Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:33:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng hợp các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng về QĐND Việt Nam  (Đọc 323788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 03:41:48 pm »

Chủ đề này được lập để lược trích hoặc đăng toàn văn các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng (đã chuyển ngữ sang tiếng Việt) về QĐND Việt Nam do các Cơ quan nghiên cứu, tổ chức và báo chí nước ngoài viết. Chủ yếu mang tính thông tin tham khảo, các bác hạn chế spam. Mong mọi người cùng chia sẻ xin chân thành cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2009, 03:56:07 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 03:42:06 pm »

Quân đội nhân dân Việt Nam - Vietnam Armed Forces

Tác giả: M. Abas
Đăng trên tạp chí ADJ số tháng 3 năm 2009


Giống như hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô (cũ), Việt Nam gặp rất nhiều thử thách khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề cuối năm 1989. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mất đi bầu sữa mẹ, vốn là nguồn viện trợ vũ khí hoặc bán với giá rẻ vì là đồng minh chiến lược, buộc phải chuyển sang mua bán theo giá thương mại mặc dù vẫn giữ quan hệ thân thiện.

Ví dụ, trong nhưng năm cuối khi Liên Xô gần sụp đổ, Việt Nam đã nhận được khoảng 70 máy bay tiêm kích bom Su-22 và tới 160 máy bay tiêm kích MiG-21. Hầu hết các máy bay này đều đã qua sử dụng nhưng với số lượng lớn chứng tỏ Liên Xô lúc đó đã rất thiện chí. Sự viện trợ này đã giúp Việt Nam đương đầu với cùng lúc 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà vào năm 1975. Nhờ được viện trợ quân sự mạnh mẽ mà Việt Nam không ngại ngần khi có bước phiêu lưu quân sự ở Cam-pu-chia, bất chấp cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

Tuy vũ khí trang bị được viện trợ nhiều, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, việc quan trọng là nâng cấp đã không được thực hiện. Ví dụ, năm 1996, Việt Nam mua 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-21UM đã qua sử dụng của Ukraine và năm 2006 nhận thêm 8 chiếc Su-22. Đối với Nga, trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mua một số Su-27K và Su-30MK để trang bị cho 1 trung đoàn cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1. Nga, Ukraine và các nước thuộc Khối hiệp ước Vác-xa-va cũ như Ba Lan và Rumania hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam......

Phát triển quân sự
......

Việt Nam chi bao nhiêu cho quân sự vẫn là bí mật quốc gia, tuy nhiên các ước tính cho rằng ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam từ 1 đến 4 tỷ USD (tùy nguồn). Với quân số thường trực khoảng 480.000 người đưa Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về lực lượng quốc phòng.....

Trong những hợp đồng mua sắm gần đây, Nga cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không. Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan. Trước khi các xe tăng T-72 được chuyển giao thì Việt Nam sử dụng chủ yếu loại xe tăng T-55 và T-62 vốn đã lạc hậu.

Không quân cũng được ưu tiên với việc được trang bị cho 1 trung đoàn với 17 chiếc Su-27SK/UBK và Su-30K. Các báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam muốn có thêm 1 trung đoàn trang bị máy bay Sukhoi thế hệ mới để thay thế cho các máy bay MiG-21 và Su-22 có từ những năm 1960 và 1970. Các máy bay Sukhoi được trang bị tên lửa không đối không tầm gần R-73 và tầm trung ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (AA-12) cũng như các loại tên lửa không đối đất như AS-14 và AS-17. Về phòng không, Việt Nam có 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 (12 xe mang phóng) nhập từ Nga trị giá 300 triệu USD. các hệ thống phòng không này được chuyển giao năm 2005, hai năm sau khi hợp đồng được công bố. Có tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua các tổ hợp phòng không hiện đại hơn S-300PMU2 Favorit. Phiên bản tên lửa phòng không mới nhất này có tên lửa mới, có chế độ dẫn bắn tốt hơn vatamf bắn lên tới 200km so với 150km của S-300PMU1.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2009, 04:39:49 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
bichngoc
Thành viên
*
Bài viết: 185


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 11:46:05 pm »

Quân đội nhân dân Việt Nam - Vietnam Armed Forces

Tác giả: M. Abas
Đăng trên tạp chí ADJ số tháng 3 năm 2009


Giống như hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô (cũ), Việt Nam gặp rất nhiều thử thách khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề cuối năm 1989. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mất đi bầu sữa mẹ, vốn là nguồn viện trợ vũ khí hoặc bán với giá rẻ vì là đồng minh chiến lược, buộc phải chuyển sang mua bán theo giá thương mại mặc dù vẫn giữ quan hệ thân thiện.

Ví dụ, trong nhưng năm cuối khi Liên Xô gần sụp đổ, Việt Nam đã nhận được khoảng 70 máy bay tiêm kích bom Su-22 và tới 160 máy bay tiêm kích MiG-21. Hầu hết các máy bay này đều đã qua sử dụng nhưng với số lượng lớn chứng tỏ Liên Xô lúc đó đã rất thiện chí. Sự viện trợ này đã giúp Việt Nam đương đầu với cùng lúc 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà vào năm 1975. Nhờ được viện trợ quân sự mạnh mẽ mà Việt Nam không ngại ngần khi có bước phiêu lưu quân sự ở Cam-pu-chia, bất chấp cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

Tuy vũ khí trang bị được viện trợ nhiều, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, việc quan trọng là nâng cấp đã không được thực hiện. Ví dụ, năm 1996, Việt Nam mua 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-21UM đã qua sử dụng của Ukraine và năm 2006 nhận thêm 8 chiếc Su-22. Đối với Nga, trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mua một số Su-27K và Su-30MK để trang bị cho 1 trung đoàn cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1. Nga, Ukraine và các nước thuộc Khối hiệp ước Vác-xa-va cũ như Ba Lan và Rumania hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam......

Phát triển quân sự
......

Việt Nam chi bao nhiêu cho quân sự vẫn là bí mật quốc gia, tuy nhiên các ước tính cho rằng ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam từ 1 đến 4 tỷ USD (tùy nguồn). Với quân số thường trực khoảng 480.000 người đưa Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về lực lượng quốc phòng.....

Trong những hợp đồng mua sắm gần đây, Nga cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không. Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan. Trước khi các xe tăng T-72 được chuyển giao thì Việt Nam sử dụng chủ yếu loại xe tăng T-55 và T-62 vốn đã lạc hậu.

Không quân cũng được ưu tiên với việc được trang bị cho 1 trung đoàn với 17 chiếc Su-27SK/UBK và Su-30K. Các báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam muốn có thêm 1 trung đoàn trang bị máy bay Sukhoi thế hệ mới để thay thế cho các máy bay MiG-21 và Su-22 có từ những năm 1960 và 1970. Các máy bay Sukhoi được trang bị tên lửa không đối không tầm gần R-73 và tầm trung ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (AA-12) cũng như các loại tên lửa không đối đất như AS-14 và AS-17. Về phòng không, Việt Nam có 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 (12 xe mang phóng) nhập từ Nga trị giá 300 triệu USD. các hệ thống phòng không này được chuyển giao năm 2005, hai năm sau khi hợp đồng được công bố. Có tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua các tổ hợp phòng không hiện đại hơn S-300PMU2 Favorit. Phiên bản tên lửa phòng không mới nhất này có tên lửa mới, có chế độ dẫn bắn tốt hơn vatamf bắn lên tới 200km so với 150km của S-300PMU1.
bác có thể cho cháu nguồn cái dòng mà cháu bôi đỏ được khôn ạ
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 01:02:41 am »

 Bài đầu tiên của topic:
1. Chủ đề này được lập để lược trích hoặc đăng toàn văn các báo cáo, nghiên cứu và tin tức quốc phòng (đã chuyển ngữ sang tiếng Việt) về QĐND Việt Nam do các Cơ quan nghiên cứu, tổ chức và báo chí nước ngoài viết. Chủ yếu mang tính thông tin tham khảo.
=> (các) bạn cần đọc kỹ trước khi đưa ra câu hỏi!

2. ... vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan...
=>Từ cần lưu ý ở đây là "được cho" có thể được hiểu là đối với người viết bản báo cáo đó, thông tin về vấn đề này cũng chỉ ở dạng nghi vấn, không khẳng định chắc chắn.
Logged
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:43:24 pm »

Quân đội nhân dân Việt Nam - Vietnam Armed Forces

Tác giả: M. Abas
Đăng trên tạp chí ADJ số tháng 3 năm 2009


Giống như hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô (cũ), Việt Nam gặp rất nhiều thử thách khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng nặng nề cuối năm 1989. Liên Xô sụp đổ, Việt Nam mất đi bầu sữa mẹ, vốn là nguồn viện trợ vũ khí hoặc bán với giá rẻ vì là đồng minh chiến lược, buộc phải chuyển sang mua bán theo giá thương mại mặc dù vẫn giữ quan hệ thân thiện.

Ví dụ, trong nhưng năm cuối khi Liên Xô gần sụp đổ, Việt Nam đã nhận được khoảng 70 máy bay tiêm kích bom Su-22 và tới 160 máy bay tiêm kích MiG-21. Hầu hết các máy bay này đều đã qua sử dụng nhưng với số lượng lớn chứng tỏ Liên Xô lúc đó đã rất thiện chí. Sự viện trợ này đã giúp Việt Nam đương đầu với cùng lúc 2 cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà vào năm 1975. Nhờ được viện trợ quân sự mạnh mẽ mà Việt Nam không ngại ngần khi có bước phiêu lưu quân sự ở Cam-pu-chia, bất chấp cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

Tuy vũ khí trang bị được viện trợ nhiều, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, việc quan trọng là nâng cấp đã không được thực hiện. Ví dụ, năm 1996, Việt Nam mua 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-21UM đã qua sử dụng của Ukraine và năm 2006 nhận thêm 8 chiếc Su-22. Đối với Nga, trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã mua một số Su-27K và Su-30MK để trang bị cho 1 trung đoàn cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1. Nga, Ukraine và các nước thuộc Khối hiệp ước Vác-xa-va cũ như Ba Lan và Rumania hiện vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam......

Phát triển quân sự
......

Việt Nam chi bao nhiêu cho quân sự vẫn là bí mật quốc gia, tuy nhiên các ước tính cho rằng ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam từ 1 đến 4 tỷ USD (tùy nguồn). Với quân số thường trực khoảng 480.000 người đưa Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về lực lượng quốc phòng.....

Trong những hợp đồng mua sắm gần đây, Nga cung cấp một số lượng lớn vũ khí trang bị từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không. Tuy nhiên, vào năm 2005, Việt Nam được cho là đã mua tới 150 chiếc xe tăng T-72 đã qua sử dụng bao gồm cả phụ tùng và đạn dược từ Ba Lan. Trước khi các xe tăng T-72 được chuyển giao thì Việt Nam sử dụng chủ yếu loại xe tăng T-55 và T-62 vốn đã lạc hậu.

Không quân cũng được ưu tiên với việc được trang bị cho 1 trung đoàn với 17 chiếc Su-27SK/UBK và Su-30K. Các báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam muốn có thêm 1 trung đoàn trang bị máy bay Sukhoi thế hệ mới để thay thế cho các máy bay MiG-21 và Su-22 có từ những năm 1960 và 1970. Các máy bay Sukhoi được trang bị tên lửa không đối không tầm gần R-73 và tầm trung ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (AA-12) cũng như các loại tên lửa không đối đất như AS-14 và AS-17. Về phòng không, Việt Nam có 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 (12 xe mang phóng) nhập từ Nga trị giá 300 triệu USD. các hệ thống phòng không này được chuyển giao năm 2005, hai năm sau khi hợp đồng được công bố. Có tin cho rằng Việt Nam đang đàm phán để mua các tổ hợp phòng không hiện đại hơn S-300PMU2 Favorit. Phiên bản tên lửa phòng không mới nhất này có tên lửa mới, có chế độ dẫn bắn tốt hơn vatamf bắn lên tới 200km so với 150km của S-300PMU1.

Nga hiện đang thực hiện các hợp đồng cung cấp 12 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa và 2 tàu frigate (khinh hạm) cũng như các tổ hợp tên lửa bờ (theo cách gọi của Quân đội Nhân dân Việt Nam về các hệ thống tên lửa đất đối hải - phòng thủ bờ biển) cho hải quân Việt Nam. 10 chiếc trong tổng số 12 chiếc tàu tuần tiễu tên lửa Molniya sẽ được thực hiện tại 1 tổ hợp đóng tàu của Việt Nam. Tổng giá trị của hợp đồng này có thể lên tới xấp xỉ 1 tỷ USD. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc đào tạo các kíp thủy thủ vận hành những tàu tên lửa thế hệ mới, Hải quân Việt Nam cũng đã mua một hệ thống huấn luyện mô phòng từ Nga.

2 tàu khinh hạm lớp Gepard 3.9 được Việt Nam đặt mua năm 2006 với giá 300 triệu USD và sẽ được giao trong năm nay và năm 2010. Ngoài hợp đồng mua tàu Gepard, Hải quân Việt Nam, hiện đang vận hành 4 tàu tuần tiễu tên lửa Tarantul-I, sẽ đưa vào trang bị 2 tàu Tarantul-V vào cuối năm nay. Các tàu mới này cũng được đặt mua từ năm 2006 với giá 120 triệu USD và được đóng ở Tổ hợp đóng tàu Vympel của Nga. Các nhà phân tích quân sự trong khu vực lưu ý rằng, trong một thập kỷ gần đây, Việt Nam gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra ở biển Nam Trung Hoa, vốn được coi là một trong những vùng biển có tiềm năng nhất thế giới về trữ lượng dầu khí. Mặc dù các nhà phân tích cho rằng nguy cơ xung đột quân sự ở quần đảo Trường Sa chưa thật hiện hữu, nhưng Hải quân Việt Nam rõ ràng là không hề "xuống cấp" cảnh giác khi mà dầu mỏ hiện đang đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, với tư cách là một ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch đứng hàng đầu.

Chính vì lẽ đó, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN trang bị các hệ thống tên lửa bờ SS-N-25 Switchblade, được giao trong thời gian từ năm 2004 tới năm ngoái (Triumf: có lẽ tác giả có nhầm lẫn). Có khoảng 120 quả tên lửa loại này đã được mua, với tầm bắn tới 130km, chúng sẽ tạo thành một cái ô bảo vệ đặc biệt hiệu quả trước các cuộc tiến công đường biển ồ ạt giống như Hải quân Mỹ đã thực hiện trong chiến tranh Việt Nam. Sự suy giảm của kinh tế thế giới đã tác động tới những chương trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam. Với hầu hết vũ khí khí tài được trang bị trong khoảng cuối những năm 1970 và 1980 đã tới cuối vòng đời sử dụng, vì vậy sẽ tạo sức ép lớn để quân đội buộc phải thực hiện chu trình mua sắm mới. Như đã đề cập ở trên, Không quân Việt Nam đang thực hiện trang bị trung đoàn Sukhoi Flanker (Su-27/30) mới để thay thế các đơn vị MiG-21 và Su-22 đã lỗi thời và sắp hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, các máy bay huấn luyện phản lực L-39 Albatros và L-29 Delphin đã già cỗi, cần phải nâng cấp nếu muốn kéo dài tuổi thọ.

Các vũ khí lỗi thời khác cũng cần phải được thay thế hay nâng cấp bao gồm các đơn vị trực thăng, đang vận hành các loại trực thăng vận tải Mi-8/17 và trực thăng tiến công Mi-24, vốn đã đưa vào sử dụng từ hơn 20 năm trước. Các máy bay vận tải An-26 Curl gồm khoảng 50 chiếc được chuyển giao từ 1981 đến 1984, cũng hứa hẹn một gói nâng cấp béo bở cho các nhà thầu giống như các máy bay trực thăng.

Một điều rõ ràng là trong hai thập kỷ vừa qua, các chương trình mua sắm của Việt Nam chủ yếu tập trung cho không quân và hải quân, giống như tình trạng của lục quân trong những năm 1980. Hầu hết các vũ khí trang bị của lục quân đã đến thời điểm phải nâng cấp và sửa chữa lớn khi mà chúng đã tham chiến liên tục ở chiến trường Cam-pu-chia và cuộc xung đột biên giới toàn diện với Trung Quốc. Thêm nữa, nếu các chương trình mua sắm hay hiện đại hóa bị đình lại hoặc thậm chí phải hủy bỏ thì có lẽ Lục quân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

HẾT

P/S: Có thể có một số chỗ chuyển ngữ chưa thật chính xác, mong các bác thông cảm.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 07:00:45 pm »

Cảm ơn bác Chai!  Một thông tin tham khảo tuyệt vời! Grin
Logged
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 11:24:51 am »

The Straits Times (Singapore)
January 4, 2010 Monday

QUÁ NHIỀU, QUÁ SỚM?
Robert Karniol, Defence Writer

Có một câu của miệng lưu truyền trong giới các nhà phân tích quân sự rằng rất dễ để nhận thấy: Việc mua sắm một số vũ khí, trang bị hiên đại, tinh xảo không nhất thiết phải liên quan đến yếu tố hiệu quả. Việc chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất của Thái Lan HTMS Chakri Naruebet năm 1997 là một ví dụ điển hình. Hơn một thập kỷ sau đó, có vẻ ví dụ vẫn còn giá trị. Việc Việt Nam gần đây đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí trang bị được cho là một hoạt động gây xôn xao dư luận. Quân đội nhân dân Việt Nam – một lực lượng đáng gờm ngay từ khi được thành lập năm 1944, nhưng được xem như đang suy yếu kể từ đầu thập niên 1990. Nguyên nhân dễ thấy là Quân đội bị tổn thất không nhỏ trong cuộc chiến ở Campuchia, nền kinh tế xuống dốc và Mạc Tư Khoa ngưng viện trợ.

Hà Nội tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986 dưới chương trình Đổi Mới, đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Dù vậy, trong một giai đoạn kéo dài tới gần 20 năm, việc mua sắm quốc phòng diễn ra rất nhỏ giọt, khiến Quân đội hết sức lo ngại khi phần lớn vũ khí trang bị vốn được sản xuất từ những năm 1960 trở nên lạc hậu nhanh chóng. Trong giai đoạn này Hà Nội chỉ mua một số máy bay tiêm kích hiện đại Su-27. Theo đó, hợp đồng đầu tiên mua 6 chiếc ký năm 1995 so với 26 chiếc của Trung Quốc mua năm 1992. Đáng kể hơn, hiện nay Trung Quốc đã kết nối được các máy bay hiện đại của họ với các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C) giúp họ nhân lên gấp bội khả năng tác chiến không gian. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu tiên tiến của Việt Nam không có được khả năng này, khiến cho năng lực tác chiến hạn chế hơn so với khả năng thực sự của chúng.

Sau gần hai thập kỷ im hơi lặng tiếng trong lĩnh vực mua sắm quốc phòng, gần đây, với nền kinh tế phát triển nhanh và nhu cầu ngày càng lớn của quân đội, Hà Nội đang ngày càng quan tâm tới việc hiện đại hóa nền quốc phòng. Trong bài phát biểu nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kêu gọi Quân đội tiến hành đẩy mạnh hiện đại hóa. Vài tuần trước đó, phát biểu trong Lễ công bố Sách trắng Quốc phòng 2009, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã nêu bật nhu cầu và xu hướng hiện đại hóa quân đội là tất yếu, song song với sự phát triển của nền kinh tế.
Gần như cùng thời gian, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở Mạc Tư Khoa để ký kết các hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo-636MV (mang tên lửa Club-S) và 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MV. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng có các chuyến thăm tới Pháp để tìm kiếm cơ hội mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải, và Washington  để thúc đẩy Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí. Cũng trong tháng 12 năm ngoái, cho dù chưa công bố chính thức nhưng Hà Nội đã đạt được thỏa thuận mua 3 máy bay thủy phi cơ DHC-6 Series 400 từ công ty Viking Air của Canada để trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân mới được thành lập cho nhiệm vụ tuần tiễu biển. Trang bị đi kèm còn có các radar kiểm soát biển đa chế độ EL/M 2022(V)3 từ Công ty Elta Electronics của Israel, với thời hạn giao hàng bắt đầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng. Các máy bay tuần tiễu biển này sẽ cùng các tàu ngầm tạo cho hải quân Việt Nam trở thành lực lượng có khả năng tác chiến không gian 3 chiều (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước).

“Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trong vòng 6 năm tới sẽ là một trong những thử thách lớn nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) dựa chủ yếu vào lục quân vốn chỉ có kinh nghiệm nhất định trong việc phối hợp không gian 2 chiều, chứ đừng nói đến không gian 3 chiều”, Giáo sư Carlyle Thayer – một chuyên gia quốc phòng về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia ở Thủ đô Canberra, phát biểu.

“Việt Nam cần phải phát triển học thuyết hải quân để tung phóng sức mạnh khi nhận được các tàu ngầm Kilo. Nhưng quan trọng hơn, nó cần phải đảm bảo các nguồn lực ổn định – bao gồm cả tài chính – để duy trì khả năng chiến đấu của các tàu ngầm này. Một câu hỏi quan trọng là sẽ mất bao nhiều lâu kể từ khi được chuyển giao thì các tàu ngầm này mới đạt được hiệu quả hoạt động và phối hợp với các lực lượng hiện có”. Giáo sư Thayer dự đoán rằng VPA sẽ là lực lượng mới nổi có khả năng tương tự với Singapore và Indonesia. Các quốc gia này đã đưa vào vận hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả các tàu ngầm của họ phối hợp với cấu trúc các lực lượng hiện có nhưng không lâu sau đó mới nhận thấy gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và cung cấp tài chính cho lực lượng dưới mặt nước của họ.

Tuy nhiên, có thể VPA sẽ gặp ít rắc rối hơn do đã có kinh nghiệm vận hành các máy bay trực thăng săn ngầm, ví dụ, nếu Hà Nội quyết định hiện đại hóa hạm đội hải quân hiện tại, thậm chí chuyển sang tiến hành các chiến dịch tiến công đường biển bằng việc sử dụng 2 chiếc tàu (khinh hạm) hộ vệ tên lửa lớp Gepard đang đặt mua của Nga. Dù vậy, khi chưa triển khai được khả năng tích hợp, chỉ huy đồng bộ giữa các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C) với máy bay chiến đấu và lực lượng mặt đất – mặc dù tới đây có thể sẽ được Không quân triển khai – thì nhiệm vụ này không hề dễ dàng.

Nhưng còn một nhân tố khác cần phải cân nhắc. Đó là tiến trình hiện đại hóa sẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn để “tiêu hóa” được những khả năng mới, nếu không VPA sẽ bị “bội thực bởi ăn quá nhanh”.

P/S: Triumf chuyển ngữ tiếng Việt có đoạn diễn đạt thoáng ý hơn một chút.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2010, 11:47:00 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 11:27:59 am »

Bác Triumf có thể làm 1 bài tổng kết về các hợp đồng QP của VN trong 5, 10 năm gần đây không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Triumf
Trung tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 11:31:53 am »

Bác Triumf có thể làm 1 bài tổng kết về các hợp đồng QP của VN trong 5, 10 năm gần đây không ạ?
Uh, anh đang chờ bọn SIPRI tung tài liệu ra là làm ngay. Chắc khoảng cuối tháng 3.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 04:31:46 pm »

Tác giả bài báo này đáng xếp vào hạng hạ lưu, trình độ bằng 0 nhưng thừa sự hỗn láo, nhưng vì nó được đăng tận Bangkokpost nên cũng chuyển về đây để các bác xem người nghĩ về ta thế nào (bản thân bài báo trên BKKP cũng đã bị độc giả mọi quốc tịch tặng vài xe ben đá rồi).

Cần xem lại việc gia tăng sức mạnh quân sự này
Published: 21/12/2009

http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/29667/rethink-this-arms-buildup
 
Việt Nam đã mua một số lượng vũ khí lớn từ những người bạn Nga truyền thống, việc này sẽ làm gia tăng căng thẳng khu vực và sẽ tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình. Sự bí mật của vụ mua bán này cũng là rất đáng tiếc. Tin tức về việc mua bán tàu ngầm và những máy bay chiến đấu tiên tiến đã rò rỉ ra bên ngoài Châu Âu trong khi Hà Nội vẫn kín tiếng. Đây là vụ mua bán vũ khí lớn trong khu vực kể tử khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Vì vậy, Hà Nội cần giải thích rõ về việc này.
Tin từ Nga tuần trước cho biết một hợp đồng lên tới 2 tỷ đô la (70 tỷ bạt) đã được ký kết nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đã khẳng định điều này tại một cuộc họp báo, rằng ông đã thỏa thuận mua vũ khí nhưng không cho biết chi tiết. Các nguồn tin từ Mátxcơva chỉ ra rằng ông đã mua một số lượng lớn vũ khí. Điều đáng lo ngại là số máy bay chiến đấu SU-30 mà ông Dũng ký mua là quá tiên tiến so với các lực lượng không quân khu vực.
Đáng lo ngại hơn là vụ mua bán này gồm cả 6 tàu ngầm lớp Kilo. Việc này đã mang lại cho lực lượng Hải quân Việt Nam loại vũ khí mà các đối tác trong ASEAN của Hà Nội không có. Trong hai thập kỷ qua, các cơ quan chính quyền Thái luôn nhất quyết bác bỏ yêu cầu của giới lãnh đạo quân đội/hải quân về việc mua sắm tàu ngầm. Các chuyên gia đều nhất trí cho rằng không cần mua sắm tàu cho việc tuần tiễu vùng biển nông của nước này, và điều này cũng đúng với Việt Nam.
Lý do rõ ràng duy nhất cho việc Việt Nam bổ sung tàu ngầm vào kho vũ khí của lực lượng hải quân là việc tăng cường khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo ngoài khơi. Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với nhiều đảo không có người ở, nhất là quần đảo Hoàng Sa ở bờ biển phía Đông và quần đảo Trường Sa trong vùng nước ASEAN (?).
Tất nhiên (?), Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này. Trung Quốc cũng có tàu ngầm và Đài Loan-một bên khác cũng khẳng định chủ quyền-cũng có. Có lẽ đây chính là yếu tố chính khiến ông Dũng đưa ra quyết định ký một tấm séc giá trị lớn cho các nhà sản xuất vũ khí ở Mátxcơva để mỗi năm giao một chiếc tàu ngầm mới và hiện đại cho Hải quân nước ông. Tuy nhiên, quyết định đó thật sự đáng ngạc nhiên và không thích hợp. Việc này sẽ có ảnh hưởng to lớn và không hề tích cực.
Quyết định của Chính phủ Việt Nam tăng cường lực lượng không quân và Hải quân cho thấy hai khả năng. Khả năng thứ nhất là Hà Nội ngày càng quan ngại về khả năng bị xâm chiếm ở vùng biển còn tranh chấp. Và nếu vậy thì đó cũng là một tin xấu đối với các nước láng giềng. Hoặc, Việt Nam dự định chủ động thực hiện các hành động và trở nên cứng rắn hơn trong việc khẳng định chủ quyền. Điều đó là không chấp nhận được.
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 sau hàng thập kỷ đối đầu căng thẳng với cả khối-kể cả va chạm quân sự với Thái Lan sau khi đưa quân vào Campuchia năm 1977. Trong 14 năm qua, Việt Nam đã là một người hàng xóm rất tốt, nhất là khi tính đến những xung đột quân sự và chính trị trước đây. Ứng xử của họ đã làm dịu đi sự lo ngại của các đối tác ASEAN cũng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa như Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines, ngoài Trung Quốc và Đài Loan.
Việt Nam nên nghĩ lại các kế hoạch có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong ASEAN. Nếu không, Việt Nam phải cung cấp đủ chi tiết các hoạt động mua bán vũ khí cho công chúng cũng như nêu lý do của việc đó. Giới lãnh đạo ASEAN, trước hết là ông Tổng thư ký Surin Pitsuwan, phải nêu trực tiếp vấn đề này với Hà Nội. Xét về góc độ kinh tế và chính trị, chẳng có lý do nào hợp lý để Việt Nam khởi xướng một chương trình tái vũ trang mới.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2010, 04:37:19 pm gửi bởi SukhoiSu-47Berkut » Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM