Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:37:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM  (Đọc 226486 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 09:03:51 pm »

  - Trung Hoa Quốc Gia: Phái bộ cố vấn quân sự Trung Hoa Quốc Gia do một trung tướng cầm đầu viện trợ sĩ quan cố vấn chiến tranh chính trị cho VNCH. Các sĩ quan này cố vấn và trợ lực về tâm lý chiến cho mỗi vùng chiến thuật, cho trường Chiến Tranh Chính Trị tại Đà-Lạt và Cục Tâm lý chiến QLVNCH tại Saigon. Trung Hoa Quốc Gia cũng cung ứng phi hành đoàn C47 vào công tác cứu trợ dân sự khẩn cấp. Phái bộ cố vấn Trung Hoa Quốc Gia tổng cộng có 30 người.

  - Đại Hàn: Tổng số các lực lượng của Đại Hàn Dân Quốc tại VN lên tới 50.000, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về quân số. Dưới đây là thành phần quân lực Đại Hàn tại VN:

a) Các đơn vị tác chiến Đại Hàn gồm hai sư đoàn Bộ binh với một Lữ đoàn Thủy quân lục chiến tăng cường. Đệ nhị Lữ đoàn Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Đại Hàn (Lữ đoàn Thanh Long) đóng tại Vùng I. Sư đoàn 9 Đại Hàn (Sư đoàn Bạch Mã) và Sư đoàn Thủ-Đô Đại Hàn (Sư đoàn Mãnh Hổ) đóng tại vùng II.

b) Bộ chỉ huy Đệ Bách yểm trợ tiếp vận tại Nha Trang làm công tác yểm trợ cho các đơn vị tác chiến thuộc Quân lực Đại Hàn.

c) Thành phần công tác dân sự vụ chính của Quân lực Đại Hàn (hay công tác Xây Dựng Nông thôn) là Đoàn kiến tạo yểm trợ (còn biết dưới danh hiệu "Đơn vị Bồ Câu") đóng tại Dĩ An ở phía Bắc Saigon. Ngoài các hoạt động dân sự vụ tại khu vi Dĩ An, Đoàn Kiến tạo yểm trợ còn điều hành Bệnh viện Giải phẫu Quân đội lưu động tại Vũng Tàu.
 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 02:28:26 pm »

  - Tân Tây Lan: Tân Tây Lan cung ứng 2 đại đội khinh binh, một pháo đội dã chiến 105 ly, một đơn vị yểm trợ tiếp vận và một phái bộ y tế tam công. Tổng số lực lương Tân Tây Lan là 566 người.

a) Phái bộ y tế tam công đóng tại Đồng Sơn thuộc vùng II dưới quyền kiểm sóat điều hành của USAID. Nhiệm vụ của phái bộ này là viện trợ y tế cho dân chúng và giúp đỡ nhà chức trách địa phương nâng cao mức độ vệ sih công cộng.

b) Các đại đội khinh binh và pháo đội dã chiến được sát nhập từng đơn vị vào Lực lượng Đặc nhiệm Úc.

c) Đơn vị Yểm trợ Tân Tây Lan được sát nhập vào Đoàn yểm trợ tiếp vận Úc tại Vũng Tàu.

  - Phi Luật Tân: Đoàn quân y Phi tại VN (PHILCON-V) gồm có Bộ chỉ huy đặt trụ sở tại 12 Trần Quốc Toản, Saigon, gồm có:
 1, Tóan Quân y Tây Ninh.
 2, Tóan Quân y Bình Dương.
 3, Tóan Quân y Định Tường.
 4, Tóan Y tế hương thôn Hậu Nghĩa.

  - Tây Ban Nha: Một đoàn y tế Tây Ban Nha gồm 11 người hiện làm việc tại Bệnh viện Trung Ương Gò Công từ tháng 9-1966. Đoàn này cung ứng dịch vụ y tế cho Bệnh viện  Trung Ương.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2008, 02:30:45 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 05:19:32 pm »

  - Thái Lan:

a) Sĩ quan và nhân viên phi hành thuộc Không lực Hoàng gia Thái tới VN vào tháng 9-1964 với nhiệm vụ trợ giúp Không quân VN trong các cuộc hành quân bằng C47. Vào tháng 7-1966 thêm 8 sĩ quan và nhân viên phi hành gia nhập đoàn lập thành phi đội Vinh Quang. Phi đội này hiện nay xử dụng phi cơ C-123 của không lực Hoa Kỳ, đặt dưới quyền kiểm sóat của đệ Thất không lực và là một thành phần của Không đoàn Hành Quân Đặc Biệt 315, tiếp tục trợ giúp như một phần thuộc không đoàn 33 của KQVN trong các cuộc hàng quân bằn C47.
  Hải quân Hoàng Gia Thái có một chiếc LST đặt dưới quyền kiểm sóat của Ban chuyên chở Hàng hải Quân sự (MSTS) và một chiếc PGM đặt dưới quyền kiểm sóat của Hải quân Vn. Các hải hạm này hoạt động tại VN từ tháng 12-1966.

b) Thành phần Lục quân Hoàng Gia Thái lúc đầu là Trung đoàn chí nguyện Lục quân Hoàng Gia Thái hay Nữ Xà Vương. Trung đoàn khinh binh này gồm 4 đại đội vũ khí nhẹ, một chi đoàn kỵ binh thiết giáp, một chi đội đại bác 105 ly, gồm cả thảy 2.200 người. Trung đoàn này hoạt động tại VN vào tháng 9-1967 và trở về Thái Lan trong tháng 8-1968.

c) Lực lượng Chí nguyện Lục quân Hoàng Gia Thái thay thế Trung đoàn Nữ Xà Vương tại VNCH. Lực lượng này là một sư đoàn khinh binh gồm 2 Lữ đoàn, một chi đoàn kỵ binh thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly và một tiểu đoàn pháo binh 155 ly, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn truyền tin và các đơn vị yểm trợ tác chiến. Lực lượng này tới VN làm 2 đựt. Đợt đầu đến VN trong tháng 7 và 8-1968. Đợt thứ hai đến VN trong tháng 1 và 2-1969.

d) Khi đợt đầu đến VN, bộ chỉ huy phối hợp Quân lực Hoàng Gia Thái tại VN được thay thế bằng Bộ chỉ huy hỗn hợp và đại đội công vụ. Một trung đội an ninh liên lạc được phép phối hợp hoạt động với VN trong tháng 5-1969. Bộ chỉ huy phối hợp Quân lực Hoàng Gia Thái do một Trung tướng điều khiển và Lực lượng Chí nguyện Hoàng Gia Thái do một Trung tướng điều khiển. Tổng số quân lực Hoàng Gia Thái khoảng 11.800 người.

  - Hoa Kỳ: Khởi sự ủng hộ các nỗ lực của VNCH từ năm 1954 bằng cách giữ vai trò cố vấn, viện trợ kinh tế và trang cụ. Mức độ viện trợ của Hoa Kỳ tăng dần tới mức độ hiện nay. Lực lượng tác chiến chính yếu đầu tiên của Hoa Kỳ đến VN vào năm 1965.
  Ngay cả sau khi Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn 3, Tiểu đoàn 82 rút về, Hoa Kỳ vẫn có 6 Sư đoàn, 4 Lữ đoàn biệt lập và một trung đoàn kỵ binh thiết giáp tại VNCH, không kể một số lớn các đơn vị yểm trợ tiếp vận tác chiến. Các lực lượng hải, không quân vẫn còn duy trì. Sự tổ chức và liên lạc chỉ huy của Quân lực Hoa Kỳ nằm trong phần đính bản 3, 4, 5.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 08:30:51 am »

ĐẶC CÔNG


- Sư đoàn đặc công 2 gồm 7 trung đoàn : 10 (đặc công nước), 113, 115, 116, 117, 119, 429.

HẢI QUÂN

- Đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126 đặc công thủy.

Đoàn 10 rừng Sác đã được kể ở trên Sư đòan 2 rồi! Trùng rồi!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 07:42:40 pm »

- F 711 QK5 này có thể là F304 đánh trận Thựơng Đức?

Cái f711 này lai lịch cũng hơi khó hiểu. Có nguồn cho là sư đoàn độc lập, có nguồn cho là mật danh của f2 hoặc f304.
Theo tài liệu Mỹ, f711 thành lập 29/6/71 ở Bình Định, cuối năm 73 giải thể và một phần lực lượng chuyển thành lữ đoàn 52.


- Phi Luật Tân: Đoàn quân y Phi tại VN (PHILCON-V) gồm có Bộ chỉ huy đặt trụ sở tại 12 Trần Quốc Toản, Saigon, gồm có:
 1, Tóan Quân y Tây Ninh.
 2, Tóan Quân y Bình Dương.
 3, Tóan Quân y Định Tường.
 4, Tóan Y tế hương thôn Hậu Nghĩa.

Lạ thật, theo tài liệu Mỹ thì lính Phi ở VN có 1 tiểu đoàn quân báo, 1 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn công binh công trình.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2008, 07:52:35 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 08:24:24 pm »

Tài liệu của MACV về các đơn vị ta.

Theo cách phân chia của Mỹ, BV để chỉ các đơn vị thành lập ở miền Bắc rồi vào Nam, VC để chỉ các đơn vị thành lập ở miền Nam.


I. Bộ binh

Sư đoàn bộ binh 3 thành lập ngày 2-9-1965, bao gồm các trung đoàn 2, 12, và 22. Trung đoàn 2 là một trong các trung đoàn “VC gốc”. Trung đoàn 12 nguyên là trung đoàn 18 sư đoàn 325 BV được chuyển vào Nam tháng 2-1965. Trung đoàn 22 được tổ chức gồm cả binh lính người địa phương và người miền Bắc. Trong đội hình sư đoàn còn có các tiểu đoàn súng cối, súng phòng không, công binh. Sư đoàn bị giải thể sau Tết Mậu Thân 1968 và được tái lập vào tháng 6-1971, khi đó trung đoàn 21 thay thế vị trí của trung đoàn 22. Đến tháng 1-1973, trung đoàn 141 BV thay thế trung đoàn 21.

Sư đoàn bộ binh 9 thành lập ngày 2-9-1965, là sư đoàn VC đầu tiên được tổ chức ở miền Nam Việt Nam, bao gồm trung đoàn 271, 272 và một trung đoàn mới thành lập khác (các trung đoàn này còn được ghi nhận với phiên hiệu 1, 2). Sư đoàn này còn được tái biên chế sau đó, nhận thêm trung đoàn 3B (nguyên là trung đoàn 88 sư đoàn bộ binh 308 BV), trung đoàn này lại được thay thế năm 1969 bởi trung đoàn 95C sư đoàn 325C BV, hay còn được ghi nhận với phiên hiệu 3. Thời điểm tháng 3-1972, sư đoàn 9 có trung đoàn bộ binh 271 và 272 VC, trung đoàn bộ binh 95C BV, trung đoàn pháo binh 22 VC, tiểu đoàn phòng không 24 VC, tiểu đoàn trinh sát T28 VC ở Tây Ninh trừ tiểu đoàn phòng không ở Bình Long.

Sư đoàn bộ binh 2 thành lập ngày 20-10-1965 ở tỉnh Quảng Nam, gồm trung đoàn 1 VC, trung đoàn 21 BV, tiểu đoàn 70. Trung đoàn 1 là một trong những trung đoàn VC đầu tiên từ 1962, còn trung đoàn 21 là một đơn vị mới được chuyển từ Bắc vào. Năm 1966 có thêm trung đoàn 31 BV. Sư đoàn này rút sang Lào năm 1970 và chiến đấu ở đó đến tháng 3-1971, nhận thêm trung đoàn 141 BV thay thế vị trí trung đoàn 21. Tháng 3-1972, sư đoàn 2 được ghi nhận ở sư đoàn bộ ở Quảng Tín, trung đoàn 1 và 31, tiểu đoàn đặc công 10 BV, tiểu đoàn pháo binh 12 BV, tiểu đoàn công binh GK40 BV ở Quảng Tín và trung đoàn 21 ở Quảng Nam. Mùa xuân năm 1972, sư đoàn 2 có mặt ở Tây Nguyên, nhận thêm trung đoàn 52 sư đoàn 320. Sau khi tái tổ chức giữa năm 1973, trong đội hình sư đoàn có trung đoàn 31, 38, 141. Cuối năm 1974, sư đoàn được tăng cường thêm trung đoàn bộ binh 36 BV và trung đoàn pháo binh 368.

Sư đoàn bộ binh 1 thành lập ngày 10-12-1965 với trung đoàn 33, 66 và 320 (các trung đoàn này đều được đưa vào Nam trước đó và bố trí ở Tây Nguyên trong đội hình sư đoàn 325. Trung đoàn 33 sau đó tách ra thành một đơn vị độc lập và sư đoàn được tăng cường trung đoàn 88, đơn vị cũng đã rời đi cuối năm 1967. Có lẽ sư đoàn này đã được tái lập trước tháng 12-1972.

Sư đoàn bộ binh 5 thành lập ngày 23-11-1965 ở khu vực Bà Rịa với trung đoàn 4 và 5. Sư đoàn này chủ yếu tác chiến với quy mô trung đoàn tới năm 1971. Tháng 3-1972, sư đoàn bộ và trung đoàn 275 VC bố trí ở Phước Long, trung đoàn 174 BV ở Tây Ninh và trung đoàn 6 VC ở Bình Long. Những đơn vị khác của sư đoàn như tiểu đoàn pháo binh 22 BV, tiểu đoàn phóng không 24 BV, tiểu đoàn trinh sát 27 VC và tiểu đoàn đặc công 28 VC đều ở Bình Long.

Sư đoàn bộ binh 7 thành lập ngày 13-6-1966 ở khu vực Phước Long, gồm trung đoàn 16 (nguyên là trung đoàn 101 sư đoàn bộ binh 325 BV), trung đoàn 141 và 209 (sư đoàn bộ binh 312 BV). Trung đoàn 16 nhanh chóng được thay thế bằng trung đoàn 52 (sư đoàn bộ binh 320 BV). Thời điểm tháng 3-1972, đội hình sư đoàn có các trung đoàn bộ binh 141, 165, 209 BV, cùng tiểu đoàn pháo binh K22, tiểu đoàn phòng không 24, tiểu đoàn công binh 28 và tiểu đoàn trinh sát đặc công 95, bố trí ở Tây Ninh.

Sư đoàn bộ binh 10 thành lập ngày 20-9-1972 ở mặt trận Tây Nguyên, gồm trung đoàn 28, 66 và 95B. Trung đoàn 24 được phối thuộc vào sư đoàn mùa xuân 1973 và trung đoàn 95B được chuyển sang sư đoàn 320 muà xuân 1975.

Sư đoàn bộ binh 711 thành lập ngày 29-6-1971 ở tỉnh Bình Định. Sư đoàn giải thể cuối năm 1973, lực lượng của sư đoàn được chuyển sang xây dựng thành lữ đoàn bộ binh 52. 

Sư đoàn bộ binh 325 bắt đầu chuyển quân vào Nam tháng 10-1964 với các trung đoàn 33, 95 và 101. Sư đoàn tác chiến ở Tây Nguyên với các trung đoàn 33, 101, 320 (trung đoàn 18 tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên). Sư đoàn giải thể cuối năm 1965, các đơn vị được tổ chức trong đội hình sư đoàn bộ binh 1 VC hoặc trở thành các đơn vị độc lập.

Sư đoàn bộ binh 304 gồm trung đoàn 9, 24 và 66 vào Nam tháng 8-1965. Trung đoàn 9 chiến đấu ở Lào và trung đoàn 66 trong đội hình sư đoàn bộ binh 1 VC. Sư đoàn quay trở lại miền Bắc tháng 6-1968, nhưng chiến đấu ở Lào mùa xuân 1971 và ở phía bắc Nam Việt Nam từ năm 1971.

Sư đoàn bộ binh 308 đã tổ chức 1 trong 3 tiểu đoàn sau này trở thành trung đoàn 320 năm 1964. Trung đoàn 88 của sư đoàn vào Nam năm 1966 và các đơn vị còn lại tháng 9-1967 (trung đoàn 36, 88, 102).

Sư đoàn bộ binh 312 gửi 1 tiểu đoàn vào Nam màu xuân năm 1963 và 1 tiểu đoàn khác năm 1964. Trung đoàn 141 và 209 của sư đoàn này tăng cường cho mặt trận B2 năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn bộ binh 7 VC. Sư đoàn vào nam tháng 9-1967, sau Tết Mậu Thân được xây dựng lại ở miền Bắc với trung đoàn 141, 165 và 209. Sư đoàn chiến đấu ở Lào từ 1969-1971. Các trung đoàn của sư đoàn phối thuộc chiến đấu với các sư đoàn khác năm 1972, sau đó trở lại miền Bắc. Mùa xuân 1975 sư đoàn lại được đưa vào Nam.

Sư đoàn bộ binh 316 (trung đoàn 98, 174 và 176) chuyển trung đoàn 174 vào Tây Nguyên năm 1967, nhưng sư đoàn tác chiến chủ yếu ở Lào. Sư đoàn cũng đã tác chiến ở Tây Nguyên xuân 1975.

Sư đoàn bộ binh 320 chuyển 1 tiểu đoàn súng cối vào Nam tháng 8-1965, sau đó là trung đoàn 64 tháng 2-1966 và trung đoàn 52 cũng trong năm đó. Bộ phận còn lại của sư đoàn vào tháng 9-1967, trở về miền Bắc tháng 10-1968 (Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến ghi nhận có mặt sư đoàn này ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, với trung đoàn 48, 52, 64). Sư đoàn vào Nam tháng 10-1970, chiến đấu ở Lào năm 1971, trở lại Bắc nhưng sau đó xuất hiện ở Tây Nguyên tháng 1-1972.

Sư đoàn bộ binh 320B gồm trung đoàn 48B và 64B, tác chiến trong cuộc tiến công năm 1972, sau đó trở về miền Bắc tháng 9-1973.

Sư đoàn bộ binh 325B vào Nam mùa xuân 1966 với trung đoàn 95B, 101B. Trung đoàn 101B sáp nhập với trung đoàn 101C. Sau đó, đội hình sư đoàn có trung đoàn 33, 24, 95B, tác chiến như những đơn vị độc lập sau này. Sư đoàn giải thể cuối năm 1966.

Sư đoàn bộ binh 324 tổ chức tháng 6-1965 và vào Nam cuối năm 1966 với trung đoàn 3.

Sư đoàn bộ binh 325C gồm trung đoàn 18C, 95C và 101C vào Nam cuối năm 1966. Sau Tết Mậu Thân, các trung đoàn ở lại trong khi sư đoàn bộ rút về Bắc để tổ chức sư đoàn 325D.

Sư đoàn bộ binh 304B vào Nam và chiến đấu ở khu phi quân sự đầu năm 1968 với trung đoàn 9B, 24B, 66B. Tháng 3-1972, đội hình sư đoàn có trung đoàn 9, 24B, 66B và tiểu đoàn đặc công 20, tác chiến ở Quảng Trị.

Sư đoàn bộ binh 325D gồm trung đoàn 18D và 95D được tổ chức năm 1967, làm nhiệm vụ huấn luyện và dự bị. Tuy nhiên trung đoàn 18D đã chiến đấu ở Lào và trung đoàn 95D ở đường 9 đầu năm 1969. Sư đoàn đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến công 1972, khi đó sư đoàn bỏ chữ D trong phiên hiệu và chính thức trở thành sư đoàn bộ binh 325.

Sư đoàn bộ binh 324B xuất hiện ở Vùng 1 chiến thuật tháng 3-1972. Tại thời điểm đó, sư đoàn bộ và trung đoàn 812 ở Quảng Trị, trung đoàn 29 và 803 ở Thừa Thiên.

Sư đoàn bộ binh 4 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974, từ các trung đoàn độc lập D1, 18B và 95A. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 6 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các trung đoàn độc lập 24, DT1 và 207. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 8 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các trung đoàn độc lập Z15 và Z18. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 303 thành lập ngày 19-8-1974 (còn được biết với phiên hiệu sư đoàn 3), với các trung đoàn bộ binh 201, 205 và 271 VC cùng trung đoàn pháo binh 262 BV.

Sư đoàn bộ binh 341 được tái lập năm 1972 và vào Nam tháng 1-1975.


Các Quân đoàn chủ lực xuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc chiến :

Quân đoàn 2 thành lập ngày 17-5-1974 ở mặt trận Trị Thiên, gồm các sư đoàn bộ binh 304, 324, 325; sư đoàn phòng không 367; lữ đoàn xe tăng 203; lữ đoàn pháo binh 164; lữ đoàn công binh 219. Sau khi Vùng 1 chiến thuật sụp đổ năm 1975, quân đoàn này tiến công dọc theo bờ biển.

Quân đoàn 4 thành lập ngày 20-7-1974, gồm các sư đoàn bộ binh 5, 7, 9; trung đoàn pháo binh 24; trung đoàn phòng không 71; trung đoàn công binh 25; trung đoàn đặc công 429. Quân đoàn này tấn công Sài Gòn từ hướng tây bắc, chuyển sư đoàn 5 đi và được phối thuộc sư đoàn 341. Quân đoàn này dựa trên cơ sở Đoàn 301, thành lập ngày 18-3-1971 gồm sư đoàn bộ binh 5, 7, 9 và trung đoàn pháo binh 28 để chống lại cuộc tấn công vào Cambodia của quân đội VNCH.

Quân đoàn 3 thành lập ngày 26-3-1975 dựa trên sở chỉ huy và lực lượng mặt trận Tây Nguyên, gồm sư đoàn bộ binh 10, 316, 320; trung đoàn pháo binh 40 và 675; trung đoàn phòng không 234 và 593; trung đoàn xe tăng 273; trung đoàn công binh 7. Quân đoàn này tấn công Sài Gòn từ hướng tây.

Quân đoàn 1 thành lập ngày 24-10-1973 gồm sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B; sư đoàn phòng không 367; lữ đoàn pháo binh 45; lữ đoàn xe tăng 202; lữ đoàn công binh 299. Quân đoàn vào Nam cuối tháng 3-1975 để tham dự cuộc tấn công vào Sài Gòn.
 
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 08:24:46 pm »

Các trung đoàn bộ binh :

Trung đoàn 1 VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào Sư đoàn 2 20/10/1965. Tháng 3/1972 nằm trong biên chế Sư đoàn 2 [các tiểu đoàn 40, 60, 90 VC], Quảng Tín. Biến mất vào khoảng giữa 1973.

Trung đoàn 2VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào Sư đoàn 3 2/9/1965 [Sư đoàn 3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Không thấy nêu trong danh sách vào tháng 3/1972.   

Trung đoàn 2 BV Trong đội hình Sư đoàn 3 tháng 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3; tiểu đoàn đặc công 4, tiểu đoàn pháo binh 5], Bình Định.

Trung đoàn 3 VC Có mặt ở QK5 từ 1962 [nhưng biến mất vào năm 1965 ?]

Trung đoàn 3 VC Trung đoàn cơ sở thành lập Sư đoàn 9 2/9/1965. Trung đoàn sau đó tách khỏi Sư đoàn 9. Xuất hiện ở nam vùng 1tháng 1/1969. Biên chế vào Sư đoàn 711 29/6/1971 và có lẽ giải thể cuối 1973.

Trung đoàn 3 BV Bộ phận của Sư đoàn 324 năm 1966. Trung đoàn 3 có lẽ được tổ chức lại từ trung đoàn 95C khoảng sau tháng 12/1971, bộ phận còn lại biên chế vào Sư đoàn 9.

Trung đoàn 3B BV Thành lập (trước 1969) nhờ tổ chức lại trung đoàn 88/Sư đoàn 308 và biên chế vào Sư đoàn 9. Tách khỏi Sư đoàn 9 năm 1969, lấy lại phiên hiệu và biên chế cũ.

Trung đoàn 4 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế Sư đoàn 5. Tách khỏi Sư đoàn 5 trước tháng 12/1972.

Trung đoàn 4 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [tiểu đoàn bộ binh K4B VC và K4C BV]. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là trung đoàn 4 VC cũ].
 
Trung đoàn 5 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế Sư đoàn 5. Tách khỏi Sư đoàn 5 trước tháng 12/1972.

Trung đoàn 5 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [tiểu đoàn bộ binh 804, 810 BV, tiểu đoàn đặc công Chi Thua II VC, tiểu đoàn súng không giật 32 BV], Thừa Thiên. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là trung đoàn 5 VC cũ].

Trung đoàn 6 BV Xuất hiện ở QK Trị Thiên tháng 1/1969 và 12/1972, cũng như tháng 3/1972 [ tiểu đoàn bộ binh 800, 802, 806 BV, tiểu đoàn đặc công 12 BV, tiểu đoàn súng không giật 35 BV], Thừa Thiên..

Trung đoàn 6 VC thành lập tháng 3/1970 [trung đoàn bộ 4/1970, tiểu đoàn 8 3/1970, tiểu đoàn 7 và 9 4/1970]; một bộ phận của Sư đoàn 5 vào tháng 3/1972, Bình Long.

Trung đoàn 9 BV Một bộ phận của Sư đoàn 304 điều sang Lào tháng 8/1965; quay trở lại đội hình sư đoàn tháng 1/1968 (có thể sớm hơn).

Trung đoàn 9B BV Bộ phận thuộc Sư đoàn 304B. Tuy nhiên tháng 3/1972 Sư đoàn 304B có trung đoàn 9 BV [tiểu đoàn 1, 2, 3] thay vì 9B, Quảng Trị.

Trung đoàn 10 VC Được tổ chức mùa thu 1965 ở QK5. Không có thông t  thêm.

Trung đoàn 12 VC Tổ chức từ trung đoàn 18 BV/Sư đoàn 312 (vào nam tháng 9/1965); biên chế trong Sư đoàn 3 2/9/1965 [Sư đoàn 3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Trong đội hình Sư đoàn 3 tháng 3/1972 [ tiểu đoàn 4, 5, 6], Bình Định.

Trung đoàn 16 BV Thành lập 13/6/1966 từ trung đoàn 101 và biên chế trong Sư đoàn 7. Tách ra một thời gian ngắn sau đó..

Trung đoàn 18 BV bộ phận của Sư đoàn 312 vào nam tháng 2/1965 và đổi phiên hiệu là Trung đoàn 12 VC.

Trung đoàn 18B BV Có mặt ở QK3 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 4 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn 18C BV Bộ phận của Sư đoàn 325C và vào nam trong đội hình sư đoàn cuối 1966; trở thành đơn vị độc lập sau Tết 1968.

Trung đoàn 18D BV Bộ phận của Sư đoàn 325D; sang Lào năm 1969 và sau đó trở lại đơn vị.

Trung đoàn 21 BV Vào nam 20/10/1965 và biên chế trong Sư đoàn 2. Tách khỏi Sư đoàn 2 3/1971. Biên chế vào Sư đoàn 3 6/1971. Tuy nhiên thấy xuất hiện trong đội hình Sư đoàn 2 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Quảng Ngãi. Tách khỏi Sư đoàn 3 6/1973.

Trung đoàn 22 VC Thành lập ngày 2/9/1965 trong đội hình Sư đoàn 3. (Các trung đoàn của Sư đoàn 3 phân tán sau Tết 1968 cho tới khi tái lập 6/1971). Rời Sư đoàn 3 6/1971.

Trung đoàn 24 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn tháng 8/1965. Hoạt động với Sư đoàn 325B 1966. Thuộc mặt trận B-3 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Pleiku. Đơn vị độc lập 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 10 xuân 1973. Có thể đã chuyển sang Sư đoàn 6.

Trung đoàn 24B BV Tháng 3/1972 là một bộ phận của Sư đoàn 304B [tiểu đoàn 4, 5, 6], Quảng Trị.

Trung đoàn 27 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969. Thuộc mặt trận B5 Mặt trận 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Trị.

Trung đoàn 27B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 28 BV Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn K1, K2, K3], Kontum. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972.

Trung đoàn 29 BV Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 7, 8, 9]. Thừa Thiên.

Trung đoàn 31 BV Biên chế trong Sư đoàn 2 1966. Không xuất hiện năm 1972 (Thuộc mặt trận B5 tháng 3 và 12/1972), nhưng chắc chắn xuất hiện lại 1973. 3/1972, thuộc Sư đoàn 2 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Tín. Tuy nhiên, 1 Trung đoàn 31 BV cũng xuất hiện ở Mặt trận B5 [tiểu đoàn bộ binh 15, 27 BV, đại đội đặc công 11, 12 BV, đại đội bộ binh C9 và C10 VC], Quảng Trị.

Trung đoàn 33 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964, nhưng tách ra 1965. Biên chế trong Sư đoàn 1 10/12/1965. Sau đó tách ra thành đơn vị độc lập. Hoạt động với Sư đoàn 325B d1966. 3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [ tiểu đoàn K1 K2, K3], Phước Tuy trung đoàn bộ và và K3), Long Khánh (K1), Bình Tuy (K2). Thuộc QK 7 12/1972.

Trung đoàn 36 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam độc lập 1966; quay lại sư đoàn cuối 1967. Biên chế trong Sư đoàn 2 cuối 1974.

Trung đoàn 38 BV Xuất hiện ở nam vùng 11/1969. Biên chế trong Sư đoàn 711 29/6/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [tiểu đoàn 7, 8, 9], Quảng Nam. Biên chế trong Sư đoàn 2 giữa 1973.

Trung đoàn 48 BV Bộ phận của Sư đoàn 320, vào nam cùng sư đoàn 9/1967.

Trung đoàn 48B BV Bộ phận của Sư đoàn 320B.

Trung đoàn 52 BV Bộ phận của Sư đoàn 320 vào nam 1966 (sau tháng 2). Biên chế trong Sư đoàn 7, 1966. Cũng xuất hiện trong đội hình Sư đoàn 320 1/1969. Biên chế trong Sư đoàn 2 xuân 1972. Tách ra giữa 1973 và trở thành lữ đoàn.

Trung đoàn 52B BV Bộ phận của Sư đoàn 320 3/1972, chỉ có trung đoàn bộ xuất hiện ở nam VN, Quảng Trị.

Trung đoàn 52? BV Bộ phận của Sư đoàn 1 12/1972.

Trung đoàn 64 BV Bộ phận của Sư đoàn 320, vào nam 2/1966. Trở lại 9/1967.

Trung đoàn 64B BV Bộ phận của Sư đoàn 320B.

Trung đoàn 66 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn 8/1965. Biên chế trong Sư đoàn 1 10 12/1965. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn 7, 8, 9], Cambodia/Kontum. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972. Có thể thuộc mặt trận B3.

Trung đoàn 66B BV 3/1972 là bộ phận của Sư đoàn 304B [tiểu đoàn 7, 8, 9], Quảng Trị.

Trung đoàn 84 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969.

Trung đoàn 86 BV Thuộc QK2 12/1972.

Trung đoàn 88 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam không rõ thời điểm. Biên chế trong Sư đoàn 1, không rõ thời điểm; tách ra 9/1967 và trở lại Sư đoàn 308. Đổi phiên hiệu là Trung đoàn 3B, không rõ thời điểm (trước 1969); 1969 lấy lại phiên hiệu cũ và trở về Sư đoàn 308. 3/1972 thuộc QK 2 [tiểu đoàn bộ binh K7, K8, K9, tiểu đoàn đặc công K10], Bình Tường trung đoàn bộ, K1 và K2), Kiến Tường (K9), Kiến Phong (K10).

Trung đoàn 95 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964. Tách ra cuối 1965. Cũng được mang tên Trung đoàn 95A 3/1972, thuộc QK 3 [tiểu đoàn bộ binh Z7, Z8, Z9, tiểu đoàn đặc công Z3], Kiên Giang trung đoàn bộ và Z3), An Xuyên (Z7 Z8, và Z9). Thuộc QK3 12/1972. Biên chế trong Sư đoàn 4 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn 95B BV Bộ phận của Sư đoàn 325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Trở thành đơn vị độc lập vào cuối năm. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn K1 K63, K394], Pleiku. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972. Chuyển sang Sư đoàn 320 xuân 1975.

Trung đoàn 95C BV Bộ phận của Sư đoàn 325C và vào nam cùng sư đoàn cuối 1966; đơn vị độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong Sư đoàn 9 1969. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6 ], Tây Ninh. Có thể đổi phiên hiệu là Trung đoàn 3 sau 12/1972.

Trung đoàn 95D BV Bộ phận của Sư đoàn 325D, vào Đường 9  đầu 1969 và sau đó trở lại sư đoàn.

Trung đoàn 98 BV Bộ phận của Sư đoàn 316.

Trung đoàn 101 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964. An  đơn vị độc lập sau cuối 1965. Thuộc phân khu 1 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Bình Long (trung đoàn bộ), Bình Dương (1), Hậu Nghĩa (2), Tây Ninh (3).

Trung đoàn 101B BV Bộ phận của Sư đoàn 325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Sau đó sáp nhập với Trung đoàn 101C.

Trung đoàn 101C BV Thành lập là 1 bộ phận của Sư đoàn 325C, có thể vào nam độc lập và sáp nhập với Trung đoàn 101B, có lẽ nhập vào Sư đoàn 325B cho đến khi giải thể cuối 1966.

Trung đoàn 101D BV Có thể hoạt động trong Sư đoàn 325D, nhưng vào nam trong Sư đoàn 325C cuối 1966. Trở thành trung đoàn độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong Sư đoàn 1 12/1972.

Trung đoàn 102 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam cùng sư đoàn 9/1967.

Trung đoàn 126 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969.

Trung đoàn 138 BV Xuất hiện ở mặt trận B5, bắc vùng 1, 1/1969.

Trung đoàn 141 BV Bộ phận của Sư đoàn 312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong Sư đoàn 7 13/6/1966. Biên chế trong Sư đoàn 2 3/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Nam, trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 141 BV Bộ phận của Sư đoàn 7  3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Tây Ninh.

Trung đoàn 165 BV Bộ phận của Sư đoàn 312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong Sư đoàn 7 13/6/1966. Thuộc Sư đoàn 7 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 174 BV Bộ phận của Sư đoàn 316 và vào Tây Nguyên 1967. Thuộc Sư đoàn 5 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Tây Ninh. Có thể trở lại sư đoàn xuân 1975.

Trung đoàn 188 BV 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn bộ binh Z4, Z5 và Z6, tiểu đoàn đặc công T20], Kiên Giang.

Trung đoàn 201 VC Biên chế trong Sư đoàn 303 khi sư đoàn thành lập 19/8/1974.

Trung đoàn 205 BV Bộ phận của Sư đoàn 5 12/1972. Chuyển sang Sư đoàn 303 19/8/1974.

Trung đoàn 207 BV Biên chế trong Sư đoàn 6  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.

Trung đoàn 209 BV Bộ phận của Sư đoàn 312, vào nam cùng sư đoàn 9/1967. Biên chế trong Sư đoàn 7 đầu 1972, 3/1972 [tiểu đoàn K4, K5, K6 ], Tây Ninh. Trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 246 BV 3/1972 Thuộc mặt trận B5 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Quảng Trị. Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 270 BV Xuất hiện ở bắc vùng 1 1/1969. Biên chế trong Sư đoàn 711 29/6/1971.Tuy nhiên, 3/1972 thuộc Mặt trận B5 [tiểu đoàn 4, 5 và 6 , cộng với tiểu đoàn phòng không 6 BV], Quảng Trị. Tách khỏi Sư đoàn 711và có lẽ giải thể cuối 1973.

Trung đoàn 270B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 271 VC Thành lập đầu 8/1961. Biên chế trong Sư đoàn 9 2/9/1965. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Có lẽ là đơn vị độc lập khoảng 12/1972. Chuyển sang Sư đoàn 303 19/8/1974.

Trung đoàn 272 VC Thành lập 8/1961. Biên chế trong Sư đoàn 9 2/9/1965. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Tây Ninh.

Trung đoàn 274 VC   3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Long Khánh (1 và 2), Biên Hoà (trung đoàn bộ và 3). Thuộc QK7 12/1972.

Trung đoàn 275 VC Bộ phận của Sư đoàn 5 3/1972 [tiểu đoàn 1 và 3 ], Phước Long.

Trung đoàn 320 BV Thành lập 1964 từ 3 tiểu đoàn  (1 từ Sư đoàn 308) và vào nam. Biên chế trong Sư đoàn 1 10/12/1965.

Trung đoàn 401 BV Xuất hiện ở Sư đoàn 3 1/1969.

Trung đoàn 803 BV Bộ phận của Sư đoàn 324B. Xuất hiện ở  QK Trị-Thiên  1/1969. Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Thừa Thiên.

Trung đoàn 812 BV Bộ phận của Sư đoàn 324B. Cũng xuất hiện ở Mặt trận 7 bắc vùng 1 1/1969. Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6 ], Quảng Trị.

Trung đoàn D1 VC Thành lập 7/1967 (trung đoàn bộ 3/1968). 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn 303 và 309 ], Chương Thiện. Thuộc QK3  2/1972. Biên chế trong Sư đoàn 4   1973 hoặc 1974.

Trung đoàn D2 VC Thành lập 8/1968 (trung đoàn bộ 6/1968). 3/1972 thuộc QK3 [tiểu đoàn bộ binh Z7, Z8, Z9, tiểu đoàn đặc công Z10], Kiên Giang (trung đoàn bộ, Z9 và Z10 ), An Xuyên (Z7 Bn), Chương Thiện (Z8 Bn). Thuộc QK3  12/1972.

Trung đoàn D3 VC Không rõ thời điểm thành lập. 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn 306 và 312 ], Vĩnh Bình (trung đoàn bộ và 306), Vĩnh Long (312). Thuộc QK 3   12/1972.

Trung đoàn DT1 VC Thành lập 3/1964. Thuộc QK2  3/1972 [tiểu đoàn bộ binh 261A và 261B, tiểu đoàn đặc công 269B], Định Tường. Biên chế trong Sư đoàn 6 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn E6 BV Bộ phận của Sư đoàn 5 12/1972.

Trung đoàn Z15 BV Biên chế trong Sư đoàn 8  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.

Trung đoàn Z18 BV Biên chế trong Sư đoàn 8  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2008, 03:46:12 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 08:27:28 pm »

II. Phòng không và không quân

Trung đoàn không quân 921 thành lập tháng 8-1964 và trung đoàn không quân 923 thành lập một năm sau đó. Năm 1964 BV chưa có không quân, và những máy bay tiêm kích MiG-15, MiG-17 xuất trận tháng 8-1964 là từ Trung Quốc. Cuối tháng 6-1965, BV có khoảng 70 MiG-15, MiG-17. Những chiếc MiG-21 đầu tiên được chuyển tới tháng 12-1965. Ngoài ra còn có 8 máy bay ném bom IL-28. Cuối năm 1966, lực lượng không quân BV có khoảng 70 máy bay tiêm kích với 15 MiG-21 (29 máy bay mất trong không chiến với Mỹ, nên viện trợ chỉ đủ bù lại số bị tổn thất). Năm 1967, BV mất 75 máy bay trong không chiến và 15 chiếc bị tiêu diệt trên mặt đất. Với những bổ sung, khoảng 20 máy bay đã được đưa sang Trung Quốc để huấn luyện và tổ chức lại. Sư đoàn không quân 371 thành lập ngày 24-3-1967 với 2 trung đoàn tiêm kích 921 và 923. Đầu năm 1968, lực lượng tiêm kích ở trong nước có khoảng 25 chiếc. Cuối tháng 10-1968, 8 chiếc IL-28 được tổ chức thành đơn vị trực chiến.

Hai trung đoàn không quân khác được thành lập sau đó : 925 vào tháng 2-1969 và 927 vào tháng 2-1972. Tất cả đều nằm trong đội hình sư đoàn không quân 371.

Lực lượng phòng không với 6 trung đoàn pháo cao xạ và 2 trung đoàn radar năm 1963 đã phát triển nhanh chóng. Năm 1964, BV có khoảng 700 súng phòng không các loại và 20 radar cảnh giới. Lực lượng phòng không được tổ chức ở các điểm dân cư hay căn cứ quân sự, đảm nhiệm từ cao độ 20.000 feet trở xuống. Đơn vị SAM đầu tiên được tổ chức tháng 4-1965 và tác chiến lần đầu tháng 7-1965. Chúng được bố trí đầu tiên ở khu vực Hà Nội, sau đó là Hải Phòng, khu vực LOC (?) phía nam Thanh Hoá. Cuối năm đó, ước tính có khoảng 60 bệ phóng. Ngoài ra là một lực lượng pháo cao xạ hùng hậu (ví dụ, tháng 2-1965 có 2.100 súng phòng không).

Đến tháng 6-1966, lực lượng phòng không đã được tổ chức thành các sư đoàn :

Sư đoàn phòng không 361
thành lập ngày 19-5-1965 làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội.

Sư đoàn phòng không 363 thành lập tháng 6-1966 làm nhiệm vụ bảo vệ Hải Phòng.

Sư đoàn phòng không 365 thành lập tháng 6-1966.

Sư đoàn phòng không 367 thành lập tháng 6-1966, là một đơn vị cơ động tác chiến ở Quân khu 4 (gồm 4 trung đoàn pháo cao xạ và 1 trung đoàn tên lửa đất đối không).

Sư đoàn phòng không 369 thành lập tháng 6-1966.

Cuối năm 1966, đã có khoảng 150 bệ phóng SAM ở miền B. Số dàn radar đã phát triển lên 100, gồm radar cảnh giới, radar dẫn đường cho không quân, radar dẫn bắn cho pháo cao xạ. 100 bệ phóng khác được phát hiện cuối năm 1967. Tất cả lực lượng được tổ chức thành 25 tiểu đoàn SAM.

Hai sư đoàn khác được thành lập :

Sư đoàn phòng không 368 thành lập năm 1968 ở Quân khu 4.

Sư đoàn phòng không 377 thành lập năm 1968 ở Quân khu 4, với 3 trung đoàn rút từ các đơn vị khác.

Đến tháng 4-1968, BV có khoảng 8.000 súng phòng không chủ yếu là súng máy hoặc pháo cao xạ hạng nhẹ, nhưng cũng có cả pháo cao xạ 100mm (được triển khai tháng 7-1965). Ngoài ra còn có hơn 350 dàn radar và 300 dàn phóng SAM.


III. Xe tăng

Lữ đoàn xe tăng 202 lần đầu tác chiến ở Lào với tiểu đoàn 367. Lữ đoàn đã tham gia chiến đấu trong cuộc tiến công 1972 và cuộc tổng tiến công 1975.

Lữ đoàn xe tăng 203 cũng được ghi nhận là đã tác chiến ở Lào năm 1971 với tiểu đoàn 198 và 297. Lữ đoàn cũng đã tham gia cuộc tổng tiến công 1975.


IV. Pháo binh

Sư đoàn pháo binh 69 VC được ghi nhận ở Vùng 3 chiến thuật, thành lập tháng 8-1962. Tháng 3-1972, sư đoàn có trung đoàn pháo binh 96 BV (bao gồm 1 tiểu đoàn VC) và trung đoàn pháo phản lực 208B BV. Cả hai trung đoàn này xâm nhập Vùng 3 chiến thuật năm 1971. Trong đội hình sư đoàn còn có 1 tiểu đoàn phòng không VC (thành lập 1964) và 1 tiểu đoàn súng cối VC (thành lập tháng 10-1965). Các đơn vị khác được bố trí ở Bình Long và Tây Ninh.

Trung đoàn pháo binh 38 BV tháng 3-1972 thuộc mặt trận B5, với các tiểu đoàn pháo 1, 2, 3 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo binh 40 BV tháng 3-1972 thuộc mặt trận B3, gồm các tiểu đoàn pháo K11, K16, K33, K44 và tiểu đoàn cao xạ K30 ở Kon Tum.

Trung đoàn pháo phản lực 68B BV có mặt ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, nhưng không được ghi nhận tháng 3-1972.

Trung đoàn pháo phản lực 74 BV có mặt ở Đặc khu Bà Rịa tháng 3-1972. Gồm tiểu đoàn 1 và 3 ở Biên Hoà và tiểu đoàn 2 ở Long Khánh.

Trung đoàn pháo phản lực 84 BV thuộc mặt trận B5 tháng 3-1972. Gồm các tiểu đoàn 1, 2, 3, 4 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo binh 96 BV tháng 3-1972 là một bộ phận của sư đoàn pháo binh 69 VC, với trung đoàn bộ và tiểu đoàn K4 ở Tây Ninh và tiểu đoàn K3, K5 ở Bình Long.

Trung đoàn pháo binh 164 BV thuộc mặt trận B5 tháng 3-1972, gồm tiểu đoàn 1, 2, 3 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo phản lực 208B BV là một bộ phận của sư đoàn pháo binh 69 VC tháng 3-1972, gồm tiểu đoàn 1, 2, 22 ở Tây Ninh.

Trung đoàn pháo binh 262 BV trở thành một bộ phận của sư đoàn bộ binh 303 mới thành lập năm 1974.

Trung đoàn pháo phản lực 368B BV ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, không được ghi nhận tháng 3-1972.
 


Tính đến tháng 1-1973, theo tài liệu của VNCH, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam Việt Nam có :

- Vùng 1 chiến thuật : 7 sư đoàn và 6 trung đoàn bộ binh; 1 sư đoàn và 12 trung đoàn phòng không; 6 trung đoàn pháo binh; 2 trung đoàn xe tăng; 3 trung đoàn đặc công.

- Vùng 2 chiến thuật : 3 sư đoàn và 5 trung đoàn bộ binh; 2 trung đoàn pháo binh; 1 trung đoàn xe tăng; 1 trung đoàn đặc công.

- Vùng 3 chiến thuật : 2 sư đoàn và 8 trung đoàn bộ binh; 1 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo binh; 1 sư đoàn và 2 trung đoàn đặc công; 1 trung đoàn xe tăng.

- Vùng 4 chiến thuật : 2 sư đoàn và 11 trung đoàn bộ binh.


Các đơn vị khác được ghi nhận còn có lữ đoàn xe tăng M26, sư đoàn pháo binh 75, sư đoàn phòng không 377, sư đoàn công binh 5 và sư đoàn đặc công 27.

Lực lượng pháo binh có khoảng 430 khẩu pháo 122mm và 130mm. Thiết giáp các loại có 655 xe (gồm cả xe bọc thép chở quân và xe xích kéo pháo). Trong tổng số vũ khí trên bao gồm cả pháo lựu D-20 152mm và pháo chống tăng T-12 100mm.

Theo nguồn thông tin này, BV đã tổ chức hơn 20 trung đoàn phòng không sau khi ngừng bắn.

Các đơn vị đặc công trực thuộc mặt trận B2, tính đến năm 1975 có 12 trung đoàn và đơn vị tương đương, và 36 tiểu đoàn độc lập.


----------------------------
Có vẻ họ lấy mốc để nghiên cứu là Mậu Thân 1968, 3/1972 và 4/1975.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2008, 11:08:29 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 01:52:31 am »

Các bác bên quân lực cho tôi hỏi vài phát.

1.
Trích dẫn
Trung đoàn 24 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn tháng 8/1965. Hoạt động với Sư đoàn 325B 1966. Thuộc mặt trận B-3 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Pleiku. Đơn vị độc lập 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 10 xuân 1973. Có thể đã chuyển sang Sư đoàn 6.

E24 này có phải là E24/F304 đánh trận Làng Vây không? Trên mạng có một số bài viết nói E24 đánh Đắc Tô - Tân Cảnh cuối năm 1967 và E24 đánh Kon Tum Mậu Thân đợt 1. Chắc cùng một lúc không tham gia được cả Làng Vây và Kon Tum?

2. E271 QGP (Q.761, TĐ Bình Giã) có phải thành lập từ E271 chủ lực từ Bắc vào không? Mà chính xác từ khi nào EQ761 được đổi phiên hiệu thành E271? Sau này E271 nhập vào F9 năm 1965, sau đó theo tài liệu MACV của bác chiangshan thì sang F303, giai đọan sau lại thấy nhiều chỗ ghi là thuộc F5?

3. E273 có phải thành lập cùng thời điểm với F9 không? Từ những đơn vị nào? Sau này thì "quá trình công tác" thế nào? F9 đến năm 72 hình như không còn E273 nữa.

Tài liệu ta có ghi chép tổng kết gì về trận E271 đụng độ và tiêu diệt 2 đại đội (thiếu) thuộc TĐ 2/28 của Sư 1 Mỹ Anh Cả Đỏ ngày 17/10/1967 không? Vụ này bọn PBS Mỹ dựng thành cả phim tài liệu:

http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Ong_Thanh

http://www.pbs.org/wgbh/amex/twodays/index.html
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2008, 07:20:20 pm »

Hiện em không có tài liệu trong tay nên chỉ trả lời được bác altus thế này thôi:

1/ Đấy là 2 e khác nhau. f304 đi B năm 65, vào chiến trường thì thành các e độc lập (trong đó có e66 - Ia đrăng, nói đến đây hẳn bác altus nhớ ra ngay), đó là e24 Đắc Tô, Kon Tum.... Ở miền Bắc f304 được tái lập, trong đó có e24 đánh Làng Vây. 
Nói chung các đơn vị của ta đã vào sâu hơn Trị - Thiên thì khi chuyển địa bàn đa số là xuôi vào Nam chứ ít khi ngược ra Bắc.

2/ e271/f303 cuối năm 71 mới vào B2, là e độc lập, khi f3 Phước Long (f303) thành lập thì nằm trong f3. Còn 1 e271 khác là anh em sinh đôi với nó thì (hình như) đi B sớm hơn.

3/ Các e của f9 mang phiên hiệu e1, e2, e3. Số hiệu 271/272/273 hình như là do Mỹ đặt.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM