Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:38:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất núi Mường Khương  (Đọc 55173 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 05:14:48 pm »

Nghe Sơn nói, tên Phù giật mình. Hắn lấm lét hết nhìn Sơn lại nhìn xuống đất như muốn chui xuống để khỏi tự mình khai hết những việc làm phản phúc của mình. Hắn nhìn ra xung quanh. Hai chiến sĩ và cô Thào Xeo Xay súng lăm lăm trong tay. Đôi mắt người nào cũng sáng quắc nhìn chằm chằm vào hắn. Hắn cúi xuống. Hắn cảm thấy đôi mắt của Xay nhìn hắn như muốn thiêu cháy con người hắn. Bất giác hắn nhìn lên. Khi nhìn lại đôi mắt to tròn đầy căm giận của Xay thì hắn ngồi bệt xuống. Hắn lùi dần, lùi dần về phía sau như muốn chạy trốn đôi mắt của cô gái H'mông-Người bạn gái rất thân của vợ hắn trước đây. Như đọc được những suy nghĩ của hắn, Thào Xeo Xay thét lên:

-Voòng Kim Phù, mày phải khai đi. Mày là thằng ăn quả chặt cây, uống rượu đập ống. Tại sao mày giết mẹ con Pàng. Có phải mẹ con Pàng đã biết việc mày làm phản phúc nên mày giết đi để bịt đầu mối phải không?-Xay nói, nước mắt cô trào ra vì căm tức tên phản bội: vì thương người bạn gái xinh đẹp, xấu số.

-Nhưng… thưa ông-Phù ngước mắt nhìn Sơn-Dựa trên cơ sở nào mà ông và mọi người lại buộc tội cho tôi giết vợ con. Tôi yêu vợ con biết chừng nào-Hắn lại khóc rống lên-Không, không, chuyện này thì quả các ông đã vu khống cho tôi.


Sơn vẫn kiên trì. Anh chờ tên Phù tự khai ra những việc làm đen tối của hắn. Nhưng hắn đã tỏ ra xảo trá hơn. Sơn đứng phắt dậy. Sự cương trực và kiên quyết là đức tính của người xứ Nghệ hiện rõ trên khuôn mặt anh. Tay trái anh cầm cổ áo tên Phù xốc hắn đứng dậy, tay phải anh tát luôn hai cái thạt mạnh vào bộ mặt ghê tởm của hắn. Đôi mắt anh đổ ngầu căm giận: “Này vu khống. Này vu khống”. Nhưng rồi anh lại trấn tĩnh được ngay. Anh đẩy hắn ngồi xuống đất: “Mày biết rằng, lòng kiên trì của người ta cũng chỉ có giới hạn. Mày phải trả lời đây. Buổi sáng trước khi mẹ con chị Pàng chết, ai lên nương hái rau?”

-Thưa ông, tôi!

-Ai nấu cháo canh rau cải?

-Thưa ông, vì vợ tôi đi tuần tra chưa về, nên tôi nấu rồi lên nương. Khi tôi về thì đã thấy cảnh đau thương ấy xảy ra.

Xay xông tới. Cô chỉ vào mặt Phù, thét lên:

-Chính mày đã bỏ lá ngón vào chảo canh để giết mẹ con Pàng.

Miệng Phù há hốc. Mặt hắn tái đi như người bị điểm trúng huyệt.

Hắn lại ngã khuỵu xuống. Sơn đến nắm cổ áo hắn kéo xốc hắn dậy:

-Mày báo về bên kia: “Đã dập tắt tàn lửa”… có phải là tàn lửa tắt là việc mày đã giết mẹ con chị Pàng không?


Tên Phù cúi gằm xuống như người chịu tội. Hắn lúc lắc cái đầu, khoát một cử chỉ khuất phục! Sơn dịu giọng nói với hắn.

-Khai hết đi! Người Việt Nam chúng tôi rất nhân đạo. Những tên giặc sang cướp của giết người, đốt phá làng bản của chúng tôi, nhưng khi chúng đã nhận ra là chúng bị lừa gạt, bị đẩy đi gây tội ác để phục vụ quyền lợi cho bọn phản động cầm quyền ở Bắc Kinh, chúng xin được tha tội, xin được ở lại đất nước chúng tôi làm ăn, chúng tôi sẵn sàng cho ở, và bảo đảm cho cuộc sống. Như tên Lưu Ngọc chẳng hạn. Anh khai đi.
Phù nằm phủ phục. Hắn khóc:

-Nhưng thưa ông! Tôi rất yêu vợ con tôi. Nhưng… nhưn vợ tôi đã ngăn cản việc làm của tôi. Nhiều lần cô ta còn dọa sẽ báo với bộ đội biên phòng những việc tôi làm. Thưa ông! Xin ông hiểu cho, việc đau đớn này hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi-Hắn rên rỉ.

-Thế thì ai giết. Ai đã giết mẹ con chị Pàng?

Phù mếu máo, rồi hắn khóc. Hắn khóc thật sự. Những câu hỏi dồn, những câu căn vặn của Sơn đã buộc hắn phải kể lại cái tội ác ghê tởm hắn đã gây ra:

…Vào một buổi chiều sương đã trắng ngọn mai. Tiếng con chim gâu đã kêu gióng giả, nỉ non ở góc núi. Thào Xeo Pàng thấy chồng về bản muộn hơn mọi ngày, cô vội chạy lên nương tìm chồng. Bởi chiều đó, bố cô cho miếng thịt nai vừa săn được. Pàng đã nấu xong. Pàng đợi chồng về ăn. Và nữa, sương lạnh đã xuống rồi. Bên bếp lửa cái ghế chồng ngồi uống rượu còn để trống: nơi dệt vải thêu hoa của Pàng ở cuối nhà chưa ai buộc dây. Tình vợ chồng trẻ người H'mông thơm như nắm xôi nếp cẩm. Pàng lên nương không thấy chồng. Pàng đến lều cạnh cũng không thấy chồng. Bốn góc rừng đã mờ tối. Bốn góc trời sương đã bay. Pàng nhìn lên đồi cao thấy chồng đang lúi húi trên đó. Pàng chạy lên. Phù đang nói vào chiếc máy thông tin để liên lạc với bên kia. Pàng bàng hoàng, cô không hỏi thêm Phù điều gì nhưng cô đã hiểu ra tất cả. Biết không thể giấu được vợ, Phù xuống đồi giấu máy vào hang đá rồi cùng vợ đi về… Phù đã nói hết với vợ công việc làm của hắn. Phù nói trắng ra rằng 12 năm hắn sang đất Việt Nam là để làm việc này đây. Bởi Phù biết rừng, Pàng rất yêu hắn, đã có con với hắn. Hắn biết rằng có người vợ nào lại đang tâm báo cho bộ đội đến bắt chồng mình đưa đi. Và như hắn bị bắt thì Pàng cũng chả sung sướng gì. Pàng đau đớn, Pàng căm tức, Pàng buồn quay guồng tơ, guồng tơ như khóc. Đạp khung cửi, khung cửi cũng như than với người Pàng nén tức giận, cô khuyên chồng từ bỏ việc làm tội lỗi đó đi, để tình nghĩa vợ chồng được trọn vẹn. Pàng khuyên Phù hai lẽ, một là huỷ chiếc máy đi, cắt hẳn quan hệ với bên ấy, hai là đưa máy ra nộp rồi nhận hết lỗi lầm với bộ đội biên phòng thì chắc sẽ được an toàn tính mạng. Pàng tỷ tê với Phù: “Anh đừng như con chim chìa vôi uống nước rồi lắc mỏ, vỗ cánh bay đi; anh đừng bạc nghĩa với đất này như thế, với bản H'mông, với tình thương yêu của vợ con anh như thế. Làm như thế, anh sẽ là người không tốt đâu”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 05:16:24 pm »

Hai tay hắn nắm chặt. Hắn tròn mắt nhìn vợ:

-Thì ra cô khuyên tôi đầu hàng, phản lại tổ quốc tôi sao-Phù hạ giọng-vả lại nếu làm như thế, người bên ấy họ không để tôi sống. Cô muốn giết tôi sao? Bao năm nay nhà ta có cuộc sống đầy đủ, có nhiều tiền, có đàn trâu, có quần áo đẹp là do tiền của bên ấy thưởng cho tôi làm những công việc này.

Phù khuyên Pàng bế con chạy sang bên kia biên giới để lánh đi rồi hắn sẽ thu xếp chạy sang sau. Pàng nói với hắn, giọng cô cay đắng:

-Thì ra bao năm nay anh đã nuôi mẹ con tôi bằng đồng tiền tội lỗi, đồng tiền bán rẻ đất bản H'mông của tôi.
Pàng đã nói thẳng với Phù, rằng cô không bỏ đất nước này không bỏ bản H'mông này. Nếu cô chết cũng chết ở đây để hoá thành cán cuốc cho mẹ cha làm cỏ nương ngô, rẫy lúa.

Những lần thấy Phù từ trên nương về muộn, Pàng biết hắn lại tiếp tục làm cái việc tội lỗi đó. Cô đã định đi đến đồn biên phòng. Phù cầm tay Pàng giữ lại. Phù dùng những lời êm dịu để dụ giỗ Pàng. Những lúc ấy, Pàng đã nói thẳng với hắn. Nếu hắn không từ bỏ, sớm muộn cô cũng sẽ đi báo cáo với các chiến sĩ biên phòng.

Ngay sáng hôm sau, Phù báo về cho đồn trưởng Vương Thiệu Khuân biết cơ sự đã lộ. Vương chỉ thị cho Phù phải diệt ngay Pàng để bịt đầu mối. Và nếu bố mẹ của Pàng biết cũng tìm cách diệt!


Nhận được chỉ thị đó, Phù có suy nghĩ, Phù băn khoăn nhất là khi nhìn thấy Pàng buồn, người cô gầy vọp đi: nhìn thấy đứa con gái ríu rít bên mẹ. Song vì quyền lợi của tổ quốc Trung Hoa vĩ đại, và Phù sang đây không phải để hưởng cảnh sống hạnh phúc này… Phù đã giết chết vợ con bằng cách hái lá ngón nấu canh lẫn với rau cải cho vợ con ăn.


…Kể xong, Voòng Kim Phù gục xuống bên khúc gỗ mục. Hắn khóc. Hắn quỳ, hai tay Phù chắp lại trước mặt Sơn:

-Thưa ông, chuyện là thế. Thực tình tôi không muốn giết vợ con tôi. Tôi chỉ làm theo lời của người bên tổ quốc tôi chỉ thị.

-Tội của anh đáng chết. Tội làm gián điệp phá hoại đất nước chúng tôi. Tội giết hai mạng người Việt Nam chúng tôi. Anh thấy đấy. Bây giờ anh nghĩ như thế nào. Cho anh tự liệu lấy cuộc đời còn lại của anh.

-Thưa ông, thưa ông! Tội của tôi thật nặng. Nhưng thưa ông…

-Anh có muốn sống nữa không?

-Thưa ông-Phù ngước mắt nhìn Sơn, trả lời nhanh-Nếu các ông cho chọn giữa cái sống với cái chết, tôi xin được chọn cái sống.

-Anh muốn sống thì với điều kiện anh phải làm mọi việc theo yêu cầu của chúng tôi.

-Vâng! Nhưng ông thương cho, còn bố mẹ tôi bên ấy.

-Việc này chỉ có chúng tôi biết. Nhưng anh phải thật thà. Nếu tráo trở, anh sẽ bị chết. Và chúng tôi sẽ báo cho bên kia biết anh đang cộng tác với chúng tôi.

-Ông thương cho!

-Anh nói đi. Bên ấy người chỉ huy anh theo anh nói là Vương Thiệu Khuân có ghi âm lại tiếng nói của anh báo về qua máy không?

Phù ngước mắt nhìn Sơn khâm phục. Không ngờ các ông lại biết cả đến việc tưởng như chỉ có một mình nó biết. Phù cúi mặt xuống.

-Có, ông Vương có ghi âm nhiều lần. Tháng nào tôi sang đi chợ ghé vào đồn, ông cũng quay máy ghi lại lời tôi để đối chiếu với tiếng nói của tôi báo về hàng ngày.

Sơn gật đầu.

-Trong câu nói của anh báo về bên ấy hàng ngày, chỉ huy của anh có quy định ám hiệu riêng để nhận tiếng nói của anh không, hoặc phân biệt giữa anh và người khác nói không?

-Thưa ông, có.

-Anh nói rõ điều này.

-Thưa ông. Vương đồn trưởng có dặn tôi rằng, nhất thiết mỗi câu nói trong máy báo tin tức về phải có tiếng “a” ở trước, ở giữa và ở sau câu.

-Ví dụ câu: “Bộ đội Việt Nam đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”, nếu gọi máy báo về, anh nói như thế nào cho đúng quy định?

-Thưa ông, tôi sẽ nói rằng: “A bộ đội Việt Nam, a đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược a”.

-Mỗi câu phải có ba tiếng a?

-Thưa ông, vâng!



…Chiều hôm ấy, khi sương chiều xuống, cây xấu hổ cụp lá, từ bản H'mông Hoa Xư Pan, Phù lại gọi về đồn biên phòng Xín Tiển bức điện: “Tình hình chưa có gì mới thêm. Hạt giống đỏ vẫn an toàn. Xin chờ phiên sáng mai”…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2008, 09:19:24 pm »

Rung cây rừng tìm thú dữ

Tàu dừng lại ở ga cuối cùng. Đó là một thị trấn sát vùng biên giới. Nhà cửa của thị trấn đã bị giặc Trung Quốc đốt cháy trụi. Những cái tốt, chúng đã giỡ sườn lấy gỗ, cậy đá hoa mang về nước. Trong thị trấn bây giờ toàn là nhà mái lá cột tre của người đi sơn tán về dựng tạm. Ngay cả nhà ga cũng che bằng mái lá trên các bức tường nham nhở vết đạn. Một cô bộ đội ăn mặc chỉnh tề, đội chiếc mũ mềm bằng dạ. Cô đeo quân hàm thiếu uý quân y đi ra sân ga. Đôi quân hàm của cô đeo đỏ tươi mầu nỉ mới, dấu hiệu quân y bóng mạ nhôm. Tay cô xách túi du lịch. Nhìn cô thiếu uý, mọi người đều đoán được ngay cô là bác sĩ mới ra trường.
Cô thiếu uý quân y gặp một chiến sĩ đeo quân hàm xanh cấp hạ sĩ biên phòng. Cô quân y xách túi đi về phía anh. Cô tươi cười nhìn anh như đã quen biết anh từ lâu. Cô nói, giọng thân tình:

-Chào đồng chí! Đồng chí chiến sĩ biên phòng đi về đâu đấy?

Anh chiến sĩ nhìn cô quân y vẻ ngờ ngợ, vui vui. Cái vui của một người con trai trẻ được cô gái đẹp vồn vã săn đón. Mà đáng lý ra cái vồn vã ấy phải dành về phía anh. Nhưng rồi anh hơi ngường ngượng khi anh đưa mắt liếc cái quân hàm cô đeo lại là thiếu uý. Còn anh chỉ mới một sao bám chắc trên cái gạch vàng. Anh trả lời hững hờ:

-Tôi về Mường.

-A, may quá. Tôi cũng đi về mạn ấy. Đồng chí chỉ đường cho tôi với nhé. Chả giấu gì đồng chí, tôi cùng đội quân y lên làm công tác tẩy uế chiến trường tiện đường lên thăm ông anh ở trên ấy mà.

Thấy cô gái đẹp thân mật tỏ ý muốn làm quen, anh chiến sĩ biên phòng tưởng như đã rút ngắn sự cách biệt:

-Mai ta đi xe. Phải đi một chuyến xe nữa mới tới. Giờ xe hết chuyến rồi mà.

-Không sao đồng chí ạ, như thế cũng được. Tôi đang còn dài ngày. Mà đồng chí về thăm nhà, hay đi công tác trở về đơn vị đấy. Chà tình hình này, chiến sĩ biên phòng các anh vất vả lắm-Cô quân y cười nhìn anh chiến sĩ-thế là chúng ta đã làm quen được với nhau rồi nhé-cô quân y nhanh nhẩu bộc lộ ngay cái tính vui vẻ, cởi mở và rất tin người.


Anh chiến sĩ biên phòng liếc mắt nhìn cô. Anh thấy tự hào được đi bên một cô gái đẹp. Anh thấy thích thú, thấy có cảm giác là lạ của người con trai chưa vợ. Anh cười, giọng vui vẻ trả lời cô:

-Vâng, tôi đi công tác trở về đơn vị.

Cô thiếu uý đưa anh chiến sĩ vào quán nước. Cô kéo ghế cho anh ngồi. Cô gọi hai cốc nước, mua bốn quả chuối, kẹo lạc mời anh. Anh chiến sĩ biên phòng ngượng. Bởi anh ít quen với cảnh ngồi hàng quán thế này. Cô quân y tủm tỉm cười nhìn anh. Cô nhẹ nhàng hất đuôi tóc dài óng mượt về trước, hai tay vân vê, cô nũng nịu:

-Ăn đi anh, tự nhiên mà-cô nói nhỏ. Rồi giọng cô hạ xuống trở nên nhõng nhẽo. Ở đây tôi là cấp trên. Tôi chỉ thị anh ăn kẹo đi-cô đẩy nhẹ một cái vào lòng anh. Nhưng cô lại ngầm dúi mạnh cái móng tay dài vào đúng lườn anh. Anh chiến sĩ giật mình… sự quá thân mật đến mức lả lơi. Anh chiến sĩ vừa uống nước vừa nhìn ngắm cô. Cố co khuôn mặt trong đầy đặn. Hai gò má hơi nhô cao. Đôi mắt đen láy, sắc sảo. Đặc biệt cô có nước da đẹp. Nước da trắng hồng, mịn màng. Rồi anh mất hẳn vẻ tự nhiên vốn có của người chiến sĩ. Cô gái mở túi trả tiền cho bà chủ quán rồi hai người sóng đôi đi ra. Bà chủ quán nhìn theo. Bà mỉm cười, bà nói nhỏ nhưng cố ý cho hai người nghe được: “Đất sỏi mà có chạch vàng, ở nơi này mà có người đẹp đáo để”. Nghe bà chủ quán nói vậy, hai người nhìn nhau mỉm cười. Bỗng nanh chiến sĩ biên phòng thấy mình hãnh diện đi bên cô gái đẹp. Anh nghĩ rằng giá như mình mà giúp đỡ cô được việc gì đó thì cũng là một điều tự hào lắm chứ! Vai anh mang ba lô đã nặng, anh vẫn cố giành xách cái túi du lịch cho cô quân y. Anh giúp một cách tự nguyện vui vẻ và lấy làm thích thú. Cô quân y cùng anh đi sóng đôi trên con đường sát bờ sông. Cô bắt đầu “điều tra cơ bản” anh chàng dễ tính này. Cô buông lời cợt nhả.Mắt đưa đẩy nhìn anh:

-Trông anh còn trẻ lắm, năm nay anh bao nhiêu tuổi?

-Sang tuổi hai tư rồi!

-A, thế ra tôi còn ít tuổi hơn anh hai tuổi đấy. Người ít tuổi hơn gọi người nhiều tuổi hơn bằng anh chứ nhỉ. Ta xác định đúng vị trí nhé. Em gọi anh bằng anh! Ta bỏ qua sự cách biệt không cần thiết anh nhỉ. Trong cuộc sống có sự may rủi, gặp thời chứ anh. Những năm các anh chiến đấu gian khổ để bảo vệ Tổ quốc, bây giờ lại bảo vệ biên cương là để cho chúng em được học hành đến đầu đến đũa. Tóm lại, em mang ơn các anh lắm. Em phải đền ơn này mới đúng chứ lị. Anh chiến sĩ biên phòng ở trên rừng cao xanh bao năm nay được nghe những lời ngọt ngào, thái độ mềm mỏng êm ái của cô gái đẹp vuốt ve, anh, thấy mát lòng, mát dạ làm sao.

-Thế tên anh là gì nhỉ. Em phải biết để gọi chứ. Chả lẽ lại cứ anh, anh hoài, ngượng chết!

-Là Bình, Thanh Bình!

-A, tên anh đẹp quá. Em là Phương Lâm nhá.

Cô đưa tay sờ cái quân hàm Bình đeo trên ve áo.

-Màu quân hàm chiến sĩ biên phòng đẹp quá anh nhỉ. Có phải màu xanh này là màu xanh biên giới, màu xanh rừng núi, màu xanh non xanh nước biếc phải không anh Thanh Bình. Đeo màu xanh này nom người càng trẻ ra anh nhỉ-Cô cười ngặt ngoẽo…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2008, 09:22:12 pm »

… Sáng sớm hôm sau, Bình được mua hai chiếc vé ưu tiên, trước nhất trong diện người lên tuyến một-tuyến biên phòng. Mua vé rồi, cô quân y ghé tai Bình nói nhỏ:

-Anh Bình ơi, hôm nay là ngày bảy nhỉ. Ngày lẻ rồi, có thể dễ gặp điều không may. Ta đi ngày bảy mà. Ngày năm ngày bảy ngày ba, đi chơi cũng lỗ nữa là đi thăm chứ anh. Nếu lên đây em không gặp được người anh, thì anh Bình phải giúp đỡ em, anh Bình nhé. Em lạ nước lạ cái, rồi thân gái dặm trường chứ anh.

Bình nhìn cô quân y:

-Được thôi! Cô lên biên giới là lên quê tôi rồi đấy. Lính biên phòng chúng tôi gọi biên giới là quê hương mà.

-Thế chứ. Nhưng giá như lúc em gặp khó khăn, rồi anh có dám giúp em, đưa em vào chiêu đãi sở của đơn vị không nào-Mắt cô liếc Bình đưa đẩy cho câu nói-Anh có dám nhận em là, giả thử em gái con bà cô chẳng hạn, không nào. Ờ, mà anh Bình của em quê ở đâu nhỉ?

-Ở Vĩnh Phú.

-Vĩnh Phú à… Đúng rồi-Cô quân y ngẫm nghĩ một tý-thế này nhé. Anh nói em cùng với đội quân y lên đây tẩy uế chiến trường tiện xe ghé thăm anh chẳng hạn. Mà biết đâu thăm anh thật thì sao nào.

Giọng nói của cô ngọt lừ, không chút ngượng ngập. Rồi cô chủ động, cầm lấy tay Bình-Nào, bắt tay em đi nào. Bắt tay để chứng tỏ anh sẵn sàng giúp em đi nào.

Bình và cô quân y ngồi ghế đầu của chiếc xe khách. Đường rừng. Xe xóc. Cô quân y gục đầu vào vai Bình. Mắt cô lơ mơ nhìn cảnh núi non mây khói vùng biên giới. Cô nói với Bình về rừng núi ta là kho thuốc có nhiều loại thuốc quí lắm. Nhất là vùng núi Hoàng Liên này. Cô nói về kiến thức đông y, tây y, về cách chữa các loại bệnh. Xe đến bến. Phiên chợ tan. Người các dân tộc H'mông, Dao đứng vây quanh chiếc xe để đón người quen. Cô quân y nhìn ra xung quanh. Đối với cô đây là một vùng núi non lạ.

-Anh Bình ơi! Đường về bản Mía Ngọt ngả nào nhỉ. Em trông xung quanh cứ rờn rợn thế nào ấy. Đúng là đi đâu tránh ngày lẻ anh nhỉ. Đơn vị anh ở chỗ nào?

Bình chỉ về phía khu nhà lá mới ở phía chân đồi. Mái nhà ẩn hiện trong mây chiều xuống núi. Và những cây thông sa mu, mây sương bọc trắng nom như cây nến trắng.

-Ở kìa-Bình chỉ về phía đó.

-Ôi đẹp quá. Chố ở của các anh nom như trong tranh như cảnh thần tiên anh Bình nhỉ.

-Còn bản Mía Ngọt thì đi theo con đường này, qua rừng lê, rừng mận về phía quả đồi sau kia.

-Ôi, trời sắp tối rồi. Vắng quá anh Bình ạ. Ta thực hiện phương án anh em mình đã bàn đi anh Bình.

Bình đứng lại, anh ngần ngừ một chút: “Cố Lâm cùng về thì thích thật đấy. Nhưng rồi mình sẽ nói thế nào cho xuôi nhỉ. Rồi bạn bè chạy ra xem. Rồi ban chỉ huy hỏi. Rồi, rồi… trăm thứ bà dằn, ngượng chết. Nhưng cô ấy là quân y, là bộ đội, mình lại nhận là anh em con cô con cậu thì có sao. Ai về tận quê mình mà tra nã. Thôi, đã thế thì cứ thế.

-Anh Bình! Sao anh đứng ngẩn ra suy nghĩ gì thế. Nếu anh thấy phiền thì em đi vậy-Đôi mắt cô nhìn Bình vẻ đắm đuối, nhưng giọng nói ra điều hờn dỗi.

-Không sao, không sao!

Hai người đi về phía nhà chiêu đãi sở. Chiều ở đây mát mẻ. Trong gió có mùi thơm của phấn thông sa mu…

Tối đến. Bình hỏi Lâm đưa giấy công tác để báo cáo với đơn vị. Cô quân y kéo Bình vào phòng riêng ghé tai nó nhỏ:

-Anh Bình ơi. Em giấu anh một điều mà giờ em mới dám nói. Em đi tàu hoả, kẻ cắp lấy tất cả ba lô, giấy tờ của em. Em chỉ có mỗi cái túi xách này. Em phải vào công an, phải nói đến phát khóc lên, họ mới chứng nhận cho và cấp cho em cái giấy này. Đây, anh xem. Anh nói giúp với đơn vị hộ em với. Trong thời chiến này, chắc các thủ trưởng cũng thông cảm!


Phương Lâm đưa cho Bình cái giấy viết tay: “Chứng nhận bác sĩ Phương Lâm, cấp hàm thiếu uý, đi lên vùng mới xảy ra chiến sự để làm công tác tẩy uế. Trong khi đi tàu, đồng chí Phương Lâm đã bị kẻ cắp lấy hết đồ đạc giấy tờ. Chúng tôi tạm cấp giấy này làm bằng chứng để đồng chí Lâm được đi lại dễ dàng khi trở về đơn vị…”.


Phương Lâm ở lại chiêu đãi sở một ngày, hai ngày Bình đưa cô đi chơi xem rừng thông, đi xuống bản thăm chợ phiên, xem cửa hàng, Bình đưa Phương Lâm đi đến đâu cũng được bà con dân bản, anh em bạn bè, những người qua đường dù cưỡi ngựa cũng ghìm cương lại, ngắm nhìn Lâm. Ai cũng trầm trồ, cũng khen cô bộ đội đẹp lạ. Nên Bình càng cảm thấy tự hào, anh cũng không muốn nhắc Lâm về chuyện lên bản Mía Ngọt thăm người anh nữa. Còn Lâm thì cũng dễ dàng biết được Bình rất hãnh diện về mình.

Hôm sau Phương Lâm nói với Bình:

-Em lên đây là để tìm một người ở bản Mía Ngọt. Người đó có công giúp đỡ anh trai của em bị thương trong trận chiến đấu vừa qua.

-Lâm muốn tìm người nào ở bản ấy?

-Anh có biết ông Mầu không? Ông Xì Xám Mầu ấy mà.

-À, à, có biết. Bản Mía Ngọt gần biên giới lắm. Lâm cứ ở chơi ít ngày rồi tôi sẽ đưa đi. Vùng này bản nào mà tôi lại chả biết.

-Có phải ông Mầu là cán bộ huyện không anh?

-Đúng rồi. Ông ấy giúp anh cô à?

-Phải đấy anh Bình ạ.

Rồi cô quân y hỏi anh chiến sĩ biên phòng những chuyện về vùng biên giới này.

Mấy hôm được sống gần một cô gái đẹp, lại được cô mớn trớn, nói năng ngọt ngào, mắt, môi đưa đẩy, anh chiến sĩ biên phòng chưa từng trải yêu đương có vẻ say. Nhưng rồi khi nghe cô ta hỏi nhiều đến những chuyện bí mật ở vùng biên giới, cô lại không có giấy tờ gì của quân đội cấp ngoài một tờ giấy chứng nhận viết tay… Bình bắt đầu suy nghĩ. Mà nữa, sáng nay khi Bình vào phòng cô quân y thì vô tình anh mới biết mớ tóc dài óng mượt cô hay vuốt ve đó là mớ tóc giả. Bởi lúc đó, cô đang gỡ ra chải. Còn mái tóc thật của cô thì chỉ ngắn cũn cỡn ngang vai. Thấy Bình đã biết được điều đó, Phương Lâm lúng túng. Mặt cô hơi biến sắc. Nhưng cô trấn tĩnh lại. Cô tươi cười nói với Bình:

-Anh Bình, anh đưa em đi chợ xem chợ nhé.

Trong buổi xem chợ đó, Bình lại phát hiện được thêm ở cô quân y một điều mới lạ nữa. Cô nói chuyện được với cả người Hoa. Như đoán được điều thắc mắc của Bình, Phương Lâm tươi cười nói với anh:

-Anh Bình ạ, em biết nói đôi chút tiếng Hoa là vì hồi còn học phổ thông, em có học Trung văn.

Bình bắt đầu lo. Nhưng chuyện đã lỡ rồi bây giờ biết giải quyết thế nào đây để đừng vỡ lở ra và chỉ một mình biết thôi. Bình muốn dồn Lâm đi để đỡ rắc rối. Nhưng cô quân y chưa chịu đi. Cô ta cứ bám lấy Bình. Vì cô thừa biết rằng bây giờ Bình cũng không dám nói ra sự thật với ai nữa. Và rồi đến một lúc nào đó, hắn ta sẽ phải giúp mình, che chở cho mình trót lọt. Bởi vì mình trót lọt là hắn mới trót lọt.

Còn anh em thì lại cứ không buông tha Bình. Thấy Bình ở đâu họ cứ đùa, cứ nhấm nháy Bình: “Này, trông em cũng đẹp đấy chứ. Anh làm mối cô em gái cho em nhé…”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2008, 09:23:29 pm »

Bình đắn đo. Rồi Bình quyết định: sai thì phải sửa. Anh sẽ nói riêng chuyện này với ban chỉ huy, với các đồng chí trinh sát. Chỉ huy trưởng Sơn đã biết sự việc. Anh gọi Bình lên, Bình kể lại mọi diễn biến của câu chuyện cho Sơn nghe. Xong. Bình ân hận nói:

-Báo cáo đồng chí chỉ huy trưởng! Tôi đã nhẹ dạ. Tôi đã phạm khuyết điểm. Tôi xin nhận mọi hình thức kỷ luật.

Sơn cười. Anh nhìn người chiến sĩ trẻ. Anh vỗ vai Bình:

-Yên tâm. Thế là tốt. Chỉ sợ đồng chí không thấy được vấn đề thôi. Ngày con trẻ, tôi cũng mê gái đẹp. Tuổi trẻ mà. Nhưng Bình ạ, biết đâu trong khuyết điểm của đồng chí lại ló ra một đầu mối để lập nên chiến công. Nếu nó đúng là người Hoa, đúng là kẻ gian thật thì đồng chí đã có công câu được một con cá đưa về để nhốt vào chậu rồi đấy. Tôi phải gửi đồng chí đi học trinh sát, đồng chí sẽ không phạm phải sai lầm này nữa! Còn bây giờ thì chúng ta bắt tay vào việc nhé…


Bình về chiêu đãi sở gặp Phương Lâm, anh vẫn vui vẻ chuyện trò với cô. Anh lại đưa cô đi xem bản, xem rừng. Anh coi như không có chuyện gì xảy ra. Thấy thái độ của Bình như thế Phương Lâm lại càng vững dạ.
Chỉ huy trưởng Sơn ngồi im. Anh suy nghĩ: “Hãy khoan tìm biết nó. Ta hãy tìm xem người nó muốn đến gặp là ai, khắc biết ró nó là ai”. Sơn gọi các đồng chí chiến sĩ trinh sát đến báo cáo với anh về Xì Xám Mầu.


Mầu chạy sang bản H'mông Mía Ngọt này từ năm 1962. Năm ấy bên Trung Quốc đang chống Liên Xô mạnh mẽ nhất. Mầu đưa cả vợ con chạy sang. Mầu vừa mếu vừa khóc. Mầu nói với các chiến sĩ biên phòng rằng chỉ vì anh ta đeo chiếc đồng hồ của Liên Xô nên anh bị truy đuổi, bị coi là theo xét lại… Bà con bản H'mông thương tình cho Mầu làm nhà, cho Mầu phát nương làm ăn sinh sống. Mười bảy năm qua, Xì Xám Mầu làm nương, trồng rau, nuôi gà. Rồi cũng như những người dân biên giới, thỉnh thoảng Mầu sang bên ấy ăn chợ, sang thăm bà con. Và mỗi năm đôi lần, người bên ấy sang bên này thăm Mầu. Họ cho Mầu quà cáp, Mầu hiền lành, ít nói, hay cười. Mầu sống được lòng mọi người. Ai thiếu gì, Mầu cũng sẵn sàng giúp. Anh biết nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng cây rừng vùng H'mông này. Ai đau gì anh cũng đi hái thuốc cho. Mầu có cái đài thu thanh Xiêng Mao nghe tin tức nhiều nước. Tối tối bên bếp lửa, Mầu thường nói lại tình hình nước ta, Trung Quốc, tình hình các nước xa gần cho bà con nghe. Mầu làm ăn biết tính toán, có kế hoạch. Anh ta nuôi gà, gà đẻ nhiều trứng, mùa sương muối không bị chết toi; nuôi lợn, lợn béo. Anh ta biết làm, biết nấu nhiều món ăn rất ngon. Người H’mông thích lắm. Nhà nào có đám ma, đám cưới đều mời Mầu đến giúp. Đàn ngựa thồ của Mầu con nào cũng béo mượt lông, bằng lưng bởi Mầu biết cách hàng tháng nấu cháo gạo nếp với chó mới đẻ cho ngựa ăn nên ngựa khỏe, dai sức, thồ được nhiều hàng. Bà con bản H’mông bầu Mầu làm chủ nhiệm hợp tác xã. Rồi Mầu được làm việc ở Ban mặt trận huyện. Mầu nói không những được người H’mông, người Hoa, người Nùng mà còn được dân tộc anh em tin và nghe theo. Mầu luôn mồm ca ngợi đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là sáng suốt là đúng đắn. Hôm giặc Trung Quốc đánh sang, Mầu đưa vợ con đi sơ tán với dân. Giặc đánh đến bản Thàng, Mầu lại đưa dân chuyển lên bản Sơn. Giặc đánh đến đâu, Mầu đã đưa dân ở đó đi trước rồi, đưa kho tàng của Nhà nước chuyển đi rồi. Dân biết ơn Mầu nhiều lắm. Giặc rút chạy. Mầu lại đưa dân trở về bản Mía Ngọt. Mầu bàn với dân phải đi làm nương ngay, phải tra ngô, đúc lúa ngay, kẻo chậm thời vụ, năm sau sẽ đói. Tóm lại, Xì Xám Mầu là một người Hoa tốt. Mầu sống tốt, sống chí tình với bà con bản H’mông Việt Nam.

Đại loại lời đồng chí trinh sát báo cáo về Xì Xám Mầu là như vậy, chỉ huy trưởng Sơn cười:

-Có khi lại “thủng lưới” bởi cái tốt, cái sống chí tình của thằng này đây. Các cậu có biết không, cây lúa quá tốt thường lại là cây lúa xấu nhất.

Sau khi ra chiêu đãi sở thăm cô quân y, em chiến sĩ Bình về, Sơn thống nhất nhận định với các chiến sĩ trinh sát:

-Ta loại trừ khả năng Phương Lâm lên tìm người đã cứu anh nó. Bởi vì suốt những ngày chiến đấu, Mầu không hề cứu chữa ai, không tiếp xúc với một đơn vị bộ đội nào.

-Thưa đồng chí chỉ huy trưởng thế thì tại sao Phương Lâm không mò lên bản Mía Ngọt để gặp ngay Xì Xám Mầu?

Nếu tôi là nó thì tôi cũng không vội vào ngay. Theo tôi bây giờ ta thử “rung” để xem nó có “động” không. Bởi cây rừng có động, thú dữ ẩn nấp mới lộ mặt ra.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2008, 09:24:56 pm »

Thực hiện ý đồ đó vào một buổi sáng trước phiên chợ, chiến sĩ Bình kéo cô em gái vào phòng riêng. Anh nói nhỏ, vẻ quan trọng lắm:

-Phương Lâm ạ. Thật đáng buồn, em không gặp may rồi…

-Anh nói sao-Cô gái trố mắt nhìn Bình.

-Người em cần tìm gặp đã bị bắt rồi!

-Anh nói sao, ai bị bắt?

-Xì Xám Mầu. Anh nghe nói hắn ta đâu là gián điệp của Trung Quốc cài sang. Hắn giả làm người tốt để giấu mặt… Bình nói như vô tình. Thái độ anh hờ hững.


Nét mặt Phương Lâm đang hồng tươi, hớn hở bỗng tái đi. Đôi mắt sắc sảo của cô sập xuống, vẻ lúng túng lộ rõ trên nét mặt. Nhưng cô trấn tĩnh lại và nở một nụ cười mơ hồ:

-Thế à anh!

-Nghe nói, Mầu đã khai ra là hắn có liên hệ với những ai ở tận đâu đâu nữa cơ. Tôi nghe nói nó giữ địa vị quan trọng trong đám gián điệp của Trung Quốc đấy-Nói xong Bình đi ra.

Cô gái nhìn theo. Rồi cô nhìn ra con đường mòn như sợi chỉ vàng vắt qua dốc núi. Đôi môi cô mím chặt. Nét mặt cô rắn danh lại như muốn hạ một quyết định táo bạo.

Phiên chợ tan, từng đoàn người H’mông, người Dao, người Pa Dí… đuổi ngựa thồ hàng tản về các ngả núi.
Rồi giờ ăn cơm đến, ở nhà chiêu đãi sở không thấy có thiếu uý Phương Lâm xuất hiện nữa. Cô bỏ lại cái túi du lịch giả da. Trong túi có bộ quân phục, cái mớ tóc giả, đôi quân hàm và giấy chứng nhận là thiếu uý quân y bị mất cắp ba lô!


Tối mịt, đội tuần tra báo tin về khu biên phòng: đã bắt được Phương Lâm mặc bộ quần áo người Hoa. Trong lúc đang tìm đường vượt biên giới sang bên kia, trong người có một khẩu súng K54.

Chỉ huy trưởng Sơn ra lệnh cho đội tuần tra đưa ngay cô gái về khu biên phòng.

Cô gái được đưa vào một phòng rộng, Sơn đã ngồi chờ từ lâu. Anh chỉ chiếc ghế gỗ thông.

-Chị tên là gì? Chị ở đâu tới đây?

-Thưa anh-Cô gái nhoẻn miệng cười, và mở to cặp mắt đẹp nhìn Sơn.

-Không! Chị phải gọi tôi bằng ông. Chị là kẻ có tội. Chị phải khai hết đi. Đó là lời khuyên thật lòng của tôi. Bởi vì, dù chị có giấu quanh cũng không thể được. Vì người chị muốn gặp đã bị bắt và đã khai nhiều điều với chúng tôi.

-Thưa ông, tên tôi là Tú Anh. Tôi từ H. lên.

-Chị là người Hoa?

-Thưa, vâng tôi là người Hoa.

-Chị lên đây làm gì?

-Thưa ông, tôi định… tôi định lêm tìm gặp một người Hoa ở đây.

-Tên người Hoa chị cần gặp là gì?

-Thưa ông, đó là ông Mầu, Xì Xám Mầu ạ!

-Thế tại sao chị lại bỏ chạy sang bên kia biên giới.

-Thưa ông, nghe nói các ông đã bắt ông đó, tôi sợ bị lộ.

-Chị gặp ông Mầu để làm gì?

-Thưa ông chỉ huy! Ở dưới đó có người sai tôi lên đây tìm ông Mầu để yêu cầu ông báo về bên kia là những người Hoa từ Chợ Lớn theo lệnh của sứ quán Trung Quốc ra Hà Nội để phối hợp hành động chống chính quyền Việt Nam đã bị bắt gần hết. Mọi việc bị tan vỡ cả. Các đường liên lạc về bên ấy bị đứt, và không vào được sứ quán nữa. Họ muốn yêu cầu ông Mầu là cấp trên của họ nằm lại đây giúp họ chạy về nước hoặc xin chỉ thị hành động của chủ tịch Uỷ ban trung ương kiều uỷ bên ấy truyền cho họ.

-Được rồi. Tôi ghi nhận lời khai của chị. Chị hãy viết lại rõ ràng những lời khai đó. Chị viết tên tuổi những ai đã sai lên đây. Hiện họ ở đâu? Theo chị biết thì còn bao nhiêu người từ Chợ Lớn ra đang lẩn trốn. Chúng trốn ở đâu?

Sơn đưa cho Tú Anh cả xếp giấy và cái bút.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2008, 10:29:38 am »

Khách quý của Vương đồn trưởng

Trên đầu núi Pao Pin đã tờ mờ. Vầng sáng màu mỡ gà mới bằng cái nón.

Tẩn Quang Vần và Ma Quang Dín đi về phía biên giới. Sáng rõ, Vần đứng lại. Vần nhìn cổ đôi bít tất trắng, nhìn cán chiếc ô, nhìn sợ chỉ đen cột ở cổ tay phải của mình. Anh quay sang nhìn những thứ đó của Dín. Tay Dín xách thêm cái túi vải lanh. Trong túi đựng một cái lọ. Đó là quà của ông Xín gửi đến cho Mã đoàn trưởng. Từ sáng hôm qua, nghe con trai và Vần bàn nhau sẽ sang bên ấy thực hiện kế hoạch của chỉ huy trưởng Sơn, ông Xín đã đi bẫy được một con bìm bịp. Ông đưa về ngâm rượu H’mông. Ông Xín nói “thằng Mã mê cái món rượy này lắm. Ngày hắn sang làm đường, hắn đã ngồi uống thứ rượu này với ông. Hắn còn nhớ. Và cũng chính nhờ cái ấy mà đã tạo ra được thuận lợi này đây”. Ông Xín hạ giọng. Ông nói với Dín: “Mình mất một vốc nước, được cả một suối đầy, cứ đưa cho hắn để hắn tin”.

Hai người luồn khe núi đi thẳng.

Bọn lính Trung Quốc dàn trận trên các mỏm đồi chúng còn lấn chiếm sang đất ta. Chúng chiếu ống dòm nhìn sang. Chúng đã nhìn thấy hai người dân đi về phía chúng. Chúng đứng lố nhố bên bờ hào. Những mũi súng của chúng đều chĩa về phía hai người. Vần và Dín vẫn đi thẳng. Rồi hai người bắt đầu trương ô lên. Đến chân đồi, tổ phục kích của chúng xông ra hét:

-Chản chồ, chản chồ (đứng lại, đứng lại), Vần và Dín đứng lại. Hai người giơ cao cán ô lên cho chúng nhìn. Chúng nhận rõ ở cán ô có ba viền vàng. Và viền ở giữa không khít vòng trong của cán. Chúng nhìn xuống cổ bít tất của hai người. Cổ trắng nhô cao ra ngoài ống quần. Và tay trái hai người có vòng chỉ đen buộc. Chúng cười với nhau. Chúng cười với hai người “Hảo, hảo”. Bọn lính bắt tay hai người rồi dẫn họ lên đồi. Theo yêu cầu của Vần và Dín, bọn lính đưa ngay hai anh về đồn biên phòng Xín Tiển. Trong phòng khách nơi mà Vần và Dín được tiếp hôm sang học đẻ làm cán bộ cơ sở của khu tự trị, Mã Dín Nần tiếp hai người. Vần và Dín ngồi vào ghế bành. Thuốc lá Trung Hoa Bài, rượu Mao Đài được bày ra. Vần nhìn Mã vẻ kính trọng;

-Thưa Mã đoàn trưởng, ông Ma Quang Xín gửi quà đến biếu Mã đoàn trưởng-Vần trao lọ rượu cho Mã. Mã nhìn thấy con bìm bịp đỏ tươi, lưỡi le dài, hai mắt trợn trừng như nhìn Mã, đôi mắt Mã cũng sáng lên Mã cười nhăn nhở:

-Ôi, ông già H’mông tốt quá. Ông có khỏe không?

-Bố tôi vẫn đi làm nương đều Vẫn còn sáng đôi mắt để hàng ngày nhìn về tổ quốc-Dín nói tiếp-Thưa Mã đoàn trưởng những bản làng bên ấy người H’mông, người Dao, người Dáy đều hướng về phía tổ quốc, đều hướng về phía đại quân ta!

-Hảo, hảo-Mã ra hiệu cho Dín nói tiếp.

-Những việc mà Mã đoàn trưởng giao, chúng tôi đã làm tốt. Hiện nay ở bên ấy các tuyến bố phòng của bộ đội Việt Nam đã dồn lên dầy đặc hơn trước nhiều. Mã trố mắt nhìn Dín rồi hắn đập nhẹ tay xuống cạnh bàn ra hiệu cho Dín ngừng lời. Mã lật đật chạy vào nhà trong. Lát sau Vương Thiệu Khuân cùng đi ra. Vương bắt tay chào hai người ra hiệu cho Dín nói tiếp. Dín nói chậm rãi, tự tin:

-Bộ đội Việt Nam đang đi vào các bản để nắm dân. Bởi vậy, theo chúng tôi nghĩ, ta phải lọc những người Hoa còn ở lại bên ấy. Tức là những người không nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc về bên này. Những người ấy đã theo Việt Nam. Họ đã giúp Việt Nam chống lại đại quân, chống lại Tổ quốc, trong lần đại quân tiến sang quật Việt Nam để giữ vững biên cương vừa qua. Những người ấy ta phải trừ khử để trừ hậu họa.
Vương và Mã ngồi nghe, cả hai đứa cùng gật đầu.

-Các bạn có biết chắc tên, người và việc của họ làm phản lại Tổ quốc không?

-Có, có biết chắc, chúng tôi mới nói vậy.

-Các bạn nói rõ hơn đi.

-Như tên Xì Xám Mầu chẳng hạn. Hắn làm cán bộ huyện cho Việt Nam. Trong lúc quân của Tổ quốc tiến sang, Mầu đã dẫn dân bản Mía Ngọt chạy tránh quân của Tổ quốc. Mầu giúp Việt Nam chuyển các kho tàng sơ tán vào rừng. Mầu đưa bầy gầ, bầy lợn của hắn đã nuôi cho bộ đội Việt Nam ăn. Mầu còn ra lời kêu gọi dân H’mông, Dao… đoàn kết giúp bộ đội Việt Nam đánh lại quân của Tổ quốc. Hiện Mầu đã về bản Mía Ngọt. Mầu dẫn dân bản về theo. Mầu kêu gọi dân làm nương, làm rẫy kêu gọi dân đào hầm, khoan súng, làm nỏ, tập luyện để sẵn sàng chống quân của Tổ quốc sang dạy cho Việt Nam bài học thứ hai. Mầu còn vạch tội ác của Quân giải phóng ta… Tôi và anh Vần đây đã định khử tên Xì Xám Mầu phản bội Tổ quốc-Dín dằn giọng như để trút hết sự căm giận của mình.

Mã liếc nhìn Vương. Cả hai đứa mỉm cười.

-Tổ quốc hoan nghênh và khen ngợi tấm lòng vì nước Trung Hoa vĩ đại của hai anh. Nhưng, nhưng Vương ngần ngừ. Hắn dập tàn thuốc lá trong hai ngón tay ám khói vàng khè như phân vân, như đắn đo có nên nói một điều gì cho hai người biết. Rồi Vương mỉm cười hạ giọng nói với hai người:

-Đáng lý tôi chưa được phép nói điều này ra. Vì đó thuộc về quyền của cấp trên, tôi phải xin chỉ thị đã-Hắn hất hàm về phía Bắc Kinh-nhưng nếu không nói ra, hoặc chậm nói ra cho các bạn biết sẽ dễ xẩy ra điều nguy hại đến việc lớn cho Tổ quốc. Bởi thế tôi buộc phải nói-Hắn cười nhạt. Hắn vứt cả điếu thuốc lá đang cháy dở vào gạt tàn, rồi thong thả đánh diêm châm điếu khác. Hắn hít một hơi dài và ngửa mặt nhả ra từng vòng khói. Sự im lặng chờ đợi bao trùm lên không khí trong gian phòng như tăng thêm vẻ quan trọng.

-Ông Xì Xám Mầu là người của ta. Nhưng, nói đúng hơn là người-Hắn lại hất hàm về phía Bắc Kinh như muốn nói tên Mầu ấy là người của phía đó-là cấp trên của các anh sau này. Giờ thì các anh biết ông ta là thế nào rồi chứ. Các anh chỉ có trách nhiệm bảo vệ ông ta. Việc này các anh chỉ nên biết đến thế thôi. Nếu để người thứ ba biết nữa, hai anh phải gánh chịu trách nhiệm. Hắn nắm tay đập mạnh xuống bàn vẻ đe dọa.
Vần gật đầu. Dín gật đầu. Cả hai đều cười rạng rỡ: “May quá, nếu ông không cho biết sớm, chúng tôi giết mất ông Mầu. Thật là may!”.

Vương rót rượu mời hai anh uống. Vần bưng chén rượu anh thầm nghĩ “Thế là một con bài đã lật ngửa rồi. Một tên nguy hiểm chúng cài cắm lại lâu nay ở vùng biên giới này đã lộ mặt. Miếng võ hiểm của chỉ huy trưởng Sơn “rút dây thử xem rừng có động” quả là hay!”…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2008, 10:31:02 am »

-Còn một việc nữa, việc này các anh có thể biết được, để giúp sức. ta có một người bên ấy. Anh ta là lái xe, là người Hoa. Nhưng anh nhận là người Tày. Anh đó đang lái xe cho một cơ quan ở Việt Nam. Anh đó có trách nhiệm phải bắt cóc cho được một người Việt Nam mà bên này đã chỉ định. Anh đó đã có sẵn một cái còng khóa tay và một khẩu súng K59. Nếu anh đó bắt được người Việt Nam sẽ liên lạc ngay với các anh. Các anh phải có trách nhiệm giúp đỡ anh ta đưa ngay người Việt Nam đó về bên này.

-Thưa Vương đồn trưởng! Chúng tôi sẽ làm trong nhiệm vụ. Thưa hai thủ trưởng. Còn việc lập đội Hồng Quân, chúng tôi xin báo cáo. Ở bản Hương Quế của anh Dín và bản Nhung người Dao của tôi, chúng tôi đã lập được một đội gồm 30 người. Họ đều một lòng tha thiết hướng về Tổ quốc là mặt trời chiếu sáng. Họ đợi chờ quân của Tổ quốc tiến sang. Và chỉ có đại quân mới đem lại hạnh phúc cho người H’mông, người Dao. Nhưng thưa hai thủ trưởng, chúng tôi hiện nay không có đủ súng.

Mã nhìn Vương, hai đứa như muốn hỏi nhau nên thế nào đây? Rồi Mã hỏi Vần một câu tưởng như không ăn nhập vào đâu cả:

-Từ bản Nhung của anh đến bản Ngam đi mất bao lâu?

-Người Dao chung tôi rẽ cây, lách núi chỉ đi hết nửa buổi thôi.

-Hai anh uống rượu hút thuốc đi!

Dín ít nói. Từ nãy tới giờ anh ngồi im. Bây giờ anh nhìn Mã, anh nói với Mã:

-Ở bản H’mông tôi nhiều người đã bằng lòng vào đội Hồng Quân với chúng tôi. Nhà nào có người vào Hồng Quân, khi tổ quốc tiến sang, họ sẽ có một mảnh vải lanh trắng treo phía trên cửa ra vào đấy. Nhưng họ muốn có khẩu súng tốt của Tổ quốc, họ mới tin. Còn súng kíp, họ làm được đấy nhưng họ không thích đâu mà.

-Được rồi-Mã vung hai tay khoát một cử chỉ phóng túng-Tổ quốc Trung Hoa của chúng ta không thiếu súng. Hai anh nhìn xuống đây.

Mã trải tấm bản đồ vùng biên giới ra trên bàn. Hắn cúi xuống. Hắn dùng ngón tay chỉ vị trí bản Củi Pao Pin của Dín, chỉ bản Nhung của Vần. Rồi Mã lướt ngón tay qua chỗ tô mầu xanh lục, đó là vùng rừng rậm nối tới bản Ngam. Một bản gần con đường “Hữu Nghị”. Ngón tay vàng khè khói thuốc lá của Mã đứng lại ở nơi có đánh dấu đen ngòm hình tam giác. Mã ấn mạnh ngón tay xuống đó rồi nói với giọng kẻ cả:

-Ở đây trước là hang Ngam, hai anh nhìn kỹ hang đá đó sát bên đường. Khi làm đường, công binh chúng ta đã lấp cửa hang lại, đã xây một bức tường bằng đá giống như vách núi rồi phủ lên, thả dây leo lên nữa để ngăn đất lở đổ xuống mặt đường. Các anh về bẩy đá lên mở cửa hang ra mà lấy súng đạn. Ở đó có cả lương khô. Súng ở đó có ba mười khẩu bọc lớp mỡ dầy. Các anh lau kỹ mới bắn được. Hôm sang bên ấy, chúng ta có tới thăm chỗ này. Bức tường đá vẫn còn nguyên. Cá anh về chuyển lời của chúng tôi hỏi anh em ta trong đội “Hồng Quân tiên phong” của vùng tự trị. Chúng tôi sẽ báo cáo lên trên việc làm quan trọng này. Các anh sẽ đón kế hoạch hoạt động cụ thể sau. Chúng tôi sẽ trực tiếp cho người chuyển sang.

Tai Vần nghe, nhưng mắt anh để ý nhìn trên tấm bản đồ của Mã trải rộng. Vần thấy còn nhiều chỗ đánh dấu đen hình tam giác như thế. Vương Thiệu Khuân cuốn nhanh tấm bản đồ lại. Hắn nói với hai người giọng mơn trớn:

-Đội Hồng Quân của các anh sẽ có vinh dự là đội quân tiên phong làm chủ cả vùng H’mông đấy. Các anh sẽ là những vị chỉ huy.

-Ôi con chim gâu, con chim lẩu chinh ở vùng H’mông này bay cao lên được đều là nhờ đôi cánh rộng, hạ xuống được đều nhờ bộ đuôi dài. Đuôi và cánh của đội Hồng Quân chúng tôi là Mã đoàn trưởng và Vương đồn trưởng đấy!


Mã cười, Vương cười. Cả hai đứa đều cười đắc chí trước lời nói đúng lúc của Dín. Vần cũng không ngờ lâu nay Dìn ít nói mà hôm nay anh nói được một câu hay và đúng lúc thế.

Mã và Vương lại sai lính trong đòn làm một bữa cơm thịnh soạn thết hai người khách. Chúng đưa cho hai người quà cáp. Chúng cho họ đèn pin, mỳ chính, đá lửa… Mã gửi cho ông Xín một bộ quần áo và chiếc máy thu thanh Xiêng mao để ông nghe tiếng nói của Tổ quốc. Bữa tiệc lại có rượu Mao Đài, có ngỗng Bắc Kinh, vịt tần hạt sen, thịt bò, thịt lợn quay…


Tối mịt. Sương đầm hai mái tóc. Rồi trăng giữa tuần ló lên đỏ như mật mía canh. Mã và Vương mới để cho hai người khách quí sang bên kia biên giới.

… Chỉ huy trưởng Sơn ngồi tỏng cái lều nương bên suối. Trước mặt anh dòng nước đầu mùa mưa đã xoáy lộn cuộn đỏ phù sa. Sơn chăm chú lắng nghe Vần và Dín nói. Hai người thuật lại tỉ mỉ chuyện đi gặp Mã và Vương về Sơn bắt tay khen ngợi người chiến sĩ trinh sát trẻ. Sơn bắt tay khen ngợi người chiến sĩ dân quân H’mông. Xẩm tối. Người các bản đi làm nương đã về hết. Rừng vắng lặng. Mù mỏng như mưa nhẹ bay. Vần và Dín cầm dao đi về bản H’mông, Sơn đi xuống chân núi.


Một cuộc họp khẩn cấp giữa các ban tham mưu, trinh sát biên phòng được triệu tập ngay. Kế hoạch chiến đấu được vạch gấp. Cuối buổi họp, chỉ huy trưởng Sơn đứng lên. Giọng anh đanh, gọn, cái giọng biểu lộ nét cứng cỏi và kiên nghị của con người xứ Nghệ. Anh hạ lệnh:

-Trong ngày mai, đội trinh sát phải truy bắt ngay tên lái xe. Tên Xì Xám Mầu ở bản Mía Ngọt thì ta được rõ. Giặc nhằm cái cắm lâu dài tên này nằm lì ở vùng biên giới xung yếu. Tên này đã tạo được một vỏ bọc dày. Theo tôi nó rất có thể dùng tên Mầu phúc tra, theo dõi những đứa, những cơ sở của nó cài cắm trong vùng đất của ta. Tên này nguy hiểm, nhưng nó chưa lộ mặt. Ta phải cao tay. Ta phải bí mật bao vây nó, “đơm” nó đấy, nhằm biến nó thành con mồi trong lưới. Cũng trong ngày mai một tiểu đội của đội cơ động biên phòng cải trang thành dân quân H’mông, Dao đến khui hang đá ở bản Ngam để thu súng…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2008, 10:13:31 pm »

Một người vượt ngục trở về

Chiều. Nắng hơn. Nắng chiếu long loáng ngọn sóng nước đỏ. Một con trâu bơi nhanh từ bờ sông phía Trung Quốc sang Việt Nam. Đài quan sát của dân quân Dáy bản Xan đã nhìn thấy. Anh chị em cũng đã thấy trên lưng trâu một người đàn ông cúi rạp mình. Một tay anh ta cầm đuôi trâu. Một tay nữa anh cầm roi vụt tới tấp vào lưng trâu. Rồi súng nổ. Súng AK, súng trung liên từ các ngọn đồi có quân Trung Quốc đóng chớp lửa bay rào rào xuống mặt sông. Đạn toé nước phía trái, phía phải, đạn bắn đuổi theo con trâu. Đạn bay vun vút qua đầu trâu. Đạn bay sang chạm vào vách đá bờ Nam toé lửa. Người đàn ông vẫn cúi rạp mình trên lưng trâu. Anh vấn thúc con trâu bơi nhanh sang, sang đến bờ Nam rồi, anh không cho con trâu lên bờ. Anh vụt mạnh vào lưng trâu để bắt nó bơi trở lại bờ Bắc. Xong, anh nằm vật xuống bờ sông. Đội dân quân bản Dáy chạy xuống. Mọi người đã nhận ra ngay, người đàn ông đó là Hoàng A Pản, xã đội phó bản Xan này. Pản mặc cái quần dài rách nát và cái áo lanh có hàng cúc vải của người Hoa. Cổ tay phải Pản buộc một sợi chỉ đen. Pản ôm lấy mọi người. Anh khóc nức nở. Pản giơ hai cánh tay thâm bầm lên, Pản giơ lưng đầy lằn roi ra. Và rõ ràng nhất là những vết thừng trói ở cổ tay Pản. Hai cổ chân Pản vẫn cùm còn rớm máu. Pản mếu máo, Pản giơ nắm tay chỉ về phía bên kia. Mắt anh đỏ ngầu. Anh nghiến răng lại:

-Tôi phải trả thù-Pản quay lại nói với mọi người-Nó đánh tôi, nó cùm tôi… Anh em nó độc ác lắm. Nó đang còn giam nhiều người Dáy ta. Nó giết nhiều người Dáy ta rồi. Bà con bản Dáy ơi, nếu con rắn xanh biết gẩy đàn, con cá bống biết thổi kèn thì cũng đừng ai nghe lời bọn giặc Trung Quốc.


Mọi người nhìn Pản thương hại. Ai cũng mủi lòng. Đội dân quân dìu Pản về bản. Chị em chặt cây mía mòi (loạ mía ngọt ăn giòn) cho Pản ăn để mau lại sức. Nhà Pản từ mấy tháng nay không có người ở. Ngày bọn giặc Trung Quốc đánh sang, chúng vào phá phách tanh bành. Khi chúng rút chạy, đội dân quân bản Dáy lại sừa chữa cho Pản, anh em lợp cho Pản cái mái, đan cho Pản cái phên trúc, sửa cho Pản cái sàn che phía trước, cái cửa gỗ phía sau.


Vợ và hai đứa con của Pản đã sang bên ấy từ giữa năm ngoái. Ngày đó, Pản không sang. Bởi Pản là người Dáy. Vợ Pản là người Hoa. Pản làm xã đội phó của bản Xan này. Pản không bỏ bản Dáy theo vợ. Pản đã từng khuyên vợ ở lại.


Hôm Pản lên nương, vợ Pản ở nhà vơ vét hết áo quần, lúa gạo, lợn gà rồi kéo cả hai đứa con trai xuống bè về bên kia sông. Bên ấy, mụ ta có ông chú là phó chủ tịch công xã.


Pản về chỉ còn có cái nhà trống. Pản lặng khóc. Nước mắt anh giàn giụa như cơn mưa tháng tám. Pản chỉ còn như thở nửa hơi. Anh buồn như tiếng guồng quay buổi tối. Buồn như tiếng nước tràn phai đêm mưa. Những đêm trăng xuống núi, sương phủ trắng ngọn mai. Tiếng con chim Sroong ló kêu âu sầu rên rỉ trong rừng xa (người Dáy gọi chim Sroong ló là chim ân hận cho cuộc sống buồn tẻ), lại càng làm cho Pản nhớ vợ nhớ con. Lòng Pản như thắt thêm nhiều nút, buộc thêm nhiều đoạn. Rồi Pản thường ra đứng lặng lẽ ở bờ sông để nhìn sang. Nắng vô tư chiếu ghềnh nước chảy. Nắng toả ngọn sông sâu. Chỉ có bầy cá lao xao vào bến…


Thế rồi những ngày sau, bờ sông bên kia có bóng người: Một người đàn bà với hai đứa con nhỏ. Đó là vợ và hai đứa con của Pản. Hai đứa con anh cũng đã nhận ra anh. Nó vừa khóc vừa gọi bố. Vợ anh vẫy tay gọi anh sang. Vợ anh tung cái khăn lanh, cái khăn ngày cưới nhau cho anh nhìn. Vợ anh mặc cái áo xanh viền đen bên nách, cái áo ngày cưới nhau cho anh nhận. Pản vẫn im lặng. Hôm sau, từ lúc chân trời tỏ mờ cho đến lúc mây chiều sà dốc núi, Pản vẫn đứng bên sông, Pản gục xuống. Anh không về ăn. Anh không về nghỉ. Anh khóc. Anh gọi tên hai đứa con đến khàn cả cổ. Anh vẫy áo trả lời vợ đến mỏi cả tay. Anh muốn chống mặt trời lại cho lâu lặn để được đứng bên sông nhìn thấy vợ, thấy con. Đến khi tối nhọ mặt người, bên kia sông tối mịt, anh mới về. Anh lại nằm vật xuống giường trong gian nhà trống trải. Đêm khuya, con chim Sroong ló lại kêu nỉ non, con cuốc kêu khắc khoải bờ khe. Đêm. Lại đêm. Tiếp đêm, Pản vẫn sống cảnh ấy, Pản chỉ chờ nhìn rõ gờ đất bờ sông bên kia, nhìn rõ chòm sậy trắng, rõ khóm mai non là anh lại ra bờ sông. Phía bên ấy vợ và hai con anh lại đang gọi anh, lại đang vẫy anh sang. Tiếng con anh lại khóc thảm thiết. Tiếng vợ anh lại gọi ân tình. Nó gợi cho anh cảnh sống đầm ấm trong gian nhà những năm tháng qua. Nó thức dậy trong anh. Nó cào cấu lòng anh. Pản như phát điên lên. Rồi anh không cưỡng lại được nữa. Pản từ bỏ tất cả. Pản ôm cây chuối bơi sang bên kia với vợ con…


Nay Pản cưỡi trâu vượt sông, vượt làn đạn trở về bản Xan. Nhìn người Pản đầy vết thâm bầm như thế ai cũng thương anh. Càng thương anh, mọi người lại càng căm ghét bọn giặc Trung Quốc gây nên cảnh tan nát cửa nhà.


Pản nói với xã đội, nói với anh em dân quân, Pản muốn gặp ngay bộ đội biên phòng để báo cáo với anh em những việc quan trọng ở bên ấy. Chỉ huy trưởng khu biên phòng suy nghĩ về việc Pản vượt sông. Anh giao việc đó cho Hoàng Mai, một chiến sĩ trinh sát đã nhiều năm sống với bà con dân tộc Dáy. Sơn gọi Mai lên. Anh dự đoán các tình huống có thể xảy ra. Anh nói đến các nước đi quen thuộc trong những ván cờ gần đây mà kẻ thù hay lặp lại. Sơn dặn Mai: “Phải biết lỏng ngoài nhưng lại rất chặt bên trong. Bởi cái lạt có dẻo buộc mới chặt. Và nước có lặng cá mới sủi tăm”. Sơn bảo Hoàng Mai mang theo quà cáp, thuốc men, quần áo cho Pản dùng.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2008, 10:15:31 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2008, 10:14:51 pm »

Hoàng Mai đến gặp Pản ở ngay tại bản Xan. Pản ôm lấy Hoàng Mai khóc nức nở. Nước mắt anh thấm ướt ngực áo Hoàng Mai. Mai đỡ Pản ngồi xuống. Pản chỉ vào các vết thâm tín trên tay, trên mình cho Mai xem. Pản nói:

-Chỉ vì tôi không biết nghe lời các anh khuyên. Tôi nỡ bứt lá bưởi, nữ cắt dây bầu. Tôi bỏ bản Dáy nên mới đến nông nỗi này. Anh Mai ơi! Sang bên ấy tôi như chim mắc bẫy không gỡ ra được. Tôi bị bắt, tôi bị giam, phải chịu đánh đập. Chúng bảo tôi là người của các anh phải sang dò la. Tôi phải trốn ngục của nó mà về. May lắm, tý nữa tôi bỏ xác trên ghềnh nước đỏ.

-Ang Pản à! Giờ anh về đây là điều rất mừng. Tôi thay mặt cho đơn vị biên phòng đến thăm anh. Chúng tôi coi anh như người đã chiến thắng, đã lập công trở về. Tôi mang quà của đơn vị, mang thuốc men đến cho anh-Mai vừa nói, vừa mở túi lấy quà ra trao cho Pản-Đơn vị biên phòng và hợp tác xã sẽ chuyển tới anh số gạo để anh ăn cho đến ngày mùa. Rồi sẽ mời anh đến đơn vị để đồng chí bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho anh. Nếu cần, chúng tôi sẽ đưa anh đi chữa bệnh. Anh Pản cứ yên lòng. Xóm bản Dáy và chúng tôi sẽ giúp đỡ, đùm bọc anh như những ngày anh chưa sang bên ấy.


Pản ngồi im. Pản lắng nghe Mai nói. Pản chăm chú lọc hết từng lời, từng ý để mong dò biết thái độ của Mai. Những ngày đó Hoàng Mai ở lại cùng ăn ở với Pản để Pản đỡ trống trải trong gian nhà vắng. Pản đã kể cho Hoàng Mai biết về những ngày Pản ở bên ấy, những ngày Pản bị tù đầy. Giọng Pản đều đều, buồn buồn như tiếng guồng nước quay đêm khuya. Pản nói, hiện anh không biết vợ con ở đâu, sống chết ra sao. Những ngày anh mới sang, vợ anh đưa anh về ở trong nhà ông chú. Ông ấy là phó chủ tịch công xã. Anh chỉ ở với vợ con được năm ngày rồi công an Trung Quốc đến bắt anh đi. Anh kể chúng đánh anh, chúng treo anh lên xà nhà-Chúng giam anh ở chung trại với một số người chúng bắt ở bên này đưa về. Ở đó, Pản thấy có một anh chiến sĩ biên phòng tên là Xền (Xền là một chiến sĩ trinh sát bị Trung Quốc lẻn sang bắt cóc). Pản kể nhiều về sự kiên cường của Xền. Xền đã ra hiệu cho Pản phảo bền gan chịu đựng và đừng khai báo gì. Pản còn kể nhiều về tình hình bố phòng của địch ở bên ấy. Pản nói những trận địa pháo lớn đang chĩa nòng sang phía ta. Pản nói thấy xe tăng, thấy bộ đội Trung Quốc đang dồn lên Biên Hoà. Pản kể chuyện dân Trung Quốc phải ăn cháo. Mắt Pản đã nhìn thấy lính Trung Quốc chết nhiều, chúng phải chất đống trong rừng rồi tưới xăng đốt. Pản còn kể rằng dọc bờ sông bên kia nhiều cầu phao của giặc đã để sẵn. Chúng đang đổ móng, đổ bến phà… Ròng mấy tháng, Pản bị giam trong ngục. Một hôm Pản đi ra lấy cơm nhìn thấy một người Dáy làm bếp. Pản đến làm quen. Vì cùng dân tộc, người Dáy rất thương Pản nhưng không dám giúp Pản vượt ngục. Người Dáy đó chỉ nói với Pản anh ta sẽ dựng cho một cái thang ở đầu nhà rồi đêm cứ đó mà trèo ra bờ sông. Pản ngồi trong bụi sậy. Mãi đến trưa chờ lúc nắng, trâu của công xã xuống sông đầm, Pản xông ra cưỡi lên lưng một con rồi bơi về. Mai hỏi Pản tại sao phải đuổi trâu về phía bên ấy, Pản nói là sợ vợ con của Pản đang còn sống ở công xã đó bị liên luỵ, phải đền con trâu, Pản kể lại mọi việc rất trơn tru, chặt chẽ. Và ai đến thăm, ai hỏi, Pản cũng kể giống như thế, không có mấy chi tiết sai lệnh nhau. Và dù có sai chút đỉnh đi nữa, cũng không có gì mâu thuẫn nhau cả. Hoàng Mai nói với Pản là anh rất cảm ơn Pản đã cung cấp cho những tin quan trọng về tình hình địch; tin tức về đồng chí Xền. Mai sẽ báo ngay những tin đó lên cấp trên.


Những lúc xoa bóp cho Pản, Mai để ý nhiều đến những vết thâm tím vì đánh đập, vì cùm kẹp. Mai thấy tuy bị địch đánh, hành hạ như Pản nói nhưng người Pản không gầy còm, mầu da không tỏ ra là người ốm yếu. Mai thấy nhiều vết thâm tím trên người Pản rất chóng khỏi. Có vết chỉ xoa bóp một hai lần là tan biến. Mà sao, Pản lại rất lười tắm. Hoàng Mai nhắc nhở đến việc tắm là Pản cứ lần lữa, rồi vờ ớn rét, ớn nóng. Mai nấu nước nóng cho Pản tắm. Mai đến kỳ hộ lưng Pản không cho, Pản bảo phong tục của người Dáy chỉ có vợ mới kỳ lưng hộ chồng, cha mới tắm cho con. Thế nhưng sau lần tắm xà phòng đó. Mai thấy nhiều vết bầm tím trên người Pản đã mất hẳn đi…


Năm ngày sau, bọn giặc Trung Quốc thả ba người Dáy và một người Dao về. Chúng đẩy cả bốn người xuống một cái mảng để sang sông. Bốn người này có hai ông già ngoài 70 tuổi, một em bé 10 tuổi và một bà già ngoài 60 tuổi. Cả bốn người đều nói họ bị nhốt chung trại với Hoàng A Pản, người Dáy ở bản Xan. Chính mắt họ đã nhìn thấy bọn lính Trung Quốc đánh Pản. Chúng trói Pản, chúng tra khảo Pản. Trước hôm Pản trốn khỏi tù mấy ngày, chúng còn lôi Pản ra giữa sân trại. Chúng dí mũi súng vào ngực anh ta dọa bắn. Chúng bảo Pản là thằng tiểu bá Việt Nam. Pản là người Dáy, người gốc từ Trung Hoa nhưng đã phản bội Tổ quốc. Chúng sẽ giết Pản để làm gương…


Chiến sĩ trinh sát Hoàng Mai báo cáo đầy đủ mọi chi tiết với Sơn về tình hình người vượt ngục trở về này. Sơn hỏi lại Mai về sợi chỉ buộc ở cổ tay Pản. Mai trả lời sợi chỉ cùng mầu, cùng buộc ở cổ tay phải giống như sợi chỉ của Dín và Vần, Mai nói nói tiếp:

-Ta hãy chờ, có lẽ đây là mưu “nhục nhân kế” của địch. Bởi trong thực tế đã dạy rằng người khôn ngoan quá mức, kín đáo quá mức, việc làm trọn vẹn và đầy đủ quá mức cần thiết cũng có thể làm cho ta nghi vấn!
Nghe Hoàng Mai nói xong, chỉ huy trưởng Sơn gật đầu. Anh chỉ thị ngay cho đội trinh sát ở bên bản Mía Ngọt chuẩn bị lời lẽ cho “hạt giống đỏ” Vòng Kim Phù. Ra lệnh cho Phù dùng máy thông tin trong phiên chiều nay hỏi về bên ấy để thảm tra lại tên này. Trưa hôm sau, một chiến sĩ trinh sát phi ngựa cấp tốc về sở chỉ huy khu biên phòng. Anh chuyển biên bản lời gọi đi và lời nhận được từ bên ấy của phiên làm việc chiều qua và sáng nay của máy thông tin. Sơn cầm tờ giấy đọc nhanh: “Gọi đi: Xin Vương đồn trưởng cho biết rõ người cưỡi trâu vượt sông để bênnay “hạt giống đỏ” bảo vệ và phối hợp hành động! Nhận về: (vẻn vẹn có mấy chữ) “cây chung gốc, ngựa chung đàn. Vương đồn trưởng”. Sơn đọc lại một lần nữa rồi anh thở phào một cái nhẹ nhõm. Anh gọi Mai tới:

-Thế là đã rõ ràng nhé.

-Cứ để hắn bộc lộ hết thủ đoạn chứ anh! Từ thái độ ban đầu Pản lo lắng, giữ kẽ, đến những ngày sau thấy không có gì đáng ngại. Pản đã nói cười ra vẻ bình thường lắm. Pản bắt đầu đi thăm các nhà trong bản. Pản kể những chuyện Pản biết ở bên ấy cho mọi người nghe. Pản đi đến những nhà ở gần, rồi những ngày sau, Pản lẩn đến những nhà ở xa. Những ngày sau nữa, Pản đi rộng ra những bản khác. Pản đi đến những bản Dáy chặng đường chỉ hút hết điếu thuốc. Rồi đi lên bản Dao xa hơn, chặng đường non buổi. Pản đi một đoạn lại ngoái cổ nhìn lại xem có ai đi theo không. Hết một ngày, tối về nhà. Pản ngồi điểm lại xem thử có ai để ý đến việc mình sang các bản khác không. Có cái gì đáng ghi trên chặng đường mình đi không.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM