Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:16:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78317 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 08:46:56 pm »

như trong chuyện năm 1189 (Đại Việt Sử Lược, tr. 229): Vua sai quan lớn trong triều xử vụ kiện Mạc Hiển Tích (chắc vì bị tố cáo tư thông với Thái hậu), quan sợ, bị người đời chê: "Ngô Phụ quốc (giúp nước). là "lan (l*n), Lê Đô quan là "kích" (kít/c*t).

Nguyên văn trong Đại việt sử lược bài thơ chê hai vị quan Ngô  Lý Tín và Lê Năng Trường là như thế này:

Ngô phụ quốc thị Lan,
Lê đô quan thị Kích,
Án nhất tụng Mạc Tích,
Đản cục tích nhi dĩ

Dịch là:

Ngô phụ quốc là Lan,
Lê đô quan là Kích,
Xét việc kiện Hiển Tích,
Chỉ sợ hãi mà thôi!

Và ở dưới đã chú rõ: Lan, Kích là tên hai thằng điên (Lan, Kích nhị cuồng nhân danh). Làm gì có ý nghĩa như xuyên tạc như thành viên spirou nêu ra đây. Suy "loạn" quá quắt như vậy nghe phát sợ. Cứ thế thì mọi âm "L", "K", "C" cũng có thể liên tưởng đến tận đâu? Mong rằng lần sau gửi bài thành viên spirou nên xem xét kĩ lại nội dung.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 10:14:38 am »

Đây là cách giải thích mới của nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường. Cứ cho 2 chữ Lan và Kích là tên 2 người cuồng theo ĐVSL đi, thì ngay người dịch cũng chú dẫn thêm là tra cứu cổ sử không thấy 2 tên này. Tuy nhiên, tiếng Việt cổ còn rất lạ lẫm với chúng ta, như trường hợp: Toàn thư khi nhắc đến biến động đảo chính và phản đảo chính năm 1150 nhằm lật đổ quyền thần Đỗ Anh Vũ, cho biết nhân vật Vũ Đái đã bị mắng là Vũ “Cứ.t”, phải ghi bằng chữ Hán (Việt) là “Cát”, vậy nếu Lan là l...và Kích là kít/cứ.t cũng có lý của nó chứ có gì là quá quắt. Như vậy, Lý Thượng Cát được giải thích là Lý “thằng Cứ.t.”  không có gì là xấu xa ở đây cả. Chỉ là cách dùng từ mỗi thời đại khác nhau mà thôi.

Trước khi kết thúc, xin mọi người  chiêm nghiệm: cứ thử nghe hai bà nông dân hay mấy bà bán hàng ngoài chợ chửi nhau ở dưới quê mà coi, sẽ còn nhiều từ khủng khiếp hơn. Tương tự, dân thời Lý còn rất mộc mạc, họ không thể có cách chửi một cách nho nhã được.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 10:26:36 am »

Em đọc báo thấy ông Tạ Chí Đại Trường bị phê nặng vụ tên họ mấy bà phi, con của Lê Hoàn cũng như về chữ Cồ trong Đại Cồ Việt.  Smiley
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:53:46 pm »

Chuyện dự đoán tên "Thường Kiệt" có gốc gác từ cái "biệt hiệu" trong cung kia thì tôi chưa nói đến (mặc dù đúng là bản thân tôi cũng chẳng ủng hộ giả thuyết lơ mơ này). Tôi đang chỉ nói đến vấn đề hai cái tên Lan, Kích bị suy diễn như thế kia thôi. Không tìm thấy trong cổ sử, không có nghĩa là có thể phủ nhận thông tin đã ghi chú trong nguyên bản tác phẩm (Lan, Kích là tên hai thằng điên). Nếu là lời của tầng lớp nho sĩ, văn nhân thì ta cần chú ý tìm trong cổ sử vì họ hay mượn việc xưa để nói (kiểu như con chó của Chích cắn vua Nghiêu, thì Chích là tên thằng ăn trộm thời cổ, Nghiêu là vị vua hiền). Còn đây là lời nói giễu xuất phát từ dân gian. Vậy thì Lan, Kích có thể chỉ là tên hai người điên bình thường ở kinh thành hay ở nước ta thời ấy mà thôi. Không có trong cổ sử thì cũng có thể hiểu được.

Vả lại, spirou lấy hai cái tên này để làm chỗ dựa cho dự đoán về xuất xứ cái tên "Thường Kiệt", trong khi chính ý nghĩa hai cái tên này cũng mới chỉ là... dự đoán (một dự đoán cũng lơ mơ, không như trường hợp Vũ Đái, Vũ Cát thì đã được khẳng định chắc chắn). Vậy là đem một dự đoán làm cơ sở cho một dự đoán khác. Người ta có thể nói: "Trời có thể mưa vì có mây đen" chứ ai lại nói: "Trời có thể mưa vì có thể có mây đen".
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 02:04:25 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 09:10:24 pm »

Bạn spirou hồi này có những lập luận quay ngược 1800 so với hồi bên LSVH nhỉ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 07:05:08 am »

Muốn nói gì thì nói nhưng khi đụng đến những bậc tiền nhân đã đi vào tâm thức dân gian nên cẩn trọng! Khi chưa có tư liệu thành văn đáng tin cậy thì mọi suy đoán theo chiều hướng ngược lại những gì xưa nay vẫn tôn thờ đều chẳng được ai ủng hộ!
Logged

spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #46 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 05:27:19 pm »

Muốn nói gì thì nói nhưng khi đụng đến những bậc tiền nhân đã đi vào tâm thức dân gian nên cẩn trọng! Khi chưa có tư liệu thành văn đáng tin cậy thì mọi suy đoán theo chiều hướng ngược lại những gì xưa nay vẫn tôn thờ đều chẳng được ai ủng hộ!
Theo em, những điều bác nói vô tình tạo thành rào cản trong nghiên cứu lịch sử, nhất là trong điều kiện nước ta khi những chứng tích khảo cổ không nhiều, không hỗ trợ được nhiều trong nghiên cứu. Vì vậy chúng ta buộc phải suy đoán, đi theo nhiều hướng khác nhau. Không phải suy đoán là chính xác cao, nhưng thế còn hơn là theo 1 lối tư duy cũ. Mà thực ra, các bậc tiền nhân cũng là người cả thôi mà.

Bạn spirou hồi này có những lập luận quay ngược 1800 so với hồi bên LSVH nhỉ?
Mỗi năm thêm một tuổi thì kiến thức mình thêm vài cuốn sách bác ạ.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 05:29:18 pm »

Tốt quá, chắc không phải dặn bạn: chọn sách mà đọc đâu nhỉ? Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 05:31:34 pm »

Xin phép được đăng bài viết của nhà nghiên cứu TCDT về nhà Lý trong cuốn "Bài Sử Khác Cho Việt Nam"- CHƯƠNG VI: MỘT GIAI ĐOẠN TÔNG TỘC TRỊ NƯỚC

Triều mới, đô mới và thời mới

Cho tới gần đây (và với một số lớn người mày mò kinh sách) thì nhà Lí (và Trần) là triều vua Việt rực rỡ nhất mở đầu cho những triều vua tiếp theo, biểu hiện cho một nền văn minh riêng biệt sau thời Bắc thuộc được mệnh danh là văn minh Đại Việt, mang những yếu tố ưu việt trường tồn đến tận ngày nay. Điều đó cũng không có gì là sai nếu gạt bớt ý nghĩ “thuần tuý” chủng tộc, độc tôn văn hoá trong sự tán dương nọ vốn dựa trên các chứng tích sai lầm, mà khi biết ra vẫn cố tình giấu diếm hoặc tránh né để khỏi phải thay đổi thành kiến.

Chống Tống, bình Chiêm là công trình của các ông vua đầu đời thu xếp theo tình thế trong ngoài đương thời chứ không phải vì một chủ nghĩa dân tộc riêng biệt, hay một ý thức trung quân quá sớm. Tập họp thiểu số biên giới phụ hoạ Lí đánh Tống chỉ là theo thói quen của một tâm thức cướp đoạt bình thường, xuôi ngược theo hướng gió chiến thắng chứ không phải là sự chọn lựa của lí tưởng. Cho nên năng lực tích tụ từ đất Hoa Lư qua hai phần ba thế kỉ tự chủ đã chuyển qua tập họp Lí của một vùng khác thì phải đi theo chủ về quê hương bản quán mới: Đó là lí do khởi phát bình thường của việc dời Đô. Họ về vùng đất ngày nay tuy không còn “sơn lăng” nhưng còn đền Lí Bát Đế, chứng tích 8 đời vua, xưa gọi là Cổ Pháp, có vua theo cách “áo gấm (rồng) về làng,” cho tiền bạc, xây chùa chiền, thu phục cảm tình dân chúng, trước tiên là để ổn cố vị trí của mình.

Đô mới không phải là nơi hoang địa mà là Tống Bình, Đại La của thời thuộc trị, từ Long Biên dời về (khoảng 590), là “đô cũ của Cao Vương (Biền), ở giữa khu vực trời đất… chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi sông núi sau trước… chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.” Người nào làm bài Chiếu dời đô cho vua Lí, không nói ngoa mà chỉ tán dương một điều đã cũ. Viên quan phương Bắc nào chọn lị sở cho châu Giao, giữ chỗ cho phủ Đô hộ An Nam để mở cơ quan cai trị nơi mang tên Tống Bình, La Thành, Đại La hẳn đã thấy rõ rằng với vị trí này có thể phát triển được thuộc địa trong khả năng tối ưu. Nó được đặt tên mới Thăng Long từ khi thấy bầy cá sấu bỏ chạy trước binh thuyền Hoa Lư rộn ràng cập bến, sẽ lại cũng mang ưu thế đó cho người chủ mới. Trở về với thủ phủ thời thuộc địa, Lí lại có cơ hội liên hệ với thân tộc xa đời hơn về phía bắc, mở rộng tầm vóc phát triển. Và tất nhiên tình thế mới đó là của một nước có chủ quyền chứ không phải là một thuộc địa như cũ.

Quyền lực của Lí và tình trạng liên minh với tầng lớp hào trưởng, hào sĩ

Hoa Lư tuy cũng là một bộ phận của hệ thống karstic Hạ Long, nằm bên rìa nam của đồng bằng sông Hồng nhưng tính chất địa lí đã không thể đi đôi với tình hình chính trị. Dưới chủ quyền hai họ Đinh Lê, vùng phía Bắc không được chú trọng như vùng phía Nam. Có thể Đinh còn phải lo ổn định, trong lúc Lê Hoàn gốc “con nuôi” đất Thanh Hoá, đã hướng nhiều về đất căn bản đó để lấy thế cân bằng với Hoa Lư, rồi đến Ngoạ Triều thì còn nhìn về phía nam xa hơn vì vị thế càng cô lập của ông ở Hoa Lư. Tất nhiên, Lê Hoàn đã phong đất cho con trên đồng bằng phía Bắc, lại cũng “cày tịch điền” ở núi Đội để xác nhận quyền uy nơi đó, nhưng so ra thì rõ ràng các biến động trong đời ông không thấy xảy ra nhiều, và dữ đội như ở phía Nam. Tuy nhiên, như đã nói, Hoa Lư dù sao cũng chỉ là một nơi ẩn nấp của một chính quyền non trẻ, có sức mạnh cấp thời mà không có một truyền thống. Sự co cụm tạo nên được sức mạnh cố thủ mà không có hướng phát triển về tương lai. Truyền thống xây dựng một tổ chức tập trung quyền hành là ở Đại La của cựu thuộc địa, bây giờ được nâng cấp làm trung ương ở Thăng Long của Lí Công Uẩn vừa dời đến, không phải đơn độc với dòng họ mà cả một lực lượng quân binh, một kho tàng tích trữ, đủ để đàn áp chống đối cũng như để ban ân mua chuộc trong bước khởi đầu.

Trong chuyến “về làng” thăm dò tháng 2âl. (1010) trước khi đổi chỗ hẳn, Lí Thái Tổ đã ban tiền lụa cho các bô lão “theo thứ bực khác nhau,” nghĩa là không để sót người có chút uy thế nào. Hướng mua chuộc thật có chủ đích về đối tượng nên ban hành đại xá, hai lần tuyên bố tha thuế ba năm (1010, 1016) để ngăn chận chống đối, tìm thêm vây cánh. Chính sách có tính toán nặng nhẹ, bỏ lơ một ít quyền lợi bản thân, không màng tính cách hào nhoáng tô vẽ cho gia tộc mà chú trọng vào những việc thấy là thiết yếu cấp thời hơn. Giá có biết đến lời phê phán của Lê Văn Hưu đời sau, mang một ý thức hệ khác, ông chắc cũng bỏ mặc: “Lí Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà đã dựng làm chùa ở phủ Thiên Đức (Cổ Pháp), lại trùng tu chùa quán ở các lộ… tiêu phí của cải vào việc thổ mộc không biết bao nhiêu mà kề.” Không phải chỉ ở đời ông, đến đời sau, Lí Thái Tông còn “phát tiền thuê thợ làm chùa quán đến 950 ngôi ở các hương ấp…” Rõ ràng ông vua con không chỉ làm chùa trên đất riêng của mình mà còn trên lãnh thổ của các thủ lãnh nhỏ khác. Con số to lớn 950 khiến người nay ngần ngại nhưng dễ chấp nhận với chút rộng rãi nếu ta nhìn ra được ý nghĩa mua chuộc kia.

Bởi vì Lí không phải là chủ nhân ông thực sự của toàn thể vùng đất của phủ Đô hộ cũ, của nước Đại Cồ Việt mới. Kế tiếp Đinh, Lê, họ đã hưởng thành quả của những người này về phương diện chủ quyền đất đai. Bộ phận vùng Ái Châu, Cửu Chân của ông Đại diện vua nước Đô hộ ở Hoa Lư, ông Lê Lương, chắc bị Lê Hoàn chiếm trong vụ đánh Dương Tiến Lộc (989) nên đất đai đã thuộc về Lí, bằng chứng từ việc trả lại đất năm 1093. (Có tác giả cho là các năm 1081, 1091, tuỳ người đọc bia xưa.) Vụ việc này cho thấy có liên quan đến hành trạng chìm nổi của một người trong dòng là Lê Văn Thịnh. Tuy nhiên Lí vẫn phải khó nhọc trong vùng với “man” Cử Long (1011), có vẻ là toán tiền phong của tộc Thái men theo sông Mã đi xuống –tên tộc người có dáng dấp loài rắn như tộc Ngưu Hống / rắn hổ mang, phía sông Đà. Lí phải đánh “dân châu Diễn ngu dại làm càn” (1013) nhưng không biết vào lúc nào, vẫn phải gả con gái, lập liên minh thông gia với một “trại chủ” họ Hồ – họ này qua bao nhiêu chìm nổi rồi sẽ làm vua nước Việt. Lí dẹp loạn châu Hoan (1031), châu Ái (1035) trước khi đặt thân vương cai trị, nhưng vì đi ra Bắc, đất Thanh Nghệ đã trở thành “trại” xa lạ, xuống cấp so với “kinh” của trung châu nên thế kềm giữ phải lỏng lẻo hơn. Ở đó có những người thu thuế cho vua, chắc theo quy định ăn tiền “hoành đầu” năm 1042 với các danh hiệu Thái tử Chủ bộ, Vương phủ Chủ bộ. Trên bậc cao nhất có em vua (Lí Hoảng / Lí Nhật Quang) như một Phó Vương (1041), nhưng chức phận nổi bật là “thâu thuế châu Nghệ An” chứa trong 50 kho, người với những xếp đặt cai trị va chạm đến trung ương, có vẻ như đã bị giết, được cho là oan ức nên oai vọng còn đi xa về sau, giống như những trường hợp tương tự, đến mãi trên những vùng chiếm được của Chiêm Thành.

..còn tiếp...

Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 05:36:01 pm »

Tốt quá, chắc không phải dặn bạn: chọn sách mà đọc đâu nhỉ? Grin
.
Đúng vậy bác ạ. Em cũng hơi già rồi, thế nên cũng tự lo được.  Grin

..tiếp....

 Trên vùng trung châu phía Bắc, có thể theo dõi việc “thăm ruộng, cày tịch điền” thì biết được các vùng đất triều cũ chuyển qua Lí. Đó là những vùng của cựu sứ quân Ngô, Đỗ phía tây, phía nam Thăng Long, tất nhiên không thể bị chiếm hết nhưng là những vùng màu mỡ như chuyện ở hương Tín có cây lúa chiêm 9 nhánh (1032). Vì thế vùng Ứng Thiên được nâng lên làm Nam Kinh (1014). Xem gặt ở Vĩnh Hưng (1030 – đất họ Phạm?), xây hành cung (1064, ĐVSL), lần đầu khoe tài vua biết cày ruộng ở cửa Bố – đất Trần Lãm cũ (1038, 1065, ĐVSL), đất núi Đọi của Lê Hoàn xuất hiện theo bia Sùng Thiện Diên Linh (1121), tất cả chứng tỏ đã đổi chủ… Dò theo các hành cung, chùa tháp Lí xây cất, ta cũng có thể đoán ra những lãnh địa thuộc quyền Lí như vùng cửa sông Đáy (Ứng Phong), Đồ Sơn (tháp Tường Long)… không kể các khu vực an tháp tù binh Chàm. Toàn thể các khu vực này được các sử quan coi như đất của hoàng đế nhưng qua cách ứng xử mà chính sử quan cũng không che giấu được, thì có thể gọi đó là đất của các ông điền chủ hoàng đế.

Phần chừa lại là đất của các điền chủ khác mà sử gọi là những “hào trưởng.” Những người này tuy cũng không đủ binh lực chống lại Lí nhưng còn thế lực địa phương mà Lí không với tới. Họ đã thực sự làm chủ đất đai đã đành mà còn có kiến thức để được gọi là hào sĩ, như ta sẽ thấy trong hành trạng xuất thân của vài người phục vụ Lí. Đó là người của những “hương ấp” mà Lê Tắc ở thế kỉ XIII còn thấy hiện diện, là đất “thế tập” truyền đời của những người có danh hiệu Chủ đô, Đại toát, Tiểu toát… Bằng chứng có thể suy đoán từ ngay các dòng sử để lại như khi ta xét đến một vài vấn đề về sau, nhưng cũng có thể thấy ngay trên bia đá muộn “Đại Việt Quốc, Binh Hợp hương, Thiệu Long tự bi” (1226) của một người họ Đỗ, Đỗ Năng Tế, nói là được cấp làm ấp thang mộc. Ông chủ đất này được sách ĐVSL ghi vào năm 1216 với tên Đỗ Tế, bị biến loạn xua đuổi khỏi ấp Hợp, chắc là đã lợi dụng lúc chuyển đổi triều đại (1226) để trở về đất cũ. Như vậy tấm bia, dù là đánh dấu tự xác nhận chủ quyền hay được Trần cho tiếp tục chủ quyền cũ, cũng chứng nhận rằng một người họ Đỗ đã có riêng một “hương” gần kinh thành. Những người họ Đỗ khác đã thấy rất nhiều, hiện diện ngay vào lúc thành lập triều đại, nằm ở tột đỉnh quyền lực (Đỗ Hưng vào Thân vương ban, 1039), có lúc khuynh loát triều đại như sẽ thấy về sau, dai dẳng đến mức còn một người được vào họ Trần cao vòi vọi (Đỗ/Trần Khắc Chung), tất cả hẳn là dòng gần gũi của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Họ Đinh, họ Phùng đã làm Điện tiền chỉ huy sứ trước khi bị thanh trừng, họ Quách đã có chức phận cao mà còn đẩy thêm một nhân vật cùng họ vào nắm tột đỉnh quyền hành. Liên hệ với họ Đỗ, họ Quách còn có họ Tô với Tô Hiến Thành may mắn, khác với người thất bại là Tô Hậu, bị giết (1109).

Ta không kể những dòng họ có lãnh thổ xa hơn như họ Thân, họ Lương làm đệm trên đường qua Trung Quốc, lâu đời như họ Mạc và sau này, họ Trần lấp khoảng trống trên vùng sông nước hạ lưu ngoại biên. Đất vùng Yên Tử, thời Tường Phù (1008-1016) vua Tống còn được nhà sư ở đấy dâng bản đồ, được ban tên là Tử Y Động Uyên, giữa thế kỉ lại mang tên Xử Châu cũng của Tống (An Nam chí lược), nghĩa là không phải thuộc họ Lí như ta có thể tưởng. Với những người ở ngoài tầm tay thì họ Lí kết thông gia (họ Thân, họ Lương phía bắc, họ Lê cũ trên vùng châu Phong), với những người trong tầm quyền lực thì Lí phong tước trong triều theo với tương quan uy thế có sẵn ứng hợp với thời mới. Cho nên ta thấy trong quy định thu thuế 1042, ngoài “quản giáp” có “chủ đô” (hương-ấp-quan theo Lê Tắc) tham dự, mà thành phần này khi về phục vụ Lí chắc được gọi “quan chức đô,” chỉ là hạng sai phái – như chứng tích nằm trong các lệnh về sau.

Các “tư gia” được người của Lí bỏ chủ ra phục dịch hẳn là thuộc cấp cao, làm việc cho Lí mà không lãnh lương như Phan Huy Chú ghi nhận. Tất nhiên không phải họ nhịn đói mà là lấy “lương” từ lãnh địa riêng của họ. Đăt trong viễn tượng này, ta giải thích được tại sao Lê Văn Thịnh đậu trong một kì thi chỉ lấy có một người (1075), được ngày nay tán tụng là “trạng nguyên đầu tiên của nước Việt,” đúng ra chỉ là được lấy vào để dạy ông vua 9 tuổi, “hầu vua học.” Ông bị kết tội âm mưu giết vua mà không bị tru di tam/cửu tộc, hay ít ra là “lên ngựa gỗ,” “phơi xác chợ Đông/Tây” theo luật pháp đương thời. Ta cũng không biết tại sao Mạc Hiển Tích (đậu 1086, đi sứ Chiêm 1094) được gán cho là dám ve cả bà Thái hậu (chỉ có thể tương đương với bà Ỷ Lan) – sự việc chắc được nhớ lộn với của một ông Thái sư quyền thế ở thế kỉ sau, lúc triều chính có một ông Phụ quốc họ Ngô, một ông xử án họ Lê. Những người đó phạm tội tầy đình mà được ngó lơ hoặc xử nhẹ, rõ ràng là còn có cả một thế lực quê gốc đằng sau. Họ đến phục vụ Lí như liên kết với một thế lực mạnh, mới, thừa hưởng được khung cảnh trật tự chung từ thời thuộc địa, có một quyền bính trung ương mang tên cũ là Đại La, nay là Thăng Long. Ông hoàng đế điền chủ Lí có binh lực lớn, có tay chân, lập được một tổ chức quân quyền đủ đàn áp những thế lực nhỏ nhưng vì vướng víu với ruộng đất, nên chưa đủ khả năng quản lí toàn cõi. Nhờ đứng ở vị trí cựu thủ phủ thuộc địa, ông trở thành một điểm hướng chầu về một cách tự nhiên của con cháu các lãnh chúa địa phương, hành động giống như cha ông họ trước kia.

.......
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM