Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương

(1/29) > >>

SaoVang:



Tên sách: Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương
Tác giả: Tường Hữu
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, Sao Vàng


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tập sách "Hậu trường chính trị phía sau cuộc chiến Đông Dương" được biên soạn có chọn lọc các sự kiện chính trị xảy ra trong thời kỳ Pháp, Mỹ nhảy vào can thiệp và gây ra cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương nói chung. Tập sách là sự tiếp nối, mở rộng cuốn "Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945-1975" đã được Nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành năm 2002.

Tác giả Tường Hữu, một nhà báo kỳ cựu từng là cộng tác viên chuyên theo dõi mảng thời sự quốc tế của Hãng tin AFP và Đài truyền hình Pháp trong thập niên 1960-1970. Có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn tư liệu phong phú từ sách báo nước ngoài, tác giả đã tập hợp, dịch và biên soạn các tư liệu với sự thận trọng, khách quan cần thiết. Tuy nhiên sách vẫn chứa đựng một số lập luận, quan điểm chủ quan của người viết, có tính tham khảo, mong bạn đọc hiểu và góp ý phê bình để nội dung sách ngày càng tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
.
Nhà xuất bản Công an Nhân dân

SaoVang:
BƯỚC XÂM LẤN ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN PHIỆT NHẬT VÀO VIỆT NAM
.

Do hốt hoảng, Toàn quyền Catroux tự ý nhượng bộ quá nhiều những yêu sách của Nhật nên bị Pétain cách chức và được Decoux thay thế. Decoux dùng hạm đội uy hiếp buộc Catroux phải lập tức chuyển giao quyền cho ông chứ không được tiếp tục trì hoãn

Ngày 3.9.1939, đệ nhị thế chiến bùng nổ trước tiên tại mặt trận Âu châu giữa Đức Quốc xã của Hitler một bên, và Anh - Pháp - Ba Lan bên kia.

Giữa năm 1940, Anh - Pháp thất trận đầu tiên, ngày 10.6.1940, quân Đức Quốc xã tiến vào thủ đô Paris, cùng ngày với lời tuyên chiến của nước Ý phát xít của Mussolini với Anh-Pháp để đòi chia chiến lợi phẩm với Đức.

Cùng ngày, tại Hà Nội, vị Toàn quyền Dông Dương lúc bấy giờ, đại tướng Catroux nhận được những dấu hiệu, theo đó, quân đội Nhật đang chiếm đóng tất cả những thành phố lớn Trung Quốc đang chuẩn bị mở hai cuộc tấn công vào bờ biển Bắc-Việt bằng đường biển, song song với một cuộc dàn quân từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) bằng đường bộ qua biên giới Bắc - Việt trong vùng Lạng Sơn, lợi dụng sự bất lực của chính quốc Pháp trong việc tiếp cứu Đông Dương thuộc Pháp, sau ngày một phần lãnh thổ Pháp bị quân Đức chiếm đóng.

Cùng lúc, Bộ Tham mưu Nhật lập lại những lời đe dọa và lên án việc Pháp cho phép vận chuyển vũ khí Mỹ bán cho Tưởng Giới Thạch qua hải cảng Hải Phòng rồi xuyên qua lãnh thổ Bắc - Việt để đưa sang Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai, bằng con đường sắt Hà Nội - Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Nhật buộc Pháp phải đóng cửa biên giới Hoa - Việt.

Trước mối đe dọa này, Toàn quyền Catroux, ngày 16.6.1940, quyết định cấm chỉ việc vận chuyển xăng dầu qua lãnh thổ Đông Dương cho Trung Quốc và lập tức thông báo biện pháp này cho phía Nhật qua vị Đại sứ Pháp tại Tokyo.

Cũng vào thời điểm này, Anh cũng đã phải đóng cửa biên giới Miến Điện - Trung Quốc tiếp theo sau đòi hỏi cua Nhật. Nhưng đã quá trễ: tối ngày 19.6.1940, Catroux nhận được tối hậu thư của Nhật buộc Pháp đóng cửa biên giới cho những cuộc vận chuyển xăng, xe vận tải cùng vũ khí, quân trang, bằng đường bộ cũng như đường sắt, và còn đòi Pháp phải để cho quân đội Nhật đặt các trạm kiềm soát tại các khu vực biên giới để theo dõi sự tuân thủ việc cấm chi các vụ buôn lậu vũ khí qua biên giới Việt - Trung. Nhật còn nhấn mạnh là Pháp phải trả lời chấp nhận yêu sách của Nhật ngay sáng hôm sau 20.6.1940.

Lúc bấy giờ, Toàn quyền Catroux tạm bị cắt đứt liên lạc với chính quyền do sự tan rã của quân đội Pháp, và chính quyền chủ bại Pétain đang sắp thay thế nội các P.Reynaud chủ chiến, để chấm dứt chiến tranh.

Nhật yểm trợ yêu sách của họ bằng việc cho di chuyển hạm đội dọc theo bờ biển Trung Hoa hướng về phía Hai Phòng. Toàn quyền Catroux trong tình thế khó khăn này không kịp chờ đợi chỉ thị từ chính quốc, đành phải chấp nhận đòi hỏi của Nhật.

Ngày 21 và 24.6, vị tân Bộ trưởng Thuộc địa trong chính phủ Pétain vừa được thành lập, đánh công điện khiển trách Catroux đã tự ý chấp thuận yêu sách của Nhật.

Ngày 25.6, Catroux đánh điện về chính quốc khẩn thiết yêu cầu để cho ông "tự do nhận định tình thế dễ hành động kịp thời", nội các Pétain họp và quyết định triệu hồi Catroux và chỉ định Đô đốc Decoux, Tư lệnh Hải quân Pháp tại Viễn Đông lên thay thế.

SaoVang:
Toàn quyền Catroux trì hoãn trao quyền cho Decoux, người kế nhiệm
.

Phái bộ Quân sự Nhật kiểm soát việc đóng của biên giới do tướng Nishihara cầm đầu gồm nhiều sĩ quan của bộ binh và hải quân Thiên Hoàng Nhật đặt chân tới Việt Nam ngày 29.6, và cùng đi với thiếu tá Thiébaut tùy viên quân sự pháp tại Tôkyo.

Từ 28 giờ qua, những tin tức đầu tiên về việc tướng Catroux bị cách chức và được đô đốc Oecoux thay thế đã truyền đến Nhật và Đông Dương, nên ngay sau khi đến Hà Nội, Phái bộ Nhật đòi tiếp xúc với Decoux, tân Toàn quyền, nhưng vì Catroux bận việc tại Sài Gòn nên chưa chuyển giao quyền cho Decoux. Phía Nhật đành phải đợi Catroux trở về Hà Nội ngày 30.6, ngày này, các cuộc thương thuyết đề cập ngay đến việc thiết lập những trạm kiểm soát Nhật tại Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai và Hải Phòng.

Để tạo ra một không khí hòa dịu, tướng Catroux tự đơn phương quyết định đóng cửa biên giới Bắc-Việt theo hướng Trung Quốc - Đông Dương và có một hành động tượng trưng, cho lệnh tháo gỡ một đoạn đường sắt tại biên giới trong tỉnh Lào Cai...

Trên nguyên tắc, Catroux không có thẩm quyền thương thuyết với Phái bộ Nhật, vì lệnh triệu hồi và trao quyền lại cho Decoux đã có từ ngày 25.6 và đến ngày 30.6, ông đã nhận được một công điện của Bộ trưởng Thuộc địa, ông Rivière, ra lệnh cho ông phải chuyển giao ngay quyền hành cho Decoux và trở về Pháp trong thời gian ngắn nhất để nhận nhiệm sở mới và luôn những lời khiển trách.

Nhưng tướng Catroux tìm mọi cách hoãn lại ngày rời bỏ chức vụ Toàn quyền và chỉ đúng 25 ngày sau ông mới chịu trao quyền lại cho Decoux dưới sự đe dọa dùng vũ lực của Decoux qua những họng súng đại bác của soái hạm Lamotte Picquet.

Đô đốc Decoux xác nhận trong quyển hồi ký của ông là cuộc chuyển giao quyền hành này diễn ra trong một không khí không có gì tốt đẹp, nếu không nói là rất căng thẳng. Vàsau đó thay vì bay trở về Pháp trình diện với chính phủ Pétain, tướng Catroux bí mật liên lạc với De Gaulle và nhà cầm quyền Anh tại Singapour.

Trong ba tuần lễ đầu đặt chân tới Bắc Việt, Phái bộ Nhật xử sự như trên một lãnh thổ mà họ đã chiếm được, nên họ lập tức bắt tay vào một chiến dịch tuyên truyền và gián điệp, chú tâm quan sát những kho chứa vũ khí và quân trang Mỹ đang chờ được chuyển sang Trung Quốc nhưng từ nay bị cấm chỉ nên bị giữ lại tại chỗ.

Ngay những ngày đầu tháng 7.1940, tướng Nishihara đòi tướng Catroux thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:

1. Nhường lại cho Nhật những quân nhu Mỹ đang chờ được chuyển sang Trung Quốc cho Tưởng GiớiThạch.

2. Việc tiếp tế lương thực và đạn dược cho đạo quân Nhật đang chiếm đóng trong tỉnh Quảng Tây, qua ngã Bắc-Việt, do quân đội Nhật thực hiện.

3. Quân đội Nhật được quyền gửi thương bệnh binh Nhật đến các bệnh viện Bắc Việt để được săn sóc.

4. Quân Nhật được quyền mượn đường trong lãnh thổ Bắc Việt để tiến sang tỉnh Vân Nam nhằm tấn công quân của Tưởng Giới Thạch.

SaoVang:
Mặc dù chưa nhận được chỉ thị nào của chính phủ Pétain, tướng Catroux cho phía Nhật biết là ông sẵn sàng cho phép Nhật tự do tiếp tế thực phẩm cho quân Nhật trong tỉnh Quảng Tây và việc chữa trị thương bệnh binh Nhật tại các bệnh viện Bắc-Việt.

Nhưng Catroux bác bỏ điều kiện để Nhật được tự do chuyển quân trên lãnh thổ Bắc-Việt để tấn công Trung Quốc vì vậy là xâm phạm chủ quyền của Pháp, nhưng ông sẵn sàng trù liệu một sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Nhật. Và để cho Nhật vận chuyển đạn dược và cả việc di tản các binh sĩ Nhật tại Quảng Tây sang vùng đồng bằng Bắc-Việt nếu chính phủ Nhật cam kết tôn trọng chủ quyền của Pháp tại Đông Dương và trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài khơi bờ biển Việt Nam, và rút quân khỏi đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Tướng Nishihara đề nghị với Catroux một cuộc liên minh quân sự
.

Chính phủ Pétain ngày 12.7 ra lệnh cho Catroux đình chỉ mọi cuộc thương thuyết và chuyển giao quyền hành của Decoux.

Ngay khi Phái bộ Nhật đến Hà Nội, một khu trục hạm và một tàu gỡ mìn Nhật đến bỏ neo ngoài khơi Hải  Phòng, và một chiến hạm Nhật khác tiến vào căn cứ Bayard tại Quảng Châu Loan, một nhượng địa của Trung Quốc cho Pháp, ở biên giới Việt-Trung. Kể từ thời điểm này, các tàu chiến Nhật tự do ra vào hai cảng này mà không cần xin phép nhà cầm quyền Pháp, bất chấp sự phản đối của phía Pháp. Mặt khác, hai phi trường Hà Nội và Hải Phòng phải tiếp nhận mà không được thông báo trước, những phi cơ quân sự Nhật viện cớ thực hiện những chuyến bay để liên lạc với Phái bộ Nhật.

Trong cuộc thảo luận tay đôi duy nhất diễn ra ngày 19.7, giữa Catroux và Decoux trước khi chính thức bàn giào quyền hành, Catroux khuyên Decoux có một thái độ cương quyết hơn đối với người Nhật, vì ông nhìn nhận là đã sai lầm khi nhượng bộ quá nhiều trước người Nhật mà không được người Nhật đáp trả lại một cách tương xứng.

Ngay sau ngày nhậm chức, Decoux tỏ ra có lập trường cương quyết hơn vị tiền nhiệm của ông trong các cuộc thảo luận với phía Nhật, nên không khí trở nên căng thẳng và dẫn tới cuộc chiến ngắn ngủi Pháp-Nhật tại vùng Lạng Sơn từ 22.9 đến 25.9.1940.

Lạng Sơn bị quân Nhật đánh chiếm, với tổn thất khá nặng của cả đôi bên qua con số thương vong nhiều ngàn người. Sau biến cố này, Toàn quyền Decoux nhận thức là một cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Nhật chỉ dẫn tới sự kết thúc chủ quyền của Pháp tại Đông Dương mà thôi nên ông đành đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác trong khi vẫn hết sức cố gắng hạn chế những yêu sách của Nhật trên mọi lãnh vực.

Nhưng Decoux không mấy thành công trong các nỗ lực giảm thiểu những tham vọng về lãnh thổ của phe quân phiệt Nhật, nhất là sau ngày Hitler xua quân tấn công vào lãnh thổ Liên Xô ngày 22.6.1941 và gặt hái được những chiến thắng vang dội trong những tháng đầu của cuộc chiến Đức-Liên Xô. Điều này càng khuyến khích Nhật nhanh chóng tiến về phía Nam và buộc Pháp chấp nhận cho Nhật đưa quân xuống miền Nam Việt Nam qua tối hậu thư ngày 22.1.1941, sự việc này bị phản ứng quyết liệt của Mỹ và châm ngòi cho cuộc chiến tại Thái Bình Lương giữa Nhật và Hoa Kỳ

SaoVang:
NHỮNG PHỨC TẠP TRONG MỐI QUAN HỆ THỜI CHIẾN GIỮA PHÁP - MỸ VÀ NHẬT TẠI VIỆT NAM

Đường lối ngoại giao của Decoux đối với sự chiếm đóng của Nhật

Tháng 6.1940, liên quân Anh-Pháp đại bại trước quân Đức Quốc xã tại mặt trận Tây Âu khiến Thống chế Pháp Pétain phải chấp nhận sự đầu hàng với Hitler. Lợi dụng sự suy yếu cua Pháp, chính phủ Nhật lập tức buộc Toàn quyền Catroux lúc bấy giờ phải chấp nhận những nhượng bộ lớn về mặt quân sự, kinh tế.

Chỉ còn liên lạc được với chính quốc bằng vô tuyến điện, tướng Catroux buộc lòng phải tự nhận lấy trách nhiệm trong các cuộc thương nghị đầy khó khăn với tướng Nishihara, Trưởng Phái bộ Quân sự Nhật tại Hà Nội.

Để ngăn chặn những nhượng bộ quá đáng của Toàn quyền Catroux, chính phủ Pétain tại Vichy lập tức gửi công điện cho Catroux ra lệnh ngưng các cuộc thương thuyết đang diễn ra tại Hà Nội. Và ngày 25.6 đã quyết định ngưng chức Catroux, triệu hồi ông về Pháp và bổ nhiệm Đô đốc Decoux, Tư lệnh Hạm đội Pháp tại Thái Bình Dương lên thay thế, vì cho rằng Catroux đã vượt quyền hạn của ông và còn để lộ ý định sẽ thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào chính phủ Pétain tại chính quốc để ngã theo De Gaulle, người đang mưu toan thành lập một chính quyền lưu vong tại Anh để tiếp tục cuộc chiến chống lại Hitler.

Quả thật, ngày 20.7.1940 Catroux sau khi cố trì hoãn ngày chuyển giao quyền hành cho Decoux, đã rời Sài Còn bay sang Singapour, và thay vì bay về Pháp để nhận những chỉ thị mới của Pétain, nhưng với sự trợ giúp của nhà cầm quyền Anh tại Singapour, ông đã chuyển sang phi cơ của Anh để bay thẳng đến thủ đô Luân Đôn gia nhập hàng ngũ của De Gaulle.

Catroux tự đặt mình dưới.sự lãnh đạo của De Gaulle, một người mới được thăng cấp thiếu tướng chỉ có một tháng, trong khi Catroux mang cấp bậc đại tướng 5 sao, nghĩa là trên biển De Caulle ba cấp bậc trong quân đội.

De Gaulle từ ngày tự mình đứng lên nhận lấy trách nhiệm trước lịch sử là duy trì cuộc chiến chống Đức, đảm nhận một vai trò chính trị nên không lệ thuộc vào cấp bậc trong quân đội, cũng như đại tá Nasser tại Ai Cập hay đại úy Koong Le tại Lào sau này.

Ngay sau ngày nhậm chức, Decoux thi hành một đường lối đối ngoại dựa vào bốn điểm chính sau đây:

a) Kiêng nể, tránh gây phật lòng Anh - Mỹ, những đối thủ của Đức - Ý - Nhật. 

b) Giữ hoàn toàn trung lập trong cuộc chiến tại Thái Bình Dương.

c) Duy trì sự bình yên tại biên giới Việt-Trung, nghĩa là cố tránh va chạm với chính quyền Tưởng Giới Thạch.

d) Bảo vệ bằng mọi phương tiện, chủ quyền hành chính tại Đông Dương trong tay người Pháp.

Trong suốt 5 năm cầm quyền tại Đông Dương, Decoux lần lượt tiếp xúc với 4 vị đại Sứ Nhật và 6 vị đại diện toàn quyền, và độ hai chục vị lãnh sự Nhật, mà nhân vật đáng ngại nhất là Đại sứ Yoshizawa, một nhà ngoại giao đầy bản lĩnh và kinh nghiệm, ông này đến Hà Nội nhậm chức tháng 10.1941, khi ông đã 75 tuổi với bề dày kinh nghiệm trên lãnh vực ngoại giao, sau khi đã từng là đại sứ tại Pháp và tại Indonesia.

Với dáng người thấp, ăn nói rất thận trọng, tướng đi rón rén, miệng luôn hút xì gà như Churchill, nhà ngoại giao từng trải này quá hiểu biết để thừa thấy trước sự thất trận của Nhật trước các cường quốc Đồng Minh, ông cũng thấy trước là quân đội Nhật rồi cũng sẽ làm cuộc đảo chính quân sự lật đổ chủ quyền của Pháp tại Đông Dương nên cuối năm 1944 ông xin từ nhiệm để khỏi phải nhúng tay vào một hành động phản bội lời cam kết của Nhật hoàng là tôn trọng chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page