Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:21:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B41, RPG-7, РПГ-7  (Đọc 294919 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:29:18 pm »

Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy độ phản khoa học của nó cao quá.
---------------------------------------------------
  Thế thì "tiêu cực" quá! Grin Chú có thể tranh luận, phản bác...cơ mà, nếu lại chiến thắng cái "phản khoa học" của chú HP thì mới tốt chứ?! Wink
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:40:34 pm »

Đây là lần cuối em post bài trong topic này vì em thấy độ phản khoa học của nó cao quá.
---------------------------------------------------
  Thế thì "tiêu cực" quá! Grin Chú có thể tranh luận, phản bác...cơ mà, nếu lại chiến thắng cái "phản khoa học" của chú HP thì mới tốt chứ?! Wink

Nhà em sửa roài, tranh luận nhiều đau đầu. Nhà em ngồi đọc sướng hơn.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #62 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 09:42:47 pm »

Hê hê hê. cái hình đó là tớ lấy ở đó và vẽ lại đấy. Hình như ở đâu đó tớ đã chú thích không phải đạn B41 mà. Đạn B41 đặc trưng bởi cái liều lõm có trạm truyền nổ chữ U cơ mà, sao lại kích nổ dưới lên.

An EFP, on the other hand, has a liner in the shape of a shallow dish, đây là nói về một loại EFP cụ thể. Tớ đã nói rồi, EFP là đạn có định hình, nó có thể hình này hình nọ, cứ gì hình lõm.
Mà tớ đã dẫn chứng về cái dạn EFP không lõm mà người ta khoanh tròn cho cậu xem rồi đấy thôi, nó là mìn phóng như cậu nói đấy, một khẩu pháo bắn đạn xuyên chỉ dùng một lần.
Về liều nổ dẹt, không phải bây giờ, mà nó đã được áp dụng như những liều nổ chống tăng đầu tiên, nó tạo thành một lớp thuốc nổ dẻo dẹt trên mặt giáp. Nhưng loại này chỉ cắn được giáp mỏng. High explosive- squash head  HESH hoặc  high explosive-plastic HEP.

Cậu thấy không, tớ phân loại là đúng đấy chứ. Ví dụ, liều nổ cỡ nửa cân như claymore mà mở như cậu sao xuyên được MBT, cũng cỡ đấy sau B40 B41 xuyên tốt. Sao mà liều lõm nào cũng giống liều lõm nào được.
Còn một loại liều siêu lõm nữa đấy. Đó là bom hạt nhân kiểu hội tụ. Thuốc nổ bố trí xung quanh hội tụ nhiên liệu hạt nhân lại đến mật độ cao, tạo phản ứng dây chuyền.
Đạn B41 cũng vậy, nó nén được một chùm mật độ cao, năng lượng cao. Cậu để 2 đầu đạn B41 đối diện nhau rồi phát nổ sao cho độ chính xác thời điểm phát nổ cỡ 1/10 vạn giây thì sẽ được một cơ cấu kích nổ nén kiểu bom hạt nhân. Thế nhưng, làm thế với hai đầu đạn xuyên góc hẹp thì không được.

Tớ có phản đối cậu pốt bài đâu.

Cậu thấy đấy, M72 về lý thuyết có khả năng xuyên giáp cao hơn B41 (370mm so với 280mm), nhưng bắn PT-76 dày 20mm không thủng. 20mm của PT-76 cùng lắm là tương đương 30mm thép cán tiêu chuẩn RHA ở góc chạm 90 độ (hay không độ theo cách đo khác). Thép cán tiêu chuẩn là thép xây dựng CT-3.

Cùng là cái xe, nhưng cái xe trượt thời nguyên thủy và cái ô tô cáu cạnh nó khác nhau chứ, tại sao MiG cứ khăng khănng tất cả các liều nổ định dạng là giống nhau. Huh?? Rồi tất cả các liều lõm là giống nhau Huh?? MiG có thấy không, B40 và B41 phổ biến uy tín vô cùng, nó đạt được phần lớn là nhờ cái liều nổ có trạm truyền chữ U ấy đấy. MiG search trên nét thì không bao giờ thấy ai nói đến điều đó, đấy là cái hay khi anh em mình tán gẫu với nhau.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:08:34 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:15:56 pm »

Hê hê hê. cái hình đó là tớ lấy ở đó và vẽ lại đấy. Hình như ở đâu đó tớ đã chú thích không phải đạn B41 mà. Đạn B41 đặc trưng bởi cái liều lõm có trạm truyền nổ chữ U cơ mà, sao lại kích nổ dưới lên.

Tớ có phản đối cậu pốt bài đâu.

Cậu thấy đấy, M72 về lý thuyết có khả năng xuyên giáp cao hơn B41 (370mm so với 280mm), nhưng bắn PT-76 dày 20mm không thủng. 20mm của PT-76 cùng lắm là tương đương 30mm thép cán tiêu chuẩn RHA ở góc chạm 90 độ (hay không độ theo cách đo khác). Thép cán tiêu chuẩn là thép xây dựng CT-3.

Cùng là cái xe, nhưng cái xe trượt thời nguyên thủy và cái ô tô cáu cạnh nó khác nhau chứ, tại sao MiG cứ khăng khănng tất cả các liều nổ định dạng là giống nhau. Huh?? Rồi tất cả các liều lõm là giống nhau Huh?? MiG có thấy không, B40 và B41 phổ biến uy tín vô cùng, nó đạt được phần lớn là nhờ cái liều nổ có trạm truyền chữ U ấy đấy. MiG search trên nét thì không bao giờ thấy ai nói đến điều đó, đấy là cái hay khi anh em mình tán gẫu với nhau.

Bác Phúc

Việc đối đầu với 1 chiếc tăng bằng RPG thì có nhiều điều để nói lắm bác ạ. Trận Làng Vây thể hiện sự yếu kém của M-72 ở nhiều khía cạnh: đạn lép nhiều quá (bắn ko ra khỏi nòng), nhiều quả đập vào giáp nghiêng văng ra, nhiều quả nổ nhưng không dừng được xe. Bỏ qua nhưng trái văng ra, đây là lỗi ngòi không chấp. Nhưng trái nổ mà không dừng được xe, đây là do đạn M-72 không xuyên hay do sự ngu dốt của người Mỹ khi dạy lính của họ có thể bắn tăng bằng M72 từ phía trước?

Chưa nói về sự kém hiểu biết về độ dày giáp trước, không ai muốn đối đầu với 1 chiếc tăng từ phía trước cả, dù được dạy ra sao, đơn giản vì nếu bạn bắn trượt, bắn không trúng chỗ hiểm thì nó sẽ giết bạn ngay vì bạn đang đứng trong miền hỏa lực mãnh liệt nhất của nó, ngay khi thấy khói súng của bạn, nó chỉ cần nhấn cò là bay hết (ai đã chơi battle field 2 là biết ngay, dù trò này bắn tăng vào chỗ nào mất "máu" cũng vậy cả nhưng chả ai thích bắn đối đầu hết). Nhưng trận này PT76 của ta chọc sâu dũng mãnh áp sát bất ngờ thì làm sao lính Mẽo làm khác được. Bây giờ cho bác 1 trái RPG-29, bác có dám đối mặt với một cái BT-5 đang xông tới không.

Và bác cũng biết là bắn thủng giáp xe, gây bất khiển dụng và phá hủy xe là những phạm trù rất khác nhau. Luồng jet xuyên phá khi chọc được giáp sẽ cuốn theo mảnh vụn giáp xe vào trong thân xe, nếu gặp đạn, xăng dầu thì mới diệt được, còn không thì giết chết tổ lái xe, nếu điểm xuyên không gặp những thứ trên thì xe vẫn chiến đấu như thường. Em từng đọc hồi ký 1 bác lái xe cứu kéo xe dính 1 trái 106mm HEAT đúng lúc vừa cúi đầu xuống, vết đạn trên trên đầu ghế lái, phá bục thùng dầu, bác ấy thóat chết trong gang tấc nhưng vẫn đem xe về như thường.

Và cách bác viết bài mang quá nặng tình cảm cá nhân, cái này làm em phiền lòng khi đọc bài của bác từ 4 năm nay. Bác luôn vậy, bài viết đầu rất chất lượng, sau đó là 1 seri phân tích theo tình cảm cá nhân làm giảm hết tất cả. Ví dụ khi bác viết về M-72, bác nói về nó như thể 1 thứ vô tích sự và PT-76 hoàn toàn miễn dịch với nó. Thực tế là LX cũng là ra 1 sêri RPG-18, 22, 26, 27 theo hướng này và M-72 vẫn hạ tốt T-54 ở giáp sườn. M-72 ít lập công diệt tăng vì lính Mẽo không phải dùng RPG hay LAW để chống tăng mà nếu gặp họ sẽ nằm xuống gọi phi pháo diệt tăng, vậy thôi. B41 hợp với cách đánh của ta, nhưng nếu mỗi người lính khác không biết dùng B41 mà có thêm 1 trái RPG-26 thì tác chiến sẽ hiệu quả hơn hẳn.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:26:23 pm »

To MiG.
Cậu nói đúng đấy. Tuy nhiên, thực tế không như game đâu, trong một trận chiến, khói lủa mù trời, âm thanh ồn ầo, không dễ gì xác định ra kẻ bắn mình đâu. Đồng thời tầm nhìn xe tăng hạn chế, thông thường, bộ binh tùng thiết phải làm nhiệm vụ diệt tên bắn súng chống tăng cầm tay.
Cậu rất đúng khi nói rằng, cầm súng chống tăng cá nhân không dễ. Tớ đã trình bầy về yêu cầu cao với con người của B41 và Pzf 44. Chương trình huấn luyện trở thành một phần của cấu tạo súng.
Cái tớ nói ở đây là, đạn ảnh hưởng nhiều bởi góc chạm và các điều kiện khác. Những diện tích trên xe M72 diệt được đã nhỏ, súng đạn tản mát làm bắn vào những chỗ nhỏ đó rất khó. Tuy nhiên, M72 có sức xuyên lý thuyết 370mm mà không bắn được giáp 30mm là quá tệ, tệ do cấu tạo đầu đạn của nó. Bài học này cho thấy rằng, thiết kế một đầu đạn HEAT không đơn giản chút nào.


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg12833#msg12833
Ở đây đã nói vè PIAT. Có thể quan sát thấy cái đầu đạn góc mơe rộng có tấm tích năng lượng của nó, tấm tích được chú thích là cone steel. Các đạn HEAT hồi Thế chiến 2 đều có cấu tạo dạng này. Nhưng do ngòi nổ không tin cậy nên chất lượng các đạn HEAT rất tồi, mà đó là tốc độ đầu đạn hồi đấy vẫn còn rất thấp. Sau chiến tranh, một thời gian dài các nước khác vẫn phát triển tiếp các súng đạn kiểu cũ như Bazooka. Người ta không chú trọng lắm các súng các nhân mà tập trung vào pát triển các đại bác không giật lớn, vì cho rằng súng cá nhân không đạt yêu cầu.
B40 là đạn đầu tiên đặt yêu cầu phát nổ đúng và trạm truyền nổ. Nguyên tắc trạm truyền B40 được B41 thùa kế. B41 phát triển cơ chế điểm hỏa, chính điều này làm cho kiểu liều lõm góc rộng trỏa nên tin cậy nhất thế giới, tạo ra sự nghiệp huy hoàng của B41. Song song với B40 và B41, các nước khác phát triển tở lại súng chống tăng cá nhân, nhưng chỉ dùng đạn góc hẹp.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:37:09 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 10:51:55 pm »

hi hi, cồng hưu chiến hết hiệp đã điểm mà các bác còn cố quại nhau thêm mấy thụi nữa Grin

@Mig19: bình tĩnh, trên web không có các chi tiết như trong sách giáo khoa của trường quân sự, đó là hiển nhiên. Đơn giản nhất, thử tìm sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm (delayed recoil, delayed blowback) xem nào? Không tìm được thì để tớ quét quyển vở học của ông già thời năm 64 cho  Roll Eyes


Khối nổ định hướng cũng vậy. Đơn giản nhất là mìn FT của ta trong 9 năm, đơn giản là 1 cục thuốc nổ, vét lõm 1 phía.
Cũng cần để ý là tùy dạng thuốc nổ, tốc độ cháy, tốc độ truyền xung nổ (phụ thuộc "độ mạnh" của thuốc nổ) mà việc hình thành luồng nổ của shaped charge có hình thành hay không! Cái này Mig chịu khó đọc lại đọan tóan lý hóa loằng ngoằng của tớ trong trang trước, thông cảm vì chưa ngồi vẽ hình minh họa được.

@bác HP: bác tổ chức lại bài viết tý, lan man nhẩy rộng quá đâm anh em khó hiểu là chuyện thường. Bác lít một lọat các dạng khối nổ shaped, rồi phân tích từng lọai thì dễ đọc hơn.

Thôi, hết hiệp 1, chờ hiệp 2 các bác nhé.
Bác Đòanh có biết ruột claymo là C mấy thì gỡ rối tơ lòng đi  Wink
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #66 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:43:46 am »

Kiểu 69 có thể được nhà ta gọi là K69 hay là B69. Nhưng không rõ lắm. B69 là tên mà xếp tớ gọi và kể lại, không biết còn tên nào nữa không.
Năm 1979, về B ta tụt hậu so với tầu và pốt. Nó đã được trang bị đồng loạt Kiểu 69. Kiểu này khong được tốt như B41, nhưng chắc là hơn B40. Năm đó ta vẫn phổ biến B40.

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2008, 01:29:54 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #67 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 09:35:00 am »

hi hi, cồng hưu chiến hết hiệp đã điểm mà các bác còn cố quại nhau thêm mấy thụi nữa Grin

@Mig19: bình tĩnh, trên web không có các chi tiết như trong sách giáo khoa của trường quân sự, đó là hiển nhiên. Đơn giản nhất, thử tìm sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm (delayed recoil, delayed blowback) xem nào? Không tìm được thì để tớ quét quyển vở học của ông già thời năm 64 cho  Roll Eyes

@Bác Phúc: 4 năm nay em luôn buồn cười với cái quan điểm của bác là thế giới ngoài người Nga toàn thằng ngu hết. Bác có nghĩ rằng nếu những lý thuyết mà bác đang rao giảng về hiệu lực kinh hoàng của vũ khí Nga nói chung và đầu đạn HEAT nói riêng của bác thì nếu một cá nhân như bác cũng có thể nói vanh vách như thế mà những cường quốc quân sự như Mỹ và Tàu với các chuyên gia quân sự có trong tay hàng nghìn mẫu đạn RPG-7, RPG-2 thu hoạch được trong tay mà họ không thấy gì hay để bắt chước hay sao. Bác thử làm một bài phân tích đầu đạn RPG-7 với đầu đạn HEAT cỡ nòng tương đương của phương Tây là Panzefaust-3 cho em xem nào (em lấy đồ Đức cho bác đỡ ghét, lôi AT-4 vào là có chuyện ngay). Bác vẫn chưa trưng đc bất kỳ tài liệu khoa học quân sự chính quy nào để chứng minh nghững gì bác nói, những hình vẽ mô tả nguyên lý truyền nổ của bác hoặc là tự sáng tác, hoặc là thêm sửa vào các hình mặt cắt có sẵn theo ý mình nên chẳng có gì thuyết phục cả.

@ Bác Chiến: Bác có gì thì cứ chia sẻ, cái em cần chính là những kiến thức như thế chứ không phải những bài phân tích theo quan điểm cá nhân với tình cảm nhồi nhét. Việt Nam ta nhiễm nặng văn hóa kiếm hiệp ba xu Tàu ghẻ là văn hóa giữ bí kíp võ công để vênh với đời.

Về "sơ đồ nguyên lý (dạng sơ đồ cơ khí) của súng tự động động lượng lùi có giữ chậm" thì bác đừng thách nhà giàu húp tương, thế giới này bây giờ phẳng lắm, nếu quyển vở học của ông già thời năm 64 đã có thì chỉ 2s cho Gú gờ thôi. Em mở ngay trang đầu tiên trong danh sách trả về của Gú gờ với từ khóa "delayed blowback" đấy.



« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2008, 09:49:18 am gửi bởi mig19farmer » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 09:47:29 am »

Bác Đòanh có biết ruột claymo là C mấy thì gỡ rối tơ lòng đi
----------------------------------------------------------------------
  Hì, các chú cứ "cãi nhau" nhưng cấm đá xoáy nhau nhá! Cãi nhau mới ra vấn đề được --> cãi nhau là tốt! Grin
  Claymo dùng C mấy thì để anh tìm tài liệu của ta đã, nhưng nguyên văn được nghe các cụ kể lại thì thuốc nổ của Claymo đúng là dạng thanh thật!   
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #69 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 10:34:30 am »

Mig19 này, sơ đồ ấy là sơ đồ giữ chậm con lăn cụ thể, chắc mượn từ khẩu G3 nổi tiếng, không thể hiện nguyên lý đâu.

Tớ nhớ là có nhiều nguyên lý giữ chậm cơ, từ ma sát, đòn bẩy, con lăn, khủyu, lò xo....Tin tớ đi, trên nét tớ cũng tìm nát ra rồi không có đâu. Chủ yếu là các sơ đồ vẽ lại từ các vũ khí đã có tiếng. Ví dụ cái của cậu đưa là roller blowback của G3, còn "how machine gun works" thì là sơ đồ giữ chậm lò xo.

Roller blowback thực về lý thuyết là kiểu giữ chậm "cải lùi" từ giữ chậm đòn bẩy, vì khóa vẫn lùi trước khi đạn khỏi nòng. Giữ chậm được nghiên cứu từ giữ chậm tuyệt đối (mở khóa khi đạn đã ra nòng) đến giữ chậm cấp thấp nhất là giữ chậm ma sát bản thân, hay blowback đơn giản (dùng ma sát vỏ đạn-vách buồng đạn để giữ chậm)

Tớ vẫn kiên trì ý kiến rằng kiến thức trên net không đủ sâu! Có thể do ảnh hưởng giáo dục kiểu LX-bao cấp, nên tớ thích moi từ gốc.

Nhưng về nguyên lý súng tự động thì lộn chuồng mất rồi, có thể ta ra 1 topic khác để nói về cái này???
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM