Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:27:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Champa  (Đọc 63731 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungrommel
Thành viên
*
Bài viết: 237


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2008, 05:26:43 pm »

em có một chút tài liệu về champa nhưng ko được đầy đủ lắm. Vì đó là mấy dòng ghi trong Đại Việt sử kí mà. Để em tổng hợp lại rồi post lên sau, dạo này em bận quá chẳng online được mấy.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2008, 09:05:04 am gửi bởi caytrevietnam » Logged

Không có bạn bè vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của mình.
Khi hai bàn tay nắm chặt và buông lơi một đất nước vĩ đại sẽ hình thành hoặc bị diệt vong.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2008, 09:05:55 am »

em có một chút tài liệu về champa nhưng ko được đầy đủ lắm. Vì đó là mấy dòng ghi trong Đại Việt sử kí mà. Để em tổng hợp lại rồi post lên sau, dạo này em bận quá chẳng online được mấy.

Thì vác lên đây đi cho thêm tư liệu  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
quantanamo
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 07:09:28 pm »

cho em hỏi những tài liệu này anh lấy ở đâu vậy
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2008, 07:12:27 pm gửi bởi quantanamo » Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #43 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2008, 10:55:50 am »

cho em hỏi những tài liệu này anh lấy ở đâu vậy

Chịu khó tìm trên mạng thiếu gì. Phần cuối của bài trên mình đề nguồn rồi đó
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
anhguomdatrach
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 02:38:12 pm »

Bác caytrevietnam viết về lịch sử hình thành và phát triển của Champa khá hoàn thiện đấy. Tôi xin được bổ sung thêm về phần Nam Việt Nam.
1. Đông-Tây Nam Bộ ( miền Nam Việt Nam ) vào trước thế kỷ thứ 7 là thuộc quốc gia Phù Nam , chúng ta biết được qua nền văn hóa Óc- Eo ( An Giang ). Nhưng quy luật cá lớn nuốt cá bé thì sau này quốc gia Phù Nam đã bị xóa sổ bởi Chân Lạp ( Campuchea ) . Chứ thực ra nước Miên từ xưa cũng chỉ như bây giờ, còn như các giả luận cho rằng miền Nam của người Miên cũng không hẳn đúng.
2. Chiêm Thành ( Chăm Pa) là thuộc từ Quảng Bình kéo dài hết cả duyên hải miền Trung hiện nay. Thì trong quá trình mở cõi, chiến tranh rất nhiều trận với Đại Việt ,Chăm Pa cuối cùng bị nhà Nguyễn thôn tính nốt.
3.Thượng Tây Nguyên thì chỉ là các bộ lạc thiểu số và cũng bị nhà Nguyễn đánh chiếm vào thế kỷ 17.
Còn về khúc mắc dân tộc Chăm Pa- Phù Nam hay Thượng Tây Nguyên từ đâu tới.?
Xin thưa chúng ta biết họ thuộc chủng người Mã Lai- Indonese với da đen, mũi dày, tóc xoăn .
Trong quá trình di dân bằng thuyền từ các quần đảo Nam Dương họ đã hình thành và phát triển tại vùng đất kể trên. Về phần hình thành và phát triển của các quốc gia này trước những năm 40 sau CN tôi sẽ nói kỹ hơn trong các bài bình luận sau.
Logged

Sau lưng mỗi thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 04:45:22 pm »

Năm 1832, sau cải thổ quy lưu (giải thể khu tự trị), người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.

Vương quốc Champa tuy không còn nữa nhưng dân tộc Champa vẫn còn (sinh sống dọc vùng duyên hải Phan Rang, Phan Rí, trên Tây Nguyên, Châu Đốc và Tây Ninh) và được biết dưới cái tên người Chàm hay người Hời. Theo Hiệp ước Harmand mà người Pháp ký với triều đình Huế ngày 25-8-1883, các cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Bình Thuận và khu vực Đồng Nai (Chăm, Churu, Raglai Kaho, Stieng, Mạ, v.v.) trực thuộc vào chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và được hưởng một chế độ đặc biệt, gọi là quy chế Harmand, theo đó mọi văn bản về thuế má, luật lệ và hành chánh đều được viết bằng tiếng Chăm và tiếng Pháp thay vì bằng chữ Hán. Sau 7/1954 “Quy Chế Harmand” bị xóa bỏ, người Chăm được gọi là người Chàm. Người Chăm trên vùng đất Panduranga (Phan Rang, Phan Rí ngày nay) dưới thời Minh Mạng theo qui định phải đặt tên Việt và lấy các họ qui định như Bá, Châu, Đàng, Lưu ...Người Chăm ở Châu Đốc và Tây Ninh lấy tên Islam từ tập sách chữ Ả Rập. Tên này vốn không có họ, nên khi cần họ thì ghi thêm ibn (bin, và binti nếu là con gái) cộng tên cha. Tên Ả-rập đa âm nên dưới thời Pháp các Chánh lục bộ người Việt phiên âm khá tùy tiện.

Năm 1956 chính quyền Việt Nam cộng hòa ra qui định mọi công dân phải mang tên họ có âm thanh Việt Nam . Nhiều người Chăm Tây Ninh bị gán cho họ Chàm và dùng âm cuối cùng của tên Islam thành tên riêng. Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Dohamide có những ví dụ như tên Abdulloh thành Chàm Ló, Saleh thành Chàm Lế, Idress thành Chàm Rế, còn Ismael thành Chàm Ên; Dohamide lấy tên Việt cho mình là Đỗ Hải Minh, dù Đỗ không phải là họ.

Nhiều địa danh Chăm được Việt hóa theo lối tương tự: Panduranga được chuyển thành tên Việt là Phan Rang, Man Thit thành Phan Thiết, Ea Trang thành Nha Trang, còn Plây Râm thành Văn Lâm. Trong khi đó, nhiều địa danh gắn với tên Champa, như Cù lao Chàm, Chiêm Động, Chiêm Sơn, Kẻ Chàm, Đại Chiêm...

Do tính chất đa sắc tộc và trở ngại địa lý, nên nước Chiêm Thành gần như không bao giờ thực hiện được trọn vẹn chính sách trung ương tập quyền, dù trên lý thuyết đã hợp nhất thành một nước nhưng thực tế những sắc tộc lại chia thành thị tộc, các làng đầy dị biệt và thường đem quân bản địa tàn sát lẫn nhau, không ai cản được. Do vậy, yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Khmer ở phía Tây và Nam. Chiêm Thành khởi nghiệp với sự tranh cướp đất đai bằng gươm giáo lại tuyệt nghiệp với sự tranh cướp đất đai ấy bằng gươm giáo. Quan hệ Đại Việt-Chiêm Thành trong 6 thế kỷ là mối quan hệ láng giềng có sự chi phối trong mối quan hệ với Trung Quốc mênh mông đầy tham vọng. Đại Việt và Chăm Pa có thời là hòa hiếu, liên minh để chống Bắc triều nhưng đa phần là quan hệ dùng vũ lực, thôn tính lẫn nhau, mạnh được yếu thua.

Như vậy, có thể nói lịch sử của vương quốc Chăm Pa là các cuộc xung đột với Trung Quốc, Đại Việt, Khmer và Mông Cổ, cũng như xung đột nội bộ. Chiêm Thành mất nước là do những Brahman (tăng lữ Bà La Môn), Kshatriya (quý tộc), Vaishya (thường dân bao gồm thương gia, điền chủ, những người giàu có) và Shudra (tiện dân) của vương quốc tự “đạo diễn”. Cuộc nam tiến của Đại Việt chẳng qua cũng chỉ là một ngẫu cảm trùng hợp.

 Do vậy sự thù hận giữa hai dân tộc Chiêm-Việt, cho rằng Đại Việt tiêu diệt Chiêm Thành để cướp nước do các thế lực thù địch khơi dậy là hoàn toàn phi lý. Chẳng qua là:

Chim chích mà ghẹo bồ nông,
Đến khi nó mổ, lạy ông tôi chừa.

(từ nhiều nguồn)
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 05:30:30 am »

Xin hỏi các bậc cao minh và những ai có thông tin:

Những người mang họ Phạm ở vùng Trung bộ (Kinh, Hoa, Chàm, Khmer) có phải là hậu duệ của Tể tướng Phạm Văn (范文, Fan Wen, một người Hoa quê Dương Châu bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương, trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán và về lại Lâm Ấp năm 321), người lấy ngôi từ Phạm Dật (hậu duệ của Phạm Hùng (Fan Hiong hay Fan Hsung)) vào năm 336 không nhỉ?
Logged

caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 10:51:13 am »

Xin hỏi các bậc cao minh và những ai có thông tin:

Những người mang họ Phạm ở vùng Trung bộ (Kinh, Hoa, Chàm, Khmer) có phải là hậu duệ của Tể tướng Phạm Văn (范文, Fan Wen, một người Hoa quê Dương Châu bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương, trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán và về lại Lâm Ấp năm 321), người lấy ngôi từ Phạm Dật (hậu duệ của Phạm Hùng (Fan Hiong hay Fan Hsung)) vào năm 336 không nhỉ?

Em nghĩ các vua Chăm mang họ Phạm chắc là do cách phiên âm của sử Tàu thôi, chắc gì đã là người gốc Hoa
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #48 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 08:02:31 pm »

Nghiên cứu đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công nguyên – Kết quả và vấn đề

Đồ gốm do những đặc điểm cơ học và văn hóa độc đáo của mình luôn luôn là nguồn tài liệu hữu dụng và quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học bất kể giới hạn nào về không gian và thời gian, hiện nay đã có nhiều phương pháp và cách tiếp cận mới trong nghiên cứu đồ gốm giúp khai thác tối đa và nhiều chiều lượng thông tin.
Nói đến gốm Champa, đa phần người nghiên cứu và công chúng thường nghĩ đến gốm Gò Sành hay gốm Bàu Trúc. Trong khi đó một khối lượng đồ sộ đồ gốm từ các địa điểm khảo cổ học Champa niên đại 10 thế kỷ đầu Công nguyên chưa được nghiên cứu và công bố một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống.
Áp dụng một số phương pháp và cách tiếp cận mới trong nghiên cứu đồ gốm, đề tài nghiên cứu đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công nguyên cố gắng đưa ra những kiến giải hợp lý về kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất, phân phối… và BỔ SUNG những hiểu biết mới về niên đại, loại hình và chức năng của đồ gốm giai đoạn này.

Kết quả nghiên cứu

1. Áp dụng các lý thuyết và phương pháp của khảo cổ học kỹ thuật và khảo cổ học xã hội đặc biệt là so sánh kết quả phân tích kỹ thuật (định tính) với các phương pháp khảo cổ học truền thống (loại hình học định lượng, định tính) để nhận biết và đánh giá một số vấn đề về nguồn gốc, tiếp nối văn hóa, cấu trúc, tổ chức xã hội (ví dụ mối quan hệ Sa Huỳnh – Champa; vấn đề Lâm Ấp và những tiểu vương quốc sớm dạng Lâm Ấp…). Việc áp dụng những phương pháp khoa học tự nhiên và kỹ thuật trong phân tích mẫu gốm khảo cổ và mẫu đất nguyên liệu lấy cùng chố kết hợp với thông kê định tính, định lượng và nghiên cứu so sánh dân tộc học... cần phải được mở rộng và được tiến hành thường xuyên và hệ thống
2. Xác định các yếu tố cấu thành và tác động đến sự hình thành và phát triển của gốm Champa theo thời gian
Gốm Champa là dòng gốm có nguồn gốc phức hợp, cùng với sự tự thân trong quá trình phát triển dòng gốm này chịu sự ảnh hưởng của dòng gốm trước và tiếp thu một số yếu tố từ các dòng gốm khu vực, đặc biệt là tiếp nhận kỹ thuật sản xuất gốm tinh mịn từ phía Bắc. Điều này cho thấy văn hóa Champa là một nền văn hóa mở, tự thân và hội nhập để phát triển theo suốt chiều dài lịch sử.
3. Xác định mối quan hệ và vị thế của gốm Champa ở Đông Nam Á cùng thời
•         Lượng đồ gốm khổng lồ tìm thấy trong các địa điểm lịch sử sớm ở Đông Nam Á minh chứng sự phát triển và tầm quan trọng của kỹ nghệ sản xuất gốm trong đời sống của cư dân, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp mới, đặc biệt những nghiên cứu về gốm ở Philippines và Thái Lan.
•         Gốm lịch sử sớm Đông Nam Á kế thừa và phát triển nhiều cổ típ từ giai đoạn tiền, sơ sử, có thể nói gốm là loại di vật in đậm dấu ấn của cơ tầng văn hóa bản địa.
•         Quá trình tiến hóa của tính phức hợp xã hội và gia tăng quan hệ tiếp xúc với văn hóa bên ngoài được phản ánh một cách đầy đủ trong các lĩnh vực tổ chức, quản lý, kỹ thuật và phân phối đồ gốm, tuy nhiên quy trình này khác nhau về thời gian và mức độ ở các nước Đông Nam Á khác nhau.
•         Những đặc điểm chung trong loại hình và kỹ thuật sản xuất đồ gốm Đông Nam Á giai đoạn lịch sử sớm có nguyên nhân chủ yếu do cùng tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại sinh Trung Hoa, Ấn Độ… --> Quá trình khu vực hóa.
•         Mỗi tổ hợp gốm đều có những đặc điểm riêng --> Quá trình địa phương hóa.
 
4. Mối quan hệ giữa tổ hợp gốm Champa, gốm miền Bắc Việt Nam và gốm Óc Eo: Mối liên hệ giữa Champa và Óc Eo gần gũi và chặt chẽ hơn rất nhiều so với mối quan hệ giữa gốm Champa và gốm miền Bắc Việt Nam (chính xác là giai đoạn Lâm Ấp (Champa sớm) gốm có nhiều loại hình giống gốm miền Bắc Việt Nam nhưng từ sau TK 3, 4 gốm Champa giống với gốm Óc Eo nhiều hơn. Nguyên nhân: Tôn giáo, Chính trịNhận xét và vấn đề

•         Những đặc điểm văn hóa-lịch sử của vương quốc Champa có tác động trực tiếp tới sự hình thành và biến đổi của các ngành thủ công, đặc biệt là nghề làm gốm
•         Kết quả phân tích các sưu tập mẫu gốm thô, hơi thô và mịn của nhiều địa điểm cho thấy, đa phần sản phẩm gốm được sản xuất tại chỗ bằng cách khai thác nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Sản phẩm sản xuất tại chỗ không chỉ thuộc dòng gốm thô, hơi thô mà cả dòng gốm mịn với độ nung dưới 10000 C.
•         Kết quả phân tích cho thấy có sự thay đổi cơ bản trong khai thác và xử lý chất liệu đất trong hai giai đoạn Sa Huỳnh và Champa.
•         Đồ gốm (loại hình/chức năng, kích cỡ, chất lượng...) có liên quan chặt chẽ và phản ánh những thay đổi kinh tế xã hội
•         Dòng gốm có men không phát triển, chưa có chứng cứ về Champa sản xuất gốm men trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Có thể lý giải điều này bằng tập quán của cư dân vương quốc trong sử dụng đồ nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng. Những ghi chép trong sử, những sưu tập tư nhân và tài liệu khảo cổ cho thấy, đồ nghi lễ và đồ cung đình Champa chủ yếu bằng bạc, vàng và đồng. Trong tang lễ cũng có truyền thống tương tự (ví dụ về việc sử dụng những đồ đựng khác nhau về chất liệu trong hỏa táng phụ thuộc vào thân phận, địa vị trong xã hội: vua: hũ vàng, quan –hũ bạc, dân-hũ đất/sành).
•         Trong bối cảnh Đông Nam Á gốm Champa cho thấy có chung quá trình diễn biến văn hóa từ sớm đến muộn, việc tiếp thu kỹ thuật và loại hình từ bên ngoài trong sản xuất gốm phát triển nhanh mạnh và có tính bước ngoặt từ sau thế kỷ 3.


[1] Trích từ đề tài NCKH “Đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công nguyên từ tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học kỹ thuật” do PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung, Ths. Nguyễn Anh Thư, TS. Nguyễn Hồng Kiên, Ths. Hoàng Thúy Quỳnh và cộng sự thực hiện với sự tài trợ của TT Hỗ trợ Nghiên cứu châu Á, ĐHQG Hà Nội. Báo cáo tổng kết của đề tài lưu tại Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội
[2] Sự diễn tiến trong đồ gốm phản ánh một cách trung thực bối cảnh lịch sử văn hóa, từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 2, 3 SCN mối quan hệ giữa Lâm Ấp và những tiểu vương quốc dạng Lâm Ấp với phía Bắc chặt chẽ do những nguyên nhân chính trị - kinh tế và từ sau thế kỷ 3 những xã hội này chuyển sang tiếp thu mạnh mẽ hơn những yếu tố văn hoá Ấn Độ và về phương diện chính trị đây cũng là thời gian chuyển biến sang mô hình Nam (Ấn Độ) mandala thực sự, quá trình chuyển hướng chính trị và tôn giáo này đã dẫn đến sự nổi lên của Chămpa trên chính trường Đông Nam Á vào thế kỷ 5,6.

Nguồn:   Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Anh Thư và Lâm Thị Mỹ Dung_Bài tham gia Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2011, Hà Nội
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM