Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:47:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78156 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:02:45 am »

3.

3.1 Đúng làbài thủ chiếu mở đầu bằng "Tích" - ngày xưa, xưa,…
Tư duy Việt Nam từ xưa cho đến hôm nay, vẫn thường có điểm xuất phát kiểu: "ngày xửa, ngày xưa" - như trong mở đầu các truyện cổ tích, truyền từ đời trước qua đời sau. Điều đó cũng không có gì lạ.   
Thế kỷ X ở Việt Nam khép lại với những cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ để vượt qua qua gần 1.000 năm thuộc địa trực tiếp của các đế chế phương Bắc, đã phải trực tiếp giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc bằng Bạch Đằng năm 938, năm 981.
Thế nhưng bây giờ - năm 1010, trí tuệ cao nhất, tiêu biểu nhất, người đứng đầu vương triều Lý lại dẫn kinh nghiệm từ chính Phương Bắc!. Đó là sự sao chép, giáo điều hay bị áp đặt?.
Qua các thời kỳ lịch sử, các trung tâm văn minh lớn của châu Á - là Thế giới đối với Việt Nam hàng ngàn năm, là một hấp dẫn, ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam ngay từ thời cổ đại. Ở phần bắc lãnh thổ, mối quan hệ và hấp lực ấy, mạnh mẽ trực tiếp, thường xuyên là văn minh phương Bắc. Trong quan hệ biện chứng với tư cách một quốc gia độc lập, không có một vấn đề gì, nhất là vấn đề chiến lược, trí tuệ và kinh nghiệm nào lại tách rời, cô lập, đơn tuyến với những tác động kinh tế, chính trị, xã hội đương thời. Sự tiếp xúc với văn minh Trung Quốc cổ đại - dưới nhiều hình thức là tác nhân quan trọng dẫn đến những chuyển biến kinh tế, xã hội Văn Lang - Âu Lạc nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên, rồi thiên niên kỷ I sau đó. Giờ đây, khi thoát khỏi ách đô hộ, giành được quyền độc lập gần một thế kỷ, nhà Lý - Đại Việt có điều kiện, chủ động để thâu hoá kinh nghiệm Trung Hoa. Nói cách khác, việc rút kinh nghiệm phương Bắc, của Lý Công Uẩn - và rộng ra là của trí tuệ lớn, đương thời, trong chuyện dời kinh đô không phải là việc lựa chọn nhất thời, nông nổi, mà là một sự thẩm định, có cân nhắc kỹ càng, khách quan.
Nhưng không chỉ có dựa vào kinh nghiệm phương Bắc, Lý Công Uẩn đối chiếu với kinh nghiệm lịch sử - mà thế hệ cha ông ở kinh thành Hoa Lư (từ 968 đến 1009) trong đó bản thân ông trải nghiệm, chính là tri thức thực tiễn nóng hổi.
3.2 Khi nhắc lại kinh nghiệm phương Bắc cổ đại và bài học thời Đinh, Lê, hai lần Lý Công Uẩn dùng đến "kỷ tư" (tự tiện, riêng mình).
- “Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ” (Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời).
- “Nhị Đinh, Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư” (Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình).
Đó cũng chính là hai lần Lý Công Uẩn quán triệt đi, quán triệt lại một nguyên tắc: Việc dời đô không được tự tiện theo ý riêng của mình.
Rồi lần lượt tự phản biện với chính tiền đề, lý lẽ của mình đưa ra với tư duy lịch đại và đồng đại, kế thừa - phát triển, tránh chủ quan.
Nói cách khác, dù là dẫn kinh nghiệm - trí thức lịch sử phương Bắc cổ đại là tri thức thế giới đương thời, là tri thức sách vở, hay là chuyện Đinh, Lê của Đại Cồ Việt là thực tiễn, là môi trường cụ thể Hoa Lư thế kỷ X (từ 968), thì với Lý Công Uẩn, cả hai bài học kinh nghiệm, kiểm định lịch sử ấy, là nền cho phép ông xây dựng, xác định, nhất quán một nguyên tắc:
Không được tự tiện, theo ý riêng mình (chủ quan) trong việc chuyển dời kinh đô (thiên đô)!
Công việc đó chỉ khi nào phải đảm bảo kết hợp, thống nhất "Trên vâng mệnh trời” với “dưới theo ý dân”, đồng nghĩa và cụ thể “là không theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời”.
Mục đích tối thượng của việc xây dựng kinh đô của quốc gia, theo Lý Công Uẩn là:
- “Mưu toan nghiệp lớn” là đồng nghĩa với “vi ức vạn thế tử tôn chi kế" (tính kế muôn đời cho con cháu).
-“Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ” (vận/ nền nước vững bền lâu dài, phong tục phồn thịnh)là đối nghịch với “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”.
 (Nhân đây, cũng phải nói rõ, mục đích đầu tiên và tối thượng của Lý Công Uẩn trước hết chính là vì con cháu (tử tôn) của chính vua. Không phải ngẫu nhiên mà đến năm1070: "Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”; rồi năm 1076, gần 70 năm ngày định đô Thăng Long, lớp con, cháu của Đức Lý Công Uẩn cho dựng Quốc Tử Giảm - trường để dạy, rèn chính con vua - người quản lý cao nhất của vương triều, quốc gia).
3.3 Sau khi đã xác lập vững vàng nguyên lý ấy, Lý Công Uẩn đã chỉ ra vùng ven sông Nhĩ - Nhị, Kim Ngưu, Tô Lịch hiện thời, nơi:
- Thứ nhất: đã được lịch sử thẩm định: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương”.
- Thứ hai: vùng đất này: “ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng".
-Thứ ba: vị thế tự nhiên, thẩm định của lich sử - dù rất quan trọng, nhưng, căn bản hơn cả chính là đáp ứng được tiêu chuẩn cuối cùng, liên quan đến nền tảng rộng lớn hơn của nhân tài,vật lực quốc gia: “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Ông đã đi đến một nhận định, một kết luận: “Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”.
Như vậy là:
Không phải chỉ nhấn mạnh bài học của quá khứ, chỉ mở đầu bằng "Tích" (chuyện xưa) - là kiểu tư duy lịch đại (diachronic) - nhờ đó, con người có cách đo, lường, “ôn cố nhi tri tân” rút kinh nghiệm sâu sắc cái đã qua, một cách tiết kiệm trong số những tiết kiệm của năng lực con người, mà Lý Công Uẩn thiếu đi tư duy đồng đại (synchronic).                           
Đến đầu thế kỷ XXI, nhân loại bàn nhiều đến sự phát triển bền vững, sau khi đã trả giá cho quá nhiều sai lầm trên quá trình vận động của mình về sự nhắm mắt, trực kiến về kết quả nhãn tiền... Lịch đại và đồng đại là hai mặt của quá trình tồn tại - vận động - phát triển. Nếu thiếu đi tư duy đồng đại thì không có sự vận động, phát triển. Ngược lại thiếu đi tư duy lịch đại, không rút kinh nghiệm, thiếu sự định hướng, thì sự vận động đó không thể bền vững, thậm chí có tác dụng ngược lại - kìm chế, phá hoại sự phát triển, là bóc ngắn cắn dài, hy sinh tương lai cho cái trước mắt, hy sinh thế hệ cháu con, làm rối loạn sự phát triển.
3.4 Nhưng, trước khi đặt dấu chấm cho thủ chiếu cúa mình, đấng quân vương - người lãnh đạo cao nhất, tuyệt đối của chế độ quân chủ thời Lý, vẫn thêm một lần hạ bút “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.
Chỉ có như thế, Đức vua Lý Công Uẩn mới thật thanh thản!
Dòng cuối cùng trong Thiên đô chiếu, mà theo Trần Quốc Vượng, là “Câu văn đắt nhất trong bài chiếu. Đó là cái thấn của bài chiếu nước Việt, là một bản sắc dân tộc, một bản sắc văn hoá Việt đầu đời Lý”.
Sau đoạn này, thấy Sử cũ ghi: Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo. Vua cả mừng”.
Nếu biết rằng, theo Việt sử lược - tác phẩm gần với đương thời nhất, Lý Công Uẩn rất chặt chẽ trong hành động.
Khi còn là Thân vệ trong kinh đô Hoa Lư của triều đình Lê, khi Vạn Hạnh nói: “Gần đây tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng nhà Lê tất phải mất mà nhà Nguyễn (Lý) tất phải lên. Họ Nguyễn không ai nhân từ, khoan dung như ông, lại được lòng dân...”. Lý Công Uẩn bảo Vạn Hạnh đến ẩn náu ở núi Ba Sơn.
Đầu năm 1009, khi Chi hậu Đào Cam Mộc hai, ba lần trực tiếp, hết dùng lẽ xa xôi để khích, rồi: “thong thả chấp nhận đành chịu chết”, đến quyết liệt hơn rằng: “Chuyển hoạ thành phúc cũng chính là lúc này” để phân tích Lý Công Uẩn lên ngôi, thì:
- Lần thứ nhất, Lý Công Uẩn vờ mắng: “ông sao lại dám nói lời như thế, ta tất phải bắt ông nạp quan làm tội”.
- Lần thứ hai: “Ta sao lại nhẫn tâm đi cáo giác ông, nhưng sợ rằng lộ ra thì bị giết cả”.
- Lần thứ ba, thì: “Ta xem chí ông cùng Vạn Hạnh không khác gì nhau, nếu thực như lời nói ấy, thì phải làm thế nào? 16] Việt sử lược, Bản dịch của Trần Quốc Vượng. Bản in lại của Nxb Thuận Hoá, 2005, tr. 72 - 73.
[17] Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 243.
[18] Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 245.

Nguồn:http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=113:thien-o-chiu-ca-vua-ly-cong-un-nhng-gia-tr-cha-bao-gi-c&catid=25:bai-vit&Itemid=33


Bài in trong Kỷ yếu Hội thảo 1000 năm Vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, Nxb Thế giới, H., 2009
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #91 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:07:23 am »

THÂN MẪU LÝ CÔNG UẨN LÀ NGƯỜI BẮC NINH

                                                                                                                                                               Nguyễn Hùng Vĩ

 Dựa trên tổng thể tư liệu hiện nay, với suy luận kĩ càng, có thể đưa ra giả thuyết mẹ đẻ Lý Công Uẩn là người Dương Lôi, hương Cổ Pháp trong châu Cổ Pháp đời Lý nằm trên đất Bắc Ninh hiện nay.
            Trong điều kiện hiện bây giờ, khi giới khảo cổ học chưa khai quật trực tiếp và minh định được các ngôi mộ liên quan thì sử liệu thành văn sẽ là căn cứ tốt nhất cho việc lập ra giả thiết này với điều kiện có cách đọc văn bản hợp lí.
            Khó mà phản bác rằng, Lý Công Uẩn có cả một gia tộc bề thế, cường thịnh. Đại Việt sử kí toàn thư (bản Chính Hòa 1697) ghi lời Vạn Hạnh: “Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, mà đang lại nắm binh quyền trong tay...”. Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn truy phong cho cha, mẹ, phong cho anh, chú, lại phong cho cả con anh... Gia tộc là như vậy phủ định làm sao được. Tấm bia Hoa Lâm Tam Bảo thị 1656 còn lưu thác bản nói rõ quê hương Hoa Lâm của ông nội bà nội, cùng lăng miếu cha mẹ Lý Công Uẩn làm sao mà phủ định được. Vậy quê mẹ Lý Công Uẩn là đâu?
            Giả thiết của chúng tôi từng bước đưa ra như sau:

Bố Lý Công Uẩn đa thê và Phạm mẫu là người vợ muộn của ông

Điều này chưa thấy bộ sử nào cũng như nhà khoa học nào nói tới nhưng có thể suy luận được. Năm 1009, Lý Công Uẩn phong cho anh làm Vũ Uy vương và con Vũ Uy vương là Trung Hiển làm Thái úy. Lúc đó, Lý Công Uẩn 35 tuổi. Một người phụ trách quân đội như Thái úy thì tuổi đời cũng phải xấp xỉ Lý Công Uẩn vì còn trong triều, những người ủng hộ Lý Công Uẩn rất nhiều, ngay trong nội tộc cũng nhiều người lớn tuổi, từng trải. Chắc chắn những người anh đó phải là con bà cả, bà hai, nếu có ai là em thì cũng là em con chú, có thể lớn tuổi hơn cả Lý Công Uẩn. Việc một hào trưởng, lý gia thời xưa năm thê bảy thiếp là chuyện hết sức bình thường.
           Người vợ muộn đó mang thai rất không bình thường, điều này là thống nhất từ sử kí, tài liệu Phật giáo đến truyền thuyết dân gian. Tai sao một vị vua khai quốc đầy uy vọng thế kia mà các nhà sử học lại để một khoảng “bất minh” trong gốc tích như vậy? Ở đây có sự “hoang thai”. Hoặc bố Lý Công Uẩn gặp già bệnh mất khả năng sinh sản, hoặc là cụ đã mất khi Phạm mẫu có thai Lý Công Uẩn. Sử kí ghi là đi chùa, giao hợp với thần nhân. Chuyện này không lạ với nhiều vĩ nhân trong lịch sử. Chửa xong, Phạm mẫu “đau ở chùa Dận” (Đình Bảng), “đẻ ở Đàng Sau” (Dương Lôi), nuôi ở Dương Lôi lên 3, gửi cho Lý Khánh Văn ở Đại Đình, lên 7 theo học Lý Vạn Hạnh ở chùa Tiêu. Chỉ có ngụ ở chùa mới đau đẻ ở đó. Mấy ai cận ngày sinh nở mà còn đi lạy Phật. Tất cả những nơi đó nằm cạnh nhau trong hương Cổ Pháp thuộc châu Cổ Pháp xưa, cách Hoa Lâm một độ đường (không gian giao thông ngày ấy khác sau này nhiều). Phạm mẫu đã về bên ngoại để đẻ con và chưa đến nhà mẹ thì đã sinh ở ngoài đội đồng Đàng Sau. Ông được nuôi dưỡng, lớn lên, học hành ở vùng này và sẽ rất sâu nặng với quê ngoại.

Bà ngoại Lý Công Uẩn có lăng trên đất Dương Lôi

 Đó là lăng Ngoại tổ Thánh Mẫu mà ngày nay, do quen gọi là lăng Thánh mẫu nên gây nhầm tưởng cho nhiều người là mộ mẹ Lý Công Uẩn ở đây chứ không phải ở Hoa Lâm như tấm bia Hoa Lâm Tam Bảo thị (1656) đã nói. Cuốn Bắc Ninh toàn tỉnh dư địa chí biên tập năm Thành Thái thứ 3 (1891), phụng sao lại tháng giêng năm Bảo Đại thứ 8 (1933), viết: “Lăng Ngoại tổ Thánh mẫu nhà Lý. Ở xã Dương Lôi. Thánh mẫu nhà Lý vốn là người Dương Lôi. Lăng này là lăng bà thân sinh ra Thánh mẫu nhà Lý. Người trong xã quanh năm thờ cúng. Cũng gọi là lăng Thánh mẫu”.
            Sự ghi chép này dẫu muộn nhưng ta xét thấy, tác giả không bị áp lực nào để ghi sai đi những gì mình biết, mình thấy. Đồng thời, tác giả cũng nhắc chúng ta rằng, ngay trước đây, cách nay 120 năm đã có sự gọi gọn đi thành lăng Thánh mẫu. Ngày nay, chúng ta cũng theo đó mà gọi, gây ra sự hiểu sai (tựa hồ như Đường chiến thắng B52 thì dân cứ gọi là Đường B52, trăm năm sau giải thích thành số hiệu của đường chẳng hạn). Bà ngoại là người đã nuôi Lý Công Uẩn tuổi ấu thơ, ông vốn là người khoan thứ nên lòng biết ơn chắc chắn là sâu nặng. Cho đến khi trưởng thành hoặc thành danh, Lý Công Uẩn trở về hòa đồng với gia tộc cường thịnh của mình. Vậy, cô gái họ Phạm Dương Lôi đã làm dâu rẽ họ Lý Hoa Lâm và nhập hộ tịch ở đó. Nhưng số phận đưa đẩy, cô phải về quê sinh nở đứa con mình.

Dương Lôi – Đại Đình – Đình Bảng là “thang mộc ấp” nhà Lý

Đây là ý kiến đúng đắn của nhà sử học Phan Huy Chú khi làm sách Lịch triều hiến chương loại chí (hoàn thành năm 1820 thời Nguyễn). Ở quyển 3, ông chép: “Tiên Du. Cổ Pháp [ tức Đình Bảng ] vi Lý thời thang mộc ấp”. Nhưng thang mộc ấp thì không nhất thiết phải là quê sở Lý Công Uẩn. Từ điển giải nghĩa thang mộc ấp chủ yếu nói đó là chỗ ở của chư hầu khi đến tiến cống hoặc đất được phong cho vương hầu, công chúa cũng như người có huân công mà từ đó người ta được ăn lộc, thu thuế và dựng nghiệp. Không có giải nghĩa là nơi quê hương bản quán. Cứ cho thời Nguyễn, Phan Huy Chú coi Đình Bảng là Cổ Pháp xưa đi nữa thì ông cũng không khẳng định đó là quê quán Lý Công Uẩn khi viết như vậy. Câu trên của Phan Huy Chú chắc chắn phải được dịch là: “Tiên Du. Cổ Pháp [ tức Đình Bảng ] là thang mộc ấp của thời Lý”. Đồng thời phải chú thích thang mộc ấp là gì thì mới rõ nghĩa. Còn cứ hiểu và dịch theo thiên kiến sẽ dễ làm người đọc hiểu nhầm theo.
            Theo nghĩa như trên, ta hoàn toàn có thể hiểu đây là đất phong ấp của Lý Công Uẩn. Sử không chép lần nào ông được nhà Tiền Lê phong đất và phong ở đâu nhưng theo lệ thường, làm quan đến Thân vệ điện tiền thì có thể được phân đất. Chuyện thác đao điền sau này ghi trong sử về nhà Lý cho ta chắc được như vậy. Nếu được phong, ông và những người thầy nuôi dạy ông sẽ chọn vùng này là hợp tình hợp lí. Đó là một lần thang mộc ấp. Khi được tư vấn chọn Thọ lăng (đã là Hoàng đế), có thể các nhà sư thông tuệ đã khuyên ông lựa chọn vùng này, gần như khoảng giữa của hai quê nội ngoại. Đây là lần thang mộc ấp thứ hai. Thọ lăng thì khác với Lý gia lăng vì gia tộc thì khác triều đại. Lý gia lăng là dành cho thế hệ ông cha Lý Công Uẩn, khi đó mới là lý gia, đại gia, chưa là đế vương. Còn Thọ lăng là dành cho triều đại lâu dài. Vì không phân biệt điều này nên có nhiều người bối rối, lẫn lộn giữa hai khu. Như vậy, Phan Huy Chú viết rất cẩn trọng, chín chắn. Chỉ sau này, thế hệ chúng ta mới có người hiểu sai. Có người nói “đất phát tích” thì cũng vậy thôi. Cuộc đời Lý Công Uẩn và những người gây dựng sự nghiệp cho ông nằm trên đất thang mộc đó thì hậu sinh sau ngót ngàn năm cũng đủ gọi chốn này như vậy. Tóm lại, Thọ lăng nằm ở Đình Bảng, Lý gia lăng nằm ở Hoa Lâm, quê nội của ông.

Bia Lý gia linh thạch khẳng định Phạm mẫu quê Hoa Lâm cũng đúng

 Tấm bia này là tấm bia hưng công tu sửa chùa Tiêu, niên đại chắc chắn là Cảnh Thịnh nguyên niên (1793). Trong đó những làng tham gia trùng tu , được ghi tên làng và họ đã đồng thuận với lời ghi “Đông Ngàn Hoa Lâm nhân Phạm mẫu”. Rất rõ ràng là Phạm mẫu, người Hoa Lâm huyện Đông Ngàn. (Hiểu khác đi là gượng gạo đến ngớ ngẩn. Có người còn chú tên bia là “hòn đá thiêng nhà Lý” rất chi buồn cười). Tại sao họ vẫn đúng? Vì khi Phạm mẫu đi chùa thì bà đã lấy chồng về Hoa Lâm và mang hộ tịch ở đó. Lăng bà ở Hoa Lâm lúc bia Lý gia linh thạch được dựng vẫn còn. Gọi Phạm mẫu là người Hoa Lâm theo hộ tịch thì chả có gì là sai cả.

Tiêu án Ngô Thì Sĩ: Từ sai lầm đến lúng túng

Đã nhiều người nghiên cứu hiện đại trích dẫn Đại Việt sử kí tiền biên (Cảnh Thịnh thứ 8 – 1800) của Ngô Thì Sĩ để làm chứng cứ cho việc khẳng định quê Lý Công Uẩn hoặc Phạm mẫu là ở vùng Dương Lôi – Đình Bảng. Sử liệu này cần được xem lại cẩn thận. Chúng tôi trích cả đoạn dài liên quan đến vấn đề chúng ta đang quan tâm. Ở đoạn chép về sự kiện năm Kỉ Dậu (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi và truy tôn cha là Hiển Khánh vương, mẹ Phạm thị là Minh Đức thái hậu, Ngô Sĩ Liên có lời bàn dài, sau khi kể sử chép Phạm thị đi chơi chùa Tiêu Sơn giao hợp với thần nhân, Tiêu Sơn tự ký chép Thái Hậu thụ thai với tinh con khỉ, Ngoại truyên chép sa môn vô tình chạm phải mà có thai, ông tiếp tục:
 Đoạn 1:“Thế là cha vua thực chưa rõ là ai. Xem ở năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), vua truy phong tiên tổ tỉ làm hậu và đặt tên thụy mà không nói đến tiên tổ khảo. Như vậy thì tiên tổ tỉ là mẹ của Thái hậu mới thực là bà tổ sinh ra họ Lý. Nhưng mẫu hậu là người không thể đứng chủ tôn miếu được. Châm chước, cân nhắc thì Lý Thái Tổ phải là ông tổ vĩnh viễn cho tôn miếu họ Lý, mà tôn thờ thái hậu riêng một miếu khác là hợp lệ hơn, còn như cha nuôi là Lý Khánh Văn và bà ngoại họ Phạm thì nên ưu đãi bằng cách phong tước vị, cho lập miếu thờ. Tiếc rằng các bề tôi lúc bấy giờ không ai biết tâu bày với vua những điều ấy, đến khi truy tôn cha làm vương, mẹ làm hậu mà không nói rõ cha đẻ hay cha nuôi. Nếu coi Hiển Khánh là hư vị thì là thất lễ và tự dối mình, nếu Hiển Khánh là Khánh Văn thì là thất lễ và nhảm nhí. Hai việc làm trái lễ đó ắt phạm phải một điều, có đáng bàn luận gì về sự tự ti mà còn đem so sánh với nhà Chu nhà Tống”.
            Xem tiếp đoạn sau, ghi các việc vào năm Canh Tuất, Ngô Thì Sĩ ghi:
Đoạn 2:“Mùa Xuân, tháng 2, vua về châu Cổ Pháp bái yết lăng Thái hậu, cho các bô lão trong làng tiền và lụa theo thứ bậc khác nhau (vua bái yết lăng, nhìn quanh cây cối xum xuê các bầy chim liệng quanh rồi đậu xuống, trong lòng cảm thấy thương xót, nghẹn ngào không tả xiết. Lòng thương xót cảm động đến cả người xung quanh. Vua liền sai hữu tư đến đó đo lấy vài chục dặm cạnh lăng để làm nơi đất cấm của Sơn Lăng, các triều vua sau đưa về táng ở xứ ấy, đều gọi là Thọ lăng)”.
            Rõ ràng, với tư cách là nhà làm sử, Ngô Thì Sĩ đã vấp sai lầm có hệ thống. Xét đoạn 2 trước: Sự kiện này, ĐVSKTT, bản năm 1715 chỉ ghi: “Mùa Xuân, tháng 2, xa giá về châu Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bô lão trong làng theo thứ bậc khác nhau”. Cả đoạn dài về sau (phần chữ trong ngoặc đơn) là do Ngô Thì Sĩ tự viết thêm. Như đã nói, CHÂU thì khác với HƯƠNG, THÔN. Lý Công Uẩn từ Hoa Lư về châu mình thì hoàn toàn có thể về một hương nào đó chứ không chỉ là hương Diên Uẩn hay hương Cổ Pháp. Theo chúng tôi, ông về hương Hoa Lâm vì lăng Thái hậu là ở đó. Phần viết trong ngoặc đơn, Ngô Thì Sĩ dựa vào đâu? Tác giả không dẫn tài liệu nhưng cách viết trữ tình là kiểu của truyền thuyết dân gian. Ông đã bỏ cái sở tín để chạy theo cái sở nghi. Việc này liên quan đến đoạn 1.
            Ở đoạn 1, với lời bàn của mình, ông dẫn sử kí (đúng); dẫn Tiêu Sơn tự kí, tác phẩm này chúng tôi chưa tìm thấy nhưng so với tấm bia Lý gia linh thạch đã khảo thì thống nhất về chi tiết. Tấm bia này có trước tác phẩm của ông 7 năm; dẫn Ngoại sử cũng chắc là ghi chép không chính thức, nằm ngoài sử kí. Từ việc tin vào những truyền thuyết không xác thực đó mà ông bàn về LỄ của Lý triều, ông bỏ qua gia tộc cường thịnh họ Lý mà chính ông cũng đã từng ghi. Ngô Thì Sĩ đã sai. Trích dẫn ông cần suy xét cẩn thận.
             Giá như Ngô Thì Sĩ đã đọc tấm bia Hoa Lâm Tam Bảo thị của người hơn ông 217 tuổi, viết khắc vào đá trước tác phẩm của ông 235 năm, đỗ đạt tương đương và chức vị thăng đến Thượng thư, thì ông sẽ không phải bàn luận lúng túng như trên nữa. Rõ là lăng miếu bố mẹ Lý Công Uẩn ở Hoa Lâm, châu Cổ Pháp, lăng bà ngoại Lý Công Uẩn (Ngoại tổ Thánh mẫu) ở Dương Lôi. Mọi việc trở nên sáng rõ, khỏi phải mất công bàn. Ứng xử của Lý Công Uẩn là hợp LỄ.
            Câu chuyện hẵng còn dài, đặc biệt là với những ghi chép của đời Tống, đời Nguyên, với cách giải mã những sấm kí mà Thiền uyển tập anh ghi lại. Chúng ta sẽ có lí giải sau nhưng câu chuyện quê hương của mẹ Lý Công Uẩn là ở Bắc Ninh có cơ hội đang ngày càng sáng rõ. Làng Dương Lôi và làng Hoa Lâm rất tự hào đã tạo nên một mối thông gia tầm cỡ DÂN TỘC, tầm cỡ LỊCH SỬ trong trang đầu quốc gia Đại Việt vĩnh tồn.

Nguồn:http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=231:than-mu-ly-cong-un-la-ngi-bc-ninh-nguyn-hung-v&catid=25:bai-vit&Itemid=33
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #92 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:14:52 am »

THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ - TRẦN - LÊ: ĐÔI LỜI BÀN THÊM
VỀ PHẠM VI, VỊ TRÍ CỦA HOÀNG THÀNH VÀ CUNG THÀNH

                                                                                                                      GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
                                                                                                  Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hình như do quá phấn khởi trước kết quả khai quật khảo cổ gần 20.000m2 ở khu dự định xây nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới ở 18 Hoàng Diệu mà nhiều người tin rằng vấn đề thành Thăng Long coi như đã được giải quyết thỏa đáng. Thành quả khai quật khu 18 Hoàng Diệu là quá lớn, thậm chí còn vượt ra ngoài cả tầm suy nghĩ và ao ước bấy lâu nay của cả giới khoa học ở trong và ngoài nước về một tòa thành Thăng Long cổ kính và huyền bí, hướng tới Kỷ niệm tròn một thiên niên kỷ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta đã biết tất cả. Chỉ có một câu hỏi hết sức cơ bản là phạm vi của Hoàng thành Thăng Long thời Lê tương đương với những vị trí cụ thể nào ở khu vực Hà Nội hiện nay thì cũng vẫn còn những quan niệm không giống nhau và chắc chắn còn phải nghiên cứu và thảo luận nhiều thêm nữa thì mới có câu trả lời thỏa đáng.
Khu khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê thì có lẽ không cần phải nói thêm nữa, nhưng nó nằm ở trung tâm Hoàng thành hay chỉ là khu vực phía Tây Hoàng thành như nhiều văn bản công bố lâu nay? Trong khu vực được coi là Hoàng thành Thăng Long, nói như PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ vào thời Lý - Trần không thể có khái niệm Hoàng thành, vậy thì tòa thành hiện hữu ấy phải được gọi là thành gì?. Chắc chắn ngay từ khi mới định đô, Lý Công Uẩn đã cho xây dựng hay cải tạo (hoặc vừa xây dựng vừa cải tạo) tòa thành Đại La của Cao Biền làm Thăng Long kinh thành, mở bốn cửa Tường Phù ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam và Diệu Đức ở phía Bắc[1]. Vậy tòa thành Thăng Long kinh thành này có phải là tòa thành Thăng Long thời mới định đô không? Cũng vào đầu thời Lý sử còn chép đến các tòa thành như thành đất ở 4 mặt kinh thành Thăng Long (1014)[2], Đại Nội (1024, 1055, 1224)[3], Thăng Long thành[4], Long thành (1028)[5], Cấm thành (1028, 1029, 1213)[6], Đại La thành (1028, 1078)[7], mà sách Việt sử thông giám Cương mục cho rằng đấy cũng chính là thành Thăng Long[8], Phượng Thành (1049)[9]. Sang thời Trần sách chép nhiều đến Phượng thành, thậm chí còn xác định Phượng thành nằm trong thành Thăng Long[10] và đến năm 1243 có thêm thành Long Phượng[11]. Sang thời Lê đến năm 1463, xuất hiện tên Hoàng thành[12] và sau đó 4 năm, năm 1467, lại thấy sử chép đến việc đốc thúc xây Hoàng thành và ngừng việc xây Cung thành[13].
 Theo chúng tôi, muốn tìm hiểu về thành Thăng Long thì điều trước hết phải lý giải cho được chức năng của các tòa thành trên. Đại La thành trong một vài trường hợp cụ thể được gọi là thành Thăng Long, còn trong thực tế và trong quan niệm phổ biến thì chỉ là một tòa thành bao ngoài. Long thành có tài liệu chép là Cấm thành, nhưng cũng có tư liệu chép phân biệt nó với Cấm thành (Chẳng hạn ghi chép về sự biến năm 1028, trong một mạch văn, sử chép phân biệt Cấm thành và Long thành[14], nhưng chỉ ngay năm sau, năm 1029 sử lại chép tòa thành bao quanh các cung điện Càn Nguyên, Thiên An… là Long thành[15], có nghĩa là Cấm thành). Chúng tôi xin xếp riêng Đại La thành ra một bên, còn các tòa thành kể ra ở trên có mối quan hệ với nhau như thế nào, vấn đề không thể không tập trung giải quyết. Chẳng hạn Kinh thành Thăng Long gắn với sự kiện định đô được chép xây dựng được chép vào năm 1010 (nhưng thật ra năm 1010 Lý Thái Tổ chưa kịp xây dựng thành, mãi đến năm 1014 mới đắp thành đất ở 4 mặt kinh thành[16], nên sử chép kinh thành buổi đầu định đô vào năm 1010 và thành đất năm 1014 chỉ là một) với Đại Nội, Thăng Long thành liệu có được xem là cùng loại với Hoàng thành năm 1467 hay không?. Mối quan hệ giữa Cấm thành (năm 1028, 1029, 1213) với Phượng thành (1049), Long thành (1029), Long Phượng thành (1243) và cả Cung thành (1476) như thế nào?. Chúng tôi cho rằng trên đại thể có thể coi Kinh thành, Đại Nội, Thăng Long thành là các tên gọi và tên gọi trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của Hoàng thành; còn Phượng thành, Long thành, Long Phượng thành, Cung thành, Cấm thành tuy có lúc mở rộng, có lúc thu hẹp nhưng đều là chỉ vòng thành ở phía trong Hoàng thành ngăn cách và bảo vệ khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Thật ra giữa hai khu Hoàng thành và Cung thành không phải ngay từ đầu và cũng không hẳn bất cứ lúc nào cũng có sự ngăn cách rạch ròi, nhưng sự phân biệt này hiển nhiên và thiết nghĩ cũng không phải bàn thên nữa. Vấn đề đặt ra chỉ là phạm vi của Hoàng thành và Cung thành qua các thời kỳ là như thế nào và quan trọng hơn là khu vực chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu là thuộc Hoàng thành hay Cung thành của các vương triều hay các thời kỳ lịch sử chúng ta quan tâm?. Để làm công việc này chúng tôi cho rằng công việc có ý nghĩa quan trọng đầu tiên là không thể không nghiên cứu, phân tích hệ thống bản đồ cổ về thành Thăng Long.

[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,1993, Tập I, tr.141.
[2] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.244.
[3] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.247, 271; Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hôi, Hà Nội, 1997, tr.311.
[4] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.241.
[5] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.248.
[7] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr.251.
[8] Việt sử thông giám Cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tập I, tr.303.
[9] Việt sử lược, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tr.89.
[10] Sách chép rõ “Thăng Long Phượng thành” (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.12).
[11] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.19.
[12] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.399.
[13] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.430-432.
[14] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.248.
[15] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập I, tr.254.
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.244.

Còn tiếp...
 
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:16:48 am »

tiếp....

Điều có thể dễ dàng nhận thấy là tất cả các thế hệ bản đồ thành Thăng Long đều vẽ Thăng Long thành là vòng thành ngoài, tương đối thuần nhất và khép kín, trong đó các cạnh phía Bắc và phía Tây đều bám sát hoặc nương theo dòng sông Tô Lịch. Các bản đồ như Hồng Đức bản đồ (A2499, VHt41), Toản tập Thiên Nam lộ đồ (A1081), Trung Đô đồ (A2351), An Nam hình thắng chi đồ (A3034), Thiên tải nhàn đàm (A2716, A2006), Trung Đô Thăng Long thành nhất phủ, nhị huyện đồ (A2716)… đều chú rất rõ vòng thành ngoài bám theo sông Tô Lịch là Thăng Long thành. Đặc biệt Thiên hạ bản đồ (A1362) lại vẽ hết sức giản lược, chỉ có một vòng thành tương đương với vòng thành ngoài chúng tôi vừa nói ở trên và chú chữ Thăng Long không phải ở cạnh sông Tô Lịch mà gần khu vực Thủ Lệ - Vạn Phúc. Vậy thì tất cả các bản đồ đều thống nhất xác định thành Thăng Long (hay Hoàng thành Thăng Long) thời Lê, hay chí ít là thời Lê - Trịnh bao lấy toàn bộ không chỉ khu vực thành nhà Nguyễn và một số phố phường xung quanh mà còn mở rộng ra toàn bộ khu vực Thập tam trại.
 Nghiên cứu các tấm bản đồ thành Thăng Long, bất cứ ai cũng có thể nhận ra một tòa thành nhỏ, hình chữ nhật nằm ở bên trong và lệch hẳn về cạnh phía Đông Hoàng thành. Tòa thành ở phía Đông rất gần Đông Môn hay Đông Hoa Môn của Hoàng thành; cửa Nam là Đoan Môn; cửa Tây là Tây Môn (hơi thiên về góc phía Tây Bắc, cạnh đường Hoàng thành và nhìn ra chùa Khán Sơn). Trong thành có các địa danh Kính Thiên (điện), Vạn Thọ (điện), Càn Thọ (điện), Chí Kính (điện), Thị Triều (điện), Triều Nguyên, Đông Cung… và được chia ra thành các ô nhỏ. Hoàn toàn có thể khẳng định đây là Cung thành hay Cấm thành. Cũng có đủ cơ sở để tin rằng đây còn được gọi là Phượng thành hay Long Phượng thành (thậm chí cả Long thành nữa). Phạm vi của tòa thành này có thể xác định được tương đối chính xác với cạnh Đông là cửa Long Môn, ở bên trong của Đông Hoa, cách không xa Hoàng thành phía Đông; cạnh Nam được giới hạn bởi Đoan Môn; cạnh Bắc gần sát Hoàng thành phía Bắc và đương nhiên cũng gần sông Tô Lịch; còn cạnh Tây nằm ở bên trong chùa Khán Sơn, gần vườn Tây Cấm (khu vực chùa Một Cột ngày nay), tức là chưa tới đường Hùng Vương. Tòa thành lâu nay được nhiều người quan niệm là Hoàng thành, nhưng tư liệu bản đồ và tư liệu thư tịch cổ xác nhận đây là tòa thành nằm trong Hoàng thành, Cung thành, Long Phượng thành hay Phượng thành là tùy từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể. Vì quan niệm như vậy nên chúng tôi cho rằng khu di tích khảo cổ học chúng ta đang khai quật ở 18 Hoàng Diệu nằm gọn ở bên trong Cung thành hay Cấm thành. Đương nhiên một khu di tích đã nằm trong Cấm thành thì cũng có nghĩa là nó nằm trong Hoàng thành, nhưng chắc chắn phải là trung tâm của Hoàng thành, chứ không thể gọi là phía Tây Hoàng thành như nhiều nhà nghiên cứu xác định lâu nay. Kết quả khai quật khảo cổ học với sự phát lộ của những công trình kiến trúc đồ sộ, bộ sưu tập hiện vật hết sức phong phú, độc đáo, nhất là một tập hợp các đồ ngự dụng là cơ sở xác thực xác nhận khu vực khai quật 18 Hoàng Diệu nằm trong Cung thành hay Cấm thành Thăng Long các thời Lý, Trần, Lê.
Đây là vấn đề tưởng như hết sức gay cấn[17], nhưng thật ra đã được các nhà địa lý học lịch sử đời Nguyễn nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra những kiến giải khá thống nhất và theo chúng tôi là có sức thuyết phục. Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), người Hà Nội gốc trong sách Đại Việt địa dư toàn biên từng chỉ rõ: “Căn cứ vào bản đồ thành Thăng Long đời Hồng Đức, thì thành này hình như thước thợ mộc. Ba mặt Đông, Nam, Bắc vuông vắn, mặt Tây và Nam dài bằng một nửa. Cửa Đông bắt đầu từ thôn Đức Môn (trước là thôn Đông Môn) tổng Đồng Môn theo hướng Bắc đến sông Tô Lịch đi bờ bên Tả qua cửa Bắc về phía Tây đối với phường Nhật Chiêu, theo về phía Nam là cửa Bảo Khánh, theo hướng Nam đến phía trước bên Hữu Văn Miếu, lại đến phía sau qua sang bên Tả là Cửa Nam, đi thẳng về phía Đông. Đấy là dấu cũ thành Thăng Long. Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu điện Kính Thiên là điện Chí Kính, bên Tả là điện Vạn Thọ. Bên Hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên Tả là Đông Trường An. Trong có suối Ngọc. Ngoài Cung thành là Hoàng thành. Về bên Đông phía trước là Thái Miếu, phía sau là Đông Cung. Bên Tây qua núi Khán Sơn là điện Giảng Võ. Lại về phía Tây là đền thờ Linh Lang. Trường thi hội đều ở đấy. Hoàng thành, Cung thành đều xây bằng gạch21]. Đấy là đoạn thành (hay một hệ thống gò) chạy từ Thủ Lệ cho đến Kim Mã. Nếu giả thiết này đúng và tấm bản đồ Thiên hạ bản đồ (A1362) chú thích đấy là thành Thăng Long là chính xác, thì cũng có thể tin là đoạn thành này chỉ là cải tạo đoạn thành đã có từ thời Lý - Trần, vì sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết khá cụ thể rằng việc Lê Thánh Tông cho mở rộng Phượng thành là dựa theo quy mô thời Lý - Trần (Quảng trúc Phượng thành nhân Lý Trần chi chế dã)[22]. Nhiều tư liệu khác cũng cho phép dự đoán thành Thăng Long thời Lý - Trần chỉ chạy đến khu vực này mà không bao gồm cả Giảng Võ, Ngọc Khánh.

[17] Vì gần đây có quá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long.
[18] Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt địa dư toàn biên, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1997, tr.177-178. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều bộ sách lịch sử thời Nguyễn cũng đồng quan niệm về tòa thành Thăng Long với Phương Đình Nguyễn Văn Siêu.
[19] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.
[20] Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.10.
[21] Nguyễn Thừa Hỷ, Về phức hợp thành Thăng Long, Bài viết tham gia nghiên cứu thành Thăng Long, 2004. PGS.TS Đỗ Văn Ninh cũng có kiến giải tương tự PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ về đoạn thành này.
[22] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.508.

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:18:58 am »

tiếp...

Điều cần phải giải thích rõ là kể từ sau năm 1490, tuy Phượng thành được mở rộng về phía Tây nhưng trung tâm chính trị của triều đình Lê Thánh Tông hầu như vẫn không có sự chuyển dịch. Tại khu vực mới được mở rộng Lê Thánh Tông cho xây thêm điện Danh Bảo (hay Thạch Thất) và lập vườn Thượng Lâm phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, thưởng ngoạn. Việc mở rộng thêm Phượng thành của Lê Thánh Tông đã được sử sách chép rất rõ, hoàn toàn không phải là để chuyển trung tâm chính trị sang đấy mà chủ yếu là quy gọn lại trường Đấu Võ vào khu vực Giảng Võ hiện nay và tạo ra một khu đệm, bảo vệ an toàn cho khu trung tâm chính trị đầu não của vương triều. Hình như thế cho nên khu này không được tập trung xây dựng và bước sang đầu thế kỷ XVI, chế độ Trung ương tập quyền của nhà Lê nghiêng ngả và sụp đổ, thì khu vực này lại càng ít được quan tâm hơn. Có lẽ vì lý do này mà phía Tây Phượng thành mặc dù có mấy chục năm được tích hợp vào Phượng thành mà không để lại được dấu ấn gì đáng kể.
Cũng không thể không quan tâm đến sự kiện vào năm 1514 - 1416 vua Lê Tương Dực cho “đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Trấn Vũ chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ; từ phía Đông đến phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang”[23]. Đoạn thành này nằm phía ngoài sông Tô Lịch mà dấu tích còn lại là các đường Thụy Khê, Quán Thánh… Sự kiện này xác định rõ phạm vi và vị trí của Hoàng thành Thăng Long trước năm 1514, mà nó cũng đồng thời là cái mốc đánh dấu sự tàn lụi của Hoàng thành Thăng Long. Cũng ngay trong năm Hoàng thành vừa được đắp mới thì vua Lê Tương Dực bị giết chết, Trần Cảo chiếm kinh thành, triều đình biến loạn triền miên và Mạc Đăng Dung đã lợi dụng cơ hội đó phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc. Chế độ Trung ương tập quyền sụp đổ, hỗn chiến phong kiến triền miên… Thành Thăng Long vì thế mà ngày một điêu tàn.
Hoàng thành Thăng Long kể cả từ thời Lý, Trần cho đến Lê đều được chia thành hai khu tương đối độc lập là khu Chính trị và khu Quân sự. Khu Chính trị là khu đặc biệt quan trọng của triều đình được bảo vệ nghiêm ngặt và mức độ nghiêm ngặt càng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của chế độ Trung ương tập quyền. Khu Quân sự đương nhiên phải lấy các hoạt động học hành, luyện tập, thao diễn quân sự của quân đội là chính, nhưng cũng có các cung điện, lầu gác, hành cung, chùa quán, vườn Thượng uyển, danh lam thắng cảnh, kho tàng của nhà nước… phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, thưởng ngoạn của hoàng đế, hoàng gia và triều đình. Trong khu này chắc chắn có các dinh thự của quan lại, có khu gia binh, thậm chí có cả khu vực sinh sống và sản xuất của những người làm việc và phục dịch trong kinh thành. Tài liệu thư tịch nói đến những phường phố hay tài liệu khảo cổ học, tư liệu điều tra điền dã xác nhận có không ít những dấu tích của cuộc sống và sinh hoạt bình dân trong khu vực Hoàng thành phía Tây cũng không phải là điều khó hiểu. Đó là chưa nói đến tình trạng khu vực này bị bỏ hoang phế từ lâu và cũng từ rất sớm đã bị gạt hẳn ra khỏi vùng Hoàng thành.
Công việc khảo sát thực địa của chúng tôi được triển khai trên cơ sở những phân tích và đoán định này và may thay kết quả khảo sát không những không mâu thuẫn mà lại hoàn toàn thống nhất, đã làm rõ ràng hơn, cụ thể hơn về vị trí, diện mạo của một vùng Hoàng thành và Cung thành Thăng Long trong lịch sử[24].
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, các nhà thiết kế và thi công tòa thành Thăng Long dần dần cũng hướng tới mô hình “tam trùng thành quách”, nhưng hoàn toàn không phải là sự sao chép hay rập khuôn theo nguyên mẫu của Trung Quốc, mà là sự tận dụng, thích ứng và nương theo địa hình gò bãi, sông nước, đầm hồ của vũng ngã ba Nhị Hà - Tô Lịch. Mục đích nhất quán của Lý Thái Tổ và các vương triều Lý, Trần, Lê là tạo dựng kinh thành tầm thế, thoáng rộng, đủ làm chỗ ở của đế vương giữa trung tâm đất nước, làm nơi “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long không chỉ là vòng thành bao lấy Cung thành, tạo độ nghiêm cẩn và bảo vệ cho Cung thành ở bên trong, mà Hoàng thành còn bao lấy cả các khu luyện quân, giảng võ, khu đền, đài, cung, quán, kho tàng, khu vườn Thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình. Hoàng thành Thăng Long vì thế cần phải được nhìn nhận một cách thực tế và linh hoạt, không nên gò bó theo mô hình “tam trùng thành quách” một cách cứng nhắc hay quy về các mẫu tiêu biểu như thành Bắc Kinh thời nhà Minh ở Trung Quốc hay thành Huế thời Nguyễn ở Việt Nam. Nghiên cứu thành Thăng Long, theo chúng tôi không thể không nhận diện một cách rõ ràng hai khu vực Hoàng thành và Cung thành với những chức năng cụ thể của chúng, trong đó khu vực Cung thành bao giờ cũng là trung tâm chính trị đầu não quan trọng nhất. Cung thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê tuy cũng có mở rộng hay thu hẹp qua từng thời kỳ, nhưng về cơ bản vẫn là thành nhà Nguyễn sau này. Có thể nói là thành Hà Nội thời Nguyễn được xây dựng trên khu vực Cung thành hay Cấm thành, Long thành, Phượng thành, Long Phượng thành các thời Lý - Trần - Lê. Vì thế khu vực 18 Hoàng Diệu mà chúng ta đang tiến hành khai quật khảo cổ học không phải là khu vực phía Tây Hoàng thành như một số tài liệu đã công bố, mà chính là Cung thành/Cấm thành, hay có thể nói cụ thể hơn là khu vực phía Tây ở bên trong Cung thành/Cấm thành. Đấy là khu vực không thể không giữ bằng mọi giá.

[23] Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Tập II, tr.79.
[24] Xin tham khảo các bài viết của Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Đức Anh (về khu vực phía Tây), Tống Văn Lợi, Hà Duy Biển (về khu vực phía Nam), Vũ Đường Luân (về khu vực phía Đông) và Nguyễn Thị Bình (về khu vực phía Bắc) đã trình bày trong Hội thảo tổ chức tại Viện Khảo cổ học các ngày 27 và 28 tháng 7 năm 2004.
 
Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2/2005, tr.10-15.
 
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:31:55 am »

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ TRIỀU LÝ

                                                                                                                               Trần Xuân Trí
                                                                                                                               Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đặt vấn đề

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó nó có tác động  tới nhiều  lĩnh vực của đời sống xã hội  từ kinh  tế, chính  trị, văn hóa giáo dục, đạo đức,  lối  sống,  tư  tưởng  tình cảm của cộng đồng quốc gia dân  tộc. Đạo Phật không nằm ngoài quy  luật đó. Xuất  thế  tới Việt Nam, Phật giáo đã  trở  thành một đạo nhập  thế và  có  ảnh  hưởng  sâu  sắc  tới mọi mặt  của  đời  sống  xã  hội  trong  đó  có  chính  trị. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó  tùy  thuộc vào  từng giai đoạn  lịch sử nhất định, phụ  thuộc vào các chính sách của giai cấp cầm quyền.

Lịch sử dân tộc trong giai đoạn Lý – Trần là thời kì phát triển rực rỡ, thời kì”hoàng kim” của đạo Phật đặc biệt là vương triều Lý. Đây cũng là giai đoạn Đại Việt có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa xã hội. Đạo Phật có mối quan hệ gì đối với sự phát triển đó của vương triều Lý? Đây là một vấn đề khoa học đầy lí thú song cũng rất phức tạp đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc.  Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những ảnh hưởng của đạo Phật đối với đường  lối nội  trị, ngoại giao,  tổ chức chính quyền và  luật pháp của  triều Lý. Kiến giải được những vấn đề nêu trên phần nào lý giải được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng với chính trị. Đồng thời qua đó đánh giá một cách đúng đắn vai trò của đạo Phật đối với sự hưng thịnh của triều Lý và sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Nội dung

1. Quá trình truyền bá, phát triển đạo Phật ở Việt Nam

Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỉ VI trước công nguyên tại Ấn Độ. Ngay từ khi ra đời, đạo Phật đã  trở  thành nhưu cầu  tinh  thần của nhân dân để chống  lại chế độ phân biệt đẳng  cấp khắc nghiệt  trong xã hội Ấn Độ. Chính vì  thế  trong  giáo  lý  của  đạo Phật  chứa đựng những quan điểm nhân sinh quan rất tiến bộ đặc biệt là tư tưởng hướng thiện,“từ bi hỉ xả” cứu vớt con người ra khỏi mọi khổ đau. “Trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lí giải về nỗi khổ đau… cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn. học thuyết của ta chỉ có một  mục đích là cứu vớt” [12; 60]. Những quan điểm giáo lí của đạo Phật được đông đảo quần chúng ủng hộ và  tin  theo. Đến  thế kỉ III  trước công nguyên, đạo Phật  trở  thành quốc giáo của Ấn Độ. Sau đó phật giáo nhanh chóng được truyền bá sang các nước châu Á trong đó có Việt Nam thông qua các tăng đoàn và các thương thuyền người Ấn.

Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm theo hai con đường; từ Trung Quốc xuống và  từ Ấn Độ sang “Vốn dĩ  từ  rất sớm Phật giáo đã cắm dễ vào mảnh đất này. Vào mấy chục năm đầu của thế kỉ thứ nhất, đã có dấu vết của nó rồi. Nó đến đây bằng nhiều con đường; con đường bộ  từ Bắc xuống, con đường  thủy  từ Tây sang” [ 6; 589]. Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và Tông pháp triều Lý có dẫn ra câu chuyện hoàng hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) với nhà sư Trí Không: Thái hậu hỏi “Phật ở phương nào? Tổ ở  thành nào? Đạo  tới xứ  ta  từ đời nào?  truyền  thụ Đạo ấy ai  trước, ai  sau?”.   Nhà  sư Trí Không  trả  lời “Phật và Tổ  là một, Phật  truyền Đạo cho Ca Diệp, về đời Hán có Ma Đằng đem đạo vào Trung Quốc. Đạt Ma truyền vào Lương, Ngụy. Đạo rất thịnh khi dòng Thiên Thai được thành lập dòng ấy gọi  là Giao Tông. Sau lại có thêm dòng Tào Khê tức là dòng Thiền Tông hai dòng ấy vào nước ta đã lâu năm”. Những chứng cứ nêu trên cùng với việc giai đoạn này Âu Lạc đã bị Triệu Đà xâm  luợc và thống trị tiếp đó là nhà Hán thì việc đạo Phật theo gót kẻ xâm lược vào nước ta hồi đầu công nguyên là có thể tin cậy.

Cùng với nhiều hiện vật là những đồng tiền bằng Bạc của người Tây Vực mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện  tại Việt Nam và câu chuyện chùa Pháp Vân ở Luy Lâu  ( Thuận Thành – Bắc Ninh) có nhắc  tới hai vị sư người Ấn Độ  là Kì Vực và Khâu Đà La  là những chứng cứ cho chúng ta phỏng đoán đạo Phật còn được truyền bá vào nước ta từ Ấn Độ.

Với tinh thần dung hợp và khai phóng, cùng với những quan điểm, tư tưởng gần gũi  với  truyền  thống  của người Việt  nên  đạo Phật  nhanh  chóng  phát  triển  và  có  ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội ở nước ta, số lượng người theo đạo Phật ngày càng đông “Đất Giao Châu ngày nay dân  chúng  rất  tôn  sùng Phật giáo,  lại  có nhiều vị  cao  tăng giáo hóa, bốn phương thấy vậy đều quy y” [ 14; 133].

Từ  thế kỉ X đến  thế kỉ XIV, đạo Phật phát  triển mạnh mẽ, và  trở  thành quốc giáo. Trong dân gian đến quá nửa là sư sãi, các vua Lý đều là những người sùng đạo Phật chính vì thế đạo Phật ngày càng ăn sâu, bén dễ vào mọi mặt của đời sống xã hội, phạm vi ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng trong đó có chính trị.

Trong những thế kỉ XV – XVIII, ở nước ta có sự chuyển giao trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo vươn lên thành hệ tưởng độc tôn của giai cấp thống trị, Phật giáo chỉ giữ một vị trí rất khiêm tốn trong đời sống xã hội.

Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, là thời kì đạo Phật hưng thịnh trở lại, nhiều chùa, tháp được tu bổ và xây dựng mới.

Trong những năm 1954 – 1975, các  tăng ni, Phật  tử  tích cực  tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.

Từ năm 1975 tới nay, đất nước được thống nhất, đạo Phật ngày càng có vai trò quan trọng  trong công cuộc xây dựng và bảo vệ  tổ quốc. Các nhà sư,  tăng ni, phật  tử  luôn sống “tốt đời đẹp đạo” góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội.

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:33:34 am »

tiếp...
2. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý

2.1. Khái quát về vương triều Lý

Cuối  triều  tiền Lê, Lê Long Đĩnh hoang dâm, hung  tàn và bạo ngược  làm cho  lòng người vô cùng oán hận. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Thế lực nhà chùa đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua lập ra vương triều Lý.

Vương triều Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225. Trải qua hơn hai trăm năm tồn tại với chín vị vua  trị vì,  triều Lý đã  tăng cường củng cố chế độ  trung ương  tập quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô  từ Hoa Lư về  thành Đại La. Đây  là việc  làm đầu  tiên có ý nghĩa quan  trọng nhằm củng cố vị thế của một quốc gia độc lập. Hệ thống chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương. Năm 1042, triều Lý ban hành bộ luật hình thư. Đây  là bộ  luật  thành văn đầu tiên của nước ta. Năm 1075, triều Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Quân  đội  nhà Lý  được  phiên  chế  quy  củ,  kỉ  luật  nghiêm minh  đặc  biệt nhà  lý  thực hiện chính sách”ngụ binh ư nông” kết hợp giữa kinh  tế và quân sự  theo  tinh  thần”tĩnh vi nông, động vi binh”.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển triển triều Lý đã có chính sách bảo vệ sức kéo, xây dựng nhiều công trình thủy lợi, mở mang buôn bán… làm cho nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp thời Lý tương đối phát triển.

Triều Lý hết sức quan  tâm  tới phát  triển văn hóa, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ổn định xã hội. Dưới triều Lý cả đạo Phật, Nho giáo và Đạo giáo đều cùng tồn tại và phát triển không hề có sung đột tôn giáo”tam giáo đồng nguyên”. Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý  tôn  sùng và có những chính  sách ưu ái  tạo điều kiện cho  đạo Phật phát triển mạnh mẽ.Do đó Phật giáo  trở  thành  tư  tưởng chính  thống quốc gia chi phối mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có chính trị.

2.2. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị vương triều Lý

Tổ chức chính quyền

Đến thế XI, cùng với quá trình đánh bại các thế lực ngoại xâm giữ vững nền độc lập dân tộc, mở rộng lãnh thổ, dân số gia tăng, kinh tế, văn hóa phát triển thì một bộ máy chính quyền cũng được xây dựng  từ  trung ương  tới địa phương. Bên cạnh những ảnh hưởng do quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, ý thức tự tôn dân tộc thì đạo Phật đã để lại một dấu ấn khá đậm nét trong việc tổ chức bộ máy chính quyền của triều Lý.

Đứng đầu nhà nước là vua. Vua là thủ lĩnh tối cao,  lãnh đạo và điều hành mọi công việc của đất nước. Đôi khi vua được  thần  thánh hóa,  là người chủ  tế  trong các nghi  lễ  tôn giáo. Dưới triều Lý các ông vua đều tôn sùng đạo Phật do đó đã có ông vua tự xưng mình là Phật như  trường hợp của Lý Cao Tông  (1176  – 1210). Giúp việc cho vua  là một hệ  thống quan lại gồm Tam thái, Tam thiếu, Tể tướng, Á tướng… Đặc biệt trong bộ máy chính quyền trung ương của triều Lý có một nghạch quan dành riêng cho những người tu hành gọi là hệ thống Tăng quan. Đứng đầu hệ  thống Tăng quan  là Tăng Thống. Tăng Thống  là một chức sắc của đạo Phật  ,  là người đứng đầu  tăng ni cả nước. Dưới  là Tăng Lục, ngoài  ra còn có Tăng Ty giác nghĩa, Tăng  đạo  chánh, phó Tăng  đạo  chánh đều chật  tòng  cửu phẩm. Các Tăng quan và nhà sư có tài được nhà vua rất trọng dụng và có vai trò lớn trong việc ban bố các chính sách của nhà nước. Nhiều khi họ được trực tiếp tham gia bàn chính trị với nhà vua và bá quan văn võ trong triều. Các vị sư Đa Bảo, Viên Thông, Nguyên Thường… nhiều lần được Lý Thái Tổ (1010 – 1028) mời vào cung để luận bàn việc nước. Một số nhà sư có công lao đối với đất nước được nhà vua phong  làm Quốc sư như Quốc sư Viên Thông, (1080  – 1151), Quốc sư Thông Biện ( ? – 1134)… các Tăng quan được ví như những cố vấn chính trị đặc biệt của nhà vua.

Sự có mặt của các nhà sư trong bộ máy chính quyền triều Lý ở trung ương, việc trực tiếp tham gia vào guồng máy chính quyền nhà nước hiện rõ nét ảnh hưởng của đạo Phật đối với tổ chức chính quyền của triều Lý.

Tinh thần nhân ái, khoan dung trong luật pháp.

Trước  triều Lý Việt Nam chưa có  luật pháp  thành văn. Triều Đinh, Tiền Lê  thường nuôi hổ, đặt vạc dầu để ngăn đe, xử phạt những ai vi phạm những quy định của nhà nước.

Triều Lý được  thành  lập, kinh  tế, văn hóa, xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trước, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Để quản lý đất nước, điều chỉnh hành vi của dân chúng, củng cố hơn nữa chế độ quân chủ trung ương năm 1042 vua Lý Thái Tông cho ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nếu như triều Đinh, Tiền Lê luật Pháp có phần dã man “người nào trái phép sẽ bị chịu tội bỏ vạc dầu nấu hay cho hổ ăn” [2;148] thì luật pháp triều Lý lại chứa đựng tinh thần nhân ái, khoan dung mang dấu ấn của tư tưởng” từ bi hỉ xả” của đạo Phật. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép “Trước kia,  trong nước việc kiện  tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ  luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót sai trung thư sửa định luật  lệnh châm  trước cho  thích dụng với thời bây giờ, chia ra môn  loại, biên ra nhiều khoản làm sách hình  luật của một  triều đại1; 273].

Thương  dân  không  chỉ  bằng  việc  khoan  dung  đối  với  những  người  phạm  tội,  luật pháp triều Lý còn có những quy định rất cụ thể để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, bảo vệ người  lao động như việc cấm giết mổ, ăn  trộm  trâu, bò, cấm không được buôn bán hoàng nam làm gia nô hay thiến, hoạn nam giới…

Luật pháp  là công cụ của giai cấp thống trị để bảo vệ trước hết là quyền  lợi của họ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đạo Phật, luật pháp triều Lý chứa đựng những nhân tố rất tiến bộ trong đó nổi bật  là tinh thần nhân ái, khoan dung đối với nhân dân, bảo vệ, chăm  lo tới cuộc sống của dân.

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #97 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 12:36:29 am »

tiếp...

“Yêu dân như con” là đạo trị nước của triều Lý.

Tư tưởng nhân ái, từ bi của đạo Phật hòa quyện với truyền thống”thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam đã tạo nên cái tâm trị nước của triều Lý.

Các vua Lý có quan hệ gần gũi với nhân dân, coi trăm họ trong bốn biển như con đỏ, chăm lo tới cuộc sống của dân, xót xa khi thấy dân khổ, vỗ về khi lòng dân không yên. Các vua Lý đều có lệ thân chinh đi làm lễ cày ruộng tịch điền, xem dân chúng sản xuất, kinh lý nắm bắt tình hình cuộc sống của dân. Trong những năm lũ  lụt, hạn hán mất mùa nhà nước đều thực hiện cấp thóc gạo, tiền, lụa, giảm, xóa thuế cho dân chúng. Năm 1010, sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ đại xá thuế khóa cho thiên hạ trong ba năm, những người già yếu, mồ côi, góa chồng thì được xóa thuế nợ…

Dường như  lòng nhân ái của các vua quan  triều Lý đã vượt  ra khỏi danh giới giai cấp, địa vị xã hội, vượt qua không gian, xuyên suốt thời gian tồn tại của vương triều. Thật cảm động khi Lý Thánh Tông thương xót và đồng cảm với nỗi khổ của những tù nhân trong mùa đông  lạnh giá “Mùa đông năm Ất Mùi 1055,  trời giá  rét Lý Thánh Tông nói với các quan rằng ta ở trong cung kín, sưởi lò than, khoác áo lông mà còn rét như thế này. Ta nghĩ đến  tù nhân bị nhốt  trong  lao  tù, chịu  trói buộc khổ  sở, mà chưa biết phải  trái  ra  sao. Ăn không đầy bụng, mặc chẳng che  thân. Vì gió rét, nên có kẻ chết không nơi nương  tựa. Ta thật  thấy  làm  thương” [6; 364]. Ngay sau đó vua sai người mang chăn, chiếu cùng với hai bữa cơm mỗi ngày cho phạm nhân. Vua Lý Nhân Tông thường hay mở hội Phật và tha cho những người có tội, còn Lý Thần Tông thì không có việc gì cũng tha bổng cho những người mắc tội… Lòng nhân ái, thương người của các vua Lý không chỉ đối với nhân dân Đại Việt mà còn cả với những  tù binh Chiêm Thành. Năm 1010, Lý Thái Tổ đã  tha cho 28 người Chiêm Thành bị Lê Ngọa Triều bắt  trước đó. Không những Thế vua Lý còn sai người cấp thuốc men, quần áo, lương thực để họ trở về quê hương.

Tư tưởng”yêu dân như con” trong đạo trị nước của triều Lý không phải là sự giả dối của giai cấp cầm quyền mà là”phần biểu diễn của lòng từ bi do Phật giáo gây nên3. Một vài đánh giá, nhận xét

Đạo Phật, một tôn giáo ngoại sinh đã nhanh chóng ăn sâu, bám dễ vào đời sống tinh thần của người dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam đặc biệt là triều Lý ( 1009 – 1010). Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật cùng truyền thống thương yêu đồng loại của dân tộc Việt Nam hun đúc nên chủ nghĩa nhân đạo, tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt Nam. Tư tưởng ấy thẩm thấu vào đạo đức, tư tưởng của người cầm quyền, ảnh hưởng tới chính sách nội trị ngoại giao của nhà nước.

Lòng nhân ái, sự khoan dung, yêu dân như con đỏ của vua quan triều Lý là một trong những nhân  tố quan  trọng  làm cho nhân dân no ấm, kinh  tế, văn hóa được mở mang, đất nước thái bình thịnh trị, Nam bình Chiêm, Bắc phá Tống uy vũ biểu dương hiển hách.

Tôn  giáo  nói  chung,  đạo  Phật  nói  riêng  ra  đời  không  nhằm  phục  vụ mục  đích chính  trị, nhưng  trong  tay người  làm chính  trị đạo Phật đã phát huy vai  trò  tích cực. Đó là do triều Lý đã biết phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, chăm lo tới cuộc sống của nhân dân.

Bên cạnh những ảnh hưỏng  tích cực,  đạo Phật còn có những ảnh hưởng mang  tính chất không tiến bộ; nhiều khi các vua Lý bị chi phối bởi quan điểm duy tâm, việc xây dựng nhiều chùa, Tháp đã ảnh hưởng  tới quốc khố của nhà nước, nhiều sư sãi  làm  trái với điều răn của Phật, quy định của nhà nước, đôi khi còn lộng hành trên vũ đài chính trị làm rối loạn triều đình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, 1984.

2. Trần Bá Đệ (cb), Một số chuyên đề lịch sủ Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia, 2002.

3. Phan Đại Doãn (cb), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1993.

4. Nguyễn Duy Hinh, Hệ tư tưởng Lý, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 1986.

5. Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, 1999.

6. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, Nxb Quân đội nhân dân, 2003.

7. Phan Huy Lê, Vua Lý Thái Tổ và vương  triều Lý  trong  lịch sử dân  tộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 2000.

8. Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Dân tộc, 1971.

9. Nguyễn Danh Phiệt, Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X – XV, Nxb Khoa học xã hội, 2002.

10. Lê Văn Siêu, Việt Nam văn minh sử lược, Nxb Lao động, 2003.

11. Nguyễn Thị Toan, Phật giáo và chính trị, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, 2002.

12. Lương Thị Thoa, Lịch sử ba tôn giáo thế giới, Nxb Giáo dục, 2002.

13. Văn Tạo, Pháp  luật Việt Nam  trong  lịch sử và di sản của nó, Tạp chí Nghiên cứu  lịch sử, số 3 năm 1991.

14. Văn Tân, Phật giáo trong lịch Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 162 năm 1975.

15. Nguyễn Tài Thư, Phật giáo và  thế giới quan người Việt  trong  lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu triết học, số 2 năm 1986.

16. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sủ văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2004.

17. Tìm hiểu xã hội thời Lý – Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

18. Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh, Tìm hiểu tổ chức chính quyền trung ương ở nước ta thời

phong kiến, Tạp chí Nghiên cứ lịch sử, số 6 năm 1995.

19. Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1998.

Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”.

http://basam.info/
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #98 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 02:10:00 pm »

Nho giáo và tâm thái lập quốc triều Lý

                                                                                                                                                           Nguyễn Kim Sơn


Triều Lý (1009 – 1225) không phải là triều đại đầu tiên của nước Đại Việt độc lập, nhưng triều Lý lại có vị trí hết sức quan trọng đối với cả chặng đường dài về sau của thời kỳ trung đại. Nhiều truyền thống lớn của dân tộc được kiến tạo và khơi nguồn ở thời đoạn này. Triều Lý cũng là triều đại hưng nghiệp với tâm thái lập quốc, tâm thái kiến tạo. Ở thời điểm đó, Nho giáo đã có những bước đi đầu tiên cách ly một cách tương đối khỏi mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên với Nho giáo Trung Quốc. Bước đi đó đầy ý nghĩa quyết định và thẳng về một ngả ba đường xác định, ngả đường tiến vào đời sống chính trị và dần ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống của người Việt. Nho giáo đã trải qua những trang sử đầu tiên của mình trên đất nước Đại Việt độc lập trong tâm thái lập quốc của triều Lý.

1. Thắng lợi của xu thế cai trị mới


Cần thiết phải điểm lại những động thái chính trị trọng yếu của các đời vua thời kỳ giành độc lập Ngô-Đinh-Tiền Lê. Có nét chung phổ quát dễ nhận ra là, ba triều đại ngắn ngủi này đều quyết chí giành độc lập. Những vị sáng nghiệp đều là những người vũ dũng, bằng thanh gươm yên ngựa chống thù ngoài dẹp loạn trong. Đây là thời kỳ các ông vua mới với vóc dáng của thủ lĩnh xuất sắc tự trị trên mảnh đất của mình, chống lại các nguy cơ xâm lược đến từ phương Bắc. Những ông vua Đinh-Lê cai trị một cách khá “tùy hứng”, chưa thấy họ có vóc dáng của một vị Hoàng đế một triều đình với điển chế hoàn bị, tức vóc dáng của chế độ phong kiến chuyên chế mới bắt đầu trên chặng đường hình thành dài lâu quanh co. Sự thiếu vắng các hoạt động kiến tạo và hành động với tư cách các thủ lĩnh là nét nổi bật của các vua Đinh-Lê. Không những thế, sử còn mô tả những ông vua thời này còn hết sức tàn khốc, tùy tiện trong hình luật, chưa biết “giáo hóa dân” và cai trị bằng “Lễ nhạc”. Ngọa Triều – ông vua cuối cùng Tiền Lê còn bị coi là kẻ tàn ác, vô  nhân tính, bạo ngược như Kiệt-Trụ. Tóm lại, hơn một nửa thế kỷ sau khi giành được độc lập, các triều vua nối tiếp nhau chỉ thấy nổi bật ở ý chí độc lập mà còn luẩn quẩn ở con đường phát triển, mọi việc kiến tạo còn ở phía trước. Sứ mệnh lịch sử giành được độc lập của các triều Ngô-Đinh-Lê coi như đã hoàn thành. Nhưng độc lập đã giành được cần phải đơm hoa kết trái, dân tộc còn cần phải tiếp tục tự lực tự cường và bước ngay vào thời kỳ trưởng thành, trưởng thành để đủ sức đối đầu với những thử thách lớn tiếp sau. Vấn đề lớn nhất đặt ra với triều đại cai trị Đại Việt cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI là nhanh chóng đưa đất nước vào thời kỳ kiến tạo, thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến. Phát triển là đòi hỏi của thời đại. Lực lượng tiên tiến nhất lúc bấy giờ phải là lực lượng đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, đưa đất nước trở thành quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
Như trên đã nói, Lê Ngọa Triều bị sử gia các thời mô tả như Kiệt-Trụ[1] điều đó có ý nghĩa là người thay Ngọa  Triều có thể như Thang-Võ. Lý Công Uẩn giành lấy ngai vàng trong hoàn cảnh lòng người đã chán ngán, oán hờn chính sự hà khắc, hôn quân vô đạo. Những gì mà chính sử, dã sử đã ghi chép được cho biết Lý Công Uẩn lên ngôi tuy không gây đổ máu như những lần thay đổi triều đại về sau, nhưng cũng không phải là chuyện dễ dàng. Đó là cả một quá trình vận động và chuẩn bị. Có hẳn một thế lực đứng sau Lý Công Uẩn. Vị Quốc sư người Cổ Pháp đồng hương và là người đỡ đầu cho Lý Công Uẩn hành động, suy nghĩ tính toán có dáng dấp của một nhà Nho quyền trí hơn là một Thiền gia. Ngoại trừ mối quan hệ còn đôi chỗ chưa thực sáng tỏ giữa Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn, điều ta cần quan tâm là vị Quốc sư này hy vọng điều gì khi vận động đưa Công Uẩn lên ngai vàng. Lý Công Uẩn được chọn, đưa vào triều, nắm cấm quân (có thực lực) và hành động chiếm ngôi. Đó là một quá trình có tính toán kỹ lưỡng. Điều mà Vạn Hạnh hy vọng ở Công Uẩn có thể nhận ra trong vài ba tài liệu hiếm hoi, đó là lời nhận xét về tư chất Công Uẩn thủa nhỏ tuổi[2] và bài Khuyến Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngoại trừ khả năng câu chữ trong lời Vạn Hạnh là của hậu Nho gán ghép cho hợp, có thể thấy những kẻ “thức giả” thời đó đã nhận thấy cần phải thay đổi cục diện. Vạn Hạnh thấy ở Lý Công Uẩn những tư chất và điều kiện để có thể trở thành vị Hoàng đế cai trị thiên hạ theo lối khác các vua đương thời. (Sự mường tượng về ông Hoàng đế đó là mường tượng theo tiêu chuẩn của Nho gia). Việc Lý Công Uẩn giành ngôi được coi như công cuộc dấy nghiệp của thánh vương. Cả Vạn Hạnh và những người ủng hộ Lý Công Uẩn (tiêu biểu nhất là Đào Cam Mộc) ca ngợi Công Uẩn là ngưòi có đức, nói tới việc Công Uẩn lên ngôi gắn liền với thiên mệnh, tới ân đức ban ra thiên hạ, điềm rồng xuất hiện như điềm trời sinh thánh nhân. Công Uẩn lên ngôi đại xá thiên hạ, đốt bỏ hình cụ, và đặt niên hiệu là Thuận Thiên (tuân theo mệnh trời). Đó chính là không khí “cách mạng” kiểu Thang-Võ. Các nhà Nho Trung Quốc đã từng tô vẽ cho nó và coi đó là Cuộc đổi vạc chính đính vì lợi ích của quốc gia và dân chúng. Nhà Lý dấy nghiệp thực sự đã có tinh thần đó. Trong thực tế, lần đầu tiên ông vua dấy nghiệp phải tìm kiếm chỗ dựa tư tưởng. Tư tưởng được chọn làm chỗ dựa đó, không gì khác chính là Nho giáo. Sự mường tượng về chính sự đã khác. Từ tiểu sử bản thân Lý Công Uẩn[3], Vạn Hạnh và những người ủng hộ, từ hàng loạt những công việc mà Lý Công Uẩn làm sau khi lên ngôi, ta thấy Lý Công Uẩn lên ngôi, kiến quốc là đáp ứng được những đòi hỏi của lịch sử lúc đó. Việc nhà Lý thay Tiền Lê là sự thắng thế của một lực lượng văn hóa cao hơn, là sự thắng thế của một cung cách cai trị mới kiểu phong kiến, nó là vận động tất yếu của lịch sử. Việc Vạn Hạnh và Công Uẩn sinh ra ở vùng Cổ Pháp, một nơi có văn hóa phát triển cao bậc nhất Đại Việt lúc đó, nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc từ phương Bắc xuống chắc chắn có mối quan hệ mật thiết tới phán đoán nói trên. Những gì mà nhà Lý làm ngay sau khi nắm giữ ngai vàng là minh chứng hùng hồn và sinh động. Một thời kỳ kiến tạo mới đầy trí tuệ, xa viễn và bản lĩnh. Những ngả đường vận động bắt đầu lớn của tư tưởng bắt đầu.

[1] Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ bình về những hành động cai trị tàn ác bạo ngược của Ngọa Triều: “Những việc Long Đĩnh làm như tiện mía ở đầu sư, buộc cỏ vào lưng tù đốt, làm chuồng dưới nước, giồng cây nung đỏ bắt leo, những hình phạt ấy mặc dù ác như Kiệt Trụ cũng không quá đến thế; đến như oán cha, đánh tù bắt gọi tên cha ra mà làm trò vui thì lại cùng với Đông Hôn và Thiền Nguyên, cùng là loài cầm thú ác độc vậy”. (Việt sử tiêu án-Ty Văn hóa Á châu, SG, 1960, tr.109). Có thể thấy được chính sự Tiền Lê còn mang tính chất dã man khác xa với chính sự đời Lý về sau.
[2] Theo Việt sử lược, Vạn Hạnh có nhận xét về Lý Công Uẩn khi ông ta còn nhỏ tuổi: “Đây là người phi thường, sau này đến lúc cường tráng tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ” (Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường (dịch), NXB TP HCM, 1993. tr.110).
[3]  “Vua khảng khái, có chí lớn, không màng của cải, thích xem hết kinh sử” (Theo Việt sử lược, Sđd, tr.110)

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #99 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 02:13:28 pm »

2. Tâm thái lập quốc


Triều Lý nắm quyền trị nước trong tâm thế kiến tạo, mọi việc còn đều ở phía trước. Từ tư tưởng cho đến công việc thực tế mà các vua Lý đã làm đều là những công việc sáng nghiệp. Triều Lý đã lập quy mô của Đại Việt về nhiều phương diện; từ chủ quyền lãnh thổ, mô hình chính trị, ngôi vua (kiến cực), định đô, định điểm chế hiến chương, các quan hệ đối ngoại với lân bang và đặc biệt là chọn lựa hệ tư tưởng chỉ đạo. Một thể chế phong kiến đến đây mới thực sự được kiến lập. Những công việc kiến tạo của nhà Lý đã xác lập được vị trí của Đại Việt trong khu vực. Nó đã đáp ứng được đòi hỏi phát triển của dân tộc thời kỳ đó. Trong thực tế Đại Việt đã được làm mạnh hóa rất nhiều do công của triều Lý. Công cuộc mở rộng lãnh thổ và tăng cường sự kiểm soát đối với các vungf đất thượng du được nhà Lý đặc biệt quan tâm. Nhiều đời vua Lý đã đích thân làm tướng đánh dẹp trừng phạt “man dân” không phục tùng và quy phục nhiều kẻ khác. Mở rộng và tăng cường quyền kiểm soát về lãnh thổ, có viễn kế lâu dài, ở thời trung đại đó là những dấu hiệu cường thịnh của các đế chế. Việc định đô, chuyển đô từ Hoa Lư về Thăng Long được nhìn nhận là việc quan trọng của hệ thống các công việc kiến quốc. Việc chuyển từ nơi thủ hiểm ở Hoa Lư ra nơi “trung tâm của trời đất” Thăng Long vừa là dấu hiệu của sự trưởng thành của dân tộc, vừa cho thấy bản lĩnh lựa chọn và tầm nhìn xa của triều Lý hơn hẳn các triều trước. Thăng Long mới thực sự là kinh đô của các bậc đế vương cả về vị trí và quy m3. Chọn lựa tư tưởng


Nhà Lý lên ngôi nhờ thế lực Phật giáo. Đó cũng là thời kỳ toàn thể dân chúng Đại Việt theo Phật giáo một cách “hồn nhiên”. Phật giáo chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế nhưng, Phật giáo lại không thể cung cấp cho các ông vua những điều cần thiết, những bài học để bảo vệ ngai vàng, xây dựng đất nước, kiến lập  triều đại, trị quốc an dân. Trong khi đó Nho gia lại có mọi thứ cần thiết. Nho gia về thực chất là học thuyết giành cho người trị quốc. Kinh-truyện Nho gia phong phú cả lý luận lẫn những bài học thực tế được đúc rút. Nó đề cao ngôi vua và mô hình chuyên chế. Chính sự từ Tam Hoàng-Ngũ Đế đến Hán-Đường đủ cho người lập triều đại, kiến hoàng cực tham khảo, học tập. Trong bối cảnh lập quốc triều Lý, Nho giáo thỏa mãn các nhu cầu mà ông vua xây nền đắp móng chế độ phong kiến cần có. Ở thời điểm đầu thế kỷ XI, vua Lý không thể chọn lựa một hệ thống tư tưởng nào khác tốt hơn cho sự lựa chọn Nho giáo làm thực chất cho đời sống chính trị. Vì lợi ích dân tộc, vì sự phát triển của dân tộc mà Nho giáo đã được lựa chọn. Sự lựa chọn này đã có hiệu quả làm thể chế phong kiến mạnh hơn.
Cũng cần phải nhắc lại rằng ở thời điểm thế kỷ XI, Nho giáo không còn là tri thức mới mẻ đối với người Việt, nó không phải là cái lần đầu phát hiện thấy ở Trung Hoa rồi học về, nó đã là một thứ tri thức, một loại văn hóa đã có ảnh hưởng nhất định ở Giao Châu suốt gần mười thế kỷ Bắc thuộc với những mức độ đậm nhạt khác nhau ở từng nơi, từng lúc. Nhưng nghìn năm Bắc thuộc Nho giáo mờ nhạt bên cạnh Phật-Đạo. Lý do chính là vì chưa có môi trường chính trị cung đình cần thiết cho nó, chưa có một chính thể để dùng nó, cái môi trường chính trị, nhu cầu phát triển thể chế đã xuất hiện ngay sau khi giành độc lập. Nhu cầu phát triển triều đình phong kiến đời Lý đã tạo ra cơ hội lớn, một cửa mở cho Nho giáo. Chính trị triều Lý bắt đầu nhuốm màu Nho gia. Phân tích các công việc kiến tạo triều đại, kiến quốc của nhà Lý ta thấy đó phần lớn là do tư tưởng Nho gia mách bảo. Bản Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn, lời Khuyến Lý Công Uẩn lên ngôi của Vạn Hạnh đều là sự mường tượng xa viễn cơ nghiệp đế vương theo tinh thần Nho gia. Các vua Lý từ Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông… đều tiếp nối tinh thần kiến tạo theo những bài học trị quốc an dân của Nho gia. Các vua vẫn thờ Phật, sùng Phật[5], nhưng lại đồng thời cho xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử và các Tiên hiền (1070), lập Quốc Tử Giám, thi Minh kinh bác sĩ, lập Thái miếu để thờ tổ tiên, xây đàn tế trời đất… Các sự kiện trên một thái độ rõ ràng đối với Nho giáo, và của Nho giáo và Nho học. Các sự kiện này chưa tạo ra ngay một định hướng, một sự khẳng định địa vị cần và đáng có của Nho giáo trên đất Đại Việt. Việc các Thái tử đến học tập ở Quốc Tử viện cho thấy, những người làm chính trị đương thời nhận thức được Nho học là tri thức cần thiết cho một ông vua trị nước trong tương lai. Dẫu cho trong bản thân các ông vua chưa có một con người sống và tư duy hoàn toàn theo Nho, tu kỷ hành đạo theo Nho. Quốc Tử viện chưa đông đúc người giảng người học, chưa dành cho con em bình dân, trường công chưa mở từ trung ương đến địa phương, khoa cử rời rạc, “tùy hứng” chưa định chế, nhưng có khoa cử, có văn miếu, có Quốc tử viện, đối với Nho sĩ có nghĩa rằng: Nho cũng là cái rất cần cho xã hội. Người thời đó thấy rằng học Nho cũng có thể tiến thân và có vinh hiển như làm võ tướng và tăng đạo. Sự kiện này cùng việc dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức và phổ biến ở Việt Nam là một tổng thể hữu cơ. Phải thấy rằng nhà Lý lập Văn miếu, mở khoa thi, chính thức hóa địa vị của Nho trong bối cảnh chuẩn bị đánh lớn chống quân xâm lược nhà Tống mới thấy đây là sự lựa chọn đầy bản lĩnh. Chống Tống xâm lược là một chuyện và chọn Nho có gốc phương Bắc lại là một chuyện. Cho nên các nhà Nho về sau luôn cho rằng, Nam Bắc núi sông bờ cõi, phong tục thì phân chia còn “Đạo không chia khác” là sự tiếp nối nhận thức đó. Tiếp nhận Nho không phải là do đầu óc nô lệ mà là chọn lựa tự giác có tính toán, vì độc lập tự cường dân tộc, vì những nhu cầu biến tạo mà lựa chọn. Với những chất liệu mà Nho giáo cung cấp, người Việt thời Lý đã dựng lên mô hình chính trị theo kiểu Nho gia nhưng đối lập với mô hình chính trị Nho gia. Từ vị thần nhân cách tối cao vô thượng – Thiên; Thiên đế đến Thiên mệnh, thiên hạ, đến Thiên tử trị dân bằng giáo hóa, đều hiện diện để khẳng định cho độc lập dân tộc. Nho gia cũng trởt thành một thứ vũ khí tư tưởng để khẳng định quyền tồn tại độc lập của Đại Việt, tuyên bố quyền chinh thảo điếu phạt của vương sư trong các nội chiến. Đó là sản phẩm của mô hình chính trị học tập theo kiểu thể chế Trung Hoa do Nho gia cung cấp.
Về phương diện đối nội, sau loạn Tam vương nhà Lý phải chú mục vào những nguy cơ đe dọa ngai vàng. Bài học các triều Ngô-Đinh-Tiền Lê chưa xa, loạn Tam vương là lời nhắc nhở về đường lối cai trị. Các ông vua buộc phải nghĩ đến việc củng cố vững chắc của ngai vàng bằng con đường ước thúc nhân tâm. Tư tưởng khuyến thiện trừ ác, luân hồi quả báo của Phật giáo chưa đủ sức ràng buộc lòng người, không ngăn được bạo loạn, cần có thêm sự ước thúc nhân tâm theo kiểu Nho gia. Một nghi lễ mới mẻ được tiến hành, đó là hội thề đầu năm ở đàn Đồng Cổ. Nhà Lý coi hội thề là quốc lễ hàng năm. Các tài liệu chính dã sử đều thống nhất ghi lại nội dung lời thề: “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, thần minh giết chết”, đi kèm là nghi thức bôi máu lên mép. Nội dung lời thề không có gì khác, chính là hai phạm trù Trung hiếu tối quan trọng của Nho gia. Thần Đồng Cổ, vị thần bản địa trở thành vị thần hộ trì cho quân vương và giám sát luân lý; chính trị và đạo đức; thân quyền và vương quyền đã kết hợp lại làm một với mục đích duy nhất-bảo vệ vương quyền. Tuy nhiên cung cách hội thề và lời thề như vậy có khác với những nguyên tắc của Nho gia nói chung. Nho gia không chấp nhận vị thần giám sát luân lý kiểu như vậy. Nó không phải là sự ước thúc mang tính nội tỉnh tự tu tự giám của Nho gia. Hội thề là một sự kết hợp của luân lý trên mảnh đất Đại Việt độc lập.

[4] Việt sử lược có ghi chép về quy mô Thăng Long buổi đầu mới xây dựng: “Trong kinh đô Thăng Long dựng điện Triều Nguyên, bên tả đặt viện Tập Hiền, bên hữu đặt viện Giảng Võ. Bên tả mở cửa Phi Long, bên hữu mở cửa Đan Phượng. Nơi giữa ở phía Nam mở điện Cao Minh, thềm điện gọi là Long Trì có nhà Cầu Võng che quanh thềm. Bốn mặt điện Càn Nguyên. Sau đó dựng hai điện Long An và Long Thụy. Bên hữu xây điện Nhật Quang. Bên tả xây điện Nguyệt Minh. Phía sau có cung Thúy Hoa. Bốn mặt thành mở bốn cửa…” (Việt sử lược, Sđd, tr.117)
[5] Triều Lý có cả thảy 4 lần gửi sứ đoàn sang Tống xin kinh Phật và cả 4 lần đều được chuẩn ứng.

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM