Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:18:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78157 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 04:25:04 pm »

Hai năm sau Ỷ Lan đậu thai (truyền rằng do Chi hậu Nội nhân Nguyễn Bông dùng thuật “đầu thai thác hoá” học được từ sư thầy mà ra) và sinh hạ Hoàng năm vào năm 1066 (khi Vua đã 43 tuổi). Ấu tử Càn Đức lập tức được lập làm Hoàng Thái tử và mẹ nâng thành Thần phi. Hai năm sau Ỷ Lan sinh tiếp 1 Hoàng tử nữa (Minh Nhân Vương) rồi năm sau sinh tiếp Sùng Hiến Hầu.

Xin hỏi bác menthuong, bác căn cứ vào đâu để xác định năm sinh của Sùng Hiền Hầu? Sử cũ chỉ thấy ghi: Lý Nhân Tông sinh ngày 25 tháng 1 năm Long Chương Thiên Tự thứ nhất (Bính Ngọ, 1066); em cùng mẹ là Minh Nhân Vương sinh tháng 2 năm Long Chương Thiên Tự thứ ba (Mậu Thân, 1068), còn không thấy tài liệu nào (Toàn thư, Cương mục, Đại Việt sử lược, An Nam chí lược) ghi rõ năm sinh của Sùng Hiền Hầu, cũng không thấy ghi tuổi thọ của ông khi mất để xác định năm sinh. Vậy thông tin bác viết ra là dựa vào đâu?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:34:57 pm »

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước đó vua sai Viên ngoại lang Lý Khánh Thần và [30b] vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Sơn, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sư Lý Sơn,…, sách lập con gái Sơn làm hoàng hậu Lê Thiên,…; thắng Sơn lên tước hầu…”

Ta biết rằng, thời phong kiến những người nắm giữ chức vụ cao đa phần là người hoàng tộc. Hơn nữa Thần Tông (1128-1138) là vua thứ 5 của triều Lý và khi đó họ Lý đã xác lập vương quyền được 118 năm (1128-1010) nên  rất có thể quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (cha Lê Thiên hoàng hậu) là người trong Lý tộc.

Nếu đúng vậy Triều Lý Thần Tông đã đặt tiền lệ cho việc các vua và quan đầu triều lấy vợ trong Hoàng tộc, tức tệ loạn luân cho triều Trần sau này!


Đó là suy đoán của bác. Biết đâu ông kia họ Lý thật nhưng không phải là hoàng tộc, hoặc là người được ban quốc tính thì sao?
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:57:36 am »

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước đó vua sai Viên ngoại lang Lý Khánh Thần và [30b] vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Sơn, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sư Lý Sơn,…, sách lập con gái Sơn làm hoàng hậu Lê Thiên,…; thắng Sơn lên tước hầu…”

Ta biết rằng, thời phong kiến những người nắm giữ chức vụ cao đa phần là người hoàng tộc. Hơn nữa Thần Tông (1128-1138) là vua thứ 5 của triều Lý và khi đó họ Lý đã xác lập vương quyền được 118 năm (1128-1010) nên  rất có thể quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (cha Lê Thiên hoàng hậu) là người trong Lý tộc.

Nếu đúng vậy Triều Lý Thần Tông đã đặt tiền lệ cho việc các vua và quan đầu triều lấy vợ trong Hoàng tộc, tức tệ loạn luân cho triều Trần sau này!


Đó là suy đoán của bác. Biết đâu ông kia họ Lý thật nhưng không phải là hoàng tộc, hoặc là người được ban quốc tính thì sao?

Vâng, mới "có thể", "nếu""suy đoán" thôi. Các sử gia và QSVN gia nào có tư liệu khẳng định (kết luận hay loại trừ) được xin chỉ giáo!

Xin hỏi bác menthuong, bác căn cứ vào đâu để xác định năm sinh của Sùng Hiền Hầu? Sử cũ chỉ thấy ghi: Lý Nhân Tông sinh ngày 25 tháng 1 năm Long Chương Thiên Tự thứ nhất (Bính Ngọ, 1066); em cùng mẹ là Minh Nhân Vương sinh tháng 2 năm Long Chương Thiên Tự thứ ba (Mậu Thân, 1068), còn không thấy tài liệu nào (Toàn thư, Cương mục, Đại Việt sử lược, An Nam chí lược) ghi rõ năm sinh của Sùng Hiền Hầu, cũng không thấy ghi tuổi thọ của ông khi mất để xác định năm sinh. Vậy thông tin bác viết ra là dựa vào đâu?

Do ham muốn tìm hiểu những vấn đè thuộc "thâm cung bí sử" nên tôi hay tìm đọc và ghi lại để biết và không định nghiên cứu hay công bố gì nên thường không ghi xuất xứ tư liệu. Nay bác macbupda @ hỏi mới chợt nhớ ra nhưng tìm mãi chả thấy đã ghi điều đó đọc ở đâu. Thế mà lúc "say" quá đã đưa lên, Khất lỗi, sẽ tìm lại sau.
Trước mắt xin sửa đoạn "rồi năm sau sinh tiếp Sùng Hiến Hầu" thành "sau sinh tiếp Sùng Hiền hầu". Hoặc bác nào có tư liệu nhắn lại để cùng nhớ thì hay quá, được không ạ!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 12:04:29 pm »

Tiếp thu thành quả của các tiền triều: Ngô (吳氏,938 - 967), Đinh (丁氏,968 - 980), Tiền Lê (前黎氏,980 - 1009), Nhà Lý (李朝, 1009 - 1225) trong 216 năm tồn tại, trải qua 9 đời Vua (Lý Thái Tổ (974–1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054--1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210), Lý Huệ Tông (1210-1224), Lý Chiêu Hoàng (1224-1225)) là triều đại nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt,  tháng 10 năm 1054), sửa sang chính sự, phát triển văn hoá, đặt nền ngoại giao…Đồng thời cũng là triều đại lập nhiều kỷ lục đáng nhớ. Đó là triều đại :

1. Mở khoa thi đầu tiên (02/1075): đó là kỳ thi Tam trường “Minh kinh bác học” năm Ất Mão (02/1075) dưới triều Lý Nhân Tông. Kỳ này chọn được 10 người. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh, làm quan lên đến chức Thái Sư nhưng sau đó năm 1096 bị đày vì tội “giết vua”. Việc thi cử theo chế độ Nho học ở ta bắt đầu từ đó và chấm dứt vào năm 1919 dưới thời vua Khải Định.

2. Có Vua lập nhiều Hoàng hậu nhất: Lý Thái Tôn Phật Mã (1028-1054) tôn mẹ là Lê thị (Lập Giáo Hoàng hậu) làm Linh Hiển Thái hậu và năm 1028 lập Kim Thiên Mai Thị (mẹ Lý Nhật Tông) và 6 vị khác làm Hoàng hậu. Đặc biệt năm 1035 lập nàng hầu làm Hoàng hậu Thiên Cảm sau lại lập Đào Thị (vốn giỏi nghề ca hát) làm Phi.

3. Hoàng đế đầu tiên lấy vợ ngoại quốc: Lý Anh Tông Thiên Tộ (1138-1175) lấy  Con gái vua Chiêm Chế Bilabut (chưa tìm thấy tư liệu chi tiết).

4. Thái hoàng đầu tiên:  Sùng Hiến hầu, là con trai của vua Lý Thánh Tông, em của Lý Nhân Tông. Năm 1115, phu nhân họ Đỗ của ông có mang, trở dạ mãi không đẻ, liền sai người đi báo với Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh trút xác trong núi. Sau đó Đỗ thị sinh ra con trai, đặt tên là Dương Hoán, vua Nhân Tông đưa vào cung làm nghĩa tử. Đến năm 1117 thì Dương Hoán được lập làm Thái tử, khi lên ngôi 1129, tôn ông làm Thượng hoàng (1129-1130).

5. Hoàng đề đầu tiên xuất gia đi tu: Lý Huệ Tông (1211-1224) là con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là hoàng hậu họ Đàm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208), ông được vua cha lập làm hoàng thái tử, lúc đó ông 15 tuổi. Tháng 10 năm 1210, Lý Cao Tông chết, Lý Sảm nối ngôi. Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư. Năm 1226 Trần Thủ Độ ép ông tự tử, chết ở chùa Chân Giáo. Như vậy Lý Hạo Sảm thọ 33 tuổi, làm vua 14 năm, đi tu 2 năm.

6. Triều đại đầu tiên có Thái giám góp nhiều công đức cho đất nước: Lý Thường Kiệt (李常傑 tên thật là Ngô Tuấn, 1019–1105) với chiến công đánh úp 3 châu nhà Tống, phá Tống, Bình Chiêm và với bài thơ Thần nổi tiếng. Thực ra trước đó dã có Thái giám Lý Nhân Nghĩa vào năm 1028 từng tâu xin Thái tử Phật Mã và có công cùng tướng lĩnh dẹp “Loạn Tam vương”.

7. Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1225) là con gái thứ hai được vua cha, dưới sức ép của Thủ Độ lập làm Thái tử và  nhường ngôi khi mới 7 tuổi, cuối năm trao áo Long bào nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tôn, 1225-1258) mở ra triều Trần (陳朝,1225 - 1400).

8. Triều đại có nhiều lần bắc tiến nhất:
- Năm Nhâm Tuất (1022) vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương (Nhị Hoàng tử) đem quân đi đánh Đại Lịch do người Nùng ở đây làm phản, sau đó “quân ta đi sâu vào trấn Như Hồng đất Tống, đốt kho tàng rồi rút về” .
- Tháng 3 năm Kỷ Hợi (1059) vua Lý Thánh Tông cho quân “đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”.
- Năm Canh Tý (1060) châu mục Lạng Châu của nước ta là Phò mã Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống, bắt được tướng Tống là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.
- Ngày 15/9 Ất Mão (27/10/1075) bằng chiến sách khôn khéo, bất ngờ và táo bạo, 40.000 quan quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt 李常傑 thống lĩnh tấn công thành Khâm châu (30/12/1075), tiếp làm chủ Liêm châu (03/01/1076). Đây là 2 châu giáp biển thuộc Quảng Tây giáp với Quảng Ninh và Lạng Sơn nay. Sau đó Lý Thường Kiệt sai làm Phạt Tống lộ bố văn 罚宋路佈文,yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế rồi đem quân tiến tới tận Ung châu (cung xthuộc Quảng Tây) phá được thành này sau 42 ngày vây hãm. Trận “Tiên hạ thủ vi cường” này làm cả triều Tống lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ty kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dụ : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”. Rõ là hai đạo chiếu trái ngược nhau, kết cụ là thành trì và quân Tống bị thiệt hại nặng. Như vậy, trong hơn 3 tháng trời, Lý Thường Kiệt cùng binh khê động tâm phúc các nơi tiến quân vào đất Tống, phá hết các cứ điểm của Tống mà có thể dùng để đánh ta, phá thành Ung, Khâm, Liêm; đốt các trái Vĩnh Bình, Thái Bình, Cổ Vạn, Thiên Long, giết người vô số (khoảng 7-10 vạn người) rồi rút quân về đem theo hàng ngàn quân dân Tống bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Tất cả chuẩn bị đợi Tống sang làm nên trận Như Nguyệt nổi tiếng (Xuân Hè 1076).

9. Triều đại chính thức xác định chủ quyền vùng Tây Bắc ngày nay:
Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long (nay là huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang) và châu Đô Kim (nay là huyện Hàm Yên - Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sát nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Việt. Sau đó vào năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Bạch ở Yên Bái, Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt.
Đây là bước đệm, cơ sở để sau này năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay vào đất Đại Việt. Tiếp theo, năm 1885, Pháp (khi đó đang xâm lược Việt Nam) đã gây chiến với nhà Thanh tranh dành ảnh hưởng ở miền bắc Việt Nam và giành được chiến thắng. Công ước Pháp-Thanh 1885 đã đưa về vùng đất Lai Châu, Điện Biên, bắc Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc kỳ.

10. Triều đại thực hiện đòn răn đe đầu tiên của Đại Việt buộc các đời vua Chăm phải triều cống: Năm 1069, vua Lý Thánh Tông Nhật Tôn (李聖宗日尊, 1054-1072) thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ 制矩 và nhiều quan quân, dân chúng Chiêm. Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính 布政, Địa Lý 地理 và Ma Linh 痲令 cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị. Những dân Chiêm bị bắt được đưa đi khai khẩn những vùng đất hoang ở xa, trong đó có châu Đăng nay là Lào Cai . Chính dịp Nam tiến này, Lý Thánh Tông đã giải phóng khỏi kiếp nô lệ đối với Thảo Đường, người Trung Quốc đang bị bắt và giam tại Chiêm Thành đưa về Đại Việt. Vị sư này đã được vua cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069, lập ra dòng Thiền tông thứ ba của Phật giáo Việt Nam. Sau đó, vào năm 1075, trước khi “tiên phát chế nhân” đánh Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kéo quân vào đánh Chiêm, vẽ địa đồ 3 châu mà Chế Củ đã dâng và 3 châu ấy chính thức nội thuộc Đại Việt từ đây. Ông còn Nam chinh đánh Chiêm lần nữa vào năm 1104 lấy lại 3 Châu trên mà vua Chiêm được phản tướng Lý Giác dâng nộp cho vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113). Như vậy Danh tướng Lý Thường Kiệt mặt Bắc kéo quân sang đất Tống đánh Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông, 1075), trong nước phá Tống trên phòng tuyến  Như Nguyệt (1076) mặt Nam thì 2 bận bình Chiêm (1075 và 1104). Đây là bước Nam tiến đầu tiên, đất đai nhà Lý đã kéo xuống đến sông Thạch Hãn.
Từ sau trận đánh của Lý Thường Kiệt vào năm 1104, các vua Chiêm trở nên thần phục Đại Việt hơn, đây là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp.

11. Triều đại đầu tiên gả Công chúa cho các tù trưởng vùng trọng yếu quốc gia. Đó là các Công chúa: …., Bình Dương (năm 1029 được gả cho Châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái), Kim Thành (được gả cho Châu mục châu Phong là Lê Thuận Tông vào năm 1036), Khâm Thánh (gả cho Châu mục Vị Long là Hà Di Khánh), Diên Bình (gả cho thủ lĩnh Phủ Phú Lương là Dương Tự Minh năm 1127) và 17 năm sau gả tiếp công chúa Thiều Dung cho ông này,  Thuỵ Thiên (về Châu Lạng năm 1148).
 
12. Triều đại duy nhất có Phò mã lấy 2 Công chúa và Phò mã đó là Dương Tự Minh. Ông là thủ lĩnh miền Phú Lương và được Lý triều gả Công chúa Diên Bình vào năm 1127 và Công chúa Thiều Dung vào năm 1144.

13. Triều đại có Hoàng đế xuất gia mở đầu cho việc kết thức Vương triều. Đó là: Lý Huệ Tông (李惠宗,
1211 – 1224) là vị vua thứ tám của nhà Lý, tháng 10/1224, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang đại sư.Không lâu sau, Trần Thủ Độ sắp đặt để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là Trần Thái Tông. Năm 1226 tự tử tại chùa Chân Giáo.
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 04:26:11 pm »

Việc Lý Anh Tông lấy vợ nước ngoài (con gái vua Chiêm Thành là Chế Bì La Bút) xảy ra tháng 10 năm Đại Định thứ 15 (Giáp Tuất, năm 1154). Vua Lý trước đó do lời xin của một người Chiêm Thành là Ung Minh Tạ Điệp (Vancarâja), sai Thượng chế Lý Mông đem quân đưa Ung Minh Ta Điệp về định lập làm vua Chiêm. Vua nước ấy là Chế Bì La Bút (Jaya Haivarman I, vốn là em vợ Ung Minh Ta Điệp) chống cự và giết cả Lý Mông lẫn Ung Minh Ta Điệp. Sợ bị vua Lý "hỏi tội" giết Lý Mông, Chế Bì La Bút dâng con gái cho vua Lý Anh Tông, vua nhận. Việc này xem ở trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Từ đó có thể thấy thêm một việc nữa là: Triều Lý là vương triều đầu tiên của ta đem quân can thiệp công việc nội bộ của nước khác. Grin
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 04:30:30 pm »

Việc Lý Anh Tông lấy vợ nước ngoài (con gái vua Chiêm Thành là Chế Bì La Bút) xảy ra tháng 10 năm Đại Định thứ 15 (Giáp Tuất, năm 1154). Vua Lý trước đó do lời xin của một người Chiêm Thành là Ung Minh Tạ Điệp (Vancarâja), sai Thượng chế Lý Mông đem quân đưa Ung Minh Ta Điệp về định lập làm vua Chiêm. Vua nước ấy là Chế Bì La Bút (Jaya Haivarman I, vốn là em vợ Ung Minh Ta Điệp) chống cự và giết cả Lý Mông lẫn Ung Minh Ta Điệp. Sợ bị vua Lý "hỏi tội" giết Lý Mông, Chế Bì La Bút dâng con gái cho vua Lý Anh Tông, vua nhận. Việc này xem ở trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Từ đó có thể thấy thêm một việc nữa là: Triều Lý là vương triều đầu tiên của ta đem quân can thiệp công việc nội bộ của nước khác. Grin
Trời, bác macbupda@ tìm đâu ra vậy  Huh, tôi đã lục tung khối sách vở mình và thư viện quanh nơi sống tìm mà hổng ra  Roll Eyes. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư tôi cũng có (do Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn hóa thông tin-Hà Nội-2006) mà tìm không được, chắc đọc chưa kĩ, chán thật. Xin cám ơn nhiều.
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 04:45:19 pm »

Bác hỏi câu này lạ quá?  Huh Bác đã biết là việc này xảy ra thời Lý Anh Tông, lại có sẵn trong tay bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì mở ngay phần Lý Anh Tông ra xem rồi tìm thì thấy dễ ợt mà. Chắc bác đọc không kĩ thôi. Bản em xài của Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin năm 2003, Ngô Đức Thọ dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính.

Nhân đây cũng nói rõ việc Ung Minh Ta Điệp cầu cứu với nhà Lý. Chế Bì La Bút là con được truyền ngôi của vua Civânandana (người lập ra vương triều XI của Champa). Ông đã lên ngôi từ năm 1147, và có công đánh đuổi người Chân Lạp đang chiếm miền Bắc Chiêm Thành vào năm 1149. Sau người Kiratas, tức người Mọi ở miền núi nổi loạn, tôn Ung Minh Ta Điệp là anh vợ Chế Bì La Bút làm thủ lĩnh. Năm 1151, Chế Bì La Bút đánh bại Ung Minh Ta Điệp, bắt hết vây cánh. Vì vậy mới có việc Ung Minh Ta Điệp chạy ra Đại Việt cầu cứu vua Lý vào năm 1152. Việc này xem trong sách: Việt sử xứ Đàng Trong của nhà nghiên cứu Phan Khoang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 09:17:12 pm »

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước đó vua sai Viên ngoại lang Lý Khánh Thần và [30b] vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Sơn, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sư Lý Sơn,…, sách lập con gái Sơn làm hoàng hậu Lê Thiên,…; thắng Sơn lên tước hầu…”

Ta biết rằng, thời phong kiến những người nắm giữ chức vụ cao đa phần là người hoàng tộc. Hơn nữa Thần Tông (1128-1138) là vua thứ 5 của triều Lý và khi đó họ Lý đã xác lập vương quyền được 118 năm (1128-1010) nên  rất có thể quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (cha Lê Thiên hoàng hậu) là người trong Lý tộc.

Nếu đúng vậy Triều Lý Thần Tông đã đặt tiền lệ cho việc các vua và quan đầu triều lấy vợ trong Hoàng tộc, tức tệ loạn luân cho triều Trần sau này!


Đó là suy đoán của bác. Biết đâu ông kia họ Lý thật nhưng không phải là hoàng tộc, hoặc là người được ban quốc tính thì sao?

Vâng, mới "có thể", "nếu""suy đoán" thôi. Các sử gia và QSVN gia nào có tư liệu khẳng định (kết luận hay loại trừ) được xin chỉ giáo!
Xin phép các bác tôi chen ngang: Bác MT không thể đưa ra 1 giả thuyết rồi bắt người khác đi chứng minh giả thuyết của mình được. Trong luận điểm bác đưa ra có sơ hở: Bác dùng 2 mệnh đề chưa biết đúng sai (Nếu - Rất có thể) để đưa ra 1 câu hỏi. Bác Mác cũng đã hỏi bác rồi nhưng hình như bác vẫn chưa thỏa mãn ?!? Khuyên bác không nên sa đà vào những giả thuyết kiể đấy nếu không muốn làm 1 Trương Thái Du thứ 2.
Kính
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 05:57:02 pm »

Tôi nói rồi: bởi đọc tại thư viên không kĩ thôi, hôm sau nghe con gái mách nước xem lại ở đây http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn31n343tq83a3q3m3237nnn cũng có nên lao vào đọc, đúng thiệt!.

Riêng Trương Thái Du tôi chẳng biết là ai. Sau hỏi anh Gúc biết đó hình như là nhà văn, thế thì càng chẳng liên quan gì đến một người mới qua "đọc thông viết thạo" như tôi. Nơi ở, quan điểm, địa vị xã hội càng xa nhau. Xin bác  lonesome @ yên tâm và đừng có ý định "phong" cho tôi cái vinh hạnh KHÔNG BAO GIỜ CÓ đó!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 05:39:33 pm »

Buổi đầu của thời kỳ xây nền tự chủ, dưới các triều Ngô (吳氏,938 - 967), Đinh (丁氏,968 - 980), Tiền Lê (前黎氏,980 - 1009) nhà nước trọng dụng các nhà sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước. Nhưng thủa ban đầu xây dựng nhà nước phong kiến, các vị vua còn lo phòng thủ, giữ nước, việc dùng người chỉ tùy đức độ và khả năng thiên bẩm. Do vậy việc học hành thi cử chưa mấy chú trọng và thực tế chính sử ít chép về việc này.

Tiếp thu và phát triển thành tựu của 3 Vương triều trước đó, nhà Lý (李朝, 1009 - 1225) đã quan tâm hơn đến việc học. Vị Vua khai quốc là Lý Thái Tổ là học trò nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức và những người đi học thường đến chùa học giống như Campuchia và người Khơ Me còn duy trì cách thức đó cho đến nay. Do vậy khi đó, cách dùng người đều do các nhà sư có địa vị lựa chọn, cất nhắc những người thông minh, nhanh nhẹn. Sau kháng Tống, bình Chiêm thắng lợi, triều Lý chú ý đến phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, làm nền cho việc xây dựng triều chính, quốc gia. Về tư tưởng, Phật giáo đang ở thời kỳ hoàng kim, nhưng Nho giáo - đạo trị nước lại cần cho việc củng cố chính quyền, mở rộng bang giao, được coi trọng và Nho học đựoc chú ý. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (1096), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn. Trong 216 năm (1010 - 1225) Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép việc nhà Lý tổ chức 7 khoa thi, trung bình hơn 30 năm một khoa, quả là ít so với các Vương triều phong kiến về sau; các khoa thi này đều là loại Chế khoa thi bất thường, theo chiếu chỉ nhà Vua.
 
Thống kê thấy có các sự kiện liên quan đến việc học và việc thi thời Lý ở Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ phần về nhà Lý, quyển 2 đến quyển 4) có các mốc sau:
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM