Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:56:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78151 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:56:55 pm »

Diễn đàn chúng ta đã có trang riêng về thời đại Hùng Vương; về nhà Trần, nhà Nguyễn. Trong khi Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đang đến gần. Nói đến Thăng Long không thể không nói đến Lý Công Uẩn và nhà Lý.

Ngày 21/11/2009 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có Hội thảo khoa học 1000 năm Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long.

Tất nhiên đấy là diễn đàn của các nhà khoa học đầy kiến thức uyên thâm và uy tín. Nhưng với chúng ta, những người quan tâm đến Quân sử Việt Nam chả lẽ lại đứng ngoài. Và chưa chắc những phát biểu hùng hồn của các vị GSTS hay những nhà ngoai giao, hoạt động chính trị đáng kính trên diễn đàn đã thuyết phục được số đông quần chúng và những người như chúng ta lại không được tỏ bày?.

Xin phép Caytrevietnam cho mở diễn đàn này.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2009, 09:10:35 pm gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 06:03:32 pm »

Tôi xin trình bầy vài hiểu biết ít ỏi và nêu một số vướng mắc của mình qua những trang sách đã học thời phổ thông và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mong được cùng sẻ chia, thảo luận và chỉ giáo.

1. Người khởi đầu cho nhà Lý là Lý Công Uẩn. Lý Thái Tổ (李太祖; tên húy là Lý Công Uẩn 李公蘊; 974–1028) là người ở làng Cổ Pháp, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Nhưng thân phận của Lý Công Uẩn thấy nặng về giai thoại, đượm mầu Phật giáo không hiểu cuộc Hội thảo này kết luận đựoc chưa?

2. Năm 1010, khi vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn 35 tuổi đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ được lực lượng của quan Chi hậu Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) ông cho rời đô về thành Đại La. Đánh giá về lý do và dữ liệu lịch sử việc này ?

3. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Việc chọn nơi đây làm kinh đo có ảnh hưởng bởi những người trước đó (có Cao Biền) đã chọn hay không? Việc đặt tên?

4. Ý nghĩa về việc làm của vị vua khai sáng Vương triều này trong việc chăm lo đến đạo Phật, sửa sang chính sự, đặt nền tảng cho nhiều chính sách mới.

5. Vai trò của Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054--1072) có nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi), sửa sang chính sự, mở khoa thi đầu tiên (02/1075), đánh tan quân Tống (1076), đòi đất nhà Tống lấn, giao hảo tốt với các nước, được vua Tống chính thức phong Vương ( An Nam Quốc vương cho Lý Anh Tông vào năm 1164) thu phục được các tù trưởng thiểu số, thực hiện bước Nam tiến đầu tiên (1069) … Về cuộc chiến Lý-Tống, dân gian có câu:

Nực cười châu chấu chống xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

6. Tác giả thực sự bài “Nam quốc sơn hà” thường được coi là bảnTuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt.

7. Nguyên nhân suy tàn của Vương triều. Lịch sử ghi nhận rằng: Lý Nhân Tông (1072-1127) là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm) nhưng người kế nghiệp là Lý Thần Tông (1128-1138) không con. Kết cục là nhà Lý bắt đầu suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210).

9. Nhà Lý chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Việc Trần Thủ Độ “Đảo chính cung đình” thành công để lại bài học gì cho nhậu thế?

10. Trong thời kỳ nhà Lý (216 năm) vai trò của Nguyên phi Ỷ Lan Lê Thị Yến (1044–1117), của tướng quân Lý Thường Kiệt (李常傑 tên thật là Ngô Tuấn, 1019–1105), các nhân vật có nhiều công lao và tài năng Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh...vẫn còn nhiều khoảng trống trong sử liệu mà tôi được đọc. Ỷ Lan công tội ra sao? Ngô Tuấn có phải là người được ban Quốc tính đầu tiên không? Vụ án “Lê Văn Thịnh hoá hổ”…

11. Chuyện Hoàng tử (Lý Long Tường) sang Cao Ly sinh sống, lập nhiều chiến công và lập ra dòng họ Lý Hàn Quốc ngày nay ?. Lý Long Tường là con thứ của vua Lý Anh Tông, em của vua Lý Cao Tông và là chú của vua Lý Huệ Tông hay do hiền phi Lê Mỹ Nga sinh vào năm Giáp Ngọ 1174 ? Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 quan hệ thế nào với Lý Long Tường và hậu duệ của 2 Vương tử này có liên hệ với nhau không?. Lý Thừa Vãn (이승만, Syngman Rhee, 1875-1965) từng là tổng thống Đại Hàn dân quốc có phải là hậu duệ của Hoàng tử triều Lý không?

12. Ngoài việc xây thành Thăng Long, nhà Lý vốn sùng đạo Phật nên đã cho xây dựng rất nhiều chùa tháp. Trong đó đáng kể là chùa Một Cột (tức Diên Hựu tự 延侑寺, xây năm 1049), chùa Sùng Khánh (崇慶寺,Lý Thánh Tông cho dựng 1056), Tư Thiên Bảo tháp (1057). Chính triều đại này đã đưa múa rối nước thành môn nghệ thuật duy trì tới nay. Từ đây tín ngưỡng Thần Ðồng Cổ (Thần Trống Ðồng) được triều đình chính thức áp dụng. Thần Hoàng Thổ thần cùng với Tam giáo, Phật Nho và Lão với Phật giáo ảnh hưởng chính. Tư tưởng này trải tới đới Trần. Ngoài ra còn những gì nữa?

13. Một thời đại oai hùng và bi thương như thế, với nhiều chiến công và còn lắm tồn nghi như vậy...chắc không thiếu đất để các nhà viết truyện, làm phim cày xới. Nhưng sao ta không thấy những bộ phim hoành tráng cỡ đàn em của TH nhỉ? Dự án phim Lý Thái Tổ rầm rộ một thời nay sao rồi?
Logged

linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 07:52:38 pm »

Bài viết của bạn menthuong đưa ra những cái rất hay , mình cũng có 1 số kiến thức ít ỏi :
Thân thế của Lý Thái Tổ thực ra đến bây giờ cũng còn rất nhiều tranh cãi , các sử gia cũng đưa ra rất nhiều ý kiến không giống nhau , mới đây BBC còn có 1 bài giả thuyết về thân thế của vua Lý Thái Tổ : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/11/091122_lyconguan.shtml
Còn việc vua Lý Thái Tổ lên ngôi thay vua Lê Ngọa Triều cũng hợp lý thôi , bởi nước ta lúc đó cũng cần 1 người tài để lãnh đạo , nhà Tống lúc đó đang trong giai đoạn thịnh vượng nhất lúc nào cũng nhăm nhe nước ta . Nhưng có lẽ cái cách ông lên ngôi cũng không được minh bạch cho lắm có rất nhiều sách sử chê trách ông về việc này như Đại Việt Sử ký tiền biên , Khâm Định Việt sử của thời Nguyễn :
Trích 1 đoạn Đại Việt Sử ký nhé :
Vạn Hạnh mới bảo Lý Công [32a] Uẩn rằng:
"Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một". Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn366 . Song từ ấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ.
.... Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn: "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì nữa?". Công Uẩn nói:" Tôi đã hiểu rỏ ý ông, không khác gì ý của Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào ?". Cam Mộc nói:" Thần Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!". Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo. Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng:" Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa [33b] bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?".
 Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử, lên ngôi Hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô "vạn tuế", vang dậy cả trong triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm đầu. Đốt giềng lưới, bãi ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết. Các quan dâng tôn hiệu là "Phụng Thiên Chí Lý ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Tri Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.

Thực ra Cao Biền là 1 nhà phù thủy và địa lý rất giỏi , khi sang nhận chức Tiết độ sứ cai quản nước ta ông ta đã cho đắp lại thành Đại La ( trước đó đã có rồi ) để yểm long mạch hơn nữa có lẽ ông ta nhận ra đây là vùng trung tâm của Châu Giao . Mình nghĩ vua Lý Thái Tổ có tầm nhìn rất lớn trong Đại Việt sử ký có đoạn :
Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: "Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại [2b] không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương377 , ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

.. Còn về bài thơ " Nam Quốc Sơn Hà " đa phần các cuốn sử đều chép đó là bài thơ của Lý Thường Kiệt nhưng cũng có các tác giả khẳng định bài thơ được sáng tác thời Tiền Lê và cũng được Lê Hoàn vận dụng, trong đó bài thơ có một vài chữ sai khác với văn bản mọi người thường biết. Trên thực tế,tư liệu để lại xác đáng hơn cả viết bài thơ này được Lê Hoàn sử dụng là sách Lĩnh Nam trích quái.

Nhà Lý rất sùng đạo Phật ngoài chùa Một Cột và các chùa khác nhà Lý còn xây dựng được 2 trong Tứ Đại Khí của nước ta 4 vật quốc bảo của nước ta thì 2 được xây dựng vào thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền , nhưng cũng có rất nhiều sử gia phê phán nhà Lý vì quá sùng bái đạo Phật :
Lê Văn Hưu nói: Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét màu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình [4a] cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?

Mệt quá bài viết của mình cũng hơi dài rồi mai viết tiếp có gì các bạn khác tiếp tục nhé !










« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2009, 10:43:43 pm gửi bởi linhtapsu » Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 12:19:55 am »

1. Người khởi đầu cho nhà Lý là Lý Công Uẩn. Lý Thái Tổ (李太祖; tên húy là Lý Công Uẩn 李公蘊; 974–1028) là người ở làng Cổ Pháp, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nhưng thân phận của Lý Công Uẩn thấy nặng về giai thoại, đượm mầu Phật giáo không hiểu cuộc Hội thảo này kết luận đựoc chưa?

Sử sách và giai thoại về vấn đề thân thế của ông vua này rất đa dạng, mờ ảo, nhất là vè người cha (nào là thần nhân, bạch hầu, người ăn mày, sư Vạn Hạnh, sư Khánh Văn...) thế nhưng trong ĐVSKTT có đoạn chép về tước hiệu của người cha này khi Lý Công Uẩn lên ngôi đã phong cho

Gốc gác, quê quán cũng vậy. Từ xưa ở bên Tàu đã đồn đại về quê gốc Mân của vua Lý nhưng có lẽ cái này 1 phần do ông Tiến sĩ họ Từ tung tin chăng? vì trước khi quân Việt do Lý Thường Kiệt kéo vào đất Tống, tiến sĩ bất mãn họ Từ đã tung nhiều tin, trong đó có tin do vua Lý vốn gốc người Mân nên ở nước Việt có nhiều người Mân được dùng làm quan

2. Năm 1010, khi vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn 35 tuổi đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ được lực lượng của quan Chi hậu Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Tháng 7, Thuận Thiên nguyên niên (1010) ông cho rời đô về thành Đại La. Đánh giá về lý do và dữ liệu lịch sử việc này ?

Lê Long Đĩnh mất vào năm 1009 chứ bác
Vụ tôn lên ngôi này thực ra là đảo chính cung đình do giới quân đội và tăng quan "cấu kết"  Grin. Cái chết của vua Lê cũng đầy mờ ám.

Ngoài các lý do dời đô được viết trong chiếu thì có lẽ 1 lý do khác là muốn tránh xa đất Hoa Lư nơi còn nhiều tình cảm của dân chúng với nhà Lê

3. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Việc chọn nơi đây làm kinh đo có ảnh hưởng bởi những người trước đó (có Cao Biền) đã chọn hay không? Việc đặt tên?

Việc chọn kinh đó về văn bản thì theo đất tốt của Cao Biền chọn, nhưng chắc là muốn gần quê hương hơn. Còn rồng vàng kia chắc là khi đoàn thuyền về đến Đại La vào tầm chiều hoặc vào lúc thời tiết có thay đổi mà trên trời hiện lên vệt mây vàng (giống kiểu hiện tuợng vảy rồng ở bầu trời Hà Nội mấy tháng trước ấy)  Cheesy

4. Ý nghĩa về việc làm của vị vua khai sáng Vương triều này trong việc chăm lo đến đạo Phật, sửa sang chính sự, đặt nền tảng cho nhiều chính sách mới.

Từ nhỏ được nuôi dưỡng, giáo dục trong chùa, lên ngôi nhờ sự ủng hộ của giới tu hành, tăng quan trong triều. Thử hỏi sao lại không "báo đáp" ơn sâu, 1 mặt là củng cố thêm lực lượng, thế lực cho chính quyền? Còn đưa ra các chính sách mới là chuyện đương nhiên của mỗi vị vua khi lên ngôi (các quan ta ngày nay cũng thế còn gì, như trong ngành giáo dục ấy)

5. Vai trò của Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054--1072) có nhiều công lao trong việc định đô (Thăng Long, 1010), đặt quốc hiệu (Đại Việt từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi), sửa sang chính sự, mở khoa thi đầu tiên (02/1075), đánh tan quân Tống (1076), đòi đất nhà Tống lấn, giao hảo tốt với các nước, được vua Tống chính thức phong Vương ( An Nam Quốc vương cho Lý Anh Tông vào năm 1164) thu phục được các tù trưởng thiểu số, thực hiện bước Nam tiến đầu tiên (1069) … Về cuộc chiến Lý-Tống, dân gian có câu:

Nực cười châu chấu chống xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.


Vai trò, công lao của các vua này có thể thấy qua 1 số lời bình viết trong chính sử (kể cả lỗi lầm nữa). Riêng về vấn đế Nam tiến, nền móng đầu tiên của tiến trình này là do Lê Đại Hành thực hiện trước nhất.

6. Tác giả thực sự bài “Nam quốc sơn hà” thường được coi là bảnTuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt.

Đúng như bác Pan nói, 1 số tư liệu cho biết bài thơ này có từ thời Tiền Lê với nội dung khác chút ít. Còn ai viết thì chịu luôn vì đó là lời thần nói  Cheesy. Cụ Thường Kiệt có thể sử dụng lại, sửa chữa chút ít cho phù hợp (đây không phải là trường hợp duy nhất, các bác đọc thơ của Lê Thánh Tông sẽ thấy có bài mà đời sau có thể "xào" lại, như bài Đánh đu của Hồ Xuân Hương, hay bài vịnh tượng đá khỏa thân trong truyện Trạng Quỳnh)  Grin

7. Nguyên nhân suy tàn của Vương triều. Lịch sử ghi nhận rằng: Lý Nhân Tông (1072-1127) là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm) nhưng người kế nghiệp là Lý Thần Tông (1128-1138) không con. Kết cục là nhà Lý bắt đầu suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210).

Nguyên nhân suy tàn của 1 triều đại đều như nhau cả (ăn chơi, dâm dục...) chứ ko phải vì không có con  Grin và vua không có con trai kế vị là Lý Nhân Tông chứ không phải Lý Thần Tông bác ạ

9. Nhà Lý chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Việc Trần Thủ Độ “Đảo chính cung đình” thành công để lại bài học gì cho nhậu thế?

Không để lại bài học gì bác ạ!  Grin mà chỉ có thể cung cấp thêm chứng cứ cho câu nói "SỐ TRỜI ĐÃ ĐỊNH"  Grin. Nếu là bài học thì sao trước đó chuyện hôn nhân của con cái mà mất nước giữa An Dương vương và Triệu Việt vương giống nhau thế? Rồi Trần Thủ Độ bắt hôn nhân nội tộc để tránh, cuối cùng có tránh được đâu, Hồ Quý Ly cũng nhờ hôn nhân mà đoạt được ngôi đó thôi

10. Trong thời kỳ nhà Lý (216 năm) vai trò của Nguyên phi Ỷ Lan Lê Thị Yến (1044–1117), của tướng quân Lý Thường Kiệt (李常傑 tên thật là Ngô Tuấn, 1019–1105), các nhân vật có nhiều công lao và tài năng Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh...vẫn còn nhiều khoảng trống trong sử liệu mà tôi được đọc. Ỷ Lan công tội ra sao? Ngô Tuấn có phải là người được ban Quốc tính đầu tiên không? Vụ án “Lê Văn Thịnh hoá hổ”…

Công tội bà Ỷ Lan đã rõ mà, các tên gọi của bà cũng được liệt kê. Một số vấn đề như vụ án hóa hổ cũng được đem ra bàn thảo nhiều trên các diễn đàn, sách vở

11. Chuyện Hoàng tử (Lý Long Tường) sang Cao Ly sinh sống, lập nhiều chiến công và lập ra dòng họ Lý Hàn Quốc ngày nay ?. Lý Long Tường là con thứ của vua Lý Anh Tông, em của vua Lý Cao Tông và là chú của vua Lý Huệ Tông hay do hiền phi Lê Mỹ Nga sinh vào năm Giáp Ngọ 1174 ? Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 quan hệ thế nào với Lý Long Tường và hậu duệ của 2 Vương tử này có liên hệ với nhau không?. Lý Thừa Vãn (이승만, Syngman Rhee, 1875-1965) từng là tổng thống Đại Hàn dân quốc có phải là hậu duệ của Hoàng tử triều Lý không?

Thông tin về những người này gần đây có nhiều, nhưng chắc chắn khi ở Hàn họ không biết nhau hoặc có liên hệ.

Còn Lý thừa Vãn khi sang Nam VN chính mồm ông ấy nói là con cháu họ Lý gốc Việt

12. Ngoài việc xây thành Thăng Long, nhà Lý vốn sùng đạo Phật nên đã cho xây dựng rất nhiều chùa tháp. Trong đó đáng kể là chùa Một Cột (tức Diên Hựu tự 延侑寺, xây năm 1049), chùa Sùng Khánh (崇慶寺,Lý Thánh Tông cho dựng 1056), Tư Thiên Bảo tháp (1057). Chính triều đại này đã đưa múa rối nước thành môn nghệ thuật duy trì tới nay. Từ đây tín ngưỡng Thần Ðồng Cổ (Thần Trống Ðồng) được triều đình chính thức áp dụng. Thần Hoàng Thổ thần cùng với Tam giáo, Phật Nho và Lão với Phật giáo ảnh hưởng chính. Tư tưởng này trải tới đới Trần. Ngoài ra còn những gì nữa?

Còn nhiều cái nữa ạ: như sự phát triển của nho giáo, thi cử; xây dựng luật pháp với bộ luât thành văn đầu tiên, chữ nôm phát triển, chính sách tiền lương cho quan quân...
(Riêng cái gọi là tín ngưỡng Thần đồng cổ có vẻ không chính xác bác ạ, đó chỉ là một nhân vật thờ phụng như các nhân vật khác trong hệ thống thờ cúng thôi, nó có phổ thông đâu mà gọi là tín ngưỡng)

13. Một thời đại oai hùng và bi thương như thế, với nhiều chiến công và còn lắm tồn nghi như vậy...chắc không thiếu đất để các nhà viết truyện, làm phim cày xới. Nhưng sao ta không thấy những bộ phim hoành tráng cỡ đàn em của TH nhỉ? Dự án phim Lý Thái Tổ rầm rộ một thời nay sao rồi?
[/quote]

Trả lời đoạn 1: ĐÚng ạ (và không chỉ có triều đại này mà các triều đại khác cũng đau thuơng, oai hùng không kém). Các nhà viết truyện, tiểu thuyết thì đã cày xới 1 thời gian rồi, còn phim thì mới ở "thời ký quá độ" nên phim bình thường còn ít ỏi nói gì đến phim hoành tráng

Trả lời đoạn 2: Phim đó "teo" rồi
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 01:18:27 pm »

Người mở đầu Vương triều Lý

...Vị vua khai sáng này rõ ràng có một sự nghiệp vĩ đại và hiển hiện, nhưng lại có một lai lịch không hề rõ ràng. Ngay cái tên Lý Công Uẩn, theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển kiêm Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, dường như cũng mang tính biểu trưng của một làng quê đầy huyền bí (hương Diên Uẩn, sau đổi thành hương Cổ Pháp), chứ khó ai có thể biết rõ tên thật của ông.

Mặt khác, các bộ sử cũ của Việt Nam, hoặc không chép đến, hoặc không xác định được ai là cha của Lý Công Uẩn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, dựa theo truyền thuyết dân gian, chỉ kể chuyện mẹ ông “đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh”. Nhưng cũng có tài liệu nói rằng Lý Thái Tổ là con của Thần Khỉ, con của Lão Sa Môn, Thánh tổ Hiển Tông hay thậm chí là con của thiền sư Vạn Hạnh. Lại có giả thuyết Lý Công Uẩn sở dĩ mang họ Lý là vì Vạn Hạnh đã “bố trí” cho em ruột Lý Khánh Văn nhận vua Lý làm con nuôi để hợp thức hóa tên họ Lý cho người con trai đích thực của mình.

Lý Công Uẩn không phải người gốc Mân

GS Nguyễn Quang Ngọc đã bước đầu đưa ra kết luận mới có phần đảo ngược những hiểu biết trước đây về nhân vật Lý Công Uẩn. Bằng những cứ liệu khoa học, trong đó quan trọng nhất là văn bia Lý gia linh thạch lập năm 1793 tại chùa Tiêu Sơn có ghi: “Đắc Đông Ngàn Hoa Lâm nhan Phạm Mẫu tiêu dao kỳ tự”, ông Ngọc cho rằng Dương Lôi (Từ Sơn, Bắc Ninh) là quê nội và Hoa Lâm (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) là quê ngoại của vua nhà Lý.

Cũng về vấn đề nguồn gốc nhà Lý, trong khi nhiều sử sách “huyền thoại hóa” và “thần thánh hóa” nhân vật Lý Công Uẩn, thì GS Nguyễn Quang Ngọc xác định thân phụ Lý Thái Tổ không phải là “thần nhân” mà là người thật, gia đình Lý Công Uẩn tuy gặp hoàn cảnh éo le nhưng Lý Công Uẩn vẫn có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Ông Ngọc đã “giải ảo” bằng cách xác định chính xác vị trí của ngôi mộ Hiển Khánh Vương, thân phụ Lý Thái Tổ, trong khu Rừng Miễu làng Dương Lôi, tức khu cánh đồng giáp giới giữa Đình Bảng, Đình Sấm, Đại Đình.

Câu chuyện Đình Bảng hay Dương Lôi mới đích thị là quê nội Lý Thái Tổ cũng là câu hỏi làm đau đầu không ít nhà sử học. Tất cả các bộ sử cũ đều chép Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp. Song, trên thực tế, Cổ Pháp thời Lý quy mô ra sao và làng nào là làng quê gốc của nhà Lý, thì lại không dễ trả lời. Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, đã có một thời, hễ nói đến quê hương nhà Lý là người ta nghĩ ngay đến làng Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mặc dù ai cũng biết hương Cổ Pháp (hay châu Cổ Pháp) thời Lý không phải chỉ có một làng Đình Bảng. Thế nhưng, nhiều người đã đơn giản đồng nhất châu (hay hương) Cổ Pháp thời Lý với làng Cổ Pháp - được cho là làng Đình Bảng, và quy tất cả những vấn đề về quê hương nhà Lý hay có liên quan đến quê hương nhà Lý vào riêng làng Đình Bảng. Trên thực tế, GS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng làng Đình Bảng, dù đã được nghiên cứu nhiều, khảo sát nhiều, nhưng hầu như không có dấu tích đáng kể nào về gia đình (cha, mẹ), dòng họ hay sự sinh trưởng của Lý Công Uẩn. Đình Bảng cũng chưa bao giờ thờ các vị vua nhà Lý làm thành hoàng làng. Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý, nhưng nguyên thủy thì không phải là đền hay miếu của làng Đình Bảng.

Cũng theo GS Ngọc, khu rừng Báng đúng là dấu tích còn lại của Thọ Lăng nhà Lý, nhưng Thọ Lăng không phải là đất của riêng làng Đình Bảng. Hơn nữa, nhiều nguồn tư liệu cho thấy bà Phạm Thị - thân mẫu Lý Công Uẩn, chỉ gắn bó với Dương Lôi và khi chết được chôn cất tại Dương Lôi, đúng như phong tục phổ biến của người Việt về cuộc đời người phụ nữ: sinh quê cha, thác làm ma quê chồng. Như vậy, theo GS Ngọc, Dương Lôi, chứ không phải Đình Bảng, mới đúng là gốc gác của Lý Thái Tổ. Bà Phạm Thị đã sinh Lý Công Uẩn tại đây. Lý Công Uẩn lớn lên ở đây, và khi làm nên công danh sự nghiệp cũng gắn chặt với nơi đây.

PGS-TSKH Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, ĐH KHXH-NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, và Ths Nguyễn Ngọc Phúc cũng bóc tách vấn đề “gốc người Mân” của Lý Công Uẩn và chứng minh những cứ liệu mà các sử gia Trung Quốc dựa vào để khẳng định “nguồn gốc Mân” (Phúc Kiến, Trung Quốc) của Lý Công Uẩn, như Mộng Khê bút đàm, Tốc thủy ký văn hay bức thư của Từ Bá Tường viết cho Đại Việt vào năm 1076 và cả Lý trang Chử Nội Lý thị phòng phả là không đáng tin cậy vì có rất nhiều nhầm lẫn, sai sót về số liệu, sự kiện, nhân vật.

Nguồn: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?s=0dbc57f20df009607e985e0920a605f8&showtopic=9591&pid=58262&st=0&#entry58262
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 01:34:09 pm »

Dự án phim Lý Thái Tổ rầm rộ một thời nay sao rồi?[/color]

Trả lời đoạn 2: Phim đó "teo" rồi


Quyết định thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn

Ban biên tập: NGND Lê Đăng Thực
                  Nhà sử học Lê Văn Lan
                  Nhà văn Lê Ngọc Minh
                  NSƯT Vũ Xuân Hưng


Chỉ đạo nghệ thuật và Giám đốc sản xuất: NSƯT Lê Đức Tiến


Đạo diễn: NSƯT Lưu Trọng Ninh

Đỗ Minh Tuấn (Phụ trách các cảnh Kỹ xảo và Chiến tranh)


Quay phim: NSND Nguyễn Hữu Tuấn

NSƯT Lý Thái Dũng


Thiết kế mỹ thuật và dựng cảnh: NSƯT Phạm Quốc Trung


Họa sĩ phục trang: TS Đoàn Thị Tình


Họa sĩ phụ trách đạo cụ: NSƯT Vũ Huy

Nguyễn Dân Nam


Chủ nhiệm: Lê Mạnh Tuấn

Lê Hồng Sơn



Một đội ngũ hùng hậu thế mà hoạt động như vậy kể cũng tiếc!
Logged

thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:08:41 pm »

Bác menthuong ơi! Tiếc là mất thời gian, tiền của đã bỏ thôi. Mừng là không mất tiền thêm cho những sản phẩm chẳng ra hồn Việt. Nếu không thành công thì tên tuổi các vị nêu trên cũng là một vấn đề không hay trước đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:54:47 pm »

Đúng đây mình thấy dừng không làm phim này thì hơn ,chứ  làm xong nhìn nước ta mọi người chắc lại tưởng nước Tàu  Undecided
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 05:49:33 pm »

Nghe nói chưa dừng mà mới chỉ là "giãn tiến độ" thôi!

Dù gì thì cũng phải làm rõ (bởi chắc chắn đã tốn không ít tiền rồi) nguyên nhân:

- Do không đủ 200 tỷ?
- Do kịch bản kém?
- Do trường quay không có?
- Do thiếu diễn viên?
- Do chưa thống nhất được trang phục hồi đó?
- Do "va chạm" giữ bên đặt hàng và bên sản xuất?
- Do vân vân....

Đại lễ kỷ niệm 1000  năm Thăng Long mà không có phim về Lỹ Công Uẩn, về chuyện dời đô thì cũng hẫng quá!
Logged

caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 09:58:37 pm »

Nghe nói chưa dừng mà mới chỉ là "giãn tiến độ" thôi!

Dù gì thì cũng phải làm rõ (bởi chắc chắn đã tốn không ít tiền rồi) nguyên nhân:

- Do không đủ 200 tỷ?
- Do kịch bản kém?
- Do trường quay không có?
- Do thiếu diễn viên?
- Do chưa thống nhất được trang phục hồi đó?
- Do "va chạm" giữ bên đặt hàng và bên sản xuất?
- Do vân vân....

Đại lễ kỷ niệm 1000  năm Thăng Long mà không có phim về Lỹ Công Uẩn, về chuyện dời đô thì cũng hẫng quá!

Có những câu hỏi bác menthuong đặt ra rất hay, nhưng cũng có câu hỏi đặt ra không phải vì bác không biết mà chắc là muốn có thêm ý kiến của mọi người chăng? Về lý do vì sao bộ phim Lý Công Uẩn chưa tiến hành đã "lởm khởm" rồi thì cách đây mấy tháng báo chí đã cày xới rất rõ, bác cho thể hỏi chú Gúc, chứ nhìn 1 loạt cái Do ở trên của bác, em hoa mắt quá
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM