Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:53:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294916 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #80 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2008, 07:57:35 pm »

Báo cáo bác Đòanh, đang nghỉ giải lao, em cứ để tinh hoa phát tiết đã, cắt sau.

@Bác HP: thêm về động lượng lùi ngắn-dài và trích khí ngắn-dài-xung đi Grin. Nhưng tạm thời giá cứng-giá lùi, hãm lùi-đẩy lên bên pháo to bác đừng đụng đến vội, kẻo lõang quá.

Tiện mà bác khai triển thêm về khóa nòng tự do, bắn ở thế mở khóa (fire from open position) thì làm luôn nhé, lấy tiểu liên Tôm xông ra luôn  Grin

Bác làm cơ bản thôi, từ từ đừng tiến đến ngáng lùi, kẻo lại lệch tiến trình phát triển!

@Mig19: đố cậu tìm được vũ khí trích khí đáy đạn đấy  Grin
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #81 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2008, 09:31:20 pm »

Ôi trời ôi bác Đoành với ChienV. Cứ để đấy, phải có phản biện tí chút chứ.


Người Mỹ không thể có loại vũ khí như B41 vì lý do này.

Vì thiếu kinh nghiệm chiến đấu, khoa học quân sự... nên người Mỹ đã đầu tư cho tầm bắn và sức xuyên nói chung, cụ thể hơn, họ đã đạt đỉnh khá cao với tầm bắn tối đasức xuyên tối đa, trong một vũ khí nhẹ (khoảng 2,3k-2kg). Tầm bắn tối đa 1000 mét chỉ thấp hơn B41 một chút (1100 tối đa), nhưng B41 nặng gấp 3-4 lần. Sức xuyên tối đa thì cao hơn B41 (370mm và 330mm).

Trừ điểm sức xuyên bị thổi quá phồng, thì nhìn chung, M72 ngang ngang hay hơn hơn chút B41, tất nhiên vượt xa với B40. Nó có thời điểm chấp nhận trang bị cũng muộn hơn B41, vào thập niên 1960. Tất nhiên đó chỉ là thời điểm chấp nhận trang bị chung, chứ M72 không bao giờ trở thành một vú khí chủ lực, bắt buộc trang bị đồng loạt trong tiểu đội.

Tuy nhiên, cái vũ khí đạt đỉnh cao này đã tự chứng tỏ sự tồi tệ trong chiến đấu thật, kém B40. Chương trình thay thế nó là M-47 DRAGON những năm 1970, một thứ quỷ dữ nặng khủng khiếp, hai người dùng, súng nặng 6,9kg, đạn nặng 10,09kg. Liều lõm một tầng nặng 5,4kg trong đầu đạn đường kính 140mm. Dễ hiểu, đây không phải là một súng chống tăng cầm tay, mà là một đại bác không giật ĐKZ. Là đại bác nhưng lại thiếu chân càng bánh, giá ngáng ngõng của đại bác. Súng và đạn được sản xuất ít
Sau này, khẩu ĐKZ thiếu chân trên được thay bởi AT4, một súng của Thụy Điển tầm bắn bằng B40. AT4 xuyên nhỉnh hơn và nặng bằng B41. Rõ ràng, một phát triển vòng tròn, người Mỹ nỗ lực rất nhiều nhưng chỉ đạt được cái gần giống B41. Một vòng tròn 30 năm.Huh?? Rõ ràng, M-47 DRAGON có thể coi như treo đầu dê bán thịt chó, một khẩu đại bác chặt chân để làm súng cầm tay. Sau này, người ta đặt đúng chỗ cái động cơ tên lửa đó vào một thứ đạn chống tăng có điều khiển, đạn loại này vác vai đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, phiên bản này cũng dặt dẹo đến mức nó định thay bỏi phiên bản không điều khiển phóng to năm 1981.


Vậy, M72 thiếu cái gì.
Đó là cái nổi trội của B41: tầm bắn hiệu quả. Tầm bắn tối đa trên của M72 chỉ được dùng làm dã pháo, thứ pháo bắn không càn chính xác lắm diệt bộ binh.
Trong tài liệu "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976", Người Mỹ cũng đề cập dến việc dùng B41 làm dã pháo, nhưng đây là điều hoàn toàn sai. Rõ ràng, người Mỹ không tập trung vào nhiệm vụ chính của các vũ khí này.

Ta nói qua về tầm bắn hiệu quả.
Tầm bắn chính xác, có nhiều cách đánh giá về tầm bắn chính xác. Thông thường trên nét, đó là tầm bắn mà một nửa số đạn rơi vào mục tiêu, ví dụ: tầm bắn chính xác mục tiêu đường kính 1 mét là 100 mét.
Thông thường, mục tiêu của bọn HEAT là xe tăng, vậy mục tiêu thường là hình tròn đường kính 2,5 mét (tây) hay 2 mét(nga). NHưng hình dáng xe tăng và bố trí giáp không đơn giản, nên điều này rất khó tính. 2 nguyên nhân gây lệch nhiều nhất ngoài tản mát ngẫu nhiên là: lệch gió ngang và lệch tầm do ước lượng tầm sai.
Một cái xe tăng, được mô tả đơn giản nhất như hình cầu đường kính 3 mét đi, thì do cấu tạo đầu đạn B41, diện tích mục tiêu của B41 có thể bằng hình tròn đường kính 2 mét, trong khi các súng khác là 1 mét.
B41 có thuật phóng đặc biệt gíup giảm tản mát ngẫu nhiên, tăng độ chính xác, tức tăng tầm bắn chính xác.
Nó cũng có chương trình huấn luyện chu đáo, lại càng chính xác hơn khi ước lượng gió, tầm, tốc độ, hướng đi...

B41 có tầm bắn tối đa rất cao (1100mét), nhưng nó biết là không tính đến, nó chỉ lấy tầm bắn hiệu quả rất thấp 350met (mục tiêu di động). Cũng có thể so sánh bằng bắn mục tiêu đứng yên (khá gần tầm bắn chính xác khi gió yên và không cần ước lượng tầm). M72 theo đạt 200mét/1000 mét, còn B41 đạt 500mét/1100mét, cho thấy B41 đạt tầm bắn chính xác/tầm bắn tối đa rất cao, vì các biện pháp giảm tản mát ngẫu nhiên của nó. (Đó là chưa kể, B41 thông thường vẫn được bắn trên 500 mét trong điều kiện tốt).

Cùng là trúng bắn vào mục tiêu hình cầu, B41 có tỷ lệ diệt mục tiêu cao hơn. Không một đầu đạn lõm nào có trạm truyền nổ phức tạp như B41. Ngoài ra, đạn tầu chỉ kém điểm hỏa thôi mà phải thu bé 40 năm qua, cho thấy cơ chế điểm hỏa quý thế nào. Tỷ lệ diệt mục tiêu của M72 thì quá thấp như đã biết.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13990#msg13990
Chúng ta sẽ dần dần phân tích những nỗ lực của B41 trong việc nâng cao tầm bắn hiệu quả. B41 so với các súng khác vừa có xạ thủ tốt, bắn trúng và diện tích mục tiêu lớn.

M72 tỏ ra hết sức tồi, người Mỹ cho ra M-47 DRAGON, một phiên bản rất nặng của M72.
Người Mỹ cũng chưa chiến đấu thật bằng M-47 DRAGON, thật ra, tầm bắn nó cũng chỉ ngang ĐKZ-73mm (SPG-9), tầm bắn hiệu quả thấp hơn nhiều do thiếu các cơ cấu giá càng để ngắm bắn xa, nên người Mỹ vẫn hoan tưởng về M-47 DRAGON có tầm bắn hiệu quả trên 1km. ĐKZ-73mm có sơ tốc trên 300 mét giây, vận tốc tối đa trên 700 mét giây, đạn xoáy bằng nòng xoắn, chỉ dám xưng tầm bắn hiệu quả vài trăm mét. Trong khi đó M-47 DRAGON vận tốc tối đa 200m/s, đạn không xoáy trong nòng, dám xưng tầm bắn hiệu quả 1000 mét. Sau này, khi phát triển vũ khí có điều khiển, người ta hạ vẫn tóc xuống 90m/s, tầm bắn 1000mét.

Thật ra, nguyên mẫu thiết kế khẩu này là M77. M47 là tên đặt cho phiên bản gần giống, nhưng có điều khiển bằng dây qua kính ngắm quang học. Phiên bản này được dung trong chiến tranh Iran-Iraq. Việc sửa chữa một khẩu súng thành một đạn tự hành có điều khiển dẫn đến một thứ đạn chẳng giống ai, bạn cứ tưởng tượng kiểu ngồi xoãi hai chân bắn. Đạn này rất khó điều khiển, sớm gây thất vọng. Sau này, được gán tên FGM-148 Javelin cho phiên bản cải tiến. Nguyên mẫu thử nghiệm 12/1967, đến 1973 M47 được chấp nhận trang bị. M47 trở thành tên lửa chống tăng vác vai đầu tiên của Mỹ.

Sau khi M47 gây thất vọng, một chương trình cũng phóng to của M72, giống y đúc luôn (không điều khiển). FGR-17 Viper cỡ nòng 70mm, nặng 3,73kg được phát triển. Người ta đẩy cao như cầu tin cậy. Tầm bắn 250 mét vận tốc tối đa 257m/s. Chương trình bắt đầu năm 1976, năm 1981 có tên và dự tính có 90 ngàn quả được chế tạo đợt đầu. Nhưng 10/1983 chương trình dừng. Ban đầu, chương trình dự định thay thế cho cả M47 lẫn M72 vẫn đang được trang bị. Nguyên nhân được biết là giá thành đẩy lên quá cao. Điều này cho thấy, không phải một lần Mỹ nỗ lực đạt những ưu thế của B41, nhưng họ không đủ lực. Đây cũng là một hiện tương vòng tròn. Phát triển từ không điều khiển, đến có, rồi lại không.
Hóa ra, chiến đấu thật đã chứng minh tầm bắn và sức xuyên hiệu quả của B41 nó như thế nào.  thứ M72 to, nhanh chóng nhường chỗ chỗ AT4 của Thụy Điển trong quân Mỹ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 12:37:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #82 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2008, 10:42:06 pm »

B41 đẩy liều lõm đến mục tiêu bằng khẩu súng không giật và động cơ tên lửa.  Cái chết của M72 và phiên bản M47 Dragon (M72 siêu to) là xem nhẹ phần súng. Cả hai cơ chế giống hệt nhau, đuề chỉ có tên lửa, không có súng. Những sai số ngẫu nhhiên sẽ được hạn chế nhiều khi đạn xoáy mạnh trong nòng và có sơ tốc lớn.
Đạn xoáy giúp trục đạn được ổn định khi bay không có cánh đuôi (con quay), đạn xoáy cũng bù sai số chế tạo khi đạn bay. Sơ tốc đạn xác lập hướng phóng ban đầu và ổn định sau khi cánh đuôi xòe ra.
Nếu xét chuyển động bằng vector, cả giá trị và hướng, thì thấy rằng, phần vận tốc trong ống phóng chính xác càng lớn so với phần vận tốc có được bởi động cơ ngoài ray phóng, thì đạn càng chính xác. Vì lý do này, những đạn phản lực BM-13, BM-31, ĐKB rất lớn tầm xa, nhưng không thể chống tăng được.

M47 DragonM72 không xoáy được từ trong ống phóng, phóng ra với vận tốc thấp, hành trình một đoạn kha khá dài không xoáy mà chưa xòe cánh đuôi... dẫn đến tản mát ngẫu nhiên rất lớn. Chúng thật ra có thuật phóng chỉ tương đương cỡ BM-13, BM-31, ĐKB.... Đem chúng ra chống tăng là sai, điều này dẫn đến việc chúng chóng chết. Tuy Mỹ đã ném tên lửa thuần đi lấy súng không giật từ lây, nhưng nhiều trang sách cho trẻ em như wiki hay HowStuffWorks vưỡn tán tụng phát minh tự hào này.

Cơ cấu súng của B41 phức tạp nhất trong các súng không giật cỡ nhỏ, dưới 45mm. Xem qua hình ảnh chút nhẩy.



Cùng là súng không giật, nhưng từ thời các Panzerfaust đến B40 đều sử dụng thuốc nổ đen. Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cũng vậy, tuy rằng súng này có điều kiện để dùng thuốc nổ khác. Tại sao phải dùng thuốc nổ đen?.
Các thuốc phóng khác của đạn pháo là thuốc điều kiển được phản ứng nổ, tức là, tốc độ cháy tỷ lệ thuận với những đại lượng nhiệt độ và áp suất trong khoảng dài. Nhờ đó, chúng nổ mạnh khi đóng kín (áp cao) và cháy chậm khi mở.
Như vậy, người ta phải làm thuốc nổ đen cho Panzerfaust để thuốc cháy hết trước khi bị bắn ra khỏi nòng. Nhưng thuốc nổ đen cháy nhanh quá, nếu nhồi nhiều thì nòng vỡ. Vì vậy, các súng Panzerfaust có sơ tốc thấp, nòng mỏng.
B41 có nòng rất dầy, nhồi nhiều thuốc nổ cháy chậm (ở đây là thuốc súng không khói). Kỹ thuật khác biệt được áp dụng là buồng đốt. Nhờ buồng này, thuốc được nhồi nhiều nhưng áp suất tăng giảm từ từ, và áp suất tối đa không vọt lên. Áp suất tăng giảm chậm làm thuốc cháy lâu hơn mà thất thoát ít. Vì vậy, động năng đầu nòng của B41 khá cao.

Cái quan trọng nhất mà B41 hơn các kiểu khác, đó là đạn xoáy rất mạnh trong nòng. Turbine của ống liều chặn ngang đường thoát khí, đẩy đạn quay trước khi di chuyển lên phía trước. Các kiểu súng khác gặp tản mát ngẫu nhiên nhiều nhất trong gia đoạn cánh đuôi chưa xòe ra, những lúc này B41 đạn đã xoáy, ổn định trục như con quay.
Sai số chế tạo sẽ làm đạn tích dần độ lệch về bên nào đó, được loại trừ bởi tốc độ xoáy lớn, Tốc độ xoáy được phát triển và ổn định bởi cánh đuôi và tên lửa.


So sánh:
Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có sơ tốc rất lớn nhưng đạn không xoáy trong nòng. Súng này vẫn sử dụng thuật phóng thuốc nổ đen, rất cổ.
Cơ cấu súng của Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không có gì hoàn thiện. Thứ nhất, nó bắt buộc phải gia công rất chính xác và còn mới thì mới bắn chính xác, do đạn không xoáy. Kể cả khi còn mới thì tản mát ngẫu nhiên của nó cũng lớn.
Do đạ không xoáy trước, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không thể tăng tốc mạnh bằng tên lửa. (Nếu không thì thành chú khổng lồ không chân M47).
Súng chỉ đẩy đạn được mạnh nhờ khối lùi. Tuy nhiên, B41 chỉ cần cách tường phòng 2 mét là tẩn được, ở tầm đó, khối lùi chất rắn của Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze bật ra thì không biết ai vỡ sủ.
Buồng đốt tích áp được áp dụng khá nhiều trên các đại bác không giật (ĐKZ) lớn, như ĐKZ-73mm SPG-9. Nhưng duy chỉ có B41 là súng nhỏ.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2008, 11:04:38 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #83 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2008, 11:03:48 pm »

So sánh tiếp với súng này. РПГ-16 "Гром" , RPG-16 Grôm.

B41 giải quyết khá hài hòa về độ chính xác, thuật phóng, mang vác nhẹ và đầu đạn. Kể ra, ở đây cũng có chút may mắn. RPG-16 (РПГ-16 "Гром", khẩu ĐKZ-82mm thu nhỏ), cùng thời với B41. Nó đẩy đạn trong nòng tốt hơn B41 nhiều. RPG-16 có tầm bắn hiệu quả mục tiêu cố định 800 mét, di động chống tăng 520 mét(tất nhiên là theo cách tính của B41 chứ không huyênh hoang như B72 và gã khổng lồ không chân M47).
Súng hơi nặng: 10,3kg cả kính ngắm. Dài mét mốt (645mm gập lại), đường kính nòng 58,3mm. Đạn nặng 2,05kg (ПГ-16В). Sức xuyên qua ERA 300mm (cùng cách tính này, B41 là 280mm). Nòng trơn, đạn nhồi sau.
Sơ tốc rất lớn 250m/s, vận tốc tối đa 475m/s. Nó có thể coi như đại bác nhỏ. Khả năng súng của cái này tất nhiên rất trội so với B41.
Súng được chấp nhận trang bị năm 1970 cùng đạn PG-16V. Đây là khẩu giống y ĐKZ-82 nhưng thu nhỏ, bắn vác vai được. Tổ chiến đấu 2 người, mang một súng trường tấn công, 1 RPG-16 vói 5 đạn. Phụ  mang 3 đạn và bắn cảnh giới. Tốc độ bắn 5/6 phát phút. Гром=sấm. I.E. Rogozin (И.Е. Рогозин) lãnh đạo đội thiết kế.

Tuy nhiên, RPG-16 là súng nạp đạn trong nòng, dùng đầu đạn lõm có góc hẹp ống nòng súng, không phát triển dược đầu đạn theo giáp tăng mới. РПГ-16 "Гром" khá nặng và cũng không phổ biến như B41. Ví như trong quân ta, đã có ĐKZ các loại, nên cũng thiếu chỗ cho thứ trung gian súng và đại bác này.
Với quân Liên Xô và Nga, súng hạn chế bởi đầu đạn hẹp, nhường chỗ cho RPG-29 sau này.

Súng bắn mục tiêu cố định rất chính xác, nó có vẻ kém khi bắn mục tiêu xe tăng di động do đầu đạn hẹp. SÚng chưa từng tham chiến chống tăng.
Khi bắn mục tiêu cố định, súng có đường đạn tốt chính xác, vận tốc lớn xuyên qua những vật cản đơn giản. Được dùng trong chiến tranh Afghan bởi quân Liên Xô và quân Afghan theo Liên Xô. Súng rất đắc dụng khi phản ứng nhanh chống lại những mục tiêu xuất hiện nhanh như tốp người, ổ bắn. Sau này được quân phiến loạn dùng. Tuy nhiên, Quân Liên Xô chỉ thông báo về chống mục tiêu cố định, phiến loạn cũng không có báo cáo về mục tiêu di động.

Súng dùng thuật phóng bán khí động. Đáy súng được bịt một phần, lực lùi được cân bằng với lực đẩy về phía trước của tuye thoát. Đạn 58,3mm nhồi trong nòng trơn. Liều nổ trong buồng đốt mở rộng. Thuật phóng này mang lại hiệu quả cao trong khi đó thu gọn kích thước ống đuôi, nếu so với các súng không giật cùng cỡ.
Súng có kính ngắm PGO-16, giống PGO-7 của B41, chỉ khác lưới tính.






Phiên bản đổ bộ đường không, gập lại 645mm
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2008, 11:21:47 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 01:14:26 am »

Vè bức ảnh An Lộc.
Trong chiến dịch 1971, một bài học lớn đưa ra là ta mất nhiều tăng oan do thiếu xe cứu hộ. Xe trục trặc, hỏng máy, đứt xích... đặc biệt là xe nhẹ như PT-76 trúng đạn, không chết nhưng trục trặc... coi như mất luôn.
Có điều, ngụy nó kéo con K63 về rồi 30 năm nay kêu gào đấy là T-54 hay T-55. Mình nhớ, trong Đừng 9, có một báo cáo là ngụy hạ được 25 xe T-55. Thằng Mỹ nó tí ọe, nó bảo, "bố mày còn éo bắn được nữa là các con". Duy nhất có một chiếc T-54 hay T-55 trục trặc bị bỏ lại không kịp hủy, được dựng lên chụp ảnh nhưng không có phát đạn nào. Lúc này ta đã thạo đánh tăng rồi, kế hoạch hành quân cũng chu đáo, không hiểu ai nhỡ chân nhỡ đầu quên cả con tăng. Để ngụy nó chụp ảnh, sau đó ngụy nó chạy tụt quần nhà nó, nên nó cũng không kéo chiến tích về làm bằng được, nên cũng chả biết có thật hay giả. Mà thằng ngụy nó nói thì mịe nó cũng chả tin.


Quay lại với B41.
Bạn MiG đã nói đến "cân bằng khí" của B41. Bạn không hiểu về về súng không giật rồi. B40, B41 đều là súng không giật kiểu áp lực, đạ được đẩy bằng áp lực khí thuốc, chứ không phải động năng khí thuốc. Súng B40B41 không chịu một lực đẩy lên hay xuống nào, chẳng cân bằng với ai.

Đây là các súng khí động cân bằng.
Hình 1 là súng khí động toàn phần. Khí thuốc cháy trong buồng đốt tạo áp cao, qua tuye cửa buồng đốt giảm áp tăng tốc tiến về phía trước (trước là trái), đập vào đít đạn tăng áp giảm tốc quay lại, lại giảm áp tăng tốc qua tuye thoát ra ngoài. Súng bị lực giật về từ miệng buồng đốt, lực đẩy lên từ tuye thoát, hai lực này được tính toán hiệu chỉnh cân bằng.
các hình sau là bán khí động,
Hình 2: súng được bịt một phần, giữ khí thuốc đẩy đạn hiệu suất cao. Lực giật về cũng được cân bằng với lực đẩy của tuye.
Hình 3: Một kiểu bán khí động đơn giản nữa. Buồng đốt và vỏ đạn có các lỗ thoát ngang. Kiểu này hay thấy trên các ĐKZ Mỹ, có cả kiểu đem đến Vịt.
Hình 4: kiểu ĐKZ 82mm nhà ta, cũng hay thấy trên súng Mỹ, có thêm buồng đốt mở rộng như của B41.
Trên đây không vẽ thêm chi tiết.
Những súng nòng xoắn có tuye thoát chéo để cân bằng lực giật xoắn.
Phần chặn sau súng có vít chỉnh lực giật. Sau một thời gian mòm đi, quân khí lại chỉnh.
RPG-16  là cái hình 4, nòng trơn, có turbine xoáy.

Các súng không giật khí động thường có hiệu quả dùng thuốc cao, lại nhồi được nhiều thuốc, dễ làm đạn xoáy. Tuy nhiên, súng của chúng nặng, máy móc phức tạp.

Một nguyên nhân lớn làm cho súng nặng là chúng không hoàn toàn "không giật".
Lực giật không cùng lúc, tức cuối quá trình bắn súng có vận tốc bằng không, nhưng giữa chừng súng nẩy chút. Ví dụ, lực đẩy lùi về của tuye buồng đốt có trước lực đẩy lên của tuye thoát. Chênh lệch thời gian thấy rõ hơn ở những súng nòng xoắn.
Lực giật biến đổi theo tuổi thọ súng. Các bộ phận bịt đáy, khóa nòng, tuye... nhanh chóng bị mòn khi nằm giữa khối khí thuốc tốc độ cao. Nhiều khẩu có viét hiệu chỉnh lực giật để khắcn phục điều này.
Vì vậy, người ta phải làm súng khá nặng, khỏe để chống đỡ lực giật này.


« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 12:30:48 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 01:29:42 am »

Đã có khí động, lại còn có rắn động.
Panzerfaust 100. Đức Quốc Xã.
Liều sau đẩy một khối lượng khí lên trước, cùng với liều trước tăng áp đẩy đạn.


Kẻ ra, bọn Đức cũng đầu tư ngâm kíu kỹ phết. Nhưng đạn cánh gỗ độ chính xác kém hơn cánh thép mỏng đàn hồi của B40. Góc mở tốt nhưng ngòi dở. Đặc biệt, B40 khỏi đầu các RPG cái trạm truyền nổ, chữ con P100 này vẫn truyền nổ dưới lên thô sơ như M72.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 01:32:00 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 02:36:08 am »

Lại so sánh tiếp B41.
Panzerfaust 3 (Pzf 3), người Đức gọi như thế vì các Panzerfaust hồi thế chiến là Panzerfaust 1, Panzerfaust 44 là lớp thứ 2.

Súng được phát triển bởi Đức, quân đội Đức chấp nhận trang bị năm 1992, sau đó Thụy Sỹ chấp nhận trang bị, rồi nhiều nước khác. Dynamit-Nobel AG là công ty sản xuất chủ yếu, license được cấp cho Thụy Sỹ và Nam Hàn. Đến 2000, Dynamit-Nobel AG đã sản xuất 1/4 triệu đạn.
Súng 90mm, đạn 110mm. Ban đầu có đạn Pzf-3 khoan 400mm, sau đó có đạn chống ERA khoan 700mm Pzff 3-T, rồi đạn Pzf 3-IT có cái đầu kéo dài ra được chứa liều phá ERA. Khi cần nổ phá, thụt đầu Pzf 3-IT vào. Pzf3-L là đạn nhẹ, ngoài ra có đạn sát thương và đạn tập.
Phiên bản đa năng, sát thương và phá công trình nhẹ (bunker-buster warhead), là Bunkerfaust 3 Bkf 3.
Dynarange là máy ngắm điện tử có đo xa lazer, đạ mới Pzf 3-600 tầm bắn 600 mét.

Đặc điểm
Tên đạn     Pzf 3     Pzf 3-T600     Pzf 3-IT600     Pzf 3 BKF
Dài súng+đạn    1230 mm     1200 mm     1200 mm     1200 mm
Nặng súng+đạn     12,8 kg      13,2 kg     14,3 kg     12,6 kg
Tầm bắn hiệu quả     300-400m     600m     600m     600m
Xuyên giáp     400mm     700mmRHA+ERA     900mmRHA+ERA     17mmRHA or 360mm brick wall+FRAG charge



Pzf 3 kinh ngắm.


T600


IT600


BKF


Thụy sỹ


Dynarange

 
So sánh với B41
Súng đạn này ra đời rất lâu sau B41, B41 được cháp nhận tang bin năm 1959, còn con này 1992, 43 năm sau đó.
Về khối lượng, Pzf 3 tương đương các kiểu RPG-16 và RPG-29, sức xuyên như RPG-29. Khối lượng rất nặng nếu xét kiểu súng cầm tạy, trung gian giữa súng cá nhân và đại bác không giật.

Về phần đầu đạn. Không rõ bên trong đầu đạn ngòi nổ được thiết kế ra sao, nhưng phần liều lõm đã phát triển đường kính đầu đạn cùng trạm truyền nổ phức tạp. Vượt qua các loại khác của Mỹ và Âu, người Đức tiến theo kiểu Liên Xô có đầu phá ERA. Đầu đạn nặng 2,3kg (chỉ kể phần phá giáp), đầu 3T nặng hơn 400gram chưa 100gram liều nổ lõm phá ERA.

Về phần điểm hỏa chưa rõ chất lượng, nhưng rõ ràng, người Đúc đã quan tâm nhiều đến nó. Phần đầu ngòi, quyết định thời điểm kích nổ được làm rất khác biệt.

Như vậy, phần đầu đạn Pzf 3 hiện đại, nặng hơn B41, theo đà hiện đại hóa giáp.  Những phần trước đây Phương Tây yếu như liều và ngòi đã được nỗ lực cải thiện.

Nhưng về phần thuật phóng thì Pzf 3 vẫn là thuật phóng đơn giản có lùi. AT4 có lùi chất lỏng, không hiểu Pzf 3 có phiên bản nào dùng chất lỏng không Huh Tuy có khối lùi, nhưng Pzf 3 đã dùng thuốc nổ tiên tiến thay cho thuốc nổ đen.
Vầ phần ngắm thì đồ điện tử hơn đồ cổ là cái chắc rồi. Riêng phần đo xa và đo tốc độ chuyển ngang thì điên tử miễn chê.

Các phiên bản anh em nhẹ hơn có Panzerfaust 90  tầm bắn 500 mét, có cả đầu đạn Explosive Squash Head (HESH). Phiên bản này nặng 8,9kg. Đây là phiên bản có cân nặng như B41 nhưng yếu hơn nhiều. Điều này cho thấy sự hoàn hảo của B41 trong thuật phóng.
Panzerfaust 60 nặng 5,6kg.

Về phần biên chế.
Panzerfaust 3 dĩ nhiên hơn đứt súng Mỹ về phần huấn luyện chu đáo. Nhưng cũng như Pzff 44, súng Panzerfaust 3 không trở thành vũ khí chủ lực. Nó như là một vũ khí dùng thêm, không trang bị thường xuyên. Nhưng điểm này thì không khẩu nào sánh với B41.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 02:53:02 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 03:19:36 am »

Chỉ sau khi có phần điểm hỏa phát triển, người Đức mới dùng trở lại kiểu đầu nổ góc rộng. Điều này, như B41, cho phép nâng tỷ lệ diệt mục tiêu sau khi trúng.
Những phiên bản ban đầu. Liêu lõm góc rộng có hìh dáng như B40, tuy góc hơi thu hẹp hơn chút nhưng vẫn là góc rộng. Người ta kích nổ từ mặt khối lõm ở một vị trí riêng. 


Sau này, Pzf3 dùng kiểu truyền nổ rất đặc biệt. Đạt được kết quả gần như B41. Có thể thấy, từ phiên bản đầu đến phiên bản sau này, phản ứng nổ của Pzf 3 lặp lại bước phát triển từ B40 đến B41.


Đây là phiên bản hiện đại nhất đầu đạn Pzf 3 IT 600. Đã thấy trạm truyền nổ chữ U của B40, B41 thay thế cho liểu kích nổ từ bề mặt khối lõm có hình dáng giống B40. Hơn nữa, ở đạn Pzf 3 IT 600, thấy lợi thế của đầu đạn nặng, khối thuốc lõm chính có điểm "bắt đầu nổ khối lõm chính" lùi về sau chút, điều này làm nặng đầu đạn nhưng đều hơn B40. Với kiểu nổ này, ngòi nổ thổi hơi lửa ban đầu đã được thay bằng ngòi điện. Phần đầu là cái ống thụt chống ERA, thụt vào để nổ phá tường hay bắn vỡ tan xe M113, kéo ra để bắn tăng có ERA. Cũng thấy rằng, có thể do người ta không muốn đường kính đầu đạn quá lớn, nhưng khối lõm chính truyền nổ chưa tinh vi bằng B41.
Trạm truyền chữ U của Pzf 3 IT 600 cũng không tham gia vào công phá, khi nó biến thành tầng lõm đầu như đạn PG-7V hay rõ hơn là PG-7VM. Đạn có tầng mồi rất mạnh đã ví dụ như 3BK-31.
Đạn Pzf 3-IT 600 được phát triển sau ngày nước Đức thống nhất, còn quá ít chứng cứ để tin vào việc các kỹ thuật thất thoát từ Nga tham gia vào cấu tạo đạn này, nhưng rõ ràng, Pzf 3 IT 600 đã tiến rất sát B41. Tuy rất nhiều điểm Pzf 3 hiện đại hơn, nhưng những điểm ưu thế chính của B40, B41 nay mới thấy.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.60
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13917#msg13917



Rõ ràng, yêu cầu ngày nay với B41 là nâng cao tầm bắn đạn hạng nặng để theo giáp đời mới. Điều này có thể đòi hỏi B41 thuật phóng mới, như thuật phóng khí động bên trên, hay khối lùi chất lỏng... Nhưng B41 qua ngần ấy năm vẫn chứng tỏ nó quá hoàn hảo. Sau nó nhiều năm, các súng khác mới dò dẫm bắt theo B41.


Pzf 3 thừa kế thuật phóng "rắn động" của Panzerfaust 100 thời Thế chiến 2. Thuật phóng này có thể cho động năng đầu đạn lớn, nhưng hạn chế xoáy trong nòng. Với đạn cả tên lửa nặng 5kg sơ tốc 150-165m/s thì đúng là lớn thật. Tuy vậy, với tốc độ hơn 200m/s tối đa, đạn không xoáy trong nòng thì tầm bắn cũng hạn chế. Tốc độ quá chậm, cho thấy tầm bắn hiệu quả mục tiêu di động, "trừ bì" phần quảng cáo, cũng chỉ đạt 300m (mục tiêu di chuyển ngang). Đo xa cho phép bắn rất tốt mục tiêu di chuyển dọc (về gần hay ra xa), nhưng cũng khó hơn được nhiều.
So sánh rộng hơn, Pzf 3 gọn gàng nhẹ nhàng hơn RPG-29 nhiều.

Với cỡ đạn của Pzf 3, nó dễ dàng xuyên các xe tăng hiện đại, kể cả bặt trước với tỷ lệ thành công tốt. Khả năng chống lại góc nghiêng tốt với đầu đạn phát triển theo hướng của B40, B41. Tuy nhiên, nhược điểm là súng quá nặng. Điều này xuất phát từ yêu cầu thiết kế. Người ta cần một súng đánh trực diện, từ chiến hào chính quy của bộ binh, chống mặt trước xe tăng đối phương, do đó súng có thể nặng nhưng cần xuyên mạnh.


So sánh Pzf 3 vói các súng phương Tây khác, rõ là đỉnh.
Tất nhiên là so sánh các phiên bản của M72. Pzf 3 cũng được phát triển từ khoảng đầu những năm 198x, nhưng sau đó, trong suốt 10 liền phát triển, nó lần lượt được chấp nhận trang bị trong quân nhiều nước có truyền thống vũ khí mạnh. Ngược lại, các phiên bản M72 phát triển rối rắm và đều bị loại. Phiên bản FGR-17 Viper không có tiến bộ gì đặc biẹt nhưng lại có giá đắt đến mức không chấp nhận được. Huh?
Xem lại những phiên bản đầu của Pzf 3, thấy người Đức đã coi trọng độ tin cậy. Tuy vậy, mãi sai này mới có trạm truyền nổ chữ U và liều "thúc đuôi" liều chính, tuy vẫn đơn giản. Trong khi đó, FGR-17 Viper thất bại vì nỗ lực đạt độ chính xác bằng gia công, nhưng điều đó rõ ràng là không thể, và chương trình dừng.
Tất nhiên, không có phương án nào của phương Tây sánh với Pzf 3, nên phương Tây ca súng này đến mây xanh. Quân Mỹ trang bị chính thức AT4, một phiên bản anh em thu nhỏ, cùng nhà Nobel của Pzf 3.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 05:11:47 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 08:46:01 am »


1. Ban đầu, bạn trình bầy IDE như là mìn lõm,
2. Rồi bạn lại nói EFP là mìn lõm HuhHuh
3. Tớ lại nhắc bạn, rồi lại nói "Shaped charge" là liều nổ chống tăng HuhHuh?.

Bác quote lại đoạn nào em nói có một trong 3 câu trên đi rồi nói tiếp với nhau sau nhé. Chán nhất cái trò đặt chữ vào mồm người khác, chán đời lắm.

Shaped charge cũng như các định nghĩa khác về EFP, SFF nói chung là em tin tưởng vào những nguồn em có, đến SFF là viết tắt của cái gì bác còn chả biết thì đừng bày đặt tìm ra định nghĩa mới cho mấy đám còn lại. Vậy theo bác EFP với SFF không là liều lõm thì nó phẳng hay nó lồi để nhà em được biết. Tất cả các nguồn em biết đều gọi EFP và SFF là shaped charge. Và qua những gì bác tuôn ra, em đồ là nhà bác đang hiểu EFP là đám bom ven đường, một sự đánh đồng xe gắn máy với honda của người Việt.

Còn liều lõm có chống tăng hay không em cũng chưa nói câu nào, em chưa bàn luận gì về chống tăng hết nhá.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2008, 08:48:43 am gửi bởi mig19farmer » Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2008, 09:45:35 am »

Híc, bác Mig19 nói em nghe về cái loại súng có khối lùi bằng bịch nước cái! Bác cãi nhau với Đô đốc Ưng huy Phúc thì cãi cả ngày! Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM