menthuong
Thành viên

Bài viết: 411
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
|
 |
« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 12:04:29 pm » |
|
Tiếp thu thành quả của các tiền triều: Ngô (吳氏,938 - 967), Đinh (丁氏,968 - 980), Tiền Lê (前黎氏,980 - 1009), Nhà Lý (李朝, 1009 - 1225) trong 216 năm tồn tại, trải qua 9 đời Vua (Lý Thái Tổ (974–1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054--1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210), Lý Huệ Tông (1210-1224), Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)) là triều đại nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt, tháng 10 năm 1054), sửa sang chính sự, phát triển văn hoá, đặt nền ngoại giao…Đồng thời cũng là triều đại lập nhiều kỷ lục đáng nhớ. Đó là triều đại :
1. Mở khoa thi đầu tiên (02/1075): đó là kỳ thi Tam trường “Minh kinh bác học” năm Ất Mão (02/1075) dưới triều Lý Nhân Tông. Kỳ này chọn được 10 người. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh, làm quan lên đến chức Thái Sư nhưng sau đó năm 1096 bị đày vì tội “giết vua”. Việc thi cử theo chế độ Nho học ở ta bắt đầu từ đó và chấm dứt vào năm 1919 dưới thời vua Khải Định.
2. Có Vua lập nhiều Hoàng hậu nhất: Lý Thái Tôn Phật Mã (1028-1054) tôn mẹ là Lê thị (Lập Giáo Hoàng hậu) làm Linh Hiển Thái hậu và năm 1028 lập Kim Thiên Mai Thị (mẹ Lý Nhật Tông) và 6 vị khác làm Hoàng hậu. Đặc biệt năm 1035 lập nàng hầu làm Hoàng hậu Thiên Cảm sau lại lập Đào Thị (vốn giỏi nghề ca hát) làm Phi.
3. Hoàng đế đầu tiên lấy vợ ngoại quốc: Lý Anh Tông Thiên Tộ (1138-1175) lấy Con gái vua Chiêm Chế Bilabut (chưa tìm thấy tư liệu chi tiết).
4. Thái hoàng đầu tiên: Sùng Hiến hầu, là con trai của vua Lý Thánh Tông, em của Lý Nhân Tông. Năm 1115, phu nhân họ Đỗ của ông có mang, trở dạ mãi không đẻ, liền sai người đi báo với Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh trút xác trong núi. Sau đó Đỗ thị sinh ra con trai, đặt tên là Dương Hoán, vua Nhân Tông đưa vào cung làm nghĩa tử. Đến năm 1117 thì Dương Hoán được lập làm Thái tử, khi lên ngôi 1129, tôn ông làm Thượng hoàng (1129-1130).
5. Hoàng đề đầu tiên xuất gia đi tu: Lý Huệ Tông (1211-1224) là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm hoàng thái tử, lúc đó ông 15 tuổi. Tháng 10 năm 1210, Lý Cao Tông chết, Lý Sảm nối ngôi. Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư. Năm 1226 Trần Thủ Độ ép ông tự tử, chết ở chùa Chân Giáo. Như vậy Lý Hạo Sảm thọ 33 tuổi, làm vua 14 năm, đi tu 2 năm.
6. Triều đại đầu tiên có Thái giám góp nhiều công đức cho đất nước: Lý Thường Kiệt (李常傑 tên thật là Ngô Tuấn, 1019–1105) với chiến công đánh úp 3 châu nhà Tống, phá Tống, Bình Chiêm và với bài thơ Thần nổi tiếng. Thực ra trước đó dã có Thái giám Lý Nhân Nghĩa vào năm 1028 từng tâu xin Thái tử Phật Mã và có công cùng tướng lĩnh dẹp “Loạn Tam vương”.
7. Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1225) là con gái thứ hai được vua cha, dưới sức ép của Thủ Độ lập làm Thái tử và nhường ngôi khi mới 7 tuổi, cuối năm trao áo Long bào nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tôn, 1225-1258) mở ra triều Trần (陳朝,1225 - 1400).
8. Triều đại có nhiều lần bắc tiến nhất: - Năm Nhâm Tuất (1022) vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương (Nhị Hoàng tử) đem quân đi đánh Đại Lịch do người Nùng ở đây làm phản, sau đó “quân ta đi sâu vào trấn Như Hồng đất Tống, đốt kho tàng rồi rút về” . - Tháng 3 năm Kỷ Hợi (1059) vua Lý Thánh Tông cho quân “đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”. - Năm Canh Tý (1060) châu mục Lạng Châu của nước ta là Phò mã Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống, bắt được tướng Tống là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về. - Ngày 15/9 Ất Mão (27/10/1075) bằng chiến sách khôn khéo, bất ngờ và táo bạo, 40.000 quan quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt 李常傑 thống lĩnh tấn công thành Khâm châu (30/12/1075), tiếp làm chủ Liêm châu (03/01/1076). Đây là 2 châu giáp biển thuộc Quảng Tây giáp với Quảng Ninh và Lạng Sơn nay. Sau đó Lý Thường Kiệt sai làm Phạt Tống lộ bố văn 罚宋路佈文,yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế rồi đem quân tiến tới tận Ung châu (cung xthuộc Quảng Tây) phá được thành này sau 42 ngày vây hãm. Trận “Tiên hạ thủ vi cường” này làm cả triều Tống lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ty kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dụ : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”. Rõ là hai đạo chiếu trái ngược nhau, kết cụ là thành trì và quân Tống bị thiệt hại nặng. Như vậy, trong hơn 3 tháng trời, Lý Thường Kiệt cùng binh khê động tâm phúc các nơi tiến quân vào đất Tống, phá hết các cứ điểm của Tống mà có thể dùng để đánh ta, phá thành Ung, Khâm, Liêm; đốt các trái Vĩnh Bình, Thái Bình, Cổ Vạn, Thiên Long, giết người vô số (khoảng 7-10 vạn người) rồi rút quân về đem theo hàng ngàn quân dân Tống bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Tất cả chuẩn bị đợi Tống sang làm nên trận Như Nguyệt nổi tiếng (Xuân Hè 1076).
9. Triều đại chính thức xác định chủ quyền vùng Tây Bắc ngày nay: Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long (nay là huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang) và châu Đô Kim (nay là huyện Hàm Yên - Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sát nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt. Sau đó vào năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Bạch ở Yên Bái, Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt. Đây là bước đệm, cơ sở để sau này năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay vào đất Đại Việt. Tiếp theo, năm 1885, Pháp (khi đó đang xâm lược Việt Nam) đã gây chiến với nhà Thanh tranh dành ảnh hưởng ở miền bắc Việt Nam và giành được chiến thắng. Công ước Pháp-Thanh 1885 đã đưa về vùng đất Lai Châu, Điện Biên, bắc Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc kỳ.
10. Triều đại thực hiện đòn răn đe đầu tiên của Đại Việt buộc các đời vua Chăm phải triều cống: Năm 1069, vua Lý Thánh Tông Nhật Tôn (李聖宗日尊, 1054-1072) thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ 制矩 và nhiều quan quân, dân chúng Chiêm. Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính 布政, Địa Lý 地理 và Ma Linh 痲令 cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị. Những dân Chiêm bị bắt được đưa đi khai khẩn những vùng đất hoang ở xa, trong đó có châu Đăng nay là Lào Cai . Chính dịp Nam tiến này, Lý Thánh Tông đã giải phóng khỏi kiếp nô lệ đối với Thảo Đường, người Trung Quốc đang bị bắt và giam tại Chiêm Thành đưa về Đại Việt. Vị sư này đã được vua cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069, lập ra dòng Thiền tông thứ ba của Phật giáo Việt Nam. Sau đó, vào năm 1075, trước khi “tiên phát chế nhân” đánh Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kéo quân vào đánh Chiêm, vẽ địa đồ 3 châu mà Chế Củ đã dâng và 3 châu ấy chính thức nội thuộc Đại Việt từ đây. Ông còn Nam chinh đánh Chiêm lần nữa vào năm 1104 lấy lại 3 Châu trên mà vua Chiêm được phản tướng Lý Giác dâng nộp cho vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113). Như vậy Danh tướng Lý Thường Kiệt mặt Bắc kéo quân sang đất Tống đánh Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông, 1075), trong nước phá Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt (1076) mặt Nam thì 2 bận bình Chiêm (1075 và 1104). Đây là bước Nam tiến đầu tiên, đất đai nhà Lý đã kéo xuống đến sông Thạch Hãn. Từ sau trận đánh của Lý Thường Kiệt vào năm 1104, các vua Chiêm trở nên thần phục Đại Việt hơn, đây là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp.
11. Triều đại đầu tiên gả Công chúa cho các tù trưởng vùng trọng yếu quốc gia. Đó là các Công chúa: …., Bình Dương (năm 1029 được gả cho Châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái), Kim Thành (được gả cho Châu mục châu Phong là Lê Thuận Tông vào năm 1036), Khâm Thánh (gả cho Châu mục Vị Long là Hà Di Khánh), Diên Bình (gả cho thủ lĩnh Phủ Phú Lương là Dương Tự Minh năm 1127) và 17 năm sau gả tiếp công chúa Thiều Dung cho ông này, Thuỵ Thiên (về Châu Lạng năm 1148). 12. Triều đại duy nhất có Phò mã lấy 2 Công chúa và Phò mã đó là Dương Tự Minh. Ông là thủ lĩnh miền Phú Lương và được Lý triều gả Công chúa Diên Bình vào năm 1127 và Công chúa Thiều Dung vào năm 1144.
13. Triều đại có Hoàng đế xuất gia mở đầu cho việc kết thức Vương triều. Đó là: Lý Huệ Tông (李惠宗, 1211 – 1224) là vị vua thứ tám của nhà Lý, tháng 10/1224, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư.Không lâu sau, Trần Thủ Độ sắp đặt để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Năm 1226 tự tử tại chùa Chân Giáo. …
|