Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:38:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #60 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2010, 09:06:18 am »

Triều Lý thoát nạn nhờ sự may mắn của Liệt hầu Cao Kha

Phạm Bỉnh Di bị giết rồi, phe đảng còn lại đứng đầu là Quách Bốc quyết định trả thù. Tháng 8 năm Kỉ Tị (1209), Quách Bốc cho thuỷ quân đánh vào kinh sư. Tiền quân của Quách Bốc có nhiệm vụ băng qua khu vực dốc Hàng Than (Hà Nội) để đánh thẳng vào cấm thành mà cướp báu vật, còn đại quân của Quách Bốc thì đóng ở bến Thiên Hà (Hà Nội) rồi đánh thẳng vào cửa Thiên Thu. Tình hình kinh đô trở nên hết sức nguy cập, ngai vàng của Lý Cao Tông có cơ bị lật nhào.

Song, đội quân hùng mạnh ấy của Quách Bốc đã bị thất bại một cách hài hước chỉ bởi một mũi tên bắn lén của Liệt hầu Cao Kha. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 19-b và tờ 20-a) cho biết, khi đại quân của Quách Bốc vừa tiến vào đến quán Vũ Sư thì bị Liệt hầu Cao Kha nấp sẵn ở Chấn Vi bắn cho một phát. Mũi tên ấy trúng ngay vú một người lính của Quách Bốc. Cao Kha thấy thế thích quá, quên cả nguy hiểm mà vỗ tay reo hò. Chẳng ngờ mũi tên bắn lén và hú hoạ mà trúng ấy, cộng với tiếng vỗ tay reo hò rất tự nhiên của Cao Kha đã làm cho toán lính đi đầu hốt hoảng bỏ chạy ra bờ sông. Bấy giờ, lính giữ thuyền thấy vậy cứ tưởng là quân đội triều đình ra đánh, bèn vội chèo thuyền ra giữa sông. Đúng lúc đó, gió bấc thổi mạnh, thuyền bè vì thế mà trôi dạt hết cả. Quân Quách Bốc đang ở trên bờ thấy thuyền trôi thì mất hết tinh thần mà tự tan vỡ, nhân đó, bị tiêu diệt, chết hơn 300 người. Hài hước hơn nữa, người tiêu diệt quân Quách Bốc lại chính là dân kinh thành chứ không phải là quân đội triều đình!

Lời bàn: Trong cuộc chém giết đương thời, không một ai là người có chính nghĩa cả. Không có chính nghĩa thì chẳng có gì đáng giá để cố kết lòng người. Đội quân ấy chỉ trông cậy ở vũ khí và phương tiện chiến đấu mà thôi. Thuyền mới trôi mà đã mất tinh thần rồi tự tan vỡ, ấy cũng là chuyện dễ hiểu.

Trong chỗ không ngờ, triều Lý đã gặp may nhờ mũi tên tình cờ mà trúng của Liệt hầu Cao Kha. Ở đời, có người nổi tiếng nhờ tài đức, nhưng cũng có người nổi tiếng nhờ sự tàn bạo, hoặc giả là gặp chuyện hi hữu, đại loại như Cao Kha. Ôi, thời loạn quả là lắm chuyện lạ! (Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)
Logged

haruharu069
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2010, 05:46:17 pm »




2. Năm 1010, khi vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn 35 tuổi đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ được lực lượng của quan Chi hậu Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) ông cho rời đô về thành Đại La. Đánh giá về lý do và dữ liệu lịch sử việc này ?

Lê Long Đĩnh mất vào năm 1009 chứ bác
Vụ tôn lên ngôi này thực ra là đảo chính cung đình do giới quân đội và tăng quan "cấu kết"  Grin. Cái chết của vua Lê cũng đầy mờ ám.

Ngoài các lý do dời đô được viết trong chiếu thì có lẽ 1 lý do khác là muốn tránh xa đất Hoa Lư nơi còn nhiều tình cảm của dân chúng với nhà Lê


Chào bác!
Tôi không hiểu sao bác lại nghĩ như vậy? Bác cũng biết Lê Long Đĩnh là "vua" như thế nào rồi mà, chẳng vậy lại gọi là "ngọa triều". Nếu không chấm dứt tình trạng ấy thì muôn dân trăm họ sẽ phải sống ra sao? fải chịu nhiều thống khổ thế nào? có khi còn mất nước với ngoại bang ấy chứ! Do tính cấp thiết như vậy nên việc thành lập một chính quyền mới với những cải cách lớn và làm cho dân chúng ấm lo, nhà nước độc lập tự chủ là một điều cần thiết.
Có một nhà nước độc lập thì đồng nghĩa fải có thủ phủ, thủ phủ fải là nơi tốt về mọi thứ, fải có thế núi sông và thuận tiên thông thương. Bác nghĩ xem, đất Hoa Lư như vậy có thể nào làm thủ phủ lau dài không? mùa nước thì ẩm ướt, ngập úng, đi lại thì khó khăn, diện tích thì eo hẹp... vậy sao mà làm thủ phủ đc? Thăng Long là chốn rộng rãi, thoáng mát, có thế núi sông thuận tiên, đất đai màu mỡ, bằng fẳng... vậy thì sao không chọn Thăng Long?

3. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Việc chọn nơi đây làm kinh đo có ảnh hưởng bởi những người trước đó (có Cao Biền) đã chọn hay không? Việc đặt tên?

Sao bác lại có thế nói rằng Vua Lý Thái Tổ "lấy cớ" có điềm trông thấy rông vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành Thăng Long? tuy rằng trong chúng ta không ai biết về thời kỳ lịch sử đó có rồng thật hay không nhưng chúng ta hãy cứ tin rằng một triều đại hùng mạnh khi ấy đã đánh tan bao âm mưu xâm lược của ngoại bang, đã cho lũ tàu khựa biết tay Đại Việt. vậy chuyện thấy rồng biết đâu lại là sự thật thì sao? vả lại, người làm "thiên tử" chắc hẳn fải có tư chất khác người thường chứ. fiền bác lần sau để ý giúp đc k?

Việc chọn kinh đó về văn bản thì theo đất tốt của Cao Biền chọn, nhưng chắc là muốn gần quê hương hơn. Còn rồng vàng kia chắc là khi đoàn thuyền về đến Đại La vào tầm chiều hoặc vào lúc thời tiết có thay đổi mà trên trời hiện lên vệt mây vàng (giống kiểu hiện tuợng vảy rồng ở bầu trời Hà Nội mấy tháng trước ấy)  Cheesy
Bác cũng biết rằng: Tàu khựa là nước có thuật tướng số và phong thủy bậc nhất thế giới !, ngay từ những nhà nước đầu tiên của " Tung của lả" đã xuất hiện nhiều điều liên quan đến phong thuỷ, đã biết dùng phong thủy vào nhiều việc trọng đại. vậy chúng ta cũng nên tham khảo của chúng chút ít ( NHƯNG FẢI CÓ CHỌN LỌC) . Cao Biền đã biết chọn đất đóng làm thành lũy lâu dài, vậy hẳn fải có dụng ý! vậy tận dụng điều tốt và có thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của mình là một điều tốt chứ sao k?

Từ nhỏ được nuôi dưỡng, giáo dục trong chùa, lên ngôi nhờ sự ủng hộ của giới tu hành, tăng quan trong triều. Thử hỏi sao lại không "báo đáp" ơn sâu, 1 mặt là củng cố thêm lực lượng, thế lực cho chính quyền? Còn đưa ra các chính sách mới là chuyện đương nhiên của mỗi vị vua khi lên ngôi (các quan ta ngày nay cũng thế còn gì, như trong ngành giáo dục ấy)


Đạo phật là một đạo giúp con người ta hướng thiện, một đạo mà ảnh hưởng của nó rất lớn và tồn tại đến ngày nay, một đạo mà luôn hướng thiện, luôn đấu tranh vì tổ quốc và vì lẽ phải. (trong kháng chiến chống ĐQ mỹ và tay sai tại VN) .
Mặt khác, có một quốc giáo như vậy chẳng tốt hơn hay sao? người đứng đầu nhà nước là người lắm quyền cao nhất, là một người theo đạo đó, có fải sẽ dễ dàng hơn trong việc triều chính. nếu như có nhiều đạo thì sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các đạo với nhau, vậy thì sao nước bình yên và độc lập được?



7. Nguyên nhân suy tàn của Vương triều. Lịch sử ghi nhận rằng: Lý Nhân Tông (1072-1127) là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm) nhưng người kế nghiệp là Lý Thần Tông (1128-1138) không con. Kết cục là nhà Lý bắt đầu suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210).

Nguyên nhân suy tàn của 1 triều đại đều như nhau cả (ăn chơi, dâm dục...) chứ ko phải vì không có con  Grin và vua không có con trai kế vị là Lý Nhân Tông chứ không phải Lý Thần Tông bác ạ

Về điểm này thì em cũng có ý kiến như của Bác.  Grin

9. Nhà Lý chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Việc Trần Thủ Độ “Đảo chính cung đình” thành công để lại bài học gì cho nhậu thế?

Không để lại bài học gì bác ạ!  Grin mà chỉ có thể cung cấp thêm chứng cứ cho câu nói "SỐ TRỜI ĐÃ ĐỊNH"  Grin. Nếu là bài học thì sao trước đó chuyện hôn nhân của con cái mà mất nước giữa An Dương vương và Triệu Việt vương giống nhau thế? Rồi Trần Thủ Độ bắt hôn nhân nội tộc để tránh, cuối cùng có tránh được đâu, Hồ Quý Ly cũng nhờ hôn nhân mà đoạt được ngôi đó thôi

[color=yellow]Đúng vậy, em đồng ý thế. nhưng có thêm chút bổ sung. Việc đảo chính là chuyện thường trong xã hội phong kiến (mà cả một số nước tư bản ngày nay) đó là việc không thể tránh nếu như người đứng đầu nhà nước đó không còn đủ thực lực để lãnh đạo đất nước và quân đôi, không lấy được lòng dân nữa thì chuyện lập nên một nhà nước mới là điều dễ thấy.



11. Chuyện Hoàng tử (Lý Long Tường) sang Cao Ly sinh sống, lập nhiều chiến công và lập ra dòng họ Lý Hàn Quốc ngày nay ?. Lý Long Tường là con thứ của vua Lý Anh Tông, em của vua Lý Cao Tông và là chú của vua Lý Huệ Tông hay do hiền phi Lê Mỹ Nga sinh vào năm Giáp Ngọ 1174 ? Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 quan hệ thế nào với Lý Long Tường và hậu duệ của 2 Vương tử này có liên hệ với nhau không?. Lý Thừa Vãn (이승만, Syngman Rhee, 1875-1965) từng là tổng thống Đại Hàn dân quốc có phải là hậu duệ của Hoàng tử triều Lý không?

Thông tin về những người này gần đây có nhiều, nhưng chắc chắn khi ở Hàn họ không biết nhau hoặc có liên hệ.

Còn Lý thừa Vãn khi sang Nam VN chính mồm ông ấy nói là con cháu họ Lý gốc Việt

Cái này mong bác dẫn nguồn giúp nhé !

13. Một thời đại oai hùng và bi thương như thế, với nhiều chiến công và còn lắm tồn nghi như vậy...chắc không thiếu đất để các nhà viết truyện, làm phim cày xới. Nhưng sao ta không thấy những bộ phim hoành tráng cỡ đàn em của TH nhỉ? Dự án phim Lý Thái Tổ rầm rộ một thời nay sao rồi?
[/quote]

Việc làm phim " Lý Thái Tổ" theo tôi là rất tốt và rất bổ ích vì sẽ cho các thế hệ người việt biết về một thời kỳ lịch sử cực thịnh của dân tộc việt. nhưng có một điều rằng, tại sao các nhà làm phim đó cũng như những người có liên quan của nhà nước lại đem sang Tàu khựa để làm? mặc đồ tàu khựa, mướn diễn viên tàu khựa, thuê đạo diễn tàu khựa, .. nói chung là gần như tất cả là của tàu khựa. như vậy thì sao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Đại Việt được?
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #62 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2010, 06:35:55 am »

Cuộc thi tìm hiểu "THĂNG LONG - HÀ NỘI NGHÌN NĂM VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG" có Câu hỏi 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? với 4 phương án ra của Ban Tổ chức cuộc thi đưa ra là:

a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.

Tôi thấy các đáp án: a, b, d đều được Lý Công Uẩn viết rõ trong “Chiếu dời đô”. Riêng phương án c thì cần bàn.

Trong “Thiên đô chiếu” 遷都詔, khi nói về vị thế chiến lược của thành Đại La, Lý Công Uẩn viết: “便江山向背之宜” được phiên âm là “Tiện giang sơn hướng bối chi nghi”. Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993 là: “Tiện nghi núi sông sau trước” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFu_d%E1%BB%9Di_%C4%91%C3%B4) . Hiểu sát thực hơn là: “Có vị thế thuận tiện nhìn ra sông, tựa vào núi” rất lợi hại về mặt chiến lược của Thăng Long. Chứ không đề cập đến “núi cao sông dài” như đáp án (c) trong đề thi. Theo tôi:

1. Có thể đây là một phương án BTC cho là sai đưa ra để bẫy, thử tài người thi, ai nói đúng người ấy mất điểm.
2.  Biết đâu BTC có tư liệu cho rằng vị Vua khai sinh triều Lý, khai sinh ra Thăng Long-Jà Nội biết rằng 998 năm sau Hà Nội có Ba Vì nên dịch thoát ý lời chiếu của cụ.

Không hiểu các bậc cao minh nghĩ sao?
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 04:21:24 pm »

Cuối cùng thì cũng có môtk bộ phim, phim: "Huyền sử thiên đô"- 70 tập về Lý Công Uẩn sắp được công chiếu.

Nóng lòng chờ xem! http://vovnews.vn/Home/Huyen-su-thien-do-phim-70-tap-ve-Ly-Cong-Uan/20106/146825.vov
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 07:49:43 am »

Chờ mãi mơi được bộ phim về thời kỳ này. Nhưng phim "Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long" được Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành, Hà Nội hợp tác với Hiệp hội truyền hình Đông Nam Á (东盟卫视, ASEAN TV, Đông Minh Vệ Thị) sản xuất lại bị phê phán khá gay gắt.

Dư luận lên án không hẳn vì phim được khởi quay ngày ngày 9 tháng Giêng tại Hoành Điếm Trung Quốc mà còn vì nhiều sự thật lịch sử (theo dư luận) đã bị bóp méo.

Nhân vật chính, vị Vua khai sáng triều Lý, người đặt nền móng cho Thăng Long Hà Nội được http://blog.ifeng.com/article/3973714.html hiểu như thế này đây:

" Lý Công Uẩn nguyên tịch Phúc Kiến (原籍福建), kiều cư (侨居) thôn Cổ Pháp, Bắc Việt (越北古法)...Năm 1010, Lý Công Uẩn định đô ở Đại Long Thành, kiến lập triều Lý trong lịch sử An Nam (建立安南历史上的李朝).
Bản thân Lý Công Uẩn thực ra là người Trung Quốc (本人实际就是中国人). Cho nên, trong thời gian tại vị ông ta hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa (他在位期间极力推崇中国内陆文化,推行汉化政策)..."

Họ hiểu thế hay cố tình hiểu ra thế (nhất là những chữ tôi tô đỏ đó) thì sao mà họ giúp ta làm Phim cho đúng tầm được. Còn đâu là hình ảnh của Lý Thái Tổ nữa?
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2010, 07:59:58 am gửi bởi menthuong » Logged

tra kute
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:16:23 pm »

Em đồng ý với ý kiến của bác đại úy.Em cũng đã nghe nói về bộ phim này một chút.Theo em được biết thì đúng là dư luận cũng có nhiều tiếng chỉ trích.Nhưng khi nào phim công chiếu sẽ còn có nhiều chuyện vui để bàn
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 01:16:14 pm »

Nhà em vốn không thích bình luận khi chưa xem, nhưng đọc những phản bác theo kiểu "thời Nguyễn mới chỉ được thế này nên thời Lý không thể được thế kia" mà thấy chuối cả nải.

Mỗi thời 1 khác chứ, có phải lúc nào đời sau cũng cao cấp hơn đời trước. Lính thời Lý-Trần có giáp, lính thời Nguyễn chỉ có áo vải thì sao? Bộ đội ta thời CT biên giới ăn mặc rách rưới, lôi thôi hơn cả thời chống Pháp, Mỹ thì sao?

Thực tế tư liệu, hình ảnh về trang phục của TQ cũng chỉ phong phú từ thời Tống trở đi, nên rất nhiều phim về thời kỳ trước họ áp nguyên trang phục Tống hoặc phóng tác đi. Cùng 1 thời nhưng xem trong Tam quốc cũ, Tam quốc mới hay Xích Bích là đã mỗi phim 1 kiểu rồi.

Phải mạnh dạn làm mới tiến bộ được, chứ để cái bệnh sợ Tàu nó ăn vào tâm thì đến đời nào mới khá lên?

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2010, 01:22:50 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #67 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 01:37:18 pm »

em đã cãi đến khản cổ bên Hoangsa, kết cuộc là đi đến kết luận " ai bảo giáo dục có thể khiến mọi người tốt hơn, đó là nói dóc.". Trong vụ này, cả 2 phe đều có những cái quá lố trong lý luận. Phe bảo vệ phim thì cho rằng " năm... Lê Long Đĩnh thay đổi toàn bộ triều phụ theo nhà Tống" thì cứ bê nguyên xi nhà Tống vào là xong. Thế thì quá khinh suất. Còn phe chống đối thì ngày càng theo hướng cực đoan.

Sau vụ này, em đâm chán nản trước kiến thức lẫn cách tranh luận của 1 số ông như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hồng Kiên.

- Ông Diện mang danh giáo sư viện Hán Nôm mà tranh luận thì đầu tiên... chửi cái đã rồi mới... đạp xe đi hỏi những người nghiên cứu khác như ông Trịnh Quang Vũ rằng " phim sai chỗ nào, ông có biết không?". Thật sự là ko thể hiểu nổi làm việc ở viện Hán Nôm mà phải đi nhờ người khác chứng minh dùm vấn đề phim Tàu chỗ nào, Việt chỗ nào?
- Ông Nguyễn Đắc Xuân thì hăng hái hò hét, toàn lấy sử liệu đời... Nguyễn suy ngược lên đời Lý để phản bác. Đến gần cuối mới biết là ông toàn...nghiên cứu nhà Nguyễn chứ ko biết mô tê gì nhà Lý cả. Thế nên mới có những lý thuyết dạng:

Trích dẫn
"Ngay cả trong các hình chụp của người Pháp thì thấy nhiều nơi dân ta vẫn cởi trần đóng khố, vậy làm sao 1000 năm trước lại có giáp trụ ..."
1/ quả có bằng chứng binh sĩ nướng giáp da ăn thời Hồ, tướng tá mặc giáp sắt kín tới cả sau lưng, bị phục kích dùng giáo đâm thủng thời Lý Mạt ( sách trong quansuvn nói cũng nhiều).
2/ thời nay cũng khối người cởi trần, chẳng có liên can cản trở gì chuyện hồi xưa có thế có mặc giáp, quần áo tươm tất hay ko.
3/ Champa đóng khố toàn diện và vẫn mặc giáp:



cách lý luận của ông Xuân ấu trĩ đến độ kinh khủng.

Ông XUân còn bình luận chuyện thời Nguyễn mới có sơn sơn cung điện Huế thì sao thời xưa trang trí hoành tráng vậy được. Nếu nói về bối cảnh Tần Hán mượn trường quay Tàu mà quay như phim thì đúng là sai, nhưng bảo thời Nguyễn mới có sơn thì trước đó ko thể làm cung điện hoành tráng được thì thật bó chiếu. Sách sử ghi rõ vua Tiền Lê dát vàng bạc lên cột, xây cung điện lợp ngói bạc. Đến cả Chu Khứ Phi nhà Tống còn chép lời đồn rằng vua Việt dùng đồng lợp ngói. Ko có sơn thì vẫn thiếu gì cách trang trí.

Nghe ông Xuân mà tưởng như đang diễn ra trân đánh giữa 2 phá " cha ông là phải mặc như Tàu" và " cha ông là phải cởi trần đóng khố, nhà thấp lụp xụp, nhỏ bé, lạc hậu". Chẳng thấy ai khá hơn ai.

--------------------------------

nhưng kinh nhất là ông Nguyễn Hồng Kiên. Ổng là tiến sĩ khảo cổ mà bao nhiêu luận cứ cứ trớt quớt. Tiến sĩ khảo cổ mà cả bộ phim có nhiều chi tiết chắp vá mượn thẳng áo quần từ trường quay TQ thế mà ổng ko chỉ ra được. Ổng lại đi săm soi cụ rồng Lý, mà càng chỉ ra những chi tiết sai về cụ rồng trong phim, ổng càng tỏ ra kém hiểu biết và mánh lới khủng khiếp.

VD:
- ổng bắt bẻ rằng rồng Lý phải uốn từng nếp gấp hình chữ C, phim làm uốn chữ U là sai. TRong khi mới mấy tháng trước, cũng trong blog, ổng lại bắt bẻ 1 bức tượng rồng Lý mới làm khác, trong bài đó, ổng lại hét rằng " nếp gâp của rồng Lý phải theo hình ...nửa chữ O.". Trước sau bất nhất, ấu trĩ nặng. Tự chế ra cái luận rồng Lý phải uốn theo chữ latinh, trong khi đã tra 4 cuốn sách, sách nào cũng chỉ đơn giản bảo " Rồng Lý gấp thành nhiều khúc, phỏng theo hình sóng lượn, dòng sông,...."

- kế đó, ổng còn kinh hơn khi đăng những hình ảnh nào có lợi cho mình để cố tình bắt bẻ kiểu gàn. VD ổng đòi rồng Lý trên áo phải căng tròn như rồng trên đá, trong khi hình thêu trên áo làm sao làm được điều đó? Rồi rồng Lý ngóc cổ xéo, ổng ôm 1 hình nhân vật đang quay nghiêng người, sao cho cái cổ xéo nhìn vào có vẻ dựng đứng rồi kêu ca là thêu sai.

- Khủng khiếp nhất là ổng ăn cắp, trích dẫn thẳng bài nhận xét về Minh Quang Giáp của 1 thành viên nghiệp dư của forum lichsuvn để chứng minh Minh Quang giáp trong phim làm sai ( ờ, đúng là sai thật, nhưng lại ko pah3i sai vì những chi tiết mà ổng trích dẫn từ người khác để bắt bẻ ấy).

Đọc xong bài ông Kiên, nhìn cái chức Tiến sĩ Khảo cổ nhiều năm kinh nghiệm mà lạnh người trước trình độ kiến thức lẫn tác phong của 1 bộ phận tiến sĩ xứ ta.

Từng post bài phân tích trên Hoangsa, kết cuộc là bị xóa mất.

-------------

điều đáng cười nhất là tác phong " phim sai bởi phim quay ở Tàu", "ông ấy là tiến sĩ mà nói phim sai thì sao phim ko sai được". Trong khi cái vấn đề chính yếu là phải chỉ ra những chi tiết đã ôm thẳng từ Tàu ghép vào mà ko đối chiếu sử liệu ( VD như kiến trúc cung điện), phải ngồi mổ xẻ nhặt ra những chi tiết VN và nhưng chi tiết Tàu trong phim rồi kết luận cái nào trội hơn. Anh nào cũng nói câu " mày phải nhìn ...toàn diện, ko được đi sâu chi tiết, như thế là dính... bã của Tàu. Mày cứ đòi cái gì cũng bằng chứng là để làm gì, chứng minh mày giỏi, biết nhiều à? Dạng xấc xược như mày cần phải dạy cho bài học.".

đến khi nhảy sang vụ Huyền Sử Thiên Đô, phim làm ở VN, ôm cả đống trang phục lẫn kiểu tóc Tàu nhét vào còn vô tội vạ chẳng kém thì cũng cái luận điệu " phải nhìn toàn cục" rồi bốc ra mấy chi tiết " cây chuối kế bên quán rượu là thuần Việt", " phim làm ở VN thì sẽ thuần Việt, ko thể so sánh với phim ở Tàu.".

cái trò " phải nhìn toàn cục, ko đi sâu chi tiết" thực chất chỉ là cách lý luận buồn cười của bọn người ko cần lý lẽ, thậm chí ko quan tâm đến trau dồi kiến thức để tranh luận ( 1 tên nói thẳng vào mặt: "nghiên cứu là chuyện của giáo sư tiến sĩ, ko phải chuyện của tôi") để lúc muốn bênh ai thì " 1 đếm thành 10", ghét ai thì " 10 đếm thành 1" mà thôi. Phát chán rồi.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2010, 01:45:24 pm gửi bởi Lancelot » Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #68 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 02:06:12 pm »

Cái bên HSO chỉ toàn cực đoan bài Tàu và bọn ten a dua té nước theo mưa là chính !
cũng chẳng hiểu các ông ấy nghĩ gì , ông cha không có giáp trụ khi đánh nhau với thằng có giáp , thì khác nào bây giờ kêu các bác lấy AK ra bắn vào xe tăng ?
Nhiều ông cãi cùn lại lấy lý do là diễn viên người TQ không phải người Việt ! Nghe thật hài hước !!
Logged
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #69 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 02:07:46 pm »

điều kinh khủng hơn là nhờ tham gia kế hoạch làm mod AUH về toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á. Em mới biết là tới Champa cũng trang bị đủ loại từ giáp giấy đến giáp sắt. Cry
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM