Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:34:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2008, 09:05:36 am »

''.....Tuy nhiên, trong các tình huống cần "dã pháo B41", quân ta sử cũng rất sáng tạo. Phương pháp phổ biến là ngắm bắn sao cho đạn nổ trước địch, liều nổ định hướng quét theo đất đá làm mảnh sát thương....''
    Trong trận phục kích địch ( Pôn pốt) ở bờ suối ngoại vi thị trấn P'lây tỉnh Kampong Ch' Nang tháng 10 năm 1979, xạ thủ B.41 Bạch Đại Nghĩa (quê Thanh Hoá) tiểu đoàn 4 trung đoàn 2 sư 9, bằng cách bắn quét đất như trên - bằng đúng 1 quả đạn diệt 7 thằng địch đang đi chụm. Không bắt sống được thằng nào. Chán chết !
     
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 11:54:30 am »

B41 cả về sử dụng, thiết kế đều đơn giản, rất dễ làm nhái. Nhưng đạt được như B41 thật thì khó lắm. Tớ chỉ lấy một ví dụ dễ hiểu, cái này là đồ "đại cổ" chứ không như B41 thuộc loại "trung cổ" như B41. Đấy là pháo chống tăng Đ-44 85mm.

Pháo Đ-44 85mm được thiết kế trong Thế Chiến 2, cùng với nó là phiên bản đặt trên xe tăng T-34 85mm mà nhà ta dùng kha khá. Đ-44 85mm được thiết kế như là pháo tiền tuyến, đa năng nhưng ưu tiên một năng, cái năng được ưu tiên ấy đảm bảo cho nó sống sót để thực hiện các năng khác, cái năng số một đó là chống tăng. Khác với pháo chống tăng chuyên nghiệp, Đ-44 cũng có thể dễ vận chuyển theo lính để dùng như dã pháo[ cổ bắn đạn sát thương, cũng có thể câu cầu vòng từ xa theo phần tử như dã pháo hiện đại-pháo gọi, cũng có thể bắn đạn xuyên phá chống công sự như lựu pháo-pháo tấn công. Thế hệ tiếp theo của Đ-44Đ-30 122mm, pháo đa năng tiền tuyến.

Để ưu tiên cái năng chống tăng, pháo có bộ giá hãm đẩy về như một pháo chống tăng chuyên nghiệp, có tính năng giống pháo trên tăng. Những bộ phận này đảm bảo yêu cầu bắn rất chính xác của pháo. Ở trên đã nói đến lợi thế của việc bắn chính xác, thậm chí bắn chính xác của phát thứ 2, 3, n... Khi xe tăng địch bị bắn phát đầu xong mà không chết, thông thường là trận đấu tay bo vì địch đã phát hiện ra ta, ai bắn trúng, trúng chỗ hiểm trước là sống sót.

Ở đây chỉ nói đến cái hãm của pháo chống tăng Đ-44. Cái hãm này là loại hãm kiểu lỗ tiết lưu được điều chỉnh theo hành trình, đảm bảo lực hãm đều nhẹ. Nhưng nó được thiết kế đặc biệt để không hãm khi đạn đang bắn trong nòng, điều này đảm bảo nòng không tác động lên giá pháo lực nào quá khác so với điều kiện đứng yên, đảm bảo giá pháo không đổi hướng máng pháo khi đạn đang bắn. Điều này hơi tế nhị, nó cùng được thiết kế với AK-47, cơ chế khác biệt nhưng yêu cầu giống hệt. Cái yêu cầu quá khắt khe của những chiến binh được các nhà thiết kế Đ-44 thỏa mãn bằng một biện pháp đơn giản đến mức nó không được biết đến như một "chi tiết" nào đó. Người ta hút hết không khí ra khỏi mãy hãm đã lắp xong rồi mới đổ đầy chất lỏng vào hãm, rồi lại lấy bơm hút ra một lượng chính xác, rồi đóng vào trước khi tháo van bơm ra. Trong máy hãm khi đó có một khoảng trống tạo bởi hơi của chính chất lỏng, không lẫn không khí. Buồng hơi này dễ dàng co thể tích lại bằng không hay tăng lên chỉ bởi năng lượng nhỏ, nó không hãm pháo khi đạn xuyên tăng đang cần nòng pháo cái chức năng ray phóng chính xác.

Mình tình cờ đọc một cuốn sách (giáo khoa) tầu. Người ta giải thích sai hoàn toàn về cấu tạo trên. Người ta nói rằng, buồng trống trên được dùng để chống dãn nở chất lỏng khi bắn nhiều nóng lên. Huh?? . Cũng có thể buồng chân không trong hãm Đ-44 có chức năng đấy, nhưng điểm giải thích của tầu làm lính tầu chế tạo và sửa chữa Đ-44 sai. Họ đổ đầy dung dịch máy hãm vào, lắc lắc mấy cái để nó với đi rồi đóng nắp lại. Cái buồng không khí thể tích thuộc loại "lắc lắc" ấy có thể làm ở đâu cũng được, chỉ bằng cái cốc cái phễu, không cần bơm, vòi chân không phức tạp... nhưng làm sai đường chuyển động của nòng pháo, giá pháo. Những điểm này "không quan trọng lắm", "ai cũng chế được"... Để chứng minh chất lượng của chúng cần kinh nghiệm chiến trường của Thế chiến 2, cần những máy ghi được đồ thị gia tốc, tốc độ, vị trí, nhiệt độ, áp suất.... chính xác trong chu kỳ phần ngàn phần vạn giây, cần một số lượng lớn chuyên gia và tiền thử nghiệm nghiên cứu, và cần chất lượng khổng lồ của những chuyên gia dẫn đầu. Những điểm đó thì tiền nhiều cũng không mua được, người biết thì người ta không mất công đâu giải thích cho các "lão sư cù lăng của chẻo" tiên ông tiên chỉ.

Thật đáng buồn, điều về hãm Đ-44 trên lại được truyền đến chuồng Vịt. Không hiểu các chuyên gia pháo tốt nghiệp Pen-da (Пенза) có truyền lại những đúng đắn cho ai không, nhưng trong một cơ quan nghiên cứu quan trọng thì quan điểm tầu phổ biến, được các "lão sư cù lăng củ chẻo" truyền bá, vì uy của các "lão sư cù" này nên điều đó chuyển thành tiên đề, miễn bàn luận. Mình hơi lạ, tìm những sách liên quan đến vấn đề này thì thấy sự việc còn đi xa hơn nhiều. Không chỉ riêng sách về Đ-44 mà còn là sách chuyên môn về hãm, đồ thị và thuật giải đều sai, nếu triển khai đúng các phương pháp tính đó trên máy tính thì sẽ ra kết quả âm, vì cái sai rất lớn, sai về phần "toán đố", phần đặt công thức, chứ không phải phần giải phương trình. Nhưng một điều lạ, rất nhiều sách vở sao lại điều đó và luận văn luận án các chú các anh đều áp dụng công thức đó rồi đưa ra cái hình đồ thị... giống sách. Tìm hiểu nữa, mới phát hiện rằng, các "lão sư cù" 60-70 năm sống trên đời chưa từng biết viết chương trình máy tính, nhưng đặt ra cái "tiên đề kết quả tính toán". Tức là, phần toán đố họ sai về buồng chân không, coi như không có buồng đó. Nhưng xuất phát từ quan điểm buồng chân không của họ, họ đặt tính toán cũng sai, sai to, dẫn đến kết quả âm.

Một điểm hài hước, do không hiểu được điều đó nên khá khá ý kiến đánh giá cơ cấu piston trôi của lựu pháo cao cấp hơn Đ-44 Huh? Cơ cấu piston trôi không thể hút chân không vì mất chất lỏng, khí nén từ đẩy về thoát vào dung dịch hãm. Không chỉ đánh giá hãm lựu pháo và hãm pháo chống tăng không đâu. Một số ý kiến nghiêm chỉnh chê cơ cấu hãm và đẩy của Đ-44 hơi ... phức tạp cồng kềnh, không một ai đánh giá ưu điểm tối quan trọng của pháo tiền tuyến có trên Đ-44, đó là máy nó thụt ra rồi co vào rất nhanh, giảm hẳn khả năng hỏng pháo khi bị bắn đạn trái phá hay sát thương (đấu dã pháo , Đ-44Đ-30 đều dùng được với tư cách dã pháo tầm xa). Để có điều đó thì một cái vỏ giáp sẽ nặng nề cồng kềnh hơn nhiều. Giải thích những ưu nhược điểm kiểu đó cho nhiều người khó khăn không khác gì giải thích về giải tích cho sinh viên nhóm bột nhóm cháo, lớp lá lớp mầm.

Đấy không phải là một điểm cá biệt. Mình tiếp tục tìm hiểu về các loại súng không giật được họ tính toán thì giật mình phát hoảng. Họ dùng thuật giải áp suất đồng đều của lựu pháo cổ để tính súng không giật. Mà đặc trưng của thuật giải súng không giật là vận tốc và áp suất không đồng đều. Thậm chí, phương pháp phóng khí động ngược cũng được tính bằng thuật giải tĩnh của lựu pháo cổ. Mà tiên đề của phương pháp lựu pháo cổ là áp suất và vận tốc khí đồng đều, tức không thể có hiệu ứng khí động ngược, hiệu ứng đẩy khí động ngược dựa vào sự thay đổi vận tốc và áp suất.

Mở ngoặc lại một chút, phương pháp khí động ngược là phương pháp bắn không giật hiệu quả cao nhất, khí thuốc sinh ra từ buồng đốt phía sau áp suất cao, qua một tuye tăng tốc giảm áp chuyển động về phía trước, đập vào đít đạn tăng áp giảm tốc, quay lại phía sau qua một tuye khác giảm áp tăng tốc. Lực đẩy súng về sau của tuye buồng đốt được cân bằng với tuye thoát. Toàn bộ ưu thế, hiệu quả, hiệu ứng.v.v.v của phương pháp này là áp suất, vẹctor tốc độ thay đổi liên tục.

......,
Quá khủng luôn, những điểm đó đã tồn tại không biết từ bao giờ, nhưng ít ra là 20 năm !!!!

Hóa ra, có một thời, trí thức tầu ai nghiên cứu, khám phá... thì bị đi chăn bò hết (đấy là những người còn sống sót)  Huh?. Ở lại các nơi làm sách vẽ pháo là những đại trí thức đã chứng mình rằng: chin sẻ cần chết để người đủ ăn, băm nhỏ lò caomac-tanh đưa vầ các làng xã để toàn dân làm gang thép sẽ thắng Tư Bản Hổ GiấyLiên Xô Xét Lại. Văn hóa của đám đó thì dạng cực giầu có, hàng triệu chữ cho một cái đánh rắm của Mao, tung hô rắm Mao quý bằng vạn nước hoa Pháp hàng hiệu (có một cái chuông ở Bắc Kinh, trước chỉ đánh khi có sự kiện văn hóa kha khá, sau chỉ dùng để đánh khi có thơ Mao).

Nguyên nhân thế này. Sau 1949, các lực lượng hiểu biết tiến bộ Tầu được Liên Xô giúp đỡ đã xây dựng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật tầu với tốc độ trên chóng mặt. Từ một quân đội sâu quảng, rách rưới 1949 đã phát triển rực rỡ. Đến 1959-1960, Tầu đã trang bị phổ biến AK-47, RPD, SKS và B-40 (đều là kiểu 56), cũng như đãn đóng được MiG-19 (động cơ Liên Xô) và đang xây dựng dây chuyền đóng MiG-21 (cũng ta cần hiểu, MiG-21 được thiết kế năm 1956, đến 1958 mới đưa vào trang bị).

Đáng ra, Mao hay ai đó phải nắm phát triển mới lưu mới và lớp người mới, nhưng những người lãnh đạo tầu đã sợ mất chỗ đứng, họ sợ những công nhân và kỹ sư vẽ pháo vẽ súng này. Những người này đáng thương quá, các kỹ sư và công nhân này không hề có ý định tranh chỗ ai và cũng không hề có cái gì để thực hiện việc tranh chõ ai nếu có muốn?Huh. Thế là Mao đập chết những công nhân lành nghề, trí thức, như người tầu thường cẩn thận đập chết những gì có thể đập chết được, không biết có cần đập hay không.
Và thế là, nước tầu có một nền khoa học nông dân "diệt chim sẻ", "toàn dân làm gang thép". Cái nền khoa học đó đã giải thích buồng chống hãm của Đ-44 bằng "dãn nở". Tầu chưa nhận được nhiều khoa học kỹ thuật sau một số năm quá ngắn, ngoài các phương pháp sửa chữa, thực hành chế tạo... nhưng đã tống cổ các thầy mình đi.

Có thể, phần đông dân tầu vẫn tin rằng tận diệt chim sẻ là sai khoa học, vậy nên phải có những luận cứ khoa học xác thực, uyên thâm, quảng bác, phải có vũ khí tư tưởng vĩ đại dùng làm phương pháp nghiên cứu tối ưu việt. Phương pháp đã có, đó là "phàm là", phàm là ai bênh chim sẻ, thiết kế lò cao, lò mac-tanh, lò luyện kim bột là chống nhân dân hết, Hồng Vệ Binh đến đập chết ăn thịt. Thế là khoa học luôn đúng. Mở ngoặc rằng, chính thời điểm tầu băm lò cao ra đưa về thôn xóm, bên Liên Xô và Đông Đức đang phát triển luyện kim bột, phương pháp làm nên cách mạng luyện kim ngày nay.

Một ví dụ hài hước về tầu "toàn dân làm gang thép" là cái FC-1, First ChiNa Fighter, máy bay chiến đấu đầu tiên của người Trung Quốc. Chuyện thế này, sau khi Liên Xô rút về thì tầu có dầy chuyền đóng MiG-21 dở dang, nhưng họ cũng chế được bản MiG-21 rút ngắn chức năng năm 1964. Chuyện cái MiG-21 tầu đó nhái đến đâu thì xem FC-1 rõ hơn. Sau MiG-21, bọn xét lại Liên Xô nó đưa ra MiG-23, dây là máy bay chiến đấu thế hệ mới, điểm hoàn toàn khác MiG-21 là máy bay này quan sát, dẫn bắn bằng điện tử, fire beyond vision, FBV. Trong khí đó MiG-21 là dogfight, máy bay ngắm bắn bằng mắt thường (hay radar nhưng quan sát màn hình mắt thường), góc bắn nhỏ 30 độ, tầm ngắn. Sức mạnh MiG-21 dựa vào độ linh hoạt, nhỏ gọn... còn thế hệ sau sức mạnh dựa vào cái đồ điện tử lớn chứa trong khoang mũi. Tầu chế ra con J-7 caỉ tiến có cửa hút gió sau như MiG-23, có khoang mũi rộng. Nhưng không có phần điều áp trong cửa hút gió và đồ điện nhét trong khoang mũi như MiG-23, đồng thời dùng động cơ áp suất thấp cho máy bay tấn công mặt đất ( nay loại này dùng làm động cơ đạn có điều khiển có cánh chống hạm). Năm 1985, tình cảm Mỹ tầu ấm áp, lúc đó Tầu rửa hờn cho Mỹ, hai mặt gọng kìm, quyết tâm bóp chết con vịt cồ đã từng đá ngã Mỹ, Mỹ lấy làm khoái lắm. Sau 20 năm bay với cái mũi rỗng, tầu định sắm đồ điện Grumman tổng giá $550 000 000. Nhưng tầu đen, đánh mãi vị chẳng ngã, lại còn đá lại tầu nhục nhã. Thế rồi xảy ra bị Thiên An Môn, Mỹ ức vì chẳng được gì trong cái thằng tầu sâu quảng, mới làm lạnh cái tình đương nồng đượm. Cương trình cancel, Tầu thông báo lý do thông thường, hàng quá đắt. Cái máy bay đáng lý ra đời có tên dự định là Siêu-7 "Super-7". Thời gian tình đượm trước Thiên An Môn được báo chí quân đội tầu gọi là thời "tạm hòa hoãn với phương Tây". Trong thời điểm đó, Tầu cũng đi lại với Israel, nước đang chào hàng khắp nơi hàng công nhhiệp quân sự. Một mẫu đồ điện mới được ký kết rồi cũng bị làm lạnh tình cảm (đồ công nghiệm quân sự các nước Israel, Đài, Hàn... có nhiều thành phần hàng Mỹ, phải tuân theo thái độ và luật lá Mỹ). Tiếp sau đó là Liên Xô đổ, Tầu tìm cách cải tiến J-7 lần nữa, nhưng các kỹ thuật viên Liên Xô cũ lắc đầu, họ khuyên tầu nên thiết kế lại cái mới đi. Sau rất nhiều nỗ lực, có lẽ ngày nay J-7 mũi to đã có đồ điện, dự định bán cho Pakistan (bị cả Nga Mỹ cấm vận vũ khí), được đặt tên kêu hơn cả siêu là FC-1. Tuy nhiên, cái mẫu máy bay đó, 40 năm tuổi tầu, gần 50 năm tuổi Nga Mỹ đã quá cổ mà Pakistan đã ấm tình đồng chí với Mỹ.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 12:41:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 01:56:38 pm »

Phương pháp Phàm Là . , đẻ ra
69式40毫米火箭筒, 69 thức 40 hào mễ hỏa tiễn đồng.

B41 được tầu nhái, thế nào, chắc chắn được nhái không phải bằng các lực đẩy đã thúc ép các nhà kỹ thuật Liên Xô thiết kế RPG-7. Động lực duy nhất người Tầu sử dụng có lẽ là tầm bắn của B41 chứ không phải độ chính xác và khả năng diệt mục tiêu cao khi bắn trúng. Có thể xem ở trang trước bản "B41 ngắn ngắn bắn đạn B40" thì biết. Điều đó giải thích tại sao tầu nó chán lè Kiểu 69 của nó. (Tất nhiên là sau khi đem ra chiến thật, chứ trước khi đấy thì vẫn "bố thổi kèn, mẹ hát con khen lấy").
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13715#msg13715

Mình được kể về chiến tranh đánh pốt. Trước mình, các chú các anh đơn vị mình chiến pốt có 7 ngày là vào Phnông-pênh. Xe cộ vưỡn còn nhiều vết đạn. Kỳ thật, trong trận chiến này Kiểu 69 tầu đã thể hiện quá rõ nhược điểm nhưng chắc lúc đó người tầu đổ cho cái đầu pốt "bằng trái nho", còn tầu vẫn chắc chắn là "đầu to", chỉ mấy tháng sau, sau 2/1979 thì cái "đầu to" tầu mới có "óc bằng trái nho". Với số quân đông hơn ta, lính chính quy pốt có vài trăm ngàn khẩu Kiểu 63Kiểu 69 trực chiến (chỉ tính số đang trang bị, không tính số đắp chiếu). Xe tăng nó cũng kha khá. Còn người thì khỏi bàn, nó thiện chiến gần bằng ta vì cũng bao năm đán Mỹ đánh Non-Non, nhưng điều này thì tầu "trái nho" lại không hề nghĩ đến. Với số lượng B41 như thế và trình độ quân ta thì có lẽ đốt được vài chục ngàn xe, gấp vài chục lần số xe ta đánh pốt. Nhưng chỉ gặp thương vong đáng kể khi bị phục kích ở tầm rất gần, hoặc ở cảng và ở núi biên giới Thái. Ở trận đổ bộ cảng và trận đánh căn cứ biên giới Thái, địch tập trung một lượng lớn Kiểu 69, bắn rất gần, tập trung vào xe bọc thép M113. Những tác động đáng kể Kiểu 63Kiểu 69 có lẽ là chống công sự. Theo các cựu binh kể, đạn địch khoan đất rất dài, từ thềm vào giữa nền nhà (ai mà biết nền nhà bao nhiêu, chỉ cần hiểu là hơn B41).

Sức khoan đất thành vệt dài chính là điểm tế nhị, chính nó chứ không gì đã làm khả năng diệt mục tiêu khi bắn trúng của đạn tầu tồi. Cũng như cái phương án đạn ngắn, đạn kiểu B40... cho thấy khả năng ngắm bắn và bắn trúng tồi. Dưới đây ta xem về nguyên lý đạn lõm để thấy điều đó.

Tại sao mà tầu nó chán đạn Kiểu 69 của nó Huh?? Điểm dưới đây tầu nó không biết, hay người biết tầu không thể thuyết phục trái nho là điều đó đúng, nên không phải là điểm dưới đây. Qua thực tế, tầu nó thấy súng nó kém, nhưng rốt cuộc, nó không biết tại sao. Chỉ biết rằng là, khả năng diệt tăng của các kiểu này chán rõ rệt. Đạn phân tán, không nhắm được vào các chỗ hiểm yếu, đã thế lại cần bắn vào chỗ thật hiểm mới chết tăng, thế là chỉ những tên pốt mai phục rất sát mới hạ được tăng. Về tên súng tầu, mình nhe các anh các chú kể lại thấy có B63B69, theo những gì kể lại, có thể B63 là "B41 ngăn ngắn bắn đạn B40", còn B69 có thể là Kiểu 69. Bác nào biét rõ hơn đính chính hộ cái.

Còn kỹ thuật nhà ta. Thật đáng buồn, một số lượng khá khá các tiên ông tiên chỉ là các thành phần đại trí thức đã dược du học ở tầu thời toàn dân làm gang thép. Sau vài năm sang đó ca "Đông phương hồng" nhiệt tình, hăng hái đánh bọn lò cao lò mac-tan theo "Xét lại Liên Xô", các đại trí thức này về dịch nguyên sách chữ vuông của con cháu nhà Mao và lấy đó làm tiên đề cho đến nay. Một đặc điểm khá phổ biến của các tiên ông tiên chỉ này là rất coi khinh toán học và không thèm biết viết chương trình máy tính. Phương pháp nghiên cứu của họ hết sức ưu việt, đó là phương pháp "phàm là" nổi tiếng của Trung Hoa Vĩ Đại, với phương pháp này thì toán họcmáy tính có ý nghĩa chi đây Huh??.

Chúng ta nhìn qua cấu tạo đạn lõm để hiểu hơn về cái đèn xì này. Đạn lõm là đạn có vết lõm, đơn giản như vậy, những cũng có điểm phức tạp. Đạn lõm thường có 2 cơ chế khoan, có kha khá chủng loại và phương pháp thiết kế dựa vào hai cơ chế này.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 02:55:38 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 03:00:31 pm »

Đạn Lõm Góc Mở Rộng, đạn khoan bằng nhiệt độ và áp suất hội tụ.

Đây là những đạn lõm dùng thuốc nổ cháy nhanh (như các thuốc nổ nhanh như HMX, RDX, PENT hay hỗn hợp thuốc nổ cứng TNT, thuốc nổ không khói với các chất trên). Đạn lõm có kiểu này có thời gian truyền phản ứng nổ nhanh hơn nhiều thời gian truyền sóng nổ, điều này làm cho phản ứng nổ bắt đầu coi như cùng lúc trên toàn bộ khối thuốc nổ lõm. Đạn cũng có thể được làm từ thuốc nổ chậm như TNT nhưng có phương pháp kích nổ đặc biệt.

Khối thuốc lõm tạo thành mặt gương hội tụ sóng chấn động. Thuốc nổ cháy xong ở áp suất thường có nhiệt độ khoảng trên 1000 độ C(yếu) và vài ngàn độ (mạnh). Ở diểm hội tụ, từ điều kiện gặp mục tiêu, có áp suất tăng lên đến hàng ngàn atm và nhiệt độ lên đến 4000-6000 độ C.

Góc mở của liều nổ lên đến trên 60 độ. Để tăng khả năng xuyên, người ta dặt sau lièu lõm khối chấn sóng nổ. ở đạn PG-7V, khối này chính là khối sau của đầu đạn, nơi có ngòi tự hủy, ngòi điện, trạm truyền nổ... Khối chấn sóng nổ làm vùng hội tụ kéo dài ra một chút, vết xuyên hẹp mà sâu hơn do động năng khí cháy thiên về phía trước hơn.



Liều lõm có góc mở rộng khoan giáp bằng nhiệt độ và áp suất hội tụ này cần được điểm hỏa đúng thời điểm. Yêu cầu về độ chính xác của thời điểm điểm hỏa rất cao. Như hình dưới đây thể hiện.

Chỉ cần lệch điểm hỏa 3cm đạn đã gần như không còn sức xuyên, với tốc độ 300m/s, 3cm tương ứng với bao nhiêu, 1/vạn giây. Để đạn xuyên tốt giáp dầy cần phải điểm hỏa chính xác hơn nữa.

Đạn lõm góc mở rộng khoan bằng nhiệt độ áp suất cao ít bị ảnh hưởng bởi góc chạm. Nhìn trên sơ đồ, dù góc chạm có thay đổi khá mạnh thì tại điểm hội tụ, nhiệt độ và áp suát không thay đổi nhiều. Chủ yếu, việc thay đổi góc chạm ảnh hưởng chủ yếu đến sức xuyên gián tiếp: nó làm thay đổi thời điểm phát nổ của ngòi, mặt giáp cứng không đúng ở tâm hội tụ.

Bí quyết là làm được ngòi nổ đúng với các cách chạm khác nhau, góc chạm khác nhau. Điều này trở nên vô cùng khó khăn khi tính toán cho đạn vượt qua những vật cản rất khác nhau như bao cát phủ ngoài công sự, lưới và vách chắn B40...

Một ưu nhược đáng kể nữa của liều lõm góc mở rộng xuyên bằng nhiệt độ và áp suất là đường kính đầu đạn lớn. Phải đường kính đầu đạn lớn thì điểm hội tụ mới tập trung được năng lượng mạnh. Đường kính lớn làm nòng to, cản gió...



Liều lõm có góc mở rộng  ảnh ưởng mạnh bởi tốc độ truyền phản ứng nổ.
Nếu các điểm trên "gương cầu lõm" phát nổ không đồng đều thì các sóng nổ "hội tụ theo không gian" nhưng không "hội tụ theo thời gian", rõ hớn là không đến tiêu điểm cùng lúc, điều này làm áp suất nhiẹt độ không tập trung cao.
Người ta có thể kích nổ ở nhiều điểm. Với đạn lớn như bom, người ta dùng nhiều kíp điện đặc biệt.
Với một số đạn nhỏ, người ta thiết kế đạn hơn dài ra, làm khoảng cách từ "miệng cối lõm" đến tiêu điểm gần hơn từ "đáy cối lõm" đến tiêu điểm.
B41 sử dụng thuốc nổ hỗn hợp có độ bền cơ học cao, năng lượng cao và tốc độ truyền phản ứng nổ rất nhanh. B41 thừa kế B40 trạm truền nổ chữ U đặc biệt, nhưng được tính toán khoa học hơn để loại bới thuốc nổ thừa vốn chỉ tác dụng truyền nổ. Khác với B40, ngoài trạm truyền nổ có mặt cắt chữ U truyền phản ứng nổ vào cạnh chữ V, B41 kích nổ luôn đỉnh chữ V bằng kíp nổ phát triển. Khác với kíp nổ thường, ở kíp nổ thường toàn bộ kíp cùng nổ một lúc, do kíp mang vỏ chắc và thuốc nổ nhanh. Kíp nổ B41 có tác dụng như một trạm truyền phụ.
Phản ứng nổ B41 thế này. ban đầu, phần đỉnh chữ V tạo thành một liều lõm nhỏ (cỡ 3/4 cả liều). Liều này được phát động cùng lúc bằng đồng thời điểm hỏa từ tâm (kíp truyền) và cạnh (mạch truyền). Nửa còn lại (miệng lõm, khỏng 1/3 chiều sâu vết lõm) phát nổ sau chút. Điều này hạn chế được nhược điểm của đường kính nhỏ của đạn PG-7VPG-7VM. Điểm này cũng hạn chế nhược điểm phân tán nhanh sau khi qua điểm hội tụ của khối góc mở lớn.

Bôi vài đường về các hướng truyền phản ứng nổ.


PG-7 ra năm 1959, sau đó 2 năm, 1961 thì có PG-7V. Kiểu này coi như liều chính được kích bởi một kíp tròn đều xung quanh, giữa cạnh V, bằng một "mạch truyền phản ứng nổ". Đồng thời, một liều nổ mồi tạo ra "đạn khí nén nóng" như PG-7VM sau này, nhưng nhỏ hơn.
Ngoài ra, PG-7V còn có nhiều cải tiến về kính ngắm, kiều, tên lửa, điểm hỏa. Đây là kiểu phổ bién nhất nhà ta dùng.



Có copy thì cũng chỉ copy được thành phần và hình dáng thuốc, sao mà copy được tốc độ truyền phản ứng nổ, thời điểm kích nổ. Ròi những bộ phận không ai có và chẳng giống ai, như cái phễu rót sóng nổ này.

Đạn PG-7 và các đạn tiếp theo có một thiết bị đặc biệt mà các đạn có rất ít có, đó là phễu hội tụ luồng. Một số nhà thiết kế cho rằng, liều nổ xuyên giáp thì phễu chịu thế nào được, nhưng thực tế, nó rất có tác dụng trước khi bị phá huỷ: người ta lái luồng trước khi nó quá tập trung đến mức phễu hỏng. Một số nhà thiết đánh giá đổi khối lượng phễu lấy thuốc nổ trong liều Huh? họ quên rằng, cần làm cái chóp đầu đạn rất vững chắc để làm lưng cho tính thể áp điện hoạt động chính xác. Ngoài ra, lưng phễu còn được tận dụng để đặt các thanh thép cứng, nó chống chóp đạn vững và cắt vật cản như các lưới, vách chống B40.
Phễu này cho phép các đạn B41 có yêu cầu điểm hỏa nhẹ hơn một chút, tăng khả năng diệt mục tiêu.

PG-7V



Liều lõm mở rộng có tấm tích năng lượng.
Một biến thể của liều lõm góc mở rộng là kiểu đạn lõm mở rộng có tấm tích năng lượng. Phần lõm của liều nổ được phủ bằng một tấm vật liệu nặng, có thể là thép, đồng, volphram hay thậm chí uran. Tấm này có thể làm bằng vật liệu dễ nóng chảy như đạn chống tăng hay bi bắn xa như phòng không. Tấm này làm chậm tốc độ truyền sóng nổ do tỷ khối của nó. Điều này làm phản ứng nổ diến ra đồng đều trên toàn bộ liều, thường liều súng pháo nhỏ đơn giản được kích nổ từ tâm.
Khối vật kiệu này hấp thụ năng lượng của sóng nổ và chính nó là "đạn" xuyên giáp. Nhờ tích năng lượng vào vật liệu nặng, nên năng nượng chậm bị phân tán hơn và khoan được giáp sâu hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thời điểm kích nổ hơn. Người ta có thể đặt tiếp điểm ngòi nổ ra xa tâm điểm, tùy từng vật liệu giáp, điều kiện gặp giáp mà thời điểm kích nổ thay đổi. Khi đạn chuyển động nhanh hay chóp đầu đạn biến dạng, thời điểm kích nổ có thể lùi chậm một chút. CÒn kích nổ sớm một chút cũng không bị phân tán.

Một nhược điểm của kiểu liều này là tốn khối lượng cho tấm. Nhược điểm nữa là tốc độ truyền phản ứng nổ và tỷ khối, khối lượng, cơ tính nhiệt tính của tấm phải được thử nghiệm kỹ càng. Gặp phải đồ rởm, khí nóng vượt trước tấm nặng, cản tấm lại. Trần Đại Nghĩa đã rất vất vả để làm được tấm này, tròng điều kiện không có đồ đo và gia công chính xác. Ông làm tấm này bằng đồng.

Ưu điểm của loại này là có thể làm đạn lớn bằng thuốc nổ cháy chậm rẻ tiền như TNT.
Các kiểu đầu lõm góc mở hẹp nyư duwis đây cũng áp dụng tấm này nhưng khó khăn hơn, thường chỉ dùng cho đạn nhỏ.




Kiểu liều nổ lõm hoàn toàn khác biệt là dạng liều nổ lõm ống nòng súng, hay còn gọi là kiểu liều nổ lõm góc mở hẹp, kiểu liều nổ lõm này khoan giáp bằng động năng luồng khí. Cũng có thể có tấm tích năng lượng làm đạn, nhưng ít dùng.

Đây là liều nổ lõm có hình chữ V lõm kéo dài làm cho góc hai cạnh chữ V rất nhỏ (đỉnh chữ V thường gọi là sau). Đạn được áp dụng cho những loại đạn pháo lớn, nặng hay dùng thuốc nổ chậm. Vụ nổ bắn đầu từ một khối thuốc nổ mạnh đặt trên đỉnh chữ V (thường gọi là khối sau). Phản ứng nổ truyền theo thành chữ V lên miệng khối lõm. Người ta tính toán tốc độ truyền phản ứng nổ sao cho nó mằng tốc dộ truyền sóng nổ từ khối thuốc đỉnh (thường gọi là khối sau). Nhờ đó, chữ V lõm tạo thành một cái ống dài, một lượng khí nén chạy dọc ống như trong nòng súng, liên tục được bổ sung năng lượng. Khối khí nén này có áp suất hàng ngàn atm, nhiệt độ rất cao khi dùng thuốc nổ mạnh, nhưng nhiệt độ áp suất của nó không đạt cao như dạng góc mở rộng. Năng lượng được tích vào viên "đạn luồng khí" này là tốc độ lên đến hàng ngàn m/s của nó, được tăng lên trong suốt chiều dài "nòng súng". Nhờ khoan bằng động năng như vậy nên sức xuyên không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời điểm kích nổ, nhưng sức xuyên giảm rất nhanh khi góc chạm (góc giữa trục đạn và bề mặt giáp) giảm đi. Đạn thường văng ra khi góc chạm đến 40 -30 độ. (Một số người dùng góc chạm là góc giữa trục đạn và pháp tuyến, giảm phải thành tăng, 30 phải thành 60 và 40 phải thành 50).



Loại đầu nổ này được áp dụng nhiều cho pháo chống tăng. Pháo khác súng không giật ở chỗ nó có lực đẩy rất mạnh, loại đầu nổ này thường khá nặng. Mặt khác, pháo chống tăng có đường đạn chính xác nên nhắm bắn giữa xe tốt. Hồi những năm 1970, Liên Xô phát triển những đầu lõm có nhiều tầng ống hoặc kết hợp tầng ống và tầng hội tụ. Ngoài các tầng công phá chính được thiết kế két hợp trên, vẫn có đầu nối dài chống ERA. 3BK-31 chẳng hạn, đạn có 2 tầng chính và một tồng nối dài phá ERA. Đạn có tốc độ gần 1km/h, vượt qua các giáp hộp ngoài, công phá ERA trước khi hai liều lõm nối nhau phá giáp chính. Liều sau nổ trước, "đạn" khí nén nóng do liều này tạo ra tiếp tục được liều phía trước tăng tốc.


Liều lõm có cấu tạo phức tạp.
Từ khi có máy tính, người ta vẽ vời ra nhiều loại đạn HE có những kiểu liều nổ quái chiêu. Ví như đạn PG-7VM (M=hiện đại hóa). Đạn này giống như đạn chống tăng 3BK-31 của pháo, có nhiều liều nổ lõm kết hợp, (chưa tính liều thêm ở đầu phá ERA). Tuy cùng được tính măng máy, nhưng đạn PG-7VM khác 3BK-31, vẫn là góc mở rộng. Khác biệt lớn nhất là liều nổ lõm ở sau liều chính. Liều này được kích nổ chính và nó kích nổ liều chính. Cơ cấu này tạo một kết hợp ưu việt của đạn vận tốc và đạn áp suất. Khối khí do liều mồi taọ ra, hội tụ được liều chính tăng tốc gần giống nòng súng, rồi lại được nén kỹ hơn nữa. Nhờ đó, đạn PG-7VM chỉ tăng chút khối lượng nhưng tăng mạnh sức xuyên.


Nó giữ khả năng chịu đựng góc nhạm nhỏ như liều mở rộng nhưng xuyên sâu hơn nhờ lai lai chút hiệu ứng động năng.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13712#msg13712




Ta có thể thấy ưu thế của đầu đạn B41. Nó dùng đầu đạn góc rộng điểm hỏa cức chính xác, độ chính xác cơn phần vạn giây. Nó cũng dùng trạm truyền nổ chẳng giống ai, đảm bảo phát nổ đổng đều. Tuy góc chạm 90 độ thì M72 như B41, nhưng PT-76 mỏng tang thi M72 văng ở Làng Vây, 1968. Sau này, có thể thấy M1 có hướng nghiêng giáp trước rất giống PT-76, có lẽ bài học Làng Vây quá đắng và để lại ấn tượng quá sâu đậm. Ban đầu, người Mỹ đã không đủ trình dùng góc rộng, thì phải chấp nhận văng khi gặp giáp nghiêng bởi dùng nòng súng. Sau này, người Mỹ đầu tư nghiên cứu cải tiến mạnh phần đầu nổ và ngòi nổ.

Cơ chế phóng của B41 làm đạn xoáy rất mạnh trong nòng và đạt được vận tốc đầu nòng rất lớn trước khi tên lửa bật. Nhớ lại là, đạn phản lực kiểu tên lửa như Katyusa BM-13 hay BM-31 không thể chống tăng được như pháo tiền tuyến Đ-44 chỉ vì độ chính xác. Chỉ những đạn nào trước khi ra khỏi ray phóng là cái nòng có sơ tốc thẳng và xoáy lớn mới đạt độ chính xác cao. PG-7V có sơ tốc 120m/s còn PG-7VM là 140m/s. M72 có sơ tốc kha khá nhưng thiết kế tên lửa của nó rất khó làm vận tốc xoáy tăng. Chính vì điều đò mà khả năng bắn trúng của M72 giảm rất nhanh theo tầm. Nếu lấy M72 thử theo kiểu Nga mới rõ được "tầm bắn hiệu quả" bao nhiêu. Tuy nhiên, anh Mỹ ưa quảng cáo thường nói về M72 bẳng vận tốc tối đa (1000 mét) còng nói về B41 bằng "tầm bắn hiệu quả". Hơn nữa, người Nga có khái niệm "tầm bắn hiệu quả phát đầu", tức là khả năng diệt mục tiêu ngay phát đạn đầu, thì anh Mỹ rất hay nói đến con số đó, tảng lờ không giải thích kỹ quên béng cụm từ dài dòng "hiệu quả phát đầu". Anh thường ít nhắc đến tầm bắn tốt đa của B41 1100mét và nó xoáy mạnh ngay trong nòng. Ró ràng, thực tế chứng minh, B41 thì phát triển khắp thế giới, còn nhà ta có hàng đống M72 cũng vứt xó.

Kiểu 69 dùng góc rộng nhưng không bao giờ có thời điểm điểm hỏa đạt yêu cầu, mặc dù qua nhiều lần cải tiến, tuy thế, quan tướng tàu đều tự hào rằng đây là sản phẩm ưu việt hơn đồ chả ra gì của "Xét Lại Liên Xô". Sau 2/1979 thì tầu đã hiểu là cái đầu nó to nhưng óc cũng chỉ bằng trái nho. Nhưng, phản ứng của nó thì tiêu cực. Thay cho việc cố công ngâm cứu tìm ra kíp nổ tốt thì tầu dùng biện pháp châm cứu. Họ thu bé rút ngắn đạn để tăng khả năng bắn trúng chỗ hiểm, "tiến trình còi hóa" kéo dài 20 năm nối tiếp bài ca "mẹ hát con khen" hơn 20 năm.
Cái Kiểu 1984/69, kết quả của chiến tranh biên giới phía Bắc đó đối đầu với B41 được vài năm, thì đến năm 1989 có lọai hàng nhái không B41Kiểu 89 xuất hiện. Kiểu 1984/69 thu bé đầu đạn lại chút, cũng rút ngắn đuôi và giảm liều. Đến năm 2004, Kiểu 2004/69 ra đời, cải tiến đáng chú ý là giảm tác động của liều, do thu ngắn đuôi lắp liều chống lệch gió (tiếp tục xu hướng còi hóa), tăng cường tên lửa tăng tốc, tăng sơ tốc và vận tốc để dễ bắn vào chỗ hiểm.Cả Kiểu 1984/69 hay Kiểu 2004/69 đều là bản nhái đầu đạn còi, cả còi thời điểm kích nổ là còi khối lượng, trong khi xu thế chung là đạn chống tăng cầm tay tăng khối lượng, như PG-7VL, PG-7VR...
Trên kia, tớ có nói đến chuyện đạn Kiểu 63Kiểu 69 khoan nền nhà thành vệt rất dài, điều đó chứng tỏ một cách tế nhị người tầu dùng phương án thu hẹp góc mở từ trước Kiểu 1984/69, dĩ nhiên điều này có nguyêh nhân là ngòi và có hậu quả là góc chạm. Có thể thấy, sự phát triển của B41 tầu rất giống sự phát triển bàng môn tả đạo, cãi thầy. Liều nổ của Kiểu 69 không bao giờ được điểm hỏa đúng, đánh nhẽ phải luyện nội công nhất dương chỉ, hoàn thiện tinh thể áp điện, thì họ lại thu bé góc mở. Thu bé góc mở dẫn đến góc chạm, vậy là tăng tốc thu bé khối lượng... Đi ngược xu thế chung của đầu đạn chống tăng.
Thế nhưng, cái kẻ khoe mẽ lại thêm cớ khoe: súng đạn của ông nhẹ hơn khối thằng !!!.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2008, 03:30:27 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 03:27:00 pm »

Bác HP, một số post của bác lạc đề sang vấn đề pháo nòng dài D-44 hay sự còi của người TQ, bác xem nên tách làm chủ đề mới để phát triển tiếp hay sửa bài cho phù hợp với topic này. Nếu tách bác PM cho em.

Em có quyển hướng dẫn sử dụng, sửa chữa pháo nòng dài D-44, bác có cần để phát triển tiếp ý tưởng về pháo thì PM em, em chuyển cho!
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 03:57:26 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg12789#msg12789
Không hiểu cái súng ngắn đó tên gì, tớ chỉ đoán mò là B63 theo lời kể của đại trưởng. Ai giúp với. Nhìn hìng dáng khối thuốc của đạn B40 thấy rằng nó cổ hơn B41 một bước xa, "mạch truyền phản ứng nổ" không tạo thành liều lõm khởi động. Phần sau liều lõm thì dầy nặng để truyền phản ứng nổ đều. Hiệu quả thể tích chỉ bằng nửa B41. Tầu nó lấy đạn B40 lắp vào B41 bắn Huh??, rồi khi tốc độ đạn quá cao, ngòi B40 không đạt thì bắt đầu phát triển "bàng môn tả đạo". Tốc độ đạn quá cao, ngòi B40 cổ không cho phép điểm hỏa liều góc rộng, ta dùng liều góc hẹp. Liều góc hẹp thì cần bắn chỗ hiểm, ta tăng tốc. Tăng tốc thu ngắn đạn gì giảm khối lượng đạn... và cứ thế "bàng môn tả đạo" phát triển. "Quá trình còi hóa" 40 năm được chia thành 2 giai đoạn, thu hẹp chỗ cõ thể bắn và thu hẹp đầu đạn. HuhHuh
Chúng ta càng thấy, thiết kế "ưu việt mà đơn giản" như AK-47B41 khó khăn quý giá thế nào.


Hê hề hề hề.
B41 là thứ mà tầu không bao giờ nhái được, mặc dù rất "đơn giản". Mình đang định làm một topic về pháo thật đáy, ChiếnV send chơ tớ được không Huh?

Đ-44 sang ta thất nghiệp. Lúc này đã có nhiều ĐKZ và B41. Tầm bắn hiệu quả các loại này thấp hơn Đ-44 nhưng Đ-44 chỉ bắn được mộ số loại giáp tăng. Vả lại, tầm bắn Đ-44 chống tăng cỡ 1km thì cũng không vượt hẳn lên được, so với khối lượng hàng tấn.

B41 có tầm bắn rất gần, nhưng ưu thế là nhẹ, thuốc nổ không đẩy đạn tới được xe thì người mang. Ở đây có so sánh tầm bắn hiệu quả vũ khí. Trong phòng ngự chính quy, xe tăng đến được B41 đã khó. Bảng này không nói được rằng, đến tầm B41 thì xe tăng vấp phải hỏa lực đột nhiên tăng vọt số lượng. Số lượng B41 gấp hàng chục lần xe tăng, pháo, đạn có điều khiển khác...



Đánh cá
http://video.i.ua/user/198879/1032/4873/

M48A3, Miền Nam. Không biết, có thể tìm được ai chế tác phẩm này không nhỉ. Huh??
Mặt trước tháp pháo nhé.


M113, cái này ở Iraq đã được hiện đại hóa rồi đấy. Bên B40 có vết đạn B40 vào xe này, vết đạn tròn đẹp lắm.
Còn B41, hình như nó không cần hội tụ áp suất đã phá tan vỏ M113 rồi hay sao, vỡ toác chứ không gọi là thủng được. Mỗi phát thế này nếu may mắn thì đi một tiểu đôi, nếu không may thì để cho con cháu vài tấn nhôm.
Tiếc quá, mất cái ảnh BTR Nga bị Chechen cho phát, cũng vỡ toan thế này.


Cũng như M113, khẩu dã pháo tự hành này cũng giáp mỏng.
Parvan Province, Panjshir Valley, Afghan Mujahedeen đang đứng trên nạn nhân Liên Xô của B41 đồng hương.


Sự ưu việt của ngòi B41 đây, đạn xuyên qua tấm chắn ngoài rồi mới phát nổ. Các loại đồ rởm khác không thể làm được phát tương tự. Kể ra, phát này cũng có chút may mắn, thấp hơn chút nữa thì chỉ đứt xích thôi. (chú lính chắc ghép thêm quảng cáo).


Phát không may đây, hay là tấm chắn xích M1 dùng cũng được. Mấy thằng trong này chắc về phải mổ bò.


Đi ma cao


Afghan Mujahedeen guerilla và ĐKZ-82, phải không bác đoành ơi, trông hơi lạ lạ. Có điều, bọn Mỹ nó quăng Mujahedeen lên mây xanh, nhưng lại bảo đây à RPG-7. Bọn này ngu thật.
http://www.rugreview.com/stuf/afgwar3.htm


Đoàn xe Liên Xô ở Afghan. Những tin đồn về chiến thuật với chiến lược săn tăng của Mujahedeen đa phẩn nhảm nhí, địa hình thế này thì vài chú vác B41 là lập được công to.


Tất nhiên là đất đỏ nhà ta rồi, cu này không biết về được Mỹ hay sang Nhật thập niên 1980. Không tìn được cái ảnh rừng rậm nào, bác nào xem "Cuộc chiến 10 ngàn ngày", tất B41 nguy hiểm với tank thế nào. Vậy mà đánh nhau bao lâu, Mỹ nó không khoác được cái áo cho Mxxx.


B41


Chê tăng M1 thì có mà đến sang năm. M1 có cái bình dầu bắt chước T-34. Trước đây, T-34 có bình nhiên liệu đặt ở góc xe trước. Mỗi lần trúng đạn vào đó, dầu bắn tưới khắp xe và cháy trụi thùi lụi. 2  ảnh trên là những ngày đầu M1A2 tham chiến 27/9/2003, Hồi tháng 3 năm đó, M1A2 bị Thổ lừa đảo, không kịp đánh.
Ảnh thứ 3 là mấy năm sau, gầm cầu trong thủ đô nước Rắc, trúng thùng nhiên liệu phải trước.




Còn đây, trúng máy phát điện, cháy động cơ, cũng đi ráo.


Còn đây, Mỹ hồi này khôn nhẩy, hồi kháng chiến, nó tuyền vứt lại xe cháy, hồi 198x anh em mình mới có chút sắt bán cho Nựt làm vốn. Nó làm thế này khi dân Iraq sau này ăn cám thôi.
M1 có tốc độ quá chậm, nó có tỷ lệ công suất và khối lượng thấp, hẹ thống treo lại không thể sánh với T-80. Tốc độ chậm và phải chậm nữa nữa trên đường gồ ghề là nguyên nhân xe này bị B41 bắn rất nhiều.
Số đọc được:  3-1, B-1-185ARM1. Nổ buồng đạn.
Có điều, một số nguồn tin cho là cái này bị kích nổ đạn khi di chuyển. M1 rất xóc và nạp đạn thủ công, có thể thế lắm.


« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 09:13:20 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 07:22:07 pm »

Từ Kháng chiến, nếu Mẽo nó có năng lực thì 30 năm qua đã làm được cái giáp hộp, giáp rỗng cho xe tăng ngon ngon rồi. HuhHuh? Còn cái lồng thường thấy ở Iraq. Mấy ông mẽo này phải học tiếng Việt rồi vào topic này đọc về đầy đạn B41.

Đạn bắn trúng một tấm sắt ngoài, đúng chỗ "Nan Lồng", phát nổ ở xa giáp chính. May cho viên đạn này là M1A2 đi có giáp ở đây hơi mỏng, tuy đạn pháo nổ xa giáp chính nhưng cũng đủ phá buồng đạn.




Nhắc lại lần nữa rằng, ảnh trên chụp xe tăng chiến đấu chủ lực M1.
Thế nhưng hiện nay ở Iraq thấy rất nhiều xe car, xe bọc thép chở quân APC (BTR), xe bọc thép hạng nhẹ... có lồng này. Nhưng mấy nhà thầu Mỹ rất khéo, họ hô rằng lồng chống được đạn RPG, không mở ngoặc cho các nạn nhân trong lồng điều này: "ở Iraq và Afghan chỉ toàn RPG-7 thôi". Anh nào biết mà kiện thì họ bảo "lồng này chống mìn ven đường". Có anh kiện nữa bảo: "lồng càng không chống mìn ven đường được", thì nhà thầu bảo "hạn chế thương vong", hạn chế 0, n 00 phần trăm thì kệ họ.

Thật ra, trước đây các nha kỹ thuật quân sự Nga thường cười vào mũi cái M1, nhưng nhiều người không tin. Thủy tổ của M1 là MBT70 Đức thiết kế cho Mỹ. Đức bố trí rằng, xe này có mặt trước để đấu tăng, dầy như sơ đồ dưới đây. Còn các mặt khác MBT70 có rất nhiều thứ phụ chắn quanh giáp đúc. Tuy nhiên, Mỹ chế đắt và thay bằng giáp hàn với ném hết ba cái giáp hộp phụ đi. Thế là Nga và Đức khụt khịt cố giấu nụ cười. Đức thì tôn trọng đồng minh, cười lịch sự. Nga thì buồn cười một mình vì không thể thuyết phục được dân Mỹ là niềm tự hào M1 của họ bị bắn thủng bằng đạn 30mm trên xe BMP-2 của Nga, trong hầu hết các điểm trừ mặt trước.
Câu chuyện này trở thành sự thật nhanh chóng khi cuộc chiến của M1 diễn ra. Mà không cần đạn 30mm trên xe BMP-2 Nga. Thế nèo thế nì Huh?? một anh M1 Brandly hết sức tin tưởng giáp M1 vô địch, nã thử một viên trọng liên 25mm vào sau M1, ôi trời, động cơ nổ cái ùm. Mình nhớ mãi cái cảnh bọn lính Mỹ trình bầy việc này. Nó chờ cho đám cháy kết thúc, xe nguội hẳn, nó dàn cảnh. Chú trưởng xe mặc nguyên áo giáp đi vòng quanh xe ngó nghiêng, ý nó trình bầy cảnh "bị sao ấy nhẩy". Cảnh cuối gây ấn tượng là chú mắt chữ o mồm mím chặt nhìn vết đạn 25mm.
Vết đạn 25mm làm nổ động cơ M1 đây, điều này cho thấy B41 còn đắc dụng lắm, chưa về hưu ngay được. Điều này cũng có nghĩa, ở Iraw và Afghan có hàng triệu khẩu B41 gây nguy hiểm cho M1, chứ không phải chỉ vài khẩu RPG-29 đời mới.


« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 11:17:17 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 08:33:13 pm »

Quân ta có rất nhiều trận đánh trên mức xuất sắc bẳng B40, B41 hay ĐKZ. Nhưng bộ đội giỏi đến đâu thì phòng viên tồi đến đấy. Lũ phóng viên chỉ thích ngồi viết tụng ca. Có tên nào vào đến chiến trường thì cũng chúi hết xuống hầm. Bao nhiêu năm, chỉ còn lại rất ít hình ảnh.

Còn đây, 10/1973. Ai-Cập chặn đánh đơn vị Xe Tăng Israel trên bán đảo Sinai bằng B41 và Bé Con (Малютка, B72, AT-3). Ai Cập bố trí xe BMP-1, BRDM-2 mang đạn có điều khiển Малютка làm lực lượng cơ động, xe ẩn nấp sau các đụm cát tránh pháo lớn trên xe địch. B-41 và các đạn có điều khiển khác đi bộh bố trí trên những điểm cao xen kẽ. Họ bố trí rất tốt, đảm bảo địch bị bắn từ nhiều hướng.
Quân Ai Cập tiêu diệt và bắt sống toàn bộ  mũi tiễn công xe tăng Israel từ Sinai, kể cả chỉ huy trưởng.

Ai-Cập không giữ được chiến thắng lâu. Trong khi thiết giáp nhẹ thắng lớn thì xe tăng của họ sai lầm, Quân Ai Cập đưa xe tăng tiến sâu vào đất địch, xem nhẹ phòng không. Trong lúc này, Mỹ lập cầu hàng không viện trợ khẩn cấp đồ chống tăng và vũ khí máy bay cho Israel. Đoàn xe tăng Ai-Cập bị cắt hậu cần, bị bắt sống rất nhiều.
Tuy nhiên, Ai-Cập cũng đạt kết quả chiến tranh. Các nước lớn yêu cầu Israel ngừng tiến công Ai-Cập, trả lại đất mà Ai-Cập muốn chiếm. Syria thì lại mất đất.

Chiến tranh kết thúc, Nhưng chiến công của B41 thì tiếp tục gây chấn động giới quân sự kỹ thuật lâu dài. Những xe tăng Israel tham chiến đều là đỉnh thế giới phương Tây ngày đó, bị thịt như rạ. Có đến 800 xe quân sự, trong đó có rất nhiều xe tăng chết bới B41 và Bé Con.

Sưu tập vài ảnh về tháng 10/1973

Centurion, 14/9/1973


M-60A1. Cái này thì do mìn. Mìn là một đồng minh tuyệt văn vời của B41 trong chiến tranh, nhìn chung, tất cả những phức tạp của địa hình đều làm B41 dễ tiếp cận mục tiêu tầm gần của nó. Đây lại là vật cản chết người không nhìn thấy. Những bãi mìn, đòn dứ, đòn dọa... mà nhử được xe địch dồn cục vào thế hiểm thì lập công rất to.


Lữ đoàn Xe tăng Centurion số 7 Israel, 7/10/1973


M60A1


M48A3 bị phục kích, lữ đoàn Gaby, 3 Battalion 1 company, gần  Suez.


Gần, Ismailiya bờ kênh Suez M60A1


M60A1 anh một chưởng của Bé Con B72. Nhìn chung, giáp diếc thế hệ M60 trông thấy Bé Con thì thế này đây, khác gì bằng giấy. Thế mà M60 cùng thời với Bé Con, M60A1 thì sau nhiều.


« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 10:49:12 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 09:03:20 pm »

chẳng hỉu sao, cái nước Mỹ luôn tôn sùng xe tăng, 10 lính Mỹ thì có 9 nói Xe tăng là lực lượng mạnh dùng đánh thọc sâu Huh?
Trong khí đó, thật ra, xe tăng là lực lượng chống lại xe cơ giới đối phương. Dùng nó chống bộ binh công sự là sai sách chết người.

Thế nhưng, lúc sắt kết thúc tấn công, Mỹ dùng xe tăng "thọc sâu" Baghdad. Từ phía Nam, xe tăng Mỹ thọc sâu vào sân bay Quốc Tế. Hôm đó xem thời sự, mình nhìn thấy Mỹ quay cảnh "đoàn xe chiến thắng" xếp hàng dọc di chuyển như duỵệt binh trên đường cao tốc, mình đã cười bò ra. Không sai, chỉ mấy tiếng sau, đoàn xe kiêu hùng này tháo chạy, bỏ lại vài xác xe cháy tan tành bởi B41, tin truyền đi khắp thế giới nhanh chóng. Chưa bao giờ xe tăng thắng được bộ binh. Thế nhưng từ khi có B41 thì những trận đấu bộ binh-xe tăng hiệu quả hơn nhiều.
Hơn cả thế, trận này chững tỏ B41 diệt được xe hiện đại, chưa lạc hậu lắm. Một số người thường bị bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Mỹ nhồi sọ một điều rằng, chỉ một vài loại, hoặc không có loại vũ khí gì khoan được M1. Thế nhưng, B41 cổ lỗ khoan đây này. B41 bắn được M1, tức là số lượng nguy cơ tăng lên khủng khiếp, vì B41 nhiều kinh khủng.
Ở đây thiếu cái ảnh một chiếc cháy nổ trụi thùi lụi và tên phóng viên đi xe ôm.





Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2008, 11:08:51 pm »


Afghan Mujahedeen guerilla và ĐKZ-82, phải không bác đoành ơi, trông hơi lạ lạ. Có điều, bọn Mỹ nó quăng Mujahedeen lên mây xanh, nhưng lại bảo đây à RPG-7. Bọn này ngu thật.
http://www.rugreview.com/stuf/afgwar3.htm


Khẩu này là RPG-16 bác ạ



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM