Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất núi Mường Khương  (Đọc 55053 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:24:12 pm »

Tác giả: Trần Hữu Tòng
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 1987
Số hoá: ptlinh



Đất núi Mường Khương


Người anh em cùng dòng họ

Trời nhá nhem. Đường vảo bản mờ mờ sương bay, rừng núi bốn bên mờ mờ sương phủ. Lạnh. Hơi lạnh trong sương, hơi lạnh từ các chòm cỏ ngải, hơi lạnh từ lớp lá ẩm và hơi lạnh như cả trong ánh sáng mờ yếu ớt còn sót lại giữa cánh rừng thưa lan ra. Những cây lê đầu bản Thải Giàng Sán khẳng khiu trụi lá nom như những bó chông nhọn nhô cao trong bầu trời xám xỉn.


Một người đàn ông nép mình trong đám cỏ rậm sát đường biên giới. Hắn ta mặc áo đen, xắc vải đen quàng chéo qua vai. Hắn nhìn ngó bốn bên. Hai con mắt của hắn như hai vết chém trên khuôn mặt dày nung núc thịt, trúng triếng. Thấy bốn bên vắng lặng, hắn nhỏm dậy. Theo con đường mòn, hắn đi nhanh vào bản.


Bản H’mông Thải Giàng Sán, tiếng H'mông có nghĩa là bản Mặt Trời Mọc. Bản ở trên sườn núi phía đông. Phía mà mỗi buổi sớm khi hừng đông thức dậy thì hắt lên trời những rẻ quạt lớn như báo cho dân bản biết hôm nay trời nắng ấm và như bàn tay khổng lồ vẫy gọi dân bản đi làm nương, đi phát rẫy. Mỗi buổi sáng bà con người H’mông các bản xung quanh thường có thói quen nhìn về phía đó. Phía đó nắng đến sớm hơn. Khi mà các bản ở lũng núi chưa nhìn thấy mặt trời thì bản Thải Giàng Sán đã rực rỡ nắng vàng. Có được cảnh đẹp núi quấn mây trời và chan hoà ánh nắng, mùa xuân lê, táo, mận nở tắng mái đồi như bản Mặt Trời Mọc ở trên dãy núi Hoàng Liên già nùa này là điều hiếm hoi. Theo các nhà địa chất thì dãy núi Hoàng Liên thuộc vào loại núi già. Nó có cách đây hơn hai ngàn triệu năm. Các ngọn núi bị gió, mưa, bão, tuyết bào mòn nên đỉnh núi còn trơ đá. Và có độ cao nhỏ, trông như các mũi chông nhọn khổng lồ. Các lũng núi rộng và cạn bởi bị lấp dần những vật liệu vụn lở từ đỉnh núi nát ra nuớc mưa dồn xuống. Bởi vậy sườn núi thoải hơn, cây cối thường cằn cỗi. “Đá ngồi, đá nằm” xếp trơ trọi trên lớp sỏi cơm nguội và đất đỏ ba dan.


Giờ đây bản H'mông chìm trong lớp mây chiều. Rồi ánh lửa các bếp lọt qua kẽ lớp ván gỗ thông, qua tường đất dày hắt ra bìa rừng những tia sáng đứng như kẻ dọc. Người đàn ông đã quen thuộc các lối đi lại và biết rõ từng nhà trong bản, hắn đi thẳng đến nhà ông Giàng Tả Páo. Hắn ghé mắt qua khe cua nhìn vào. Bếp lửa rực cháy. Những thanh củi gỗ thông sa mu thông bắt lửa, nổ lép bép. Bên bếp, ông Giàng Tả Páo đang ngồi hút thuốc. Đứa con trai nhỏ của ông là Giàng Tả Hoà đang chơi với con chim cứ cư (như gà gô) nhốt trong chiếc lồng tre. Trên dàn bếp treo lơ lửng những xúc thịt lợn, chân lợn đã ướp muối và rắc lớp bột thảo quả. Điều đó chứng tỏ nhà ông Giàng Tả Páo đã mổ lợn và mùa làm khách (mùa ăn tết) của bản H'mông đã đến. Thỉnh thoảng mỡ từ các súc thịt rỏ vào bếp lửa đang cháy làm cho ngọn lửa reo bùng lên phát ra tiếng nổ lách tách. Người đàn ông gõ cửa, ông Giàng Tả Páo nhìn ra.

-Ai đó, vào nhà đi mà!

Người đàn ông xô cánh cửa bước vào. Một luồng gió lạnh lùa cả mùi phân trâu, phân ngựa vào theo.

-Ông Páo à. Ông có nhớ tôi nữa không! Người anh em cùng họ Giàng ta cả đây mà-Người đàn ông cười toét miệng đi vào phia bếp lửa.


Theo thói quen của người H'mông, mới gặp nhau mà đã tự nhận cùng họ với nhau là quí lắm, là đã co như dòng máu trong người đã cùng chung một ông tổ, là anh em thân thiết rồi. Ông Páo đứng dậy đón người anh em ngồi xuống ghế để bên bếp lửa. Ông Páo nhìn kỹ người lạ mặt. Qua ánh lửa ông ngờ ngợ đã quen, đã gặp người này ở đâu rồi. Đâu từ hồi ông còn trẻ thì phải. Bởi ông Páo nhớ nhất ở hắn có cái mặt đầy núng núc những thịt và hai con mắt thì nhỏ và hum húp. Ông Páo cười thểu thả:

-Ôi, mày đi lâu lắm rồi, mày có như con nai quên mùa măng sớm không mà mày quên lối rừng này không tới.

-Họ Giàng ta thường hẹn gặp nhau cuối tháng trâu, đầu tháng hổ (cuối tháng 11 đầu tháng chạp, mùa người H'mông ăn tết) tìm về với nhau là điều lành đó ông Páo à.

-Mày ngồi đây uống chung bát rượu với tao. Họ Giàng ta to lắm! Người nhiều như cây thông sa mu trên núi cao, như trời đông nhiều mây, trời tây nhiều sao là mừng vui lắm. Ta đi khắp chân trời vàng, khắp chân trời xanh vẫn còn gặp người họ Giàng đó.

Ông Páo rót rượu đầy bát đưa cho người anh em cùng họ uống trước.

Hắn bưng bát rượu từ tay ông Páo. Hắn nói câu thề:

-Ngày ta hẹn đã mòn, tháng ta chờ đã cạn. Ta đã gặp nhau rồi. Ông tổ họ Giàng ta vững như cây lim đầu bến nước, đã là anh em ngày vui phải tìm đến nhau, lúc khốn khó phải giúp nhau. Nếu phản nhau thì chết đen như ngón, chết bầm như vang, chết vàng như nghệ! Hắn uống ừng ực.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2021, 01:33:04 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:26:31 pm »

Ông Páo để ý nhìn hắn. Hắn bưng bát rượu nhưng con mắt đen ngòm của hắn cứ quằm quặm nhìn ông, nhìn ra xung quanh. Trong giây lát đó lớp tro nguội của thời gian như được gạt đi, đốm than hồng cháy rực lại. Ông Páo đã nhớ ra hắn rồi. Đúng là hắn rồi. Đúng hắn là đứa giết người một trăm đã băm người một nghìn rồi. Năm ấy, năm thằng phỉ chột mắt Chấu Quang Lồ nổi lên ở đất Pha Long này. Người H'mông đã nói “một thằng chột bằng mười một thằng ác” thì thằng này dân gọi hắn bằng cái tên gớm ghiếc là “thằng mõm dài, tai rộng” đã cầm súng đi bắt người. Ngày đó hắn mặc quần áo vàng, quấn xà cạp vàng, đeo súng pạc-hoọc bên hông. Hắn và thằng Chấu Quang Lồ nốc rượu xèo ngâm tắc kè. Cái mặt chúng đỏ gay như mào gà sống chọi, hắn treo ngược người H'mông, người Kinh, người Nùng… lên cành lê đầu bản Thải Giàng Sán này, thi nhau bắn. Cây lê đầu bản năm năm sau vẫn còn héo hon. Mưa tháng ba, tuyết tháng chạp không trôi hết vết máu thâm bầm ở cành, ở gốc. Bảy năm sau cành lê mới ra được lộc. Tám năm sau càng lê mới đơm hoa và “bói” lại quả mùa đầu… Rồi việc giết người ở bản Nàn Tử nữa. Bọn chúng bắt người H'mông, người Kinh, người Nùng về đó giết. Bọn chúng lập ổ phỉ đón rừng, ngăn suối ở đó. Những người đã đến đó ít ai sống sót. Từ đó người H'mông ở Pha Long này đặt tên con suối là Nàn Tử Hồ (tức là con suối chết, đi dến đó không có về). Ngày bộ đội cụ Hồ vào diệt phỉ hắn bỏ chạy về bên Sẻo Thầu Trung Quốc. Biền biệt từ đó, ông cứ tưởng hắn đã chết thối lúa, chết úa cỏ ra rồi. Ai ngờ nay hắn lại trở về đây. Mà hình như ông Páo mang máng nhớ rằng hắn là người Hán chứ có phải người H'mông, có phải người cùng họ Giàng với ta đâu, hắn ngồi uống rượu với ông Páo. Hắn nói chuyện với ông nhưng mắt hắn vẫn liếc nhìn con chim cứ cư nhảy nhót trong chiếc lồng tre và để ý đến Giàng Tả Hoà đang chơi với nó. Trong con mắt đen ngòm nhìn quằm quặm của hắn như vừa loé lên một ý thâm hiểm.


Ông Páo hỏi hắn là từ đâu về bản Thải Giàng Sán này. Hắn không dấu diếm, hắn nói với ông là hắn ở bên kia biên giới, ở Mã Quan. Ở Xeo Pà Chư sang. Hắn sang tìm gặp ông Páo bàn việc trọng với ông. Theo hắn nói thì việc này hệ trọng lắm, việc có thể làm cho máu người bản trên chảy, đầu người bản dưới rơi, việc mà tay không còn vắt đá ra ngô được, không còn nặn ruột ra con được nữa. Hắn bảo hắn chỉ bàn với ông Páo thôi vì ông Páo là người già ở bản này. Ông nói, dân bản đều nghe. Hắn nhìn thẳng và mặt Páo. Hắn nói với ông, giọng hắn, ông Páo có cảm tưởng nghe êm ngọt như hạt ngô ngậm sữa nhưng lại độc như có lá ngón vàng ở trong.


Ông Páo à, ông có nhớ người H'mông ta từ đâu đến ở trên đất núi Hoàng Liên này không? Người H'mông ta, ông Páo à khi chết còn chôn đầu quay về phương Bắc đó, tức là quay về nơi cội nguồn của người H'mông mà! Ta không phải là người Việt Nam. Ta là người của nước “Trung Hoa vĩ đại”. Người H'mông ta có vua. Người H'mông ta không chung vua với người Kinh được. Ông Páo có nghe không, mùa sấm mới vừa rồi vua ta mới hiện ở phương bắc đó. Vua H'mông hiện cùng với vua Giáy nữa mà. Vua gọi người H'mông về với “tổ quốc vĩ đại” giúp “tổ quốc vĩ đại”. Và ở nơi nào có người ở, nơi đó là đất của vua, đất của “tổ quốc Trung Hoa vĩ đại” đó, ông Páo à…


Ông Páo ngồi im. Ông nhìn ngọn lửa bên thanh củi gỗ thông. Giọng người anh em cùng họ vẫn đều đều:

-Vua sẽ phái quân chinh phạt để giết hết những người không về theo vua. Người H'mông sẽ phải rán mỡ lên nếu cầm súng Việt Nam chống lại “đại quân” của vua.

Hắn nói với ông Páo nghĩ gì về những lời hắn nói. Hắn hỏi ông Páo về những người hắn quen trước nay ở đâu. Hắn hỏi Vàng Seo Hồng mãn hạn tù được về có phải ở bản Lao Táo không.

Ông Páo cầm que cời để ngọn lửa đỏ thêm. Ông nói chậm rãi:

-Nước chảy được thì cứ chảy, núi không chảy được thì núi đứng. Nước đừng bắt núi chảy theo mà!

Hắn nhìn ông Páo gườm gườm. Nói một tiếng con mắt đen ngòm của hắn gườm ông một lần, nói hai tiếng con mắt hắn trợn trừng nhìn ông hai lần:

-Ông Páo à, cùng họ Giàng cả, ta gắn bó với nhau như ong chung một tổ, như chuối chung một buồng mà. Tôi nói để ông biết, người H'mông chống lại vua thì chỉ như lấy cỏ dại chống trời, như đưa tàn lửa mong đun nước cả sông Na Hờ mà thôi! Ta có như con ve đâu mà lột được xác. Ở Sa Pa, ở Bát Xát, ở Mường Khương, Y Tý, Xín Mã Cái… Người H'mông đã nghe lời vua cả rồi đó-Hắn cười gằn.


Ông Páo nghĩ, thế là hắn đã đổ nước ớt, tát nước kiệu vào tai ông rồi. Ông suy nghĩ đi nát gan, ông nghĩ lại đứt sức. Đêm đã khuya: Đôi chim chóp chóp kêu gióng giả ngoài rừng. Gà đầu bản gáy canh ba mời hai tiếng, giục canh tư mười tám lượt. Ông Páo bảo hắn ngủ đi mai ăn thị gà rồi “tính xương gà” (như người Kinh xem bói) và bàn nữa. Hắn nói với ông Páo:

-Tai tôi, tai người họ Giàng ta không muốn nghe những lời của người anh em chung dòng máu nhạt như nước mía non đâu ông Páo à!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2008, 03:45:51 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:29:06 pm »

Nằm bên cạnh bếp, mùi củi thông cháy, mùi thịt lợn ướp, mùi thảo quả ấm cúng và quen thuộc, nhưng ông Páo vẫn không ngủ. Ông Páo cứ nghĩa: Người H'mông đã có câu: com chim nồng chay hót hay ở lành, núi H'mông nhuộm cho nó màu lông xanh vằn vằng, quả rừng sơn cho nó cái mỏ đỏ chót (loài chim ăn quả sơn) để người H'mông ngồi nghe nó hót. Còn con cáo vẫn ác độc thì phải cắt lưỡi nó đi… Ôi rừng Hoàng Liên cho người H'mông nhìn bề ngoài để biết được củ ấu rừng khác củ bạch truật mà sao lại không để dấu vết gì bề ngoài để ta phân biệt được kẻ xấu với người tốt. Người H'mông ở đất Hoàng Liên này đã một thời khổ như kiếp châu chấu, dế mèn rúc trong chòm cỏ ngải. Ấy là lúc phỉ Chấu Quang Lồ nổi lên, phỉ Hản Xừ Lùng nổi lên. Chúng coi người như cái chổi cùn vun quén cho nhà chúng nó, như cành thông có gai rào quanh nương nhà nó. Chúng cướp ngựa dân đang cưỡi, cướp lợn trong chuồng, cướp vợ người ta trong chăm ấm. Người H'mông nhờ ơn Đảng, nhờ ơn Cụ Hồ làm ăn với nhau vui như đàn ong chung xây từng mật ngọt. Chúng lại về phá. Người H'mông ngàn năm nay đã nặng thù vơi Hán ác độc, tham lam. Ông Páo đã nghe kể về chúng. Chúng luôn muốn cho vườn nhà chúng to ra, bản của chúng lớn hơn, nước của chúng rộng hơn. Chúng đi ăn cướp! Chúng đã cướp của người H'mông, đuổi người đến vùng đất núi phía Nam này. Nghĩ tới lời ông bà kể cứ như có hòn đá to đè trên ngực. Chúng nó đã đuổi người H'mông, bỏ đất tổ tiên mang túi lanh chạy chân đất vượt khe nhịn đói say nắng lên tận trên núi cao nghi ngút này. Giờ đây hàng năm bản H'mông còn giữ tục “cấm cửa” để nhớ lấy mối thù đó. Ngày đó, dân giết lợn cùng những người đã bị người Hán ác độc đuổi đòi giết chết. Ngày đó cả bản không ai được nói tiếng Hán, ngày đó những người con gái, người đã giữ nòi giống người H'mông không được bước qua cửa đi ra ngoài. Người H'mông phải đi đòi xương của cha, đòi máu của mẹ. Mối thù ấy máu đã nhập tim rừng lim cũng nhỏ! Giờ chúng lại nói vua hiện bên ấy. Người H'mông phải về bên ấy, phải làm theo đúng lời vua, phải chống lại Việt Nam thì có khác nào con cáo dỗ bầy gà con ra rừng cho ăn hoa cỏ! Người H'mông mình không phải là loại người ăn cá quăng cơm, ăn chim bỏ nỏ. Người H'mông là người Việt Nam, là anh em với người Kinh, người Nùng, người Giáy… Ơn Đảng, ơn của Cụ Hồ đối với người H'mông như hương thảo quả của bốn mùa thơm lừng đất núi, như cây thông sa mu xanh tươi trên đất Hoàng Liên này. Gỗ cây thông dù ở trên đầu núi, dù ngâm dưới dưới suối sâu hay đưa về làm cột nhà, lòng gỗ vẫn hồng tươi, cũng như lòng người H'mông dù ở đâu, dù lúc khốn khó nào cũng hướng về Đảngg, cũng nghĩ đến cụ Hồ..! Người “anh em cùng họ” vẫn thức. Hắn nằm im. Hắn nghĩ đến thằng bé con ông Páo, thằng bé có cái mũi thẳng, đôi mắt sáng và cái trán vát, với con chim cứu cư (com chim giống con gà gô) hót hay kia. Hắn nghĩ tới bà chủ Trịnh Bảo Ngọc phán bảo: “Con sâu khôn chỉ tìm ăn mầm, nó không ăn lá già. Và, người đi săn giỏi phải biết dùng con chó của mình. Con chó già thì bắt mùi nhạy, sủa vang, cắn xé và gặm xương giỏi nhưng không còn sống lâu, sức đã gần đứt chạy một khắc lên dốc, lông đã ướt đẫm mồ hôi! Nên ta phải tìm, phải biết luyện những con chó non. Nó sắc răng và hăng hơn, sống lâu hơn, dễ dạy được nhiều trò hơn! Ai nắm được người H'mông ở vùng núi Hoàng Liên này thì người ấy sẽ thắng cuộc (!) Muốn đạt được mục tiêu lâu dài đó, ta phải chọn nhiều, tìm nhiều chó H'mông non để huấn luyện cho giỏi!”. Thằng bé kia có phải một con chó non không? Còn ông già Páo này nửa cứ ỡm ờ như một con ốc rờ râm bò đi không biết bò lại. Điều đó đã có cái này… Hắn sờ vào túi vải đen đeo chặt trong người, Khẩu K54 cồm cộm đã lên đạn. Cái cành lê năm xưa ở Pha Long đang còn đó. Con suối Nàn Tử Hồ đang còn đó… lão đi đâu…

Sáng sớm, ông Páo sách cái bẫy đi ra bìa rừng. Ông dặn người anh em cùng họ:

-Buổi sớm miệng ta nói điều gì cũng lành, tay ta làm điều gì cũng khéo. Ta sẽ đi bắt cho được con gà to nhất rừng Thải Giàng Sán này về đãi người anh em mới thoả. Hắn nhìn theo ông Páo. Biết ông Páo đi ra phía rừng biên giới không đi về phía Pha Long, nơi có đồn biên phòng, hắn yên bụng lắm!


Bên bếp lửa, hắn ngồi nói chuyện với Giàng Tả Hoà. Hoà vẫn đùa với con chim cứ cư. Con chim có lông màu xám biếc pha đốm vàng, cái mỏ hồng tươi và tiếng kêu rủ rỉ ngọt ngào như quả đào chín bói. Hoà yêu nó. Đêm lạnh, em đưa nó vào sưởi ấm bên bếp lửa. Ngày Hoà treo ở cành lê trước nhà để nó ngắm bản H'mông dang mùa hoa lê nở đẹp. Khong phải chỉ có Hoà mà người cả bản đều yêu con chim cứ cư. Vì nó là tượng trưng cho mọi điều lành. Tiếng nó kêu là báo tin vui cho mọi người. Bởi nghe con chim cứ cư kêu là dân bản biết mùa ngô, mùa lúa, mùa xèo năm nay được lớn. Bản H'mông sẽno ấm và “mua làm khách” lại vui. Con cứ cư của Hoà mỗi buổi sáng không biết nó ngửi được hơi sương của buổi bình minh sắp dậy hoặc nó nghe được tiếng muôn loài từ phía mặt trời dậy sớm mà nó cất tiếng hót trong trẻo, vang vọng. Lập tức những con chim cứ cư ở các ngả rừng đều hướng về phía nó hót rền vang cả bản Mặt Trời Mọc này. Người các bản dậy mà dao lên rẫy.


Hoà kể chuyện về con chim cứ cư của em cho lão ta nghe. Lão cười gằn. Con mắt lão gườm gườm nhìn con chim. Lão tỉ tê với Hoà nhiều chuyện. Lão rủ Hoà về bên “tổ quốc vĩ đại” cùng lão. Về bên ấy Hoà sẽ được sung sướng rồi sẽ được làm to, rồi sẽ được thay người lớn nhất, người cầm đầu họ Giàng này. Còn com chim cứ cư, lão bảo giết nó đi. Nó ăn hat gắm, hạt xèo ở rừng Việt Nam này không tốt. Sang bên ấy, Hoà muốn gì cũng có. Lão sẽ mua cho Hoà một con kêu hay hơn, đẹp hơn, chắc Hoà thích lắm. Hoà hỏi hắn con gì. Lão gườm gườm con mắt. Lão cười gằn:

-Con khỉ con!

-Ở đâu. Mắt Hoà sáng lên. Hoà hỏi lại.

-Ở Bắc Kinh. Ở bên Bắc Kinh nhiều khỉ lắm, khỉ giỏi làm trò lắm, giỏi bắt chước người hơn. Con khỉ biết làm giả như thật, làm xấu như tốt. Nó biết khóc, biết cười, nó trọc đầu hay lắm mày à! Bên ấy thiếu gì khỉ, khỉ lớn khỉ bé, khỉ mặt xanh, khỉ đỏ đít như gà què, chó ghẻ ở bàn này thôi….

-Ông! Khỉ đánh nhau có “máu” không?

-O! Tính nó hung hăng, nó thích đánh nhau lắm…

Hoà nghĩ, giá như được một con chiều dắt nó ra chân núi cao xanh, chân rừng thắm biếc này để nó đánh nhau thì thích biết mấy.

-Ừ, nhưng thương những com chim đang ở ngoài rừng vì mỗi buổi sáng, chúg lại nhớ tiếng hót của com chim này mà!

Hắn nhìn Hoà và nhìn con chim bằng đôi mắt ti hí màu chì, hắn chăm chú. Có lẽ những con vật tàn bạo và ngu ngốc mới có cái nhìn ăn tươi nuốt sống như thế. Hắn lại cười gằn:

-Ồ cho cả loài chim ấy chết đi, để loài khỉ tràn sang cánh rừng này thì mày có mất hạt ngô, hạt xèo nào đâu. Mày lo chi chuyện mất nủa sải, được cả với chứ.


Câu chuyện áy chỉ có Giàng Xeo Xay chị gái của Hoà biết. Bởi lúc đó Giàng Xeo Xay đang ngồi trên gác. Cô đang lấy sáp ong vê vào tấm vải mới để nhuộm thành hoa may váy, may áo cho mùa ăn tết. Xay đã lắng nghe và biết ngọn ngành câu chuyện.


Ông Páo xách cả một đôi gà rừng về. Ông mổ thị rót rượu uống. Ông đãi người "anh em cùng họ" cùng chung dòng máu của ông tổ, bát rượu xèo. Loại rượu trong men có hạt thảo quả, có quế và cả rễ ngón. Bát rượu trong vắt sủi tăm lên, uống say lịm. Ông Páo có ý chặt thịt gà thành miếng to. Ông thai lòng để lẫn trong thịt. Ông để ý người anh em cùng họ ăn. Hắn nốc rượu, hắn nhai thịt gà rau ráu như hỏ vằn ăn rở. Ông tiếp thịt, tiếp lòng và tiếp luôn cả hai quả tim của hai con gà vào bát cho hắn. Hắn ăn sạch. Ông Páo nhìn hắn. Ông đã hiểu rõ rồi. Bởi vì người H'mông họ Giàng không bao giờ ăn tim loài vật. Mỗi khi mổ lợn, mổ trâu… họ đều cho người các họ khác quả tim. Cái đó có nguồn gốc sâu xa. Chuyện ông bà truyền lại rằng, xưa tất cả các học về dự chung ngày hội gàu tào (hội mùa xuân của bản H'mông) khi mổ con lợn to làm cơm và dọn ra thì mất hai quả tim. Mọi người đều nói người họ Giàng làm bếp đã ăn vụng. Người họ Giàng oan ức nhưng không biết nói thế làm sao… Và từ ấy về sau, những người họ Giàng không bao giờ ăn quả tim của một loài vật như để thanh minh cho ông tổ họ Giàng không ăn vụng! Ngày nay, người H'mông họ Giang thường thử nhau để nhận họ bằng cách mời nhau ăn quả tim.


Ông Páo nghĩ: “Cái thằng này dẫm phải nước bọt con rắn độc nào mà dẫn xác tới đây nói lời độc như con sói đen kêu trên rẫy thế! Hắn không phải người họ Giàng và chắn chắn không phải người H'mông. Ta không nhận hắn!”.


Ông Páo rót rượu cho hắn uống để hơi men giữ chân hắn lại. Ông rút con dao phát nương sáng loáng giắt vào lưng rồi đi về phía đồn biên phòng. Bước chân ông xăm xăm, chắc nịch đạp trên đất núi. Dáng ông đi chao đều như rừng thông có cơn gió lướt.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:32:36 pm »

Đồng chí Khánh đồn trưởng Quyết Thắng và chính trị viên Trần Ngọc tiếp ông. Ông Páo kẻ rõ về hình dáng của người lạ mặt cho chính trị viên đồn biên phòng nghe. Trần Ngọc giở tập hồ sơ của những tên phản cách mạng, được bên ấy nuôi dưỡng, chúng đang vượt biên giới về quấy phá. Và giờ đây chúng đã nhen nhóm để gây phản loạn. Trần Ngọc đưa tấm ảnh dán ở tập hồ sơ dầy cộm cho ông Páo xem. Tấm ảnh của một tên lính Tưởng đội mũ lưỡi trai mặc áo cổ đứng, lưng đeo khẩu pạc hoọc. Mắt ông Páo sáng lên. Ông đã nhận ngay ra hắn.

-Đúng gắn rồi mà. Giờ hắn mặc quần áo đen. Nhưng hắn béo hơn, mặt dầy thịt hơn. Tôi đã mang máng nhứ ra hắn từ khi hắn mới đến nhà.


Trần Ngọc đọc cho ông Páo nghe một đoạn trong tập hồ sơ của hắn: “Tên hắn là Phù Chẩn Dìu, dân tộc Hán, quê ở Mã Quan, chức vụ tiểu đoàn trưởng quốc dân Đảng. Năm 1950 hắn sang vùng Mường Khương, Pha Long. Năm 1952 cùng với Chấu Quang Lồ gây phỉ. Hắn là phó cho tên Lồ. Hắn là một trong những thủ phạm giết người H'mông, người Kinh, người Nùng… ở Pha Long, ở dốc Chín Quai, ở bản Chân Cáo. Khi bộ đội ta vào giải phóng, hắn chạy sang ẩn nấp bên Trung Quốc. Ở bên đó hắn tập hợp bọn phỉ cũ, bọn người Hoa có thù hằn với ta, bọn côn đồ, lưu manh mới trở vể nước, bọn lính nguỵ của Mỹ-Thiệu bỏ chạy sau năm 1975, có cả bọn lính Campuchia phản động theo sang Trung Quốc. Hắn lập thành đảng quốc dân, lập thành những tiểu đoàn đặc nhiệm, những toán biệt kích. Hắn đã nhiều lần vượt biên giới sang ta móc nối với đồng bọn… Hắn có chân trong tổ chức “xứ Mường Khương tự trị”. Hắn đã bàn mưu nổi dậy khi bọn Trung Quốc xâm lược tràn tới…”


Bụng ông Páo cồn cào như thác xoáy. Ông dằn giọng: “Hắn chỉ như lóng ngọn cây tre ải ta đan sọt đựng phân thôi mà. Lời hắn nói như ngọn cỏ ấy đâm không đau gót chân ta đâu”. Ông Páo giắt con dao vào lưng rồi cùng với Trần Ngọc và hai chiến sĩ biên phòng đi nhanh về bản.


… Giàng Xeo Xay đi lấy măng bên suối, hái hoa chuối trên đồi về thì cơ sự đã xảy ra rồi. Cô hớt hải chạy ra đầu dốc núi. Cô nói như đứt hơi với ông Páo, với Trần Ngọc:

-Hắn đã bắt mất Giàng Tả Hoà đi rồi. Hắn giết com chim cứ cư đi rồi. Hắn biết bố đi lên đồn biên phòng mà.

-Hắn đi đường nào?

-Xem dấu chân thì biết thôi, hắn đi theo đường dân sớm lên rẫy, chiều đi bẫy chim đấy.


Ông Páo cùng các chiến sĩ biên phòng truy đuổi ngay theo dấu vết. Dọc đường biên giới dân quân và ác chiến sĩ đã chốt chặt, tên Phù Chẩn Dìu bắt em bé Giàng Tả Hoà đi theo không có lối vượt sang bên kia. Hắn loanh quanh lẫn trong khu rừng rậm rồi ra nằm ở đồi cỏ tranh. Hắn không dám vào nhà đồng bọn để ẩn nấp. Hắn giữ Giàng Tả Hoà không cho rời nửa bước. Hắn biết để sổng Hoà sẽ lộ nơi lẩn trốn. Nơi đó là một hang đá. Cái hang ấy ngày trước, ngày năm 1952 khi bộ đội ta truy lùng hắn đã lẩn trốn. Ở cửa hang và nhiều nơi trong quả núi này, xác đồng bọn của hắn đang vùi rải rác quanh đây. Sang ngày thứ hai, hắn đói. Hắn và Giàng Tả Hoà đi đào củ mài ở vùng đất ngoài cửa hang. Hoà cầm con dao găm của hắn, em đào lần theo một dây mài ăn sâu trong mô đất bên hẻm đá. Bỗng Hoà đào thấy xương người, xương chân, xương tay, xương đầu. Hoà thấy cả những ống sắt gỉ hình khẩu súng pạc-hoọc gẫy hai, gẫy ba. Em thấy cả những viên đạn rỉ nữa. Mu bàn tay Hoà bị va vào đá xước da chảy máu. Lấy được củ mài về nướng ăn xong thì Hoà lên cơn sốt dữ dội. Em nằm co quắp, hai tay ôm lấy đầu run rẩy trong hang đá.


Ông Páo, Trần Ngọc và các chiến sĩ biên phòng, cả Giàng Xeo Xay đã truy tìm đến nơi. Tên Phù Chẩn Dìu đã luồn sang một hang đá khác. Hắn bắn lén. Viên đạn K54 đi xước trên mái đầu bạc của ông Páo. Ngọc và hai chiến sĩ vây lấy hang đá, quyết bắt sống hắn. Giàng Xeo Xay gọi hắn: “Tên Phù Chẩn Dìu mày đã bị vây rồi. Mày ra hàng sẽ sống”. Hắn bắn lại. Giàng Xeo Xay vẫn gọi. Hắn lại bắn về phía cô. Xay gọi Hoà: “Giàng Tả Hoà ơi, em ở đâu! Giàng Tả Hoà ơi em ở đâu!”.


Hoà vẫn nằm co quắp trong hang đá lạnh. Mắt em nhắm ngiền. Cái linh tính có tiếng người ruột thịt gọi như thức tỉnh em hơn là thính giác của em nghe rõ tiếng. Hoà mở mắt nhìn rồi chân tay em quờ quạng bò về phía cửa hang. Tên Phù Chẩn Dìu vẫn bắn về phía gốc cây có Giàng Xeo Xay đang gọi… ”Hoà ơi…”.

Hắn nấp sau một mô đá.

Trần Ngọc và một chiến sĩ bò lên phía sau mái núi.

Anh vòng lại. Bất ngờ từ phía sau, anh xông tới. Anh đánh mạnh, khẩu súng trong tay tên Diu văng đi.

Giàng Tả Hoà nằm ú ớ cửa hang. Đôi mắt em đờ đẫn, bạc phếch. Người em nóng như cục than lăn trên lớp đá lạnh. Giàng Xeo Xay cõng em xuống. Ông Páo khóc nấc ôm lấy em. Chân tay em lạnh dần và bắt đầu co quắp. Miệng em sủi bọt trắng. Người em cong dần lại.


Chiều, ông Páo, các chiến sĩ biên phòng đưa em về đến bản Mặt Trời Mọc. Ông Páo đặt em nằm bên bếp lửa, nơi em thường ngồi chơi với con chim cứ cư hót ngọt ngào, thì em tắt thở. Người em lạnh cứng, cong lên như một tấm ván gỗ thông non phơi nắng to.


Đồng chí quân y ở đồn biên phòng nói, em đã nhiễm phải vi trùng uốn ván ở xương cốt tên giặc năm xưa, đồng bọn với tên Phù Chẩn Dìu.

Trần Ngọc đứng lặng. Ông Páo đau đớn đứng lặng. Giàng Xeo Xay lăn khóc bên xác đứa em. Một ý nghĩ đến với mọi người:

“Thằng giặc khi sống sang đất nước ta cướp nước giết người, khi chết, xương hắn vùi xuống đất núi Mường Khương này rồi cũng vẫn còn gieo cái chết chóc. Con vi trùng ở hắn, cái nọc độc ở xương cốt hắn vẫn, còn giai giẳng và lúc có cơ hội thì còn giết được người. Nay những thằng giặc đó lại dẫn xác sang cướp nước giết người nữa. Bà con ơi, bản H'mông đừng ai quên những thằng giặc ấy!”.


Ông Páo đứng lặng. Tay ông cần chắc chuôi dao. Ông không khóc. Mắt ông nhìn rực lên như chớp lửa. Ông muốn nói với đám con trai bản Mặt Trời Mọc đứng quanh đây: “Con trai H'mông ơi! Người H'mông ta đẻ bên cửa bếp, chết trên cửa trời, nay rừng đang có sói tràn đến dây nỏ đừng chùng, mũi dao phải sắc. Các con ơi phải giữ lấy nương xôi, suối mật của đất núi Hoàng Liên thấm máu người H'mông ta”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2007, 03:10:25 pm »

Người câm và đồng tiền biết nói

Tên Trung Quốc xâm nhập biên giới ta đã bị dân quân bản Mặt Trời Mọc bắt. Hắn đứng im, hai tay giơ lên trời. Cô dân quân Giàng Xeo Xay hỏi hắn bằng tiếng H'mông, hắn ú ớ lắc đầu; hỏi hắn bằng tiếng Hán, hắn ú ớ lắc đầu; hỏi hắn bằng tiếng Kinh, tiếng Nùng, tiếng Giáy, hắn cũng lắc đầu và chỉ vào cái mồm ngoác rộng, xung quanh mép lởm chởm những râu. Cô dân quân đã hiểu: hắn bị câm. Một tên Trung Quốc câm! Xay và xã đội trưởng Ly Xeo Sáng đưa ngay hắn vào đồn biên phòng Quyết Thắng.


Trần Ngọc và đồn trưởng Khánh nhìn hắn. Người hắn lùn tịt, tóc húi cua để trơ cái đầu béo múp thịt, chân tay hắn to, lồng ngực nở. Trong tập hồ sơ những tên phỉ cũ và những tên thám báo biệt kích Trung Quốc lén lút vượt biên sang vùng này để phá hoại để móc nối cơ sở phản động, các anh chưa thấy có bóng dáng tên này.


Cô dân quân Giàng Xeo Xay kể cho Trần Ngọc và Khánh nghe về chỗ nó xâm nhập. Cô gái H'mông có đứa em trai bị tên giặc giết hại hôm trước dựng cây súng CKC vào tường, cô nói, nơi nó vượt sang ta là gần một khu rừng cấm. Nơi đó tiếp giáp địa phận hai bản H'mông Con Dao Sắc và Mặt Trời Mọc nên rất ít người qua lại. Và, hắn sang vào lúc tinh mơ sương chưa kịp trốn nắng. Hôm đó lại đúng vào phiên chợ Pha Long. Theo con đường đó, hắn đã nhập vào những đoàn người đi xuống chợ. Trong người hắn không có giấy tờ gì, không có dấu vết gì chứng minh rằng hắn là ai, tên hắn là gì, ở đâu đến. Duy ở đầu dải rút quần của hắn chỉ có một đồng tiền rất cũ đúc bằng đồng của Trung Quốc. Mặt đồng tiền đó bằng giá trị năm đồng tiền nhỏ. Cô dân quân đưa đồng tiền cho Trần Ngọc xem rồi cô nói tiếp. Cô kể lúc hắn xin ăn, xin uống đều dùng tay ra hiệu, chỉ trỏ còn miệng thì ú ớ như tiếng chim, như tiếng thú. Mỗi lần được ăn, được uống hắn cười và gật đầu cảm ơn. Đặc biệt thằng câm này đi đường gặp cái gì cũng nhìn, hắn nhìn rất kỹ, và gặp ai hắn cũng cười chào. Cô Giàng Xeo Xay nói cô chỉ nghĩ một điều là cô đã gặp vài người câm nhưng hễ ai không biết nói thì thường là không biết nghe. Vì họ không nghe được tiếng mẹ họ dạy nói khi còn nhỏ. Đằng này, thằng câm lại rất thính tai. Xay nhìn đi nơi khác và hỏi hắn có biết uống rượu Xèo không. Hắn gật cái đầu trọc lia lịa, cười toét cả môi rồi khoanh tròn nắm tay lại ngửa cổ đổ vào miệng ra hiệu xin được uống.


Trần Ngọc lật đi lật lại đồng tiền, anh nhìn kỹ từng nét chữ, từng con số, anh nói:

-Thế đó, thằng này câm nhưng có lẽ đồng tiền này biết nói…

Lát sau tên câm ngồi trước Trần Ngọc. Hắn khoanh tay trước ngực. Cái đầu húi cua cúi xuống làm cho hai má hắn xệ dài ra.

-Anh nghe đây-Trần Ngọc nhìn thẳng vào mặt hắn. Giọng anh nghiêm khắc-Anh sang đất Việt Nam chúng tôi làm gì? Ai phái anh sang?

Hắn lắng tai nghe rồi chỉ ngón tay vài cái miệng há hốc ú ớ như bị tắc từ cuống họng.

-Chúng tôi biết rằng anh không phải là người câm mà chính bọn giặc Bắc Kinh bành trướng đã bóp cổ họng anh lại. Anh nghĩ sao? Anh hãy tự cứu lấy bản thân anh khi đang còn thì giờ làm việc đó. Anh khai báo rõ ràng đi, sẽ được đối xử tốt.


Hắn vẫn ú ớ xua tay về phía trước. Hắn muốn nói, rằng không phải hắn giả câm. Rồi hắn chỉ tay lên trời chỉ tay xuống đất làm động tác thề…!

-Anh có phải là người H'mông không?

Hắn chỉ tay sang phía núi bên kia.

-Tôi muốn nói với anh câu tục ngữ của người H'mông ở đất núi Mường Khương này: “Chúng tôi sống để yêu thương, chứ không phải sống để thù ghét. Sao khôg có gió, các anh lại muốn thành bão, không có nước các anh lại muốn thành lụt”. Những kẻ muốn người Việt Nam chúng tôi sống như con sên chúng sẽ thành con vắt. Anh hiểu không?


Hắn lắng nghe rồi lại xua tay. Cái miệng méo xệch của hắn lại ú ớ. Trần Ngọc đứng dậy. Anh đứng trước mặt hắn.

-Nghe đây-Trần Ngọc nhìn xoáy vào khuôn mặt dầy thịt của hắn-Chúng tôi không có nhiều thì giờ để nói chuyện với anh. Chúng tôi đã để cho anh tự cứu lấy mình nhưng anh tỏ ra không biết điều, anh tỏ ra là kẻ ngoan cố. Giờ đây chúng tôi đối xử với anh như đối xử với những tên giặc Bắc Kinh sang cướp nước, giết người Việt Nam chúng tôi. Anh đứng dậy-Ngọc xách cổ áo tên câm dựng hắn lên-Theo pháp luật của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những kẻ vượt biên giới xâm nhập đất nước Việt Nam gây tội ác hoặc có mưu đồ gây tội ác sẽ bị xử bắn. Anh thuộc vào loại đó. Anh sẽ bị xử bắn-Giọng Trần Ngọc sang sảng, rành rọt như giọng một vị chánh án tuyên án để kết thúc phiên toà. Miệng tên câm há hốc. Hắn tròn xoe mắt bàng hoàng nhìn Trần Ngọc.

-Các đồng chí-ba chiến sĩ biên phòng xách súng bước ra-Chúng ta những chiến sĩ bảo vệ biên giới của Tổ quốc Việt Nam. Chúng ta sẽ thi hành bản án xử bắn tên giặc Bắc Kinh đã xâm nhập biên giới có mưu đồ phá hoại Tổ quốc chúng ta. Chúng ta đã thực hiện chính sách nhân đạo, nhưng tên giặc vẫn ngoan cố.


Lời Trần Ngọc như sét quật vào mặt tên giặc. Hắn hoảng hốt. Mặt hắn nhăm nhúm. Hắn run rẩy như người lên cơn sốt rét. Trần Ngọc khoát tay ra hiệu. Một chiến sĩ biên phòng bước tới lấy mảnh vải đen bịt mắt hắn lại. Một chiến sĩ khác trói gập tay hắn về phía sau. Mặt hắn bỗng tái nhợt. Cổ hắn rụt xuống. Nhưng miệng hắn vẫn ú ớ rồi rú lên như con chó dại lên cơn. Hắn mếu. Hắn rên rỉ. Hắn khóc.

Các chiến sĩ biên phòng trói chặt hắn vào gốc cây sa mu rồi lùi ra. Trần Ngọc hạ lệnh:

-Mỗi đồng chí bắn ba phát. Lên đạn!

Những viên đạn được đẩy vào bầu nòng phát ra tiếng kêu lách cách. Bỗng tên câm run rẩy. Hắn rũ xuống như cây chuối rừng thối gốc. Hắn khóc oà lên. Rồi bất ngờ, cái điều bất ngờ mà các chiến sĩ biên phòng đang chờ đợi-Hắn kêu lên thành tiếng:

-Xin các ông đừng giết tôi, các ông đừng bắn tôi. Tôi sẽ nói hết, nói hết…

-Các đồng chí tạm mở trói cho hắn để xem hắn muốn nói gì-Trần Ngọc nhìn tên giặc Trung Quốc xâm lược bằng cặp mắt mỉa mai “Ra thế, cái tổ quốc “vĩ đại” của mày bắt mày không được nói tiếng người, phải kêu như tiếng chó nhưng trước cái chết, mày đã trở lại tiếng người!”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2007, 03:11:53 pm »

Hắn ngồi đó, trong một cái phòng con. Hắn vẫn cúi gầm mặt xuống. Cái đầu húi cua, khoanh cổ nung núc thịt và cả lưng áo hắn đều uớt sũng mồ hôi. Trần Ngọc nói với hắn:

-Anh phải nói đúng. Những điều anh nói sẽ cứu anh, nó quyết định số phận của anh.

-Xin ông, tôi sẽ nói hết!

-Tên anh là gì?

-Tên tôi là Mìn A Dùng, người Hán. Nhà tôi ở Mã Quan. Tôi được bà Trịnh Bảo Ngọc, trung tá tình báo phái sang dò xem tại sao ông Phù Chẩn Dìu sang Việt Nam mà không thấy về. Nếu ông bị bắt thì Việt Nam giam ông ấy ở đâu?

-Anh nói tiếp, Phù Chẩn Dìu ở bên ấy làm gì và hắn vượt biên sang đất chúng tôi có mục đích gì?

-Thưa ông, Phù Chẩn Dìu là người của đảng Quốc dân, ông ấy đang tập trung những người H'mông để lập “Xứ Mường Khương tự trị”, ông mấy sang tìm một người bạn cũ của ông ta. Người đó nghe nói Việt Nam vừa thả ở trong tù ra. Ông ấy muốn tuyển chọn những thanh niên, thiếu niên người H'mông sang Mã Quan, Lao Kha, Tiểu Bà Mế để lập đội quân áo đen của “Xứ Mường Khương tự trị”.

-Anh nói rõ về đội quân ấy có bao nhiều người?

-Thưa ông, hiện giờ đã có những người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn… mới về nước; người Dao, người Giáy theo về cùng nhập vào. Trong đó có cả những sỹ quan, bính lính của Sài Gòn cũ nữa, có cả lính Campuchia dân chủ theo sang Trung Hoa nữa. Họ đã lập thành các tiểu đoàn. Họ mặc quần áo đen, quấn xà cạp đen, đội mũ đen. Họ được huấn luyện riêng và có chế độ cung cấp cao lắm. Họ gọi đó là những ”tiểu đoàn lính áo đen đặc nhiệm”.

-Đội quân ấy ở đâu?

-Thưa ông, họ hiện ở Côn Minh rồi về Hà Khẩu, về Lao Kha… Họ thường sang đất Việt Nam phục kích bắt người về điều tra tình hình…

-Anh sang đây có những nhiệm vụ gì nữa?

-Thưa ông, tôi còn được bà trung tá Trịnh Bảo Ngọc giao cho dò xem các tuyến bố phòng của bộ đội Việt Nam mới thiết lập, của công an biên phòng, dò xem Việt Nam có vũ khí gì mới chuyển lên, và có quân hoặc cố vấn Liên Xô không. Nếu tôi phát hiện được một trong ba yêu cầu đó thì được thưởng ba trăm đồng nhân dân tệ.

-Anh nói rõ, anh đã được huấn luyện như thế nào? Anh nên biết rằng những điều này không phải chỉ có mình anh nói với chúng tôi. Anh chịu trách nhiệm vè những lời khai báo đó.

-Thưa ông, rôi sẽ nói đúng nhưng…-đôi mắt hum húp của hắn nhìn Trần Ngọc. Một cái nhìn van xin.
-Sao?-Xin ông đừng công bố lời tôi nói. Vì tôi sẽ bị tru di tam tộc. Khi sang đây, tôi đã làm bản cam đoan nếu phản nước Trung Hoa vĩ đại thì gia đình, họ hàng tôi phải gánh chịu lấy tội vạ đó-Hắn khóc nấc lên và chắp hai tay lậy lục Trần Ngọc.


Trần Ngọc đứng dậy, anh gạt tay hắn ra:

-Chúng tôi chấp nhận lời yêu cầu của anh, nhưng anh phải khai báo đúng sự thật. Chúng tôi không bao giờ bạc đãi kẻ thù đã ngã ngựa qui hàng.

-Thưa ông, tôi được học bốn năm trong trường huấn luyện đặc biệt ở Côn Minh. Ở đó năm nay có thêm nhiều “nạn kiều” ở Việt Nam về nữa. Người ta dạy cho tôi nói sáu thứ tiếng: H'mông, Việt, Giáy, Phù Lá, Dao, Nùng. Tôi nói tiếng Việt Nam như thế này là được học ở đó. Tôi được người ta dạy cho lái ô tô, xe máy, bắn các loại súng, sử dụng máy truyền tin, chụp ảnh, vẽ bản đồ… Chúng tôi còn học cả những tập quán phong tục của người Việt Nam nữa. Thưa ông ở đó, người ta nói với chúng tôi rằng miền đất Bắc bộ của Việt Nam là đất của “Trung Hoa vĩ đại” Việt Nam có tập đoàn phản bội cầm quyền, đã vôn ơn đối với Trung Quốc. Người ta bảo chúng tôi phải đi giải phóng Việt Nam, thu phục Việt Nam về. Trên mảnh đất đó, chúng tôi chỉ cần mười đến mười lăm triệu người Việt Nam để xây dựng những bến cảng vững chắc cho các đoàn tàu của Trung Quốc vĩ đại tiến xuống vùng biển phía Nam. Thưa ông, ở đó người ta dạy cho chúng tôi cả những môn nghệ thuật giả làm câm, giả làm điếc, giả làm què, giả làm ngọng, giả làm điên… Tôi được học ở bộ môn nghệ thuật giả làm câm bốn năm nay.

Trần Ngọc giơ đồng tiền đã buộc đầu dải rút của hắn ra trước mặt hắn. Anh nói:

-Anh hãy nói về bí mật của đồng tiền này. Tôi nhắc lại, anh phải nói đúng, nói hết-Người chỉ huy đồn biên phòng gọi một chiến sĩ rót cho hắn cốc nước và anh trao cho hắn cả bao thuốc lá Tam Đảo-Anh uống nước và hút thuốc lá đi. Trước khi sang đây chắc anh đọc lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam chúng tôi đã từng chiến đấu, chiến thắng và rất nhân đạo với tổ tiên các anh. Những kẻ cướp nước khi thua phải đầu hàng như quân nhà Nguyên, nhà Minh lúc rút về nước, chúng tôi đều cho lương thảo, cho ngựa, thuyền ra đi. Ngay cả hàng trăm tên trong số 60 vạn quân hồi năm 1979 sang tàn phá đất nước chúng tôi. Khi chúng đầu hàng, chúng tôi đã cho về. Bọn giặc Mỹ cũng vậy, chúng ném bom xuống đất nước chúng tôi, giết hại nhân dân chúng tôi khi chúng chịu thua rút quân về nước, những tên bị bắt đã được đối xử tử tế và cũng được thả cho về. Thế nhưng những kẻ ngoan cố, tráo trở, rắp tâm gây tội ác, chúng tôi quyết trừng trị. Anh nói đi.

-Thưa ông-mặt hắn vẫn chỉ sập xuống-đồng tiền này là mật hiệu để chúng tôi nhận nhau trên đất Việt Nam.

-Anh nói rõ hơn.

-Thưa ông, khi sang Việt Nam định liên lạc với một người nào, tôi đưa đồng tiền này ra. Thưa ông, đây là đồng tiền ăn năm đồng lẻ, những người đó nói là ăn bảy thì đúng là người tôi cần liên lạc. Nếu không có đồng tiền này, tôi dùng tờ giấy bạc cũ của Tưởng Giới Thạch cũng được. Người ta nói với chúng tôi vùng núi Việt Nam còn nhiều loại giấy bạc ấy trong dân các bản. Cứ tờ năm mười đồng mà nói bảy mươi đồng là đúng người mình cần gặp. Nghĩa là phải cộng thêm hai. Thưa ông về đồng tiền thì nói đã nói hết. Tôi cam đoan lời tôi nói là đúng.

-Anh sang đây dùng đồng tiền này để gặp ai?

Hắn ngồi im. Hắn ngần ngừ một lát rồi nói:

-Thưa ông, bà Trịnh Bảo Ngọc giao cho tôi sang tìm gặp một người H'mông làm thầy thuốc và thầy địa lý ở Mường Khương. Rồi tôi cùng người này đi tìm tung tích ông Phù Chẩn Dìu. Thưa ông, bà Trịnh Bảo Ngọc đã nói nếu mất ông Diu coi như bà ta mất một cánh tay.

-Anh có biết sắp tới đây những ai sẽ vượt biên giới sang đất chúng tôi?

-Thưa ông, tôi không biết đích xác nhưng có người sẽ sang tìm gặp một người mà các ông mới thả trong tù ra-Nói xong hắn ôm mặt khóc rưng rức rồi hắn nằm phủ phục. Hắn vật vã trên nền nhà. Trần Ngọc vỗ vai hắn và nói: “Anh đừng lo rồi cả vùng này sẽ biết tin anh đã bị bắn chết khi vừa sang biên giới”.

Trần Ngọc bước ra sân đồn, trời biên giới đã tối hẳn. Ở chân núi phía tây đỉnh Hoàng Liên còn lại đám mây đỏ rực hắt lên bầu trời một màu hồg nhạt. Miền đất núi Mường Khương sương đã phủ trắng…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 09:24:04 pm »

Đôi bạn vàng

Seo Hồng được trở về là nhà ở bản Lao Táo. Thông tri trên gửi về đã nói rõ: “Sau hai mươi năm ở trại cải tạo. Vàng Seo Hồng đã được hưởng mọi quyền làm người công dân. Vàng Seo Hồng phải làm ăn lương thiện không để tái phạm lỗi lầm một lần nữa. Nhưng Vàng Seo Hồng không được về ở bản cũ mà phải về ở bản Lao Táo…”.


Mọi người đều biểu anh không được về ở bản cũ là phải. Vì bản đó ở sát đường biên giới và bọn phản động Trung Quốc thường lẻn sang quấy phá. Hai mươi năm trôi qua, hai đời thông sa mu trên núi Hoàng Liên dựng được nhà mới, lớp trẻ ở các bản H'mông trên đất núi Mường Khương này đẻ bên cửa bếp đã cầm được con dao sắc ra “cửa trời” tìm cho cha cành quế thơm, chọn cho mẹ bó củi tốt, nên ít người biết Vàng Seo Hồng. Hồng lại về ở một bản xa. Một bản có người Nùng, người Thù Lao, Pa Dí, người H'mông ở xen kẽ, nên anh càng xa lạ với tất cả. Những người cùng lứa với anh hoặc là không còn, hoặc đã tản mát trong dạo tháng 2 năm 79 đã dời nhà sang các vùng khác trong dẫy Hoàng Liên nên ít người gặp anh. Mà anh cũng không hay xuống chợ. Thỉnh thoảng anh mới về cửa hàng mậu dịch mua muối mua vải. Hoạ hoằn lắm mới có người nhớ tên anh. Điều đó cũng là đặc điểm riêng của những người vùng nhiều núi cao xanh, nhiều rừng thẳm biếc. Chả thế mà bà con đã từng nói “ở đây ít nhìn thấy mặt trời mọc, ít nhìn thấy mặt trăng tỏ nên người H'mông ít nhớ, nhiều quên”.


Còn con người Vàng Seo Hồng thì đã đổi thay nhiều lắm. Mới bốn mươi tám tuổi, tóc anh đã bạc như xơ cây móc rắng trong rừng. Da anh đen giòn và cái trán vát cao. Hồng ít nói và ít làm quen với dân bản. Hồng chỉ ở một mình. Sớm anh mang lù cở (dỏ đeo sau lưng), cầm dao lên nương. Hồng đi hái ớt, nhổ kiệu, đi căt xèo, hái pà. Tối về, Hồng cứ thui thủi một mình bên bếp lửa. Hồng buồn. Anh sống thầm lặng và kín đáo như vị thuốc Hoàng Liên nép trong rừng cây đầu dốc núi. Người ở bản Lao Táo (có nghĩa là bản Con Dao Sắc) ít ai biết về quá khứ của anh. Biết chăng họ chỉ truyền miệng với nhau rằng: anh là một tên phỉ từng có mưu đồ cướp đồn biên phòng Pha Long ở Mường Khương này năm 1959. Anh đã giết chiến sĩ biên phòng nên bị bắt giam. Đáng lẽ Hồng phải giam hai mươi lăm năm, nhưng anh cải tạo tốt nên được về sớm năm năm. Với tấm lòng quí người của bà con sống ở đất núi Mường Khương này, cả bản Con Dáo Sắc ai cũng xem anh như xem nhà có thêm chống càng tốt, có thêm cột càng bền, bản có thêm tiếng cười, càng vui. Thực tình ra nếu như biết cũng chẳng ai muốn nhắc về một quá khứ độc địa của anh, của một tên phỉ ác đến nỗi như con lợn rừng giết người không sợ đôi nanh thấm máu. Hồng vốn là một tên phỉ đàn em của Chấu Quang Lồ. Phỉ tan, Hồng về nằm im, giấu mặt. Hồng mở quán bán thán cố ở chân đồi đồn biên phòng. Rồi đồng bọn với anh ẩn nấp ở đất Trung Quốc lẻn sang xúi giục anh, bày mưu phục thù cho anh. Hồng bắt mối mua chuộc được một chiến sĩ biên phòng người H'mông hay ra quán ăn thán cố, uống rượu. Có nội phản rồi, đêm Hồng và đồng bọn xông vào bắn giết, cướp đồn. Hồng và một tên đầu sỏ nữa bị bắt. Nhưng hắn là người Hán, hắn được bọn công an Trung Quốc xin về nói rằng đưa về để trị tội (!), còn Hồng nhận hai mươi lăm năm tù giam.


Đêm khuya. Lạnh. Vùng núi Pha Long tuyết rơi lất phất trên ngọn lau. Con chim chớ chúa nhớ bạn kêu ràu rầu trong hang đá. Có người đến gõ cửa nhà Seo Hồng. Seo Hồng chưa ngủ. Anh cời to bếp lửa lên rồi cầm con dao phát đi ra. Một bóng người đen ngòm như con gấu ngựa xồ vào:

-Vàng Seo Hồng à! Tao sang tìm mày đây mà!

Hồng lùi lại bột một bước.

-Ôi, ông là ai? Ông là ai mà vào nhà ta lúc nửa đêm, gõ cửa nhà ta lúc trời tôi.

-Tao! Cáo Chẩn Phủ đây!

Vàng Seo Hồng lưỡng lự như suy tính một lát rồi kêu lên:

-Ôi đã bao mùa rẫy rồi ông lại sang đây.

-Ừ, tao như con hổ vằn hổ hoa, miền rừng non nào có mồi ngon có hoẵng non, nai tơ là tao tìm đến. Mày đưa tao vào nhà đi!

Thực ra, Seo Hồng đã chuẩn bị đón hắn. Vì nhiều nguồn tin đã cho Seo Hồng biết sẽ có người sang tìm. Hồng đoán nhất định là hắn. Tuy vậy sự việc xảy ra bất ngờ trong đêm khuya, Seo Hồng hồi hộp. Hồng khép cổ áo để ngọn gió đêm lùa vào đỡ lạnh.

Hồng trấn tĩnh lấy lại thăng bằng “Thế là nước cờ đã vào thế rồi đó”.

Seo Hồng nhớ lại. Rõ ràng anh chỉ gặp thằng này có vài lần thôi. Lúc đó hắn ở nhà tạm giam khi ta mới bắt về. Hồi đó, hắn có một nốt ruồi to đen sì ở dưới cằm và cái trán láng bóng như quang dầu. Ở mấy tuần với Vàng Seo Hồng, khai thác kỹ nó, anh đã biết thêm những chi tiết về tính nết, về con người của tên phỉ này. Tên phỉ này rất thich uống rượu xèo ngâm củ tam thất rừng, củ bạch truật rừng, rượu vừa cay vừa đắng. Mà càng cay, đắng hắn càng thích thú. Hắn lại có vợ là người H'mông. Vợ hắn là Chấu Seo Phỏng, cháu của Chấu Quang Lồ. Chính Seo Hồng đã dắt Phỏng đến cho hắn. Khi hắn được bọn công an Trung Quốc xin về, vợ hắn cũng về theo.


Seo Hồng đưa Cáo Chẩn Phù vào nhà. Bếp lửa được đốt to lên. Hai người nhìn nhau. Cáo Chẩn Phù tròn mắt nhìn. Seo Hồng ôm lấy cánh tay Cáo Chẩn Phù:

-Ông Cáo Chẩn Phù, ông còn nhớ tôi. Tôi như hạt xèo rơi, như củ kiệu thối, ông còn tìm đến nhặt. Dù rừng lở, dù đất sụt, dù cho cây ở đất núi Mường Khương này ai phát bằng như gấu áo, tôi cũng không quên ông. Ông Phù, Chấu Seo Phỏng ở đâu, có khỏe không?

Phù cười tủm tỉm: “Ôi mày còn nhớ đến, hỏi đến con vợ của tao”. Phút ngờ ngự ban đầu đã qua đi khi nghe Seo Hồng hỏi đến vợ của hắn.

Bếp lửa cháy to, sáng rực. Hồng nhìn rõ cái nốt ruồi ở cằm hắn bây giờ to ra lan gần đến môi trông như một cục thịt thừa đen thui. Ở đó lại mọc lên hai ba cái lông đen. Và, cái trán của hắn càng lóng bóng. Một thứ láng bóng của sự ăn uống đầy đủ, dư thừa.

-Nếu gặp ngoài rừng, tao không còn nhận ra mày nữa. Mày già đi, trông mày như cái cày còn sót lại trong mùa đốt rẫy.

-Hai mươi mùa nương rồi, chim rừng, cá suối, thú béo ở đất núi này tôi phải lìa nó-Seo Hồng phân trần, nước mắt anh rơm rớm-Tôi nay đã mỏi tay chặt, đã yếu chân đi rồi. Tôi đã chịu bao mũi tên đâm vào tai, bao gai nhọn cào vào mặt rồi. Ông Phù ơ! Ông xem hai cánh tay tôi đây-Seo Hồng xắn cao tay áo-đã bầm vết trói. Ông xem hai cái vai tôi đây đã lằn vết đánh. Bọn Kinh nó làm khổ, tôi có bao giờ quên. Nước mắt tôi đã chảy nhiều hơn cơn mưa tháng tám. Ông phù ơi…

Vừa nói, Hồng vừa nhìn Cáo Chẩn Phù. Những cái nhìn như kêu van, như chờ cứu vớt.

-Ông Phù, từ ngày chúng ta như lóng nứa chặt đôi, như dây mây cắt nửa, ông về bên đó…

-Tao sương. Tao ăn cơm nằm trong đĩa hoa, cơm ngồi trong bát sứ, tao uống rượu Mao Đài, tao chơi gái Thượng Hải, tao vẫn nhớ mày đang bị bọn Kinh đày đọa.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 09:25:05 pm »

Cáo Chẩn Phù về Trung Quốc cũng từ hai mươi năm trước. Năm đó sau khi không thành đạt trong mưu toan cướp đồn biên phòng, cả hai đứa đều bị bắt. Trước ngày đưa ra xử án, chính quyền Trung Quốc bên Mã Quan cử người sang xin tên Phù. Chúng nói với ta tên này là người Hán, là đặc vụ nguy hiểm của giặc Tưởng (!). Tên này đã phạm tội đại gian đại ác, có nhiều nợ máu với dân nên xin hắn về để dân bên đó đấu tố, để đào tận gốc, để trốc tận rễ (!). Nể “bạn”, ta trao tên Cáo Chẩn Phù cho Trung Quốc. Đã hai mươi năm rồi bọn phản động bành trướng nuôi dưỡng hắn như giữ một hạt giống độc chờ mùa gieo. Mùa gieo đã đến. Hắn sang tìm Vàng Seo Hồng. Vàng Seo Hồng mở lọ rót cho hắn một bát rượu ngâm củ tam thất cay nồng, đắng nghét. Hăn bưng bát rượu uống ừng ực. Mắt hắn sáng lên.


-Ôi! Seo Hồng ơi, mày vẫn nhớ cái thứ rượu tao thích uống này. Bà chủ Trịnh Bảo Ngọc dặn tao phải thử kỹ mày đã, vì xa hai mươi năm rồi. Nhưng ta có phải con chim xanh lạ núi đâu mà thử lòng thật dối. Tao chỉ xem mày giờ có hèn như con sâu cuốn chiếu không! Mày có mặc váy, đeo vạt của bọn con gái không. Mày có như cái sọt đan tre ải để người H'mông đựng nấm, đựng măng không. Mày có như con nai ỉa cứt rơi phải khoeo chân cũng sợ không. Mày có còn là thằng Vàng Seo Hồng cầm pạc-hoọc xông vào đồn biên phòng như năm xưa nữa không? Tao nhớ bát thán cố của mày đêm hôn đó Vàng Seo Hồng ạ.


Cáo Chẩn Phù nhắc đến kỷ niệm đêm hôm ấy. Cái đêm chúng ngồi uống rượu xèo, ăn thán cố để chờ có ánh lửa của tên phản phúc đang gác ở cổng đồn biên phòng làm hiệu tiến công.

-Ông Cáo Chẩn Phù ơi, mật khoai  rừng dù đổ chung với nước sông trong ống cũng không hoà lẫn. Máu của người H'mông thì bao giờ cũng đỏ, nước sông của người Kinh bao giờ cũng xanh không hoà lẫn được.

Cáo Chẩn Phù nhìn Seo Hồng gật đầu:

-Thế là tao biết rõ lòng mày như biết nước trong lòng ống tre non thì ngọt Seo Hồng ạ.

Đêm đó, bên bếp lửa, Cáo Chẩn Phù và Seo Hồng nằm trên cái giường gỗ thông. Seo Hồng kể cho Phù nghe về trăm điều “cơ cực” của hai mươi năm bị tù tội. Nỗi cơ cực đó đã như cây tre nối dài thêm nhiều đốt, có bao giờ quên, có bao giờ nguôi. Seo Hồng thổ lộ điều anh ươc ao làm sao trả được mối thù đó. Seo Hồng cũng ước ao làm sao cho đất núi Mường Khương này là của người H'mông; cây trái vùng này người H'mông ăn, của người H'mông tất cả. Tất cả đất núi Hoàng Liên này…

Phù quay mặt về phía Hồng:

-Mày à, việc đó thì không khó. Mày có muốn làm thống lý vùng Pha Long này không? Mày có muốn làm người cầm đầu các dòng họ như ông Chấu Quang Lồ ngày trước không? Mày có muốn lập “xứ Mường Khương tự trị” không? Đất núi Hoàng Liên bao la ngựa chạy đi trăm ngày không hết, mắt nhìn lại trăm tầm nối không vơi này là của mày. Những cô gái xinh như con ong chúa, đẹp rờ rợ như cành lê nhiều quả chín đầu mùa đều là vợ mày. Ừ, thế thì phải dựa vào “đại quốc” mày ạ. Gốc của tổ tiên người H'mông là ở bên “đại quốc” mà. “Đại quốc” sẽ giúp người H'mông mày lập nên một “xứ Mường Khương tự trị” ở Pha Long, Mường Khương, Xín Mã Cái này. Rồi có quân đội, có súng đạn tốt, có tiền bạc riêng của vùng này. “Đại quốc” có quân uy, có quốc uy lừng lẫy sẽ giúp ta. Nếu bọn Kinh kéo lên, ta có sức mạnh “vĩ đại” của “đại quốc” tràn sang giúp. Nay chỉ chờ ta gây dựng được để nổi lên, “đại quốc” sẽ kéo vào, quân “đại quốc” sẽ đổ vào, tất cả đã sẵn sàng bên kia biên giới rồi. Seo Hồng, mày thấy không? Rừng cao nghi ngút này chỉ có cây thông sa mu tượng trưng cho người H'mông sống được, chỉ có cây tống quá sủ tượng trưng cho người Dao sống được. Còn có cây nào, có người dân tộc nào lên đây sống nổi đâu. Mày ngẫm nghĩ kỹ lời tao nói đi, Seo Hồng ạ, mày thấy không, thuốc quí trong rừng này cũng chuyển về xuôi. Người Kinh còn đưa người, đưa con trai, con gái lên phá núi của người H'mông để mở nông trường, lập làng, lập bản. Chúng cướp rừng, chúng giết người. Người H'mông sẽ tiệt giống. Giờ người H'mông có “đại quốc” rồi, có vua hiện ở phương bắc là Ma Cổ Phúng rồi. Mày hãy to tiếng lên gọi đám con trai đi. Mày gọi rằng: “Có súng dao thì cầm súng dao, không có súng dao thì cầm chầy giã gạo, chưa giết hết bọn Kinh thì không gác dao bỏ rừng…” Seo Hồng à, mày truyền câu ấy đi. Seo Hồng nằm lặng im nghe lời Cáo Chẩn Phù nói. Hắn nó về “đại quốc” xây dựng “bốn hiện đại”; hắn nói về “đại quốc” có quân đông. Hắn nói giống như tiếng loa bên đó chõ sang nói ba thứ tiếng Kinh, Hán, H'mông ra rả suốt ngày đêm: là Việt Nam phản bội, Việt Nam quấy rối biên cương nên phải trừng trị, phải chủ động cho Việt Nam bài học thứ hai; là Việt Nam cắn lại chủ, cắn lại bạn bè của chủ… Tiếng loa dội vào đá núi nghe cứ như sói đói mồi gào, như gấu ngựa nhá phải củ ráy ngứa lưỡi rống. Tiếng loa làm cho gà thức giấc vỗ cánh, làm cho lợn giật mình rùng cổ, còn chó khoang chó đen của bản H'mông thì chúng không sợ bởi chúng đã quen săn hổ, chúng hướng về phía đó sủa vang rừng.


Thế là Vàng Seo Hồng đã rõ tất cả. Seo Hồng hỏi hắn từ ngày trở về Trung Quốc làm những việc gì. Hắn nói, hắn được thu nạp vào học tại trường huấn luyện đặc biệt ở Côn Minh, rồi về Bắc Kinh tham quan, rồi trở lại Mã Quan, Hà Khẩu làm việc với bà Trịnh Bảo Ngọc. Việc của hắn đại loại là lập cho được cái khung người H'mông cầm quyền ở “xứ Mường Khương tự trị” này. Seo Hồng hỏi về Trịnh Bảo Ngọc. Há nói đó là một người đàn bà “đại quốc” đẹp và nhiều mưu kế. Bề ngoài bà ta chỉ là một phiên dịch của đồn công an biên phòng ở cửa khẩu Hồ Kiều. Bà ta làm ở đó từ hai mươi lăm năm nay. Bà ta có quyền hành to lắm. Bà là trung tá chỉ huy mọi đầu mối liên lạc ở vùng này. Bà sẽ là cố vấn cho chính quyền “xứ Mường Khương tự trị” của ta nay mai.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 09:26:21 pm »

Seo Hồng nằm im nghe. Anh mỉm cười. Vì anh còn lạ gì con mẹ đó nữa. Anh đã nhìn thấy nó, Trần Ngọc đã nói về nó cho anh nghe. Đó là con mẹ hay đeo cặp kính trắng trễ xuống sống mũi. Mặt trông đầy thịt như cái đĩa Giang Tây. Con mẹ có vẻ mặt kẻ cả, khinh khỉnh. Hắn đóng vai phiên dịch từ cái ngày ta sang bên đó làm việc, và bên đó sang ta (hồi hai bên còn có quan hệ đi lại). Nhưng kỳ thực hắn là bà chủ, là đạo diễn. Hắn uốn những lời của bọn đàn em nói với ta cho đúng bài bản, ý đồ qua lời dịch của hắn. Có lần hắn đã ra mặt khống chế không cho thằng đồn trưởng uống rượu trong một buổi tiệc ta mời. Rượu “Lúa mới” ta rót ra rồi, thằng đồn trưởng đã chìa tay ra bưng lấy chén, mụ Bảo Ngọc đã chẹn cổ thẳng thừng: “Ấy! Đồng chí cán bộ đồn chúng tôi còn trẻ lắm, lại mới ra trường không biêt uống rượu đâu, xin lỗi các anh”. Tên đồn trưởng mặt tái mét vội vàng đặt chén rượu. Và từ đó không còn thấy tên đồn trưởng xuất hiện nữa. Mỗi lần gặp ta, mụ mất lịch sự đến phát tởm, Mụ đứng ưỡn bụng ra, một tay đút túi quần chỉ đưa một tay ra bắt. Bàn tay mụ hững hờ, lạnh lẽo. Mụ lại cười nửa miệng, cái cười thể hiện rõ sự nham hiểm độc ác trong lòng mụ. Ngày mới tới cửa khẩu này, mụ còn là một chuẩn uý, một tình báo viên, nay mụ đã là tình báo cỡ bà chủ. Chính mụ đã gài con Mỹ Cầm người Hoa sinh ở Hà Nội về Trung Quốc hồi tháng tám năm 1978 trở lại đất ta trong ngày chúng tràn sang xâm lược. Đã giao cho con đàn em xinh đẹp này phải tạo cho được cái vỏ bọc dày để làm trạm thông tin, móc nối các cơ sở chúng cài cắm từ những ngày tàn quân Tưởng tràn sang, chúng trà trộn được; và những “hạt giống đỏ” chúng gieo cấy trong bọn “lánh nạn” cách mạng văn hóa sang cư trú bên ta trong những năm sáu mươi. Và nữa: trong một thời gian ngắn nhất, Mỹ Cầm phải vồ cho được các đầu mối: một chiến sĩ biên phòng người H'mông; một lái xe hay đi sang vùng bắc Lại Châu; một anh chiến sĩ pháo binh ở Mường Khương; một chiến sĩ công an đồn Đầu Cầu. Nếu là sĩ quan chỉ huy thì càng tốt. Mụ đã trao cho Mỹ Cầm một gói thuốc. Mụ dặn “Tổ quốc Trung hoa vĩ đại giao cho em”. Gói thuốc đó Mỹ Cầm phải uống hai viên trước khi gặp những người đàn ông mình muốn… moi tin tức tình báo!

Nay qua lời Chẩn phù, Seo Hồng lại càng biết rõ con cáo cái này hơn!

Lúc con chim cứ cư ngoài núi hót tiếng đầu tiên báo trời sắp sáng, Cáo Chẩn Phù ngồi dậy, hắn nói với Seo Hồng:

-Tao về bên ấy! Nếu lần sau tao không sang được, mày thấy có người tìm đến mà đưa cái giấy này thì mày nghe theo lời nó. Nó là người của tao. Phù rút trong túi áo trên ra một cái giấy đưa cho Seo Hồng đọc để nhận mặt giấy làm tin. Cầm tờ giấy đã cũ, đã nhàu nát và thấm mồ hôi, các đường gấp đã rách, Seo Hồng biết ngay đó là cái giấy chứng nhận của tên trùm phỉ Chấu Quang Lồ cách đây đã ba mươi năm cấp cho bọn phỉ đi lại trong vùng này. Cái giấy ấy, Vàng Seo Hồng cũng có và y đã nói rất rõ về nó với anh. Seo Hồng đã đưa cái giấy ấy cho anh xem. Nó cũng giống như cái giấy này:


“Xứ Mèo tự trị! Đoàn trưởng thống lý Chấu Quang Lồ, cấp giấy chứng nhận này cho Cáo Chẩn Phù. Chức vụ: Ngũ trưởng chiến đấu. Được đi lại tự do trong vùng: Mường Khương, Pha Long, Xín Mã Cái, Ý Tý, Bát Xát…


Các trưởng bản, các già bản phải có phận sự cung phụng vật chất nuôi sống người cầm giấy và phục tùng người cầm giấy.

Đoàn trưởng thống lý Chấu Quang Lồ

Bản Lao Pháo Chải-Pha Long

Ngày 13-01-1949”


Cáo Chẩn Phù gấp tờ giấy lại rồi xé đôi ra. Hắn đưa cho Seo Hồng một nửa tờ rồi nói:

-Mày giữ lấy nửa cái giấy này, nếu có người cầm đến nửa này nữa, mày ghép vào mà khớp thì đúng là người của tao!

Chờ đến sáng, Vàng Seo Hồng mang lù cở cầm ao đi ra khu rừng cấm. Anh đi qua cái rẫy lúa chín vàng rực, ngô ngâm nửa bông, đỏ màu hoa xèo, vàng tàn hoa cải. Trần Ngọc chờ anh ở đó. Anh kể lại cho Trần Ngọc ngọc chuyện thằng Cáo Chẩn Phù đã tìm tới anh đêm qua. Trần Ngọc cắn vành môi suy nghĩ: “Thú đã vào bẫy rồi!”. Ngọc tin tưởng ở người cán bộ trinh sát lâu năm này lắm. Anh là Mùa A Pếnh, cũng người dân tộc H'mông. Pếnh đã đến ở với Vàng Seo Hồng nhiều ngày. Pếnh có thuận lợi là người cùng dân tộc, cùng tiếng nói. Căm thù lũ phản động Trung Quốc đối với Pếnh đã được nhân lên hai lần so với người khác. Bởi ngoài mối thù chung của dân tộc Việt Nam đối với chúng, anh còn có mối thù riêng của dân tộc anh, của người H'mông đối với chúng nữa, chúng đang lừa phỉnh, lôi kéo người dân tộc của anh. Chúng muốn tách người H'mông của anh ra ngoài khối đoàn kết của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho âm mưu xâm chiếm đất nước ta của chúng. Nhưng Pếnh nghĩ: “Lòng người H'mông của anh đối với Đảng, với Bác Hồ đã vững như cây tre lên măng, đã bền như cây tre bén rễ rồi, dù chúng có nói gì, có làm gì thì cũng chỉ như sức con bướm non ngo ngoe trong ruộng mạ mà thôi. Tội ác của chúng gây ra ở các làng bản vùng biên giới này, người H'mông đã thấy rõ…”.


Trần Ngọc nói với Pếnh: ”Ta phải dự tính đến khả năng xấu nhất. Nếu có người sang rủ đồng chí về bên kia biên giới thì khoan hãy đi. Đồng chí nói với nó là đồn biên phòng đang theo dõi, chưa đi được. Bởi vì sang bên ấy khó bảo vệ đồng chí. Còn nếu nó gọi đi đâu trong vùng biên giới thì cứ đi. Đồng chí nhớ nếu chúng nó có bàn làm việc gì hại đến người và của cải của dân, thì tìm cách chặn lại. Đồng chí bảo với nó làm như thế là manh động sẽ bị lộ, muốn lấy cả rẫy ngô thì đừng sờ đến một bông lép…”


Hai người bàn tính với nhau đến trưa. Bản Lao Táo trước mặt họ như một hòn đảo nổi bồng bềnh giữa biển mây sớm. Hoa lê nở trong gió mới về, trong nắng mới tới. Và những cây thông sa mu trên ngọn bọc chóp trắng mây sương thẳng vút lên trời cao nom như những ngọn dáo, những lười mác H'mông mới mài nhô lên trong vòm trời biên giới…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2008, 06:52:18 pm »

Thang thuốc… bách bệnh

Đồn trưởng Khánh nắm chặt tay chiến sĩ trinh sát Vi Viết Sài:

-Đồng chí nhớ từ nay tên đồng chí là Mìn A Dùng đấy nhé. Sài cười. Đồn trưởng nói tiếp:

-Đồng chí bắt đầu xung trận rồi đấy. “Danh sách và âm mưu”, hai tay đồng chí nắm cho được hai thắng lợi ấy. Sài mặc bộ quần áo đen ngắn cũng cỡn. Tóc húi cua để trơ cái đầu trọc lóc. Sài nhìn lại đồng tiền buộc dải rút. Anh đi về phía chợ. Chợ đang đông người. Ở vùng Pha Long chợ họp vào ngày chủ nhật. Ngày đó từ các bản H'mông, bản Tày, bản Thù Lao, La Chí… trong lũng núi dọc miền biên giới bà con đều đổ dồn xuống chợ. Con trai con gái, người già, người trẻ đều mặc áo đẹp, họ đi mua đi bán. Họ bán ống mật ong, giỏ nấm hương, xâu măng, hạt ý dĩ, con tác kè… Họ đi đổi cho được con ngựa ô họ ưng, con lợn nái họ thích. Họ nếm thử các thứ rượu xèo, rượu ngô, ăn bánh dầy nếp của người Nùng, ăn cây mía to như cây tre của chị người H'mông. Và nữa, họ đi ăn món đặc biệt của vùng chợ Pha Long này: món thán cố. Thế nhưng không khỏi có những kẻ hẹn nhau về phiên chợ để gặp nhau, để bàn với nhau những điều ác độc…


Mìn A Dùng đi vào chợ. Anh đi đến góc chợ ở phía giáp dẫy thông sa mu, nơi đó, các chảo thán cố đang sôi, khói toả nghi ngút. Trong những cái chảo lớn bằng cái nong phơi thóc: thịt chó, thịt ngựa, thịt trâu, thịt lợn và cả lòng dê, lòng bò… đã chín đang độ thơm ngậy. Theo tiếng địa phương thán cố là nồi nấu một món. Cạnh đó những tấm gỗ dẻ, gỗ thông bầy ra. Những cái dù hoa trương lên che nắng. Những đôi vợ chồng, những cặp bạn bè ngồi ăn. Họ trò chuyện. Họ uống rượu. Mỗi người vác đi một ống rượu dài đến một đầu một với. Bát ăn của họ là những ống mai to cưa ngắn, đũa là những thanh mai chỉ vót sơ cạnh. Để khi say là họ quăng, họ đập vô tội vạ, bởi rừng H'mông này thiếu gì mai. Và khi phiên chợ tàn, người bán chỉ việc quẩy một cái chảo và con dao về, còn “đũa bát” lại chặt mai rừng làm đợt khác.


Mìn A Dùng đến nguồi xuống ở dẫy thán cố cuối cùng. Anh ăn, anh uống rượu, anh nhìn ra xung quanh để nhận những bộ mặt lạ. Anh lắng nghe người Hán, người H'mông, người Nùng nói về thời cuộc. Họ nói về Trung Quốc giúp người H'mông. Người H'mông sẽ có “xứ Mường Khương tự trị”; người H'mông đã có vua. Và đặc biệt anh lắng nghe họ nói về ông thầy thuốc, thầy địa lý tìm đất chôn người đều quay đầu về phía bắc; phía gốc tổ. Ông có thuốc tốt. Ông chữa đựợc bách bệnh. Nhà ông ở Mường Khương. Tên ông là Cư Chín Sài. Người đàn ông dân tộc H'mông ngồi cạnh anh, anh ta ăn một miếng thịt, húp một ngụm rượu lại khen ông Cư Chín Sài một câu. Người trong chợ cứ như đàn ong trong rẫy hoa xèo. Nhóm ăn uống nào, nhóm mua bán nào, ở đâu anh cũng nghe người ta nói về ông, người ta khen ông. Ai có vị thuốc quí mới tìm được dù có người mua đắt họ cũng không bán mà đưa về cho ông. Ai có con tắc kè to cũng nhốt trong ống tre nuôi sống đưa về cho ông. Có mật con trăn, mật con gấu… người ta cũng đưa đến nhà ông. Ông Cư Chín Sài trở thành trung tâm sự quí mến của người H'mông vùng này. Người H'mông ở các bản đều vui lòng, nhìn nhau là thấy nụ cười bởi có ông thầy thuốc giỏi là người dân tộc mình… Ông lại thương yêu hết mọi người H'mông. Trong nhà Cư Chín Sài không có vị thuốc quí nào ở vùng núi Hoàng Liên này mà ông không có. Thuốc chữa đau khớp, đau xương có; cao hổ, mật gấu có; rượu rắn mồng năm, bộ tam xà, bộ ngũ xà có; sâm nam, sâm bắc đều có… Ông Sài còn có cả loại thuốc chống thụ thai. Đó là một bộ phận của một loại con vật hiếm ông bắt được ở rừng. Ông còn giữ bí mật nhà nghề không truyền cho ai biết cả. Ông Cư Chín Sài chữa bệnh cho dân cả vùng. Bất kỳ ai tìm đến, ông cũng tận tình chữa. Bệnh gì ông cũng chữa. Người xã ở bản nào dù ở dốc núi Tả Ngải Chồ, Tả Lùng Thắng, hay tận Lồ Cô Chin ông cũng tìm đến chữa giúp. Mà trong số những người uống thuốc của ông cũng có người khỏi bệnh thật. Tiền công, tiền thuốc ông chỉ lấy phải chăng. Ai trả bao nhiêu ông cũng ừ, cũng nhận. Ai nghèo quá ông chỉ nói: “Người H'mông ta vất vả quá làm ăn siêng năng tay trên nương, chân ngoài rẫy, cứ như con nhện sớm giăng tơ trên núi, chiều thu tơ dưới lũng mà vẫn cứ khốn khó. Ở đất Mường Khương này chắc xèo chịu được pà (kê) không sống được rồi. Đất này không ở thì bỏ, bản này không ở thì phá. Ta phải nhìn về phía bắc. Gốc của người H'mông là ở bên đó”. Nếu ai có bệnh nặng ông không chữa được, họ chết thì ông làm thầy địa lý cho luôn. Ông lấy hướng đúng mạch phát. Hướng đó đầu đều quay về phía bắc. Phía “đại quốc”, phía mà ông lầm rầm khấn vái sẽ xuất hiện chín mươi chín mặt trời sáng, sẽ xuất hiện chín mươi chín mặt trăng tỏ soi sáng cho hồn người H'mông về với vua bên “đại quốc”. Đó là nói về người H'mông ở các bản, còn chữa bệnh cho cán bộ huyện, cán bộ xã, cho chiến sĩ đồn biên phòng thì ông lại dùng nhiều thứ thuốc quí. Thỉnh thoảng ông còn đến tận cơ quan, đơn vị hỏi xem người ông đã chữa khỏi bệnh nay có đau lại không, có khỏe hơn lúc chưa chữa không. Sài con hỏi ở quê bố mẹ, vợ con, cả hàng xóm có ai đau khớp, đau xương không. Sài cho thuốc đem vè hoặc mời lên ở tại nhà ông chữa giúp. Trong nhà Sài treo đủ loại thuốc, cán bộ vào chơi ai thích vị gì, Sài tặng luôn. Cư Chín Sài còn mời ăn một bữa cơm gạo nương hay nếp cẩm với thịt gà thiến và uống tạm chén rượu bổ sâm. Trước nhà Sái ngày nào cũng vậy, Sài treo lá cờ đỏ sao vàng. Trong nhà trên chỗ Sài ngồi cắt thuốc có ảnh Bác Hồ lồng trong khung kính và dòng chữ vàng viết trên giấy đỏ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.


Thế đó. Đó là chân dung Cư Chín Sài. Một người H'mông có cái trán hói cao, hai cái ria dài đen nhanh và đôi mắt sâu kín đáo…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM