Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:25:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78152 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 12:00:56 pm »


Ngoài các lý do dời đô được viết trong chiếu thì có lẽ 1 lý do khác là muốn tránh xa đất Hoa Lư nơi còn nhiều tình cảm của dân chúng với nhà Lê


Nguyên nhân dời đô:

1.   Do kinh đô cũ không còn thích hợp:

Người mở đầu nền tự chủ phong kiến Việt Nam vào năm 939 là Ngô Quyền (吳權; 898–944, quê ở Đường Lâm, Ba Vì) đóng đô ở Cổ Loa, đặt các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều mang tính tập quyền.

Trong bối cảnh Loạn 12 sứ quân (966-968), Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân chúng vùng Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Nhờ sự giúp đỡ và giao quyền của sứ quân Trần Minh Công ở Bố Hải Khẩu (Vũ Thư, Thái Bình), chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác. Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tự chủ Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh (968-990), nhà Tiền Lê (980-1009) và nhà Lý (1009-1010) với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm.

Hoa Lư là một nơi núi non hiểm trở làm nơi đóng đô chỉ với dụng ý phòng thủ, xây dựng chính quyền còn non trẻ nhưng hẹp, bao bọc bởi núi non, khó phát triển mở mang khi đất nước đã ổn định phát triển. Hơn nữa trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã chỉ rõ: “… hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp…”. Một điều nữa là phong thuỷ nơi đây “có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mãnh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho phòng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài”.

Và, theo tôi  bác caytrevietnam đã đúng khi cho rằng: “Ngoài các lý do dời đô được viết trong chiếu thì có lẽ 1 lý do khác là muốn tránh xa đất Hoa Lư nơi còn nhiều tình cảm của dân chúng với nhà Lê”.

2.   Vùng đất Đại La:

2.1.   Có lịch sử lâu đời, đã được xây đắp thành thành luỹ:

Hà Nội có cội nguồn từ làng Long Đỗ ven sông Tô với trung tâm là núi Nùng. Đến năm 544, Lý Bí (503-548) nổi lên đánh đuổi quan lại nhà Lương, xưng Hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, cho xây dựng kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Đây là tòa thành đầu tiên dựng ở đất nội thành Hà Nội được ghi chép trong sử sách. Sau đó nhiều thành lũy nối nhau được xây dựng trên đất này.
Quy mô các tòa thành ngày càng được mở rộng, có nghĩa là dãi đất này ngày càng phát triển, quan trọng hơn lên, bên cạnh thành hẳn đã có phố phường, chợ búa nhộn nhịp. Thời kỳ nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Từ thế kỷ 10,Sang đầu thế kỷ XI, thành Đại La trở nên một chốn đô hội có sức hút lớn, lớn đến mức hút luôn cả kinh đô về phía mình.

2.2.   Có phong thuỷ đắc địa:

- Lý Thái Tổ khẳng định: “được thế rồng chầu hổ phục”
- Đại La giới hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam xa xa có núi Tản Viên là tổ sơn.
- Có người đã phân tích: “Càng đắc địa hơn vì trước khi chảy đến đất này, sông Hồng đã bao lần ngoằn ngoèo, uốn khúc để thải bớt khí hung. Đến đây vừa đủ để lập nên một vùng cát địa, có long mạch đạt tầm cỡ thượng đô kinh sư. Thế mà trước khi chảy ra với biển, dòng sông vẫn còn muốn ngoái lại, lưu luyến như tiếc nuối điều gì... Rồi cũng từ đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, tỏa ra các chi long, cước long... vây bọc, tạo nên bức gấm thêu giữa một vùng trời nước.
Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lão (già), tuy "cát" đấy nhưng chưa hẳn đã hết khí "hung".

2.3. Địa hình bằng phẳng thoáng đãng, thông thương:

Lý Thái Tổ viết “….thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.”

 Vừa có đất đai bằng phẳng, cao mà thoáng, lại tiện hướng nhìn sông  Hồng, sông Tô; dựa núi Tản Viên, có thể phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị đến muôn đời sau.

Hơn nữa, theo tôi, Đại La gần quê hương của Lý Công Uẩn nên có thể dựa vào tình cảm chăng?

Tóm lại Nguyễn Lương Bích ngay từ 1960 đã rất có lý khi đưa ra nhận định trong cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội : “Lý Thái Tổ đã chọn miền Hà Nội, vì miền Hà Nội lúc ấy, ngoài những điều kiện thiên nhiên thuận lợi sẵn có, còn có những điều kiện kinh tế xã hội rất tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng kinh thành mới được bền vững lâu dài. Những điều kiện kinh tế xã hội của miền Hà Nội thời ấy đã được Lý Thái Tổ nhận thấy và nói rõ trong bài Chiếu thiên đô”.

3. Quần thần nhất trí:

Khi được vua hỏi về việc dời đô ra Đại La, Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.

4. Ý nghĩa việc dời đô:

Ngày 2/11 năm Kỷ Dậu (tức 21/11/1009), tại Kinh đô Hoa Lư, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra Vương triều Lý (1009 – 1225). Năm sau, vào mùa thu tháng 7 năm Canh Tuất (tức khoảng 13/8 đến 10/9 năm 1010), Lý Thái Tổ tổ chức việc dời đô từ Hoa Lư ra ở thành Đại La. Khi thuyền đến nơi, đang tạm đỗ dưới thành thì bỗng có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó Lý Thái Tổ quyết định đổi tên thành là Thăng Long, tức rồng bay lên. Cải cố đô Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Theo PGS-TS Vũ Văn Quân, nhà Lý ra đời và dời đô ra Thăng Long đã chính thức khép lại một thế kỷ với dồn dập những sự kiện quân sự, với sự thay đổi liên tục các dòng họ, phản ánh một bước tiến lớn về tư duy quản lý đất nước, về trách nhiệm trước vận hội đi lên của đất nước trên con đường phục hưng và phát triển.

Từ đó đến nay, trừ 143 năm triều Nguyễn (1802-1945) di đô vào Huế (khi đó chữ Long trong Thăng Long được viết là 隆 với nghĩa thịnh vượng chứ không viết bằng chữ 龍 nghĩa là rồng), non sông đất nước ta dù phải trải qua bao vận hội và thử thách có lúc thăng trầm, Thăng Long vẫn là kinh đô. Đó là ở triều Trần (1225-1400),  nhà Lê sơ (1428 - 1527), nhà Mạc (1527-1533), nhà Lê Trung Hưng (1533-1789) với tên gọi Đông Đô. Từ 8/1945 là thủ đô của Việt Nam dân chủ cộng hoà và đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) với tên gọi: Thủ đô Hà Nội. Tất nhiên quy mô mọi mặt của Hà Nội ngày nay vượt xa thành Đại La cách đây 1000 năm!

Ấy mà theo một số "hãng thông tấn vỉa hè" thì đầu những năm 70 thế kỷ trước từng có ý định thiên đô sang phía Bắc sông Hồng đấy.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 04:43:59 pm »

Bàn về vị trí đắc địa của Đại La, có bài viết của Nhi Anh trên báo Nhân dân cuối tuần rất sâu.

Chú giải thêm về thế đất "Rồng cuộn hổ ngồi"

-Nhi Anh-

Văn Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của vị vua khai sáng triều Lý, cũng là khai mở Kỷ nguyên Ðại Việt - Thái Tổ Lý Công Uẩn, cho thấy bậc quân vương - trí thức lớn uyên thâm cả Thiền học lẫn Nho học cùng kho tàng kiến thức phương Ðông đương thời, đã thấy rõ, đã thấu tỏ về mọi phương diện, rằng không đâu bằng đất Ðại La hội đủ các yếu tố của một "kinh sư của muôn đời".

Con mắt nhà chính trị ở Người thấy rõ ưu thắng của Ðại La về địa - chính trị, địa - kinh tế: "ở giữa nam bắc đông tây", "đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh", "chỗ hội họp của bốn phương". Và sự thấu tỏ cái thế đất nhiều ưu việt hơn so với một nhược điểm về địa - quân sự trong việc giữ thành: "có thế rồng (tức là sông-long-long mạch-Thanh Long...) cuộn, hổ (núi-Bạch Hổ...) ngồi", "hình thế núi sông sau trước", "chỗ cao mà sáng sủa" (đất kết, khí ngưng tụ), thì rõ ràng là từ con mắt của người am tường phong thủy học phương Ðông.
 
Những người hiểu biết về phong thủy học từ trước đến  nay tham khảo tài liệu của ông cha cùng lời truyền tụng dân gian, suy ngẫm và đã bàn luận ít nhiều trên sách, báo. Xin lược thuật giúp bạn đọc tham khảo hẳn cũng là có ích.

Các đời Ðinh, Tiền Lê vun đắp nền độc lập non trẻ sau nghìn năm bị đô hộ, thế nước không thể không thiên về phòng thủ, nên lập đô ở thung lũng Hoa Lư với thế núi bốn bề vây bọc như thành cao, sông suối ngoằn ngoèo như hào sâu, là dễ hiểu. Theo  phong thủy, thế đất ấy hãm nhiều hơn phát, thế đất "cường", khí tiêu tán bên trên, ngựng tụ bên dưới, thiên huyệt kết ở chỗ trũng, nên được nghiệp nhưng  phúc trạch không dài - như Lý Thái Tổ viết trong Chiếu dời đô: "thế đại không dài, vận số ngắn ngủi". 

Còn Ðại La thì sao? Nhìn đại cục, thì một mạch đất cực lớn (đại can long) khởi từ núi Côn Lôn xứ bắc chạy  đến nước ta đã chia làm ba chi lớn, trong đó có tới 27 "ngôi đất kết" (khí ngưng tụ), có thể phát tới thiên tử, còn lại là hàng nghìn ngôi đất lớn nhỏ kết phát nhân kiệt.

 Có một diễn ca  nói về thế đất Ðại La thời đất ấy còn thuộc Giao Châu  (vì thế hai chữ  "thăng long" trong diễn ca là  để chỉ "khí thăng lên từ long mạch") - miền đất mà sau đó, Lý Thái Tổ định đô, đổi gọi Thăng Long (có thể gồm cả hai nghĩa: khí Thăng từ Long mạch, và Rồng Bay dựa theo truyền thuyết bóng Rồng vàng bay lên đón ngự thuyền Lý Thái Tổ):

"Thăng long đệ nhất đại huyệt mạch, đế vương quý địa  (Huyệt mạch thăng khí từ long mạch lớn nhất, đất quý phát đế vương).
  Giao Châu hữu chi địa, thăng long thành tối hùng (Giao Châu có một ngôi đất như thế, khí thăng từ long mạch hùng mạnh nhất)
Tam hồng dẫn hậu mạch (Ba sông lớn dẫn hậu mạch đó là sông Thao, sông Lô, sông Ðà)
Song ngư trĩ tiền phương (Hai con cá dẫn phía trước-hẳn là hai doi đất nổi trên sông Hồng)
Tản Lĩnh trấn Kiền vị (Núi Tản Lĩnh, tức Ba Vì, trấn tại phương Càn - tây bắc)
Ðảo Sơn đương Cấn cung (Núi Tam Ðảo giữ phương Cấn - đông bắc)
Thiên phong hồi Bạch Hổ (Nghìn ngọn núi quay về Bạch Hổ)
Vạn thủy nhiễu Thanh Long (Muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Gâm hội nhau ở Bạch Hạc rồi chảy về bao quanh Thanh Long)
Ngoại thế cực trường viễn (Thế bên ngoài cực rộng dài)
Nội thế tối sung dong (Thế bên trong rất mạnh, đầy)
Tô Giang chiếu hậu hữu (Sông Tô Lịch dẫn mạch từ phía sau, bên phải)
Nùng Sơn cư chính cung (núi Nùng đóng chính cung)
Chúng sơn giai củng hướng (Mọi núi non đều hướng đến)
Vạn thủy tận triều tông (Nơi tận cùng tụ hợp mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch về)
Vị cư cửu trùng nội (Là nơi ở của đế vương)
Ức niên bảo tộ long (Bền vững tới chục vạn năm)"

Quả là thế vượng địa trường cửu, xứng đáng là "Nơi thượng đô của kinh sư muôn đời" vậy.

Ðại La - Thăng Long vậy là nằm bên "đại can long" Nhĩ Hà - sông Hồng, khởi từ nguồn xa xứ bắc, vòng vèo uốn khúc để khi bao bọc Ðại La ở mạn bắc, mạn đông thì đã thải bớt (chứ chưa hết) khí hung, rồi xuôi nam chảy về biển cả. Ðại can long Nhĩ Hà tỏa các "chi long" (cành), "cước long" (nhánh) như Tô Lịch, Kim Ngưu (mà từ thời người Pháp lập phố xá đến giờ nhiều đoạn đã bị lấp mất tăm), cùng nhiều lạch nước nối thông chằng chịt thời ấy tạo nên thế phong thủy tuyệt vời. Thế đất này là "dương lai" (khí dương phủ xuống), "âm phụ" (khí âm ngẩng lên đón), và  "nhược" (mềm), khí ngưng kết bên trên, tiêu tán bên dưới. Thế nên địa huyệt "kết" (tụ khí) ở nơi cao nhất - núi Nùng (nay vẫn đang được dò tìm, có thể suy đoán ở vị trí chính tâm Hoàng Thành chăng?).

Với vượng khí Thăng Long, nhà Lý làm chủ xã tắc 216 năm, trải 9 triều (vị) vua; nhà Trần 175 năm, với 12 triều (vị) vua; nhà Lê được 11 triều (vị) vua (1428-1527) thì bị gián đoạn bởi nhà Mạc (1527-1592), nếu cộng cả thời Lê trung hưng, sau đó là Lê mạt (chỉ có hư vị, thực quyền trong tay các chúa Trịnh) thì được 356 năm, 26 triều (vị) vua.
 
Ðầu thời Nguyễn, tên đất Thăng Long chưa đổi hẳn, nhưng chữ "Long" nghĩa là "Rồng" thay bằng chữ "Long" nghĩa là "thịnh", và  những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau thời quân nước ngoài phá phách cùng cơn binh lửa Hoàng Ðế Quang Trung đuổi chúng về nước, lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển hầu hết  vào Phú Xuân để xây cất tân đô Huế.  Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ, xây thành mới gọi là Trấn Bắc thành, quy mô nhỏ hơn nhiều và theo  kiểu vô-băng (vauban) của Pháp. Các nhà sử học đối chiếu thành Nguyễn với  Hoàng Thành ngày trước, thấy rằng, thế phong thủy của thành Nguyễn đã biến dịch  khi trục chính đạo của nó  lệch đi 3 độ về hướng tây bắc so với Hoàng Thành.
Phong thủy học cũng lưu ý rằng, thế đất đế đô bao giờ cũng kén bậc quân vương có Ðức Sáng, "trên theo lẽ trời" (tức là am hiểu, để biến cải thích ứng chính sách trị quốc, cả luật biến thiên của trời đất lẫn lẽ thịnh suy của thời cuộc), "dưới thuận lòng người" (tức là yêu nước, thương dân, biết giữ gìn bờ cõi, chăm sóc sức dân nên được dân theo). Diễn đạt rõ hơn, thì có thể nói trong lẽ thịnh suy xoay vần muôn thuở, phong thủy gồm cả ba ngôi tam tài "Thiên-Ðịa-Nhân" trong tương tác, biến thiên theo quy luật ("lẽ trời") nằm ngoài ý muốn con người. Có "Thiên thời"- thời vận, thời cơ; có "Ðịa lợi"-lợi thế địa lý, sông núi, tài nguyên; nhưng phải có nhiều "Nhân kiệt" hết lòng vì dân vì nước mà chèo lái cơ đồ, và "Nhân hòa"- thuận lòng dân cả nước, thì nghiệp lớn mới thành, cơ đồ mới vững, hưng vượng mới bền lâu.

Lại nữa, các triều đại xưa dù thời thịnh hay thời suy đều  kiêng kị không dám phạm vào phong thủy, không dám làm hư tổn long mạch Thăng Long, tránh làm phương hại hay biến dị núi non, làm úng ngập phố xá, hay làm ô uế, nghẽn tắc các dòng sông lạch muôn đời chuyển vận khí từ thượng nguồn về làm vượng khí đất này. Thắng địa Thăng Long - Hà Nội, với linh khí và tinh khí của núi sông và từ lịch sử oai hùng nghìn năm tàng ẩn, biết gìn giữ và bồi đắp, thì có thể muôn đời hưng vượng.
Nguồn tin: Theo Báo Nhân Dân
[/i]
Đây là thế đất của kinh đô dưới góc nhìn người hiểu biết sâu về thuật Phong thuỷ.

Riêng tôi, tôi thấy Hà Nội có vị trí đẹp, là trung tâm vùng Bắc bộ (tương đương cương vực thời nhà Lý). Không hiểu Hà Nội mở rông như ngày nay có cái thế đó nữa không chưa thấy ai phân tích?

Nhưng Phong Thuỷ tốt giúp giảm được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Sự vận dụng Phong Thuỷ là phải biết kết hợp giữa số mệnh của chủ nhân, góp phần cải biến vận mệnh chứ không tự tạo ra vận mệnh của lãnh đạo và quốc gia...Nhưng lại có câu “Nhất phận, nhì duyên, tam phong thổ, tứ tích âm công, ngũ độc thư” và điều cần là “Tiên tích đức hậu tầm long”. Do vậy, muốn thành công viên mãn một sự việc nào, cần đủ ba điều thiết yếu: thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Lịch sử đã minh chứng điều đó.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 04:55:55 pm »

Thiên đô thì thuận đạo trời, hợp lòng người và cũng đúng nhu cầu mở mang phát triển, phù hợp khả năng triều đình. Nhưng dời đô ra sao và đưa cả Hoàng triều đi từ Hoa Lư ra Đại La cách đây 1000 năm phải đâu chuyện dễ. Bài viết sau đây trên Báo Bắc Ninh chắc cũng chỉ là một trong những cách lý giải:

Nhà Lý dời đô bằng đường nào ?


Ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỉ Dậu vua Lê Ngọa Triều qua đời trong tẩm điện ở kinh đô Hoa Lư. Ngày Quý Sửu quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

Tháng 2 năm sau (Canh Tuất) nhà vua về thăm châu Cổ Pháp. Chuyến đi này nhà vua còn có chủ ý tìm đất đặt đô. Vùng đất phía Bắc Sông Hồng thời ấy đã từng có các cố đô Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên. Thành Cổ Loa vẫn còn dấu vết. Thành Luy Lâu mới bỏ từ cuối thời Đường nên còn vững dễ khôi phục. Nhưng nhà vua đã chọn thành Đại La do Cao Vương khởi xây thời Đường để dễ bề phòng thủ khi nước lớn phương Bắc sang xâm chiếm.

Trở về kinh đô Hoa Lư nhà vua nghị bàn việc dời đô.


Chí lớn của vua Lý Thái Tổ đã được triều thần đồng lòng hưởng ứng: Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu có nhiều người, việc lợi như thế ai không dám theo.

Tháng 7 năm Canh Tuất nhà Lý bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Nghĩa là từ việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Việc chọn phương thức di chuyển cũng đã được tính đến. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ. Và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.

Từ thời vua Lê Đại Hành đã phát triển đội thuyền. Khi tiếp sứ thần nhà Tống nhà vua đã sai bày thuỷ quân và chiến cụ để khoe sự mạnh giàu. Năm Thái Bình thứ 7 (976) đã có việc buôn bán với nước ngoài bằng thuyền. Như vậy nhà Lý dời đô cũng cần đưa đội thuyền đi theo. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (Hoa Lư), cách kinh đô cũ không xa, nơi có đền vua Đinh vua Lê. Đây là hồ nước lớn, núi Ghềnh Tháp bao bọc kín đáo, dùng làm nơi luyện thuỷ quân rất tốt. Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu Dền ở Hoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La. Khi vua Lý Thái Tổ vừa bước lên bờ thì trời rạng ánh rồng vàng nên Người đã thốt lên: Thăng Long! Thăng Long! Rồng vàng bay lên báo hiệu điềm lành cho đất nước sang trang sử mới.

Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển. Đến thời Trần, vua Trần Dụ Tông đã phải hi sinh nữ phi cho thần biển để cầu sóng yên khi đi đánh Chiêm Thành. Đi bằng đường sông đức vua còn có dịp ngắm nhìn giang sơn gấm vóc thanh bình của mình. Và chính vì đi bằng đường thuỷ mà thành Đại La đã được đổi tên là Thăng Long. Đến nay Thăng Long - Hà Nội đã sắp tròn nghìn năm tuổi mà vẫn đang càng ngày càng phát triển nhanh chóng xứng với tầm vóc trung tâm đất nước và thành phố vì hoà bình của nhân loại. Những nhận định làm cơ sở để dời đô của vua Lý Thái Tổ vẫn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong chiến lược dời đô của Người là lập kế lâu dài cho con cháu, cho thiên hạ.

Nguồn tin: Theo Báo Bắc Ninh

Xem ra việc tập trung các công sở (hợp nhất) của Hà Nội về một chỗ sau khi mở rộng Thủ đô còn chậm hơn các cụ ta xưa.
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 05:20:07 pm »


Ngoài các lý do dời đô được viết trong chiếu thì có lẽ 1 lý do khác là muốn tránh xa đất Hoa Lư nơi còn nhiều tình cảm của dân chúng với nhà Lê

Hì, em không ủng hộ lí do này lắm. Vua Đinh là người quê gốc ở Hoa Lư, nếu ngại chuyện dân chúng cảm tình với vua cũ thì có lẽ các vua triều tiền Lê đã rời đô sớm hơn. Lê Long Đĩnh lại là ông vua có nhiều "tai tiếng", nên sự ủng hộ trong dân chúng với nhà Tiền Lê chắc chắn có sự giảm sút. So sánh trường hợp nhà Đinh mất ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Đinh Toàn còn nhỏ nối ngôi, chưa có lỗi lầm gì, Lê Hoàn lên ngôi là do yêu cầu về người lãnh đạo kháng chiến chống Tống, thì rõ ràng trường hợp vua Đinh mất ngôi dễ gây "thương cảm" trong nhân dân ở Hoa Lư hơn.
Theo em, việc Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long, một là gần đất Cổ Pháp quê nhà, hai là để tiện khống chế toàn cục đất nước. Hoa Lư hiểm trở, dễ phòng thủ, nhưng cũng vì thế mà cách biệt với các vùng khác của đất nước, tạo điều kiện cho các thế lực địa phương âm mưu cát cứ, thời Lê Long Đĩnh cũng đã phải đi đánh dẹp khá nhiều. Từ thời Lý, với nhiều biện pháp, trong đó có vị thế trung tâm đất nước của kinh đô Thăng Long, thì nước ta đã bắt đầu xây dựng được một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền mạnh mẽ, vững chắc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 09:13:05 pm »

Từ Thăng Long đến Hà Nội

1. Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh-kinh đô Đại Việt:

Nhà Lý (1009 - 1225), chia cả nước ra thành 24 Lộ, (ngoài ra còn có Phủ, Châu) dưới trung ương. Khi đó vùng Đại La, chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia. 

Nhà Trần (1225 - 1400) chia các đơn vị hành chính dưới trung ương là: 9 Lộ, 4 Phủ, 7 Trấn. Đơn vị hành chính dưới Lộ, Phủ, Trấn: là Châu, dưới Châu là Huyện. Kinh thành vẫn đặt và giữ tên gọi Thăng Long. Năm 1230, Thăng Long được chia thành 61 phường, kinh thành đông đúc hơn dù địa giới không thay đổi.

Nhà Hồ (1400 - 1407) Kinh đô chuyển vào Thanh Hoá mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành Đông Đô. Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan (1407-1428), với hàm nghĩa kỳ thị kinh đô của nước ta, chỉ được ví là "cửa quan phía đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Cuối cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) Thái Tổ nhà Hậu Lê chia cả nước ban đầu thành 4 đạo, đến năm 1428 chia thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa). Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu và cấp cơ sở là xã. Năm 1430, kinh đô được đổi tên thành Đông Kinh,  để phân biệt với Tây Đô ở Thanh Hoá. Năm 1466 vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi trấn thành châu, đổi lộ thành phủ và gọi kinh đô là phủ Trung Đô, năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên.

Thời Lê Trung Hưng (1533-1789): xứ Đàng ngoài dưới quyền Chúa Trịnh (1545-1787) có 12 trấn và 5 phiên trấn. Trung Đô, là kinh đô của Triều Đình.

2. Bắc Thành, thủ phủ xứ Bắc Hà:

Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), nhà Tây Sơn trị vì Đại Việt với kinh đô mới ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành.

Vua Gia Long của triều Nguyễn (1802-1945) lên ngôi 1802 chia cả nước thành 23 trấn, 4 doanh (dinh), đặt kinh đô ở Phú Xuân., đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai kinh thành Thǎng Long cũ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là đơn vị ngang với trấn, tức trực thuộc Trung ương mà đại diện là Tổng trấn ở Bắc Thành. Năm 1805, Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng thành mới. Từ đây Thắng Long chấm dứt vai trò là kinh đô của nhà nước phong kiến Việt Nam. Kinh thành đã chuyển làm trấn thành nhưng vì tên Thǎng Long đã có từ lâu đời quen dùng trong nhân dân, nên Gia Long không tiện bỏ đi ngay mà đổi chữ "Long" (龍) là "Rồng" thành chữ "Long" (隆) là "thịnh vượng".

3. Danh xưng Hà Nội, kinh thành làm chức năng tỉnh lị:

Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, trực tiếp dưới cấp trung ương (triều đình). Dưới tỉnh là phủ, huyện. Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh (Bắc Kỳ thập tam tỉnh,), trong đó có Hà Nội (đứng đầu là Tổng đốc).

Hà Nội khi đó gồm thành Thăng Long,  huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây và ba phủ Ứng Hòa (gồm 4 huyện Sơn Minh (nay là ứng Hoà), Hoài An (nay là phía nam ứng Hoà và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ), Thanh Oai), Thường Tín (gồm Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên), Lý Nhân (gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân và Kim Bảng), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục) của trấn Sơn Nam. Thăng Long hạ xuống thành tỉnh lỵ Hà Nội. Riêng khu vực kinh thành Thăng Long cũ gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (tên mới của Quảng Đức) cùng huyện Từ Liêm lập thành phủ  Hoài Đức.
 
Như vậy tỉnh mới này  nằm trong 3 con sông Hông, sông Nhuệ và sông Đáy nên mang danh Hà Nội, có nghĩa là phía trong sông.

Cũng có người kể rằng, chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử (Thiên Lương Huệ Vương): "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ túc ư Hà Nội" (Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc Hà Đông về Hà Nội). Nhưng đó là trường hợp nǎm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, "tiểu ban đặt tên" mới lấy câu sách Mạnh Tử nói trên để đổi tỉnh Cầu Đơ ra tỉnh Hà Đông.

4. Thủ phủ của Bắc Kỳ và Đông Dương dưới thời thuộc Pháp:

Năm 1886, sau khi chiếm hoàn toàn Bắc kỳ, Pháp thành lập mới các tỉnh trên cơ sở tách các tỉnh cũ và chia các Đạo quan binh ra. Sau khi Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội. Ngày 26 tháng 12 năm 1896 tỉnh Hà Nội (phần còn lại) đến ngày 3 tháng 5 năm 1902 thì đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ chuyển tỉnh lỵ về Cầu Đơ (nay là quận Hà Đông). Đến 1890 phủ Lý Nhân của Hà Nội tách ra lập tỉnh Hà Nam.

 Ngày 17 tháng 10 năm 1887 Chính phủ Cộng hoà Pháp có Sắc lệnh lập Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise,東洋聯邦), đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) hoặc Đông Pháp, là thuộc địa dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á. Khi đó Khi đó Tonkin (Bắc kỳ): từ Ninh Bình ra bắc là xứ bảo hộ bởi Pháp (protectorat) do  Thống sứ (Résident supérieur) đứng đầu đóng ở Hà Nội. Hà Nội là nhượng địa và cũng là thủ phủ đóng đô của Toàn quyền (Gouverneur Général de l'Indochine française từ 1887 đến 1945) hay Cao ủy (từ 1945 đến 1954).

 5. Hà Nội, thủ đô của chính thể mới:

Sau khi giành chính quyền, theo Hiến pháp năm 1946: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã . Do đó, vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này vẫn còn thì còn có cấp Bộ. Cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và chia thành 65 tỉnh, riêng Bắc Bộ có 27 tỉnh, trong đó có Hà Nội và là thủ đô của Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau hiệp định Giơ ne vơ, theo Hiến pháp năm 1959, Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm: Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn. Theo đó, miền Bắc Việt Nam năm 1954 có 30 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng), 1 đặc khu (Hòn Gai) và khu vực Vĩnh Linh. Trong số các tỉnh, có tỉnh Hà Nội là thủ đô.

Sau khi thống nhất đất nước, theo Hiến pháp năm 1980, Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Theo đó, cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh (35 tỉnh và 3 thành phố): Bắc Bộ có 13 tỉnh và 2 thành phố, Trung Bộ có 10 tỉnh, Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố. Trong số đó Hà Nội là thủ đô và là thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau những lần thay đổi hành chính, điều chỉnh địa giới, đến năm 2008, hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội.

6. Hà Nội hào hoa:

Ngoài những tên gọi chính thức được ghi chép trong chính sử kể trân (Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội), còn có những tên "không chính quy" nhiều được sử dụng khá linh hoạt trong trong vǎn thơ, ca dao, khẩu ngữ..., như: Trường An (Tràng An), Phượng Thành (Phụng Thành), Long Biên,  Long Thành, Hà Thàn, Hoàng Diệu, Kẻ Chợ, Thượng Kinh, Kinh Kỳ.

Nay có người muốn lấy lại tên Thăng Long, nên chăng?

Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 06:13:03 pm »

Khi con người đã biết tới hôn nhân thì bất cứ ở chế độ nào vai trò của người phụ nữ cũng rất quan trọng. Càng quan trong hơn nếu họ là giai nhân bởi tuyệt sắc giai nhân càng hiếm và ảnh hưởng của họ lại càng tới nhiều người và là ở những người có vai trò quan trọng với tiến trình xã hội.

Người khởi đầu cho nhà Lý (李朝, 1009 - 1225) là Lý Công Uẩn. Lý Thái Tổ (李太祖; tên húy là Lý Công Uẩn 李公蘊; 974–1028) là người ở làng Cổ Pháp, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được quần thần nhà Lê (前黎氏,980 - 1009) suy tôn sau cái chết của Lê Long Đĩnh. Sau Lý Thái Tổ là Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054--1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210), và Lý Huệ Tông (1210-1224) chấm dứt khi vua nữ Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (太宗陳煚, 1225-1258) vào năm 1225, mở ra triều Trần (陳朝,1225 - 1400).

Nhà Lý là triều đại nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt,  tháng 10 năm 1054), sửa sang chính sự, mở khoa thi đầu tiên (02/1075), đánh tan quân Tống (1076), đòi đất nhà Tống lấn, giao hảo tốt với các nước, được vua Tống chính thức phong Vương ( An Nam Quốc vương cho Lý Anh Tông vào năm 1164) thu phục được các tù trưởng thiểu số, thực hiện bước Nam tiến đầu tiên (1069) …Chính vì vậy, nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt vững vàng trước ý đồ bành trướng của Bắc triều và sự tráo trở của người Chiêm.

Trong 216 năm cai quản Đại Việt, ngoài những đấng minh quân sáng lập, củng cố và phát triển Vương triều, thời đại này cũng có sự đóng góp của các nhân vật có nhiều công lao và tài năng như Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh...Đặc biệt đây cũng là triều đại mà trong quá trình tồn tại, phát triển, suy tàn có sự đóng góp không nhỏ của những tuyệt sắc giai nhân, họ là các bậc “mẫu nghi thiên hạ”, các Công chúa “lá ngọc cành vàng”.

Thời phong kiến Vua là Thiên tử có quyền tối thượng nên chuyện phòng the, hậu cung của Vua cũng khác thảo dân và vợ, mẹ, bà, họ hàng bên ngoại Vua, con trai, con gái, anh em Vua có danh xưng tôn quý khác người thường.

 Hoàng hậu là vợ chính của Vua còn vợ thứ gọi là Hoàng phi khi con lên ngôi trở thành Thái hậu hay Hoàng Thái hậu, còn bà nội Vua được suy tôn là Thái Hoàng Thái hậu còn vợ Thái tử được gọi là Hoàng Thái tử phi. Hoàng Thái hậu nhiều khi còn được gọi dưới danh xưng Quốc mẫu. Trường hợp Hoàng hậu không con trai hoặc không được yêu quý nhiều thì người vợ chính là Nguyên phi và khi con trai người này lên ngôi thì Nguyên phi được tôn xưng là Hoàng Thái phi. Ngoài ra Vua còn có nhiều phi tần, nàng hầu mà mỗi thời gọi, phân hạng khác nhau.

Mẹ Vua, vợ các Vua đã băng hà được ở trong cung Diên Thọ (kéo dài tuổi thọ); mẹ, vợ các Vua tại vị ở cung Trường Sinh còn Hoàng Quý phi ở cung Khôn Thái gần nơi Vua ở. Ba cung này hợp thành Tam cung, phối đủ âm dương, trời đất.

Khi Vua lên ngôi, bố vợ Vua được gọi là Quốc trượng, được tặng Quận công, vợ là Quận Phu nhân và họ hàng vợ Vua được gọi là Quốc thích.

Trong hoàn cảnh đó, khi con gái Vua đi lấy chồng (chữ gọi là Hạ giá) có quan tước Công, tước Hầu làm chủ hôn nên được gọi là Công chủ hay Công chúa. Còn chị em Vua khi đó gọi là Trưởng Công chúa và cô Vua được tôn là Đại trưởng Công chúa hay Thái Trưởng Công chúa. Còn con gái các quan trong tôn thất có tước Vương, con gái Chúa Trịnh được gọi là Quận chúa.

Phò mã nguyên là chức quan cưỡi ngựa theo hầu bên cạnh Vua, về sau được dùng để chỉ chồng của Công chúa còn chồng Quận chúa gọi là Quận mã.

Thời nhà Lý có là những bà Hoàng, bà Phi giúp chồng làm nên nghiệp lớn (Nguyên phi Ỷ Lan), giúp cha nắm chặt đảm bảo được sự trung thành của các tù trưởng nơi phiên trấn (các Công chúa) nhưng cũng người để lại vết nhơ cho Vương triều (Cảm Thánh phu nhân Lê Thị) bởi thói dâm tình hay là cầu nối để vương quyền về tay họ khác (Hoàng hậu Trần Thị Dung) hoặc lên đến ngôi tuyệt đỉnh - Nữ Hoàng, để từ đó chấm dứt 216 năm của Vương triều (Lý Chiêu Hoàng Phật Kim). Công tội của họ, chuyện tình của các bậc tuyệt sắc giai nhân này với các đấng quân vương, với những thủ lĩnh tài ba đầy những tình tiết đẹp đẽ, bi hùng.
Chính sử thì chép qua loa, dã sử thì cũng ít và tản mát, chuyện về các “bóng hồng” này đến nay cũng rất thưa bóng. Qua những cuốn chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, qua các trang trên Internet, qua cuốn “Chuyện tình Vua Chúa Hoàng tộc Việt Nam” tôi tìm thấy nhiều chuyện hay, nhiều chi tiết thú vị và cảm nhận được nhiều bài học lý thú. Thiết nghĩ cũng nên chép lại.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 06:18:17 pm »

Một số Hậu và Phi nổi tiếng của Vương triều:
Tiếp nhận Vương quyền từ nhà Tiền Lê, trong việc hậu cung, hai Vua đầu nhà Lý đều phong các bà vợ mình là Hoàng hậu mà không nêu cụ thể ai thực sự là chính thê, các đời sau phong cả Phi, Ngự nữ.

1. Khi lên ngôi, năm 1010 Lý Thái Tổ lập 6 Hoàng hậu trong đó nổi bật là Lập Giáo Hoàng hậu, sinh ra Thái tử Phật Mã có quy chế xe ngựa, y phục khác. đến năm 1016 lập lại 3 Hoàng hậu là: Tá Quốc, Lập Nguyên và Lập Giáo. Thái Tổ sinh hạ được 13 Công chúa.

2. Lý Thái Tôn Phật Mã (1028-1054) tôn mẹ là Lê thị (Lập Giáo Hoàng hậu) làm Linh Hiển Thái hậu và năm 1028 lập Kim Thiên Mai Thị (mẹ Lý Nhật Tông) và 6 vị khác làm Hoàng hậu. Đặc biệt năm 1035 lập nàng hầu làm Hoàng hậu Thiên Cảm sau lại lập Đào Thị (vốn giỏi nghề ca hát) làm Phi. Vua sinh 2 Hoàng tử và nhiều Công chúa, trong đó trưởng nữ là An Quốc Công chúa. Trong thời Lý Thái Tôn, một người con gái nước Chiêm là Mỵ Ê được ông phong là Hiệp Chính Hựu Thiện Phu nhân. Bà chính là phi của Sạ Đẩu bị bắt khi kinh thành Phật Thệ của Chiêm thất thủ (1044) khi được Thái Tôn vời đã lao xuống sông để giữ lòng trinh.

3. Lý Thánh Tông Nhật Tôn (1054-1072) lập Dương thị làm Hoàng hậu Thượng Dương (không con trai, sinh hạ Công chúa: Từ Thục, Từ Huy), Ỷ Lan Lê Thị Khiết là Nguyên phi, Dương Thị Quang là Thứ phi (mẹ Công chúa Động Thiên, Khâm Thánh). Trong đó nổi bật Nguyên Phi Ỷ Lan mà sử sách hay nhắc đến.

 Bà này người làng Thổ Lỗi nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội được Nhật Tôn cảm yêu khi nghe tiếng hát vào năm 1063 phong làm Ỷ Lan (cô gái tựa gốc Lan) phu nhân. Hai năm sau Ỷ Lan đậu thai (truyền rằng do Chi hậu Nội nhân Nguyễn Bông dùng thuật “đầu thai thác hoá” học được từ sư thầy mà ra) và sinh hạ Hoàng năm vào năm 1066 (khi Vua đã 43 tuổi). Ấu tử Càn Đức lập tức được lập làm Hoàng Thái tử và mẹ nâng thnàh Thần phi. Hai năm sau Ỷ Lan sinh tiếp 1 Hoàng tử nữa (Minh Nhân Vương) rồi năm sau sinh tiếp Sùng Hiến Hầu. Ỷ Lan góp nhiều kế trị nước an dân cho Vua nên được Lê Thánh Tông yêu và từng được Vua giao chấp chính khi Thánh Tông cầm quân đi đánh Chiêm Thành (Ất Dậu, 1069). Tháng Giêng Nhâm Tý (1072) Thánh Tông băng, Càn Đức nối ngôi, Ỷ Lan Nguyên phi được tôn làm Hoàng Thái phi, Thượng Dương Hoàng hậu tôn làm Hoàng Thái hậu cùng buông rèm nghe chính sự. Năm 1073, vua nghe lời mẹ đẻ đã bắt giam, sau đó bức tử Dương Thái hậu và 76 thị nữ bởi lòng ganh ghét và lòng đó kị trả thù thời gian 4 tháng bị Thượng Dương và Lý Đạo Thành gạt ra khỏi guồng máy quyền lực. Bà có công trong việc cho các công thần trên 80 tuổi được chống gậy ngồi ghế khi lâm triều; mở khoa thi “Minh kinh bác học”, “Nho học tam trường” (1075); huy động nhân tài, vật lực cho công cuộc “Kháng Tống, Bình Chiêm”; đắp đê sông Như Nguyệt (1077); sửa đê La Thành (1078). Nhưng bà đã bất nhẫn trong vụ giết hại Hoàng hậu Thượng Dương và 76 cung nhân năm 1073. Sau đó chắc do hối hận sự tàn bạo của mình, Ỷ Lan đã cho trai giới cầu tự (1102); xuất tiền chuộc những người con gái bị gia đình bán độ để gả cho người goá vợ (1103); để Thánh Tông lập 3 Hoàng hậu, 36 cung nhân; dựng chùa cầu Phật. Không hiểu hiệu quả ra sao nhưng vào năm Bính Thân 1116, Phu nhân họ Đỗ của Sùng Hiến hầu (một người con khác của Ỷ Lan) sinh con trai (Dương Hoán) được Thánh Tông lập làm Hoàng Thái tử. Ngày 25/7 Đinh Dậu (1117) Ỷ Lan băng được hoả táng và chôn theo 3 thị nữ.

4. Lý Nhân Tông Càn Đức (1072-1128) nối nghiệp, lập 3 Hoàng hậu (Lan Anh, Khâm Thiên, Chấn Bảo) và 36 cung nhân nhưng không có con. Có thuyết nói kiếp trước ông là hoạn quan (chuyện Nguyễn Bông) hay bởi tại quả báo của cái ghen chết người năm 1073. Lại có chuyện rằng, Kiến Hải vương Lý Dương Côn, tước đô đốc thủy quân, con nuôi của vua Lý Nhân Tông, khi vua băng, triều thần muốn đưa Lý Dương Côn lên làm vua nhưng không được. Do vậy năm 1150, Lý Dương Côn mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly, khởi lập dòng họ Lý Tinh thiện. Hậu duệ đời thứ 6 của Lý Dương Côn là tướng quân Lý Nghĩa Mẫn (Lee Ui Min), một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao Ly dưới triều vua Uijiong, kế đó theo phò tướng Jeong Jung-bu, sau này giữ chức tể tướng suốt 14 năm. Tiếc là một cuộc binh biến trong triều đã hạ sát Lý Nghĩa Mẫn cùng các con trai, chỉ còn một người anh bà con trốn thoát. Từ đó dòng họ Lý Tinh thiện phát triển không mạnh mẽ dù hậu duệ vẫn còn đến hôm nay (như giáo sư Lý Gia Trung ở Đại học Seoul). Công lao của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn từng được phản ánh trong một bộ phim truyền hình nhiều tập thể loại dã sử do Đài truyền hình KBS phát sóng cuối năm 2002, trong đó đề cập cụ thể Lý Nghĩa Mẫn có dòng dõi từ vua nhà Lý ở An Nam.

5. Lý Thần Tông Dương Hoán (1128-1138) nối nghiệp Vua bác và ông này lập con gái Lê Bá Thiên làm Hoàng hậu Lê Thiên và có 5 phu nhân: Lý Thị, Minh Bảo, Cảm Thánh Lê Thị (mẹ Thái tử Thiên Tộ), Nhật Phong, Phụng Thánh; sinh hạ Thái tử Thiên Tộ, Hoàn tử Minh Đạo Vương; Công chúa Thuỵ Thiên, Thuỵ Minh…Thần Tông là ông Vua từng cho phép vợ mình về thăm nhà (1128); ban chiếu: Con gái các quan chỉ được lấy chồng khi việc chọn vào hậu cung bị loại ra (1130), cấm gia nô hoàng thân quốc thích lấy con gái các quan chức đô và của nhân dân (1131).

6. Lý Anh Tông Thiên Tộ (1138-1175) lập Đỗ Thị làm Phu nhân (sinh ra Long Trát Thái tử) và có lẽ là Hoàng đế đầu tiên lấy vợ ngoại quốc: Con gái vua Chiêm Chế Bilabut. Vua có bảy người con là Long Xưởng, Long Minh, Long Đức, Long Hòa, Long Ích, Long Trát và Long Tường. Trong số đó, hoàng tử Lý Long Tường , con trai thứ của Lý Anh Tông, để tránh hoạ tru di, vào năm 1226 cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Cao Ly tức Korea, lập ra dòng họ Lý Hoa Sơn. Tại đây, ông lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông được phong Bạch mã tướng quân, cấp Thái ấp tại Hoa Sơn, cho dựng Thụ hàng môn và khắc Thụ hàng môn bi kí. Tám trăm năm sau, hậu duệ đời thứ 31 của Hoàng tử này là ông Lý Xương Căn đã về Việt Nam thăm lại đất Tổ.

Đây là triều đại đã để lại vết nhơ: Bởi Anh Tông còn nhỏ (3 tuổi) nên Thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính nhưng Thái hậu lại tư thông với đại thần Đỗ Anh Vũ. Vì vậy Anh Vũ lộng quyền, triều thần căm giận tìm cách trừ khử nhưng lộ mưu Đỗ Anh Vũ đã giết họ. May nhờ các tôi trung tài giỏi như Tô Hiến Thành nên nước được giữ yên và khi Anh Tông khôn lớn càng chăm lo kiến quốc, giữ vứng biên cương. Dù sao bậc “Mẫu nghi thiên hạ” lại tư thông với gian nịnh, hại trung thần đã là dấu hiệu báo trước sự suy vi của Vương triều.

7. Lý Cao Tông Long Trát (1176-1240) được nối ngôi không nằm trong ý muốn của Chiêu Linh Thái hậu lại ham mê săn bắn, không lo triều chính nên Vương triều đã suy vi rõ. Ông này lập An Toàn Hoàng hậu lại lấy Đàm Thị làm phi. Đàm thị là mẹ của Thái tử Long Sảm và Hoàng tử Long Thầm. Đây là triều đại đã xẩy ra loạn Qúach Bốc (1209) buộc Vua chạy lên Tam Nông còn Thái tử về Lưu Gia ở miền biển Thái Bình. Họ Trần họp hương binh đánh về Thăng Long, rước Thái tử về triều, trừng trị phản loạn, đón Cao Tông về triều. Thấy Trần Thị Lý đẹp, Thái tử Sảm lấy làm vợ. Và cuộc hôn nhân Lý-Trần này là bước ngoặt để họ Trần thay thế họ Lý làm chủ Đại Việt.

8. Lý Huệ Tông Long Sảm (1211-1224) thay cha kế nghiệp đã lập người vợ yêu sắc nước hương trời thuộc dòng họ Trần ở Lưu Gia làm Nguyên phi mặc dù không được Đàm Thái hậu ủng hộ.

Mối tình giữa Long Sảm và Trần Thị Dung (con Trần Lý) ban đầu (1209) chỉ là mối  tình của Thái tử chạy loạn với cô gái vùng biển đẹp xinh. Nhưng Trần tộc sớm nhận ra yếu tố chính trị của mối tình này và Trần Thủ Độ đã nén tình riêng để mưu việc lớn. Song Huệ Tông vẫn chưa hẳn đã tin người họ Trần, nghi Trần Thị dung thông mưu làm phản nên đã từng giáng Nguyên phi xuống làm Ngự nữ (1213) đến 1216 sắc phong làm phu nhân Thuận Trinh. Vì quá yêu Trần Thị Dung nên Huệ Tông đã nhiều lần cứu vợ mình thoát chết trước những mưu toan của Thái hậu và có lần đã phải đem Trần Thị Dung đi trốn. Từ những biến cố đó, tình duyên của họ càng mặn nồng và em họ Hoàng hậu (được sắc phong cuối 1216) là Trần Thủ Độ, bộ óc của Trần tộc, được đưa lên giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nắm giữ toàn bộ binh quyền, quyết định mọi việc của Lý triều và “tình cũ không rủ cũng tới”, Hoàng hậu xinh đẹp, trẻ trung cùng vị tướng đầy quyền uy, mạnh khoẻ đã có những việc làm ngoài lẽ quân thần. Trong khi đó vua chỉ sinh được 2 gái Thuận Thiên (sinh 1216) và Chiêu Thánh (sinh 1218). Công chúa lớn được gả cho Phụng Kiền Vương Trần Liễu. Vua ngày càng rượu chè, bỏ bê chính sự, chỉ nắm hư quyền. Tháng 10 Bính Thân Trần Hoàng hậu cùng quan Thái sư họ Trần ép Vua nhường ngôi cho Chiêu Thánh Công chúa, không nhường ngôi cho các cháu trai của Lý tộc và vào chùa Chân Giáo đi tu. Sau Huệ Tông tự tử mất tại đó. Khi đó Trần Tự Khánh (người Trần Thủ Độ kiêng dè nhất) cũng đã mất, đôi Trần Thị Dung-Trần Thủ Độ không còn kiêng dè gì nữa và thao túng toàn bộ Lý triều. Cuối 1225 Trần Thị Dung thấy Trần Cảnh là cháu ruột (con Trần Thừa - anh của Dung) nhà Lý đã hết vượng khí, quân Nguyên lại lăm le cõi bờ nên đã thông mưu cùng người tình Thái sư Trần Thủ Độ dàn cảnh để CLý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Khi nhà Lý mất ngôi, triều Trần nắm quyền thì tân triều đã tổ chức hôn lễ cho 2 chị em họ. Sau đó Trần Thị Dung được phong là Linh từ Quốc mẫu và bà đã có công không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất (1257). Đối với nhà Trần, với đất nước bà có công song đối với nhà Lý và nền đạo đức phương Đông thì bà lại có tội. 

9. Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1225) là con gái thứ hai được vua cha, dưới sức ép của Thủ Độ lập làm Thái tử và  nhường ngôi khi mới 7 tuổi.

Do đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh, con anh trai Thái hậu là Trần Thừa khi đó 8 tuổi được đưa vào làm Chánh thủ (Đội trưởng Đội Hậu cần). Giữa Nữ hoàng và Chánh thủ có cảm tình và trong lúc vui đùa đã đụng chạm vào nhau. Nhân đó Thủ Độ loan báo Bệ hạ có chồng và ngày 21/10 Ất Dậu ban Chiếu nhường ngôi để nghi lễ trao Long bào cho chồng Vua là Trần Cảnh diễn ra ngày 11/12 năm đó. Nhà Lý qua 8 đời Vua chấm dứt ở vị Nữ hoàng nhỏ tuổi này (Vua thứ 9) và vương quyền về tay họ Trần. Lý Chiêu Hoàng trở thành Nữ hoàng duy nhất của nước ta, là người kết thúc triều Lý, mở ra triều Trần. Sau khi nhường ngôi, Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu Chiêu Thánh của triều Trần. Nhưng hơn 10 năm sau Chiêu Thánh vẫn không sinh nở, Thủ Độ sợ không người nối dõi nên vào năm 1237 lấy Thuận Thiên (chị Chiêu Thánh, vợ Trần Liễu tức chị dâu Trần Cảnh) làm Hoàng hậu Thuận Thiên, giáng Chiêu Thánh xuống làm Công chúa. Trần Thái Tông muốn chống lại việc vô luân đó cũng không được, Chiêu Thánh uất ức ẩn trong cung sâu.
20 năm sau, vào năm Mậu Ngọ 1258, khi ban thưởng sau chiến thắng quân Nguyên Mông, Thái Tông đã cho Lê Phụ Trần (tức Lê Tần, từng cứu Trần Thái Tông thoát hiểm trong trận Bình Lệ, 1257 thuộc dòng dõi Lê Hoàn) làm Ngự sử đại phu và gả Công chúa Chiêu Thánh cho ông này. Làm vợ tướng quân Lê Tần, Chiêu Thánh sinh được Lê Tông và Ngọc Khuê. Lê Tông sau được phong Thượng Vị hầu, Ngọc Khuê được ban Ứng Thuỵ Công chúa. Còn con người vợ trước của Lê Tần do lập công lớn đã được ban Quốc tính chính là dũng tướng Trần Bình Trọng. Chiêu Thánh thọ 60 tuổi, mất Bính Dần 1278 trong niềm yêu thương của chồng và con.

Việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng đã gợi cho Trần Thủ Độ một bài học và từ đó nẩy ra cái lệ: Vua quan nhà Trần chỉ lấy người nội tộc và thói loạn luân gây hậu quả từ đó mà ra. Nhưng dù muốn hay không sau đó 175 năm nhà Trần vẫn phải dẫm lại bước chân nhà Lý là mất ngôi về tay họ ngoại, họ Hồ.
Như vậy Chiêu Thánh đáng thương hơn đáng trách và bà có công chứ chẳng có tội gì với cả đất nước, hay 2 triều Lý-Trần. Việc Đình Đô chỉ thờ Bài vị 8 Vua nam xem ra chưa mấy công bằng.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 06:22:29 pm »

Những Công chúa  đem thân  Lá ngọc cành vàng rời lầu son gác tía ra nơi biên cảnh phục vụ chính sách nhu viễn của Vương triều:
Cho đến khi họ Lý nắm quyền thì triều đình phong kiến Việt Nam cũng mới chỉ nắm chặt vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ ngày nay. Còn vùng núi phía bắc xa xôi, tại các châu, động, do điều kiện địa lý và giao thông nên các triều đình phong kiến chưa thực sự đặt được bộ máy cai quản theo đúng nghĩa tại vùng này. Đây là vùng do các tù trưởng người địa phương cai quản, nắm giữ theo chế độ kimi từ đời Đường. Những thổ hào vùng này chịu nộp thuế cho các thế lực nào mạnh hơn và nó là trái độn giữa Đại Việt, Đại Lý, và các triều đại Trung Hoa.

Để nắm giữ và tăng cường ảnh hưởng, ràng buộc, liên kết giữa chính quyền trung ương với các châu mục, thổ ty các địa phương miền núi , nhà Lý áp dụng chính sách nhu viễn và đưa con của mình làm vợ những người này.

1.Vào thế kỷ XI, ở biên giới đông bắc nước Đại Việt có vùng đất tên là Lạng Châu (phía bắc tỉnh Bắc Giang và phía nam Ải Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn nay). Ở đó có Động Giáp mà chúa Động là Giáp Thừa Quý cai quản một bộ lạc dân tộc lớn. Giáp Thừa Quý được vua Lý Thái Tổ gả con gái (chưa tra được tên), trở thành Phò mã của triều đình. Từ đây, ông đổi tên họ Giáp thành họ Thân và lấy tên là Thân Thừa Quý. Đây chính là việc đầu tiên thành lệ các vua nhà Lý gả Công chúa cho dòng hok Thân tù trưởng vùng này.

2. Tiếp theo chính sử có chép chuyện Công chúa Bình Dương, con gái của Lý Thái Tông vào năm 1029 được gả cho Châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái. Năm 1059, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ một số dân vùng châu Lạng sang Tống, Phò mã Thân Thiệu Thái đưa quân lên vùng biên giới đòi nhà Tống trả lại dân. Tướng Tống ở Ung Châu là Tống Sĩ Nghiêu đem quân đánh sang châu Lạng, bị quân ta do Thân Thiệu Thái chỉ huy đánh cho đại bại và  cùng với các cánh quân khác, Thân Thiệu Thái rầm rộ tiến quân lên Ung Châu, bắt sống tại trận viên chỉ huy quân Tống là Dương Bảo Tài và nhiều quân giặc, trâu, ngựa...Triều đình Tống yếu thế, viện cớ rằng những cuộc xung đột ở biên giới là do các tướng Tống ở biên giới gây ra và phải xin thương lượng với ta. Từ đây dòng họ Thân xứ Lạng nối đời thế tập nắm giữ biên cương xây dựng vùng này trở thành “phên dậu quốc gia” đi đầu trong việc cảnh báo, ngăn chặn các thế lực bành trướng từ Bắc quốc tràn sang.

3. Sau đó người em là Công chúa Kim Thành được gả cho Châu mục châu Phong là Lê Thuận Tông vào năm 1036. Cùng năm gả tiếp Công chúa Trường Ninh cho Châu mục Thượng Oai là Thiện Lãm. Đây là những châu lớn, lắm tiền nhiều người và là áo giáp che chắn cho Kinh thành.

4. Năm 1066, con của Thân Thiệu Thái là Thân Cảnh Phúc được vua Lý Thánh Tông gả con gái là Công chúa Thiện Thành. Đây là vị phò mã thứ 3 của tộc Thân thời 3 vị Vua đầu triều đại nhà Lý. Mối quan hệ hôn nhân giữa các vị đậu mục Thân tộc nói trên với các công chúa  nhà Lý đã góp phần quan trọng giúp đất nước ta, từ Ải Nam Quan đến thung lũng sông Lục Nam, củng cố biên giới chiến thắng quân Tống xâm lược và giữ yên bờ cõi. Sử Tống triều chép rằng nhiều lần họ Thân kéo quân đánh sang đất Tống để đuổi bắt bọn người chạy trốn sang nước ngoài, đánh bại quan quân nhà Tống giữ người không trả.Phò mã Thân Cảnh Phúc, vào đầu năm 1077 đã lãnh đạo quân dân Châu Lạng chiến đấu kiên cường và đầy mưu trí làm tiêu hao sinh lực địch rất nhiều khiến quân Tống phải gọi là “Thiên thần động Giáp”. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi của nhà Lý ghi một chiến công hào hùng cho lịch sử dân tộc. Thân Cảnh Phúc đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến như một vị tướng của quê hương.

5. Đến đời Lý Nhân Tông, vào năm 1082 ông đã đem em mình là Công chúa Khâm Thánh gả cho Châu mục Vị Long là Hà Di Khánh.

6. Năm 1127 Lý Thần Tông gả em mình là Công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh Phủ Phú Lương là Dương Tự Minh và 17 năm sau Lý Anh Tông lại gả tiếp cô mình là Thiều Dung cho thủ lĩnh vùng núi phía Bắc kinh thnàh và gia phong ông làm Phò mã Lang. Chính Dương Tự Minh có công lớn giữ yên vùng phía Bắc Thắng Long, được nhân dân suy tôn “Thủ lĩnh áo chám”.

7. Cũng Lý Anh Tông, năm 1148 gả Công chúa Thuỵ Thiên về Châu Lạng.

Trên đây là một số Công chúa triều Lý được gả cho các thủ lĩnh vùng biên viễn, vùng áo giáp để che chắn cho kinh thành. Nhưng khi cần thiết thì vua, con trai vua hay các quan cũng có thể đánh dẹp để đảm bảo khối thống nhất của đất nước. Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có rất nhiều đoạn nói về việc đánh dẹp của các vua đối với các châu (Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn Châu, châu Hoan v.v). Đỉnh cao là đánh dẹp cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên (1039-1053).

8. Hai Công chúa cuối cùng của Lý triều được gả cho người họ Trần và đó là cái cầu bắc để vương quyền về tay họ khác, bước đệm để hào khí Đông A toả sáng.

Chuyện những “Lá Ngọc cành Vàng” của triều Lý được gả về cho các tù trưởng, các dòng họ có thế lực ở những vùng xung yếu quốc gia đã góp phần củng cố vương quyền, giữ yên xã tắc, đưa đất nước thịnh trị đi lên. Việc làm này không mới với sử Hoa nhưng trong sử Việt, đặc biệt là chính sử thì ghi chép rất mờ nhạt.

 Nếu viết thành truyện chắc lâm ly, hấo dẫn chẳng kém chuyện Tầu. Nhưng ai làm?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 10:18:49 pm gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 10:17:37 pm »


6. Năm 1127 Lý Thần Tông gả em mình là Công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh Phủ Phú Lương là Dương Tự Minh và 17 năm sau Lý Anh Tông lại gả tiếp cô mình là Thiều Dung cho thủ lĩnh vùng núi phía Bắc kinh thnàh và gia phong ông làm Phò mã Lang. Chính Dương Tự Minh có công lớn giữ yên vùng phía Bắc Thắng Long, được nhân dân suy tôn “Thủ lĩnh áo chám”.


Như vậy Dương Tự Minh được lấy tới 2 Công chúa và theo lẽ thường phải là 2 lần Phò mã, vậy sẽ là chức gì? và trong lịch sử Việt Nam, thế giứoi có trường hợp tương tự nào không? (Dĩ nhiên không tính triều Trần bởi ở đó nội tộc lấy lẫn nhau)!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 07:42:06 pm »

Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước đó vua sai Viên ngoại lang Lý Khánh Thần và [30b] vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sứ Sơn, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đi đón con gái của Điện tiền chỉ huy sư Lý Sơn,…, sách lập con gái Sơn làm hoàng hậu Lê Thiên,…; thắng Sơn lên tước hầu…”

Ta biết rằng, thời phong kiến những người nắm giữ chức vụ cao đa phần là người hoàng tộc. Hơn nữa Thần Tông (1128-1138) là vua thứ 5 của triều Lý và khi đó họ Lý đã xác lập vương quyền được 118 năm (1128-1010) nên  rất có thể quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (cha Lê Thiên hoàng hậu) là người trong Lý tộc.

Nếu đúng vậy Triều Lý Thần Tông đã đặt tiền lệ cho việc các vua và quan đầu triều lấy vợ trong Hoàng tộc, tức tệ loạn luân cho triều Trần sau này!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM