Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:49:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM  (Đọc 226503 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 11:38:12 am »

LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI HOA KỲ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM
(xem chi tiết hơn tại đây)


LỤC QUÂN


- Lực lượng Dã chiến I (I.FFV - I Field Force Vietnam), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, các sư đoàn bộ binh số 4 và 25, sư đoàn không vận số 101, lữ đoàn không vận số 173, đơn vị pháo binh số 41 và 52.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 11-1965 đến 4-1971.

- Lực lượng Dã chiến II (II.FFV - II Field Force Vietnam), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, các sư đoàn bộ binh số 1, 4, 9, 25, sư đoàn không vận số 101, các lữ đoàn bộ binh số 196 và 199, lữ đoàn không vận số 173, lữ đoàn dù số 3 thuộc sư đoàn không vận số 82, đơn vị pháo binh số 23 và 54.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 3-1966 đến 5-1971.

- Quân đoàn 24 (XXIV Corps), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, sư đoàn bộ binh số 23, sư đoàn không vận số 101, đơn vị pháo binh số 108 và nhiều đơn vị độc lập khác.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 2-1968 đến 6-1971.

- Lực lượng đặc biệt.

Các đơn vị của Lục quân :

- Sư đoàn kị binh [không vận] số 1 First Team (9/65 - 6/72).
- Sư đoàn bộ binh số 1 Big Red One (10/65 - 4/70).
- Sư đoàn bộ binh số 4 Ivy Division (9/66 - 12/70).
- Sư đoàn bộ binh số 9 Old Reliables (12/66 - 10/70).
- Sư đoàn bộ binh số 23 Americal (9/67 - 11/71).
- Sư đoàn bộ binh số 25 Tropic Lighting (12/65 - 4/71).
- Sư đoàn không vận số 101 Screaming Eagles (7/65 - 3/72).
- Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 Red Diamon (2/68 - 8/71).

- Lữ đoàn dù số 173 Sky Soldier (5/65 - 8/71).
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 11 (12/67 - 10/71) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 196 (8/66 - 6/72) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 198 (10/67 - 11/71) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 199 Redcatcher (12/66 - 10/70).
- Lữ đoàn không vận số 3 (sư đoàn không vận số 82 All American) (2-68 - 12/69).

- Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11 Black Horse (8/66 - 3/71).
- Lữ đoàn không quân [trực thăng] số 1 (5/66 - 3/73).
- Đơn vị pháo binh số 23 Steel On Target gồm 13 tiểu đoàn pháo (10/65 - 1/72).
- Đơn vị pháo binh số 41 gồm 10 tiểu đoàn pháo (4/67 - 10/69).
- Đơn vị pháo binh số 52 Big Guns Are Ready gồm 9 tiểu đoàn pháo (6/66 - 6/71).
- Đơn vị pháo binh số 54 Lanyards of Liberty gồm 7 tiểu đoàn pháo (10/66 - 11/69).
- Đơn vị pháo binh số 108 Deeds Above Words gồm 7 tiểu đoàn pháo (10/67 – 11/71).
- Đơn vị pháo binh phòng không số 97 Always On Top gồm 2 tiểu đoàn tên lửa đất đối không Hawk (9/65 - 10/68).

- Lữ đoàn công binh số 18 (8/65 - 7/72).
- Lữ đoàn công binh số 20 (3/66 - 4/72).
- Lữ đoàn quân cảnh số 18 (9/66 - 3/73).
- Trung đoàn đặc nhiệm đường không số 5 (lính Mũ Nồi Xanh - Green Beret).

Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, lục quân Mỹ đạt quân số 363.000 người. Trang bị gồm có :

- Pháo binh : 84 tiểu đoàn với khoảng 1.500 khẩu pháo các loại (chủ yếu là pháo 105mm, 155mm trở lên).

- Xe tăng thiết giáp : 24 tiểu đoàn với khoảng 2.900 xe tăng, xe bọc thép các loại.


HẢI QUÂN VÀ THỦY QUÂN LỤC CHIẾN


- Hạm đội 7 Thái Bình Dương (7th Fleet). Trong chiến đấu cũng từng được tăng cường thêm một số tàu chiến của Hạm đội 5.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 1964-1973.

- Bộ tư lệnh lực lượng thuỷ quân lục chiến số 3 (III. MAF - III Marine Amphibious Force) gồm sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đổ bộ, không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 5-1965 đến 3-1970.

- Lực lượng cơ động đường sông.

Các đơn vị chiến đấu của Hải quân và Thủy quân lục chiến :

- Hạm đội 7.
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 The Old Breed (8/65 - 4/71).
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 Fighting Third (3/65 - 11/69).

Các đơn vị chiến đấu của hải quân đường sông :

- Lực lượng đặc nhiệm 115 (Task Force 115).
- Lực lượng đặc nhiệm 116 (Task Force 116).
- Lực lượng đặc nhiệm 117 (Task Force 117).

Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, hải quân Mỹ đạt quân số 36.000 người và lính thủy đánh bộ 81.800 người, lực lượng phòng vệ bờ biển 400 người. Trang bị khoảng 267 tàu hải quân các loại.

Lực lượng tác chiến của Hạm đội 7 Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu sân bay, 15-30 tàu chiến gồm tàu chống ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm. Riêng trong chiến dịch Linebecker-2 tháng 12-1972 có 6 tàu sân bay tham gia.


KHÔNG QUÂN


- Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Strategic Air Command) (65-73).

- Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air command) (62-73).

- Bộ Tư lệnh Vận tải hàng không quân sự (MAC - Military Airlift Command).

- Tập đoàn quân Không quân số 7 (7th Air Force) gồm các không đoàn tiêm kích và tiêm kích bom số 3, số 12, 35, 366, 31, 37; sư đoàn không quân 834 vận tải chiến thuật, 1 không đoàn trinh sát, 2 không đoàn tác chiến đặc biệt và một số đơn vị yểm trợ.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 4-1966 đến 1-1973.

- Sư đoàn không quân số 2 [2].

- Sư đoàn không quân số 315.

- Sư đoàn không quân số 83.

- Sư đoàn không quân vận tải số 834 [2].


Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, Không quân Mỹ đạt quân số 61.400 người.
Trang bị : 4.050 máy bay trong đó có 768 máy bay chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng.

Riêng chiến dịch tập kích đường không Linebecker-2 tháng 12-1972 đã huy động 193 máy bay ném bom chiến lược B-52 và 1.077 máy bay tiêm kích, cường kích chiến thuật.


Mỹ đã huy động vào thời điểm cao nhất 68% lục quân, 40% hải quân, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 45 % pháo binh. Có 3.525.000 lượt quân đã sang tham chiến tại Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, Mỹ đã động viên 8 sư đoàn, 2 lữ đoàn hậu bị, đồng thời huy động 5.000.000 lao động sản xuất cho quốc phòng phục vụ cuộc chiến tranh này.


[1] : Các đơn vị này sau đó nhập vào sư đoàn bộ binh số 23.

[2] : Các đơn vị này nhập vào Tập đoàn không quân số 7.


« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2009, 11:15:46 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 11:44:06 am »

LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH CỦA MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM
(xem chi tiết hơn tại đây)


HÀN QUỐC

- Sư đoàn Thủ đô (sư đoàn Mãnh Hổ) (9/65 - 3/73).

- Sư đoàn bộ binh số 9 (sư đoàn Bạch Mã) (9/66 - 3/73).

- Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 2 (lữ đoàn Thanh Long) (10/65 - 2/72).

- Đơn vị Chim Bồ Câu.

- Một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng hỗ trợ (thiết giáp, công binh, pháo binh, quân cảnh…).

Tổng quân số lúc cao nhất : 50.000 người.


THÁI LAN

Lực lượng trên chiến trường Việt Nam gồm :

- Sư đoàn bộ binh Hắc Báo (7/68 - 12/72).

- Trung đoàn tình nguyện Hổ Mang (9/67 - 8/68).

- Một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng hỗ trợ.

Tổng quân số : 13.000 người.

Lực lượng trên chiến trường Lào thường xuyên có khoảng 10-20 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng.


AUSTRALIA


- Trung đoàn bộ binh Hoàng Gia (5/65 - 12/72).

- 1 tàu khu trục và 1 biên đội máy bay.

- Một số đơn vị binh chủng hỗ trợ.

Tổng quân số : 7.000 người.


PHILLIPINES

Có 1 tiểu đoàn quân báo, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh và bộ phận quân y (9/66 - 12/69).
Tổng quân số : 2.000 người.


NEW ZEALAND

Có 2 đại đội bộ binh và 1 đại đội pháo binh (7/65 - 12/71).
Tổng quân số : 600 người.


ĐÀI LOAN

Có 29 cố vấn quân sự. Một số trực tiếp chiến đấu với đặc công nước của QĐNDVN hoặc tham gia các chiến dịch biệt kích đường biển của VNCH vào miền Bắc Việt Nam.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2009, 11:17:26 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 11:52:58 am »

Khối các nước xã hội chủ nghĩa


CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA


Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt. Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5 công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3 từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân, quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với tổng số khoảng 170.000 lượt người.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng 12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng 07/1967 đến tháng 03/1968)... Tổng cộng có 16 lượt chi đội với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam, với khoảng 150.000 lượt người. Các đơn vị này bao gồm:

Tại mặt trận phía tây:
- Chi đội 6.
- Chi đội 61.
- Chi đội 67.
- Chi đội 164.
- Chi đội 165.
- Chi đội 166.

Tại mặt trận phía đông:
- Chi đội 19.
- Chi đội 31.
- Chi đội 32.
- Chi đội 34.
- Chi đội 35.
- Chi đội 37.
- Chi đội 62.
- Chi đội 63.
- Chi đội 163.
- Chi đội 168.
- Chi đội 170.

Từ tháng 02/1969, toàn bộ các đơn vị CHND Trung Hoa gồm 7 trung đoàn công binh làm đường sắt, 2 trung đoàn công binh sửa chữa đường bộ, 4 chi đoàn cao xạ và một số đơn vị công binh không quân với quân số 114.563 người lần lượt được tổ chức rút về nước và đến tháng 09/1969 hoàn thành rút quân khỏi Việt Nam.

Trong thời gian ở Việt Nam, các đơn vị CHND Trung Hoa bị tổn thất 771 người chết và 1.675 người bị thương.


LIÊN BANG CHXHCN XÔ VIẾT



Từ 1960 đến 1975, Liên bang CHXHCN Xô Viết đưa khoảng 6.500 lượt tướng lĩnh, sĩ quan và 4.500 lượt hạ sĩ quan, binh sĩ sang làm nhiệm vụ tại Việt Nam. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã trực tiếp tham chiến trong các đơn vị tên lửa đất đối không của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1966. Tổn thất ở Việt Nam là 13 người chết (4 không trong chiến đấu).

Tại chiến trường Lào, từ 1960 đến 1963, đoàn không quân vận tải Liên Xô gồm 20 máy bay vận tải Li-2, 14 máy bay vận tải IL-14, 10 trực thăng Mi-1 và Mi-4 tham gia phối hợp với Không quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ chi viện cho bộ đội Việt Nam và Lào. Trong thời gian hoạt động có 1 máy bay IL-14 bị bắn rơi làm 6 quân nhân Liên Xô chết.


CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN


Từ năm 1966 đến 1969, CHNDND Triều Tiên cử sang Việt Nam 384 chuyên gia quân sự (trong đó có 96 phi công và nhân viên kỹ thuật không quân) và 35 chuyên gia về địch vận, phát thanh. Từ cuối 1966 đến 1967, các phi công và nhân viên kỹ thuật không quân CHNDND Triều Tiên dưới danh nghĩa các đại đội chuyên gia lần lượt được sang Việt Nam và tổ chức thành 2 đại đội MiG-17 và 1 đại đội MiG-21 do Việt Nam trang bị. Các đơn vị này sau đó được tổ chức chung thành đoàn bay Z, đóng căn cứ tại sân bay Kép và được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, tổn thất của CHDCND Triều Tiên là 14 phi công chết (trong đó 2 không trong chiến đấu).


CÁC QUỐC GIA KHÁC

Các quốc gia khác thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Cuba và một số nước Đông Âu cũng cử chuyên gia quân sự sang Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2009, 10:27:34 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 12:01:20 pm »

LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1975
(xem chi tiết hơn tại đây)


BỘ BINH

Có 23 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 24 trung đoàn và trên 100 tiểu đoàn bộ binh, được tổ chức thành 5 quân đoàn chủ lực và một số đơn vị độc lập :

Quân đoàn 1 - binh đoàn Quyết Thắng gồm :

- Sư đoàn bộ binh 308 Quân Tiên Phong : trung đoàn bộ binh 36, 88, 102 và trung đoàn pháo binh 58 [1].
- Sư đoàn bộ binh 312 Chiến Thắng : trung đoàn bộ binh 141, 165, 209 và trung đoàn pháo binh 186.
- Sư đoàn bộ binh 320B Đồng Bằng : trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và trung đoàn pháo binh 54.
- Lữ đoàn bộ binh cơ giới 202.
- Lữ đoàn pháo binh 45 Tất Thắng.
- Sư đoàn phòng không 367.
- Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin 240.


Quân đoàn 2 - binh đoàn Hương Giang gồm :

- Sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng QK5 : trung đoàn bộ binh 12, 14, 141 và trung đoàn pháo binh 68 [2].
- Sư đoàn bộ binh 304 Vinh Quang : trung đoàn bộ binh 9, 24, 66 và trung đoàn pháo binh 68.
- Sư đoàn bộ binh 324 Ngự Bình : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 178 [3].
- Sư đoàn bộ binh 325 : trung đoàn bộ binh 18, 46, 101 và trung đoàn pháo binh 84.
- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 203.
- Lữ đoàn pháo binh 164.
- Sư đoàn phòng không 673.
- Lữ đoàn công binh 219, trung đoàn thông tin 463.


Quân đoàn 3 - binh đoàn Tây Nguyên [4] gồm :

- Sư đoàn bộ binh 10 : trung đoàn bộ binh 24, 28, 66 và trung đoàn pháo binh 4.
- Sư đoàn bộ binh 316 : trung đoàn bộ binh 148, 149, 174 và trung đoàn pháo binh 187.
- Sư đoàn 320A Đồng Bằng : trung đoàn bộ binh 9, 48, 64 và trung đoàn pháo binh 54.
- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 273.
- Lữ đoàn pháo binh 40.
- Trung đoàn pháo binh 675.
- Trung đoàn đặc công 198.
- Trung đoàn phòng không 232.
- Trung đoàn phòng không 234.
- Trung đoàn phòng không 593.
- Lữ đoàn công binh 7, trung đoàn thông tin 29.


Quân đoàn 4 - binh đoàn Cửu Long [5] gồm :

- Sư đoàn bộ binh 6 QK7 : trung đoàn bộ binh 4, 33.
- Sư đoàn bộ binh 7 : trung đoàn bộ binh 12, 14, 209 và trung đoàn pháo binh 210.
- Sư đoàn bộ binh 341 Sông Lam : trung đoàn bộ binh 266, 270, 273 và trung đoàn pháo binh 55.
- Đoàn xe tăng thiết giáp 26.
- Trung đoàn đặc công 429.
- Lữ đoàn pháo binh 24.
- Lữ đoàn phòng không 71.
- Trung đoàn công binh 25, trung đoàn thông tin 26.


Đoàn 232 là đơn vị lâm thời, tương đương quân đoàn, gồm :

- Sư đoàn bộ binh 3 Phước Long B2 : trung đoàn bộ binh 201, 205, 271 và trung đoàn pháo binh 262.
- Sư đoàn bộ binh 5 QK8 : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 42.
- Sư đoàn bộ binh 9 QĐ4 : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 28.
- 4 trung đoàn bộ binh độc lập.
- 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn phòng không.
- 2 tiểu đoàn xe tăng.


Đoàn 559 - binh đoàn Trường Sơn là 1 đơn vị đặc biệt, có quy mô tương đương cấp quân khu, tổ chức gồm :

- Sư đoàn bộ binh 968.
- Sư đoàn công binh 470.
- Sư đoàn công binh 472.
- Sư đoàn công binh 473.
- Sư đoàn công binh 565.
- Sư đoàn ô tô vận tải 471.
- Sư đoàn ô tô vận tải 571.
- Sư đoàn phòng không 377.
- Các đơn vị trực thuộc gồm : 7 tiểu đoàn pháo binh, 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện an dưỡng, 4 đoàn Thanh niên xung phong, một số phi đội trực thăng, máy bay tiêm kích.


Các đơn vị bộ binh chủ lực độc lập :

- Sư đoàn bộ binh 2 QK5 : trung đoàn bộ binh 1, 31, 38 và trung đoàn pháo binh 368.
- Sư đoàn bộ binh 4 QK9 : trung đoàn bộ binh 2, 10, 20 và 1 trung đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 8 QK8 : trung đoàn bộ binh 15, 18 và 1 trung đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 968 Đoàn 559 : trung đoàn bộ binh 19, 29 và 1 tiểu đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 711 QK5.
- Sư đoàn bộ binh 338 dự bị trên miền Bắc : trung đoàn bộ binh 3, 28, 102 và 1 tiểu đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 350 dự bị trên miền Bắc.
- Lữ đoàn bộ binh 52 QK5 gồm 4 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh[6].

Bộ đội địa phương trên chiến trường miền Nam có 21 trung đoàn bộ binh, khoảng 100 tiểu đoàn bộ binh cùng hàng trăm đại đội, trung đội độc lập.


XE TĂNG THIẾT GIÁP

Tổng cộng có 9 trung đoàn, lữ đoàn và đơn vị tương đương cùng. Trong đó có 4 lữ/trung đoàn và đơn vị tương đương của các quân đoàn chủ lực và 5 trung/lữ đoàn trực thuộc binh chủng và quân khu :

- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 201 trực thuộc binh chủng.

- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 215 trực thuộc binh chủng.

- Trung đoàn xe tăng huấn luyện 207 trực thuộc binh chủng.

- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 206 QK4.

- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 574 QK5.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2009, 11:20:39 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 12:03:51 pm »

KHÔNG QUÂN

Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) có 4 trung đoàn tiêm kích, 1 tiểu đoàn cường kích, 1 lữ đoàn vận tải và 1 trung đoàn huấn luyện [7].

- Sư đoàn không quân 371 Thăng Long gồm :
+ Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ trang bị máy bay tiêm kích MiG-21.
+ Trung đoàn tiêm kích 923 Yên Thế trang bị máy bay tiêm kích MiG-17.
+ Trung đoàn tiêm kích 925 trang bị máy bay tiêm kích J-6 (MiG-19 do Trung Quốc sản xuất).
+ Trung đoàn tiêm kích 927 Lam Sơn trang bị máy bay tiêm kích MiG-21.
+ Tiểu đoàn cường kích 929 trang bị máy bay ném bom chiến thuật IL-28.

- Lữ đoàn vận tải 919 gồm :
+ Một tiểu đoàn trang bị máy bay vận tải An-2, An-3, An-24.
+ Một tiểu đoàn trang bị máy bay vận tải IL-14, IL-18, Li-2.
+ Một tiểu đoàn trang bị trực thăng Mi-4, Mi-6, Mi-8.
Một số máy bay An-2 và IL-14 của lữ đoàn 919 được cải tiến để mang bom và rocket.

- Trung đoàn huấn luyện 910 trang bị máy bay tiêm kích huấn luyện MiG-15, MiG-17, MiG-21UM.


PHÒNG KHÔNG

Ngoài các sư đoàn phòng không thuộc các đơn vị bộ binh, các đơn vị phòng không độc lập gồm 4 sư đoàn [8] và nhiều trung đoàn phòng không của quân khu, tỉnh :

- Sư đoàn phòng không 361 Hà Nội.

- Sư đoàn phòng không 363 Hải Phòng.

- Sư đoàn phòng không 365 Bắc Thái.

- Sư đoàn phòng không 375.


PHÁO BINH

Binh chủng Pháo binh có 7 lữ đoàn, 28 trung đoàn, 38 tiểu đoàn, 104 đại đội, 14 trung đội, 52 khẩu đội.
Trong đó :

Pháo binh của bộ đội chủ lực có 7 lữ đoàn, 28 trung đoàn, 17 tiểu đoàn, 6 đại đội. Ngoài các đơn vị pháo binh thuộc bộ binh là các đơn vị pháo binh độc lập thuộc binh chủng, quân khu gồm :

- Trực thuộc binh chủng có các lữ đoàn pháo binh 38, 204, 368 và các trung đoàn pháo binh 154, 166, 208.

- Trực thuộc các quân khu có :
+ Trung đoàn pháo binh 6 thuộc Quân khu 9.
+ Trung đoàn pháo binh 16 thuộc Quân khu Trị-Thiên.
+ Trung đoàn pháo binh 572 và 576 Quân khu 5.
+ 3 tiểu đoàn pháo binh thuộc Quân khu 8.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh thuộc Quân khu 6.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập trực thuộc B3.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập quân tình nguyện ở Lào.
+ Đoàn 559 : 7 tiểu đoàn pháo binh.

Ngoài ra lữ đoàn bộ binh 52 QK5 có 2 tiểu đoàn pháo binh, cùng 6 đại đội pháo binh độc lập thuộc các trung đoàn quân tình nguyện ở Lào.

Pháo binh của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ có 21 tiểu đoàn, 98 đại đội, 14 trung đội, 52 khẩu đội.


ĐẶC CÔNG

Lực lượng đặc công được tổ chức rải khắp các chiến trường, các cấp, riêng trực thuộc binh chủng có 4 tiểu đoàn cơ động, thuộc mặt trận B1, B2, B3, B4 có 8 trung/lữ đoàn và 11 tiểu đoàn đặc công. Tổng lực lượng trên chiến trường miền Nam là 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 5 trung đoàn, 36 tiểu đoàn, 121 đại đội và hàng trăm phân đội nhỏ hơn :

- Sư đoàn đặc công 2 gồm 7 trung đoàn : 10 (đặc công nước), 113, 115, 116, 117, 119, 429.

- Lữ đoàn đặc công biệt động 316 gồm 4 tiểu đoàn đặc công vùng ven Sài Gòn và 13 cụm biệt động nội đô.

- Các đơn vị độc lập có các trung đoàn 126 B4 (đặc công nước), 198 B3, 8 QK8, 10 QK9, 367B (F5) và đoàn 1 đặc công biệt động.



HẢI QUÂN

Quân chủng Hải quân có 2 trung đoàn tàu chiến [10], 2 trung đoàn tàu vận tải, 4 vùng hải quân, 2 đoàn và một số tiểu đoàn đặc công thủy, pháo cối.

- Trung đoàn tàu chiến 171.

- Trung đoàn tàu chiến 172.

- Trung đoàn tàu vận tải 125.

- Trung đoàn tàu vận tải 128.

- Các vùng hải quân K2, K3, K4, K5 [11].

- Đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126 đặc công thủy.



[1] : năm 1975 sư đoàn BB 308 QĐ1 ở lại miền Bắc làm dự bị.

[2] : sư đoàn BB 3 SV phối thuộc cho QĐ2 trong chiến dịch HCM.

[3] : sư đoàn BB 324 ở lại bảo vệ Huế, không tham gia chiến dịch HCM.

[4] : QĐ3 thành lập ngày 27-3-1975.

[5] : sư đoàn BB 9 của QĐ4 được phối thuộc cho Đoàn 232.

[6] : trong chiến dịch HCM, lữ đoàn BB 52 chiến đấu trong đội hình QĐ4.

[7] : trong quá trình chiến đấu có thu và sử dụng một số cường kích A-37B và tiêm kích F-5A/E, trong đó 1 biên đội A-37B tham chiến ngày 28-4-1975.

[8] : mỗi sư đoàn phòng không gồm một số trung đoàn pháo phòng không và tên lửa đất đối không.

[9] : thuộc hải quân.

[10] : trung đoàn tàu chiến đấu 171, 172 có các tàu chiến, tàu tuần tiễu, phóng lôi, săn ngầm... trang bị pháo, ngư lôi, tên lửa của TQ và LX.

[11] : các vùng hải quân có quyền hạn tương đương cấp trung đoàn, có các đơn vị đặc công thủy, pháo cối, các đơn vị thuyền máy vận tải và vũ trang.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2008, 08:28:01 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 12:36:04 pm »

LỰC LƯỢNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ NĂM 1975
(xem chi tiết hơn tại đây)


BỘ BINH

Có 13 sư đoàn bộ binh, tổ chức thành 4 quân đoàn - quân khu và một số đơn vị độc lập:

Quân đoàn 1 - Quân khu 1 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 1 : trung đoàn bộ binh 1, 3, 51, 54 và thiết đoàn 7.
- Sư đoàn bộ binh 2 : trung đoàn bộ binh 4, 5, 6 và thiết đoàn 4.
- Sư đoàn bộ binh 3 : trung đoàn bộ binh 2, 56, 57 và thiết đoàn 11.
- Lữ đoàn kỵ binh 1.

Quân đoàn 2 - Quân khu 2 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 22 : trung đoàn bộ binh 40, 41, 42, 47 và thiết đoàn 14.
- Sư đoàn bộ binh 23 : trung đoàn bộ binh 44, 45, 53 và thiết đoàn 3.
- Lữ đoàn kỵ binh 2.

Quân đoàn 3 - Quân khu 3 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 18 : trung đoàn bộ binh 43, 48, 52 và thiết đoàn 5.
- Sư đoàn bộ binh 21 : trung đoàn bộ binh 31, 32, 33 và thiết đoàn 9.
- Sư đoàn bộ binh 25 : trung đoàn bộ binh 46, 49, 50 và thiết đoàn 10.
- Lữ đoàn kỵ binh 3.

Quân đoàn 4 - Quân khu 4 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 5 : trung đoàn bộ binh 7, 8, 9 và thiết đoàn 1.
- Sư đoàn bộ binh 7 : trung đoàn bộ binh 10, 11, 12 và thiết đoàn 6.
- Sư đoàn bộ binh 9 : trung đoàn bộ binh 14, 15, 19 và thiết đoàn 2.
- Lữ đoàn kỵ binh 4.

Các đơn vị bộ binh độc lập khác :

- Sư đoàn Nhảy dù (thuộc lực lượng tổng trừ bị) : lữ đoàn dù 1, 2, 3, 4.
- Sư đoàn Thủy quân lục chiến (thuộc lực lượng tổng trừ bị) : lữ đoàn thủy quân lục chiến 147, 258, 369, 468.
- Sư đoàn biệt động quân : gồm 3 liên đoàn biệt động quân. Được thành lập cuối tháng 4-1975.
- Liên đoàn 81 biệt kích dù.

Lực lượng biệt động quân có 18 liên đoàn : 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 21, 22, 23, 24, 25, 31, 32, 33, 41.

Lực lượng địa phương quân có khoảng gần 400 tiểu đoàn bảo an. Trong đó một số được tổ chức thành các liên đoàn bảo an (tương đương trung đoàn).


KHÔNG QUÂN

Có 6 sư đoàn :

- Sư đoàn không quân số 1 :
+ Không đoàn 41 gồm 2 phi đoàn quan sát (O-1, O-2, U-17), 1 phi đoàn vận tải (C-7A), 1 phi đội trinh sát (EC-47D) và 1 phi đội yểm trợ mặt đất (AC-119K).
+ Không đoàn 51 gồm 5 phi đoàn trực thăng vũ trang (UH-1H) và 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A).
+ Không đoàn 61 gồm 3 phi đoàn cường kích (A-37B) và 1 phi đoàn tiêm kích (F-5A/-B).

- Sư đoàn không quân số 2 :
+ Không đoàn 62 gồm 1 phi đoàn quan sát (O-1, U-17), 2 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H), 1 phi đoàn yểm trợ mặt đất (AC-47D).
+ Không đoàn 92 gồm 3 phi đoàn cường kích (A-37B), 1 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Sư đoàn không quân số 3 :
+ Không đoàn 23 gồm 2 phi đoàn quan sát (O-1, U-17) và 2 phi đoàn cường kích (A-1H).
+ Không đoàn 43 gồm 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 4 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 63 gồm 4 phi đoàn tiêm kích (F-5A/-B/E, RF-5A).

- Sư đoàn không quân số 4 :
+ Không đoàn 64 gồm 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 2 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 74 gồm 2 phi đoàn trinh sát (O-1, U-17) và 3 phi đoàn cường kích (A-37B).
+ Không đoàn 84 gồm 3 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Sư đoàn không quân số 5 :
+ Không đoàn 33 gồm 2 phi đoàn trinh sát (EC-47D, U-6A), 2 phi đoàn vận tải (C-7A), 1 phi đoàn làm nhiệm vụ đặc biệt (VC-47B, U-17) và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 53 gồm 2 phi đoàn yểm trợ mặt đất (AC-119K) và 2 phi đoàn vận tải (C-130A).

- Sư đoàn không quân số 6 :
+ Không đoàn 72 gồm 1 phi đoàn quan sát (O-1, O-2, U-17), 1 phi đoàn cường kích (A-1H), 2 phi đoàn và 2 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 82 gồm 1 phi đoàn cường kích (A-37B), 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 1 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Trung tâm huấn luyện không quân : gồm 1 phi đoàn huấn luyện trang bị U-17A và 1 phi đoàn huấn luyện trang bị T-37A, trực thăng UH-1H.

Về trang bị, không quân VNCH có khoảng 1.800 máy bay các loại, trong đó có khoảng 300 máy bay chiến đấu A-1, A-37, F-5 và 600 trực thăng vũ trang UH-1.


PHÁO BINH

- Có 66 tiểu đoàn và trên 160 trung đội pháo binh độc lập với khoảng 1.500 khẩu pháo 105mm, 155mm và một số pháo tự hành 175mm.

- 7 tiểu đoàn pháo cao xạ và súng máy cao xạ.


XE TĂNG THIẾT GIÁP

Có 4 lữ đoàn kỵ binh, 18 thiết đoàn (tương đương trung đoàn thiết giáp) và 57 chi đội (tương đương đại đội) xe tăng thiết giáp với khoảng 600 xe tăng M-48, xe tăng nhẹ M-41 và 1.400 thiết giáp M-113.


HẢI QUÂN

Tổ chức hải quân VNCH gồm :

- 5 vùng Duyên hải :
+ Vùng 1 gồm 5 duyên đoàn, 3 giang đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 2 gồm 8 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 3 gồm 3 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 4 gồm 4 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 5 gồm 2 giang đoàn, 2 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.

- 2 vùng Sông ngòi :
+ Vùng 3 gồm 4 giang đoàn.
+ Vùng 4 gồm 7 giang đoàn.

- Hành quân lưu động sông gồm :
+ Vùng 3 Sông ngòi.
+ Vùng 4 Sông ngòi.

Ngoài ra còn có các lực lượng tăng viện thuộc :
+ Lực lượng đặc nhiệm 211 Thủy bộ : gồm 3 liên đoàn với 6 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 212 Tuần thám : gồm 6 liên đoàn với 15 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 214 Trung ương : gồm liên đoàn người nhái và 3 liên đoàn với 10 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 99 gồm 3 giang đoàn.

- Hành quân lưu động biển gồm lực lượng đặc nhiệm 213 Duyên phòng.

- Hạm đội gồm :
+ Hải đội 1 Tuần duyên.
+ Hải đội 2 Chuyển vận.
+ Hải đội 3 Tuần dương.

- Liên đoàn Tuần giang : gồm 24 đại đội tuần giang [4].

- Lực lượng Hải tuần làm nhiệm vụ đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc.

- Hệ thống các căn cứ, công xưởng, đài kiểm báo....

Hải quân VNCH được trang bị khoảng 1.500 tàu xuồng các loại, trong đó có khoảng 700 tàu chiến trên sông và trên biển.

Tổng số quân của VNCH khoảng 1,35 triệu người, trong đó quân chính quy 495.000 người, quân địa phương và cảnh sát 475.000 người, phòng vệ dân sự 381.000 người. Nhưng thực tế có khoảng 200.000 là "lính ma".

Theo đánh giá về trang bị và quân số, VNCH có lục quân "đứng thứ 4 thế giới", không quân "đứng thứ 3 thế giới", hải quân "đứng thứ 9 thế giới".


[1] : thành lập gấp vào tháng 4-1975.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2009, 11:18:29 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
AK47
Thành viên
*
Bài viết: 241



« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2007, 10:17:08 pm »

Thông tin nay hay quá trước giờ ko hề biết là có ca lực lượng CHDCND Triều Tiên tham gia nữa.
Logged

Kỷ Luật Là Sức Mạnh Của QĐ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 08:58:02 pm »

Bổ sung tài liệu về các lực lượng đồng minh của Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam.

Theo một tài liệu của VNCH thì họ gọi những lực lượng này là: Lực lượng quân viện thế giới tự do (LLQVTGTD). Dưới đây trích nguyên văn theo tài liệu của VNCH.

  Khoảng 40 quốc gia đang viện trợ cho VNCH dưới đủ mọi hình thức. Trong số 40 quốc gia này, 8 quốc gia gồm cả Hoa Kỳ đang viện trợ về quân sự, y tế và công tác dân sự vụ trong lãnh thổ VNCH. Theo thứ tự mẫu tự, bằng Anh ngữ, các quốc gia này gồm: Úc Đại Lợi, Đại Hàn Dân Quốc, Tân Tây Lan, Cộng Hòa Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Thái Lan và Hoa Kỳ. Tổng số nhân viên thuộc LLQVTGTD khoảng 69.000 cộng với khoảng 250.000 là của Hoa Kỳ vào ngày 30.6.1971.

  - Úc Đại Lợi: Úc Đại Lợi là quốc gia đầu tiên trong Thế giới Tự do sau Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho VN. Úc cung ứng các đơn vị hải, lục, không quân. Lực lượng Úc lên tới khoảng 7.500 người. Dưới đây là phần tóm lược về lực lượng Úc tại VN:

a) Lục quân Úc cung ứng ba lực lượng:

 1, Lực lượng đặc nhiệm Úc gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, một trung đoàn súng nặng 105 ly, một chi đoàn thiết giáp, một chi đoàn thiết vận xa, một phân đoàn công binh và các lực lượng yểm trợ tác chiến linh tinh khác.

 2, Đoàn yểm trợ tiếp vận Úc gồm các đơn vị hành chánh, quân y và tiếp vận để yểm trợ cho Lực lượng Đặc nhiệm Úc.

 3, Tóan Huấn luyện Lục quân Úc. Cố vấn đoàn sát nhập hoạt động chung trong hệ thống cố vấn Phái bộ MACV.

b) Không lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi:
Gồm các trực thăng UH1H, các oanh tạc cơ Caribou và Canberra. Các oanh tạc cơ Caribou và Canberra đặt dưới quyền kiểm sóat hành quân của Đệ Thất không lực.

c) Hải quân Hoàng Gia Úc Đại Lợi:

 1, Một phóng lôi hạm điều khiển hỏa tiễn tự động đặt dưới quyền kiểm sóat của Đệ Thất hạm đội.

 2, Một tóan thợ lặn (phá hoại dưới nước) đặt căn cứ tại Vũng Tàu.

 3, Một phi đội trực thăng của Hải quân Hoàng Gia Úc nhập vào đại đội trực thăng xung kích 135 thuộc Quân lực Hoa Kỳ đậu tại trại Bear Cat. Phi hành đoàn trực thăng xử dụng và duy trì trực thăng VN-1H
(chắc do đánh máy nhầm, có thể là UH1H).
---------------------------------------------
 Còn tiếp...
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 08:52:47 am »

LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1975


Các đơn vị bộ binh chủ lực độc lập :

- Sư đoàn bộ binh 711 QK5.

- F 711 QK5 này có thể là F304 đánh trận Thựơng Đức?
- Lực luợng Bắc Triều Tiên tham gia trong chiến tranh VN còn có lực luợng công binh (tôi biết thì ít nhất là 1 đại đội) + lực luợng lái xe vận tải.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 08:55:15 am »

Lực luợng đặc công cũng thiếu Đoàn 1 - Đặc công biệt động, chuyên trách mặt trận phía Tây (Tuơng đuơng với tiểu đòan?)
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM