Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:33:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương  (Đọc 76807 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #140 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 12:02:01 pm »

Cuộc tấn công ngoại giao của De Gaulle nhắm vào Đông Dương
.

Sự lớn mạnh của chủ trương trung lập càng được tiếp hơi bởi quyết định của chính phủ Pháp cung cấp một sự viện trợ lớn cho nước Campuchia trung lập của Quốc trưởng Sihanouk tháng 1.1964. Đồng thời loan báo một cuộc thăm viếng Trung Quốc, Bắc Việt và Campuchia của một phái đoàn dân biểu Pháp do hạ nghị sĩ Francois Bénard cầm đầu.

Ông Bénard là trưởng nhóm dân biểu đặc trách liên lạc và nghiên cứu các quan hệ kinh tế và văn hóa với các quốc gia châu Á. Phái đoàn đến Hà Nội, Bắc Kinh, Nam Vang mà không ghé lại Sài Gòn trên đường từ Nam Vang ra Hà Nội. Sứ mạng của phái đoàn Pháp này được chính giới Sài Gòn xem như một cuộc tấn công ngoại giao, trong đó Pháp, Trung Quốc, Campuchia và Bắc Việt kết hợp các cố gắng nhằm tiến tới một sự trung lập hóa Nam Việt. 

Cũng vào thời điểm này, ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant thông báo cho vị đại diện thường trực Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông Stevenson, người hai lần ra ứng cử tổng thống và đều bị tướng Eisenhower đánh bại, về những khả năng thỏa hiệp, mà theo ông U Thant, có thể đạt được giữa các khuynh hướng Nam Việt, sau ngày chế độ Diệm sụp đổ.

Ông U Thant đặt hy vọng vào những cuộc tiếp xúc vừa qua tại Praha, thủ đô Tiệp Khắc giữa ông Nguyễn Văn Hiếu, đại diện của Mặt trận Giải phóng miền Nam tại Praha (Tiệp Khắc) và ông Nguyễn Mạnh Hà, đại diện của ủy ban hòa bình và Canh tân do cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu lãnh đạo.

Cái công thức một chính phủ liên minh bao gồm đủ mọi thành phần, kể cả những tướng lãnh đang cầm quyền tại Sài Gòn, đã được trù định trong các cuộc thảo luận này. Sáng kiến này có hy vọng tiến triển nhờ những quan hệ tốt đẹp giữa ông Trần Văn Hữu và tướng Dương Văn Minh lúc bấy giờ đang là người cầm đầu chính quyền quân nhân tại Sài Gòn.

Ông Stevenson ghi danh tánh hai ông Hiếu và Hà do ông U.Thant nêu ra và hứa sẽ chuyển về Hoa Thịnh Đốn. Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp nhận tin này một cách hờ hững. Trung lập hóa miền Nam Việt Nam? Có thể một ngày nào đó, nhưng không trước ngày tình hình quân sự tại đây được cải thiện. Hoa Thịnh đốn cho rằng chấp nhận một chính phủ liên hiệp là dẫn tới một sự thống trị của Cộng sản tại Nam Việt.

Và để ngăn chặn chủ trương trung lập hóa miền Nam, người Mỹ thúc đây một sự thanh lọc hàng ngũ trong bộ máy quân sự đang cầm quyền tại Sài Gòn, loại bỏ những tướng lãnh có khuynh hướng trung lập. 

Trong đêm 30 rạng sáng 31.1.1964, bốn tướng Minh, Đôn, Kim, Xuân bị bắt và bị đưa lên Đà Lạt an trí. Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền để đẩy mạnh cuộc chiến Chống Cộng. Những mầm mống của chủ trương trung lập bị tiêu diệt. Trong vụ này, đại sứ Cabot Lodge dường như bị đặt trước sự đã rồi. Ngược lại, đại tướng Harkins, Tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn và các sĩ quan Mỹ khuyến khích tướng Khánh làm cuộc "chỉnh lý".

Cuộc chính biến, về phía Việt Nam có được sự yểm trợ của nhóm quốc gia cực đoan Đại Việt, đảng phái này tố cáo các tướng Minh, Đôn, Kim, Vỹ chịu ảnh hưởng của người Pháp. Nhóm Đại Việt hy vọng đưa được vị lãnh tụ của họ là Nguyễn Tôn Hoàn lên giữ chức thủ tướng. Nhưng vì bị bắt buộc phải giữ tướng Dương Văn Minh ở lại chức vụ quốc trưởng tạm thời vì ông này được lòng dân, nên Nguyễn Khánh đành nắm giữ ghế thủ tướng. Nguyễn Tôn Hoàn, rồi Hà Thúc Ký, một lãnh tụ Đại Việt khác chỉ được dành cho chiếc ghế phó thủ tướng. Cần phải ghi nhận là tướng Khánh sau khi chửi Pháp để làm vừa lòng quan thầy Mỹ, rồi sau đó bị Thiệu - Kỳ tống ra khỏi nước, lại cũng lết đầu qua Pháp xin tị nạn chính trị.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #141 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 12:03:07 pm »

Kế hoạch Mc Namara gia tăng cường độ chiến tranh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Mc Namara thực hiện một chuyến du hành từ ngày 8 đến 12.3.1964 để thu thập tin tức tại Nam Việt cùng với một đoàn tùy tùng gồm nhiều nhân vật quan trọng. Mc Namara trong thời gian lưu lại Sài Gòn đã ca ngợi Nguyễn Khánh đủ điều và ông ta nhấn mạnh là từ nay, Hoa Kỳ không tha thứ cho mọi cuộc đảo chính nào khác.

Sau chuyến công du này, Mc Namara khuyến cáo Tổng thống Johnson đi tới 3 quyết định sau đây:

1. Cấp một tỷ USD mỗi tuần cho kế hoạch tăng cường quân đội Sài Gòn để đạt tới quân số 500.000 người.

2. Gia tăng sự tiếp vận của quân đội Sài Gòn, điều này dẫn tới sự gia tăng số cố vấn quân sự Mỹ.

3. Nghiên cứu một kế hoạch không kích xuống Bắc Việt để trả đũa lại sự trợ giúp của Hà Nội cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

Ngày 26.3.1964, Mc Namara lần đầu tiên đề cập tới khả năng những cuộc trả đũa bằng không lực nhằm vào Bắc Việt. Nhiều tướng tá Mỹ và một số tướng lãnh Việt Nam tại Sài Gòn, đặc biệt là Nguyễn Cao Kỳ đòi hỏi Mỹ mở những cuộc oanh kích xuống Bắc Việt, nhưng Tổng chống Johnson chống lại khi đưa ra lời tuyên bố không chấp thuận những kế hoạch nhằm nới rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Johnson còn ngần ngại một sự tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng vẫn tận lực yểm trợ chính quyền Nguyễn Khánh. Tuy nhiên trong thời tiền bầu cử tổng thống, Johnson bị những áp lực của phe diều hâu Mỹ.

Ông R.Nixon, cựu Phó tổng thống và là ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống 1960, sau một chuyến thăm viếng Nam Việt có tuyên bố là Hoa Kỳ cần đưa cuộc chiến ra Bắc Việt, để không tái lập sự sai lầm trong cuộc chiến Triều Tiên khi tướng Mc Arthur bị Tổng thống Truman cấm không cho mở những cuộc oanh kích nhắm vào nơi xuất phát của địch quân tại Mãn Châu (Trung Quốc).

Ông Nelson Rockefeller, một ngôi sao khác của đảng Cộng hòa (Mỹ) yêu cầu truy đuổi du kích quân đến tận nơi ẩn náu tại Bắc Việt, Lào và Campuchia. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bgoldwaler, đối thủ của Johnson trong kỳ bầu cử tổng thống 11.1964 sắp tới đề nghị nên đe dọa phá hoại ruộng vườn tại Bắc Việt và phong tỏa các hải cáng miền Bắc.

Để đáp lại sự gia tăng các hoạt động của du -kích quân, Hoa Kỳ liên tiếp tăng cường số cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt. Con số này chỉ trong thời gian 1.1961 đến tháng 1.1962 đã từ 692 lên 12.000 người. Đến tháng 11.1963, con số này đã lên đến 16.500 người. Tháng 11.1964, hơn 20.000. Vậy là Hà Nội cũng đầy đủ lý do để gia tăng sự trợ giúp cho những đồng hương của họ tại miền Nam mà không vi phạm Hiệp định Geneve.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #142 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 12:03:15 pm »

Từ ngày 1 đến 4.6.1964 một hội nghị của các nhân vật hữu trách Mỹ diễn ra tại Honolulu để thảo luận về một kế hoạch quân sự nhằm tấn công những mục tiêu quân sự tại phía Bắc vĩ tuyến 17. Việc thực hiện kế hoạch này tùy thuộc vào 5 điều kiện: áp lực của phe Cộng hòa đòi phải có thái độ cương quyết với Hà Nội, kết quả một cuộc thăm dò mức độ của một sự trả đũa của Hà Nội, những cái cớ quân sự biện minh cho một cuộc "leo thang" chiến tranh của Hoa Kỳ, những nguy hiểm của một hành động trả đũa của Liên Xô và Trung Quốc.

Tổng thống Johnson quyết không để bị lôi cuốn vào bất cứ một cuộc phiêu lưu quân sự nhắm vào Bắc Việt và ông muốn tự mình đưa ra một quyết định như vậy cùng với cường độ của một hành động quân sự có tính cách leo thang chiến tranh. Đây là cái thuyết của sự "trả đũa có giới hạn".

Sự bổ nhiệm tướng Westmoreland ngày 20.6.1964 để thay thế tướng P.Harkins tại Sài Gòn cho thấy quyết tâm của Tổng thống Johnson theo đuổi cuộc chiến tại Việt Nam, vì Westmorelanđ được tiếng là một vị tướng hiếu chiến.

Cái không khí này càng rõ nét với việt bổ nhiệm đại tướng Maxwell Taylor, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ vào chức vụ tân đại sứ để thay thế Cabot Lodge, một nhà chính trị.

Tại Hà Nội, đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố ngày 15.5.1964: "Chúng tôi sẵn sàng đương đầu với quân xâm lược Mỹ và tiêu diệt chúng đến tên cuối cùng".

Tại Paris, đại diện của Hà Nội, ông Mai Văn Bộ tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 16.7.1964 mong muốn sự triệu tập một Hội nghị Geneve mới, nhân ngày kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Geneve 1954. Ngày 20 tháng 7.1964, Bộ trưởng Xuân Thủy gửi một thông điệp đến các nước thành viên của Hội nghị Geneve 1954, yêu cầu làm tất cả mọi việc để cho tình hình tại Đông Dương bớt căng thẳng.

Cùng lúc, Quốc trưởng Campuchia N.Sihanouk đòi triệu tập một Hội nghị quốc tế nhằm bảo đảm sự toàn vẹn của lãnh thổ Campuchia trước những đòi hỏi về đất đai của chính phủ Sài Gòn và chính phủ Thái Lan. Còn thủ tướng Lào, Hoàng thân Souvanna Phouma cũng yêu cầu mở một Hội nghị Quốc tế để cải thiện những sai sót của Hiệp định 1962 về Lào.

Vậy tại sao không nhân cơ hội diễn ra một trong hai hội nghị này, để cùng lúc thảo luận trong hành lang những khả năng giải quyết cuộc xung đột tại Việt Nam. Ông Mai Văn Bộ loan báo: “Nếu các phe tham dự một trong hai hội nghị có những gợi ý như trên, thì chúng tôi thấy không có gì trở ngại".

Ngày 25.7.1964, Liên Xô yêu cầu triệu tập một hội nghị về Lào. Hà Nội tuyên bố chấp thuận đề nghị trên của Liên Xô, và nhìn thấy đây là một phương cách ngoài việc củng cố độc lập, hòa bình và trung lập cho Lào... và luôn cả cho hòa bình tại Đông Dương và tại Đông Nam Á. (Đài Phát thanh Hà Nội ngày 4.8.1964).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #143 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 12:03:54 pm »

Các sách tư liệu tham khảo
:

1. L'Indochine dans la tourmente của đại tướng P. Ely

2. L’agonie de l'Indochine của đại tướng H. Navarre

3. Laguerre d'Indochine của J. Oallos

4. La vérité sur la guerre du Vietnam

5. L'enlisement của L. Bodard

6. Sociologie d'une gurre của P. Mus 

7. Histoire d' une paix manquee của J. Sainteny

8. Au service de la France en Indochine của đại tướng Mordant

9. A la barre de 1'Indochine của J. Decoux

10. Dix ans d'indépendance của G. Chaffard

11. Le jour de 1' escalade của M. Giuglaris 

12. Le Vietnam entre deux guerre của J. Lacouture

13. Dossier secret de 1' Indochine của C. Paillat

14. L’Aventure của L. Bodard

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM