Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:22:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78319 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:03:56 am »

Trích dẫn
Tôi không hiểu bạn nói vậy là ra sao nữa.Rõ ràng không phải là sư Vạn Hạnh đưa Lý Công Uẩn lên ngôi để rồi muốn đạo phật trở thành quốc giáo.Theo tôi được biết thì đạo phật thời kì này phát triển khá mạnh ở các nước châu á,và việc triều Lí lấy đạo phật làm quốc giáo không phải là điều tất yếu trong lịch sử.

lời tôi nói là trích từ cụ... Ngô Sĩ Liên ấy chứ. Grin

nhưng việc nhà chùa đưa được cụ Lý lên dễ dàng như vậy cũng góp phần khẳng định rằng thế lực nhà chùa đương thời là rất lớn. Nhà Lý biến Phật giáo thành quốc giáo chỉ là hợp thức hóa trên giấy tờ 1 thực tế đang diễn ra thôi, đúng không?  Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #81 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:41:42 pm »

Trích dẫn
Tôi không hiểu bạn nói vậy là ra sao nữa.Rõ ràng không phải là sư Vạn Hạnh đưa Lý Công Uẩn lên ngôi để rồi muốn đạo phật trở thành quốc giáo.Theo tôi được biết thì đạo phật thời kì này phát triển khá mạnh ở các nước châu á,và việc triều Lí lấy đạo phật làm quốc giáo không phải là điều tất yếu trong lịch sử.

lời tôi nói là trích từ cụ... Ngô Sĩ Liên ấy chứ. Grin

nhưng việc nhà chùa đưa được cụ Lý lên dễ dàng như vậy cũng góp phần khẳng định rằng thế lực nhà chùa đương thời là rất lớn. Nhà Lý biến Phật giáo thành quốc giáo chỉ là hợp thức hóa trên giấy tờ 1 thực tế đang diễn ra thôi, đúng không?  Grin

Bác ợ, cụ Ngô Sĩ Liên bị ảnh hưởng của Nho học / Khổng Giáo nên mới có giọng ngỏ ý chê bai thế thôi mà.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 11:13:49 am »

....sau khi đã có sự tra cứu kĩ về các cứ liệu lịch sử, tôi thấy rằng, Thăng Long – Hà Nội đâu chỉ có 7 lần đổi tên, mà thực tế là 12 lần. Cụ thể vào những năm sau đây:

    * Lần thứ 1: năm 1010 được đặt tên là Thăng Long do Lý Thái Tổ (1).
    * Lần thứ 2 : năm 1014 đổi tên là Nam Kinh , cũng do Lý Thái Tổ(2).
    * Lần thứ 3 : từ năm 1279 đến 1284, đổi tên là Trung Kinh, do vua Trần Nhân Tông(3).
    * Lần thứ 4 : năm 1400 , đổi tên là Đông Đô dưới thời Hồ Quý Ly(4).
    * Lần thứ 5 : năm 1408, đổi tên là Đông Quan dưới thời giặc Minh xâm lược (còn gọi là Minh thuộc)(5).
    * Lần thứ 6: năm 1430 , đổi tên là Đông Kinh dưới thời Lê Thái Tổ(6)
    * Lần thứ 7 : năm 1466, đổi tên là Trung Đô, thời Lê Thánh Tông(7).
    * Lần thứ 8 : năm 1469 , đổi tên là Phụng Thiên, cũng do vua Lê Thánh Tông (Cool
    * Lần thứ 9: từ năm 1740 – 1786, tên gọi Đông Đô, thời Lê Hy Tông (9)
    * Lần thứ 10 : sau năm 1789 đại phá quân xâm lược Thanh, đổi tên là Bắc Thành, do vua Quang Trung đổi tên (10).
    * Lần thứ 11 : năm 1805 lại đổi tên là Thăng Long (11), nhưng không phải là chữ (昇 龍) của Lý Thái Tổ mà lại là (昇 隆), với ý nghĩa là hưng thịnh, chữ (隆) được lấy từ niên hiệu của Gia Long, đặt lên Thành Thăng Long như mang ý nghĩa khẳng định quyền làm chủ và uy quyền lên vùng Bắc Hà ngày trước.
    *  Lần thứ 12: Năm 1831, đổi tên là Hà Nội, dưới thời vua Minh Mạng (12).

....
Như vậy tên gọi Thăng Long chỉ chính thức tồn tại trong 4 năm , đồng thờì trong suốt thời kỳ từ nhà Hồ ( 1400 ) sang cuối nhà Lê , đến nhà Nguyễn Tây Sơn cũng không gọi Thăng Long ?
....
Theo http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn31n343tq83a3q3m3237nvn1n  và trên http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote07.html#fn_392 thì quả là Đại Việt sử ký toàn thư có chéo việc: “Đắp thành đất ở bốn mặt kinh Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên(392) làm Nam Kinh”.

Nhưng đã chú giải rõ về Phủ Ứng Thiên (392): Tức phủ Ứng Hòa đời sau, nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Hơn nữa, các tài liệu về lịch sử Ứng Hoà và trấn Sơn Nam cũng không đâu chép Lý Thái Tổ đổi tên Thăng Long!

Như vậy đâu phải Thăng Long chỉ tồn tại 4 năm!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 11:50:16 am »

Bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" có người cho là đã có từ thời Lê Hoàn, chúng tôi học trong lịch sử nhà trường được giảng là bài thơ đó là của Danh tương Lý Thường Kiệt. Dù thế nào, đó vẫn là Bản tuyên ngôn độc lập của Đại Việt và là một áng thiên cổ hùng văn rất đáng tự hào.
Trên tinh thần ấy, tôi "thư pháp hoá" nôi dung bài thơ vắt qua hai triều đại mở đường và củng cố nền độc lập của Đại Việt đưa vào trang này như một chút lòng thành với đại lễ.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2011, 04:59:11 pm »

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991-01/10/2011), lục tìm lại trí nhớ và các tư liệu có thể tìm được càng thấy rõ: để có diện mạo hình chữ S như ngày nay bao thế hệ người Việt đã đổ nhiều máu xương. Đặc biệt, để có vùng đất “nơi con sông Hồng chẩy vào đất Việt” nội thuộc và ổn định dưới mái nhà chung Việt Nam thì lịch sử đã ghi công lớn của vua tôi, quan quân và thần dân người Việt thời Lý.
 Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, dù có muốn tổ tiên ta chưa thể mở về Đông (biển) chỉ có thể mở mang lãnh thổ về phía Nam, một phần sang phía Tây và khẳng định chủ quyền tại các vùng “đệm” ở miền Tây, Bắc và căng mình chống lại cuộc “nam chinh” của Thiên triều ở phía Bắc.
Ngược dòng lịch sử, ai cũng biết trung tâm văn minh cổ, nơi phát tích của nhà nước Trung Hoa nằm rất xa Việt Nam. Mãi đến 219 tCn, sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư 屠睢 làm chủ tướng, Triệu Đà 趙佗 làm phó tướng, chỉ huy 50 vạn quân bình định vùng đất Bách Việt ở Lĩnh Nam. 5 năm sau mới hoàn thành là lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng Quận (nam Hồ Nam) giáp Đông Bắc Việt Nam. Riêng vùng  giáp với Tây Bắc nước ta ngày nay thì hồi đó đến năm 320 vẫn là nước Điền của thị tộc Thoán 爨, sau đó từ năm 738 là Vương quốc Nam Chiếu 南诏 rồi Vương quốc Đại Lý 大李 (năm 937) mãi đến năm 1276 mới thành tỉnh Vân Nam trực thuộc “Thiên triều” bởi quyết định của Hốt Tất Liệt (Kublai Khan, Khubilai Khan, 忽必烈, 1215–1294).
Do đó quan hệ giữa Việt và Trung thời kỳ Đại Việt mới giành quyền tự chủ là quan hệ của Việt với các lãnh chúa, hay tiểu quốc vùng Hoa Nam và biên giới của Đại Cồ Việt (sau là Đại Việt) khi đó là giáp với Đại Lý (Tây Bắc) và Đại Tống (Đông Bắc).
Trong tiến trình xác lập, giữ vững chủ quyền vùng đất Lào Cai này từng ghi bao dấu ấn lịch sử mà được ghi chép cụ thể nhất là từ thời Lý.
Khi thay nhà Tiền Lê, nhà Lý (李氏, 1009-1225) và rời đô ra Đại La (1010) rất quan tâm đến cương vực Vương quốc, có ý muốn mở rộng những vùng đất mà xưa nay còn chưa phân định rõ và  việc quản lí toàn bộ đất đai vùng Giao Chỉ xưa được chặt chẽ hơn. Lý Thánh Tông (李聖宗,1054-1072) đổi quốc hiệu là Đại Việt 大越, chia cả nước làm 12 lộ, một số phủ, châu. Vùng Tân Hưng xưa được goị là đất Đăng Châu, trại Quy Hóa thuộc châu Chân Đăng, đạo Lâm Tây 林西.
Trong khi họ Lý đang củng cố Vương quyền thì năm 1014 tướng nước Đại Lý 大李 là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long (nay là huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang) và châu Đô Kim (nay là huyện Hàm Yên - Tuyên Quang). Vị Vua khai quốc Lý Thái Tổ (李太祖, 1010-1028) sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sát nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt.
Về hướng biên giới với nhà Tống, để tự vệ, năm 1014 Lý Thái Tổ cho quan quân lên Cao Bằng đánh dẹp được quân Hạc Thác (là thổ dân vùng Tả giang, Hữu giang, Quảng Tây) do Dương Trương Huệ thống lĩnh xâm phạm cõi bờ. Song do điều kiện giao thông khi đó nên các vùng núi, triều đình Trung ương chưa thể quản lý chặt chẽ được mà vẫn phải dựa vào các thổ ty người bản địa. Thời này, xảy ra việc cha con Nùng Tồn Phúc 穠存福 làm loạn, li khai ở vùng núi phiá Bắc (1038), triều đình đã đánh dẹp, con trai Tồn Phúc chạy thoát. Sau đó Lý Thái Tông (李太宗,1028-1054) đã bắt được rồi tha Nùng Trí Cao (1041) nhưng Trí Cao 穠智高 lại quay ra phản trắc chạy sang cầu quan lại nhà Tống (1048) nên sau này dân gian có câu:
Mở mang, mang chạy lên rừng,
Ta hay mang chạy, ta đừng mở mang.
Tệ hại hơn, Trí Cao và các tù trưởng vùng núi đã cấu kết với quan lại nhà Tống 宋氏 đem một số châu, động vùng núi phía Bắc, Tây Bắc dâng cho Tống triều và Đại Lý 大李. Tống nhận đất, đổi tên các động này, nhập vào địa đồ Bắc quốc. Nhưng phò mã nhà Lý là Thân Thiệu Thái, cai quản vùng châu Lạng vẫn kiên cường giữ đất. giữ dân, đánh đuổi quân xâm lược.
 Trong cuộc Nam chinh 1077, thực hiện chiếu của Tống Thần Tông: “Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu, huyện như nội địa”, Quách Quỳ, Triệu Tiết đã chiếm giữ châu Quảng Nguyên (đổi ra Thuận Châu) và các động Vật Ác (đổi thành Thuận An, 順安) và Vật Dương (đổi thành Quy Hoá, 歸化). Mặc dù bị Lý Thường Kiệt 李常傑 đánh đại bại trên phòng tuyến Như Nguyệt 如月, Quách Quỳ phải rời bỏ Trung Châu nhưng không chịu rút khỏi các châu, động đã chiếm ở phía Bắc.
Từ 1078-1086 nhà Lý 6 lần cử sứ giả (Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh) đòi lại những châu, động mà quân Tống chiếm giữ (Thuận An- 1062; Quảng Nguyên-1078, Vật Dương, Vật Ác-1081...) hay phân chia lại địa giới (Vĩnh Bình-1083, 1084). Nhưng vua Tống chỉ trả cho 6 huyện và 2 động còn một số động vẫn bị giữ lại, trong đó có Quy Hoá. Việc này một viên cai trị nhà Tống là Hùng Bảng đã có sớ tâu về triều: "Năm Gia Hữu (1057) Nùng Tông Đản đem các động Vật Ác dâng nộp, vua ban tên Thuận An 順安. Đời Trị Bình (1064) Nùng Trí Hội đem động Vật Dương nộp, vua ban tên là châu Quy Hoá 歸化. Trả lời Vua Lý Nhân Tông trong lần đòi đất lần thứ 6 (4/1087), trong Chiếu trả lời đề ngày 22/8/Mậu Thìn (1088), vua Tống Thần Tông đã trịnh thượng xảo biện: "…thủ lĩnh An Nam nhận nhầm vương thổ, tiên đế lại sai quan biện chính chia cõi...Trẫm vâng theo lời dạy của Tiên đế, cốt làm sao cho bờ cõi yên vui…gián chiếu xuống nhiều lần, giảng cực rõ ràng. Các đất Vật Dương, Vật Ác không thể đem bàn trở lại được nữa…".
Vua Lý Nhân Tông viết thư gửi cho vua nhà Tống đòi những vùng đất mà quân Tống còn chiếm đóng sau trận chiến 1076-1077 đã viết: “Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.” . Đồng thời, để giữ vững chủ quyền và răn đe nhà Tống, vận dụng tư tưởng “Tiên phát chế nhân”, Lý triều đã nhiều lần cất binh sang tận đất Tống thảo phạt (1022, 1059, 1060) đặc biệt là trận tấn công của Lý Thường Kiệt làm cỏ châu Khâm, Liêm, Ung vào 12/1075, 01/1076. Chiến thắng oanh liệt sau lại dùng Biện sĩ bàn hòa để kết thúc chiến tranh. Phương châm vừa đánh vừa đàm được thực hiện rõ và thành công nhất dưới triều Lý. Về phía Đông, năm 1171, 1172, Lý Anh Tông đích thân đi “tuần tra các hải đảo ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, tìm hiểu đường đí, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật”.
Tại một số châu động, tuy bị buộc ép vào địa đồ Tống triều nhưng nhân dân các dân tộc trong vùng vẫn ý thức mình là người Việt và cùng chiến đấu để trở về với ngôi nhà Đại Việt.
Trên hướng Tây Bắc, năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông 李英宗 và Tô Hiến Thành 蘇憲誠 đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt. Từ đó vùng đất Lào Cai ngày nay chính thức và vĩnh viễn thuộc về đất Việt để sau đó, những thế kỷ sau lập nên 2 chiến thắng lẫy lừng trên vùng biên ải:
- Vào tháng 8 Đinh Tỵ Nguyên Phong (丁巳元豐,tức tháng 9/1257), được tin quân Mông chuẩn bị tấn công nước ta, Trại chủ Quy Hóa là Hà Khất đã cho người cấp báo về kinh. Đây là cơ sở quan trọng góp phần để quân dân thời Trần đã 3 lần đánh tan đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới hồi bấy giờ. Công trạng ấy và đóng góp của các tù trưởng, thổ hào, dân binh Quy Hoá trong việc chặn đánh quân xâm lược khi tiến sang hay khi rút về được chép trong Trung hưng thực lục 中興實錄.
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), khi ra Đông Đô (1426), Bình Định Vương  Lê Lợi 平定王藜利 chia đất Đông Đô làm 4 đạo và lúc đó vùng Hưng Hoá, Tuyên Quang thuộc Tây đạo. Nhận rõ vị trí xung yếu của vùng Tây Bắc nên từ tháng 9/1426, Lê Lợi đã cho một đạo quân gồm 3.000 quân và 1 voi chiến do Phạm Văn Xảo 范文巧 chỉ huy đã tiến quân lên vùng Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang vừa giải phóng đất đai, vừa uy hiếp phiá Tây Bắc Đông Quan lại vừa ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. Tiếp theo,  “Mùa Hạ tháng 4 Vua sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa (犁花, tức vùng Tf Lào Cai nay)”. Tháng 10/1427, sau khi đánh bại giặc Minh ở Xương Giang, Phạm Văn Xảo chủ trại Quy Hóa cùng Lê Khả 黎可,Lê Trung, Lê Khuyển từ ải Lê Hoa đã tung quân ra phá giặc ở ngòi Nước Lạnh và Đan Xá. Trong trận này ta đã chém hơn một vạn thủ cấp, bắt sống hơn nghìn tên, nghìn ngựa, còn quân giặc chết đuối không kể xiết; Mộc Thạch phải một mình một ngựa tháo chạy. Quân ta lập công lớn, thúc đẩy cuộc chiến đến toàn thắng. Trận này, trong Bình Ngô Đại cáo 平吳大誥, đã được Nguyễn Trãi nhắc đến cả về phương châm tác chiến cũng như tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng Lê Hoa.
Như vậy, sau Lý Thái Tổ (1009–1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072) có nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi), sửa sang chính sự, mở khoa thi đầu tiên (02/1075), đánh tan quân Tống (1076), đòi đất nhà Tống lấn, giao hảo tốt với các nước, được vua Tống chính thức phong Vương ("An Nam Quốc vương" cho Lý Anh Tông vào năm 1164) thu phục được các tù trưởng thiểu số, thực hiện bước Nam tiến đầu tiên (1069) …nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên tạo tiền để các thế hệ sau đánh thắng giặc Minh, Nguyên xâm lược.
Rất tiếc trên địa bàn Lào Cai mới có nơi teoengr niệm ghi công Trần hưng Đạo còn với Vương triều Lý (xác lập chủ quyền chính thức) và nhà Hậu Lê (trận chiến ải Lê Hoa) thì chưa thấy gì đáng kể.
Logged

Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:39:13 pm »

Sau Đại lễ 1000 năm, hình như topic này đã "xịt" đi thấy rõ  Sad, nhân mấy ngày rảnh rỗi, em đóng góp ít tài liệu lượm nhặt được Cheesy

GÓP THÊM TÀI LIỆU VỀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONg VÀ VỀ GỐC TÍCH LÝ THƯỜNG KIỆT

                                                                                                                                                       Vũ Tuấn Sán

 Ở bên kia cầu Long Biên, tại thôn Bắc Biên xã Ngọc Thụy có ngôi chùa còn giữ được một quả chuông với bài ký khắc năm 1690 ghi lại việc cúng tiền đúc chuông và việc miễn trừ các sưu thuế cho dân làng Cơ Xá là tên cũ của xã Phúc Xá trong đó có thôn Bắc Biên hiện nay. Bài ký này không những có giá trị về mặt lịch sử địa phương mà còn cung cấp một số tài liệu đáng chú ý cho việc định đô Thăng Long năm 1010, và cho việc xác định gốc tích của Lý Thường Kiệt, bổ sung cho cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn (2 tập, Nhà Xuất bản Sông Nhị, 1950) là một tác phẩm nghiên cứu khá công phu về vị danh nhân này.
            Sau đây tôi giới thiệu bài ký khắc ở chuông chùa thôn Bắc Biên, và phối hợp thêm với một số tài liệu văn tự khác, nhất là rút từ cuốn Tây Hồ chí, để cung cấp một số điều nhận xét về việc định đô ở Thăng Long dưới thời Lý Công Uẩn, cùng về một số điểm trong tiểu sử của Lý Thường Kiệt.

I - VỀ BÀI KÝ KHẮC TRÊN QUẢ CHUÔNG Ở CHÙA BẮC BIÊN

 Quả chuông ở chùa Bắc Biên là một quả chuông lớn, cao 1,20m đường kính ngoài là 0,65m. Khắp mặt chuông chia làm bốn cột đều nhau từ trên xuống dưới, ở phía trên mỗi cột có khắc một chữ lớn, hình thành bốn chữ: “An Xá tự chung” (chuông chùa An Xá). Mỗi cột lại chia làm hai khoảng, khoảng trên và khoảng dưới, và thảy đều có khắc chữ, ghi rõ trường hợp đúc chuông và ghi tên những người cúng tiền, cũng chép lại một số lệnh chỉ thời Lê Trung hưng, cũ nhất vào năm Vĩnh Tộ nguyên niên (1619) dưới thời Trịnh Tùng miễn cho dân làng Cơ Xá mọi thứ sưu thuế.
            Tôi đã chọn dịch bài tự sau đây, đầu đề là: “Sơ lập An Xá tự châu thổ san chung tự” 初立安舍寺洲土刊鍾字 ở khoảng trên cột có chữ 舍 (xá), vì bài tự này ngoài việc nói tới chuyện miễn trừ sưu thuế có nhắc đến Lý Thường Kiệt.
            Bài tự nguyên bản bằng chữ Hán, chúng tôi tạm dịch như sau:
            Bài tự sự khắc vào chuông và đất bãi của chùa An Xá mới thành lập
[A. Về việc miễn thuế từ triều Lý đến đầu triều Lê][1].
            Cần xét: cái gốc của chính sách bậc vương giả là lấy ruộng lộc điền[2] để ưu đãi người quân tử, dành đất ruộng chùa để thờ cúng nhà Phật.
            Trộm thấy: chùa An Xá là nơi danh lam cổ tích vốn xưa ở trong thành Thăng Long, thuộc về đất nội điện nhà vua, nên được vua chuẩn y cho dời ra bãi Trung Giang[3] tức là bãi Cơ Xá .
            Từ lúc lập kinh đô đến nay, kính được vua Lý Thái Tổ triều Lý ra ngự chỉ cho tới ở bãi Trung Giang, dân không có ruộng cấy lúa, chỉ làm nghề trồng dâu chăn tằm. Lại có tờ biểu do quan đệ thay cho bản địa nên hằng năm không phải chịu thuế gốc dâu, còn mọi khoản đắp sửa đê điều, đường sá, cùng các khoản lính tráng, nhà cửa, bến đò đều được miễn trừ cho chỗ đất cũ, để làm điện vua và cũng để thờ Phật. May mà lòng trời đoái thương, có vị tổ địa[4] giáng sinh là Ngô Quảng Châu 廣珠 vốn hầu cận trong màn trướng nhà vua, kính cẩn tâu xin, được sắc chỉ cho ghi rõ đông tây nam bắc đúng như sổ điền và không phải nộp thuế, để làm cơ nghiệp muôn đời cho đất châu thổ ta. Đó là vị tổ địa, trung thư giám trung thư xá nhân, Đình úy sứ, Quản châu bầu được ban quốc tính là Lý Thường Kiệt tên thụy là Quảng Châu 廣洲 phủ quản. Phúc điền [5] hàng năm là do vị tổ địa đặt ra vậy.
            Xưa nước Đại Việt ta, từ triều Lý lập đô trải đến vua Thái tổ triều Lê đều có ngự chỉ miễn trừ cho châu thổ ta mọi thứ sưu dịch như thể lệ trước kia.
            [B. Về việc miễn thuế dưới thời Hồng Đức]
            Năm Hồng Đức thứ 18 (1487) ngày 14 tháng 2, Chiêu liệt đại phu hộ khoa đô cấp sự trung Nguyễn Thanh Lương, Hiển cung đại phu hộ khoa đô cấp sự trung Nguyễn Úc sao gửi một bản của bản lệnh truyền của Tư lệ giám tổng thái giám tri giám sự Phúc Dương bá Nguyễn Xuân Lan, truyền cho bãi Cơ Xá thuộc huyện Từ Liêm trong đạo Sơn Tây, phía Đông gần các xã Lỗi Cầu, Lâm Hạ phía Tây gần các phường Quảng Bá, An Hoa, phía Nam gần cống Ông Mạc[6], phía Bắc gần các xã thôn Xuân Canh, Bắc Cầu, trên từ chỗ quai bàn giáp với Tam Bảo Châu, dưới đến cống Ông Mạc, cư dân ở bãi Trung Giang, không có ruộng cây lúa, lấy việc nuôi tằm trồng dâu làm nghề nghiệp. Đất châu thổ của bãi đó nguyên dùng để cúng Phật nay thỏa thuận cấp cho trên từ quan viên cho đến dưới dân chúng, mỗi người 4 sào đất làm nhà, 8 sào khẩu phần, cho đến các hạng tàn phế, bệnh tật, mồ côi, góa bụa mỗi người 2 sào, còn thừa lại là đất của Tam - Bảo để thờ cúng Phật đều không phải chịu ngạch thuế.

            Xã trưởng bản châu là bọn Nguyễn Thì Ý, Nguyễn Vĩnh Xương, Nguyễn Bá Vãng nguyên từ tiền triều đến nay nhiều lần được sắc chỉ cho phép bản châu được miễn trừ mọi thứ thuế sưu dịch về đê điều, đường sá, bến đò, đã trình bày đầy đủ lên vị thừa tuyên sứ của ty Tán trị thừa tuyên sứ Sơn Tây, trung trinh đại phu, Quốc mỹ bá, thiếu doãn Quách Đình Bảo, và Hiến sát sứ trong ty Thanh hình hiến sát đạo Sơn Tây Dương Văn Đán để được phê phán. Các quan Tri huyện sở tại là Phạm Như Trung rồi Lại Kim Bảng đã lần lượt cộng đồng khám xét, đúng là bãi Cơ Xá không hề phải chịu ngạch thuế và viết sửa lại sổ điền bạ nộp lên nha môn. Vị Nam quân đô đốc phủ Chưởng sự kiêm Tông nhân lệnh, Thái bảo, Bình Lạc bá Trịnh Duy Hiếu đã đem đất bãi thuộc hạng nói trên cùng bến đò và ruộng của chùa với số mẫu sào thước, tấc, kê từng số mục tâu bày lên. Được quân thượng tự mình xem xét, rồi trao cho triều thần nghị bàn, tuân hành sắc chỉ “Khâm thử”: [Chiểu lời] bọn Trịnh Duy Hiếu phụng nghị thì các khu đất bãi của Cơ Xá châu ở huyện Từ Liêm phải được mọi nha môn miễn trừ mọi ngạch thuế và đê điều, đường sá, bến đò cùng mọi thứ sưu dịch khác như thể lệ trước đây3] Tức là bãi ở khoảng giữa sông, hiện nay có thôn Trung Hà là một thôn của xã Ngọc Thụy. Thôn Trung Hà trước đây là xóm Trung Hà cùng với xóm Bắc Biên nằm trong xã Phúc Xá tức Cơ Xá cũ.
[4] “Tổ địa” tra những từ điển Trung Quốc như Từ nguyên, Từ hải và Phật học đại từ điển không thấy giải nghĩa. Theo một số phụ lão thì đấy là chữ nhà Phật; chỉ những tín đồ có uy thế.
[5] Chỉ những ruộng cúng vào chùa chiều để làm hậu hay dùng bố thí cho người nghèo.
[6] Lâm Hạ là tên cũ của Lâm Do. An Hoa là tên cũ của Yên Phụ. Cống Ông Mạc nay thường gọi chạnh là Ô Đống Mác tức đoạn cuối phố Lò Đúc, giáp giới với Thanh Nhàn hiện nay.
[7] Thủ tục cho miễn thuế và các quan chức cho miễn thuế trên đây được ghi lại hầu như toàn bộ, kể cả các tên người, trong bài văn bia chùa Tam bảo tức chùa Ba làng dựng năm Đức Long thứ 3 (1631), nay thuộc xã Tứ Liên - huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.

Còn tiếp....
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #86 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:41:20 pm »

II. VIỆC XÂY DỰNG KINH THÀNH THĂNG LONG

Theo bài ký trên đây, ta thấy rằng làng Cơ Xá xưa kia vị trí “nguyên ở trong thành Thăng Long, mặt trước ở ngay nội điện” nhà vua, vì cần xây dựng kinh thành nên đã được lệnh Lý Thái Tổ cho di ra bãi Trung Giang.
            Như vậy dựa vào tài liệu hiện tại có thể cho rằng làng Cơ Xá là làng cổ nhất ở Hà Nội, vì có trước cả thời kỳ xây dựng kinh thành Thăng Long.
            Làng Cơ Xá khi xưa đặt tên là làng An Xá. Năm 1010, sau khi Lý Thái Tổ lấy đất làng này để xây dựng kinh thành Thăng Long, làng Cơ Xá đã được lệnh dời ra “bãi giữa sông” - có thể hiểu theo nghĩa “ở ngoài đê”, gồm cả đất ở bãi nổi giữa sông lẫn đất bãi ở ngoài đê sông Hồng. Theo bài “Sự tích xã An Xá” chép cuối cuốn gia phả bằng chữ Hán của họ Nguyễn hiện ở thôn Bắc Biên[8] thì Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 5 đắp thành Thăng Long đã đổi cho xã An Xá cho dời ra giữa sông, địa phận ở phía Tây bờ sông giáp với đất liền làm địa giới, và thành An Xá châu, phụ thuộc vào Kinh Bắc phủ Thuận An, huyện Gia Lâm, tổng Gia Thdời đô]”… “Đến đời thứ 9 là Lý Chiêu Hoàng thì nhường ngôi cho nhà Trần, đời Lý chấm dứt mới thấy việc chó sinh 8 con là ứng nghiệm”.
            Câu chuyện trên có tính cách hoang đường, nhưng nó được nhắc lại trong phần chủ yếu ở một số tài liệu văn tự khác:
- Theo Tây Hồ chí (sách Thư viện Khoa học Trung ương, ký hiệu A.3192) thì trước khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, tại chùa Thiên Tân trên núi Ba Tiêu châu Bắc Giang con chó trắng có thai, vượt sông đến ở trên núi Khán Sơn sau đẻ ra đứa con, ai cũng lấy làm lạ. Đến năm Nhâm Tuất [1010], lúc nhà Lý thiên đô về Thăng Long thì hai mẹ con đều hóa…Việc tâu lên, vua cho là chó thần cho lập đền thờ, ở địa phận thôn Trúc Yên.
            Cũng theo Tây Hồ chí, chùa Khán Sơn là nền cũ của chùa Cẩu Mẫu triều nhà Lý, đến năm đầu Lê Vĩnh Tộ (1619) miếu đổ nát, nhân thế mới chữa làm chùa.
            - Đại Việt sử ký (quyển 2 tờ 1a) chép “Trước kia ở châu Cổ Pháp [tức vào khoảng huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh hiện nay] tại Viện Cảm Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm có một con chó sinh ra một con, màu trắng có lông đen hình hai chữ “Thiên tử”. Người thức giả bảo rằng đó là triệu chứng người tuổi tuất sẽ lên ngôi thiên tử. Sau vua [chỉ Lý Công Uẩn] sinh năm Giáp Tuất lên ngôi đế, mới biết là ứng nghiệm” (Việc này có được diễn trong Thiên Nam ngữ lục, câu 4474, 4478).
            Mấy tài liệu trên có nhiều chỗ không ăn khớp với nhau, nhưng thống nhất ở chỗ ghi lại việc xuất hiện một con chó mẹ đẻ con có tính cách quái dị (đẻ ra đứa trẻ theo Tây Hồ chí, đẻ ra chó trắng có lông đen hình thành chữ “Thiên tử” theo Đại Việt sử kí và Thiên Nam ngữ lục, đẻ ra 8 con theo Sự tích làng Cơ Xá). Dù sao, thì việc Lý công Uẩn sinh năm Tuất (Giáp Tuất, 974), việc dời đô ra Thăng Long cũng đúng năm Tuất (Canh Tuất, 1010) ngay sau khi lên ngôi vua cũng vào năm ấy, sự trùng nhau đó hẳn đã gây cho những đầu óc mê tín hồi ấy một đối tượng đặc biệt đối với loài chó được tôn lên làm thần và được thờ ở miếu[11].
            Như vậy, dựa theo những tài liệu trên, có thể sơ bộ kết luận rằng:
1. Kinh thành Thăng Long xây dựng năm 1010, là địa phận làng An Xá cũ, ở khu vực mé trên vườn Bách thảo hiện nay, làng An Xá bị nhà Lý lấy đất và được đền bù bằng khu đất ở ngoài bờ sông, sát nhập vào huyện Gia Lâm, Kinh Bắc.
2. Việc xây dựng kinh thành dựa phần chính vào địa thế thuận lợi khu vực thành Đại La cũ như đã được trình bày trong tờ chiếu định đô của Lý Thái Tổ, nhưng truyền thuyết đã thêu dệt một số chuyện có tính cách hoang đường như việc xuất hiện thần Cẩu Mẫu, việc chó cái đẻ 8 con, việc chó trắng có chữ “thiên tử” trên lưng để gây thêm niềm tin tưởng của quần chúng với triều đại mới và đối việc thiên đô vốn có một tầm quan trọng đặc biệt.
(Tại Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc - cũng có những chuyện tương tự: theo truyền thuyết Cổ Loa cũng được xây dựng trên một làng cũ, làng này bị dời ra ở cuối sông và trở thành làng Quậy (có nghĩa là “Cuối Quậy” tức là cuối) gồm những làng Đại Vỹ, Giao Tác hiện nay. Về việc xây thành Cổ Loa cũng có những truyền thuyết về thần Kim Qui, thần Bạch Kê cùng thánh Trấn V9] Về tổng, chắc do sau này thêm vào, vì đời Lý chưa đặt tên tổng.
[10] Cơ Xá 機舍, “cơ” là máy. Không rõ dựa vào nghĩa nào của chữ “cơ” này mà Lý Thần Tông đã đổi tên xã An Xá cũ. Xã Cơ Xá thuộc Kinh Bắc, cho đến năm Tân Hợi Tự Đức thứ 4 [1861] mới trở lại phụ thuộc vào tỉnh Hà Nội. Đến năm Duy Tân thứ 4 [1891], do sự yêu cầu của dân, Cơ Xá đổi tên là Phúc Xá (vẫn theo tài liệu trên). Trong thời Pháp thuộc xã Phú Xá gồm: 1. xóm Bắc Biên, xuất hiện vào năm 1918 -19 ở trên đám tư thổ do dân làng mua của mấy làng Yên Tân, Bắc Cầu… ở bên tả ngạn sông Hồng; 2. xóm Trung Hà ở bãi nổi giữa sông Hồng; 3. xóm Tân biên ở giáp Yên Phụ, bên tả ngạn sông Hồng; Ngoài ra, thôn Cơ Xá Nam ở ngoài bãi giáp Đồng Nhân cũng do dân thôn Cơ Xá tới lập nghiệp cách đây độ 100 năm.
[11] Phật giáo kỵ sát sinh, nhưng kỵ nhất là giết và ăn thịt chó, không rõ là có liên lạc gì với địa vị “chó thần” đối với triều Lý là một triều đại gắn liền với uy thế tột bậc của đạo Phật ở nước ta hay không?.
[12] Trong ngày hội lớn Cổ Loa mùng 6 tháng 1 dân làng Quậy vẫn được dành một chiếc chiếu lễ ở đền, giải ngay sau chiếu chủ tế, và trước cả dân làng Cổ Loa. (Tài liệu điều tra tại chỗ. Xem thêm lược sử xã Quyết Tâm tức xã Cổ Loa, và lược sử xã Liên Hà trong đó có thôn Đại Vĩ, huyện Đông Anh do đoàn cán bộ và sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp viết, trong đợt phối hợp với Sở Văn hóa Hà Nội làm kiểm kê di tích ở một số xã Đông Anh, tháng Giêng năm 1965).

Còn tiếp ...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:44:13 pm »

III. GỐC TÍCH VÀ CHỖ Ở CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT

A. Về gốc tích của Lý Thường Kiệt:
Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lý Thường Kiệt dựa vào Việt Điện u linh và Hoàng Việt địa dư cho Lý Thường Kiệt quê ở phường Thái Hòa trong thành Thăng Long.
Nhưng cuốn Việt điện u linh (bản dịch của Trịnh Đình Rư, tr.29) chỉ ghi là người ở “phường Thái Hòa”, tức không nhất thiết phải là nguyên quán mà có thể chỉ là chỗ cư trú. Hoàng Việt địa dư (tờ 20a) không nói tới phường Thái Hòa, chỉ đến núi Thái Hòa, và khẳng định đây là một nơi cư trú: Lý Thường Kiệt “núi Thái Hòa ở phía Tây trong thành. Xưa dưới triều Lý, thượng tướng quân Lý Thường Kiệt từng làm nhà ở đấy (tằng ư thử trí trạch yên). Về sau nhà Lê lập hành cung ở trên núi gọi là điện Thái Hòa”.
Bài ký trên chuông nói trên cho ta biết rằng Lý Thường Kiệt chính là người làng An Xá cũ, sau đổi là thôn Cơ Xá, nguyên người họ Ngô tên là Quảng Châu. Lý thường Kiệt được coi là “tổ địa” của làng Cơ Xá , nên tại những địa điểm dính líu đến làng đều thờ ông. Tại thôn Trung Hà ở giữa sông, thôn Cơ Xá nam ở phía dưới bến Đồng Nhân, là những xóm cũ của làng Cơ Xá xưa kia đều có miếu thờ Lý Thường Kiệt: miếu Trung Hà bị rỡ vì đổ nát cách đây ít lâu, còn đền Cơ Xá Nam thì hiện còn ở số 4 phố Nguyễn Huy Tự, tại thôn Bắc Biên, gia đình họ Ngô vẫn thờ Lý Thường Kiệt làm thủy tổ.
Trong cuốn Tây Hồ ch14]. Sau khi nhà Lý đóng đô ở Thăng Long, ông dời nhà về phía Bắc bờ sông Nhị…”.
Như vậy có thể khẳng định được rằng Lý Thường Kiệt chính nguyên quán thuộc làng An Xá (An Xá châu) vốn ở trong khu vực phía Nam Hồ Tây trong thành Thăng Long đời Lý. Làng An Xá có phải là động Bình Sa trong Tây Hồ chí hay không, hiện nay chưa có đủ tài liệu để quyết đoán. Vị trí chính xác ở chỗ nào? hiện nay cũng chưa thể xác định một cách chắc chắn, có thể là ở vùng Khán Sơn trong vườn Bách thảo hiện nay vì theo gia phả họ Ngô ở Bắc Biên thì con chó cái từ phương Bắc sang sinh con ở chùa Cơ Xá , và đền thờ thần Cẩu mẫu theo Tây Hồ chí thì ở tại núi Khán Sơn. Cũng có thuyết cho là vùng thôn Vĩnh Phúc hiện nay là khu Thái Hòa cũ vì ở đó còn cái đồi tương truyền là di chỉ của cung Thái Hòa đời Lý và chữ “nội điện” nói trong bài tự ở chuông chùa An Xá chính là chỉ cung Thái Hòa. Điểm này phụ thuộc vào việc phát hiện vị trí đích xác của thành Thăng Long đời Lý là một vấn đề chưa thực sự giải quyết dứt khoát.
B. Về chỗ ở của Lý Thường Kiệt
Tây Hồ chí ở mục “Nhà cũ của Việt quốc công” có ghi: “Sau khi nhà Lý đóng đô ở Thăng Long, ông dời nhà về phía Bắc bờ sông Nhị. Nhà ông ở đấy bây giờ là chỗ nộp lương (lương trường) thôn Bắc Môn huyện Vĩnh thuận. Ông lại có nhà riêng ở đường Nam Nhai trước cửa Thái Hòa thành nhà Lý tức là nhà vua ban cho các quan (quan tứ)”.
Theo tài liệu trên thì Lý Thường Kiệt có hai chỗ ở:
1. Sau khi nguyên quán là làng An Xá bị chuyển từ khu vực phía Nam Hồ tây ra ngoài bãi bờ sông Nhị, Lý Thường Kiệt đã dời nhà “về phía Bắc bờ sông Nhị…bấy giờ là chỗ nộp lương thôn Bắc Môn huyện Vĩnh Thuận”.
Nói rằng Lý Thường Kiệt đã dời nhà từ An Xá về thôn Bắc Môn là mâu thuẫn với chính sử vì Lý Thường Kiệt sinh năm 1019, chín năm sau khi Thăng Long được định đô, và quê cũ đã bị lấy làm kinh thành từ lâu. Như vậy nếu có sự chuyển chỗ đến thôn Bắc Môn thì phải do bố mẹ Lý Thường Kiệt. Thôn Bắc Môn hiện nay ở đâu? Dựa vào vị trí ở phía Bắc thành và gần kho lương thực[15] thì thôn Bắc Môn chắc ở vào khoảng các phố cửa Bắc, Châu Long, phía Bắc phố Quán Thánh và phía Đông Hồ Trúc Bạch hiện nay.
Vị trí nhà ở là như vậy, nên con đường đi học hàng ngày của Lý Thường Kiệt đến trường của Lý Công Ẩn ở làng Bái Ân theo Tây Hồ chí là “theo dọc sông Tô Lịch đến Bái Ân” hoặc “từ Yên Ninh đến Yên Thái”, cả hai đều chỉ một đường từ Yên Ninh lên đến Bưởi để rẽ vào Bái Ân, dọc theo quãng phía Tây của nhánh sông Tô Lịch chảy từ Bưởi sang phía Đông đổ vào con hào phía Bắc thành Hà Nội rồi chảy ra sông Hồng ở chỗ chợ Gạo hiện nay.
Ở khu vực hiện giờ không có dấu vết gì về thôn Bắc Môn. Nhưng cuốn địa chí về Hà Nội dưới triều Nguyễn có chép danh sách các thôn phường cũ theo chỗ tôi được biết như Phương Đình địa chí, Đồng Khánh địa dư không thấy ghi tên này, mà chỉ có thôn Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương tức là vào khoảng cuối phố Hàng Bông gần phố Cửa Nam hiện nay. Tại số nhà 120b phố Hàng Bông bên cạnh đền Thiên Tiên có ngôi đình thôn Bắc Hạ cũ trong có thờ Lý Thường Kiệt, còn giữ được đạo sắc cũ nhất về thời Tự Đức năm thứ 6 phong cho “Lý Thái úy Việt quốc công”. Dựa vào hiện tượng thường thấy ở thời cũ là việc thờ phụng thành hoàng phần lớn dựa vào mối liên lạc nào đó giữa vị thần với địa phương và dựa vào tên thôn Bắc thượng bắc Hạ không phù hợp với vị trí của thôn ở phố Hàng Bông hiện nay, tôi nghĩ rằng có thể thôn Bắc thượng bắc hạ xưa kia là thôn Bắc Môn nói trong Tây Hồ chí, sau vì một lí do nào đó phải dời đến vị trí ở khoảng phố Hàng Bông, nên đã đổi tên cũ không thích hợp nữa vì không còn ở phía Bắc cổng thành nhưng chỉ bỏ có chữ “môn” còn giữ lại chữ Bắc, và biến thành hai thôn Bắc Thượng, Bắc H13] Sách đã dẫn ở trên. Sách này không được Hoàng Xuân Hãn sử dụng khi viết Lý Thường Kiệt, và hiện có hai bản: A.3192(1) và A.3192(2) đều là bản viết tay. Bản trên ngờ là nguyên tác vì có nhiều chỗ sửa chữa, thêm vào, xóa đi, còn bản sau chỉ là sao lại bản trên, và mới được chép gần đây.
[14][14] Ở bản A.3192 (1) ở Thư viện Khoa học Trung ương có một chữ thêm vào rồi lại bị xóa đi, nhưng vẫn còn đọc được: “Long thành Cơ Xá ấp nhân… án kim tỉnh thành Bắc Môn ngoại vi Cơ Xá địa 龍城機舍邑人按今省城北門外古為機舍地 (người ấp Cơ Xá thành Thăng Long. Xét ngoài cửa Bắc tỉnh thành hiện nay, thời cổ là đất Cơ Xá ). Cõ lẽ tác giả Tây Hồ chí đã xóa dòng này vì ở cuốn sách chương Nhân vật (như đã nói ở trên trong bài) cũng khẳng định rằng Lý Thường Kiệt là người làng Cơ Xá , còn đoạn câu thêm vào nói rằng đất Cơ Xá xưa ở phía Bắc tỉnh thành hiện nay thì có lẽ đã bị xóa đi vì không đúng sự thực: Tài liệu chuông chùa An Xá và phả ký thôn Bắc Biên cho biết rằng sau khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long thì làng An Xá (tức Cơ Xá) bị dời ngay ra bãi ngoài đê sông Nhị.
[15] Trong một bài ký “Dời chỗ ở” của Cao Bá Quát thì nhà ở Cao Bá Quát cũng đã có lần dời từ khu cửa Nam đến khu cửa Bắc thành “phía Nam trông ra lầu canh của thành… phía Đông tiếp nơi thu thuế đông người tụ tập, phía Tây là cảnh đẹp hồ Kim Ngưu và hồ Trúc Bạch… phía Bắc là ngôi chùa Linh Sơn và mấy chùa khác…”. Nghĩa là vào khoảng thôn Bắc Môn là khu vực nhà của Lý Thường Kiệt (xem bài Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát của Tảo Trang, Tạp chí văn học, số tháng XI năm 1963).
[16] Trường hợp này thường xảy ra, thí dụ như thôn Phụ Khánh, huyện Thọ Xương cũ tục gọi là làng Hỏa lò, xưa kia ở khu vực phố Hỏa Lò hiện nay đã di dời xuống mạn cuối phố Bà Triệu, và đình làng Phụ Khánh hiện tại ở bên cạnh chùa Chân Tiên số 93 phố Bà Triệu.
[17] Thảo Tân hay Sa Thảo tân là một địa điểm thường được nhắc đến nhiều trong sử cũ, nhất là vào khoảng đầu thời Lê Trung hưng. Xem Việt sử cương mục, chương XXIX, 33, XXX, 2, 10, 12. Các nhà biên tập Việt sử cương mục ghi: “chắc là phía Nam bờ sông Nhị nay ở đâu không rõ”. Nhưng theo tổ biên dịch Viện sử học thì “có thể là ở vùng ga Hàng Cỏ (tức là ga Hà Nội) và phố Hàng Cỏ (nay là đường Nam Bộ) Hà Nội ngày nay (xem bản dịch của Viện Sử học, tr.1401).

Hết.

(Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 75, 1965, tr.4-9)
Nguồn:http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=151:gop-them-tai-liu-v-vic-nh-o-thng-long-va-v-gc-tich-ly-thng-kit-v-tun-san&catid=25:bai-vit&Itemid=33
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #88 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:51:41 pm »

THIÊN ĐÔ CHIẾU CỦA VUA LÝ CÔNG UẨN -
NHỮNG GIÁ TRỊ CHƯA BAO GIỜ CŨ

                                                                                                                                                      PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế

1.Mùa xuân năm 1010, vài tháng sau khi Triều Lý được thành lập, và sau tết đầu tiên trên cương - vị - vua ở kinh thành Hoa Lư (Hoa Lau), Lý Công Uẩn về thăm hương Cổ Pháp, cho các bô lão trong hương tiền, lụa; viếng đền vị anh hùng làng Dóng và tặng thần danh hiệu Xung thiên thần vương (Thần vương xông lên trời)... Tiếp đến cho sứ giả Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống kết hảo.
Sau những việc trên, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu[1] về việc chuyển kinh đô - sự kiện trọng đại sau ngày sáng nghiệp vương triều:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị, tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội, vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Dịch nghĩa[2]:
Xưa nhà Thương[3] đến Bàn Canh[4] năm lần đời 9] theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời. Làm như thế cốt để mưu toan nghiệp lớn, đóng đô ở nơi trung tâm, tính kế cho con cháu muôn đời; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót, không thể không đổi dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10] ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư không phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

                  
Thiên đô chiếu của vua Lý Công Uẩn - Những giá trị chưa bao giờ cũ
THỨ NĂM, 20 THÁNG 5 2010 13:35
 

THIÊN ĐÔ CHIẾU CỦA VUA LÝ CÔNG UẨN -
NHỮNG GIÁ TRỊ CHƯA BAO GIỜ CŨ
 
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
 
1. Mùa xuân năm 1010, vài tháng sau khi Triều Lý được thành lập, và sau tết đầu tiên trên cương - vị - vua ở kinh thành Hoa Lư (Hoa Lau), Lý Công Uẩn về thăm hương Cổ Pháp, cho các bô lão trong hương tiền, lụa; viếng đền vị anh hùng làng Dóng và tặng thần danh hiệu Xung thiên thần vương (Thần vương xông lên trời)... Tiếp đến cho sứ giả Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống kết hảo.
Sau những việc trên, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu[1] về việc chuyển kinh đô - sự kiện trọng đại sau ngày sáng nghiệp vương triều:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị, tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội, vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Dịch nghĩa[2]:
Xưa nhà Thương[3] đến Bàn Canh[4] năm lần đời 9] theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời. Làm như thế cốt để mưu toan nghiệp lớn, đóng đô ở nơi trung tâm, tính kế cho con cháu muôn đời; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót, không thể không đổi dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10] ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư không phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?


[1] Chiếu: tức chiếu lệnh, còn gọi là "Chiếu thư", "Chiếu chỉ", "Chiếu bản". Đó là thể văn mà vua truyền đạt mệnh lệnh của mình xuống cho thần tử và nhân dân biết về, hay phải thực hiện một vấn đề gì đó (dù bài văn thực tế do ai viết thì lời lẽ và địa vị của chủ thể vẫn luôn là nhà vua).
Chiếu quan trọng vì nó vừa là mệnh lệnh của vua, vừa là chủ trương, chính sách của triều đình về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục....
Các loại chiếu như: tức vị chiếu (chiếu kế vị), di chiếu (chiếu dặn lại trước khi qua đời), ai chiếu, phục chiếu, mật chiếu, thủ chiếu, khẩu chiếu. Thư tịch cổ Trung Quốc còn lưu lại những: Cao Đế cầu hiền chiếu (Chiếu cầu người hiền của Hán Cao Tổ), Văn Đế nghị tá bách tính chiếu (Hán Văn Đế đề nghị các đại thần nghĩ cách giúp đỡ trăm họ), Cảnh Đế lệnh nhị thiên thạch tư chức chiếu (Hán Cảnh Đế lệnh cho các quan phải thực hiện đúng chức trách), Vũ Đế cầu mậu tài dị đẳng chiếu (Hán Vũ Đế cầu người tài xuất chúng để lập chiến công lừng lẫy).
Đại Việt thời Lý cũng còn thấy để lại những: Xá thuế chiếu của Lý Thánh Tông, Lâm chung di chiếu của Lý Nhân Tông, Chung hối tiền quá chiếu (Chiếu hối lỗi) của Lý Cao Tông, Thảo Trần Tự khánh chiếu (Chiếu đánh dẹp Trần Tự Khánh) của Lý Huệ Tông, Thiên vị chiếu (Chiếu nhường ngôi) của Lý Chiêu Hoàng....
[2] Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư. Bản dịch và chú thích của Ngô Đức Thọ. Hiệu đính của Hà Văn Tấn. Nxb KHXH, H.1993. tập 1, tr. 241.
[3] Thương: Triều đại do Thành Thang dựng lên
[4] Bàn Canh: Vua thứ 17 của nhà Thương (khoảng thế kỷ XVI tr.CN - 1066 tr.CN).
[5] Năm lần dời đô: từ đất Bặc (Thương Khâu, Hà Nam) sang đất Hiệu (Huỳnh Trạch, Hà Nam), đất Tương (An Dương, Hà Nam), đất Cảnh (Hà Tân, Sơn Tây), đất Hình (Hình Đài, Hà Bắc), rồi đất Ân (Yển Sư, Hà Nam).
[6] Chu: triều đại cổ tiếp nối nhà Thương do Chu Văn Vương mở đầu.
[7] Thành Vương: Vua thứ 3 nhà Chu (ước khoảng năm 1066 tr.CN - 771 tr.CN)
[8] Ba lần dời đô: Chu Văn Vương dựng nghiệp ở đất Kỳ (Thiểm Tây), Chu Vũ Vương dời đô đến Trường Yên (cũng Thiểm Tây), và Chu Thành Vương lại dời đô sang Lạc Ấp (Hà Nam).
[9] Tam đại: ba đời Hạ, Thương, Chu ở Trung Quốc.
[10] Cao Vương: tức Cao Biền, viên quan đứng đầu bộ máy cai trị của nhà Đường ở nước ta (thời đó gọi là Giao Châu), vào nửa sau thế kỷ thứ IX và Cao Biền cho đắp thành Đại La (khoảng năm 866).

Còn tiếp...
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #89 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:53:04 pm »

2.
Hơn một lần, nhất là trong thập niên qua[11], người Việt Nam, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá ngẫm ngợi, nghĩ suy về bài chiếu tự tay Vua viết (thủ chiếu) chủ trương về chuyện dời đô (mà về sau quen gọi là Thiên đô chiếu)[12] của Người. Và, cứ mỗi lần như vậy, các con cháu của Người lại nhận chân ra điều tâm đắc mới từ "Chiếu thiên đô".

Chẳng hạn:
- Khi 950 kỷ niệm năm triều Lý (1959), Nguyễn Lương Bích phân tích: "Lý Công Uẩn đã quyết định dời Hoa Lư, thiên đô đi nơi khác, không phải về vùng quê Bắc Ninh của ông, mà thiên đô tới miền Hà Nội bây giờ,... không phải là việc làm ngẫu nhiên hoặc do ý muốn chủ quan hay do tài năng đặc biệt của Lý Công Uẩn, càng không phải vì miền Hà Nội có sẵn cái thành của Cao Biền khi xưa mà lúc ấy đã không còn nữa. Việc thiên đô của Lý Công Uẩn năm 1010 chính là do hoàn cảnh xã hội lúc ấy cho phép và cũng là do những yêu cầu phát triển của xã hội Việt Nam lúc ấy đặt ra.
 ... Lý Thái Tổ đã chọn miền Hà Nội, vì miền Hà Nội lúc ấy, ngoài những điều kiện thiên nhiên thuận lợi sẵn có, còn có những điều kiện kinh tế xã hội rất tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng kinh thành mới được bền vững lâu dài. Những điều kiện kinh tế xã hội của miền Hà Nội thời ấy đã được Lý Thái Tổ nhận thấy và nói rõ trong bài chiếu Thiên đô”[13].
- Năm 980 năm của Thăng Long - Hà Nội, Đinh Gia Khánh khi phân tích trong Chiếu dời đô, viết: "Lý Thái Tổ nói đến việc trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân. Mệnh trời, thiên mệnh, theo cách nói của người xưa được sắc màu huyền bí, nhưng thiên mệnh, thiên lý chắng qua để gọi cái lẽ phải làm theo, không thể cưỡng lại”[14].
990 năm vương triều Lý (năm 1999), khi suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô,Trần Quốc Vượng nhận thấy ít nhất mấy điều sau:
- Chỉ sau khi qua Đại La để về Cổ Pháp - Kinh Bắc và lại còn sau khi tiếp sứ Tống sang kết hiếu.., ý định dời đô của vua đầu triều Lý mới quyết.
- Thi pháp chiếu dời đô xuất phát từ xa xưa để rồi mới lân la nói đến chuyện ngày nay, bây giờ, ở đây.
- Khi học cái ngoại sinh, Lý Công Uẩn chỉ rút tỉa trong các khối tư tưởng đó những cái gì có thể áp dụng được.
- Chiếu của Lý Công Uẩn về việc dời đô là một bản tuyên ngôn địa chính trị, địa - chiến lược, địa - văn hoá về Đại La, Thăng Long - Hà Nội.
- Câu văn đắt nhất trong bài chiếu là ở câu cuối cùng: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy, để định nơi ở, ý các khanh ra sao?
Đó là cái thần của bài chiếu nước Việt, là một bản sắc dân tộc, một bản sắc văn hoá Việt đầu đời Lý”[15]...

[11] Có thể kể, như: (năm 1925) mục “Việc dời kinh đô về Thăng Long”, trong Việt sử yếu, Hoàng Cao Khải viết: Nhà vua nghĩ Hoa Lư là nơi ẩm thấp, chật hẹp, nên ngài muốn dời kinh đô ra thành Thăng Long, nhưng ngài lại còn e ngại quần thần và nhân dân trong nước không chịu nghe theo ý nghĩ của người...Vua Lý Thái Tổ đã khôn khéo mượn thần đạo để cột chặt lòng người", Bản dịch của Hồng Liên Lê Xuân Giáo. Bản in của Nxb. Nghệ An, 2007, tr. 136.
Trong thập niên 1999 - 2009 có thể kể như: Trần Quốc Vượng: Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô của vị vua khai sáng triều Lý, in lại trong: Trên mảnh đất ngàn năm văn vật, Nxb. Hà Nội, 1999, tr.238-252.
Nguyễn Quang Khải: Thiên đô chiếu - Văn bản đầu tiên thể hiện chủ trương dời đô ở nước ta, Bắc Ninh xưa và nay, 11/5/2009.
Tạ Ngọc Liễn:Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô, áng văn bất hủ. Tạp chí Hội nhà văn.
....
[12] Trần Quốc Vượng, Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô của vị vua sáng nghiệp nhà Lý, in trong: Trên mảnh đấy ngàn năm văn vật, Nxb. Hà Nội.2000, tr.238-252; Đầu đề bài chiếu này vốn không có tên. Các tác gia, nhà nghiên cứu về sau gọi là Tỉ đô Thăng Long chiếu (Hoàng Việt văn tuyển) hay Thiên đô chiếu (Văn học đời Lý, Hợp tuyển thơ văn, Thơ văn Lý Trần tập I... cũng không phải là nguyên tác.
[13] Xem Mục B. Định đô Thăng Long trong Lịch sử Thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên) Nxb. Sử học, Hà Nội, 1960, Nxb Hà Nội tái bản năm 2000, tr. 27 - 28.
[14] Trong Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội,  Sở VHTT Hà Nội, 1991, tr.17.
[15] Trần Quốc Vượng, Vài suy nghĩ tản mạn nhân đọc lại bài chiếu về việc dời đô của vị vua khai sáng triều Lý. sđd, tr.238 - 252 .

Còn tiếp...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 12:00:24 am gửi bởi Trần Anh » Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM