Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:07:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78158 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:09:25 pm »

Trong bài viết spirou giới thiệu có đoạn này:
“phát tiền thuê thợ làm chùa quán đến 950 ngôi ở các hương ấp…”

ấy là nói sự việc năm Tân Mùi 1031, tháng 3, vua xuống chiếu phát tiền thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Bản in sớm nhất của Bộ Đại Việt sử ký toàn thư, tức bản Chính Hòa năm thứ 18 (1697) ghi là: "... vu hương ấp, phàm bách ngũ thập sở" nghĩa là "ở hương ấp, tất cả 150 chỗ". Còn các bản in khắc sau bản Chính Hòa này thì thấy chữ "phàm" thay bằng chữ "cửu", nên 150 trở thành 950. Chữ "phàm" và chữ "cửu" dáng chữ gần giống nhau, dễ đọc và chép lầm. Đại Việt sử lược cũng ghi: "tạo tự quán phàm nhất bách ngũ thập xứ".

Ấy là nói về câu chữ, bây giờ bàn về tinh thần chính của bài viết. Cùng một sự việc, nhưng dưới góc nhìn rất khác của ông Tạ Đại Chí Thường, thì lại có ý nghĩa hoàn toàn thay đổi. Việc vua Lý xây chùa nhiều thì chứng tỏ họ Lý sùng đạo Phật, và cũng có thể về mặt chính trị thì thấy đó là việc triều đình thống trị muốn gây ảnh hưởng trong tôn giáo để thống trị nhân dân cả về tinh thần. Đó là hoạt động chính trị bình thường. Ngày nay chẳng ai phủ nhận bên cạnh ý nghĩa tôn giáo tinh thần, các hoạt động của triều đình còn mang ý nghĩa chính trị. Nhưng dưới giọng văn của ông Tạ Đại Chí Thường thì tất cả chẳng qua biến thành mưu mô xấu xa, thật hết sức cực đoan quy chụp. Triều đình muốn thu phục lòng người, thì ông Tạ Chí Đại Thường kêu lên là "mua chuộc". Không biết có phải ông cho là phải không được tha thuế, không cày tịch điền để khuyến khích sản xuất, không được cấm giết trâu, thì mới là triều đình "thành thật".
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:29:01 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #51 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:29:17 pm »

Một cách giải thích khá lý thú (và trần tục) về tên tuổi của Lý Thường Kiệt  Wink
"...Chữ "thượng"/"thường" gần cận, thường được thấy phiên âm cho chữ "thằng". Và nó không phải lúc nào cũng có ý nghĩa khinh miệt. ...Ngay chữ "Kiệt" cũng có thể từ "C*t" mà ra ...
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường , cuốn: Sex Và Triều Đại
Khi chưa có tư liệu thành văn đáng tin cậy thì mọi suy đoán theo chiều hướng ngược lại những gì xưa nay vẫn tôn thờ đều chẳng được ai ủng hộ!
Theo em, những điều bác nói vô tình tạo thành rào cản trong nghiên cứu lịch sử, nhất là trong điều kiện nước ta khi những chứng tích khảo cổ không nhiều, không hỗ trợ được nhiều trong nghiên cứu. Vì vậy chúng ta buộc phải suy đoán, đi theo nhiều hướng khác nhau. Không phải suy đoán là chính xác cao, nhưng thế còn hơn là theo 1 lối tư duy cũ. Mà thực ra, các bậc tiền nhân cũng là người cả thôi mà.

Tôi cũng đã đọc một vài bài của TCĐT ở http://damau.org/archives/3729. Tại đây ông này viết:..."...Ta đoán rằng tầng lớp cầm quyền buổi đầu của Đại Việt đã dùng song ngữ trong giao thiệp hàng ngày. ...Họ còn dùng tiếng bản xứ để nói với nhau, nguyên cả một câu phẩm bình đầy giận dữ: “Ngô Phụ quốc là lồn, Lê Đô quan là cứt!” (Từ nguyên văn “Ngô Phụ quốc thị Lan, Lê Đô quan thị Kích.”) ".. Từ đó tác giả này suy tiếp: "Toàn thư khi nhắc đến biến động đảo chính và phản đảo chính năm 1150 nhằm lật đổ quyền thần Đỗ Anh Vũ, cho biết nhân vật Vũ Đái đã bị mắng là Vũ “Cứt”, phải ghi bằng chữ Hán (Việt) là “Cát”, nhân tiện chú thêm lời cho rằng đương thời có dùng chữ “cứt đái” (cát đái.) Lời nói trong lúc giận dữ thì không thể “hiền lành, nho nhã” được... Cho nên ta có quyền suy đoán thêm. Một danh tướng đương thời được nho thần Bắc ghi là Lí Thượng Cát và sử thần ta ghi là Thường Kiệt. Chữ “thượng” thấy trong văn bia đương thời là dùng cho tiếng gọi “thằng”... Vậy “thượng cát” là “thằng Cứt.” Và “thường kiệt” là “thằng Cặt.” Ông danh tướng này có tên gốc chữ Hán: (Quách) Tuấn, tên dùng đặt cho người con trai, đàn ông – chỉ là một cách gọi nho nhã, chủ đích làm nổi bật tính cách giống đực của ông, nhưng vẫn cùng một ý nghĩa: thằng Cặt, bình thường. Không có ý gì khinh miệt cả vì người ta đã dùng tên này cho ông suốt cuộc đời, không bỏ nó khi ông làm quan đầu triều, Thái uý, tư lệnh quân đội, khi là Thiên tử nghĩa nam, nghĩa là thuộc dòng vua, cuối cùng, cả khi đi vào sử sách cho đời sau ngưỡng vọng – tên “xấu” được che chắn qua một sự chuyển đổi văn tự và nhờ thời gian khoả lấp."

Theo tôi:

1. Cho đến giờ chưa ai dám chắc biết rõ chữ Nôm xuất hiện từ khi nào nên tiếng nói người Nam thời ...Lê, Lý, Trần... phát âm ra sao lại càng không rõ. Vậy suy đoán từ cái mù mờ (việc phát âm) ra cái chưa rõ (việc ghi âm bằng chữ) để kết luận ngược lại về một vấn đề quan trọng đã được nhiều người đi trước (có uy tín) biên chép hẳn hoi e có đảm bảo tính chính xác, khoa học và khách quan không ?

2. Các chữ Hán có âm “thượng” (丄上妴尙尚躺鞝) và các chữ có âm “thường” (偿償嘗嚐嫦尝常徜裳鱨鲿), chữ âm “thằng” (澠繩绳衎) đâu có gần cận nhau về mặt chữ và nghĩa. Nó chử gần nhau về cách phát âm theo lối nay thôi! Chữ Lan và chữ Kích lại càng xa với chữ mà TCĐT đã suy diễn. Còn chữ Nôm thì người Hán đâu có dùng nên việc gán ghép đó có khiên cưỡng không?

3. Hơn nữa, chẳng lẽ tự nhiên mà dân ta suy tôn Lý Thường Kiệt và rất ưu ái khi họ đặt câu đố về ông:

Ai người phá Tống bình Chiêm
Ba ngày phá vỡ Khâm, Liêm hai thành
Ung Châu đổ nát tan tành
Mở đầu Bắc phạt, uy danh lẫy lừng?
...
Tuổi già nhưng sức không già
Vung gươm Bắc phạt: quân nhà Tống tan
Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng
Thơ Thần một áng lời vàng còn lưu?”

Không biết spirou@ và mọi người thấy thế nào?
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 10:51:34 pm gửi bởi menthuong » Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #52 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2009, 11:28:23 pm »

Chú Sờ Pi Rởm dạo này đọc sách mà không phát hiện mấy hư chiêu thì cũng lạ nhỉ? Cái trò dùn 1 giả thuyết chưa được chứng minh để làm tiền đề chứng minh 1 giả thuyết khác đâu phải là mới? Đành rằng nên nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách - kể cả suy đoán - nhưng cách nào thì cách vẫn phải có những logic của nó chứ không thể mù mờ mà phán được.
Ông TCDT có 1 vài cuốn viết cũng được nhưng cũng có nhiều bài lại sa vào suy diễn chủ quan quá. Chú nên biết chọn lựa, sàng lọc và có kiểm chứng lại chứ. Cái gì thái quá cũng không tốt mà Cheesy
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 09:55:57 am »

Mời các bác:
http://thethaovanhoa.vn/133N20100105104455242T0/kham-pha-dong-ho-ly-tu-khoi-nguon-den-ly-cong-uan-bai-1.htm
http://thethaovanhoa.vn/133N2010010611115996T0/ai-la-nguoi-trao-so-do-thanh-dai-la-cho-ly-cong-uan-bai-2.htm

Bác menthuong: mời bác tham khảo 1 số bài viết của TTD tại 2 chủ đề
Trương Thái Du tiếp tục Lịch Sử
An Dương Vương
[/url].
TTD dùng nick Ledung18 để tự quảng cáo cho  mình.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 02:18:26 pm gửi bởi lonesome » Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #54 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:06:22 pm »

Có lẽ ít người Việt không biết tới bài thơ “THẦN” “ Nam quốc sơn hà nổi tiếng. Nhưng hiểu về xuất xứ và nguyên gốc bài này ngay cả các bậc túc nho cũng chưa chắc đã dám khẳng định. Bài của GS.TS. LÊ VĂN QUÁN (Đại học Quốc gia Hà Nội) đăng trên Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (74) 2006; Tr.3-8 đã đặt ra nhiều vấn đề bổ ích. Xin trích những đoạn thiết yếu để cùng thảo lụân:


Trước hết phải nói rằng bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời là từ truyền khẩu (truyền miệng) hay nói đúng hơn, nó xuất hiện là theo truyền thuyết dân gian. Vì hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ chưa có văn tự hoặc đã có nhưng lâu ngày bị mai một, cho nên sử sách sau này không ghi được tên tác giả của bài thơ. Vì thế, nảy sinh ra những dị bản khác nhau, đó là điều không thể tránh khỏi. Cũng có thể sau này chúng ta sẽ phát hiện được nhiều dị bản khác nữa, nhưng trước mắt các nhà khảo cứu đã phát hiện được hai bài:

Bài 1:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm,
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.”

Bài 2:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Để các bạn dễ theo dõi, chúng tôi tạm gọi bài trên là Bài 1, bài dưới là Bài 2. ...

Lịch sử ghi nhận bài thơ nào xuất hiện đầu tiên là thời điểm quan trọng trong lịch sử, nhưng cùng một bài thơ, bài nào được công chúng lưu truyền và sử dụng trong xã hội, trong lịch sử, hết thế hệ trước đến thế hệ sau lại càng quan trọng hơn. Giá trị thực của bài thơ là ở chỗ đó, nhất là bài thơ đã được công chúng sau này công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta. Bài viết này chính là đi vào tìm hiểu vấn đề đó.
...
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:07:37 pm »

Bài 2 xuất hiện có thể với hai khả năng:

Một là, mãi đến trước khi Lý Thường Kiệt xung trận, bài thơ mới được bổ sung, chỉnh sửa và ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát để lấy khí thế thần linh, tạo cho tướng sĩ niềm tin có thần phù trợ đánh thắng giặc Tống xâm lược.

Hai là, sau khi Lê Hoàn dùng bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát tạo niềm tin có thần phù trợ, thôi thúc, khích lệ tướng sĩ đánh thắng giặc Tống. Khí thế linh thiêng của bài thơ ngâm đọc ở đền Trương Hống, Trương Hát cùng với chiến thắng đánh tan giặc Tống của tướng sĩ ta đã khiến cho dân chúng càng tự hào, tin tưởng. Họ hào hứng ngâm đọc bài thơ. Bài thơ mỗi ngày một lắng đọng trong tâm hồn dân chúng. Họ nhẩm đọc, bổ sung, và chỉnh sửa bài thơ, đến khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lại dùng hình thức đọc bài thơ này ở đền Trương Hống, Trương Hát để cầu thần linh phù trợ, tạo niềm tin, thôi thúc tướng sĩ đánh thắng giặc Tống lần thứ hai.

Như vậy, theo ý chúng tôi, Bài 2 có khả năng xuất hiện sau. Vì một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt không thể dễ dàng một lúc có thể chỉnh sửa ngay được, mà cần phải có thời gian nhất định. Nhưng thời gian chỉnh sửa bài thơ không lâu, chắc chắn không phải là một quá trình lâu dài. Thời điểm xuất hiện của hai bài thơ sẽ không cách xa nhau lắm. Nhất là hai bài thơ đều là vô danh, không có tên tác giả, lại cùng ra đời trong khoảng thời gian ấy, do đó, việc xác định thời điểm trước sau của hai bài thơ cũng chỉ là phỏng đoán, không đáng kể.

Vấn đề cần bàn là, giá trị của bài thơ, cái giá trị được dân chúng sử dụng và truyền tụng, chẳng phải là điều "nhân hòa" mà chúng tôi đã nêu lên ở trên đó ư !

Như chúng ta đã biết, bài thơ được truyền tụng lâu nay, và được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi vào sử sách, đó là Bài 2. Việc làm của Ngô Sĩ Liên, nếu phải là “theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của Lê Hoàn, ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem bài thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý” thì chỉ là yếu tố phụ, mà có khi một vài nhà sử học của ta ngày nay suy diễn phiến diện, chắc đâu Ngô Sĩ Liên lại có cách nhìn lệch lạc đó! Ngô Sĩ Liên là nhà nho, nhà sử học uyên bác, nhưng điều ông khen hay chê vua đều là sự thực lịch sử, là chính kiến của nhà sử học chân chính. Ngô Sĩ Liên học rộng, biết nhiều, ông thừa hiểu cái đạo của thánh hiền là “lấy dân làm gốc” (dĩ dân vi bản 以 民 為 本). Lúc bấy giờ, hết thảy dân chúng đều truyền tụng ngâm đọc Bài 2, tức là dân chúng vô cùng sáng suốt, dân chúng đã biết được thẩm mỹ, biết đến giá trị của bài thơ. Bài thơ được dân chúng “mệnh danh” là bài thơ thần, chứ không phải là “thơ thần”, và bình giá bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Đó là yếu tố chính đã khiến nhà sử học chân chính Ngô Sĩ Liên ghi bài thơ vào sử sách. Việc làm của ông là theo đúng yêu cầu, ý nguyện của dân chúng, cho nên người đời sau mãi mãi suy tôn ông là nhà sử học kiệt xuất - tác giả của Đại Việt sử ký toàn thư.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:11:38 pm »

...Bây giờ nói về ý nghĩa của chữ “cư” 居. Căn cứ vào từ điển Từ hải, trang 1209 giải thích: “Cư” 居 có nghĩa là ở, nơi ở, “cư” 居 còn có nghĩa là trị lư 治 理 (= quản lư, cai trị)(3). Nhưng ở trong câu thơ này, chữ “cư” 居 không thể dịch nghĩa là “ngự trị, cai trị”.

Người dịch chữ “cư” 居 trongcâu này với ý nghĩa là “ngự trị” có thể là để biểu thị thanh thế của vua nước Nam đối với phương Bắc, hoặc cũng có thể là biểu thị uy quyền của nhà vua đối với dân chúng nước ta. Nếu chúng ta dịch chữ “cư” 居 với ý nghĩa như thế, thực ra không có sức lôi cuốn người đọc. Vì thơ là “ý tại ngôn ngoại”, nói về thanh thế, thì tác giả bài thơ đã dùng từ “Nam đế” đối với “Bắc đế”. Vua nhà Tống và vua nước Nam mỗi đằng làm đế một phương, chẳng ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai, việc gì phải lập lại ư ngự trị nữa. Nếu chữ “cư” 居 mang ý nghĩa “ngự trị” thì còn gì là tình bang giao thanh cao của nước Việt đối với các nước láng giềng nữa. Dân tộc Việt Nam xưa nay có truyền thống hòa hiếu, chỉ riêng cách đặt tên làng, tên đất cũng đã phản ánh nguyện vọng, tâm thế của người dân làng xã thích sống chan hòa với thiên, địa, nhân. Ở một đất nước có truyền thống chống ngoại xâm, thế nhưng tên làng, tên đất có chữ Vơ (Vũ) không được dùng nhiều lắm. ...

Còn đối với dân chúng, nếu dịch nghĩa chữ “cư” 居 trong câu thơ này là “ngự trị” thì lại càng không đúng. Từ lâu bài thơ đã được dân chúng công nhận là bài Tuyên ngôn độc lập, mà tác giả nói đến “ngự trị”, thì còn đâu là bài Tuyên ngôn độc lập về quyền bình đẳng, quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Hơn nữa, câu mở đầu bài Tuyên ngôn độc lập của một nước mà tác giả nói ngay đến quyền ngự trị của vua thì còn ai muốn theo vua, bảo vệ đất nước. Tác giả làm bài thơ này là để động viên tướng sĩ quyết tâm chiến đấu, bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền độc lập dân tộc. Chủ quyền ở đây không chỉ có "quyền ngự trị sông núi nước Nam của vua Nam". Chỉ có ông vua hôn mê, tối tăm thì mới nghĩ về mình như thế, làm vua một nước mất chủ quyền, ngự trị một nước nô lệ thì có hay ho gì ? Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh, mất nước, mất chủ quyền độc lập, vua quan triều Nguyễn vẫn trị vì, cai trị, ngự trị đất nước đấy thôi. Huống hồ, đây là bài Tuyên ngôn độc lập, ngay ở câu mở đầu bài thơ đã dịch chữ “cư” 居 là “ngự trị” thì rơ ràng người dịch chưa thấy được tính thiêng liêng cao cả của bản Tuyên ngôn độc lập. Nhất là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hình thành bố cục: đề, thực, luận, kết càng cho ta thấy rõ chữ “cư” 居 ở đây không có nghĩa là “ngự trị”.

Ý nghĩa của bốn câu thơ đề, thực, luận, kết liên kết với nhau rất biện chứng, rất lôgích làm nổi lên chủ đề của một bài Tuyên ngôn độc lập: quyền bình đẳng (Nam đế đối với Bắc đế), quyền lãnh thổ thiêng liêng (trời xanh đã định địa phận, địa giới), quyền độc lập tự chủ (Cớ sao giặc Bắc dám xâm phạm đất đai, quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta)…

Qua đó, ta thấy nhân dân ta suy tôn bài thơ là bài Tuyên ngôn độc lập là có đầy đủ cơ sở khoa học, xác thực, chứ không phải là dựa vào thơ thần. Nếu là thơ thần thì làm sao được gọi là bài Tuyên ngôn độc lập !
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 05:12:21 pm »

Bây giờ đối chiếu những chỗ khác nhau giữa Bài 1 và Bài 2, như "Hoàng thiên dĩ định - (Trời xanh đã định)", chúng ta sẽ thấy tác giả làm bài thơ này theo quan niệm của Hán Nho. Đổng Trọng Thư: Trời như một thượng đế có quyền uy tối cao, loài người đều do Thượng đế sáng tạo ra. Trời sinh ra cho xã hội loài người một vị vua có quyền lực tối cao để “thay trời hành đạo”. Nhưng nhân dân Việt Nam sáng suốt khẳng định không phải do trời và chỉnh sửa ngay phân câu thơ ấy là: “Tiệt nhiên định phận”. Tiệt nhiên 截 然 (= rơ ràng, rành rành, rạch ròi) cả phân câu ấy có nghĩa là: rành rành định địa phận. Như thế, ư nghĩa của câu thơ này càng dứt khoát, rơ ràng là định địa phận, lãnh thổ (Rành rành định địa phận ở sách trời) gắn kết với chữ “cư” 居 (= ở) của câu đề (câu 1).

Ở câu luận (câu 3), “Bắc lỗ” (giặc Bắc) được thay bằng “nghịch lỗ” (lũ giặc). Từ “Bắc lỗ” chỉ đích danh giặc phương Bắc, còn từ “nghịch lỗ” tuy là từ chỉ chung bọn giặc, nhưng bài thơ đã được Lư Thường Kiệt sử dụng ngâm đọc lúc xung trận đánh quân Tống. Lúc này từ “nghịch lỗ” vừa chỉ giặc Tống vừa ám chỉ bọn giặc nước ngoài nói chung lại càng sáng rơ tính chất của bài Tuyên ngôn độc lập. Vì Tuyên ngôn độc lập của một nước không chỉ thu hẹp trong một trận đánh nào, hay của một địa phương nào, mà là của cả dân tộc, của cả đất nước. Vai trò của bài thơ là như thế đấy. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên Bài 1 CÓ THỂ xuất hiện trước, nhưng lâu nay ít được dân chúng và sử sách nhắc đến.

Câu kết (câu 4): "Bạch nhận phiên thành phá trúc dư” (Bay bị gươm sắc chém tan như chẻ tre)" được thay bằng câu "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Chúng bay chờ xem, sẽ chuốc lấy thất bại). Tuy hai câu thơ ngôn từ khác nhau, nhưng đều là câu kết, cùng một ư khép bài, nói lên chủ đề của bài thơ: kẻ nào xâm phạm nước ĐẠI VIỆT sẽ bị đánh tả tơi. Nghĩa là giặc đến nhà là phải đánh, đánh cho chúng biết tinh thần của dântộc Việt Nam là: bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, quyền độc lập tự chủ, quyền bình đẳng và quyền sống của con người. Rơ ràng, đó là chủ đề Tuyên ngôn độc lập của một nước. Đã là Tuyên ngôn độc lập, dân chúng đọc lên đều cảm thấy thiêng liêng, tự hào về đất nước mình. Đó chẳng phải là vô hình, trừu tượng mà là những hình ảnh thiêng liêng về non sông đất nước, về những mảnh đất thiêng Như Nguyệt, Bạch Đằng… oai hùng lại hiện lên trong tâm trí họ. Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi. Vì thế, dân chúng và các nhà nghiên cứu xưa nay cũng đã chọn Bài 2: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam, vua Nam ở) vào sách giáo khoa, sách sử. Gần đây Thơ văn Lý - Trần, Tập 1, Nxb. KHXH, H. 1977, tr.321-322 cũng đã chọn bài 2, làm bài đọc chính, bài 1 chỉ là bài khảo đính. Chẳng phải đợi chờ lâu xa, Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã làm đúng với ý nguyện của dân chúng, không làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong tâm thức con người hôm nay và các thế hệ mai sau.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2010, 05:52:06 pm »

Nghe nói chưa dừng mà mới chỉ là "giãn tiến độ" thôi!

Dù gì thì cũng phải làm rõ (bởi chắc chắn đã tốn không ít tiền rồi) nguyên nhân:

- Do không đủ 200 tỷ?
- Do kịch bản kém?
- Do trường quay không có?
- Do thiếu diễn viên?
- Do chưa thống nhất được trang phục hồi đó?
- Do "va chạm" giữ bên đặt hàng và bên sản xuất?
- Do vân vân....

Đại lễ kỷ niệm 1000  năm Thăng Long mà không có phim về Lỹ Công Uẩn, về chuyện dời đô thì cũng hẫng quá!

Có những câu hỏi bác menthuong đặt ra rất hay, nhưng cũng có câu hỏi đặt ra không phải vì bác không biết mà chắc là muốn có thêm ý kiến của mọi người chăng? Về lý do vì sao bộ phim Lý Công Uẩn chưa tiến hành đã "lởm khởm" rồi thì cách đây mấy tháng báo chí đã cày xới rất rõ, bác cho thể hỏi chú Gúc, chứ nhìn 1 loạt cái Do ở trên của bác, em hoa mắt quá

Phim “Chiếu dời đô” được đổi sang “Khát vọng Thăng Long”?
http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2010/02/3BA188CA/
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2010, 04:55:03 pm »

Khi những dự án phim về vua Lý vẫn luẩn quẩn, bế tắc trong những cuộc tranh cãi của các nhà làm phim Việt Nam, một bộ phim truyền hình 12 tập mang tên Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long đã được âm thầm bấm máy tại trường quay Hoàng Điếm thuộc tỉnh Triết Giang - Trung Quốc ngày 9/1/2010....

http://dantri.com.vn/c23/s23-380621/dao-dien-bao-thanh-thien-lam-phim-ve-ly-cong-uan.htm

“Một bộ phim lịch sử Việt Nam nhưng quay tại Trung Quốc, do đạo diễn Trung Quốc thực hiện, nhà sản xuất có đặt ra tình huống, phim sẽ khó thuyết phục được khán giả Việt Nam?”...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM