Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam

<< < (97/98) > >>

maxttien:
Trích dẫn từ: luuminhhoang trong 04 Tháng Bảy, 2012, 02:00:23 pm

Mấy anh cho em hỏi! S-300 và S-400 đã có vũ khí tấn công vào nó chưa? nếu có nó là gì em rất quan tâm! em hỏi là vũ khí phong từ máy bay chứ hông phải là đạn pháo hay bom mìn mang tới đặt vào xe phóng nha! :) :) :) :)

Tên lửa chống rada,như HARM hay KH-31.

luuminhhoang:
Coi một vòng lại thấy mịt mờ về kiến thức! mấy bác cho em hỏi tại sao máy bay Mig lại đặt tên theo số lẻ như Mig 17,19,21,23,25,29...
Và cách phân biệt một số máy bay như Mig 23 và Mig 25 Mig 29 và Mig 30, Mig 29 và Su 27.
Em là thành viên mới có gì không biết mong mấy anh chỉ giùm!

Triumf:
Xin giới thiệu bài viết "Tàu ngầm Nga tại Việt Nam" của Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, Canberra. Triumf hiệu đính qua bản dịch của Đức Tâm:


TÀU NGẦM NGA TẠI VIỆT NAM

Ngày 15/08/2012, báo Thanh Niên đã đưa tin là Việt Nam sẽ nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào cuối năm nay. Việt Nam còn đặt hàng 5 tàu ngầm Kilo khác và dự kiến sẽ tiếp nhận mỗi năm một chiếc. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam sẽ phát triển một hạm đội tàu ngầm hiện đại trong 5-6 năm tới (2016-2017).

Trong cuối những năm 1980, Việt Nam đã tìm cách mua chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Liên Xô. Đoàn thủy thủ được lựa chọn và được đào tạo trên chiếc tàu ngầm diesel Project 641 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Chương trình này đã bị Tổng bí thư Mikhail Gorbachev đình chỉ vì lo ngại làm cho Trung Quốc bực tức. Với sự sụp đổ của Liên Xô, hy vọng của Việt Nam có được tàu ngầm đã không thành hiện thực.
 
Trong thỏa thuận đổi gạo lấy vũ khí, năm 1997, Việt Nam đã mua hai chiếc tàu ngầm loại nhỏ, lớp Yugo của Bắc Triều Tiên. Các tàu này neo đậu tại Vịnh Cam Ranh để tu sửa. Trong 13 năm sau đó, các nhà phân tích không biết rõ khả năng hoạt động của các con tàu này. Tháng Giêng 2010, báo Tuổi Trẻ đã tiết lộ nhiều về sự tồn tại của Đoàn M96, một đơn vị tàu ngầm bí mật của Việt Nam, với bức ảnh chụp chiếc tàu ngầm Yugo và đoàn thủy thủ. Các tàu ngầm Yugo đã được sử dụng cho các hoạt động dưới đáy biển. Theo một tùy viên quân sự phương Tây ở Matxcơva, "Kinh nghiệm từ tàu ngầm loại nhỏ cung cấp nền tảng cơ bản cho sự hiểu biết cáchoạt động tàu ngầm và bảo trì."
 
Mong muốn của Việt Nam có được một chiếc tàu ngầm với kích cỡ thông thường đã tăng lên rõ rệt vào năm 1997 sau chuyến thăm cảng Cam Ranh của tàu ngầm Nga Project 636 lớp Kilo. Năm 2000, các thông tin, không được xác nhận, cho biết là ViệtNam và Nga đã ký biên bản ghi nhớ liên quan đến khả năng bán tàu ngầm. Cũng trong năm đó, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng trong đó có một điều khoản liên quan đến việc Hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm.
 
Bối cảnh
 
Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hảiquân Việt Nam. Hiện nay Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
 
Năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Việt Nam không thành công trongviệc tìm cách mua tàu ngầm thông thường từ Serbia. Sau đó, Việt Nam quay sang Nga và đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc để mua 6 tàu ngầm Project 636M lớp Kilo. Trong năm 2008, bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch nước Việt Nam đã có các chuyến công du Matxcơva để thúc đẩy thỏa thuận này.
 
Trong năm 2009, các nguồn tin từ giới công nghiệp Nga đã được công khai. Ngày 24/04, ông Vladimir Aleksandrov, Tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóngtàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
 
Hợp đồng chính thức mua 6 tàu ngầm lớp Kilo đã được ký kết tại Matxcơva giữa Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport và bộ Quốc phòng Việt Nam, trong tháng 12/2009. Tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.

Hợp đồng bán mua tàu ngầm Nga - Việt Nam, ngoài việc cung cấp 6 tàu ngầm, cũng bao gồm các điều khoản liên quan đến việc đào tạo thủy thủ đoàn và xây dựngmột cơ sở bảo trì trên bờ. Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
 
Tàu ngầm Project 636MV – lớp Kilo
 
Tàu ngầm Project 636MV chính là loại tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga, nhưng nó được biết đến nhiều hơn theo phân loại lớp Kilo mà NATO đưa ra. Kilo là một loại tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh (SSK). Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Chống tàu ngầm và tàu chiến, bảo vệ duyên hải, rải thủy lôi, trinh sát và tuần tra.

Việt Nam đã đặt mua loại tàu 636MV mới nhất, được cải tiến, với phạm vi hoạt động, tốc độ, sự chắc chắn, độ bền vững, các đặc tính âm thanh, tiếng động và hỏalực đều tốt hơn so với phiên bản trước đó. Tàu ngầm Project 636 lớp Kilo đã được Hải quân Mỹ mệnh danh là "lỗ đen" do mức độ tĩnh lặng của nó khi hoạt động. Khả năng tàng hình của tàu ngầm Project 636 đãđược cải tiến qua việc loại bỏ các van của khoang chứa nước và thân tàu được phủ nhiều lớp “ngói cao su” chống dội âm. Các lớp “ngói” này được gắn vào phần thân tàu và cánh ngầm nhằm hấp thụ sóng âm chủ động, qua đó, làm giảm và bóp méo các tín hiệu phản hồi. Các lớp “ngói chống dội âm” cũng ngăn chặn âm thanh phá tra từ trong tàu, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi sóng âm thụ động.

Tàu ngầm lớp Kilo cải tiến dài 73,8 mét (242 ft), rộng 9,9 m (32,4 ft), với mức mớn nước là 6,2 m (20,34 ft). Lượng choán nước khi nổi là 2.350 tấn và có thể lặn sâu đến một phần tư dặm. Tàu lớp Kilo cải tiến được trang bị động cơ diesel - điện, có phạm vi hoạt động 9.650 km (5.996 dặm) và có thể lặn liên tục 700 km (434 dặm),với tốc độ 2,7 hải lý (5 km/giờ) ở tốc độ thấp, yên tĩnh. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý (37 km/giờ). Việt Nam dường như đã không chọn loại tàu trang bị hệthống Air Propulsion độc lập có thể cho phép kéo dài thời gian hoạt động tuần tra.Thủy thủ đoàn của tàu lớp Kilo cải tiến có 57 người.
 
Tàu ngầm Project 636MV có 6 ống phóng ngư lôi 533 mm ở phía trước. Nó có thể mang tới 18 ngư lôi (6 nạp trong ống và 12 trên giá tiếp đạn) hoặc 24 mìn (mỗi ống có 2 quả và 12 quả trên giá tiếp đạn). Hai trong số các ống phóng ngư lôi được thiết kế để điều khiển từ xa việc phóng ngư lôi với độ chính xác rất cao. Tàu lớp Kilo cải tiến cũng có thể bắn tên lửa diệt hạm bằng ống phóng ngư lôi. Tàu lớp Kilo cũng mang tên lửa phòng không MANPADS Strela-3.

Trong tháng 6/2010, có tin nói rằng tổng chi phí hợp đồng mua tàu ngầm của ViệtNam đã tăng từ ước tính ban đầu là 1,8 – 2,1 tỷ đô la lên thành 3,2 tỷ đô la. Các chi phí bổ sung bao gồm cả việc trang bị vũ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết là các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ đượctrang bị loại ngư lôi 53 - 56 hoặc loại TEST-76 hạng nặng. Nguồn tin này cũng dự đoán rằng tàu lớp Kilo của Việt Nam sẽ được gắn tên lửa chống tàu chiến, như 3M-54E hoặc 3M-54E1. Trong tháng 7/2011, ông Oleg Azizov, đại diện của Công ty Rosoboronexport, khẳng định, Việt Nam sẽ nhận được loại tên lửa chống tàu chiến Novator Club-S (SS-N-27), với tầm bắn xa 300 km.
 
Môi trường hoạt động
 
Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo phục vụ các hoạt động trong vùng nước tương đối nông ở Biển Đông. Khi được đưa vào hoạt động, tàu ngầm sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của tàu thuyền bán quân sự nước ngoài và các tàu hải quân ở vùng biển ngoài khơi miền duyên hải Việt Nam và các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, các tàu ngầm lớp Kilo sẽ tạo phương tiện răn đe chống lại khả năng Trung Quốc có ý định nhanh chóng đánh chiếm một hòn đảo hoặc bãi đá mà Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông. Tổng quát hơn, tàu lớp Kilo sẽ cung cấp một khả năng chống tiếp cận khu vực, tuy khiêm tốn nhưng đủ mạnh, trước sự đe dọa của các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
 
Trước khi có được những khả năng này, Việt Nam sẽ phải đưa được số tàu ngầm lớp Kilo này vào trong cơ cấu lực lượng quân sự và vào quá trình chuyển đổi lực lượng chiến đấu trên không gian hai chiều (trên mặt nước và trên không) sang ba chiều (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước). Việt Nam cũng sẽ phải đảm bảo kinh phí để bảo trì và sửa chữa cho phép các tàu lớp Kilo có thể hoạt động, và phát triển khả năng cứu hộ tàu ngầm. Các nhà phân tích công nghiệp quốc phòng dự báo là việc sử dụng và khai thác có hiệu quả loại tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ ở trình độ nằm giữa Singapore và Indonesia. Các nhà phân tích này cho rằng việc Việt Nam phát triển một hạm đội tàu ngầm thực sự hiện đại trong những năm tới phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Nga và Ấn Độ.

twosoul:
Báo cáo mới của TSAMTO  ;D

VIỆT NAM CÙNG VỚI ẤN ĐỘ TRỞ THÀNH CÁC KHÁCH HÀNG LỚN NHẤT CỦA TRANG BỊ HẢI QUÂN NGA



Biên dịch: Nông Sơn Vũ - https://www.facebook.com/WarComissar


Theo TSAMTO (Trung tâm phân thương mại quân sự thế giới), ngày 31/8.
Việt Nam cùng với Ấn Độ trở thành các khách hàng lớn nhất của trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng các trang bị hải quân của Việt Nam có thể sánh ngang với các hợp đồng hiện đang được thực hiện với hải quân Ấn Độ.

Trong lĩnh vực hải quân thì chương trình lớn nhất giữa Nga và Việt Nam chính là việc chuyển giao 6 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 636.1 cho Hải quân Việt Nam. Vào cuối năm 2009, Rosoboronexport đã kí hợp đồng bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm Diesel-điện Kilo 636.1 trị giá khoảng 2 tỉ đôla. Theo như những thông tin đã có, tất cả các tàu ngầm Diesel-điện cho Việt Nam đều sẽ được trang bị các tổ hợp tên lửa tiên tiến Club-S.Ba tháng sau khi kí hợp đồng, đã bắt đầu tiến hành các cuộc thương lượng về việc xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng liên quan. Các chuyên gia đánh giá các số liệu tài chính của chương trình này có thể tương đương, thậm chí còn lớn hơn cả giá trị của các tàu ngầm. Việt Nam dự tính tiếp nhận một khoản tín dụng từ Nga, không những trong việc xây dựng các căn cứ cho tàu ngầm mà còn trong việc mua tàu các loại (bao gồm cả các tàu cứu hộ, tiếp tế) và các máy bay cho hải quân.

Song song với việc xây dựng hạm đội ngầm, Việt Nam cũng đã bắt tay vào hiện đại hoá các tàu chiến mặt nước lớp cơ bản, cũng như các tàu nhỏ với chủng loại và nhiệm vũ khác nhau. Phần lớn các chương trình hiện đại hoá tàu của Hải quân Việt Nam đều liên quan đến Nga.
Đặc biệt, việc chuyển giao các tàu tuần tiễu cho Việt Nam đang được tiếp tục. Các nguồn tin cho biết vào tháng 8 năm nay Việt Nam đã nhận 2 tàu tuần tiễu Svetlyak thuộc dự án 10412 được đóng tại xưởng tàu thuỷ Phương Đông, Vladivostok. Các chương trình chuyển giao tàu “Svetlyak” bắt đầu từ năm 2001. Mùa hè năm 2002 hai tàu tuần tiễu thuộc dự án 10412 (phiên bản xuất khẩu của “Svetlyak” Project 10410) mà Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thuỷ tại xưởng dóng tàu Almaz (Saint Peterburg). Cả hai được chuyển giao vào tháng 1 năm 2003. Giá trị mỗi chiếc vào khoảng 15 triệu đôla.

Việc xây dựng được hoàn thành trên cơ sở hợp đồng giữa phía Việt Nam với Rosoboronexport vào tháng 11 năm 2001. Thời điểm đó Việt nam cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục chương trình đóng mới các tàu Svetlyak (lúc đó bàn về việc đóng khoảng 10-12 tàu tuần tiễu loại này). Chương trình này được phát triển một phần vào mùa hè năm 2009, tại 2 nhà máy đóng tàu Almaz và Phương Đông của Nga đã khởi công đóng mới 4 tàu Svetlyak 10412 (mỗi nhà máy 2 chiếc) theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Xưởng đóng tàu Almaz đã chuyển 2 tàu trên cho khách hàng vào năm 2011. Tàu tuần tiễu thuộc dự án 10412 được phát triển tại công ty cổ phần thiết kế tàu biển Almaz vùng Peterburg. Tàu có khả năng đi biển tốt, tốc độ thiết kế 30 hải lý, hải đoàn gồm 28 người. Các tàu Svetlyak được biên chế nhằm bảo vệ biên giới biển, lưu thông ven bờ và chống đánh bắt cá trái phép.

Dự án lớn thứ hai trong phân khúc tàu loại nhỏ là chương trình cấp phép sản xuất các tàu Molnya. Vào thập niên 90 Việt Nam được cung cấp 4 tàu Molnya Project 1241RE với tổ hợp tên lửa Termit. Vào năm 1993 Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất các tàu tên lửa Project 1241.8 Molnya với tổ hợp tên lửa Uran. Việt chiển giao các tài liệu kĩ thuật, tiêu chuẩn và công nghệ cho việc đóng các tàu này bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2006 các quá trình chuẩn bị đã được bắt đầu. Theo như hợp đồng ký năm 2003, hai tàu Molnya 1241.8 project với tên lửa Uran được đóng tại Nga, và khoảng 10 tàu sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép. Tàu Molnya đầu tiên được trang bị tổ hợp Uran-E đã được chuyển cho Việt Nam năm 2007, chiếc thứ hai là năm 2008. Vào năm 2010 việc đóng các tàu còn lại cũng đã được khởi công ở xưởng đóng tàu tại thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ được tiến hành đến năm 2016.

Vào tháng 1 năm 2002 công ty Kronshtadt đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam bộ giả lập điều khiển toàn phần đầu tiên “Laguna-1241E”. Nhờ chương trình này, các thuỷ thủ Việt Nam đã hoàn thiện việc điều khiển 4 tàu tên lửa Project 2141RE với tổ hợp tên lửa Termit, được chuyển giao trong thập niên 90.
Hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này đã có bước phát triển lớn khi Việt Nam bày tỏ mong muốn mua các tổ hợp mô phỏng điều khiển dành cho 3 loại tàu chiến – Project 1241RE, Project 1241.8 và tàu chiến Gepard. Rosoboronexport vào tháng 9 năm 2006 đã kí hợp đồng với Hải quân Việt Nam về việc hiện đại hoá chương trình “Laguna-1241RE” và chuyển giao các chương trình mới cho các tàu tên lửa thuộc các dự án 1241RE và 1241.8 Molnya. Việc chuyển giao được thực hiện vào tháng 12 năm 2007.

Trong lĩnh vực tàu chiến mặt nước cơ bản, một dự án lớn với Việt Nam được thực hiện. Vào năm 2006 Rosoboronexport đã ký với Hải quân Việt Nam hợp đồng trị giá 350 triệu đô la với việc chuyển giao hai tàu khu trục Gepard 3.9 project 11661. Đơn vị phát triển dự án này là Cục thiết kế Zelenodolsk (ZPKB) và đơn vị thực hiện hợp đồng là nhà Máy đóng tàu Zelenodolskiy. ZPKB đã tiếp tục phát triển phiên bản hiện đại hoá của Project 11661 Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam, dựa trên các tàu tuần tiễu Tatarstan đã được trang bị cho Hạm đội Caspian của Hải quân Nga năm 2001.
Vào đầu tháng 3 năm 2011 tại căn cứ hải quân Cam Ranh đã diễn ra lễ kéo quốc kì Việt Nam trên chiếc tàu Gepard 3.9 đầu tiên. Chiếc tàu được đặt tên theo vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng. Chiếc thứ hai có tên là Lý Thái Tổ, cũng là một vị hoàng đế, cuối tháng 8 năm 2011 đã được biên chế chính thức trong Hải quân Việt Nam. Tàu khu trục Gepard có những đặc điểm tiên tiến về khả năng đi biển, tính cơ động, sức mạnh, khả năng điều khiển dễ dàng cũng như tầm hoạt động xa. Theo mong muốn của khách hàng Việt Nam sau khi chiếc đầu tiên được chuyển về, các cuộc tu sửa đã được tiến hành để cải thiện nội thất bên trong cho chiếc tàu thứ hai. Theo đánh giá của các chuyên gia, chiếc Gepard thứ 2 sẽ trở nên thuận tiện hơn trong bảo dưỡng và khai thác.

Các tàu khu trục thuộc Project 11661 được trang bị cho tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiêu trên không, có thể hoạt động độc lập hoặc theo nhóm. Chúng có thể đảm nhận vai trò hộ tống hoặc tuần tiễu. Vũ khí được trang bị bao gồm 2 tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E, 1 pháo AK-176M 76mm, 2 tổ hợp pháo 30mm AK-630M và các ống phóng ngư lôi 533mm. Lượng giãn nước 2100 tấn, tốc độ 28 hải lý (52km/h), thời gian hoạt động độc lập trên biển 20 ngày. Trên tàu có thể trang bị các trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31. Các tàu Gepard được đóng cho Việt Nam theo công nghệ Stealth (tàng hình). Theo các thông tin hiện có, vào tháng 12 năm 2011, thoả thuận giao thêm 2 tàu Gepard cho Việt Nam đã được đưa vào hợp đồng chính thức.

Phía Nga đang thương lượng với Việt Nam về việc chuyển giao thêm các tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion trong khuôn khổ các khoản tín dụng có mục đích của nhà nước phục vụ mua sắm một số loại vũ khí. Theo hợp đồng đầu tiên với Việt Nam năm 2010 và 2011 đã chuyển giao 2 tổ hợp tên lửa K-300P và Bastion-P. Việt Nam là khách hàng đầu tiên của Bastion với hợp đồng mua 2 tổ hợp loại này năm 2006. Tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion có khả năng đảm nhận vai trò phòng thủ vùng bờ biển trải dài 600km chống lại các cuộc đổ bộ của kẻ thù.
Tổ hợp K-300P “Bastion-P” là một trong những loại hiện đại nhất trên thế giới. Nó là một tổ hợp tên lửa cơ động, Được trang bị đồng bộ tên lửa siêu thanh chống hạm K-310 “Yakhont”. Phạm vi hoạt động đạt khoảng 300km. Hiện tại thoả thuận hợp tác sản xuất tên lửa Yakhont với Việt Nam cũng đang được tiến hành. Thoả thuận này ước tính vào khoảng 300 triệu đôla.

Phái đoàn của Trung tâm sửa chữa tàu Zvezdochka (Ngôi sao nhỏ) vào tháng 4 năm 2011 cũng đã tổ chức các cuộc thương lượng với Bộ chỉ huy Hải quân Việt Nam và ban lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu Vạn Xuân thuộc bộ quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam. Các bên đã thảo luận về vấn đề chuyển giao thiết bị, bảo dưỡng và hiện đại hoá các tàu cho Hải quân Việt Nam, cũng như xem xét triển vọng tham gia tái cấu trúc nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh của Zvedochka.

Hiện tại Việt Nam, với sự trợ giúp của các chuyên viên Nga, đang triển khai các dự án đóng 2 loại tàu cho hải quân: Tàu tuần tiễu dài 54m và tàu đổ bộ dài 71m. Tàu tuần tiễu đầu tiên TT400TP (HQ-272) của Việt Nam đã được đưa vào trang bị năm 2012. Trang bị của tàu phần lớn là các sản phẩm từ Nga, gồm các pháo AK-176 (bố trí ở mũi tàu), pháo 30mm AU AK-630 ở phía sau, một số súng máy và có thể là cả tên lửa phòng không. Tàu TT400TP thứ hai đang trong giai đoạn nghiệm thu, tàu thứ 3 đang được lên kế hoạch và có thể có thay đổi trong dự án, từ những kinh nghiệm thu được và các thành quả công nghệ quốc gia. Tàu đổ bộ HQ-571 “Trường Sa” đã được hạ thuỷ tại nhà máy đóng tàu Hải Phòng tháng 10 năm 2011 và được đưa vào trang bị tháng 3 năm 2012.


Theo http://armstrade.org/includes/periodics/mainnews/2012/0831/085914545/detail.shtml

tvm303:
Trích dẫn từ: luuminhhoang trong 04 Tháng Bảy, 2012, 02:00:23 pm

Mấy anh cho em hỏi! S-300 và S-400 đã có vũ khí tấn công vào nó chưa? nếu có nó là gì em rất quan tâm! em hỏi là vũ khí phong từ máy bay chứ hông phải là đạn pháo hay bom mìn mang tới đặt vào xe phóng nha! :) :) :) :)


Nói chung khắc tinh của các loại khí tài phòng không có sử dụng dẫn bắn radar đều là các loại tên lửa chống bức xạ mà các máy bay tiêm/cường kích mang theo trong các chiến dịch tấn công đường không.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page