Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:04:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tàu Hải Quân Việt Nam  (Đọc 643431 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
MR.Cloud
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #490 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 11:37:48 am »

Đúng là hải quân Việt Nam còn kém Trung Quốc nhiều, nhưng mà theo em nghĩ thì lực lượng của chúng ta hiện giờ và trong tương lai sẽ là đủ để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc với vấn đề Biển Đông chư ạ? Mà các bác ơi, thế tàu chiến của ta so với các nươc cùng chung biển Đông thì sao? so với Trung Quốc thì khó bi được vậy còn Phi-lip-pin, Thái lan, In- đo..............
Logged
khoa162
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #491 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 11:42:34 am »

Theo em vấn đề là để đối kháng với Trung Quốc chúng ta cần bao nhiêu tàu là đủ. Em thì muốn năm 2020 - 2025, Việt Nam có 6 tàu lớp Gepard, 6 tàu hộ tống từ 1500 - 2500 tấn, 4 tàu hộ tống tầm 4000 tấn, 6 tàu ngầm kilo, 6 tàu ngầm tấn công loại nhỏ cỡ 150 - 200 tấn hiện đại, ngoài ra còn có tầm 30 tàu tên lửa và 30 tàu pháo loại 400 - 500 tấn. Liệu số này có đủ phòng vệ quốc gia và răn đe trước sự phát triến chóng mặt của hải quân Trung Quốc không nhỉ Roll Eyes
Có thực sự cần nhiều vậy ko
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 11:47:53 am gửi bởi daibangden » Logged
sudoan
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #492 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 11:55:39 am »

Nếu theo lời bác tvm303 thì theo em chúng ta trong 10 năm tới chỉ còn 1 con đường là bằng mọi giá phải làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa đất đối hải tầm bắn khoảng 700 - 800 km để khi có biến có thể bắn không tiếc đạn áp chế hỏa lực yểm trợ cho lực lượng hải quân và không quân mà thôi.
Làm được tên lửa đất đối hải tầm 7-800 km là điều không thể tưởng, chỉ có Nga là có khả năng này . 

Còn chuyện đầu tư thêm nhiều tàu nổi nặng ký là một điều hết sức sai lầm .  Tàu nổi lúc nào di chuyển cũng rất chậm .  Trên biển cả, tàu nổi là mục tiêu "kiến bu" của máy bay chiến đấu và tàu ngầm .  Tàu nổi sẽ trở nên thụ động và máy bay cùng tàu ngầm tấn công đều ở thế chủ động .  Máy bay chỉ cần phóng tên lửa rồi chạy, tàu ngầm cũng vậy .  Trong khi đó thì tàu nổi phải chống chọi từ các đợt tên lửa của máy bay và tàu ngầm phóng, thậm chí cả ngư lôi từ tàu ngầm .  Tàu nổi muốn phát hiện tàu ngầm rất khó, bởi thế tàu nổi mới phải có thêm máy bay trực thăng để gia tăng bán kính phát hiện rà ngầm

Cứ nhìn tàu nổi của Mỹ sẽ thấy, tàu họ chất trên dưới khoảng 150 tên lửa phòng không tầm xa, trung, gần, nhưng khi phải đối diện với một lực lượng máy bay phóng tên lửa thì lá chắn phòng không này vẫn là 1 dấu hỏi rất lớn ?  Hiện nay TQ đã có tên lửa không đối hạm có tầm tới 625 km. Tàu nổi của VN sẽ bị lực lượng không quân TQ bắn chìm trong chốc lát ; khỏi cần nói thêm về đám tàu ngầm TQ ...cho dù VN có tới 10 hạm như Kirov ..Lực lượng không quân TQ quá đông, VN có bao nhiêu tàu nổi cũng không phải là đối thủ của họ

Theo tôi thì phương án trang bị thêm máy bay vẫn là thượng sách khi phải đối diện với lực lượng cả không quân và hải quân TQ .  Máy bay cho ta ở thế chủ động tác chiến ngoài tầm tên lửa phòng không S-300 của TQ .  Ta phóng 1 loạt 30-40 quả Yakhont từ máy bay thì S-300 của TQ sẽ bị thủng ngay .   Máy bay cũng không bị thế ràng buộc như tàu nổi, máy bay có thể đánh nhanh rút lẹ chớp nhoáng cho dù máy bay hết đạn .  Máy bay cũng cho phép ta gia tăng sức mạnh và giảm cán cân đối đầu với lực lượng máy bay của TQ

Logged
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #493 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 01:25:32 pm »

Thực ra vấn đề dùng máy bay trong tác chiến trên biển với ta mà nói là một giải pháp đã và đang được sử dụng. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, cần phát triển cân cả tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như máy bay (bao gồm cả máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay tuần tiễu biễn,...). Nếu chỉ dựa vào máy bay, kể cả cất cánh từ những sân bay gần nhất có thể như Phan Rang, Cam Ranh (với TS) hay Đà Nẵng (với HS) thì không quân ta cũng chụi thiệt thòi do khoảng cách địa lý, chiến đấu cơ không có nhiều thời gian. Cùng với ta, TQ cũng tương tự, nhưng chuyện này sẽ thay đổi, khi TQ có tàu sân bay, tức là khoảng 5 đến 10 năm nữa (đấy là tính từ lúc có, để huần luyện, chỉ huy, điều phối hoạt động của một nhóm tàu sân bay, không thể làm được trong ngày một ngày hai). Trong tác chiến trên biển hiện đại, phân ra làm 3 môi trường, có liên hệ chặt chẽ với nhau là dưới mặt nước, trên mặt nước và khoảng không trên mặt nước. Một điểm lưu ý là không gian tác chiến của chúng ta trong tương lai không phải gần bờ, sân nhà mà là giữa biển Đông. Tuy tính chất cuộc chiến chưa bằng cấp độ tác chiến giữa đại dương (như trong thế chiến 2, mặt trận Thái Bình Dương và mặt trận Đại Tây Dương), nhưng cũng không phải là gần, đặc biệt là trong tầm che chở của tên lửa đất đối hạm, tên lửa đất đối không tầm xa (S-300). Nếu chỉ dựa vào máy bay chiến đấu cường công bằng tên lửa diệt hạm, có lẽ rất khó thu được thắng lợi. Có một điều mọi người nên biết, với các loại tên lửa xa, radar trên máy bay chiến đấu nhiều khi không đủ năng lực dẫn bắn cho nó, làm mất ưu thế của tên lửa vốn có.
Theo quan điểm cá nhân của mình, muốn cân bằng với sức mạnh của TQ trong khu vực (Hạm đội Nam Hải, Không quân thuộc Đại Quân khu Quảng Châu), không nhất thiết đua với số lượng, có muốn đua cũng không được, thậm chí, nếu đua, nước ta sợ rằng phá sản. Mô hình sau, theo mình có thể sẽ là mô hình hợp lý cho tương lai của HQ:
1. Lực lượng tàu mặt nước:
1.1. Khinh hạm:
- Khinh hạm trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong tác chiến trên biển, là tấm khiên vững chắc bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
- Khinh hạm hạng nặng:
 +Khinh hạm hạng nặng có trọng tải khoảng trên 4,000t.
 +Khinh hạm hạng nặng của ta, sẽ tập trung năng lực PK, cụ thể, có thể trang bị các hệ thống PK tầm trung (nếu có thể thì tầm xa), tầm ngắn và cực ngắn.
 +Khinh hạm hạng nặng trang bị các trang thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm các loại radar, cảm biến, liên lạc, tham gia vào mạng lưới điều khiển, chỉ huy tác chiến, trinh sát trên biển, là sở chỉ huy di động trên biển.
 +Khinh hạm hạng nặng cũng được trang bị trực thăng chống ngầm hoặc trực thăng cảnh báo sớm/tác chiến điện tử (với khinh hạm 4,000t, mình thấy trang bị được 2 trực thăng là tốt nhất).
 +Khinh hạm hạng nặng đồng thời có năng lực diệt hạm, vũ trang bới tên lửa hải đối hải, hải pháo hạng trung/nặng.
 +Khinh hạm hạng năng cũng có khả năng chống ngầm nhất định, nhưng không phải trọng điểm.
- Khinh hạm hạng nhẹ:
 +Có tải trọng khoảng 2,000t đến 3,000t.
 +Khinh hạm của ta sẽ tập trung vào năng lực săn ngầm, hỗ trợ, hoàn thiện mạng lưới chống ngầm liên hoàn (bao gồm không chống ngầm, mặt nước chống ngầm và ngầm chống ngầm). Trang bị hệ thống sonar hiện đại, kết hợp với mạng lưới thông tin thu thập được, trực thăng săn ngầm, rocket, ngư lôi, ... để diệt ngầm.
 +Khinh hạm cũng trang bị hỏa lực PK vừa đủ để bảo vệ mình, với tên lửa PK tầm ngắn và hệ thống vũ khí tầm cực ngắn.
 +Khinh hạm hạng nhẹ có thể có năng lực diệt hạm, nhưng đây không phải mục đích chính của nó.
 +Khinh hạm hạng nhẹ này cũng trang được trang bị trực thăng săn ngầm, đảm bảo cho trực thăng hoạt được trên biển dài ngày.
1.2. Tàu tên lửa:
- Là lực lượng tấn công tàu chiến địch chủ yếu của ta.
- Có tải trọng khoảng 500t, dự trữ hành trình không nhiều, có tốc độ tấn công cao.
- Mang tên lửa hải đối hải tầm xa.
- Trang bị hệ thống điện tử, PK rất giới hạn, không có khả năng chống ngầm.
- Tấn công với số đông theo kiểu bầy sói, đồng thời sử dụng bắn rồi chạy.
1.3. Tàu hậu cần:
- Là tàu đa năng, có khả năng đảm bảo hậu cần cho nhòm tác chiến, cung cấp nhiên liệu, đạn dược, thực phẩm, nước ngọt cho nhóm tàu. Nó cung cấp cả cho chiến hạm, trực thăng và thậm chí nếu cần, cả tàu ngầm.
- Tàu này cũng cần có tốc độ, tải trọng hợp lý để theo kịp đội hình chiến đấu.
- Có khả năng cung cấp cho nhiều tàu một lúc, chuyển chở cả theo phương ngang lẫn phương thẳng đứng.
- Cung cấp thêm không gian bố trí thêm máy bay trực thăng cho nhóm tàu.
- Có năng lực PK hữu hạn, tự bảo vệ mình.
1.4. Phương thức tác chiến của tàu mặt nước:
- Trước khi bắt đầu công kích chính thức, các khinh hạm sẽ bảo vệ, hộ tống các tàu tên lửa, tàu hậu cần vào vị trí thuận lợi để xuất kích.
- Sau khi vào vị trí xuất kích. Tầu tên lửa dùng tốc độ nhanh của mình tiến về phía đội hình tàu đối phương, sau đó khi vào tầm hiệu quả của tên lửa thì đồng loạt phóng đạn, công kích tàu địch.
- Sau khi phóng đạn lập tức thoát ly, trở lại vị trí tập trung, hội quân cùng khinh hạm và tàu hậu cần, thoát khỏi khu vực giao tranh.
- Khinh hạm sẽ bảo vệ cho cả đội hình an toàn.
- Lưu ý là đòn tấn công của tàu tên lửa được phối hợp nhịp nhàng với cả KQ, lúc đó, nhóm tàu đối phương vừa phải đối phó với tên lửa từ máy bay chiến đấu phóng tới, lại vừa phải đối phó với tên lửa do tàu tên lửa phóng, chịu cảnh lưỡng đầu thọ địch. KQ đồng thời cũng bảo vệ, che chắn cho HQ hoạt động và cố gắng áp chế không lực đối phương.

{Những mục sau như tàu ngầm, máy bay, nâng cao năng lực điều khiển, chỉ huy, trinh sát (C3I), datalink,... mình xin trình bày vào hôm khác. 
Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
ngochai691
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #494 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 01:31:10 pm »




Nghe còn hoành tráng hơn cả " Sấm sét Thái Bình Dương" Roll Eyes

Làm gì có quả tên lửa chống hạm nào phóng từ máy bay mà có tầm 625km , đến Nga còn chưa có nữa là TQ . Đúng là Nga có quả P-700 Granit có tầm bắn 625km nhưng quả này dành cho tàu tuần dương nguyên tử lớp Kirov và tàu ngầm tấn công nguyên tử lớp Graney. Tu-160 cũng còn không bắn được loại này nữa là

Bạn đề cao khả năng của TQ quá đấy , làm gì mà 10 con Kirov cũng không chống được không quân TQ. TQ có 2000 chiếc máy bay chiến đấu thật , nhưng số máy bay có thể mang được tên lửa chống hạm tầm xa thì không nhiều đâu, chỉ có Su-30, H-6 , và JH-7 là mang được tên lửa chống hạm tầm xa ( khả năng của JH-7 chưa rõ ràng lắm đâu). Tổng số máy bay trên không quá 200 chiếc đâu bạn , loại tên lửa chống hạm tầm xa nhất TQ có hiện nay là C-803 nội địa tầm 200km++, và có thể là cả Kh-59 mua của Nga tầm cũng 200km++
Tầm của S-300F bản cải tiến trên tàu Piot đại đế cũng là 200km , không ngắn hơn bao nhiêu đâu. Như vậy khi phóng tên lửa thì máy bay TQ cũng chạm tầm phòng không của Kirov . Khi phóng tên lửa rồi thì phải tiếp tục dẫn tên lửa đến đủ  gần để radar trên tên lửa có thể khóa được tàu nữa , không phải là quay đít chạy ngay được đâu .
Một điều nữa là làm sao huy động đủ máy bay cho một đòn tấn công có thể đâm thủng lá chắn phòng không của Kirov và các tàu hỗ trợ. Lấy theo số liệu của bạn nhé , cần 30 chiếc Su-30 hoặc JH-7 mang tên lửa chống hạm , như vậy cũng cần ít nhất 50 chiếc Su-27 hoặc J-10 hộ tống , rồi lại phải có máy bay cành báo và chỉ huy , máy bay tiếp dầu, cộng lại cỡ 100 chiếc . Việc tổ chức và điều phối một cuộc tấn công kiểu đó vẫn là quá tầm của KQ TQ
Một điều quan trọng nữa là Tàu nổi có khả năng kiểm soát mặt biển liên tục và đổ bộ chiếm đảo
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 02:58:01 pm gửi bởi daibangden » Logged
volang
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #495 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 02:56:09 pm »

Hải Quân Việt Nam không thể kiềm chế hay cân bằng với Hải Quân Trung quốc,điều này khó xảy ra vì tiềm lực kinh tế khác nhau rất nhiều.
Theo mình nghĩ nên tập trung phát triển hệ thống phòng thủ có chiều sâu dựa trên lực lượng Không Quân,lực luợng Tên Lửa phòng thủ bờ,lực lượng Phòng Không và Hải Quân.Về Hải Quân như bác tên đã nói đó là những tàu thật sự cần thiết cho hệ thống phòng thủ và bảo vệ lãnh hải,còn việc tác chiến như thế nào thì đến lúc xảy ra chuyện rồi hãy bàn,chiến tranh không đơn giản như mình suy nghĩ,nhất là đánh nhau trên biển quy mô lớn,hiện đại là điểm yếu của Hải Quân Việt Nam.Tất nhiên là vẫn phải diễn tập phương án tác chiến.Chúc các bác vui vẻ!
Logged
superhv
Thành viên
*
Bài viết: 74


« Trả lời #496 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 08:34:03 pm »

Các bác cần thấy vấn đề cần bàn ở đây là chúng ta đang bàn đến năng lực hải quân đủ khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa chứ còn phòng thủ chiều sâu với cố thủ nội địa khác gì mình chịu mất đảo mất chủ quyền  Cry nếu có đụng độ em nghĩ sẽ chỉ diễn ra trên biển thôi. Em ủng hộ ý kiến cần thiết có tàu 4000 tấn đảm nhiệm cái ô phòng không cho anh em tàu tên lửa loại nhỏ tác chiến. Nhưng em vẫn bảo lưu quan điểm là bằng mọi giá phải có tên lửa đất đối hải nếu không có khả năng bắn trong tầm 700 km thì cũng co về chuẩn 300 km và bên cạnh đó cần tự sản xuất loại tên lửa hải đối hải tầm bắn 150 km  đến 200 km nhằm bao quát tốt quần đảo Trường Sa.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2011, 10:47:17 am gửi bởi superhv » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
nguoiquansat
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #497 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 10:11:04 pm »

Đã nghèo lại còn đòi chơi chiến tranh cân xứng nữa,,, Embarrassed
Ai cũng muốn cơ mà làm được cái việc sản xuất ra quả tên lửa đối hạm tầm như em Silk Worm bây giờ đối VN là cả một thách thức đấy!
Logged
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #498 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 01:45:36 am »

Sau đây mình xin viết tiếp về vấn đề trang bị, phương thức tác chiến nhằm đối phó với các nguy cơ trên biển, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ta.
2. Lực lượng tàu ngầm:
2.1. Trang bị:
- Tàu ngầm của ta, trong tương lai sắp tới là tàu ngầm dielsel lớp Kilo, thuộc đề án 636.
- Thông số kỹ thuật (tham khảo tư liệu của bác triump):
+Lượng choán nước khi nổi: 2.350 tấn
+Lượng choán nước đầy tải khi lặn: 4.000 tấn
+Ống phóng ngư lôi: 6 ống cỡ 533mm
+Cơ số vũ khí: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn
+Kích thước cơ bản:
    Dài: 73,8m
    Đường kính: 9,9m
    Mớn nước: 6,3m
+Tốc độ tối đa khi lặn: 19 hải lý/h
+Tầm hoạt động khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h): 7.500 hải lý
+Tầm hoạt động khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm): 400 hải lý
+Độ sâu hoạt động tối đa: 300m
+Độ sâu hoạt động thông thường: 250m
+Độ sâu hoạt động với kính tiềm vọng: 17,5m
+Dự trữ hành trình: 45 ngày
+Thủ thủ đoàn: 52 người (trong đó có 13 sĩ quan).
2.2. Phương thức tác chiến:
- Đối với tàu ngầm, em không hy vọng chỉ dùng tàu ngầm để chặn đứng được toàn bộ tàu địch. Tuy nhiên, em cho rằng tàu ngầm là vũ khí vô cùng quan trọng trong chiến lược biển tương lai của ta.
- Mục tiêu: Em cho rằng, nếu bắt tàu ngầm đơn thương độc mã tấn công đội hình tàu địch là không khôn ngoan, vậy nên, theo em tàu ngầm có những mục tiêu sau:
+ Phát hiện, theo dõi, định vị đối phương bí mật. Đối phương ở đây là tàu ngầm và tàu chiến của đối phương.
+ Đe dọa, tấn công lực lượng hậu cần của đối phương nếu điều kiện cho phép, chí ít đe dọa đến khả năng hậu cần của đội hình tàu đối phương.
+ Chống ngầm, cụ thể, săn tìm, tiêu diệt tàu ngầm đối phương, với sự hỗ trợ của tàu mặt nước và máy bay.
+ Tấn công tàu chiến địch khi có cơ hội. Phối hợp tấn công đội hình tàu địch cùng với máy bay và tàu mặt nước, tạo ra 3 mũi giáp công. Ở trường hợp này, tàu ngầm có thể phóng tên lửa từ một vị trí bất ngờ, cùng với tàu mặt nước và máy bay tấn công đội hình tàu địch bằng tên lửa diệt hạm từ 3 hướng khác nhau. Như vậy, năng lực phòng không của nhóm tác chiến địch bị giảm đáng kể.
+ Tham gia các chiến dịch đặc biệt. 
 
Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
Su30MK2V
Thành viên
*
Bài viết: 158

Tôn trọng và khiêm tốn


« Trả lời #499 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 10:39:03 am »

Không ai mong chiến tranh xảy ra, dù chỉ là xung đột nhỏ trên biển. Nhưng với sức mạnh khổng lồ của đối phương, ta phải chuẩn bị cho chiến tranh, lấy đó làm công cụ răn đe.

Nếu có xảy ra xung đột ở TS, vấn đề với đối phương hiện nay là họ không đảm bảo được hậu cần, chứ chiếm đảo không khó và đối với VN cũng vậy.

Do TS ở cách rất xa các căn cứ hậu cần, do đó tiếp viện giữ đảo chỉ  = 2 cách, tàu vận tải (quân, lương, vũ khí) và thả dù. Thả dù ít hiệu quả hơn vì diện tích đảo nhỏ hẹp.

Nếu tác chiến cân xứng, VN không phải là đối thủ vì với tiềm lực kinh tế to lớn, quân đông, tàu đông, Vn không đối chọi, nhưng với chiến tranh bất cân xứng, cùng với tác chiến kiêu du kích của ta, lấy vũ khí là tàu ngầm thì đối phương tất phải mất ăn mất ngủ.

Vấn đề đánh vào đâu các bạn quá rõ rồi, hậu cần. Hết đạn, hết lương thực, hết nước ngọt thì giữ đảo không nổi. VN cũng phải đối đầu những vấn đề như vậy nếu có xung đột.

Nhưng khi đối phương có tàu sân bay hoạt động ở HS sẽ khác, trên TSB luôn có máy bay chống ngầm, và tiêm kích ngăn chặn ta.

Rõ ràng, làm thế nào để tiêu diệt TSB là điều VN cần phải tính đến trong tương lai rất gần. Cũng nên nhớ chiếm giữ trong 50 năm ổn định sẽ mặc nhiên coi là "có chủ quyền" điều này sẽ là nguyên cớ bùng phát xung đột để phá bỏ cái gọi là "ổn định" "không tranh chấp".

Club có diệt được TSB không nhỉ ? .... Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM