai khối lui về. Cái điều mình nói về P100 không liên quan đến cánh đuôi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 09:05:09 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #106 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 09:00:07 pm »

Lão này độ chày cối cao quá.

Anh Đoàn trưng tài liệu vậy mà vẫn gào lên được, hay bác cho là tài liệu hướng dẫn sử dụng của VNCH copy từ internet nên nhầm lẫn chăng. Bác chưa từng đưa nổi 1 trang sách lên chứng minh những gì bác bốc phét. Nếu vậy bác thử đưa các nguồn "chính thống" lên xem nó viết sao để em còn sửa lại kiến thức. Chắc sách Nga viết về vũ khí Mỹ sẽ chính xác hơn sách Mỹ tự viết về vũ khí của họ vì người Mỹ rất hay nhầm lẫn. Sách Nga viết là dùng amatol và C3, sách Mỹ bậy bạ quá dám bảo là Composit-B và C4. Sách Nga muôn năm.

Về đạn B40, bác cứ trưng ảnh RPG-2 có động cơ tên lửa lên đây là em tin ngay. Nếu cái ống nào mà cứ sách Nga ghi chú là ống tên lửa, từ đó suy ra là nó có đạn tên lửa nhưng chưa ai từng biết đến thì ngoài hàng ống nước đầy những thứ tương tự thế. Hay người Nga thì không thể nhầm lẫn trong sách của họ chăng. Sách Nga muôn năm, muôn năm.

Về Panzerfaust, cả ảnh bác lẫn em post lên đều là cánh dùng lá thép lò xo hết, loại cánh gỗ có bản lề em chưa từng đọc hay nhìn thấy. Trình độ tiếng Anh của em đúng là kém thật, bác thử dịch lại đoạn"Fitted to the front of the tube by its wooden tail stem and metal fins was an oversized warhead"cho mọi người được mở rộng tầm mắt được không ạ. Sau vụ này chắc em phải cập nhật thêm vốn từ tiếng Anh "metal fin" có nghĩa là "cánh gỗ đóng mở bằng bản lề", em cám ơn bác Phúc nhiều. Còn cái bài ngoài các loại đạn trên mạng chụp được thì còn có nhiều loại đạn khác hoạt động như bác bảo thì em lại thua, vụ này giống hệt đạn sabot, cao xạ 37mm và RPG-2, thế giới này còn nhiều điều bí ẩn không bao giờ được lên net mà chỉ có trong sách Nga của dân trong ngành mới được học, làm sao em biết được.

Còn vụ M18A1 đặt thế nào, sách Nga dạy thì khó mà nói sai được. Bác Đoàn tin sách của bọn tư bản thế là mất quan điểm rồi, bác Phúc nghiên cứu kỹ sách Nga mới vẽ lại được hình như thế đấy ạ. Mấy cuốn của bọn VNCH đều bị sai lầm dây chuyền do copy từ An-téc-nét hết bác Đoàn ạ. Ha ha.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 09:09:10 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #107 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 09:12:51 pm »

To bác Đoành, em đã nói về cách đặt Claymore bao giờ đâu, hay có nói thi nói là cắm chân. CÒn mặt lõm là nói về mấy cái IED cuả MiG.



Đừng ...... thế bác Phúc ạ. Cũng như bác từng cãi chày cối là cái ảnh HEAT mà bác bới rác được thì bác có chú thích là đạn B41 đâu ấy. Nay bút tích rành rành thế, bác cãi nữa đi. Vậy em hỏi bác các dòng chữ "B41" với "Claymo" trên ảnh ấy là bác hay .... nào nó viết vào để đổ oan cho bác.
----------------------------------------------------------
 Cảnh cáo mig19farmer lần thứ nhất! Yêu cầu cẩn trọng dùng từ khi tranh luận!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 09:23:04 pm gửi bởi dongadoan » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #108 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 09:51:29 pm »

Cậu này dơ thật rồi.  Đang nói HEAT, cậu lôi vào một đống mìn, rồi cậu bảo đó là lõm, rồi nói bậy bạ quá.

Cho dù nó có cánh đuôi không bằng gỗ, thì cái đuôi cũng gỗ. Cho dù có cái không gỗ thì cũng có cái gỗ. Đó không phải là điều quan trọng tớ nói đến. Chỗ đó, tớ nói đến phương pháp phóng rất hiệu quả của "rắn động". Còn RPG-2, tớ đã bảo tớ không nói đến mà, cậu thích hiểu thế nào kệ cậu. Cái Panzerfaust tớ cũng không nói chuyện với cậu nữa.

Cái claymore, tớ nhắc lại, rất hiếm khi người ta dùng thuốc nổ thủ công cho hàng công nghiệp cả, điều đó giống như cho động cơ hơi nước chạy bằng dầu ăn. Người ta chỉ dùng thuốc nổ dẻo thủ công như C4 hay semtex cho hàng công nghiệp khi có nhu cầu đặc biệt, thường là các trạm truyền nổ có cấu trúc phức tạp. Không phải là tớ ít đọc những cái M18A1 C4, mà là tớ thấy nó vô lý, không như cậu.

cái hình trên. À, thế thì tớ nhầm đấy. Nhưng tó nhầm cũng có lý của nó, vì lúc đó tớ đang nói chuyện với cậu về cái IED lõm, nên tó nhầm từ claymore sang cái IED lõm đó. Bi giờ mới thấy nói chuyện với cậu dại mặt. Đây là lần cuối cùng tớ nói chuyện với cậu.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #109 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 10:55:24 pm »

Cho dù nó có cánh đuôi không bằng gỗ, thì cái đuôi cũng gỗ. Cho dù có cái không gỗ thì cũng có cái gỗ. Đó không phải là điều quan trọng tớ nói đến.

Chà, vậy là do tiếng Anh của em kém nên không phân biệt được cách dịch tiếng Anh thoáng của bác. Nói chung là ý của bác là cứ có "wooden" tức là gọi là thế nào cũng có chỗ bằng gỗ, còn là đuôi hay cánh đuôi có bản lề không quan trọng, phỏng ạ. Vậy em xin lỗi nhá, nhà bác có tư tưởng khoa học thoáng quá. Nói chung nhà em cứ thấy có gì dễ gây ngộ độc thì đâm ra khó chịu, lại lắm điều. Thế nên nhà bác không muốn nói với em thì thôi, chứ nhà bác mà cứ vào Paint sáng tác ở mức độ quá đáng là nhà em lại lắm chuyện ra đấy. Em thà làm thằng ném đá hội nghị còn hơn để cái box này thành chỗ chứa thông tin kiểu sáng tác văn học dạng cảm tính và thoáng quá mức cần thiết. Còn nhà em với nhà bác thì va chạm đã lâu và đã nhiều lần lắm rồi, em chả sợ nhà bác dỗi không thèm nói với em đâu.

PS: Xin lỗi các mod luôn thể. Trong lúc rượu bia có phần dư giả, nhà em có gì sai sót mong các mod rộng lòng bỏ quá cho.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 11:00:54 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM