Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:19:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294924 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2008, 06:30:17 pm »

Để đảm bảo điểm hỏa chính xác, đầu đạn được kích nổ bằng một đầu sinh điện. Chóp đầu đạn có tinh thể sinh điện, khi gặp áp suất đủ lớn trong thời gian đủ lâu, nó sinh điện kích nổ đầu đạn. Tinh thể này được nối với kíp điện bằng hai cơ chế. Một là màng an toàn được rút ra khi bắn, màng này ngăn mạch điện, không rút ra đạn không nổ. Một là cơ chế chống kích nổ sai vị trí, cơ chế này làm chập cực tinh thể sinh điện.

Đạn lõm cần được kích nổ rất đùng thời điểm, sớm hay muộn đều làm sức xuyên giảm đi nhiều. Chỉ cần nổ sớm hay muộn phần 3 ngàn giây đã mất gần hết sức xuyên. Yêu cầu cần điểm hỏa đúng thời điểm chính xác đến phần vạn giây.
Đồng thời, ngòi nổ cũng đảm bảo đạn không nổ khi xuyên qua những vật cản thông dụng như lưới, tấm thép, tường mỏng... hay được sử dụng chắn đạn B40.

Ngòi nổ này là một kết cấu rất đơn giản nhưng đạt những yêu cầu thiết kế cao như trên và rất tin cậy. Hiện nay, ngay cả những nước công nhiệp lớn, không được Nga hay một nước nào đó chuyển giao công nghệ cũng không thể sản xuất đạt yêu cầu hoạt động, đừng nói là rẻ. Một số nước sản xuất đạn vẫn nhập từng phần hay cả gói cái cục dưới đây.

Đạn có một ngòi nổ tự hủy ở 900 mét, ngòi nổ này được đốt cùng với tên lửa. Trong trường hợp đạn bắn vào công sự bao cát, ngòi nổ điện không kích, đạn chui vào trong cát đơi ngòi nổ chậm tự hủy kích nổ bay công sự.
Một số người đã kể về chuyện Apganistan dùng ngòi nổ tự hủy, bắn quá tầm, như một thứ hỏa lực mạnh sát thương, nhưng điều này hiệu quả không đáng kể.

Sơ đồ máy sinh điện. Cái này lắp ở chóp đầu đạn.


Sơ đồ máy kích nổ, cái này là mục 9 trên sơ đồ đầu đạn trên, hoặc mục 3 đuôi đầu đạn trên sơ đồ cả đạn. Lắp giữa liều lõm và tên lửa.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2008, 08:16:47 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2008, 09:52:36 pm »

Phía sau đuôi đầu đạn chứa kíp nổ là tên lửa.
Tên lửa có mục đích tăng tốc độ đầu đạn trong khi bay. Tên lửa gồm có ống, tuye phụt khí, chỗ lắp liều phóng và chỗ lắp vào đầu đạn. Trong ống có nhiên liệu rắn, ngòi, móc, phần tử làm chậm dùng để kích cháy tên lửa. Tên lửa được kích cháy sau khi đạn ra khỏi nòng 11 mét để lửa không phụt về xạ thủ. 6 tuye phụt được bịt kín khi đạn chưa hoạt động.
Liều chính là phẩn tử liên kết gữa đạn và súng, đầu súng có một rãnh,  xạ thủ phải đạn vào xong, móc kẹp chặt đạn lại, kể cả chúc súng xuống không rơi.
Đuôi tên lửa có mũ chụp, khe vòng tròn và lỗ khoan. Trên lỗ khoan đặt hạt nổ, có mũ chụp bảo vệ. Đuôi tên lửa có ren vặn liều phóng. Trên hạt nổ có tấm chặn các áp lực ngẫu nhiên xuất hiện. Kim hỏa đâp vào đó.
Liều phóng có xương liều làm bằng nhôm hình chữ thập, mỗi cạnh chữ thập có khe, trong khe đặt cánh ổn định xòe ra khi bay. Thuốc phóng được đặt trong ống giấy. Liều được đặt trong ống nhựa khi vận chuyển.

Súng B41 có bộ phận cò khá giống B40.
Búa có hai khe, một khe để hãm cò trong tư thế lên cò. Một khe nữa sẽ giữ búa lại ở vị trí xa kim hỏa trong tư thế chưa lên cò. Khi búa đập vào kim hỏa xong, một lò xo đẩy búa và kim hỏa ra để đạn dễ hoạt động. Lò xo này đẩy búa bật về, mắc vào hãm ở khe chưa lên cò, đứng yên ở vị trí đó cho đến khi lên cò.





Búa


Kim hỏa

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2008, 11:21:31 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2008, 10:27:11 pm »

Khi lau chùi bảo dưỡng, lính dược dậy rằng thân súng chi làm 4 khối.


Chi tiết cái khối cò thì ở trên, đây là khối thân.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2008, 11:38:19 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2008, 11:28:07 pm »

B41 thông thường mang kính ngắm quang học PGO-7V, Trước đó, kính ngắm nguyên thủy chưa có đo xa.
Kính ngắm PGO-7V có đèn chiếu đêm chạy bằng quả pin nhỏ, chỉ dùng để chiếu sáng lưới tính. Trên lưới tính có kẻ ô dể tính độ lệch tầm, hướng. Lưới tính B41 dựa tên đơn vị đo cơ sở là mét, lấy kích thước xe tăng Đức làm tiêu chuẩn, do phương Tây sử dụng de tăng Đức. Hình xe tăng chuẩn này cao 2,7 mét, dài 6,9 mét, rộng 3,6 mét. Lưới có 2 thang đo xa dựa vào chiều cao và dựa vào chiều dài xe tăng. Tầu có 4 thang đo xa: chiều dài tăng 6,9 mét, chiều cao tăng liên xô, chiều cao tăng Đức và chiều cao xe bọc thép. Thang ngang của lưới phục vụ việc đo lệch hướng do chuyển động, mỗi vạch 10km/h. Thang đứng chỉnh tầm, mỗi vạch 100 mét. Thước cũng dùng để đo độ lệch đường ngắm, Khác với các súng khác, sau khí bắn, xạ thủ quan sát mục tiêu và đường đạn qua kính ngắm, rồi từ đó dùng thước lưới tính ra độ lệch, nạp đạn và bắn tiếp. Khi ngắm bắn, xạ thủ thuộc lòng phương pháp ước lượng và tính nhanh, phương pháp này lấy đơn vị "thân xe", tức chiều dài ảnh thân xe trên lưới đo.
B41 được thiết kế và hoàn thiện song song cả cấu tạo súng và chiến thuật, trong đó có cánh ngắm. Cách ngắm dựa trên các phương pháp ước lượng, tính nhẩm nhanh chóng.

PNG-1 là kính ngắm nhìn đêm tầm xa 400 mét dùng cho khối Ả-rập. Trên thân súng còn có bộ thước ngắm cơ khí, gồm đầu rồi, thước ngắm gập lên được. Thước ngắm cũng có thang chia dịch chuyển được bằng cái hãm bóp tay như súng bộ binh thường.

Kỹ thuật ngắm bắn B41 rất phức tạp. Việc làm chủ nó đòi hỏi trình độ huấn luyện cao, chuyên nghiệp. Điều này hoàn toàn khác biệt với M72, kiểu sử dụng tiện ai vớ lấy bắn. Điều này tạo nên một ưu thế của B41. Những thế hệ xạ thủ truyền lại kinh nghiệm trở thành những bài học chiến trường quý báu.
Một số ví dụ: xạ thủ không những học chiến thuật kỹ thuật, nhiều đoạn học thuộc lòng. Ví như phương pháp nhận định tốc độ gió, hướng gió qua hình ảnh những cây cối, khói bếp, mặt nước... Nhận ra hướng di chuyển của xe dụa vào tỷ lệ chiều dài chiều rộng.
Mỗi loại đạn gồm một bản tính nhanh kha khá. Ví như bảng tính gió gồm 3 mức gió (2-3, 4-6, 8-12), 5 mức tầm (1, 2, 3, 4, 5) là 15 phần tử mỗi đạn. Hay bảng lệch tốc độ ngang có 25 phần tử. Kẻ thiện chiến cần học thuộc cả hai loại đơn vị là "thân xe" và "độ chia" thì số bảng tăng lên. Đấy là chưa kể những bản tính "quan quan trọng lắm" như bản ước lượng hướng. Tất nhiên, các bản tính đó không khó học lắm, nhưng rõ ràng, hoàn toàn khác kiểu bắn amateur của M72, vớ được súng là nện liền. Bùn cừi, nhiều người hỏi, sao không làm kính ngắm xịn cho M72, tớ cười bò ra, các cậu nhét cái bút xịn vào tay em bé lớp mầm thì cũng chỉ ra giun bò chứ sao có chữ đẹp được.

Ngắm bằng kính cho phép bắn đêm, bắn xa với độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc không dùng kính khá phổ biến. B41 cũng có một thang tính cơ hỗ trợ ngắm đêm, nhưng ít dùng. Với tầm bắn 200 mét đổ lại thì cứ nã cho nhanh, xác suất trúng rất cao.

Thước ngắm cơ khí

Thước ngắm cơ khí đang để thang 400 mét


PGO-7V và nguyên lý



Lưới tính


Ví dụ về bảng tính cho ung đầu, xạ thủ M72 nhìn vào đây khác nào bắt các em đi trẻ đọc sách.


Ví dụ về ước lượng hướng đi, từ đây xác định được tốc độ chuyểm động ngang


Cách dùng đơn vị "thân xe":


Ví dụ về đo xa, trong ảnh là đo được 600 mét.


Ví dụ về ngắm bắn xe chỉ có tốc độ, không có gió, chú thích là tốc độ quy ra ngang (đã nhân với độ chéo). Tốc độ thật của xe trong trường hợp này là 40-60km/h


Kính ngắm hàng tầu.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2008, 01:08:32 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 02:15:25 am »

Mỗi lính dùng súng đeo một ba lô chưa 3 đạn và một hộp bảo quản kính. Thông thường, tổ chiến đấu 2 người mang 2 ba lô đạn B41 (mỗi người một bao đeo lưng). Phụ mang một súng trường tấn công AK và bao đạn AK đeo ngực. Chính mang bao kính ngắm bên sườn.



B41 bắn được trong những điều kiện thoải mái. Chỉ cần một yêu cầu là tránh luồng phụt sau súng loe ra 30 độ và sau súng 2 mét không có vật cản. Đạn có bán kính 20 phân nên cũng không chui được qua những lỗ nhỏ và bắn sát đất.
Súng bắn được trong các tư thế đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn, bắn được trong hào, trên xe và trong phòng rộng trên chục mét vuông.
Tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút

Quy trình bắn (không đúng lắm) như thế này:
Trước khi bắn, xạ thủ phải xác định hướng gió và tốc độ gió, hướng di chuyển và tốc độ mục tiêu. Đo xa xác định tầm.
Bù gió và bù tốc độ mục tiêu.
Bắn nhưng giữ nguyên súng, quan sát độ lệch đạn nếu trượt.
Bắn tiếp có bù độ lệch.

Bằng quy trình này, B41 diệt khá tốt mục tiêu cố định đến 500 mét. Các mục tiêu di động tăng khả năng bị diệt khi áp dụng các chiến thuận tốt, ắp sát, bắn đồng thời từ nhiều hướng.





Súng nổi trội đặc điểm săn tăng, nhưng cũng dùng tốt để diệt bộ binh. Liên Xô và Tầu đều có đạn chuyên diệt bộ binh. Ở Việt Nam, việc tiếp tế nhiều loại đạn vào chiến trường gặp nhiều khó khăn, nên hầu như chỉ có đạn xuyên chống tăng. Tuy vậy bộ binh Việt Nam sử dụng rất sáng tạo. Ví dụ, bắn viên đạn xuống đất, đạn lõm nổ quét theo đất đá làm mảnh sát thương diện rộng. Một cách khác là bắn đạn vào vách đá, bật ra mảnh đá dầy đặc. Hoặc bắn xuyên tường, đạn thổi lượng khí nóng lớn sát thương trong phòng.

Trong cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher, UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD, 20010803 107, November 1976" Mỹ có nói đến dùng B41 bắn trực thăng. Đây chỉ là kết quả tưởng tượng của kẻ sợ phát rồ sau Kháng chiến chống Mỹ. Súng chỉ may mắn bắn được trự thăng nếu máy bay treo lơ lửng ngay sát điểm phục kích. Phần lớn trực thăng My rơi ở đây đều do 12,7mm và các loại súng bộ binh khác, một phần kha khá do pháo phòng không và A72. Cũng trong cuốn sách này. Mỹ cũng "dựng đứng" chuyện dàn B41 ra phòng tuyến, đánh chặn Mỹ tấn công, dùng B41 như pháo. Đây là chuỵện nhảm nhí vì VC không thể có nhiều đạn nã như thế được. Chúng ta khi chiến đấu đều phân tán, áp sát, tập trung hỏa lực... là những chiến thuật ưu việt nhất của B41.

Ở Liên Xô, B41 được dùng như hỏa lực của tiểu đội, cũng được dùng trong một tổ 2 người. Tổ 2 người mang 2 bao đạn, 1 B41, 1 AK. Bao giờ xạ thủ cũng ở bên phải khi chiến đấu, ngang với phụ. Phụ đi theo bắn cảnh giới, phụ lắp đạn. Nếu có phụ lắp đạn tốc độ bắn đạt đên 6 phát phút, thông thường tốc độ bắn tối đa chỉ 4 phát phút.
Việt nam bộ binh đi bộ biên chế khá giống Liên Xô, mỗi tiểu đội 1 B41 và 1 trung liên, còn lại là AK. B41 và trung liên có thể tập trung quanh tiểu đội trưởng thành hỏa lực tiểu đội. Trung đội cũng có thể tập hợp hỏa lực về thành lập các tổ hỏa lực mạnh như bắn yểm trợ, diệt công sự, săn tăng...Bộ binh cơ giới trang bị đồng đều hơn, từ năm 1979, bộ binh cơ giới đã thay hết B40 thành B41, trước bộ binh đi bộ gần 20 năm.
Do ưu thế quá đỉnh của B41, có xu thế tăng tỷ lệ súng này trong trang bị bộ binh. Trong Kháng chiến chống Mỹ, có những trận ta tập trung cao độ B41 và B40, sử dụng chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", diệt nhiều xe cơ giới. Khi bắn đồng loạt từ nhiều hướng, khả năng diệt mục tiêu rất cao do bù sai tốc độ xe địch và gió. Cho đến năm 1971 thì địch chỉ co cụm, chiến thuật "thiết xa vận" phá sản. Tuy nhiên, do điều kiện đánh lâu dài trên địa bàn rộng, những lần sử dụng mật độ cao B41 như vậy không kéo dài.
Tầu biên chế tổ 3 người mang 2 AK và 1 Kiểu 69. Cách biên chế này cũng giống một vài nước Đông Âu như Nam Tư. Tổ này nằm trong tiểu đội hay độc lập săn tăng.
Ở Afghanistan, tiểu đội Mujahideen 10-12 người mang 1 khẩu (năm 1983) và tăng lên 2-3 khẩu (năm 1987). Cái đám Hồi giáo cực đoan này thành lập những trung đội 15 khẩu B41 (một nửa số lính), tập trung bắn thành loạt. Tuy nhiên, ở chiến tranh này, phương Tây do tuyển truyền thổi phồng quá đáng Mujahideen. Thực chất tổng kết chiến tranh cho thấy, tổng số lượng, trung bình thiệt hại tăng trong mỗi trận... đều rất thấp (trong 8 năm chiến tranh, chỉ có khoảng 140 xe tăng hỏng cháy cộng thêm vài trăm xe quân sự). Mujahideen thường tập trung hỏa lực, nhưng lại không phân tán lực lượng, bắn đồng loạt chứ ít áp dụng bù sai phát bắn tiếp sau, "hit and run" chứ không "bám thắt lưng định mà đánh". Bộ máy tuyên truyền cũng dựng lên chuyện Mujahideen sử dụng B41 săn trực thăng, bằng ách bắn đồng loạt, dùng ngòi tự hủy, đây là chuyện nhảm nhí. Thực chất, trong cuộc chiến này, B41 hiệu quả nhất khi đột kích bất ngờ công trình hay phục kích đoàn tiếp tế kém vũ trang.
Cũng trong chiến tranh này, Liên Xô đưa vào sử dụng APS (Active Protection System) Dzorp, đây là hệ thống đánh chặn đạn chống tăng đầu tiên. Sau một số cải tiến, hệ thống này đánh chặn hơn 70% số đạn B41 bắn tới. Đồng thời, các cải tiến giáp T-80 làm giảm phần lớn thương vong.
Trong chiến tranh Checnia. Lầm 1 năm 1996, có 60 xe tăng cháy, phần lơn ởi RPG các đời, nhưng chỉ 1 xe hiện đại T-80 bị hỏng khi có ERA. Thiệt hại lớn được đánh giá do: chiến tranh đường phố và hẻm núi, bắn từ trên cao vào nóc xe. Thiếu tiền trang bị APS và ERA, giáp phụ hạn chế. Đến lần 2, số lượng xe tăng hỏng khôngg đáng kể. Chiến tranh đường phố và hẻm núi là một thế mạnh của B41, súng có thể bắn thoải mái ở các điều kiện khác nhau như phòng, hầm hào, hố bắn cá nhân hẹp...

Ngoài ra, B41 là một thành phẩn của tổ chiến đấu dùng đạn chống tăng có điều khiển Bé Con "Малютка" (tên phương Tây AT-3, tên Việt Nam B72). B72 có khoảng cách điếc, phải bắn ra trên 500 mét mới điều khiển dược. B41 bù vào khoảng đó. Có lẽ những lần xuất trận đầu tiên của Bé Con "Малютка"-B72 là Quảng Trị 1972. Ngụy hốt lắm, trong quân ngụy đồn ầm lên là VC có đạn "ngửi", chạy theo xe tăng Ngụy. Nhưng trận thắng lớn nhất của tổ săn tăng B72 là tháng qo năm đó ở Sinai, Ai Cập chiến Israel.









« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2008, 09:53:59 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 09:01:59 am »

Nghe bác HP nói về độ khó của ngòi đạn B41
Vậy VN đã sản xuất đựoc ngòi nổ đạn B41 chưa?
Cỡ năm 2000 em có dịp nghe 1 bác lãnh đạo 1 cty điện tử quân đội nói, năng lực sản xuất của công ty bác ấy khoảng 1 - 1,5 triệu ngòi nổ cho đạn B41 (thời chiến). Còn thời bình thì chuyển sang làm hàng dân dụng.
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 10:07:21 am »

Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  Kiss
Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 10:41:14 am »

Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  Kiss

Em cũng nghĩ cái giống này chắc chẳng đến nỗi hai tếch quá như bác Phúc nói. Quả đạn rẻ bèo như thế mà cái ngòi lại khủng quá sao được. Mà đồ Tầu bác Phúc chê kinh quá, đành rằng trông không thật sự giống, nhưng cho em hỏi nó lắp đạn Nga vào có bắn đc không, hoặc súng Nga lắp đạn Tàu bắn có được không, và đạn Tàu bắn từ bất kỳ súng nào bắn có xuyên không ạ. Nhà em thấy nó xuất khẩu rầm rầm như thế, nếu đạn không xuyên chắc không ai dám mua mất.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 03:31:06 pm »

To ChienV
Vậy hả. Thế ra là ngòi nổ áp điện. Cái tinh thể đó thì nhiều. Ngòi áp điện được áp dụng nhiều trên các vũ khí chống tăng.
Mình không hiểu Vịt đã sản xuất được đầy đủ đạn B41 chưa. Cái kiểu coi dự án nghiên cứu cũng như mâm cỗ, mỗi người nhón tí thì sản xuất máy bắn đá cũng không xong. Hiện tại một số nước được chuyển giao công nghệ B41, nhưng không hiểu có sản xuất được đầy dủ không.
Ngòi nổ có một mạch điện nhỏ, gồm một dây dẫn ở tâm đạn và lấy vỏ đạn làm một dây dẫn. Điều quan trọng nhất đối với RPG bắn đầu đạn lõm có lẽ là vấn đề điểm hỏa. Nếu điểm hỏa sớm, đạn nổ ngay trên các lưới chắn, vách chắn. Nếu điểm hỏa muộn, tầm của liều lõm không đúng.  B41 yêu cầu điểm hỏa chính xác đến phần vạn giây, khá cao.

To bác MiG.
Đồ tầu thì chính nó chế bai. Sau 1979, nó chán cái của nó quá nên mới cải tiến thành kiểu 1984, nhưng cũng chưa bao giờ hay ho cả, rùi nó sớm thay bằng kiểu 1989, cũng hàng nhái nhưng không nhái RPG-7. Thiết kế RPG-7 không những phải đạt yêu cầu chiến đấu cao mà phải rẻ. Yêu cầu chiến đấu là điều hơi khó kiếm khi nhái, bởi đây là kinh nghiệm chiến trường. B41 có độ tin cậy cao đạt được bởi hai thứ, một là đường đạn chính xác và nhiều thuận lợi để xạ thủ bắn trung, như thước ngắm. Hai là đạn có khả năng diệt mục tiêu cao. Đạn B41 có góc mở rộng, điều này làm nó không phụ thuộc nhiều vào góc chạm như M72, nhưng lại yêu cầu thời điểm điểm hỏa quá cao, 1/vạn giây. Đây là điểm khó khăn.
Vị trí, kích thước, mũ chụp... của đầu sinh điện, kích thước dây, kích thước kíp... đều được thử nghiệm kỹ. Việc thay đổi vị trí đặt dây, kích thước dây một chút là thay đổi trị số điện dung-điện cảm dẫn đến thời điểm nổ không đúng, điều này làm giảm tỷ lệ phá hủy mục tiêu khi bắn đã trúng. Việc thử nghiệm những cái này yêu cầu khá gay gắt với trình độ và trang bị của người thiết kế.

Đạn Tầu kém chính xác nên nó làm đầu đạn nhẹ hơn, đạn ngắn lại, liều phóng nhỏ đi, để giảm chiều dài đuôi đạn (chống lệch gió ngang) và tăng tốc độ đầu đạn (tăng xác suất bắn trúng). Thật ra, 1979, Tầu đạt hiệu quả trúng thấp vì một phẩn bởi súng, một phần bởi xạ thủ tồi. Hiệu quả trúng đã thấp, hiệu quả nổ cũng thấp, đây mới là bắn công sự chơi, chưa có xe tăng. Vì đạn ngắn lại nên tốc độ quay trong nòng thấp, đạn chỉ đạt độ chính xác ở tầm thấp. Đồng thời, sức xuyên cũng tồi hơn nhiều. Sức xuyên tồi hơn do đạn bé hơn và điểm hỏa tồi. Nhắc lại một chút, ta chưa dùng tăng đánh nhau ở biên giới phía Bắc đâu nhé, chỉ là công sự bán kiên cố thôi.
Còn biên giới Tây Nam Huh?? Thôi, không bàn nữa, đổ cho đầu pốt bằng trái nho là được. Chỗ này đầy đủ tăng, súng, đạn, người vân vân vân tầu, nên đổ hết cho Kiểu 69 tầu hơi oan. Tuy không đổ, nhưng nhắc lại điều kiện chiến tranh: nhiệt đới cây rậm rì, địch vô cùng nhiều Kiểu 69, ta vưỡn chưa đủ B41, tăng pháo na ná nhau, ta hơn máy bay. (Nhưng không ai lái máy bay đánh B41 hay Kiểu 69 cả).
Mình cũng không hiểu Kiểu 69 có bắn được đạn B41 không. Chí ít là có kiểu 69 nguyên thủy không bắn được một vài đạn Kiểu 69 sau này. Nhưng theo mình, có thể bắn được chăng nữa cũng không nên bắn vì liều B41 to hơn.
Đồ tầu xuất thì nhìn Iraq mà xem, phần lớn các xe tăng cháy ở đó là đồ tầu đấy. Thậm chí có những con Kiểu 69 bị đạn AP bắn.


Trang bị và dùng ở Vịt.
Tiến tình trang bị B41 có vẻ như chậm. Đến năm 1966, các sư đoàn mạnh đã có súng này, nhưng rất ít. Số lượng B41 lúc này còn thấp hơn cả số lượng ĐKZ. Đến sau năm 1970, số lượng B41 bắt đầu tăng lên, nhưng cho đến hết Kháng chiến chống Mỹ thì trong các đơn vị chính quy chủ lực Trung ương, chỉ một phần là B41, vân chủ yếu à B40. Đến năm tớ đi lính, sư đoàn 325 luyện quân vẫn còn 1/2 B40. Nhưng các sư đoàn cơ giới mạnh đã tranh bị đồng loạt B41, có vẻ như tiến trình thay thế B40 thành B41 gần ngang RPD thành RPK. Có vẻ như đến gần năm 2000 thì mới hết B40. (Cái này lại hỏi cụ Đoành rùi).
Các sư đoàn mạnh có vẻ như được thay thế vũ khí mới đồng loạt năm 1979, khi chuẩn bị phản công tầu. Nhưng trận phản công không xảy ra, lũ thân tầu thế nào mà lại nhận điều đình của chúng, để chúng rút quân. Quân tầu biết chắc chắn là ta không phản công, liền tụ tập dân chúng chăng cờ hoa vẫy chào ầm ỹ "đoàn quân chiến thắng" trở về. Vừa thoát chết về bên kia biên giới là chúng ngoạc mồm chửi ta ngay, bọn mất dậy.

Như vậy, vào năm 1979 và quá trình đánh nhau to trước sau gai đoạn này, quân ta thua kém pốt, Tầu vũ khí này. Tầu tất nhiên không thể chế tạo được B41 như ý, nhưng thời điểm này, các kiểu súng B41 bắn đạn B40 hay các kiểu Kiểu 69 chắc chắn là tốt hơn B40 phổ biến trong quân ta. Trước đây, hồi ở lính tớ cũng đã được nghe kể, các anh thường gọi là Bxx, ví như B63 gì đó, cũng có thể là B69. Các đơn vị tiền tuyến sau năm 1979 có thể được trang bị đồng loạt B41, nhưng chiến tranh cả hai biên giới 1979 thì chưa.

Quân ta sử B41 thì thôi rồi.
Ở ta, ban đầu, vào khoảng thời điểm Mỹ đổ quân vào miền nam thì súng chủ yếu vẫn là B40. Chúng ta cũng trang bị B40 như là hỏa lực tiểu đội, mỗi tiểu đội có một "trung liên cá nhân" như RPD (sau là RPK) và một phóng lựu B40.

Tác dụng như dã pháo, bắn trái phá tầm gần sát thương.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ta thiếu hẳn loại phóng lựu sát thương như "cối cá nhân M79". B40 nếu đảm nhiệm vai trò "dã pháo tiểu đội", bắn trái phá chống bộ binh gặp nhiều trở ngại: không mang được nhiều đạn và rất khó khăn khi cung cấp nhiều loại đạn ra chiến trường. Ta cũng đã tự sản xuất đạn B40 nổ phá sát thương, nhưng ít gặp. Do đó, quân ta cả chính quy và địa phương, trang bị phổ biến "dã pháo" cối cá nhân M79, vai trò này của B40 lu mờ. Sau này, B41 cũng vậy.
Tuy nhiên, trong các tình huống cần "dã pháo B41", quân ta sử cũng rất sáng tạo. Phương pháp phổ biến là ngắm bắn sao cho đạn nổ trước địch, liều nổ định hướng quét theo đất đá làm mảnh sát thương, hoặc bắn vào vách đá, thường dầy, văng ra hàng khối mảnh sát thương. Số lượng mảnh kiểu này còn chụm hơn cả mìn Claymore. Về sau, quân giới nhà ta cũng chế ra chú mìn định hướng kiểu Việt Nam. Mìn này góc chụm giống như  viên đạn súng pháo không giật chống tăng chứ không mở rộng hẳn như Claymore, nó cũng được đặt sát đất để kéo theo đất đá cùng mảnh vốn có. Mìn này có từ đánh Mỹ, đến đánh Tầu thì dùng rộng rãi, trông như viên đạn B41 (lại hỏi bác Đoành xem còn cái ảnh nào không).

Công dụng lớn nhất của B41 trong quân ta là dùng chống công sự, công sự kiên cố (như lựu pháo, howitzer) hay chống tăng (anti tank gun).
Chỉ Bazzoka và vài khẩu sơn pháo đã công phá những vòng đai lô cốt quanh Việt Bắc, quanh Đồng Bằng, ở Điện Biên... đủ thấy ba cái lô cốt lằng nhằng khiếp sợ B41 thế nào. Trước đây, quân ta dùng chủ yếu B40 và ĐKZ, chắc là loại SPG-9 Tầu hay BM-10 Liên Xô nhẹ hơn. B40 thì có nhược điểm như đã nói, dễ dàng bị chặn bởi lưới, vách đơn giản. ĐKZ thì quá nặng, súng cộng đồng, đại bác không giật mà. Hồi tớ đi lính, vưỡn còn trang bị thế này. Một tiểu đoàn có một trung độ 3-4 khẩu ĐKZ-82mm (cái này không rõ là gì, trông thì giông giống BM-10). Một trung đoàn có một đại đội ĐKZ-75mm, cái này thì chính là SPG-9. Với công sự, như đã nói, tầm bắn hiệu quả của B41 tăng lên đến 500 mét và hơn nữa. Điều này chính là điểm Liên Xô tính đến khi thiết kế B41 sau những chiến tranh Triều Tiên, Kháng chiến chống Pháp... Tầm bắn hiệu quả khi diệt công sự của B41 vượt qua tầm bắn hiệu quả của những súng bộ binh cầm tay, kể cả đại liên. Nếu chỉ tính riêng về tầm bắn thì B41 chỉ thua kém trọng liên 12,7mm và nhường ĐKZ khi đối đầu trực diện khẩu này. Nhưng lợi thế hơn của B41 so với ĐKZ là luồn sâu, đánh hiểm, ví như các góc chết, hướng phụ của công sự...Nếu so với thời đánh Pháp, mỗi đại đội mang 9 B41, một trung đoàn công đồn mang cả trăm khẩu, 200-300 đạn thì đồn tây nát bét. Chính vì vậy, trong kháng chiến chống Mỹ không thấy đồn bốt dày đặc như hồi 9 năm. Sức xuyên thì không bàn, tất cả các loại công sự nổi kiên cố nhất ở Vịt đều bị B41 làm thịt tuốt tuột. Một nhược điểm của B40 là bị chặn lại bởi các lưới đơn giản, phải nhường ĐKZ. Các lưới này đến sau những năm 1970 vắng bóng cùng chiến thuậT "thiết xa vận".
Khác với đánh Pháp, đánh Mỹ, địch không dựng đồn rải ra, mà phải tạo thành chiến tuyến như Đường 9 Quảng Trị đến Cửa Việt (hàng rào Mac). Cả phòng tuyến dài, hàng rào, vành đai trắng... rộng nhiều chục km, dài cũng hàng chục hàng trăm km. Các cứ điểm không phân tán khắp phòng tuyến mà co cụm, được một lực lượng hỏa lực khổng lồ hỗ trợ. Chúng ta biết sau chiến tranh, ngụy đứng 3 thế giới về máy bay, mà toàn máy bay ném bom. Pháo định cũng loại hàng nhiều nhất nhì ba thế giới, chưa kể Mỹ. Riêng 1972, Mỹ ném xuống hàng rào này 420 ngàn tấm bom... Khủng khiếp như vậy, nhưng ở vùng núi thì hàng rào này chưa bao giờ dựng lên được, Tây Quảng Trị, Nam Lào luôn là hậu phương của Miền Nam, công này phần lớn ở B41. Hồi đó, rừng chưa bị chặt trụi thùi lụi như bi giờ, "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Trong phim Cuộc chiến 100 ngàn ngày, đạo diễn chọn một đoạn phim tư liệu miêu tả những hiểm họa mà xe tăng Mỹ gặp, một chiếc xe tăng phải vượt qua một quãng đường rừng nhiệt đới, thậm chí, tầm nhìn rút xuống còn có một mét. Mà kể cả trong điều kiện rừng bị chặt trụi như ngày nay, hay miền đồng bằng không có rừng, thì chỉ cần những hố, mô đất, tảng đá, gốc cây, bụi lúp xúp, bờ ruộng, căn lều, tòa nhà hay lỗ cống đều có thể trở thành ổ bắn B41 hiệu quả. Ở tầm 350 mét, kính ngắm, lưới tính cho phép bắn trúng mục tiêu đường kính 1 mét khi điều kiện tốt (vòng tròn xác suất một nửa đạn rơi vào trong, đo xa sai số 20%). Khi có gió khá mạnh hay tốc độ chuyển động ngang của địch cao chẳng hạn, khả năng  trúng ở viên đạn thứ 2,3... vẫn rất cao (độ lệch chỉ 10 mét). Như vậy, với mục tiêu đứng yên 350 mét, một xạ thủ huấn luyện tốt bắn B41 chính xác vào những chỗ hiểm trên xe tăng ở tất mọi hướng. Sau Làng Vây, có lẽ quá ấn tượng PT-76 trước M72, Mỹ đã chọn thiết kế giáp trước M1 có độ nghiêng rất giống PT-76, điều này gây khó khăn kha khá cho các xạ thủ Trung Đông và Nam Á sau này khi bắn phía trước, nhưng ơn Thánh Ala, du kích không khoái lắm phòng ngự bảo vệ trận địa, bắn trực diện. Còn ở Việt Nam, giáp M48, M60 thì chỉ có cái khiên là gây kho khó cho B41 một diện tích bé tí tẹo.
Điều này cũng giải thích rõ rệt sự phá sản của Thiết Xa Vận dùng M113, xe này giáp mỏng, hỏa lực yếu xìu (mới là APC, chưa là IFV). Tầm chiến đấu của xe này là tầm súng bộ binh, nằm trong tầm bị B41 thịt. Nếu như thời Vạn Tường, quân ta phải men theo mương rãnh, đê, lũy tre... mang B40 áp sát xe địch trong tầm 150 mét, thì sau này, B41 khừ chết M113 ở tầm 500 mét, vì con xe này là một mục tiêu rất to, giáp mỏng và dựng đứng, tầm này lớn hơn tầm hiệu quả của lính bộ binh đi M113 bắn M16. M113 là xe tiểu đội, trước đây hơn phân B40, chỉ thua ĐKZ, nhưng ĐKZ lại là vũ khí tiểu đoàn, điều này giải thích sự phá sản của Thiết Xa Vận đầu những năm 1970 khi B41 phổ biến dần với vai trò "lựu pháo" và "pháo chống tăng" cấp tiểu đội.
Các chiến thuật "bám thắt lưng địch mà đánh", nâng cao tỷ lệ B41 thành "tổ săn tăng", bắn một mục tiêu từ nhiều hướng để bù sai ước lượng... đã được quân ta áp dụng rộng rãi từ đánh Mỹ. Huyphuc đã được nghe kể về một trận đánh tăng cường B41 đến cấp tổ 3 người (một tiểu đội có 3-4 khẩu, 20-30 đạn), tiêu diệt gọn cả tiểu đòan xe bọc thép và xe tăng địch. Chiến thuật phục kích nghi binh thừa kế Bazooka đánh tây. Trong phim "Cuộc chiến 10 ngàn ngày", còn đoạn phim tư liệu, đáng tiếc là không rõ B40 hay B41, bắn cháy M113 khi xe này đang lao rất nhanh. Mong mỏi mãi anh em bót lên những trận đánh hay hay cho xôm, mà các bác lười quá đấy, những trận đánh ấy nhiều vô kể.

Đánh Biên giới Bắc 1979 thì ta chưa dùng tăng. Vũ khí chống tăng chủ yếu là ĐKZ và B41. Hồi mình đi lính vẫn còn dẫy xe tầu dài đằng đẵng ở Đình Lập, mấy năm sau mới bán sắt vụn. Một nhóm xe địch xông vào được Cao Bằng, chả hiểu thế nào bị bắt sống Huh. Ở Lào Cai, có chuyện buồn cười, một tiểu đoàn chốt giữ chặn đánh cả mũi tiến quân địch, vẫn bị kiểm điểm vì hiệu quả kém (mũi tiến công này là một trong hai mũi chủ lực của địch: Lào Cai và Lạng Sơn).

Cũng không hiểu sao, hồi đánh Mỹ dài đằng đẵng nhưng Mỹ không hề nghĩ đến chuyện chống B41. Có lẽ chán quá chăng Huh?? Đức thiết kế cho Mỹ con MBT70, có nhiều giáp phụ chống B41 tốt lắm, nhưng Mỹ nó chán không dùng. Thế nên đến nay M1 vẫn cháy đều. Thực chất, mãi sau này mới có đạn B41 như PG-7VR hai tầng chống ERA, giáp rỗng, giáp hộp... Mỹ nó làm giáp hộp hồi đó thì ta cũng quá đau đầu chứ chẳng chơi. Tuy nhiên, có vẻ như người Mỹ không hiểu lắm về qua học chiến đấu của Lục Quân. Sau chiến tranh, Mỹ xuất bản cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976", nhưng chứa đựng nhiều đánh giá chủ quan sai lầm. Ngay cả ảnh chụp các tư thế bắn mẫu của lính Mỹ cũng không đúng yếu lĩnh.

Sau năm 1971 thì Mỹ ngụy chỉ co cụm, không dám tung tăng ra đánh lớn nữa. Chiến thuật Thiết Xa Vận thực ra chết nghéo từ 1969-1970. Đến Đường 9 Nam Lào, ho he lần cuôí, nhưng đây không phải là "thiết xa vận" trong bình định, mà là cuộc chiến của binh chủng hợp thành chính quy, có lẽ là chiến dịch tấn công chính quy duy nhất Mỹ ngụy tổ chức được. Thật ra, trận này là một trận nướng quân, Thiệu động viên các tướng, đánh lấy Sê-pôn vài ngày rồi về. Lấy tiếng để thầy Thiệu bên Mỹ xin được tiền viện trợ Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Kinh nghiệm chiến trường cho quân ngụy thấy, đánh vào Tây Quảng Trị là điều không thể.
Khẩu súng gọn nhẹ góp phần lớn vào việc làm chủ vùng rừng núi.

Tuy nhiên, thời diểm này cũng thể hiện một điều, M41 nói riêng và súng chống tăng không điều khiển nói chung đã có kẻ đứng trên. Với địa hình trống trải vành đai trắng, ta đã phải dùng xe tăng. Còn năm 1972, lần đầu tiên ta đã dùng đạn chống tăng có điều khiển B72. Tầm bắn của đạn này vượt trội, khả năng diệt tăng cao gấp đôi pháo 100mm, 115mm... trên xe tăng hồi đó.

Có ai biết nguồn gốc bức ảnh này không nhỉ Huh?


Đạn cháy-sát thương tầu. Iraq đây. Không biết đạn này đến đây từ bao giờ, hay là anh tầu anh ấy đi đêm với du kích Iraq.


Ha mat và súng Yasin, mộ kiểu B40, cho vào đây vì nhiều báo chí phương Tây nhầm là giống B41. Điều đáng nói, súng này được Palestin chế tạo đấy, cả súng lẫn đạn.


B41 đến nay vẫn là niềm tự hào, 30 năm sau khi rút khỏi Việt Nam, Mỹ tậu B41 cho Afgan. Tiến trình thay xe M113 bằng IFV của ngay quân chính quy Mỹ cũng rất chậm. Ở đây, đội M113 Mỹ-ngụy Afgan mang "dã pháo", "lựu pháo", "pháo chống tăng" B41.


Lính Mỹ và đồng minh, ngày đêm luyện tập.


« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2008, 09:44:26 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2008, 05:26:39 pm »

Góp ý với bác HP: ngòi B-41 liệt vào dạng "ngòi nổ áp điện" bác ạ.

Cái cục "sinh điện" của bác làm việc theo nguyên lý áp điện: áp lực lên tinh thể gây ra hiệu điện thế.

Cái tinh thể này tháo trong bật lửa của Tầu đầy ra  Kiss

Em cũng nghĩ cái giống này chắc chẳng đến nỗi hai tếch quá như bác Phúc nói. Quả đạn rẻ bèo như thế mà cái ngòi lại khủng quá sao được. Mà đồ Tầu bác Phúc chê kinh quá, đành rằng trông không thật sự giống, nhưng cho em hỏi nó lắp đạn Nga vào có bắn đc không, hoặc súng Nga lắp đạn Tàu bắn có được không, và đạn Tàu bắn từ bất kỳ súng nào bắn có xuyên không ạ. Nhà em thấy nó xuất khẩu rầm rầm như thế, nếu đạn không xuyên chắc không ai dám mua mất.

Cái này cũng phải tìm hiểu thêm mig19 ạ, đồ Nga thường đặc trưng bởi cấu tạo đơn giản nhưng nguyên lý thì phức tạp.

Đạn lõm đúng như bác HP nói, rất cần điểm chạm nổ chính xác, vì quyết định điểm nung chảy vật liệu. Với vỏ tăng, cần điểm hội tụ luồng xuyên đặt đúng vào vỏ để nung chảy điểm đầu, vật liệu điểm đầu có chảy được mới bị thổi ra và tạo 1 hốc để luồng xuyên tập trung nhiệt lượng nung chảy tiếp vật liệu tạo thành lỗ xuyên. Nếu điểm hỏa lệch, điểm hội tụ lệch thì vùng bị nung chảy lớn ra, hốc lớn, luồng xuyên không đủ năng lượng để thổi xuyên vỏ.

Cái này nôm na như cái việc cắt bằng đèn xì, điểm hội tụ của đèn xì chính là điểm phá họai mà người thợ hàn phải chỉnh, nếu không thì tốn ga và mạch cắt rộng tóac.

Với cái "đèn xì" cháy nhanh như đạn lõm, điểm đặt cực kỳ quan trọng. Và yếu tố thời gian truyền nổ cũng phải được tính kỹ: thời gian có điện áp đánh lửa, thời gian truyền nổ, độ cứng đầu đạn và độ móp của vỏ đạn trước khi phát nổ, tốc độ nổ và thời gian sóng nổ đầu tiên hội tụ.... phải chính xác. Cái này tớ nghĩ là dùng tóan lý hóa tính nát đầu, chứ chỉ dùng thực nghiệm thì rất khó cho ra sản phẩm hiệu quả (ảnh hưởng của sai số trong chế tạo). Việc copy cũng do vậy mà khó khăn hơn rất nhiều.

Nói vậy không phải đồ copy không xuyên được, nhưng khả năng xuyên thấp hơn đầu đạn "chính hãng", do vùng nung chảy lớn hơn, mạch xuyên lớn hơn chả hạn.

Mớ huyên thuyên trên chỉ áp dụng cho đạn nổ lõm xuyên giáp, còn đạn nổ phá, nổ mảnh... thì không phức tạp đến vậy  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM