Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:22:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tàu Hải Quân Việt Nam  (Đọc 643427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #510 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 03:58:45 am »

Bác longtrec ơi, hình như tổ hợp P-750 (Grom)/Kh-90 Meteorit-M không được đưa vào trang bị mà bị hủy, do hiệp ước cắt giảm lực lượng hạt nhân tầm trung giữa LX và Mỹ. Đáng tiếc là P-750 đúng là một loại tên lửa vô cùng nguy hiểm, nó có tầm rất xa, đầu đạn lớn và di chuyển ở tốc độ siêu siêu thanh (cao hơn cả siêu thanh).  
Shaddock là mã NATO của tên lửa P-5 Pyatyorka. Mã NATO của nó là SS-N-3 Shaddock. Nói đến vũ khí hệ LX-Nga, ta nên dùng tên mã Nga trước, sau đó có thể chú thích mã NATO cho mọi người dễ hiểu cũng được, không nên chỉ dùng mã hiệu của NATO đặt cho vũ khí Nga.


tvm303! Tổ hợp tên lửa P-750 "Meteorit"( sao băng) có 3 phiên bản trang bị cho Hải quân và Không quân:

Metorit-A/Метеорит-А: là phiên bản trang bị cho không quân (Máy bay ném bom chiến lược TU-95MA,Tu-95MS, TU-160), được phương Tây định danh là : AS-X-19.

Metorit-M/Метеорит-М: phiên bản trang bị cho tầu ngầm đề án 949М, được Phương Tây định danh là SS-N-24 Scorpion..

Metorit-N/Метеорит-Н: phiên bản trên mặt đất, Phương Tây định danh là SSC-5.

Từ  20-8-1980 đến cuối năm 1991, P-750 đã 37 lần phóng thử.

tvm303! Tổ hợp tên lửa chống hạm P-750 không đưa vào trang bị không do hiệp ước nào cả, lý do tại sao có lẽ phải sang topic ; "Tên lửa Nga..." bàn mới đúng chỗ.
Logged
ltgbau
Thành viên
*
Bài viết: 14

Deleted Account


« Trả lời #511 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 12:28:52 am »

Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Em thắc mắc cái "ổn định" này là như thế nào ạ? Em tưởng nghĩa là không có tranh chấp gì thôi chứ, mà tranh chấp thì bằng mồm cũng là tranh chấp rồi Cheesy Chứ không lẽ cứ đợi đến 49 năm 364 ngày ta lại phi 1 quả đất đối đất ra HS để câu giờ thêm 50 năm nữa ạ Cheesy
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #512 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 12:47:44 am »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?
Logged

MRK
leprovn
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #513 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 08:53:00 am »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?
Bạn ấy bịa đấy.
Logged
Aithenay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #514 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 09:04:10 am »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?

Có điều luật này thì Kuril thành của Nga ngố tù­ lâu rồi
Logged
Su30MK2V
Thành viên
*
Bài viết: 158

Tôn trọng và khiêm tốn


« Trả lời #515 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 10:23:45 am »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?

Cái điều này mình theo dõi trong các phát biểu của các nhà nghiên cứu, được đúc kết lấy ra từ luật Biển 1982 của LHQ đấy, có khả năng tranh chấp = miệng vẫn có tác dụng vì vậy nên "người phát ngôn của Bộ ngoại giao" luôn có việc để làm.

http://vea.gov.vn/VN/hoptacquocte/conguoc/Pages/C%C3%B4ng%C6%B0%E1%BB%9BcLHQv%E1%BB%81Lu%E1%BA%ADtBi%E1%BB%83n,1982.aspx

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

Su22 chịu khó dịch nhé.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2011, 10:29:30 am gửi bởi Su30MK2V » Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #516 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 11:29:53 am »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?

Cái điều này mình theo dõi trong các phát biểu của các nhà nghiên cứu, được đúc kết lấy ra từ luật Biển 1982 của LHQ đấy, có khả năng tranh chấp = miệng vẫn có tác dụng vì vậy nên "người phát ngôn của Bộ ngoại giao" luôn có việc để làm.

http://vea.gov.vn/VN/hoptacquocte/conguoc/Pages/C%C3%B4ng%C6%B0%E1%BB%9BcLHQv%E1%BB%81Lu%E1%BA%ADtBi%E1%BB%83n,1982.aspx

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

Su22 chịu khó dịch nhé.
Bạn à! Công ước LHQ về luật biển năm 1982 chỉ quy định về vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Quy định thế nào là đảo, quần đảo, đá và vùng lãnh hải cho từng loại trên. Theo quy định trên thì các đảo tại TS do BC chiếm giữ trái phép của NC  không được quyền hưởng quy chế về lãnh hải vì đó là các đá không có khả năng tự cung cấp cho cuộc sống của người dân đảo đó. Công ước còn quy định về quyền được đi qua không giới hạn của tầu thuyền thương mại trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Trong bản công ước này không có quy định nào về việc công nhận vùng đảo và quần đảo của nước A bị nước B chiếm giữ trái phép trong thời gian bao nhiêu lâu thì là lãnh thổ của nước A cả, mà công ước chỉ quy định không công nhận các vùng đảo quần đảo bị chiếm giữ trái phép bằng vũ lực. Bạn vào link sau để nghiên cứu nội dung công ước luật biển năm 1982 bằng tiếng Việt  nhé: http://www.mediafire.com/?z1kdayqmqmy   
Logged

MRK
nguyendat2008
Thành viên
*
Bài viết: 47


WWW
« Trả lời #517 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 12:10:35 pm »

Bạn nguyendat2008! Cho mình đạn chống hạm P - 800, được dùng cho tổ hợp tên lửa nào nhỉ? Cách thức dẫn bắn của đạn ra sao và tầm bắn bản xuất khẩu của đạn P - 800 là bao xa.


P-800 Oniks (Tiếng Nga: П-800 Оникс có tên khác là Яхонт (Yakhont) là tên để xuất khẩu, "Oniks" có nghĩa là ngọc mã não (Onyx), "Yakhont" là hồng ngọc) là tên lửa hành trình siêu thanh do NPO Mashinostroyeniya của Nga (tiền thân là Liên Xô) phát triển. Xem như mẫu sử dụng động cơ phản lực của P-80 Zubr. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đã gọi nó là 3M55. Việc thiết kế loại tên lửa này theo báo cáo là bắt đầu từ năm 1983 đến năm 2001, nó có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm tên NATO của loại tên lửa này là SS-N-26. Loại tên lửa này theo báo cáo là loại thay thế cho P-270 Moskit nhưng cũng có thể thay thế cho P-700 Granit luôn. P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.

Nhà sản xuất NPO Mashinostroyeniya
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng 3000 kg
Chiều dài 8,9 m
Đường kính 0,7 m

--------------------------------------------------------------------------------
 
Đầu nổ 200 kg

--------------------------------------------------------------------------------
 
Động cơ Phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng
 
Sải cánh 1,7 m
Tầm hoạt động 120 đến 300 km tùy thuộc vào độ cao
Độ cao bay 5 m hay hơn
Tốc độ 2,5 Mach
Hệ thống điều khiển Tự động - thụ động, Ra đa dò tìm
Cơ cấu phóng Tàu chiến, Máy bay cánh cố định, gắn trên bờ biển

Cấu hình cơ bản của hệ thống Bastion P gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 1 hoặc 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P.
Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao 9 – 15m. Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780m/s còn ở tầm thấp là 680m/s.

.
Logged

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng - Gian khổ để dành phần ai Huh
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #518 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 12:23:52 pm »


Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Điều luật này ở đâu ra vậy bạn Su30MK2V! Bạn cho mình xin nguồn nói vế điều luật này được không?

Cái điều này mình theo dõi trong các phát biểu của các nhà nghiên cứu, được đúc kết lấy ra từ luật Biển 1982 của LHQ đấy, có khả năng tranh chấp = miệng vẫn có tác dụng vì vậy nên "người phát ngôn của Bộ ngoại giao" luôn có việc để làm.

http://vea.gov.vn/VN/hoptacquocte/conguoc/Pages/C%C3%B4ng%C6%B0%E1%BB%9BcLHQv%E1%BB%81Lu%E1%BA%ADtBi%E1%BB%83n,1982.aspx

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

Su22 chịu khó dịch nhé.

Các bạn đang lạc đề. Các bài lạc đề sau bài này sẽ bị xóa hoặc chuyển sang mục thích hợp. Trước khi chấm dứt phần lạc đề này, tôi làm rõ vấn đề xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng hai bạn Su:

Luật Quốc tế (nguồn gồm Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển LHQ 1982, các nghị quyết của HĐBA và Đại HĐ, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các điều ước quốc tế và tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan) điều chỉnh vấn đề xác lập chủ quyền/acquisition of sovereignty thông qua cách thức thụ đắc lãnh thổ/acquisition of territory trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa như sau:

- Đối với các đảo/nhóm đảo và đá mà TQ dùng vũ lực đánh chiếm trực tiếp từ tay lực lượng đồn trú của nước khác: Luật Quốc tế (Hiến chương LHQ, Nghị quyết số 26/25 của Đại hội đồng LHQ) không chấp nhận việc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực hay xâm chiếm/acquisition of territory by way of force or conquest, nên TQ không thể xác lập chủ quyền thông qua cách thức này, đồng thời cũng loại bỏ khả năng thụ đắc lãnh thổ bằng thời hiệu/acquisition of territory by prescription cho dù phía VN không chính thức phản đối. Thực tế VN liên tục phản đối việc chiếm giữ lãnh thổ của TQ trên các quần đảo HS-TS.  

- Đối với các đá và bãi ngầm thuộc quần đảo HS-TS bị TQ chiếm giữ: TQ không thể thụ đắc lãnh thổ đối với các đá/bãi ngầm đang chiếm giữ thông qua hình thức chiếm hữu/occupation hay thời hiệu/prescription do các đá và bãi ngầm này trước đó đã được nước khác tuyên bố chủ quyền và hành xử chủ quyền liên tục cho tới khi bị TQ xâm chiếm, và nước khác cũng liên tục có các hành vi phản đối và thể hiện ý chí khôi phục lại sự chiếm hữu đối với các đá và bãi ngầm đã bị phía TQ xâm chiếm.

Vậy có thể sơ kết về mặt pháp lý thì ý kiến của bạn Su30MK2V hay được bạn Su30MK2V trích lại sẽ bị gạch ngang thân Wink: Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".  
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
kilo 636
Thành viên
*
Bài viết: 18


Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam...


« Trả lời #519 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:27:13 pm »

 Các bác có thấy hầu hết các chiến hạm nhà ta kể cả gepard 3.9 đều có hệ thống phòng không hơi yếu không ạ? theo em biết thì từ tarantul I, tới molniya,tới cả gepard vấn đề phòng không đều dùng tên lữa phòng không vác vai SA-18 IGLA,mà loại này thì tầm bán rất ngắn tối đa có 5200m àh,tầm cao tối đa là 3500m. Như vậy nếu chiến hạm địch bắn tên lữa chống hạm cỡ như Yakhont tốc độ bay pha cuối 680m/s mà lại bay sát mặt nước chừng 5-15m thì sao chiến hạm ta đỡ nỗi !!!! Shocked
Logged

...đành thôi nhé a và e kô còn luyến lưu như ngày xưa,đành thôi nhé a và e kô còn đón nhau trong chiều mưa,đành thôi nhé a là nắng e sẽ là mưa,bởi vì ta..... kô có chung 1con đường...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM