Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:46:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM  (Đọc 226488 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2008, 02:14:50 pm »

Các bác có biết vào thời điểm nào đơn vị đầu tiên của ta từ miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở vùng ĐBSCL không ạ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 05:26:35 pm »

Chả là tôi đang tìm hiểu thêm về trận Long Tân (18/08/1966) giữa E5/F5 + D445 và 6RAR Úc. Bọn Úc cãi nhau khá nhiều thứ về thông tin bên ta, trong đó có tay đạo diễn cái phim tài liệu gì của Úc lên wiki khăng khăng là đã sang VN phỏng vấn cựu sĩ quan chỉ huy của ta, khẳng định là có một bộ phận của "NVA 45th Regiment" tham gia. Hồ sơ gốc của tụi Úc chép 2 trong số 3 tù binh ta sau trận đánh khai đơn vị mình là E45. Theo quyển lịch sử F5 thì trước trận đánh F5 được bổ sung thêm D605 từ E Bắc Sơn về làm D3/E5 mới. Tôi đang đoán mò là E Bắc Sơn từng có phiên hiệu là E 45, khi D 605 về  E5/F5 thì chiến sĩ có thể chưa làm quen kịp với phiên hiệu mới?

Trung đoàn Bắc Sơn (không chỗ nào nhắc đến số hiệu, có thể là không có) là trung đoàn binh chủng hợp thành của QK Việt Bắc, lúc vào Nam thì được xé lẻ ra tăng cường cho nhiều nơi.

Đơn vị đầu tiên từ miền Bắc vào ĐBSCL có thể là sư đoàn f1, gốc là các e từ miền Bắc vào Tây Nguyên, và cuối 68 chuyển vào Nam Bộ. 

Em cũng đang xây dựng 1 bảng tra cứu các đơn vị từ cấp e trở lên trong KCCM. Phải nói là khá loạn óc Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2008, 08:32:09 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 08:21:35 pm »

http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=5921

Chứng tích của hoài niệm
   

Hẳn ít ai biết, tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đang có một nghĩa trang ghi công các liệt sĩ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên duy nhất tại Việt Nam. Đó là một chuyện lạ và xung quanh nghĩa trang này còn tồn tại rất nhiều những câu chuyện lạ khác, mà trong khuôn khổ trang báo, chúng tôi không có điều kiện ghi lại hết được.


Ký ức chiến công

Khu nghĩa trang Triều Tiên rộng 2ha tọa lạc trang trọng trên đồi Rừng Hoàng (thuộc xã Tân Dĩnh) là nơi an nghỉ của 14 chiến sĩ không quân CHDCND Triều Tiên hy sinh trên bầu trời Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Họ đã đến và mãi mãi ra đi vì một lý tưởng, cho một mục tiêu cao đẹp, nơi an nghỉ của họ chính là một minh chứng lịch sử tạc vào không gian và thời gian.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, không quân Việt Nam đã làm nên những kỳ tích dường như không tưởng khi nâng cấp, cải tiến những chú “én bạc Liên Xô” Mic 17, Mic 19 để thực hiện thành công các cuộc tấn công du kích trên không, hạ gục hàng loạt những máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ như F4, F111... Với nguyên bản, én bạc chỉ mang trên mình một khẩu trọng pháo 37 ly, các cán bộ kỹ thuật không quân Việt Nam đã tự mày mò rồi nâng cấp, lắp ghép thêm một khẩu trọng pháo nhằm tăng thêm hỏa lực (bó tay!). Đồng thời, chúng ta cũng đã cải tiến thêm một số chi tiết để én bạc vận động nhanh nhẹn hơn, các phi công không ngừng học hỏi và sáng tạo trong cách điều khiển, đặc biệt ở kỹ thuật quay đầu đột ngột, lúc ẩn lúc hiện, nhiều lần “chọc” F4, F111 (bó chân!) có những tính năng tiêu diệt mục tiêu ưu việt hơn hẳn phải rụng như sung khiến đế quốc Mỹ phải thốt lên kinh hãi và hận thù én bạc Việt Nam.

Ngạc nhiên với một Việt Nam vừa thoát khỏi vòng kiềm tỏa phong kiến, lâu nay vẫn gìn giữ Tổ quốc, đánh đuổi bè lũ ngoại xâm bằng đao kiếm, cung nỏ nay đã không những bắt kịp được khoa học kỹ thuật chiến tranh mà còn tự nâng lên một tầm mới không ngờ. Năm 1965, 14 chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm. Tại sân bay Kép (Hà Bắc cũ), họ đã được chúng ta truyền đạt cho những lý thuyết và kỹ thuật chiến đấu, ứng biến trong từng hoàn cảnh, lấy yếu thắng mạnh. Kỳ “thực tập”, 14 chiến sĩ được phép xuất kích với đội hình “toàn Triều Tiên” và có thể được phép nhả đạn khi cần thiết. Vì muốn nhuần nhuyễn nhanh cách đánh, vì lòng căm thù giặc Mỹ, khi phát hiện mục tiêu, họ lập tức áp sát và chiến đấu quả cảm.

Do quan niệm, đã xuất kích là phải tiêu diệt được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì không quay về nên họ đã không trang bị cho mình những phương tiện thoát hiểm. Và, chỉ trong năm 1965 và 1967, 12 chiến sĩ đã một đi không trở lại. (2 chiến sĩ còn lại hy sinh năm 1972 tại sân bay Kép trong một trận ném bom miền Bắc khốc liệt bằng B52 của đế quốc Mỹ).

Cá chép hồng và tấm lòng người Việt

Đó là câu chuyện do cựu chiến binh Dương Văn Dậu ở thôn Tân Văn, người đã mấy chục năm nay thường xuyên đến hương khói cho các liệt sĩ Triều Tiên kể lại. Đứng bần thần giữa những tấm bia tưởng niệm, ông Dậu tiếp: “Thi thể 12 chiến sĩ ấy đã được bà con ta tìm thấy và đưa về sân bay Kép. Sau đó, đích thân một vị tham tán sứ quán Triều Tiên tại nước ta đã về và xin chọn khu đồi Rừng Hoàng này, tức nghĩa trang bây giờ, làm nơi an nghỉ cho họ. Tôi không rõ lắm, nhưng có lẽ lý do để nơi này được chọn vì nó nằm thoải hướng nhìn về phía Đông Nam, về quê hương các anh. Khi chôn cất, bên cạnh mỗi chiếc áo quan còn được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen. Nhiều người thắc mắc, họ chỉ bảo, đó là phong tục của người Triều Tiên. Nhưng về sau này người ta mới biết, chuyện về những con cá chép hồng không chỉ là phong tục.”

Nhiều người già trong xã kể lại: Ngày trước, một ông già tên là Đức đã trực tiếp bán 6 con cá chép hồng cho người Triều Tiên. Khi mua, họ hỏi những con cá này bắt được ở đâu, phải là cá ở sông, con sông đó lại phải trực tiếp chảy ra biển. Ông Đức bán cho họ 3 con, họ nhờ ông tìm giúp cho 9 con nữa, nhưng tìm mãi ông chỉ mua về thêm được 3 con. Ngày ấy, gia đình ông làm nghề vạn chài quanh năm lênh đênh trên dòng sông Thương, cái nghèo cái khổ tưởng như cứ đeo đẳng mãn kiếp. Sau khi giúp họ tìm mua những con cá chép hồng, công việc chài lưới của gia đình ông bỗng dưng thuận lợi, may mắn, rồi ông có cơ hội lên bờ dựng nhà, lập nghiệp.

Đến năm 1972, khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng trút bom đạn xuống khu vực sân bay Kép như trải thảm. Nhà ông bị trúng bom tan hoang nhưng 7 thành viên trong gia đình đã may mắn thoát chết. Chuyện do một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay linh tính người phụ nữ, hoặc cũng có thể, theo như dư luận làng thôn, do một sức mạnh siêu nhiên thúc đẩy. Không hiểu sao, sáng hôm đó vợ ông lại dậy rất sớm đi luộc ốc rồi kêu cả gia đình dậy ăn, ông Đức bảo mang vào nhà, bà vợ lại một mực kéo ra ngoài vườn. Đang ăn, một chùm bom xõa cánh biến ngôi nhà thành một đống tro tàn. Thoát nạn. Sau này, các con ông cũng gia nhập “phong trào” thu gom sắt vụn, phế liệu để bán. Hàng loạt những bãi bom mìn, nơi ngày xưa phải gánh chịu những đau thương ác liệt nhất, bị đào bới tung bành. Tiền kiếm được nhiều nhưng mất mát lại quá lớn khi rất nhiều người phải bỏ mạng vì những quả bom bi, những trái mìn “ngủ quên” trong lòng đất bấy lâu nay bỗng nhiên thức giấc. May mắn lại đến với các con ông khi họ kịp “giải nghệ” trước khi tử thần vô tình chấm tên vào sổ thiên tào.

Chứng kiến những sự may mắn, hoặc có thể do trùng hợp của gia đình ông Đức, các cụ già trong làng bảo, đó là do những chiến sĩ không quân Triều Tiên phù hộ để cảm ơn ông đã giúp họ tìm những con cá chép hồng. Một cụ (chúng tôi xin không nêu tên người già) kể: “Ông Đức đã từng nói với tôi, người Triều Tiên, đặc biệt là những người lính chiến đấu nơi đất bạn như Việt Nam, có một lệ tục, nếu hy sinh sẽ được chôn cất cùng cá chép hồng bắt được ở sông để sau này linh hồn họ sẽ được những con cá đó đưa theo dòng sông ra biển nước bao la xanh thẳm để trở về quê hương.

Ông Đức đã không bắt những con cá chép ở ao hồ mà lặn lội hằng tháng trời tìm cá sông theo yêu cầu của họ. Ông bảo, đó là bản tính chân thật của người Việt khiến vong linh những người lính quả cảm kính phục. Về sau, ông Đức vẫn thường xuyên đến nghĩa trang viếng những người lính ấy, (chỉ tiếc khi viết bài này chúng tôi đã không tìm gặp được ông – PV). Cụ già kể tiếp: “Mỗi lần ông Đức về nhang khói ở nghĩa trang thì trời lại đổ mưa. Cái lạ là ông ấy không tránh mà cứ đứng lặng thinh bên những tấm bia, ai hỏi ông cũng không nói gì, nhiều lần tôi đã phải lấy áo mưa hoặc tấm nilon che cho ông ấy.

Nhiều lần ông ấy còn kể cho tôi nghe về những giấc mơ lạ ông gặp. Ông ấy mơ thấy những người lính Triều Tiên đi lại trong nghĩa trang rồi đăm chiêu nhìn về phía Tổ quốc. Họ khóc nhiều lắm, nhất là hai người lính trẻ là bạn thân sinh năm 1945 và mất năm 1967. Họ cứ tiến về nhau, nhưng lạ thay, họ không thể nào giáp mặt được mặc dù khoảng cách rất gần. Không hẳn là mê tín, vì ngoài ông ấy còn có rất nhiều người gần gũi với nghĩa trang này cũng có những giấc mơ tương tự.

Cho đến năm ngoái, khi phía nước bạn sang tiến hành thủ tục chuyển hài cốt liệt sĩ về Tổ quốc họ mới phát hiện ra một ngôi mộ trống có tên, tuổi trùng hợp với một người lính trẻ kia. Nhiều người thắc mắc, rất có thể thi thể anh ấy chỉ gần đây thôi, và cuộc tìm kiếm được tiến hành. Bao nhiêu nước mắt của những người chứng kiến đã rơi thấm xuống lòng đất khi thi thể người lính được hiện ra trong đêm vẫn nguyên vẹn như khi viên tịch. Đó là một ngôi “mộ kết” do điều kiện đất, nước đặc biệt khiến thi thể anh không thể phân rã được như bình thường”. (Xung quanh ngôi mộ kết này còn nhiều câu chuyện lạ song chúng tôi xin phép không đăng tải vì có xu hướng mê tín – PV).

Hậu sự

Ngày 25 tháng 4 là ngày Quân đội Nhân dân Triều Tiên, năm nào Đại sứ quán nước bạn tại Việt Nam cũng đến khu nghĩa trang này để đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm và dọn dẹp sạch sẽ cho những người lính đã anh dũng hy sinh. Mặc dù hài cốt của họ đã được chuyển về Tổ quốc, nhưng ngày thương binh – liệt sĩ (27-7) năm nào địa phương cùng nhân dân xung quanh nghĩa trang cũng đến thắp hương và viếng họ. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đã tiến hành tôn tạo nơi đây thành một khu di tích, tưởng niệm để nhân dân ta đời đời ghi nhận công lao của những chiến sĩ không quân quả cảm Triều Tiên, để người Triều Tiên, người Hàn Quốc và thế giới hiểu về những tình cảm, những mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Triều Tiên.

Đức Tuyền - Đức Thọ

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2008, 08:29:36 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 08:28:12 pm »

Danh sách 14 phi công BTT tử trận ở VN (theo báo Tuổi Trẻ)

1. Lim-Txun-Gơn, 15/08/1945 - 26/06/1967;
2. Uơn-Hông-Xang, 25/04/1946 - 24/09/1965;
3. Kim-Chi-Hoan, 01/05/1936 - 12/02/1968;
4. Kim-Hiêng-U, 20/12/1937 - 18/10/1967;
5. Kim-The-Un, 28/03/1938 - 03/06/1967;
6. Bac-Đông-Dun, 24/01/1939 - 01/05/1967;
7. Ly-Txang-II, 18/05/1937 - 01/05/1967;
8. Ly-Đông-Su, 04/06/1937 - 21/07/1967;
9. Kim-Quang-Uc, 22/05/1932 - 10/03/1967;
10. Lim-Dang-An, 18/12/1929 - 30/09/1967;
11. Txa-Sun-He, 15/01/1938 - 24/04/1967;
12. Ly-Đôn-In, 15/01/1938 - 21/07/1967;
13. Xin-Đal-Hô, 03/02/1938 - 16/05/1967;
14. Kim-Ươn-Hoan, 21/10/1936 - 10/04/1967.

Có một chút mâu thuẫn với bài trên:

Trích dẫn
Do quan niệm, đã xuất kích là phải tiêu diệt được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì không quay về nên họ đã không trang bị cho mình những phương tiện thoát hiểm. Và, chỉ trong năm 1965 và 1967, 12 chiến sĩ đã một đi không trở lại. (2 chiến sĩ còn lại hy sinh năm 1972 tại sân bay Kép trong một trận ném bom miền Bắc khốc liệt bằng B52 của đế quốc Mỹ).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2008, 08:30:06 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #44 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 10:07:23 pm »

lý do để nơi này được chọn vì nó nằm thoải hướng nhìn về phía Đông Nam, về quê hương các anh.( còn chỗ nào để bó nữa không hở chiangshal ? )
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #45 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 01:39:00 am »


Với nguyên bản, én bạc chỉ mang trên mình một khẩu trọng pháo 37 ly, các cán bộ kỹ thuật không quân Việt Nam đã tự mày mò rồi nâng cấp, lắp ghép thêm một khẩu trọng pháo nhằm tăng thêm hỏa lực


Cảm ơn bác. Chứng cớ rành rành về vụ lắp 105 lên MIG-17 thế là đã rõ ràng mười mươi rồi!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2008, 11:56:01 pm »

Lực lượng quân sự Mỹ tham chiến ở Việt Nam

PHẦN I - LỤC QUÂN


I. Thống kê các đơn vị chiến đấu chính của Lục quân

1. Cấp quân đoàn

1.1. Lực lượng Dã chiến I (I Field Force, Vietnam - I FFV)

Dã chiến I thành lập ngày 15/3/1966 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng II chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Nha Trang. Dã chiến I giải thể ngày 30/4/1971.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Dã chiến I:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 4
- Lữ đoàn 3, sư đoàn bộ binh 25
- Lữ đoàn 1, sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn đổ bộ đường không 173
- Liên đoàn pháo binh 41
- Liên đoàn pháo binh 52
- Lữ đoàn công binh 18


1.2. Lực lượng Dã chiến II (II Field Force, Vietnam - II FFV)

Dã chiến II thành lập ngày 15/3/1966 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng III chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Biên Hoà, Long Bình. Đây là lực lượng tác chiến lớn nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Dã chiến II giải thể ngày 2/5/1971.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Dã chiến II:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 9
- Sư đoàn bộ binh 25
- Sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn 3, sư đoàn bộ binh số 4
- Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82
- Lữ đoàn bộ binh 196
- Lữ đoàn bộ binh 199
- Lữ đoàn đổ bộ đường không 173
- Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11
- Liên đoàn pháo binh 23
- Liên đoàn pháo binh 54
- Lữ đoàn công binh 20


1.3. Quân đoàn 24 (XXIV Corps)

Quân đoàn 24 thành lập ngày 15/8/1968 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng I chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Phú Bài và sau đó chuyển về Đà Nẵng. Quân đoàn 24 giải thể ngày 30/6/1972.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Quân đoàn 24:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh 23
- Sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn 1, sư đoàn bộ binh cơ giới số 5
- Lữ đoàn bộ binh 196
- Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82
- Liên đoàn pháo binh 108
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2008, 10:40:53 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 03:36:45 pm »

2. Cấp sư đoàn

2.1. Sư đoàn kỵ binh số 1

Sư đoàn kỵ binh số 1 ("The First Team") tới VN 9/1965, là sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên của quân đội Mỹ được điều động sang VN.Từ 10/1965 đến 1/1968 sư đoàn này hoạt động trên địa bàn Vùng II chiến thuật như Tây Nguyên, Bình Định, Bình Thuận. Từ 1/1968 đến 10/1968 hoạt động trên địa bàn Vùng I chiến thuật như Huế, Thừa Thiên, Quảng Trị... Từ 10/1968 hoạt động trên địa bàn Vùng III và Vùng IV, tham gia cả các cuộc hành quân sang đất CPC. Sư đoàn này rút khỏi VN 4/1971, để lại lữ đoàn 3 hoạt động độc lập. Đến 6/1972 hoàn tất rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 9 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket, 1 đại đội trinh sát đường không.
- Không quân: 1 liên đội không quân gồm 2 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 tiểu đoàn trực thăng hỗ trợ xung kích, 1 đại đội hỗ trợ chung, 1 đại đội vận tải cánh bằng và 1 đại đội trực thăng hạng nặng.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.2. Sư đoàn bộ binh số 1

Sư đoàn bộ binh số 1 ("Big Red One") tới VN từ tháng 10/1965, hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng III chiến thuật như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long... Đến 4/1970 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần

Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 7 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 đại đội trinh sát.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân gồm 2 đại đội cơ động đường không và 1 đại đội kỵ binh không vận.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.3. Sư đoàn bộ binh số 4

Sư đoàn bộ binh số 4 ("Ivy Division") tới VN tháng 9/1966. Sư đoàn này chủ yếu hoạt động trên địa bàn Vùng II chiến thuật, một số bộ phận đi phối thuộc với các đơn vị khác hoạt động ở Vùng I và III. Tháng 6/1970 tham gia các cuộc hành quân vào đất CPC. Tháng 12/1970 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 8 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn thiết giáp (xe tăng)
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 2 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.4. Sư đoàn bộ binh số 9

Sư đoàn bộ binh số 9 ("Old Reliables") tới VN tháng 12/1966. Sư đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng III và IV. Đến 8/1969 rút khỏi VN, để lại lữ đoàn 3 hoạt động độc lập. Đến 10/1970 hoàn thành rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 5 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn bộ binh cơ động đường sông.
- Pháo binh: 3 tiểu đoàn pháo 105mm (1 tiểu đoàn cơ động đường sông), 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 đại đội quan sát.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2008, 11:57:32 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 04:01:00 pm »

2.5. Sư đoàn bộ binh 23

Sư đoàn bộ binh 23 (AMERICAL) được tổ chức tháng 9/1967 từ các lữ đoàn bộ binh nhẹ 11, 196, 198. Sư đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng I như Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Đến 11/1971 giải thể và rút quân, chuyển lại lữ đoàn 199 thành đơn vị độc lập, đến 6/1972 mới rút hết.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 11
- BCH lữ đoàn 196
- BCH lữ đoàn 198
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 11 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 3 tiểu đoàn pháo 105mm, 2 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn pháo tự hành 175mm và 203mm, 1 đại đội súng máy .50 cal.
- Không quân: 1 liên đoàn không quân gồm 2 tiểu đoàn chiến đấu và 1 tiểu đoàn cơ động đường không.
- Trinh sát: 2 đại đội kỵ binh không vận, 2 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.6. Sư đoàn bộ binh 25

Sư đoàn bộ binh 25 ("Tropic Lightning") tới VN 3/1966, hoạt động chủ yếu ở địa bàn Vùng III và tham gia hành quân sang đất CPC, một bộ phận phối thuộc cho các đơn vị khác hoạt động ở Vùng II. Đến 12/1970 rút khỏi VN, để lại lữ đoàn 2 hoạt động độc lập, đến 4/1971 hoàn thành rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 6 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn thiết giáp (xe tăng)
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.7. Sư đoàn đổ bộ đường không 101

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 ("Screaming Eagles") cử lữ đoàn 1 sang VN từ 7/1965, hoạt động ở Vùng II. Sư đoàn sang VN 11/1967, hoạt động chủ yếu ở Vùng I và III. Đến 3/1972 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 10 tiểu đoàn bộ binh cơ động đường không.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket, 1 đại đội trinh sát đường không.
- Không quân: 1 liên đội không quân gồm 2 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 tiểu đoàn cơ động đường không, 1 đại đội hỗ trợ chung, 1 đại đội trực thăng hạng nặng.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2008, 11:58:23 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2008, 08:53:59 pm »

3. Cấp trung và lữ đoàn

3.1. Lữ đoàn đổ bộ đường không 173

Lữ đoàn đổ bộ đường không 173 ("Sky Soldiers") tới VN 5/1965, hoạt động trên nhiều khu vực của Vùng II và III như Tây Nguyên, Tây Ninh, Biên Hoà, Bình Định, Bình Thuận... Đến 8/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Không quân: 1 đại đội không quân.
- Trinh sát: 1 đại đội thiết giáp (pháo chống tăng tự hành), 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.

Trong giai đoạn đầu lữ đoàn còn được phối thuộc thêm tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Australia.


3.2. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 11

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 11 tới VN 9/1967, đến 2/1969 chính thức được biên chế vào sư đoàn bộ binh 23 mới tổ chức. Lữ đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quảng Ngãi và Quảng Tín ở Vùng I. Đến 11/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh.


3.3. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 tới VN 8/1966, hoạt động ở địa bàn Vùng III. Đến 4/1967 được biên chế vào Lực lượng OREGON và chuyển tới Vùng I. Đến 2/1969 chính thức trực thuộc sư đoàn bộ binh 23. Đến 11/1971 trở lại thành đơn vị độc lập và rời VN 6/1972.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội kỵ binh không vận.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.4. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 198

Lữ đoàn bộ binh nhẹ tới VN 10/1967, biên chế vào Lực lượng OREGON và sau đó chuyển sang sư đoàn bộ binh 23, hoạt động ở Vùng I. Đến 11/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh.


3.5. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 tới VN 12/1966, hoạt động trên địa bàn Vùng III như Biên Hoà, Sài Gòn, Long Bình, Xuân Lộc... Đến 10/1970 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2008, 09:23:50 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM