Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:18:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 02:35:57 pm »

Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Liều nổ lõm có mấy kiểu HEAT, SFF (Self-Forging Fragment) và EFP (Explosively Formed Projectile)

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" và đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần và ngược lại. Nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa. Đĩa làm nặng để động năng lớn
- SFF cũng có góc cực rộng để hội tụ ở rất xa, trên đĩa gắn đầy mảnh vụn để lợi dụng động năng hất đám này đi về phía trước.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 03:06:16 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 02:48:55 pm »

Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Chỉ đơn giản là có 2 loại liệu nổ lõm và HEAT và EFP.

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần ngược lại. Loại này nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.



À, cái HEAT ấy thì là cái tớ đang nói đến, tức là liều nổ lõm xuyên, ở đây tớ chỉ nói đến cái ấy thôi. HEAT của cậu chia ra làm 3 kiểu: rộng, hẹp và phức tạp. Mỗi kiểu dó lại chia ra một số kiểu con. Mỗi kiểu con lại có mộ số kiểu cụ thể: B40, B41, M72, Pzf 44....
Còn đĩa, đó không phải là liều xuyên, mà là liều định hướng. Ban đầu cũng có chống tăng bằng thứ đó đấy, nhưng đó là loại xe tăng mỏng như máy cày. Ở đây tớ không nói đến các liều liểu tấm phẳng đó, nhứng câu cứ thích lôi vào. Tó đã trả lời cậu mấy lần rồi, đó là kiểu liều nổ tấm phẳng dùng sát thương. Nó có thể được tính là góc lõm rất rộng (cỡ 150 độ) để khoan giáp nhẹ kết hợp sát thương, hay cực rộng (180 độ hoặc hơn nữa) để định hướng cho tấm kích thước lớn.
Cái ảnh của cậu là ĐKZ, như tớ đã nói nhièu lần. Đạn ĐKZ nặng, nhiều thuốc nổ mà đường kính lại hạn chế. Người ta hạn chế đường kính vì tầm vắn xa, vận tốc lớn, đường kính lớn cản gió. Hầu hết các đạn lõm của đại bác đều là đạn dạng ống. Sức xuyên của đạn giản theo góc chạm, nhưng sức xuyên của đạn páo rất lớn nên coa giảm theo gcs chạm thì cũng thủng xe.

Cậu thấy ChiếnV nó tức rồi kìa, cứ lấy chuyện đạn sát thương nói trong topic xuyên giáp.


- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Cậu hiểu sai từ nên cứ hỏi vặn tớ: EFP phông phải "thì liều nổ dạng đĩa nông", nó là Explosively Formed Projectile, đạn có cấu trúc, đạn có hình, đạn được tạo hình.... Nó phân biệt với bộc phá nhưng chưa phải lõm. Như ảnh dưới này, nó chả lõm tí nào. Tất nhiên, tất nhiều mìn kiểu này là lõm, tấm phẳng. Nhưng nhiều mìn không như thế.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:01:32 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 03:27:31 pm »

Cần đánh giá đúng đắn Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze.

Các nhà kỹ thuậ đã đạt được tiến bộ kha khá. Một số hạn chế của súng có lẽ do hướng đặt ra để thiết kế. Có thể hiểu là người ta dự định chế tạo khẩu súng với nhiệm vụ cơ bản là dùng cho bộ binh chống tăng trong những trường hợp đặc biệt chứ không phổ biến. Ví dụ là bộ binh bất ngờ bị xe tăng tiến công, chưa có tiếp viện. Vì vậy, súng thiên về phòng thủ, khá nặng. Phiên bản cải tiến Pzf 3 nặng hơn nữa, cỡ nó thì nhà ta gọi là ĐKZ (Đại bác Không Giật). Sau này, AT-4 (một phát triển tiếp nữa) thiên về gọn nhẹ cho du kích, tầm quá gần.
Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cũng như các hậu duệ không bao giờ dự định thành vũ khí chủ lực nên những đặc điểm cơ sở của vũ khí chủ lực không hoàn thiện. Có thể thấy, súng này không được may mắn như B41, không có đầu tư nhiều để phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze không mạnh.

Những nhà thiết kế Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có quá thừa thãi kinh nghiệm thiết kế súng chống tăng cầm tay và kinh nghiệm chiến đấu. Họ nhìn thấy rất rõ khó khăn khi bắn xe tăng, về góc chạm, điểm hỏa... và nỗ lực để đạt "tầm bắn hiệu quả cao". Những nỗ lực lớn đạt được để giảm phát bắn hỏng: sơ tốc lớn và đường kính đầu đạn nhỏ để giảm tản mát, tăng khối lượng liều lõm để tăng sức xuyên.
Và điều quan trọng nhất là họ đưa được chương trình huấn luyện và những kinh nghiệm chiến tăng vào trong đó. Chính vì vậy, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze có khái niệm "trúng phát thứ 2" như B41. Những điểm này đưa tầm bắn hiệu quả mục tiêu di động lên cao, đạt bằng tầm bắn hiệu quả các súng tiểu đội khác. Như vậy, tiểu đội có thể chiến với tiểu đội địch, tức là đạt yêu cầu.
Như vậy, nếu không tính góc độ kỹ thuật và biên chế thì Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze được thiết kế trên những yêu cầu và kinh nghiệm không kém B41. Có thể thấy rõ tính chuyên nghiệp cao của bức ảnh (trang trước) trong tài liệu huấn luyện. Hình vẽ T-55 hay T-62 gì đó, với màu đen chỉ điểm không nên bắn (tấm giáp khỏe trên tăng hạng trung, starke panzerung an einem mittleren kampfpanzer) và những điểm nên bắn (vùng nhậy cảm trên tăng hạng trung, Empfindliche Stellen eines mittleren kampfpanzer). Có thể thấy, người ta khuyên xạ thủ không nên bắn vào hầu hết những điểm trước mặt tăng hạng trung (T-55, T-62) . Như vậy, khẩu này không dùng bắn tăng hạng nặng, ý người ta như vậy.

So sánh với M72 thấy ngay kinh nghiệm chiến trường ảnh hưởng thế nào. M72 về lý thuyết là bắn xa xuyên sâu. Người ta dậy dỗ lính Mỹ rằng M72 bắt trụi thùi lụi xe tăng nặng nhất của đối phương. Người ta động viên lính rằng, xe tăng địch trước M72 mất điện...Nhưng thực tế cho thấy, về yêu cầu đánh tăng nó không đạt được như đồ cổ B40. Quá yếu kém trong kinh nghiệm chiến xe tăng, đối đầu với xe tăng được thiết kế bởi những người thiết kế tăng tốt nhất thế giới !!! Kết quả rõ ràng nhất là M72 văng ra khi bắn PT-76 ở Làng Vây, 1968. Cũng cần nhắc thêm rằng, PT-76 là xe lội nước, tăng bơi, rất mỏng nhẹ. Thông thường xe này được thiết kế để vượt sông chiếm đầu cầu, chứ không phải để đánh cứ điểm kiên cố như Làng Vây.
Sau này, M72 cũng được cải tiến nhiều thứ, nhưng cuộc sống của nó lay lắt rồi lụi tàn sớm. Ngày nay, khi B41 hoành tráng khắp nơi thì M72 vắng bóng. Ngay cả các xe cộ nhẹ của Iraq cũng không thấy M72 góp được công nào.
Ra đời sau B41 và Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze khá lâu, nhưng M72 lại mang nhiều những nhược điểm lớn mà hai súng trên đã nỗ lực vượt qua, đó là tản mát quá lớn và diện tích mục tiêu hữu ích hẹp. Trong khi đó, người ta nỗ lực tăng điểm lý thuyết có M72, đó là khả năng xuyên cao nhất và tầm bắn xa nhất. Trong khi cả B41 và Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze khuyên con người ta đừng bắn mặt trước xe, Panzerfaust 44 (Pzf 44) Lanze cẩn thận hơn còn khuyên thêm con cháu: kể cả tăng hạng trung...  thì M72 vỗ ngực xưng là vô địch. Đó là bài học của kinh nghiệm chiến trường.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:54:58 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #53 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 03:32:14 pm »

Vấn đề là em chưa đọc được ở đâu nói về cách phân loại cực rộng, rộng, hẹp và cực hẹp thế này cả. Chỉ đơn giản là có 2 loại liều nổ lõm là HEAT và EFP.

- HEAT thì có góc lõm "nhỏ" đều xuyên bằng luồng khí (jet) hết, góc càng hẹp thì điểm hội tụ càng gần và ngược lại. Nếu điểm chạm đạn không chính xác ở tâm hội tụ thì đều bị phân kỳ dẫn đến sức khoan sụt nhanh, góc rộng thì do điểm hội tụ xa hơn nên nếu điểm chạm này dao động chút ít cũng không thay đổi nhiều lắm sức xuyên, góc hẹp thì điểm hội tụ rất gần nên chỉ thay đổi chút xíu khoảng cách là độ phân kỳ đã khác hẳn.

- EFP thì liều nổ dạng đĩa nông, điểm hội tụ coi như ở vô cùng nên hất tung luôn đĩa chắn sóng nổ về phía trước. Bọn này thì điểm chạm chả còn quan trọng lắm nữa.

Các bác xem thử đầu đạn loại này thì xếp vào loại nào, hay lại mọc thêm loại góc siêu hẹp nữa.



Ừ, cái chết của internet là chỉ có how stuff work chứ không đi sâu, nên nhiều khi phiến diện, hoặc dễ gây lầm lẫn.

Tính khối nổ lõm cho đạn khá phức tạp. Đơn giản lý tưởng hóa thì ít nhất có 2 lọai tốc độ được coi là hằng số khi tính: tốc độ truyền nổ (trong khối nổ) và tốc độ truyền sóng nổ. Tốc độ truyền nổ lan theo mặt offset (nói theo kiểu autoCAD) từ biên ngòi nổ, từ các điểm nổ trên mặt truyền nổ này, sóng nổ hình cầu truyền đều ra, giao hội các mặt này tạo nên các mặt đầu sóng nổ. Các mặt đầu sóng này hợp lại thành cái gì thì là chuyện của tóan.

Khối nổ lõm xuyên, mặt đầu sóng phải hợp thành 1 mặt hình búp (cái búp này thường là mặt biểu hiện hàm nhiệt độ-thời gian hoặc áp suất-thời gian, vì trong phản ứng nổ thì nhiệt và áp liên hệ đồng biến).

Tuy nhiên, tốc độ truyền nổ và tốc độ sóng nổ lại là một hàm có ít nhất 2 biến áp suất và nhiệt độ, nên bài tóan phức tạp lên nhiều.

Chính vì phức tạp thế, nên người giỏi tóan lý hóa và có điều kiện thực nghiệm nhiều, moi ra được hàm thực nghiệm chuẩn về liên hệ tốc độ cháy/truyền nổ - áp suất - nhiệt độ mới có khả năng thiết kế đầu đạn xuyên lõm tốt, chứ với các sai số sản xuất cộng với sai số đo trên thực nghiệm  sẽ biến việc cải tiến đạn theo hướng thực nghiệm thành bất khả thi hoặc cực kỳ đắt đỏ.

Với trình hóng hớt của tớ, tớ cho rằng quan tâm tới khối nổ lõm có các điểm cần xem xét:

- Biên dạng mặt lõm
- Profile cắt dọc khối thuốc
- Điểm đặt, biên dạng ngòi nổ (và các tuyến dẫn nổ, trạm truyền nổ nếu có)
- Lọai thuốc nổ.


Mà theo tớ, cái rộng hay hẹp ta đang nói, có lẽ phải nói chính xác lại là : góc mở của khối thuốc (chứ không phải góc lõm), đồng ý không?

Và có vẻ Mig19 đang hiểu giống như internet cần: tưởng là có 1 dòng khí hội tụ ở tiêu điểm và sau đó, phân kỳ ra giống như quang hình Grin
Cái chóp đó là hơi "hội tụ" của các cầu khí phát từ tâm là phân tố thuốc nổ, tạo trạng thái áp suất và nhiệt độ cao.  Do vậy nếu nổ trong không khí, cái dòng khí tạo bởi khối nổ lõm (chỉ đang xét dòng khí đặc trưng, dòng trung tâm nhé, các sóng nổ ra xung quanh thì không tính) sẽ càng xa càng to ra về đường kính, tù dần về độ nhọn, giảm về giá trị áp suất và nhiệt độ, chứ không bị "phân kỳ" theo kiểu quang hình qua gương cầu đâu. Tất nhiên nói cảm tính là thế, còn thực sự nó thế nào thì phải dùng cái đống tóan lý hóa rất nhức đầu và thực sự là ... tớ cũng chả biết Grin

Còn tác dụng xuyên thì tớ hiểu như thế này: tại điểm hội tụ (hiểu theo nghĩa điểm có áp suất-nhiệt độ lớn nhất tạo ra được) vật liệu sẽ bị nóng chảy và bị "thổi" tạo thành 1 hốc, "dòng" khí nóng chui vào được (lúc này khỏi cần hội tụ nữa, cứ chui vào hốc là OK) tiếp tục dùng nhiệt nung chảy, dùng áp ép vật liệu chảy sang 2 bên để chui.
Như vậy, việc chống xuyên phải dùng các vật liệu khó nóng chảy (bền nhiệt) và nhiệt dung nóng chảy cao (ngốn hết năng lượng khi dòng khí chưa kịp chui vào thăm cán bộ). Gốm được dùng tốt, vì đáp ứng nhiều yêu cầu, đặc biệt với tính vô định hình, cường độ không bị sụt giảm nhiều nếu tăng nhiệt/áp như kim lọai hay vật liệu dạng tinh thể, dẫn tới luồng xuyên phải "nung" một tiết diện rộng hơn (nói cách khác là nó hóa dẻo dần và "ôm" chặt lấy luồng xuyên, ngốn năng lượng của nó), cái này chính là hiệu ứng "phân kỳ" mà bác HP hay nói!

Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #54 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:55:09 pm »



Em không thay đổi quan điểm về HEAT, góc rộng hay hẹp đều có luồng jet xuyên phá hết. Bác cho em hay theo bác từ bao nhiêu độ thì sẽ là ống khí và jet bắt đầu xuất hiện với. Bác đưa cho em tài liệu dẫn chứng gì bác nói về phân loại đi, còn không thì em không tin đâu. Xin lỗi bác, bác ngó thử cái luồng jet ở góc 120 độ nhá.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 04:59:54 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #55 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 05:10:38 pm »

Cậu hiểu sai từ nên cứ hỏi vặn tớ: EFP phông phải "thì liều nổ dạng đĩa nông", nó là Explosively Formed Projectile, đạn có cấu trúc, đạn có hình, đạn được tạo hình.... Nó phân biệt với bộc phá nhưng chưa phải lõm. Như ảnh dưới này, nó chả lõm tí nào. Tất nhiên, tất nhiều mìn kiểu này là lõm, tấm phẳng. Nhưng nhiều mìn không như thế.

EFP cũng như SFF đều là shaped charge hết, bác cứ Gúc ra định nghĩa đi. Bác cần em post mặt cắt của MĐH10 lên cho bác coi xem phân biệt nó với hình HEAT bác vẽ thế nào không.

Còn M18A1 nhồi cái gì thì bác cũng cứ Gúc đi, chỗ nào bảo dùng C3 thì chỉ cho em tin. Em thấy đâu cũng ghi C4 nên chả biết làm thế nào được. Sách của mấy bác bên công binh xuất bản cũng ghi C4, chả lẽ họ kém đến nỗi không phân biệt được cứng và dẻo hay sao.

PS: Em thấy bác nắm nhiều bí mật quốc phòng then chốt quá, Tàu nó ăn cắp 40 năm không được đạn RPG-7 như mẫu LX mà bác cứ nói thao thao trên này, bác đi lại cẩn thận kẻo bị nó thủ tiêu thì mệt đấy.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #56 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 05:21:34 pm »

Trong trận đánh Làng Vây và các trận đánh thời gian quanh đó, quân ta sử dụng PT-76 và phiên bản tầu K-63. M-72 đã bắn vào PT-76 và bị văng ra, đây có thể là trận đánh đầu tiên M72 tham chiến với tư cách chống tăng, tiếng để không thiên thì cũng bách thu.
Cái xe lai thuyền máy PT-76 mỏng hơn cả xe trợ chiến bộ binh BMP-1.


Loại: Xe tăng lội nước hạng nhẹ
Nước Sản xuất:Liên Xô
Nặng: 14 tấn với PT-76
15,4 tấn với PT-76B
Chiều dài(ko tính súng chính): 6,91m
Cao: 2,26 m
Rộng: 3,15m
Tổ lái: 3 người
Giáp trước : dày nhất 14mm
Giáp tháp pháo:dày nhất 20mm, mỏng nhất 17mm
Vũ khí: SÚng chính 76mm D-56T 40 viên
1 súng máy đồng trục 7,62mm loại SGMT hoặc PKT
Động cơ: V-6B Diesel 240 mã lực
Tầm hoạt động:260 km trên cạn và 60 km dưới nước
Tốc độ: 44 km/h trên cạn và 10,2 km/h dưới nước


Một ngày nào đó con cháu M72 sẽ kể cho nhau nghe: ..... ngày tháng năm... một chiếc PT-76 giáp dầy nhất 20mm tiến đến....



To MiG.
Đúng đấy, nhưng ưu thế của các loại HEAT như tớ nói là nó tập trung năng lượng thành điểm (góc rộng) hay dòng (góc hẹp), vì vậy lỗ khoan của nó bé tí. Còn cái thứ của bạn nó chẳng hội tụ cái gì cả, nên cần nhiều chục cân thuốc nổ mới khoan được tăng nhẹ, thứ nhiều chục cân đó không bắn được bằng M72 hay B41. Người ta cần nhẹ vẫn khoan được thì mới kỹ thuật này nọ, chứ có một tạ thuốc chôn trong gầm xe thì chẳng cần tính toán thiết kế gì cho mất công.
Mà cậu thích search thì thấy, các IED chống tăng đều có góc lõm thuộc nhóm góc rộng, chứ không dẹt chút nào đâu. Chúng thuộc nhóm "góc rộng có tấm tích năng lượng" để làm đạn. Tuy bắn xa, kiểu này không dùng được thuốc nổ mạnh và khoan được giáp dầy, như tớ đã nói trang trước.
Còn người ta coi bao nhiêu độ thì là cái gì tớ đã post rồi đó, cậu không đọc cứ hỏi vặn mãi.

EFP cũng như SFF đều là shaped charge hết Cậu dùng từ sai, tớ bảo bao nhiêu lần rồi không nghe. Trên kia tớ đã post ảnh lên ví dụ.

Còn Claymore. Thế là cậu đã biết cái hạn chế của internet rồi đấy. Tất cả đều copy cái sai của trang fas. Ở điểm này, không phải kiến thức nhân đều mà sai lầm nhân đều. C3 và C4 đều là thuốc nổ dẻo, nhưng một thứ là dẻo cho máy, một thứ là dẻo cho tay người. C4 thực ra là thuốc nổ dùng thủ công thông dụng nên nhiều người biết. Phổ biến thì báo chí Mỹ cho rằng C4 là thuốc nổ tốt nhất trên đời, do vậy cái gì hay hay đều dùng C4 tuốt tuồn tuột.

Thực chất, C4 đã hi sinh kha khá cho tính dẻo. Nó được làm từ phần lớn RDX (90%), trộn thêm các phụ gia, chất kết dính cao su và chất tạo dẻo, có thể coi là bột RDX hóa dẻo đơn giản. Tốc độ truyền nổ 8000m/s, thấp hơn các thuốc nổ tiên tiến khác (9000-1000m/s). Năng lượng nổ của RDX không lấy gì làm cao. Đó là chưa kể những nhược điểm như không chịu được lực ép mạnh, dễn bị kích nổ không mong muốn...Nó chỉ có một lợi điểm duy nhất là dễ nặn như đất sét để làm bộc phá tự chế.
XHCN thì chê, họ dùng Semtex, thuốc nổ kinh hoàng với phương Tây.

Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy). Cậu có thể đọc nhiều truyện ký của lính, thuốc mìn claymore có thể được họ gọi tên không đúng, nhưng thanh thuốc dùng đốt nấu nước thi đúng là thuốc đúc.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 05:55:41 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 06:25:05 pm »

Tớ không hiểu có loại Claymore nào nhồi C4 không, nhưng loại xuất khẩu thông dụng nhồi C3 ép (M18A1), còn loại ở Vịt là hỗn hợp TNT và RDX đúc (M18 nguyên thủy). Cậu có thể đọc nhiều truyện ký của lính, thuốc mìn claymore có thể được họ gọi tên không đúng, nhưng thanh thuốc dùng đốt nấu nước thi đúng là thuốc đúc.

Em nghe các bác cựu tả cảnh đun bằng thuốc mìn Claymo là "xé từng nhúm thuốc mìn claymo" nên chắc là thanh thuốc đúc thì không chơi vậy rồi. Em không biết đâu đúng đâu sai, tất cả nguồn em biết đều ghi C4, bác cứ kiếm chỗ nào viết khác hoặc ảnh chụp cho em thì em tin ngay, nói nhiều làm gì.
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #58 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 06:55:25 pm »

Đề nghị các đồng chí đọc kỹ bài nhau trước khi pót nhé.

@HP: theo em bác cần viết sâu hơn đi.

@Mig19: có 2 chuyện, chuyện C3 thì trong này có. Còn chuyện shaped charge thì hiện bác HP (và tớ) đang phân 2 dòng: dòng xuyên chuyên dụng và dòng định hướng (không tạo luồng xuyên đặc trưng).

Các thứ shaped charge (khối nổ có tạo dáng Grin) còn gồm cả các lọai khối nổ như FT vịt ming (khối phá tường), nó là 1 thỏi thuốc lớn vét rãnh trên 1 mặt để tăng sức công phá phía đó. Tuy nhiên, nó không có tính xuyên.
Xét về không gian, khối shaped charge là khối nổ tạo được sự phân bố lại năng lượng nổ trong 1 góc nào đó (các hướng khác vẫn bị tác dụng của nổ nhé). Trong góc ấy, phổ năng lượng theo không gian được phân bố lại, tạo nên đặc tính của vũ khí. Cao điểm của nó là năng lượng tập trung trong một không gian hẹp, nó trở thành khối nổ lõm xuyên.


Lưu ý điều kiện thực hiện của các ảnh trên net, để có phân tích chuẩn nhé.


Thôi, hiệp 1 tạm dừng, 2 bên nghỉ tý để kiếm hàng cho hiệp 2!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 07:10:29 pm gửi bởi ChienV » Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #59 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:21:10 pm »

Em nói ra các bác đừng giận nhưng cái mà em cần là tài liệu khoa học có dẫn nguồn nghiêm chỉnh chứng minh những kiến thức cao siêu mà các bác viết. Còn dân đen dốt nát chỉ biết đọc Web như em thì chỉ biết có thế thôi.

Trong các bài viết của bác Phúc có nhiều sạn mà em đọc qua không thể không phản bác.
Một ví dụ tiêu biểu về một cái hình bác Phúc ghi chú là đầu đạn B41 thì em thấy trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Shaped_charge có bản gốc. Em dám chắc đây không phải hình vẽ đầu đạn B41 vì thấy không giống về hình dáng. Cái thứ mà bác Phúc tự gán cho cái gọi là "vỏ cứng sắc" để cắt thép gai ấy đơn giản là cái  vỏ bọc mỏng dính bằng thép rẻ tiền nhằm tạo hình dáng khí động học cho quả đạn (Aerodynamic cover) do lớp vỏ để tập trung luồng jet có hình dáng cản gió nặng.


Cho em hỏi cái gọi là "luồng xuyên đặc trưng" là cái gì, theo em được biết các khối thuốc nổ Shaped Charge với liner dạng nón đều có thể tạo luồng jet plasma theo hiệu ứng Munroe. Bác Phúc nói là các đầu nổ góc rộng trên 60 độ như B41 không tạo luồng jet thì em không thấy hợp lý, các bác xem ảnh em post về góc 120 độ tạo luồng jet thế nào rồi đấy.

Về EFP:

A conventional shaped charge generally has a conical metal liner that projects a hypervelocity jet of metal able to penetrate to great depths into steel armour; however, in travel over some distance the jet breaks up along its length into particles that drift out of alignment, greatly diminishing its effectiveness at a distance.

An EFP, on the other hand, has a liner in the shape of a shallow dish.The force of the blast molds the liner into any of a number of configurations, depending on how the plate is formed and how the explosive is detonated.[2] Sophisticated EFP warheads have multiple detonators that can be fired in different arrangements causing different types of waveform in the explosive, resulting in either a long-rod penetrator, an aerodynamic slug projectile or multiple high-velocity fragments. A less sophisticated approach for changing the formation of an EFP is the use of wire-mesh in front of the liner: with the mesh in place the liner will fragment into multiple penetrators.

Nhưng vậy EFP là một dạng shaped charge với liner dạng đĩa nông bằng kim loại nặng, loại này rất giống cái loại góc rất rộng có tấm chắn nặng mà bác Phúc mô tả nhưng bác lại không thừa nhận, chia thành các loại tá lả luôn.

Một biến thể của nó là :use of wire-mesh in front of the liner-xài dây thép cuộn tròn đặt trước liner để lợi dụng hiện ứng tạo mảnh vụn về 1 phía. Đây chính là nguyên lý của MĐH10 nhà ta, khác xa nguyên lý của Claymo.

Theo em shaped charge ứng dụng quân sự chỉ có thể có 2 kiểu là HEAT và EPF, một thằng dùng jet, một thằng dùng thanh xuyên, vậy thôi.


PS: Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy chán rồi. Bác nào muốn hiểu thêm về nguyên lý Shaped_charge thì em khuyên nên tự search thôi chứ vào đây thì e là ngộ độc nặng mất.


« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:39:34 pm gửi bởi mig19farmer » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM