Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:06:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm  (Đọc 50848 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 04:43:32 pm »

Ở Điện Biên Phủ, trung tá Langlais cũng có một ban tham mưu. Nhưng chẳng ai nói đến cái ban tham mưu này. Người sĩ quan cấp cao nhất trong ban tham mưu của Langlais là trung tá pháo binh Piroth, chỉ huy cụm pháo binh có nhiệm vụ bắn trả, tiêu diệt pháo Việt Minh. Lúc bùng nổ trận đánh, Piroth thường hay đi lang thang từ hầm chỉ huy này sang hầm chỉ huy khác, biện bạch một cách thảm bại, có tính chất xin lỗi, là do « trục trặc trong kế hoạch » đã không phản pháo có hiệu quả.

Chỉ là một trung tá bình thương, nhưng Langlais phải quán xuyến mọi việc. Giữa cảnh hỗn loạn này phải có một người nào đó đứng thẳng, dù có phải vật lộn với cả trái đất. Langlais đã đứng vững, dù cho có kiệt sức vì mệt lử.

Pinelli nói thầm với bạn :

-   Có một cái gì đó không ổn. Người ta đồn rằng trung tá K trưởng cơ quan tham mưu bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng, suốt ngày ngồi trong góc hầm, mũ sắt đội sụp trên đầu, binh lính đi qua đi lại cứ giả vờ vấp phải ông ..

Bertin Dubois gật đầu hưởng ứng :

-   Còn hơn thế nữa. Mọi người sắp phát điên hết rồi. Cứ y như sắp sụp đổ. Nếu Việt Minh nghe lén được những cuộc cãi vã qua điện đài, chắc họ cười vỡ bụng.

Dubois không hiểu tại sao có tình trạng này. Cũng như mọi người bạn của mình. Dubois nghĩ đáng lẽ sau hai thất bại nghiêm trọng vừa xảy ra, thành trì Điện Biên Phủ phải có được một niềm tin , niềm hy vọng, niềm lạc quan chiến đấu, thì các vị chỉ huy các cấp ở đây lại mất bình tĩnh.

Dubois đảo mắt nhìn quanh những ngọn đồi phía Đông, rồi lại nhìn cánh đồng phía Tây ảm đạm và trống rỗng. Trên trời vắng bóng máy bay, trừ một chiếc Hellecat lẻ loi bay trên cứ điểm Gabrielle vừa thất thủ rồi mất hút phía chân trời. Dubois thở dài, nói với Pinelli :

-   Pinelli, nhìn xem, chúng ta bị bỏ rơi rồi ! Phải tự lực cùng nhau chống chọi để sống vậy.

Bertin Dubois ngẩng đầu lên. Cặp mắt chăm chú, gương mặt căng thẳng, ông nhìn chiếc máy bay bé nhỏ lượn vòng trở lại vòm trời phía Bắc cánh đồng Mường Thanh. Pinelli cũng như số đông binh sĩ chung quanh cùng theo dõi chiếc Hellcat. Máy bay thực hiện một vòng xoáy, phụt khói ra phía đuôi rồi đâm thẳng xuống một khu rừng. Một cụm lửa đỏ vụt bốc lên cao ngay chỗ máy bay rơi. Mọi người bất giác đứng nghiêm theo phản xạ, chào vĩnh biệt người xấu số mà sau này mới biết đó là đại úy hải quân Lespinasse, thuộc lực lượng không quân tiêm kích số 11 của hải quân, đã lái chiếc khu trục Hellcat quan sát Gabrielle vừa tắt thở.

Vào lúc xế chiều, một tin xấu loang đi tất cả các vị trí. Mặc dù đã có nghiêm lệnh phải tuyệt đối giữ kín chuyện này, nhưng phần lớn binh lính ở Điện Biên Phủ đều biết, trung tá Piroth đã tự sát trong hầm chỉ huy pháo binh.

Ngoại trừ các tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng và các binh sĩ pháo, ít người quen biết trung tá Piroth. Không ai bàn tán phê phán nhiều về hành động của ông, vì coi đó là điều bất lịch sự với người đã chết.

Tuy nhiên, chuẩn úy Canton trên cứ điểm Eliane 4 khi tới chia buồn với trung úy đại đội trưởng súng cối Bergot đã nói :

-   Thật là kỳ cục. Sao cứ nối đuôi nhau ra đi theo kiểu này.

Bergot trả lời :

-   Ông ấy cảm thấy phải gánh chịu trách nhiệm về việc kế hoạch phản pháo thất bại.

Canton nhún vai, uống một ngụm cà phê nóng :

-   Nếu trong hai ngày nay, tất cả những người có trách nhiệm đều tự sát, thì từ Điện Biên Phủ đến Paris sẽ là một khoảng trống rỗng, không còn sĩ quan chỉ huy nữa.

Bergot cười. Đúng là Canton nói có lý.

Chắp tay sau lưng, Bergot tiễn Canton về tận vị trí trên đồi Eliane. Đó là một cái hố vuông lộ thiên, không có mái che, khoét vào một vách hầm :

-   Cái nhà ổ chuột của cậu chất đầy quá đấy !

Canton nhún vai lấy tay chỉ lên trời :

-   Lúc nào cũng đẹp trời sẽ cảm thấy trần nhà rất cao ..

Trong hầm thông tin, Bertin Dubois lại chúi đầu vào công việc của mình. Chung quanh ông, những cỗ máy vô tuyến thường trực liên lạc với các đơn vị phát ra những tiếng kêu như bầy ong, các hiệu thính viên đội mũ gắn ống nghe áp sát tai ghi trên sổ những bức điện đang gửi đến. Nếu không có những bộ đồ ra trận, những chiếc bàn gập, những vách đất, những bóng đèn phát ra luồng ánh sáng vàng nhạt, người ta có thể cho rằng đây là một trung tâm thông tin tại bất cứ cơ quan tham mưu nào ở Đông Dương. Những chàng trai ngồi trong hầm, lưng tròn, cặm cụi làm việc, chỉ đột ngột bật lên khi có tiếng đạn nổ quá gần, rồi lại tiếp tục phận sự một cách bạc bẽo, chẳng vinh quang gì. Trong thông báo chiến sự không thấy nhắc đến họ. Cũng hiếm hoi lắm mới có người được tuyên dương công trạng. Vậy mà họ vẫn phải gánh chịu tất cả những rủi ro như mọi người, vì những quả đạn pháo không có mắt để nhìn nhận, phân biệt đối xử. Họ cũng không được bồi dưỡng công vụ để chống lại sự sợ hãi đôi khi đau thắt bụng.

Những hiệu thính viên là người biết rõ tình hình chiến sự nhất, hơn tất cả những người lính chiến đấu. Họ biết cả những tin mật trong cơ quan tham mưu. Họ là những người đầu tiên được biết những giới hạn của viện trợ đến từ bên ngoài. Là những nhân chứng được ưu tiên nhưng bị nhốt chặt trong hầm, họ nhận xét trận đánh chỉ qua cái nhìn minh mẫn hoặc bi quan, thông qua những lúc được tiếp nhận những tin tức hoặc điên khùng, hoặc vui mừng phấn khởi từ những binh sĩ chiến đấu ở những tuyến đầu.

Bertin Dubois đã đội mũ, áp ống nghe vào tai, cầm bút bi chuẩn bị ghi chép. Chợt ông giật bắn người. Ông vội điều chỉnh bằng một tay, còn tay khác ghi nhanh trên giấy, dịch sang tiếng Pháp bức điện của một đơn vị Việt Minh nào đó đề nghị cấp trên cho “tiến đánh ngay vì anh em chiến sĩ đang bừng bừng khí thế và đơn vị đang ở ngay vị trí xuất phát tiến công”.

Dubois vẫy tay mời trưởng đội thông tin xem mảnh giấy đã dịch xong bức điện. Đội trưởng cúi người xuống đọc. Những ngón tay ông rung lên. Bức điện nói lên rất rõ. Tối nay, nhất định Việt Minh sẽ tiếp tục tiến đánh cứ điểm thứ ba ở vành ngoài (sau Beatrice và Gabrielle) là cứ điểm yếu nhất, do hai đại đội lính Thái đóng giữ. Đây là những người lính xuất thân từ nông dân trong vùng Nghĩa Lộ, Sơn La thuộc tiểu đoàn lính Thái số 3, mặc quân phục màu vàng bẩn, đội mũ vải méo mó hoặc mũ nồi lệch, phần lớn đi chân đất. Họ không có những truyền thống chiến đấu như lính lê dương, cũng không có những tính xung kích như lính Angiêri. Đó chỉ là những người lính dân tộc địa phương thoát ly gia đình, chiến đấu trong rừng.

Đội trưởng thông tin cầm máy nối liên lạc với đại úy Noel trưởng ban quân báo Binh đoàn tác chiến Tây Bắc :

-   Điện trả lời của Việt Minh như thế nào ?

Bertin Dubois nhăn mặt, Ông không kịp thu được bức điện trả lời này.

Mạch thông tin đột ngột bị đứt. Từ trong hầm, Bertin Dubois hình dung trận đánh có thể đang diễn ra không xa, chỉ cách đây có 4 kilômét về phía Tây Bắc ..

Trong đêm hôm đó, những người lính Angiêri trên cụm cứ điểm Dominique, những người lính Marooc trên cụm cứ điểm Eliane, những người lính lê dương trên cụm cứ điểm Huguette đinh ninh rằng, nếu Việt Minh tiến công thì chắc chắn ĐIện Biên Phủ sẽ đi tới sụp đổ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 03:29:58 pm »

NỖI CÔ ĐƠN CỦA LANGLAIS
Từ 15 đến 18 tháng 3 năm 1954

Chiều ngày 16 tháng 3, tiểu đoàn dù số 6 nhảy xuống bãi đáp Simone giữa phân khu Trung tâm và Isabelle. Việc nhảy dù tiến hành trong những điều kiện cực ký bi đát. Việt Minh bắn pháo 105 dồn dập vào bãi nhảy dù. Đại đội nào cũng bị  nhiều thương vong. Bigeard cách đây vài tuần vừa bị bong gân ở Lào, nay lại bị sai khớp mắt cá. Chỉ mới liếc mắt nhìn cứ điểm Isabelle và toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ông thấy ngay tình hình thực địa phức tạp hơn tinh hình phác họa trên bản đồ do tướng Cogny trình bày tối hôm trước.

Bigeard tập tễnh bước vào trong một lô cốt nhỏ hẹp dùng làm hầm chỉ huy của trung tá Langlais. Ông đứng dựa vào một xà gỗ có lẽ rơi từ nóc một chiếc hầm nào đó bị sụp, mặt tái đi vì giận dữ. Không chào hỏi, ông nói ngay với người chỉ huy phân khu Trung tâm :

-   Một đại đội trưởng của tôi vừa báo tin, ông trực tiếp lệnh cho đại đội này đóng ở Anne Marie ?

Langlais trả lời lạnh lùng :

-   Đúng ! Rạng sáng nay, lính Thái đóng ở Anne Marie 1 và Anne Marie 2 đã đào ngũ, chạy vào rừng. Phải điều động một đơn vị nào đó thay thế. Chúng ta không thể bỏ rơi một điểm tựa nào nữa.

Như vậy là, cuộc tiến công của Việt Minh có thể dự định đánh vào Anne Marie đã không xảy ra. Anne Marie, cụm cứ điểm bố trí theo hình lưỡi liềm án ngữ mặt Tây Bắc cánh đồng Mường Thanh như một người lính canh trên vọng gác tiền tiêu bảo vệ cho sân bay, không chiến đấu mà cũng bị mất, coi như một món quà trao tặng trung đoàn Việt Minh đã hạ quyết tâm tiến đánh.

Các sĩ quan chỉ uy người Âu ở tiểu đoàn lính Thái số 3 ở Anne Marie, sau khi binh lính bỏ chạy, đã rút về các cứ điểm khác. Theo lời kể lại, thiếu tá tiểu đoàn trưởng Thimonier quá xấu hổ trước việc binh lính đào ngũ, muốn chuộc lỗi bằng cách ở lại cứ điểm nhưng không được.

Như vậy là đã có ba cụm cứ điểm tuần tự bị mất trong vòng ba đêm. Langlais bị mất ngủ từ đêm thứ bảy trước, đang căng thẳng thần kinh tột độ. Từ đêm 13 tháng 3, không có sự cố nào mà không đụng chạm tới ông. Sau khi Gaucher tử trận, ông phải nắm quyền chỉ huy trong những điều kiện tồi tệ. Các tiểu đoàn theo nhau tan biến, các cuộc phản kích đều bị thất bại. Nếu không bị chết trong chiến đấu hoặc không tự sát thì những cộng sự gần gũi nhất của ông cứ ẩn náu trong hầm, chẳng làm gì cả. Làm thế nào giữ được ý chí chiến đấu ? Làm thế nào duy trì được những quan hệ với đồng cấp, khi những cấp dưới của mình, đôi khi chỉ là những trung úy tầm thường lại rũ hết trách nhiệm thất bại trong việc chỉ  huy cho một mình cấp trung tá là Pierre Langlais ?

Và đến bây giờ lại đến lượt Bigeard ghen tức vì bị mất độc quyền điều động các đơn vị của mình, tới đây bắt bẻ về những chuyện hình thức. Dù sao, Langlais vẫn là ông chủ. Ông không có thời gian để kiềm chế, tránh né sự tự ái. Ông nói thẳng :

-   Tôi đã trực tiếp ra lệnh cho Le Page đi ngay tới Anne Marie vì không được để lỡ một giây.

Liệu Bigeard có biết được sự phẫn nộ của cấp trên không ? Ông không biết hay làm ra vẻ không biết Langlais đang bực mình. Nguyên tắc vẫn là nguyên tắc. Giọng nói của Bigeard rắn rỏi, dù trong phạm vi cấp tiểu đoàn trưởng nói với một trung tá chỉ huy phân khu :

-   Chính tôi mới là người ra lệnh cho những đơn vị của tôi. Chừng nào tôi còn ở đây ..

Cho tới lúc này, Langlais chỉ toàn đối thoại với những người lúng túng khuất phục trước sự quyết đoán của ông. Đây là lần đầu tiên có một kẻ dám đương đầu với ông, với một thái độ rõ ràng, không cáu giận vô ích. Liệu giữa Langlais và Bigeard có thể tăng thêm sự hiểu nhầm không ? Langlais do dự đôi chút. Có lẽ ông chợt hiểu, trước mặt ông là người cũng cứng rắn như ông. Và bất ngờ, ông đã chỉ tay vào một chiếc cột gỗ chống thấm, nói :

-   Anh là người Lorrain ? Tôi là người Bretagne đây. Tôi với anh, chúng ta thử đập đầu vào cột gỗ này xem đầu ai rắn hơn ?

Bigeard sững người. Nhưng vốn có tính hài hước, nhất là với cấp trên, ông phá ra cười. Tiếng cười cũng như câu bông đùa, đã làm cho Langlais giải tỏa được cơn tức giận. Giữa hai người, hòa bình đã được lập lại.

Câu chuyện này đi xa hơn hai sĩ quan tưởng, và đã dấy lên một tinh thần mới trong tập đoàn cứ điểm.

Bị pháo bắn liên tục, gặp thất bại liên tiếp trong ba ngày liền, bất lực trước những phương tiện của địch, các đơn vị Pháp đóng ở Điện Biên Phủ vụt chuyển từ trạng thái lạc quan điên cuồng nhất sang bi quan là rất dễ hiểu Việc tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 tới tăng viện tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chiến, tạo ra một tác động sâu sắc giữ thăng bằng cho hai thái cực.

Trước hết, về mặt kỹ thuật chuyên môn, những ai được biết tiểu đoàn dù của Bigeard đều thừa nhận đây là một đơn vị đặc biệt, chưa bao giờ bị đánh bại trên chiến trường, ngay cả khi phải đương đầu với một kẻ địch đông hơn. Đối với các lính dù và cả những binh lính không thuộc đơn vị dù, việc tiểu đoàn Bigeard tới Điện Biên Phủ có nghĩa là thành trì này đã kết thúc sự chịu đòn mà không thể hoặc không muốn đánh trả.

Tiếp theo là về mặt tâm lý, việc có  mặt đơn vì dù mới đến chứng minh Điện Biên Phủ không bị lẻ loi, không bị bỏ rơi nữa và có cơ hội chiến thắng.

Vả lại, trên thực tế ( chắc không đúng nhưng lại rất quan trọng để gây niềm tin), Bigeard chỉ xuất quân khi chắc thắng. Nếu Bigeard đã lên đây, có nghĩa là ông tin sẽ thắng.

Kết luận này cũng hoàn toàn hồ đồ. Bởi vì, trên thực tế, Bigeard sẵn sàng, bằng mọi cách, tới cứu những gì còn có thể cứu được. Nhưng ông không có ảo tưởng nào hết. Tất cả những đại đội trưởng trong tiểu đoàn do ông chỉ huy, tất cả các hạ sĩ quan dưới quyền ông, đều xác định nhiệm vụ của mình là phải đi cứu đồng đội. Vì màu cờ, sắc áo, vì lý tưởng muốn tự khẳng định, phải là đơn vị xuất sắc, dù cho tan xương nát thịt.

Tới đóng quân ở đồi Eliane 4 là điểm tựa mà tiểu đoàn lính dù Việt số 5 đã đóng quân nhưng không có thời gian và phương tiện để củng cố vị trí, lính dù tiểu đoàn 6 của Bigeard nhăn mặt kêu :

-   Nếu tất cả các « điểm tựa » đều làm theo kiểu này thì « tựa » vào đâu được ?

Cũng theo cung cách này, tại cơ quan tham mưu,  nơi sự cãi lộn giữa Bigeard và Langlais cuối cùng gắn bó họ thành một đội ngũ không thể nào chia rẽ được, dần dần đã tác động đến quan hệ giữa các sĩ quan có trách nhiệm. Một lần nữa, với thái độ bộc trực trong phát biểu, không càu nhàu gây gổ mà là thẳng thừng một cách thô bạo. Bigeard đã tạo ra một thứ ý thức trách nhiệm. Ngay lập tức, tất cả những hằn học, những trách cứ đều loại bỏ, thay bằng một tinh thần đồng đội. Cho tới lúc này, các sĩ quan vẫn giữ những sự khác biệt theo phù hiệu đơn vị, màu sắc của mũ ca-lô, mũ bê-rê. Bigeard nhắc nhở mọi người từ nay trở đi họ chỉ có một gia đình duy nhất gắn bó với nhau bằng cả mặt tốt lẫn mặt xấu của số phận. Tinh thần «  làm chủ quán ăn » của tiểu đoàn dù số 6 phải được truyền rộng, không phân biệt đơn vị, chỉ nhằm vào tập thể của tập đoàn cứ điểm.

Từ ngày 18 tháng 3, thế giới của phía Pháp bắt đầu chia thành hai khối. Một bên là những binh sĩ ở Điện Biên Phủ, coi như một lớp người riệng biệt, chỉ kết nạp dựa trên thử thách những ai được công nhận là xứng đáng gia nhập, kể cả những phi công của lực lượng không quân và hải quân cùng tham gia chiến đấu. Một bên là những người ngoài cuộc, được coi như những người nước ngoài, ỏ Hà Nội, Sài Gòn, Paris và các nơi khác, nói tóm lại là những ai không nẳm trong những « hang chuột » khoét vào thành vách chiến hào đắp đất, không gặp rủi ro và thỉnh thoảng lại bị một quả đạn pháo rơi vào đầu, những người có thể đi dạo chơi, ngắm trời ngắm đất, được hưởng chút thời gian yên lặng tuyệt đối, những người được ngủ yên giấc trong đêm, không phải chiến đấu tại một điểm tựa, mười lần bị mất, mười một lần giành lại.

Có lẽ đó là điều giải thích tình thân hữu ái để những ngày sắp tới, tinh thần này thúc đẩy thêm những tiểu đoàn dù khác nhảy xuống tập đoàn cứ điểm, cả những người tình nguyện mới nhảy lần đầu đã chiến đấu ngay, mà đáng lẽ họ có thể đứng ở ngoài lề cuộc chiến.

Ngày 18 tháng 3, một đại đội của tiểu đoàn dù số 6 lên đường chiếm lại Anne Marie. Như vậy là Bigeard đã phải phục tùng Langlais. Để đạt được thắng lợi, ông đã cử Wilde chỉ huy đại đội 4 tiến hành phản kích, chứ không sử dụng đại đội Le Page như Langlais đã trực tiếp chỉ định. Đến cánh đồng Mường Thanh, đại đội 4 đã bị pháo và súng máy Việt Minh đặt trên đồi bắn rất mạnh phải dừng lại rồi được lệnh rút về phía sau vào lúc 6 giờ sáng.

Cũng vào thời điểm đó, đại đội 1 của tiểu đoàn dù Bảo an số 5 đi dọc theo đường băng sân bay. Nhiệm vụ của đại đội này là đặt tại Anne Marie 4 một điểm tựa nhằm tạo điểm liên lạc giữa các lính dù lê dương với các đại đội lính Thái của đại úy Duluat. Từ tháng 1, khi căn cứ này được thiết lập, lính biệt kích mũ nồi xanh đã gọi nó là Mercedes vì giống hình một ngôi sao ba cánh, tương tự như ngôi sao nhãn hiệu hãng xe ôtô Mercedes của Đức.

Bên cạnh tên gọi chính thức là Anne Marie 4, cứ điểm này còn có tên là « điểm tựa hình ngôi sao ».

Sau khi xảy ra vụ đào ngũ tập thể của tiểu đoàn lính Thái số 3, cụm cứ điểm Anne Marie bị xóa bỏ, hai cứ điểm còn lại bị sát nhập vào cụm Huguette bảo vệ sân bay, mang tên Huguette 6, Huguette 7. Hiện nay, những cứ điểm này do tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh lê dương số 2 do thiếu tá Clémenson chỉ huy đóng giữ, chịu trách nhiệm bảo vệ mặt Tây đường băng sân bay.

Bộ phận đi đầu của tiểu đoàn dù Bảo an số 5 tới Huguette 7 vào lúc sẩm tối. Trung úy Rondeaux chỉ huy đại đội của tiểu đoàn 5 tới gặp đại đội trưởng lính Thái đóng ở đây, truyền đạt lệnh thay quân. Ông rất ngạc nhiên khi thấy đại úy Desire chỉ huy tiểu đoàn lính Thái nói :

-   Tôi thấy không cần phải thay quân. Lính Thái dưới quyền chỉ huy của tôi đều là những người lính đã được huấn luyện tốt. Chừng nào tôi còn ở đây ..

Đại úy Desire là một người có khuôn mặt tròn, thể hiện sự thông minh và nhân hậu, giọng nói rành rọt, dịu dàng. Như một người chủ nhà có ý thức về những nhiệm vụ của mình, đại úy Desire mời trung úy Rondeaux đi thăm cứ điểm. Ông nhấn mạnh đến nguồn gốc xây dựng và sự vững chắc của các công trình phòng ngự. Rondeaux tán thành. Trung úy đã tận mắt nhìn thấy hệ thống chiến hào được đào sâu, các lô cốt và hầm chiến đấu xây dựng vững chắc, phạm vi bắn được mở rộng quang đãng.

Cuộc thay quân đã được tiến hành theo đúng lệnh cấp trên. Sau khi lính Thái của đại úy Desire đã rút về căn cứ Isabelle thuộc phân khu Nam, Rondeaux đã triệut  tập các trung đội trưởng tới trao nhiệm vụ.


Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 03:30:37 pm »

Những người có mặt đầu tiên là hai thiếu úy dự bị Thélot và Latanne. Ở Điện Biên Phủ có nhiều sĩ quan dự bị nhưng không kém phần xứng đáng. Họ mới chỉ vào khoảng hai mươi tuổi, mặc dù quyền lợi vật chất không bằng các thiếu úy thường trực nhưng vẫn chiến đấu hăng hái.

Người thứ ba tới họp là trung sĩ Tournayre thuộc lực lượng thường trực. Đây là nhiệm kỳ thứ hai Tournayre phục vụ tại Đông Dương. Đây là một lính dù kỳ cựu, sau  khi tiểu đoàn dù thuộc địa số 3 chuyển về Pháp đã được giữ lại làm chỉ huy trung đội lính dù người Việt thuộc tiểu đoàn dù Bảo an số 5. Cũng như những người khác, Tournayre không vui lắm mà chỉ là phục tùng quyết định phù hợp với trật tự đã thiết lập và những thói quen. Xét cho cùng, đối với họ, phù hiệu binh chủng không quan trọng, cái chính là cấu trúc trung đội thuộc tiểu đoàn 5 không thay đổi so với tiểu đoàn 3 mà Tournayre đã phục vụ.

Rondeaux nói với các trung đội trưởng :

-   Các anh đã nhìn rõ môi trường ở đây rồi. Điện Biên Phủ không giống bất cứ nơi nào mà các anh đã biết. Ở đây là một cuộc chiến tranh thật sự, với tất cả những rủi ro.

Ông giơ tay chỉ hệ thống chiến hào đã được đào sâu ngập đầu người và nói tiếp :

-   Không cần phải chơi cái trò anh hùng ngu xuẩn. Tôi không muốn thế. Tôi nhắc lại : tôi không muốn các anh bị chết vì thiếu thận trọng, vì các anh và binh lính của mình không đội mũ sắt hoặc đi dạo mát giữa ban ngày. Đó là chuyện nghiêm chỉnh đấy.

Ông nhìn lần lượt từng trung đội trưởng một, rồi nói tiếp :

-   Vừa rồi, thiếu tá Botella chỉ huy tiểu đoàn dù số 5 có yêu cầu chúng tôi phải loại bỏ khỏi các đại đội những phần tử yếu kém. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng cho rằng chúng ta không được phép giữ lại trong hàng ngũ những kẻ hoang mang lo sợ, vì hoảng loạn là căn bênh dễ lây lan nhất.

Thélot chen ngang :

-   Đơn vị tôi không có !

Rondeaux cười :

-   Đúng. Tôi đã trả lời. Đến lượt anh chứng minh là tôi nói có lý.

Rondeaux phân phối nhiệm vụ. Mỗi trung đội trấn giữ một vị trí ở góc ngôi sao ba cánh, dành lại một tiểu đội đi tuần tiễu, ứng cứu.

Sau cuộc họp, Latanne tâm sự với Thélot :

-   Mình có một ông cậu đã dự cuộc chiến năm 1914. Tất cả những điều ông kể về cuộc chiến tranh chiến hào nghe khiếp sợ tới mức mình đã thề sẽ không bao giờ để rơi vào tình trạng đó. Chính vì vậy mình đã chọn binh chủng dù, chỉ tiến công đánh chiếm chứ không phải chôn chân trong chiến hào phòng ngự. Vậy mà bây giờ lại ...

Lantanne đã quên nhiều chi tiết chiến đấu do ông cậu kể lại nhưng đến khi phải tập sự làm quen với tình hình mới thì lại nhớ rất rõ.

Vấn đề trước tiên là phải thay đổi căn bản trạng thái tâm lý. Là lính dù, tức là thuộc về binh chủng tiến công chỉ sống ở ngoài trời, không thèm cúi đầu trước những luồng đạn, chạy rất nhanh trước khi đạn bắn trúng. Nay lại sống trong hầm đào sâu dưới đất của một điểm tựa, điều đó đòi hỏi phải được thích nghi. Đang là diễn viên, nay lại chuyển vai biến thành khán giả thụ động, chịu đựng đạn pháo và các làn đạn bắn sát mặt đất của bộ binh địch. Khi di chuyển phải cúi khom lưng, khi đổi hầm phải nhảy vọt lên mặt đất . Latanne nhớ đến cả một cuốn « từ vựng về chiến tranh đường hầm » do ông cậu kể lại : giao thông hào, chiến hào, hầm ngầm, hàng rào dây thép gai, đạn pháo rơi, mảnh đạn găm vào vách hào ngay sát đỉnh đầu. Cuộc sống chen chúc dưới hầm hào, những con ruồi, bùn đất, mùi xác chết ...

Đối với Latanne, đây là tất cả những câu chuyện rất xa xưa, gợi lên trong óc anh hình ảnh những mũ sắt có đỉnh nhọn hoắt úp chụp lên đầu những bộ mặt để ria vểnh ngược. Cuộc chiến tranh năm 1919, với những trận đánh trên Đường Đức Bà, Craonne, cao điểm 304, Argonne đã trở thành một xâu chuỗi huyền thoại cần đưa vào viện bảo tàng của những chứng cứ thuộc về quá khứ.

Vậy mà giờ đây, Điện Biên Phủ lại tái tạo cuộc chiến tranh trận đía. Latanne khám phá thêm cả những gì mà ông cậu chưa kể hoặc muốn giấu. Cảnh bẩn thỉu, nhớp nhúa kinh khủng : bùn, máu, cái chết. Latanne nhận xét :

-   Tất cả gợi nên một vấn đề. Chiến đấu chẳng có ý nghĩa gì. Sau cuộc chiến lại phải sống. Ăn, ngủ trong cảnh đó. Và phần còn lại ...

Phần còn lại không dễ dàng. Đó là việc xây dựng những vách che cho các hố chiến đấu ở sát hàng rào dây kẽm gai. Một loạt phên đan bằng tre nứa được dựng lên chung quanh hố, phía trên là một mái che bằng gỗ đặt xiên xẹo. Binh lính nói với nhau :

-   Kái phên ( tiếng Việt trong nguyên bản) chỉ là vật ngăn cách chứ không ngăn cản được đạn pháo.

Điều nguy hiểm là những phên che này lại biến thành mục tiêu cho pháo Việt Minh bắn. Trung sĩ Tournayre nhận xét :

-   Đã cố xê dịch phên che, nhưng nó vẫn thu hút đạn pháo. Một tay châm biếm đã viết mảnh giấy vào phên « Nơi hẹn hò của đạn pháo ».

Thélot bình luận :

-   Tôi cho rằng chúng ta đã nhảy  một bước lùi tới bốn mươi năm, vào thời kỳ chiến tranh năm 1914, Ernst Junger đã nêu lên nhận xét này trong cuốn sách « Những trận bão thép » của ông «  Tôi nghĩ, không có hi vọng thoát khỏi đạn pháo tại những nơi tập trung »

Latanne nhún vai :

-   Có lẽ đây là những « nơi tập trung » như cậu nói. Không ai thanh thản để tự làm cho mình biến thành mục tiêu đạn pháo trong vị trí này.

Sự lo lắng của Pierre Latanne cũng là tâm trạng chung của binh lính bị vây hãm trong cứ điểm Huguette 7. Có điều, nỗi lo này đến sớm đôi chút. Vài ngày sau, toàn bộ binh lính phòng ngự ở Điện Biên Phủ mới có những mối lo ngại tương tự. Và vài tuần sau thì tâm trạng này đã làm cho Điện Biên Phủ trở thành một cái hố khổng lồ bị nhiễm khuẩn.

Thiếu úy Latanne đã tới cứ điểm đặt tại đỉnh Tây Nam của hình ngôi sao. Vài phút sau, những lính dù Bảo an cũng tới và nhanh chóng triển khai, có vẻ như đã luôn luôn sống dưới chiến hào. Những kẻ ranh mãnh chiếm luôn những chiếc hầm rồi trải vải bạt phủ lên đống rơm mà trước kia lính Thái đã nằm. Những kẻ ít may mắn đành phải khoét vào vách hào những hầm gọi là hầm ếch, như những hang chuột. Đã quá muộn, không thể kiếm được gỗ tốt để làm nắp hầm, nhưng họ cũng vẫn phủ lên nắp hầm một lớp đất dày gần một mét. Đất ở đây có pha đất sét, mềm và dính nhưng để lại trên tay và quần áo trận những vết bẩn màu trắng kéo dài.

Đầu hào là đồn canh có lính gác đêm.

Latanne vẫn còn nhớ những hình trong Báo ảnh về cảnh gác bên cạnh lỗ châu mai.

Quần áo khác nhau, mặt mũi khác nhau, mũ sắt tròn và thái độ giống nhau. Lính canh đứng dựa vào bờ chiến hào, khuỷu tay trái tỳ vào khe ngắm gọi là « cửa sổ » giữa hai chồng túi đất, nòng súng chĩa về hướng địch. Những lính dù người Việt chế tạo được những chiếc điếu cày bằng tre có đục thêm lỗ để tỏa khói và không để lộ ánh lửa. Nhưng cũng như bất cứ người lính gác nào trên thế giới, họ thường lơ đãng nhìn trời.

Latanne chui vào lô cốt, trèo lên một bệ đất như chiếc ghế dài ở vị trí nhằm bắn nhìn ra ngoài. Quang cảnh thật ảm đạm dưới vòm trời mây thấp. Thỉnh thoảng những vệt lửa màu vàng lại lóe lên từ chân trời, vài giây sau kéo theo tiếng rít rồi kết thúc bằng tiếng nổ. Lính pháo đôi bên nã những quả đạn vào nhau để nhắc nhở lẫn nhau đừng có ngủ vì kẻ địch vẫn đang có mặt. Trận bắn pháo không đều nhưng thường xuyên. Những quả đạn lúc tập trung, lúc lẻ tẻ, khó đoán biết được mục tiêu nhằm bắn.

Latanne sững sờ bối rồi khi nhìn qua khe ngắm bắn sát mặt đất. Ở vị trí này, cảnh vật phía trước hình như lớn hơn, mỗi ụ đất nom như một quả núi, những đám cỏ dại trên mảnh đất hoang hóa như cây rừng. Ngay cả làn gió nhẹ thổi qua cũng như trận cuồng phong.

Bên cạnh đó, khí lạnh tràn vào tất cả các khe hở. Đó là hơi lạnh của nấm mồ, ẩm ướt và nhầy nhụa.

-   Có gì ăn không, trung úy ?

Dzu, lính cần vụ của Latanne nhẹ nhàng đến gần chủ, không gây ra một tiếng động nào. Anh cầm trong hai bàn tay bữa cơm vừa nấu trong hầm. Đó là một nắm cơm tẩm với nước mắm. Trong khi đó trung úy Latanne ăn trong ga-men nhưng không cảm thấy ngon. Điều hấp dẫn của cơm là ăn nóng.

Đã nửa đêm. Điện Biên Phủ nằm yên như chết. Không một tiếng động nào vang vọng tới, cứ điểm Huguette 7 mất hút ở đầu đường băng, dưới bóng một điểm tựa mà lính Thái đã bỏ chạy, không còn động tĩnh gì trên đó. Có vẻ như chiến tranh đã xa vắng tại khu vực này, chỉ còn đẻ lại những trận bắn pháo cầm canh.

-   Báo cáo trung úy, tôi tới thay phiên gác.

Trung sĩ Cornec bước tới khe nhằm bắn. Latanne rút khỏi vị trí, có vẻ như còn luyến tiếc. Hình như vừa rồi ông đã được sống những giờ phút đặc biệt quý báu, như được hưởng một sự yên lành sau trận bão. Chỉ trong ba ngày anh đã được dịp hiểu biết tất cả, từ những trận chiến đấu ác liệt đến những trận bắn pháo dữ dội. Anh nói với trung sĩ Cornec :

- Điều đặc biệt nhất, đó là vượt qua được những giới hạn của khả năng và mặc dù mọi việc xảy ra, vẫn phải tiếp tục sống.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2008, 03:04:24 pm »

BẮN TỈA
23 tháng 3 năm 1954

Hôm qua, một cánh quân mở đường liên lạc từ phân khu Trung tâm đến phân khu Nam Isabelle đã vấp phải một tiểu đoàn Việt Minh bố trí tại chiến hào cắt ngang cánh đồng từ phía Đông sang phía Tây. Tiểu đoàn dù số 6 của Bigeard có xe tăng yểm trợ. Phải mất một ngày chiến đấu mới chiếm được trận địa, đến đêm lại phải rút lui mà không hoàn toàn thực hiện trót lọt được nhiệm vụ. Binh lính ở Isabelle đi đón, đến nửa đường đã phải quay lại.

Tối hôm nay, Điện Biên Phủ cố lấy lại sức. Trong tập đoàn cứ điểm, suốt ngày tiến hành việc thu nhặt và phân phối lương thực đạn dược tới các cứ điểm, chuẩn bị đề phòng ban đêm.

Không ai nghỉ ngơi. Những người không làm việc ở bên ngoài thì đào các giao thông hào mới, mở rộng các chiến hào, sửa sang các hầm trú ẩn. Từ ngày 13 tháng 3 đã đào rất nhiều ở Điện Biên Phủ và sẽ còn tiếp tục đào không ngừng. Chưa có hố hào nào được coi là đủ sâu, đủ kín, đủ bảo vệ cho người.

Trung sĩ Bertin Dubois nhận xét :

-   Chúng ta đang sống trong hoàn cảnh có nhiều bất ngờ : đạn pháo ở trên đầu, đất cát ở chung quanh và chúng ta sống ở giữa. Chúng ta là những con chuột chũi bị kẻ mưu sát năng nổ săn lùng ..

Trung sĩ Bauchet im lặng tỏ vẻ tán thành. Đây là một chàng trai lực lưỡng tóc vàng hoe rất Âu, trong khi Dubois ngăm ngăm đen đượm màu châu Á. Hai người gặp nhau tại một chỗ ngoặt của chiến hào. Bauchet đeo khệ nệ trên lưng một máy ngắm của xạ thủ có đèn chiếu và kính hồng ngoại để bắn đêm. Dubois vác giúp hòm ắc-quy. Ông tỳ súng vào bệ ngắm và nhích mũi súng ra bờ hào, nói một cách bình thản :

-   Tôi không nghĩ rằng người ta có thể chịu được  nhiều quả đạn như vậy mà không phát điên. Đúng là đạn rơi liên tục và tôi không điên …

Một tiếng rít lớn dần, lớn dần, vang vọng cả khoảng không gian gần kề. Rồi tiếng rít trở thành tiếng rú, chuyển đổi giọng để vang to mãi, được trợ lực bởi không khí bị dồn ép, dày đặc như tiếng vang của thác lũ. Bauchet lại nhảy vào chiến hào. Quả đạn pháo nổ ngay chỗ anh vừa đứng. Anh làu bàu :

-   Nó rơi không xa. Mình còn nghe thấy những tiếng vang …

Bertin Dubois hỏi :

-   Cậu có nhận xét là lỗ tai đã học được cách phân biệt những tiếng động ? Những ngày đầu, nghe thấy tiếng rít của quả đạn nào mình cũng cúi đầu chào. Bây giờ, mình đã phân biệt được  những quả rơi trúng mõm ..
-   Đúng vậy. MÌnh vừa biết , chính mình cũng không phân biệt được những quả rơi quá xa hoặc quá gần nữa,

Bauchet không phải là người duy nhất. Dần dà, phần lớn những người ở Điện Biên Phủ có vẻ như không bị tác động nhiều lắm trước những loạt đạn đang không ngừng cày xới đất. Đôi lúc, họ cũng tạm lơi lỏng công việc để tìm một nơi ẩn nấp, nhưng phần lớn thời gian bắn pháo họ chỉ cúi đầu xuống để tránh né. Tuy nhiên, họ cũng cố thu xếp để không bao giờ phải đứng quá xa chiến hào khi làm việc ngoài trời.

Bauchet tiếp tục nói với Dubois :

-   Này, nếu đêm nay tớ đưa cậu cùng đi.
-   Để làm gì ?
-   Đi bắn bia sống. Dĩ nhiên. Tớ đã có một tay trợ thủ nhưng hắn đã bị trúng một mảnh đạn không đúng chỗ. Trung úy cho mình được mang theo một dân phu để mang vác thiết bị. Tớ không tin tưởng ở thằng này.

Bauchet nhổ toẹt một bãi nước bọt ngay trước mặt rồi chữa lại :

-   Cũng không hẳn là tớ không tin. Tớ chỉ nghĩ rằng thằng này không thạo việc.

Dubois tán thành :

-   Cậu có lý. Nhưng bây giờ chiến tranh đã bắt đầu. Ai định nghĩa được cái gì là công việc của dân phu, cái gì không phải. Đạn pháo cũng như mặt trời, thuộc về tất cả mọi người.
-   Không sao cả. Nếu tớ là một thằng tù, tớ cũng không thích tiếp tay cho Việt Minh.

Dubois quay trở về với đề nghị của Dubois :

-   Mình đồng ý với cậu để thay đổi không khí, vì được ra khỏi hang chuột. Sáng mai mình không phải trực công vụ.

Chiếc xe Jeep từ từ lăn bánh, nẩy trên những vết bánh xe cũ trên con đường mang tên Pavie (dẫn tới Lai Châu) ngược về phía Bắc. Về phía tay phải là bãi đỗ, các xe tải và xe cứu thương đang tập trung, chờ chiếc máy bay Dakota y tế một lần nữa, cố hạ cánh thử đậu qua đêm.

Bauchet nói nhỏ vào tai Dubois cũng ngồi trên chiếc ghế dài phía sau :

-   Tụi phi công cũng táo bạo đấy !
-   Ừ ! Cậu có biết rằng họ đã áp dụng một mẹo để đánh lừa Việt Minh không ? Họ bay đôi trên vùng trời này. Một chiếc bay ở độ cao 200 mét, nổ máy to hết cỡ để Việt Minh tưởng là thả dù. Trong khi chiếc thứ hai cắt ga, nhẹ nhàng hạ cánh xuống đường băng.
-   Thoát chứ ?
-   Cho tới nay thì rất thông suốt. Miễn là tiếp tục kéo dài.

Bauchet suy nghĩ một lát rồi nói :

-   Mình vẫn tự hỏi, làm thế này thì nguy hiểm cho phi công quá, việc hạ cánh biến thành mục tiêu di động để Việt Minh nhằm bắn.

Dubois khẽ cười :

-   Cậu đi mà hỏi phi công.
-   Này ! Cậu là sĩ quan quân báo, nắm được bí mật của cả thần thánh. Cho mình biết mỗi đêm di tản được bao nhiêu thương binh ?
-   Không nhất định. Cái đó còn tùy ở nhiều yếu tố : sự can đảm của các phi công, những phản ứng của Việt Minh, sự nhanh nhạy của bọn tải thương khiêng cáng. Cậu biết không ? Hôm kia mình phải giúp một tay. Không đẹp mắt lắm. Máy bay đã lăn bánh sẵn sàng cất cánh, vẫn còn có những thằng cố đuổi theo, bám chặt lấy cửa máy bay. Tối hôm đó, chỉ di tản được 15 thương binh toàn loại nhẹ. Mình còn nhớ : có một trung úy thuộc tiểu đoàn dù lê dương nằm trên cáng. Lúc nhìn thấy cảnh hỗn loạn như chợ vỡ, tất cả lũ chayj theo sẵn sàng đánh nhay để leo lên chiếc máy bay Dakota, ông ấy đã nói với mình : «  Thà tan xác ở Điện Biên Phủ còn hơn là rời khỏi đây cùng với cái lũ hèn đốn này ! ». Thế là ông ấy tụt xuống cáng, chống nạng quay về. Đó là trung úy Domigo, bị thương trong trận phản kích đánh lên Gabrielle.

Chiếc xe Jeep đã vượt qua cứ điểm Huguette 2 đi về hướng Bắc. Bauchet thuộc lòng lộ trình. Sau khi vượt qua vật chướng ngại ở Huguette 6, họ xuống xe, đi bộ khoảng 800 mét để tới Huguette 7.

Bertin Dubois hỏi :

-   Thực chất là làm nhiệm vụ gì ?
-   Ta cùng đi với một tổ báo động của lính Bảo an. Bọn nó nghe thấy có tiếng địch đào hào.

Họ đi tới con đường chữ chi ở phía Đông Nam. Lính gác lặng lẽ dẫn họ đi qua những đường hào ngoằn ngoèo cho tới hầm của đại đội trưởng. Trung úy Rondeaux đang ngồi trong hầm, khuỷu tay tỳ lên chiếc bàn khập khiễng, nét mặt bị chiếu sáng xiên xẹo bởi một bóng đèn bấm tiếp nói với cục pin của điện đài. Ông có những nét mặt mệt mỏi căng thẳng, ngồi vặn vẹo trên chiếc ghế đẩu, sức nặng của toàn thân dồn về phía đùi bên trái. Qua kẽ hở của chiếc áo nhảy dù lộ ra những mẩu băng thấm máu. Sáng hôm nay, Rondeaux dẫn đầu trung đội, thử tiến hành một cuộc thăm dò đồi Anne Marie do lính Việt Minh vừa chiếm đóng, đang tu sửa. Ông đã phải rút quân dưới hỏa lực dày đặc của các vũ khí nặng. Một số lính trong trung đội bị thương. Rondeaux cũng bị trúng một loạt đạn, nhưng từ chối di tản về phía sau. Ông nói :

-   Bắt liên lạc với thiếu úy Thélot hiện đang ở mỏm Bắc của điểm tựa.

Bauchet khoác khẩu các-bin ngang vai, chỉ đáp một câu đơn giản :

-   Rõ !

Thiếu úy Thélot mỉm nụ cười đáng yêu chào đón những người mới đến. Anh vui vẻ nói :

-   Hoan nghênh các bạn đến cái hang của tôi.

Anh di chuyển một chút để có chỗ và ngồi sát một thiếu úy khác. Anh này cũng biểu lộ một cử chỉ nhã nhặn và tự giới thiệu :

-   Tôi là Latanne.

Rồi anh lấy mũi dao chỉ vào một khối màu trắng, đặt trên hòm đạn. Ánh sáng yếu ớt của ngọn nến làm cho mọi người nhìn thấy cái khối màu trằng này có vẻ như một tảng thạch cao mềm.

Dubois hỏi :

-   Cái gì thế này ?

Latanne cười :

-   Đặc sản của sếp đấy ! Ông ấy gọi, đây là món « patê đóng đinh ».

Rồi anh nói tiếp như một tay đầu bếp trình bày chi tiết các khoản thu của mình : đơn giản và không đắt ; thuần túy chỉ dựa vào cốt lõi của khẩu phần đồ hộp cá nhân. Trước hết, lấy 12 chiếc bánh bích quy vụn dã chiến hòa với nước và sữa đặc thành bột nhão. Cho vào vỏ đồ hộp khẩu phần đã lắng dầu cá xác-đin ở  bên trong. Cho thêm thịt bò tẩm gia vị, thịt lợn đông và ba con cá xác-đin hộp. Liên kết với nhau trong vỏ đồ hộp, đưa lên đun khoảng 15 phút và ăn nóng.

Latanne lại cười rồi kết luận :

-   Kết quả đây ! Mời các bạn nếm thử, nếu thấy hấp dẫn. Còn tôi, dù sinh trưởng ở Lourdes, tôi vẫn không tin vào những điều huyền hoặc.

Bauchet trả lời nghiêm chỉnh :

-   Xin cảm ơn bạn. Tôi xin một chút cà phê sữa Nescafe là đủ.

Mặc dù ánh sáng trong hầm lô cốt của trung đội rất yếu  nhưng khi bước ra chiến hào, Bauchet và Dubois vẫn khó chịu với bóng tối bên ngoài. Cánh đồng Điện Biên Phủ giống như một cái chảo bật nắp vung. Trời đen mượt như nhung và nếu ở trên cao, có thể phán đoán được có những chiếc máy bay Dakota đang lượn sát các ngọn đồi như những con chim mồi, thì vẫn không nhìn thấy được những ánh đèn màu xanh phát ra từ phía động cơ.

Thiếu úy Thélot vỗ vai hai trung sĩ ra hiệu cho họ bước theo mình. Anh đi nhanh, dễ dàng như đã thực hành từ lâu. Anh biết rõ từng kẽ hẻm của cứ điểm. Anh dừng lại trước đường vào cửa hầm và gọi :

-   Tournayre, đi thôi, đến giờ rồi .

Một bóng sáng xuất hiên, theo sau có ba nóng nữa, nhỏ bé hơn :

-   Bọn « tia hồng ngoại » có đấy không ?

Bauchet trả lời :

-   Có !

Họ bắt tay nhau trong tối đen. Sau đó, trung sĩ Tournayre trườn ra ngoài chiến hào bắt đầu bò đi và báo trước :

-   Cấn thận rắn rết , tôi chỉ đặt một mẩu gỗ để cách ly chúng từ mặt đất. Theo đúng bước đi của tôi để tránh vấp phải mìn.

Từng người một, đội tuần tiễu theo hàng dọc ra khỏi điểm tựa. Dubois đi sau cùng. Khi đến lượt trèo lên khỏi hào, anh thấy ống tay áo bị kéo lại. Có tiếng thiếu úy Thélot nói nhỏ :

-   Chúc chuyến đi săn đạt kết quả.

Lúc trèo lên bờ hào, chiếc mũ sắt của Dubois vấp phải gót ủng nhảy dù của người đi trước. Anh hất đầu ra, leo lên theo đoàn người đang dính chặt trong bùn như những con cua bất động. Đi ngang hai trung sĩ, anh dừng lại, ghé mặt sát họ.

Bauchet hỏi nhỏ :

-   Tránh đượcc hứ ? Đi thôi. Đã có tụi lính Bảo an bảo vệ, hai chúng ta kiếm lấy một chỗ đứng.

Anh đặt tay lên vai bạn :

-   Nghe này !

Dubois vểnh tai lên nghe và giật thót tim. Bất chợt anh có một cảm giác kỳ lạ, vừa kích thích vừa sợ hãi. Anh cảm thấy đột ngột không còn ở mảnh đất mang tên Điện Biên Phủ nữa để như phải chèo chống trên một cái mảng giữa biển. Cách chỗ đứng khoảng 50 mét, anh nghe rất rõ tiếng xẻng nạo đất vang vọng lại.

Bauchet bắt đầu chuẩn bị dụng cụ bắn tỉa. Mặc dù đêm tối, Dubois cũng đoán biết bạn mình hành động một cách dũng cảm, tự chủ, chính xác. Bauchet đã lắp đèn chiếu trên nòng súng, thử các nấc điều chỉnh của máy ngắm, trải dài dây điện rồi đưa cho Dubois :

-   Cậu cẩn thận, đừng nhầm ổ cắm. Những phích cắm có kích cỡ khác nhau đấy.

Dubois cắm giây điện. Đột  nhiên, anh cảm thấy đang phơi mình trước địch như một kẻ bị lột trần truống. Anh đang đứng giữa trận địa địch, vừa tầm ném lựu đạn của một “bộ dôi” đang căng thẳng thần kinh hoặc đang minh mẫn, thế mà lại không nghĩ đến chuyện đem súng theo. Đành rằng, ở trong lô cốt thông tin liên lạc thì khẩu súng chẳng làm được điều gì cả.

Bauchet đã ở trong vị trí như một vận động viên bắn súng, nằm sát mặt đất, soải chân, quai súng cuộn vào cổ tay. Dubois đến sát, chỉ cách vài centimét :

-   Có nhìn thấy gì không ?
-   Có ! Bốn đứa ! Chắc là tụi lính gác. Vấn đề là, nếu tớ bắn một thằng, thì ba thằng còn lại sẽ nằm xuống và ném lựu đạn về phía chúng mình. Cách tốt nhất là nhằm bắn được hai đứa liền và chờ.

Bauchet cần thận tỳ chặt báng súng vào vai rồi bấm cò. Hai phát đạn  nổ sát nhau tới mức Dubois tưởng chừng như chỉ nghe thấy một tiếng nổ. Bauchet vẫn áp sát mắt vào kính ngắm để quan sát kết quả rồi mới lăn sang bên cạnh, nói với Dubois :

-   Cậu muốn thử không ?

Dubois cầm súng, ngồi xuống, hướng ống nhòm về phía Việt Minh. Qua ống kính anh nhìn thấy mọi chi tiết đắm chìm trong bóng tối hiện lên rõ lạ lùng. Dubois thấy một thế giới kỳ lạ, màu xanh lục, trong đó các vật chuyển động có  màu sáng, như một phim ảnh âm bản. Dubois nói, như tự thốt ra “

-   Một đứa.

Bóng người nhìn qua kính hồng ngoại mờ nhạt, chuyển động, biến dạng, nhưng vẫn phân biệt được rõ những đường viền của cái đầu và đôi vai, có vẻ như một bóng ma màu xanh nhạt.

Dubois gần như tự động bấm cò súng, nẩy người lên khi phát ra tiếng nổ, trong khi cách đó khoảng 50 mét, bóng người biến mất như bị nuốt chửng trong cái bẩy. Anh kêu lên :

-   Hỏng rồi !
-   Không phải !

Bauchet kêu to rồi giơ tay nắm lấy khẩu súng cáca-bin, nói với Dubois :

-   Đừng ở lại đây. Nhất định chúng ta bị phát hiện rồi. Địch sẽ bắn trả ngay lập tức.

Bauchet biết rõ con mồi của  mình. Hai người vừa quay về chỗ đội tuần tiễu đang đứng đợi thì nghe thấy những tiếng « lốp đốp «  của quả đạn cối vừa được bắn ra khỏi nòng. Việt Minh đã được báo động. Nhưng đạn pháo rơi khá xa về phía phải.

Tournayre và Dubois đứng sát gần Bauchet :

-   Ta về chứ ?
-   Không. Ta chỉ đổi chỗ bắn thôi.

Cuộc bắn tỉa kéo dài cho tới rạng đông. Khi vòm trời hửng sáng, đội tuần tra được thay thế bằng một trung đội ứng cứu có nhiệm vụ lấp lại đoạn hào Việt Minh vừa đào.

Lập tức, pháo địch lại ập xuống lính dù. Lại tiếp tục có thêm người chết, người bị thương, trong đó có thiếu úy Thélot. Latanne nói với Thélot :

-   Thôi, phải ghi tên anh vào danh sách những người cần di tản khẩn cấp. Sáng mau, anh sẽ về Hà Nội.

Nếu đây là lời chúc, thì lời chúc này không thành. Latanne có lý khi anh nói không tin vào những điều kỳ diệu. Chiếc máy bay đêm nay hạ cánh xuống Điện Biên Phủ là chiếc cuối cùng. Vừa mới đáp xuống đường băng, máy bay đã bị những mảnh đạn pháo phá thủng ống đựng dầu của một bên động cơ. Đến sáng rõ pháo binh Việt hoàn thành việc phá hủy máy bay.

Từ đêm hôm đó, doanh trại Điện Biên Phủ lại có thêm hai người nữa. Đó là thiếu tá Blanchet, trưởng phi cơ của chiếc Dakota Delta Coc 434 và cô tiếp viên hàng không Genevieve de Galard.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #34 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 04:12:32 pm »

THẢM HỌA
Từ 26 đến 28 tháng 3 năm 1954

Không còn dữ dội như những ngày đầu, khi tập đoàn cứ điểm bị pháo bắn giã giò, súng bắn liên tục, chìm trong kinh hoàng, khiếp sợ. Lúc này Việt minh đang nín hơi, nhưng vẫn có mặt, càng ngày càng sát gần, càng ngày càng hoạt động tích cự dù chưa xung phong tiến công ào ạt bằng bộ binh.

Từ cứ điểm này đến cứ điểm khác, những binh lính trên cánh đồng Điện Biên Phủ, một khi đã quen với tiếng pháo bắn, tiếng đạn nổ, tiếng rít của những mảnh đạn, có thể gần như trở lại với thời kỳ đầu cuộc chiến. Họ đang tồn tại. Họ đã có thời gian để ngủ, để sửa sang công sự, thậm chí còn có thể ra bờ sông Nậm Rốm, vục đầu xuống nước, hưởng một sự im ắng trong vòng lửa đạn của địch.

Tuy nhiên, tất cả đều cảm thấy , sự nghỉ ngơi tương đối này vẫn chứa đựng những nguy cơ to lớn nhất. Đó là trận địa bao vây, mỗi sáng bừng mắt dậy lại thấy sát gần hơn, xiết chặt hơn.

Gần như thường lệ, ngày nào các đơn vị ứng cứu như lính dù, lính lê dương, lính thuộc địa đều chạm trán với địch ở ngay vành ngoài các vị trí. Ngày 26 tháng 3, tiểu đoàn dù lê dương đã phải tiến hành một cuộc chiến đấu khó khăn ở phía Bắc Huguette 6, chỉ cách cuối đường băng sân bay chưa đầy 300 mét. Mặc dù tìm đủ mọi cách, mãi đến trưa tiểu đoàn này vẫn chưa nhích lên được một mét. Cuối cùng phải sử dụng đến xe tăng của Hervouet bắn pháo vào những ụ súng mà Việt Minh xây dựng kiên cố như những lô cốt để bố trí súng không giật và trọng liên.

Ngày hôm đó, xe tăng không được nghỉ ngơi lấy một phút. Sau trận chiến đấu ở Huguette 6 thì lại phải đi ứng cứu cho tiểu đoàn dù thuộc địa xung kích số 8 đang ở Dominique 1 bên bờ trái sông Nậm Rốm, một phần vị trí đã bị Việt Minh từ một mỏm đồi ngay trước các vị trí Pháp đánh chiếm.

Đối với lính bộ binh Pháp cũng như lính lái xe tăng, cuộc chiến này gần như là chuyện quen thuộc. Một sự quen thuộc chết chóc vì không ngày nào là không có người chết vì bị thương trong đội ngũ.

Sáng 25 tháng 3, một cuộc hành quân mở đường xuống cụm Isabelle đã có hai sĩ quan là trung úy Bertrand và Lecoq thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 1, là đơn vị đã phải chiến đấu bốn giờ chống lại một tiểu đoàn địch, cách trung tâm Điện Biên Phủ bốn kilômét.

Hạ sĩ Issert không nản chí hơn các đồng đội tiểu đoàn xung kích số 8. Anh chỉ hơi ngỡ ngàng vì thực tế hằng ngày mà anh đã nhìn thấy tận mắt, trong khi đài phát thanh mang tên Con nhạn ở Hà Nội trong những bản thông cáo chiến sự cứ lải nhải đây là « tập đoàn cứ điểm phòng ngự », là « thành trì ». Issert nói :

-   Ngày nào cũng như vậy. Chúng tôi phải đi từ Nam tới Bắc, từ Đông sang Tây và mỗi ngày lại đi ngắn hơn một chút. Nhưng mà – anh giải thích cho đồng đội Le Brenn, cựu võ sĩ quyền Anh – tôi đã nhìn thấy các thành trì như thế nào rồi. Nó như là Carcassonne hoặc Montlouis mà tôi đã từng học. Ở đây thì lại hoàn toàn khác.

Issert suy nghĩ một lát rồi tiếp tục phát triển sự so sánh :

-   Điện Biên Phủ cũng có thể là một thành trì pháo đài vì ở đây người ta chỉ xây các đồn canh mà không xây tường .. Rồi lại đào cả những hố sâu giữa các vị trí. Nếu tôi là quân Việt, tôi sẽ lẻn vào giữa những cái « tháp canh » này để lọt sâu vào căn cứ, cù vào bàn chân các vị chỉ huy cấp cao.
-   Đừng nói chuyện gở.

Việt Minh không chờ Issert nhắc mới nghĩ đến chuyện này. Bốn đêm trước, một đội đặc công Việt Minh đã từ đường 41 lọt qua hai cứ điểm Dominique, tiến vào trong, phá hủy một đầu đường băng sân bay. Đội lính này không gây thiệt hại nặng mà chỉ chứng mình Điện Biên Phủ không phải là một thành trì không thể xâm phạm.

Ngày hôm sau, trung tá Langlais lệnh cho một đại đội thuộc tiểu đoàn dù lính Việt số 5 đi chặn kẻ hở nguy hiểm này. Dưới làn đạn pháo 105 Việt Minh, lính Bảo An đã đào chiến hào, chôn mìn, rào dây kẽm gai ngay chỗ đêm trước Việt Minh thâm nhập để thiết lập một vị trí mới.

Issert bình luận :

-   Công việc này quả là công cốc ! Nhưng đó không phải lỗi của bọn nhà nghèo. Chúng nó không kiếm được một mẩu gỗ nào, chỉ có cọc rào.
-   Thế thì Việt Minh vẫn lọt vào được, nếu muốn.

Thượng sĩ Carre tham gia cuộc tranh cãi :

-   Không thành vấn đề ! – Anh vừa nói vừa cười chế nhạo – Bây giờ chúng ta lại có một “điểm tựa” nữa, bởi vì cái hang chuột mà lính Bảo an vừa xây dựng từ nay được đặt tên là cứ điểm “Dominique 6”.

Anh lấy tay vê râu, nói thêm :

-   Nếu Việt Minh tiến công, tớ không thích đóng giữ ở cái vị trí này. Cậu có biết tụi lính ở Dominique 1 và Dominique 2 có bố trí dưới lớp hàng rào kẽm gai những thùng phuy 200 lít không ?
-   Đựng gì ?
-   Napalm. Cậu vừa nói về thành Carcassone à ? Ngày xưa, lính phòng ngự giữ thành bằng dầu đun sôi. Ngày nay, chúng mình có ét-xăng khô gọi là Napalm. Nếu Việt Minh xông tới, ta sẽ cho nổ thùng phuy đựng napalm và thế là .. Có điều, tụi lính Bảo an đóng ở khe núi giữa hai cứ điểm tựa rất có nguy cơ bị thiêu cháy như trận đánh ở núi Pù Tạo năm trước.

Một chiếc Dakota bay tới làm gián đoạn cuộc nói chuyện. Máy bay bay rất thấp, rất đúng trục đường băng, thả những kiện hàng xuống bãi cỏ ghi rõ chữ T làm chỉ điểm.

-   Một quán quân !

Issert lại bình luận, ca ngợi sự dũng cảm của các phi công thả dù ban ngày và cố hạ cánh ban đêm.

Bay đến đầu cánh đồng, chiếc máy bay hai động cơ quay một vòng hẹp chuẩn bị trở lại khu Trung tâm.

Issert cắn móng tay, văng tục và nói :

-   Nó trúng đạn mất !

Chiếc Dakota kéo theo sau một dải khói đen, lớn dần, to dần, trải dài sát mặt đất. Hình như nó muốn ngóc đầu lên như một con chim bị đập vào đầu. Mũi máy bay đã vểnh lên, nhưng đuôi lại chạm đất. Rồi máy bay bị rơi, lao xuống những thửa ruộng, rung chuyển vì vấp trong khi có thêm một đám bụi xám và bẩn hòa vào đám khói.

Từ chỗ đỗ ở gần đường băng, một chiếc xe Jeep lao vội ra, chở theo ba người đứng trong xe, cúi lom khom bám vào thành xe.

Thượng sĩ Carre nói :

-   Mình biết tay này. Nó là Peyrac, trung sĩ đội bảo vệ an toàn.

Trung sĩ Peyrac và đồng đội hối hả tới chỗ máy bay rơi, hy vọng có mặt kịp thời để giúp đội phi hành ra khỏi khoang lái trước khi lửa lan tới. Chiếc xe Jeep vẫn tiến thẳng, leo qua các bờ ruộng khô cạn, vặn vẹo khi vượt qua những hố hào rồi dính chặt trên mặt đất như con ốc sên vụng về.

Chiếc Dakota bốc khói chỉ còn cách 300 mét. Trung sĩ cố thúc giục người lính lái xe. Vô ích. Máy bay bốc cháy lúc chiếc xe Jeep còn cách hai trăm mét.

Hạ sĩ Issert gầm lên :

-   Thật là một thảm họa !

Issert nói lên điều mà tất cả binh lính ở Điện Biên Phủ đều nghĩ như vậy. Đúng là một thảm họa. Từ hôm qua, đây là chiếc DC3 bị trúng đạn cao xạ Việt Minh bố trí trên những sườn đồi trước kia là cứ điểm Gabrielle, và cả trong cánh đồng dưới lớp cây của những bản cũ người Thái.

De Castries đã được báo tin về việc chiếc DC3 số 267 của đội vận tải 2/63 Sénegal bụi hủy diệt. Ông biết, ở Hà Nội, các vị tướng lĩnh phụ trách lực lượng không quân sẽ nhân dịp này đề nghị Tổng tư lệnh Navarre đình chỉ các chuyến bay để tránh bị tàn sát. Và thế là Điện Biên Phủ cũng đi đứt vì cuộc sống ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào máy bay tiếp tế. Chỉ huy trưởng báo động cho Langlais. Chỉ huy phân khu Trung tâm trả lời :

-   Bigeard là người chỉ huy các lực lượng ứng cứu. Chính Bigeard mới là người cần chỉ thị phải làm gì. Trong hầm chỉ huy, Tourret đang ngủ thì có người đánh thức :

-   Đại úy đấy ạ ? « Bruno » cần gặp đại úy tại sở chỉ huy.

-   Mấy giờ rồi ?

-   Mười hai giờ đêm.

Tourret đứng dậy. Thật ra, ông không ngủ vì bị chiếc bóng đèn điện treo bằng một sợi dây ngay trên đầu làm chói mắt. Bộ mặt hốc hác vì mỏi mệt của ông có những nét vàng võ của ngà voi dùng lâu. Cũng như phần lớn đồng đội tiểu đoàn trưởng, Tourret ngủ rất ít. Nhưng, nếu Botella chịu đựng được  nhờ sức khỏe rắn chắc như bê tông, Guiraud nhờ sự chăm sóc của binh lính lê dương thì Tourret chỉ có một mình để chống chọi lại bằng tinh thần và ý thức trách nhiệm. Không phải vì niềm tin vào lối thoát của cuộc chiến đã làm ông như vâyj. Mỗi người lính của ông bị thương, mỗi người ính của ông bị chết ông đều cảm thấy như là nỗi đâu của mình. Nhưng không phải như kiểu cách của Bigeard thường nhìn một cách buồn rầu như xót xa trước việc một dụng cụ mà ông rèn đúc bị phá hủy, khi có một người mà ông thương yêu như ruột thịt bị thương vong. Tourret tượng trưng cho trách nhiệm được  nhân cách hóa. Ông tự mình bắt buộc mình, cưỡng bức mình, gò ép mình phải chăm sóc từng lính dù, tốt hơn nữa. Ông cho rằng người chỉ huy không được ngủ khi những binh lính của mình, những sĩ quan của mình còn thức hoặc chiến đấu. Trong khi đó, những cấp dưới luôn luôn không hề biết ý chí chứa đựng dưới vóc dáng gầy guộc và bộ mặt hốc hác của ông chủ.

Tối hôm ấy, Bigeard tới làm việc tại một trong những hầm chỉ huy « phòng ngự » cách hầm Langlais vài bước chân. Ông trải bản đồ và những sơ đồ tác chiến mà thư ký của ông là Martial Chevalier vừa phác họa căn cứ vào những mệnh lệnh của cấp trên, lên một chiếc bàn thảm hại làm bằng bốn cọc rào cắm xuống đất, trên đặt một tấm ván gỗ dán.

-   De Castries vừa yêu cầi tôi mở  một cuộc hành quân phá hủy các khẩu cao xạ đang quấy rầy máy bay.

Ông đặt một  bàn tay lên bản đồ, che lấp một mảng maù vàng tượng trưng cho ruộng nương ở phía Tây các cụm Huguette rồi nhìn chằm chằm vào các sĩ quan vây quanh đang chăm chú nhìn nghe như các học trò. Có mặt Thomas là người ngày hôm kia vừa được cử thay ông chỉ huy tiểu đoàn dù số 6 ; Tourret, chỉ huy tiểu đoàn dù xung kích số 8 ; Clémenson chỉ huy tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh lê dương số 2 và các cụm Huguette  đang bị thương, ông cử phó tiểu đoàn trưởng là Vieules đi họp thay ; một sĩ quan có bộ mặt hình tam giác, cái nhìn trong sáng, nụ cười cởi mở.


Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #35 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 04:12:48 pm »

Dựa lưng vào thành hầm đối diện, tay cầm sổ ghi chép là chỉ huy các đơn vị « yểm trợ hỏa lực » có : thiếu tá Guerin sĩ quan liên lạc với không quân, có nhiệm vụ phối hợp hỏa lực từ máy bay ; trung tá Vaillant vừa tới thay Piroth chỉ huy cụm pháo binh. Trung tá Valliant là một người khác thường. Nhỏ bé, mảnh khảnh, giọng nói dịu hiền, cử chỉ ung dung từ tốn, giống như một giáo sư trường đại học với cặp mắt thông minh, vầng trán trí thức hơn là một chiến binh tình nguyện nắm trong tay một tình huống mà mọi người đều coi là tuyệt vọng, trong một cứ điểm bị vây hãm.

Vaillant không lạ gì cái tổ ong vò vẽ mà ông tình nguyện chui đầu vào, một vị trí mà không ai nghĩ đến chuyện tranh giành với ông. Ông không ngần ngại và ngày hôm kia, khi ông tới nhậm chức dưới làn đạn pháo đã đem lại cho các lính pháo một nghị lực mới. Tươi cười, nhã nhặn, chính xác, ông đã giải đáp các vấn đề, các thắc mắc, các lo toan của cấp dưới. Ông không hứa hẹn điều gì về sự kỳ diệu sẽ tới, về vinh quang sẽ đạt được, và cả khôn ngoan, tức là sẽ đè bẹp pháo Việt Minh. Ông chỉ giản đơn đảm bảo là các khẩu pháo sẽ phát huy mọi khả năng có thể.

Một dịp may chợt đến khi Vaillant vừa nhận chức chỉ huy cụm pháo binh ở Điện Biên Phủ. Khẩu đội 155 của ông đã phá hủy được ba khẩu 75 của địch bố trí cách phía đông Isabelle vài kilômét, bằng những phát đạn bắn trúng đích.

Bertin Dubois khi biết tin này qua việc nghe lén những thông tin của pháo binh, đã bình luận :

-   Thật là thích thú !

Trước khi các tiểu đoàn trưởng bộ binh tới họp, Bigeard đã vắn tắt giải thích với Guerin và Vaillant, điều gì ông đang mong đợi ở họ. Hai người vắng mặt vài phút để truyền đạt các mệnh lệnh rồi sau đó lại trở về phòng họp để khẳng định với lính dù là tất cả sẽ diễn biến theo kế hoạch đã ấn định.

Bigeard nói bằng một giọng nồng nhiệt mang lại sự hưởng ứng và neo trong trái tim người nghe niềm tin chắc thắng :

-   Đây là giải trình : có hai cụm pháo cao xạ Việt Minh cách đây ba kilômét về phía Tây, bố trí trong hai làng bản : bản Ong Pet, xa nhất ở phía Nam giao cho Thomas và tiểu đoàn 6 tiến đánh ; Bản Pe, xa nhất ở phía Bắc là thuộc Tourret và tiểu đoàn 8 xử lý. Tiểu đoàn dù lê dương làm lực lượng ứng cứu dự bị, bố trí phía sau lực lượng tiến công.

Thật là rõ ràng, chính xác. Không có những câu chuyện vô ích. Cả Tourret lẫn Thomas đều không phải cúi nhìn bản đồ. Từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây họ đều thật sự biết rõ mỗi hàng rào, mỗi bờ đất, mỗi con đường mòn.

Bigeard bẻ đôi điều thuốc lá, nhét một nửa điều vào trong tẩu :

-   Tôi muốn việc  bố trí binh lực phải tiến hành hết sức bí mật. Đánh vỗ mặt các khẩu trọng liên của địch, có nghĩa là phải tới gần mục tiêu mà không bị phát hiện với khoảng cách nhiều nhất là 300 mét. Nếu trong khi chuyển vận mà gặp địch thì cứ để cho chúng đi. Phải làm cho địch tưởng rằng đây chỉ là những đội tuần tra như thường lệ.

Tiến trình tiến công :

-   Chậm  nhất là 5 giờ 30 phút phải chiếm lĩnh xong vị trí xuất phát tiến công. 6 giờ pháo bắn chuẩn bị. Mười lăm phút đầu nhằm vào nơi đặt pháo cao xạ. Mười lăm phút sau nhằm vào các vị trí ở trước mặt tiểu đoàn 6 và tiểu đoàn 8 ở phía Tây. 6 giờ 30 phút các máy bay khu trục và máy bay ném bom B26 của không quân sẽ can thiệp để ngăn chặn quân cứu viện của địch.

Rồi ông quay về phía Vaillant, hỏi :

-   Ông dành cho chúng tôi bao nhiêu khẩu yểm trợ ?

Vaillant liếc nhanh cuốn sổ ghi chép :

-   Mười hai pháo 105 và mười hai cối 120. Pháo và cối sẽ bắn từng loạt năm phút một , khoảng cách giữa hai đợt là ba phút. Thời gian này để Việt Minh tưởng rằng chúng ta đã thôi bắn và sẽ ra khỏi hào ..

Guerin nói thêm :

-   Về phía không quân, không có vấn đề gì. Nhưng mọi trường hợp đều phải chấp hành đúng nguyên tắc : tất cả đều phụ thuộc vào thời tiết.

Bigeard rút tẩu thuốc ra khỏi miệng :

-   Không được chậm trễ một giây. Nào, mời các ông bước vào cuộc chơi.

Ngồi trong hầm, trung úy Singland tính đi tính lại tới ba lần, từ lúc nửa đêm, tổng số đạn cối 120 chất đống trong các hầm của trung đội dù. Chỉ có chưa đầy 1500 quả, tức là chỉ đảm bảo được hai phần ba số yểm trợ đòi hỏi ngày mai.

Singland mới đến Điện Biên Phủ. Việc điều động ông vào lực lượng pháo nhẹ đổ bộ đường không chỉ tiến hành trong vòng chưa đầy 24 giờ, sau khi Hà Nội nhận được tin trung úy Turcy tử trận ngày 15 tháng 3 cùng với phó của mình trong hầm. Singland đã nói với ban tham mưu của Sauvagnac, Tư lệnh các lực lượng đổ bộ đường không Bắc Đông Dương :

-   Tôi biết sử dụng cối 120.
-   Rất tốt. Ông sẽ nhảy dù ngay chiều nay, cùng với tiểu đoàn Bigeard.

Chính vì vậy mà Singland đã tới Điện Biên Phủ. Ông đã gặp các hạ sĩ quan và lính lê dương đang hoang mang bối rối. Khi những người này nhìn thấy  bóng dáng nặng nề của người chỉ huy mới, họ có vẻ thiếu tin tưởng. Trong con người Singland, tất cả đều tròn lẳn; từ bộ mặt, giọng nói đến cử chỉ. Ông không có một chút gì giống sự khô khan đặc biệt của các sĩ quan tiểu đoàn dù lê dương là những người cứng rắn, tôi luyện, khắc khổ, căng thẳng. Còn Singland thì tươi cười, nhã nhặn, người ta cho rằng ông thích sự thân tình.

Các hạ sĩ quan và lính lê dương trong đơn vị đã thử thách Singland. Nhưng, họ không cần phải thử nghiệm  một thời gian dài để thấy rằng, đây là một chỉ huy có trọng lượng, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cùng với thời gian, họ đã nhận xét Singland đang thiết lập trong trung đội một kiểu cách mới trong quan hệ; dựa trên cơ sở của tinh thần, của tính lạc quan và nụ cười.

Singland gọi Eckell, chỉ thị :

-   Eckell, anh chuẩn bị cho tôi 1500 quả đạn trước 6 giờ sáng mai.

Eckell phụ trách tiếp tế. Đây là một chàng trai có tính phớt đời và hay càu nhàu, không bao giờ nhận nhiệm vụ mà không kêu ca :

-   Có lẽ, tốt hơn là gửi thông điệp xin Việt Minh ..

Singland nhún vai. Ông nhẫn nại chờ. Ông biết, binh nhất Eckell sẽ tìm được 1500 quả đạn cối vào đúng giờ đã ấn định. Eckell làu bàu bước ra khỏi hầm. Đi theo sau là Trọng, một nông dân có tuổi ở vùng châu thổ sông Hông, nhuộm răng đen bị bắt trong một trận càn quét, trở thành dân phu, một tù binh tạm thời và không chính thức.

-   Báo cáo trung úy ! Đã đến giờ rồi.

Singland nhỏm dậy. Ông có cảm giác mới chợp mắt được một giây. Thế mà đã 3 giờ sáng rồi. Ông càu nhàu, vươn vai, nắm lấy tay người lính cần vụ Flohr đón cốc cà phê sữa nóng.

-   Cậu đã có tin tức gì của Eckell chưa ?

Có tiếng người lính lê dương nói :

-   Có ! Đã kiếm được 2400 quả đạn cho các khẩu cối.
-   Rất tốt.

Eckell trả lời với một vẻ khiêm tốn :

- Ồ ! Tôi có làm được gì đâu. Đó là công của thượng sĩ Robert, chỉ huy trung đội phòng vệ của Langlais, chính ông ta mới là người làm được phần lớn công việc này. Ông đã dùng một chiếc xe tải chạy khắp Điện Biên Phủ để thu gom mang về số hàng này.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #36 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 04:17:02 pm »

NHỮNG KHẨU SÚNG CAO XẠ
28 tháng 3 năm 1954

Bốn giờ sáng, trời tối đen. Tất cả đều lặng lẽ. Không một tiếng động. Không một tiếng súng. Không một tiếng pháo. Đây là thời khắc nghỉ ngơi tuyệt đối trên toàn bộ cánh đồng, một sự im ắng trước lúc bình minh của ngày chủ nhật. Các sĩ quan tranh thủ thời gian vài phút tới dự lễ cầu kinh của linh mục Heinrich dành cho những người sắp ra trận. Họ lẩm nhẩm cầu kinh “ Loetatus sum in his, quoe dicta sunt mihi : in domum Domini ibimus ..” có nghĩa là “ Tôi rất vui khi được nghe những lời ca : chúng ta cùng đi vào nhà Chúa”.

Đức cha Heinrich cầu xin phù hộ cho những người, có lẽ tối nay đi gặp đức Chúa Trời.

Điện Biên Phủ lặng im, nhưng từ khắp mọi nơi đang có những đoàn quân người dài, đội mũ sắt, đi về phương Bắc như hàng ngàn nhánh của con sông. Dẫn đầu là tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 xuất phát từ Eliane 4 ở bờ trái sông Nậm Rốm. Rồi đến tiểu đoàn dù xung kích số 8 tập trung tại điểm tựa trung tâm ngay bên cạnh hầm chỉ huy của De Castries cạnh một cây to bị chặt hết cành, nom như một người lính canh đã chết đứng.

Cuối cùng là các đại đội lính dù lê dương do Guiraud chỉ huy xuất phát từ Claudine ở phía Tây và Junon ở phía Đông Nam.

Có một lúc, tại đường ngoặt chữ tri trước lối vào đường băng sân bay, cuộc hành quân đã vấp phải một chốt ngăn chặn ngay trên đường cái đi Lai Châi. Bộ phận dẫn đường của thiếu tá Clémenson thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 2 đã nhanh chóng giải quyết. Những người lính dù lê dương biết rõ từng ngọn cỏ trong khu vực quen thuộc của họ và đã dẫn các tiểu đoàn tới được các vị trí xuất phát mà không phải nổ súng.

Mới đầu, tiểu đoàn dù xung kích số 8 đi dọc theo đường Pavie, anh lính lê dương dẫn đường đi đến một con sông tới Bản Cang Nha, một làng cũ của người Thái mà binh lính đã phá những cột gỗ, khung gỗ của các nhà sàn để xây dựng cứ điểm Huguette 7 ở cách đó gần hai kilômét về phía Bắc.

Về phần mình, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 mới đầu đi về phía điểm tựa Francoise 6 vừa đóng giữ. Sau đó được anh lính lê dương Kellner dẫn đường, hai đại đội đi đầu do trung úy Le Page và trung úy Le Boudec chỉ huy, luồn vào một thung lũng rậm rạp, lầy lội , có con suối nhỏ chảy qua. Mọi người tiến bước rất nhẹ, ngay cả tiếng điện đài quen thuộc cũng không  nghe rõ, Bigeard đã ra lệnh phải giữ tuyệt đối im lặng. Giờ khai hỏa là 5 giờ 30 phút, cũng là lúc phải hoàn thành chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công.

Đại úy Thomas đi ở khúc giữa các đại đội. Đây là lần đầu tiên, ông chịu trách nhiệm cá nhân về tiểu đoàn dù số 6, còn Bigeard là tiểu đoàn trưởng thì buộc phải trao tiểu đoàn này cho Thomas chỉ huy để nắm quyền điều khiển toàn bộ cuộc hành quân. Những người khác có thể e ngại hoặc mặc cảm vì là người theo đuôi Bigeard. Nhưng Thomas thì không thế. Là người mới đến tiểu đoàn, nhưng Thomas đã đến trong khung cảnh rầm rộ. Trước khi nhảy xuống Điện Biên Phủ, 6 giờ tối hôm trước ông còn đánh cược đi chơi tối ở phố Paul Bert ( Nay là phố Tràng Tiền) trục lộ chính của Hà Nội, mà là cởi truồng đi dạo.

Ông đã giữ lời hứa, cứ đi không quần không áo trước cặp mắt bực bội của đám chức sắc quan liêu đang ngồi ăn uống trên vỉa hè nàh hàng Taverne Royale sau khi kết thúc một ngày làm việc. Một chiếc xe Jeep bất ngờ xuất hiện trước ngã tư do trung úy Datin cầm lái. Cuối cùng, trung úy đã thuyết phục được đại úy Thomas lên xe giữa lúc hành động này của Thomas đang gây ra một “xì căng đan”, một sự xôn xao bàn tán lớn. Đại úy Thomas đã lập tức chinh phục được các trung úy trẻ tuổi và ông trở thành người dẫn đầu.

Sáng nay, ông dẫn đầu họ đi chiến đấu. Ông tin ở họ. Số đông bọn họ có khả năng tác chiến không cần đến chỉ huy, họ thông thạo địa hình, hiểu rõ hảo lực và hoàn toàn có thể lập được chiến công. Thêm một chiến công nữa.

Trung úy Singland nhìn đồng hồ. 5 giờ 30 phút.

-   Donovan, bật đài !

Donovan, anh chàng người xứ Ireland này vừa mới được cử làm tổ trưởng thông tin liên lạc cơ quan chỉ huy với cấp bậc hạ sĩ, từ từ vặn các núm đài C9 và theo dõi kim chỉ trên màn hình. Bộ mặt dài ngoằng của hạ sĩ vừa mọc thêm một bộ ria mép, cặp mắt soi mói và nụ cười châm biếm luôn xuất hiện ở rìa môi bằng những cái nhếch mép. Donovan báo cáo đơn giản :

-   Đã liên lạc với các tiểu đoàn.

Nhưng không thu được tín hiệu gì. Điện đài vẫn im lặng.

-   Có chắc không ?
-   Chắc. Nhưng có lẽ mở máy sớm quá.

Đúng thật. Vừa nói xong thì có tín hiệu. Rồi vang lên tiếng nói dễ nhận của Bigeard, thường kéo dài những từ ngữ cuối :

-   Bruno đây. Bắt liên lạc. Nếu đã bố trí xong lần lượt trả lời. Pierrot đâu ?

Một giây im lặng. Rồi có hai tín hiệu rẩt rõ. Tourret báo cáo đã tới vị trí xuất phát tiến công mà không bị phát hiện. Bigeard lại hỏi :

-   Thomas đâu ?

Thomas báo cáo đã sẵn sàng, tiếp theo là Guiraud, lấy bí danh là Maurice. Cuối cùng Clémenson cho biết đơn vị của ông cũng đã yên vị ở khoảng giữa Huguette 1 và Huguette 4.

Vẫn còn 30 phút nữa mới đến giờ tiến công. Qua kênh điện thoại nội bộ, trung úy Singland phát lệnh báo động cho tám khẩu cối. Lính pháo đã vào vị trí, nòng súng hướng về phía Tây Bắc, các quả đạn đã lắp kíp, sẵn sàng.

Phía đông, mặt trời mọc đang nhuộm màu hông. Hôm nay sẽ đẹp trời.

-   Mấy giờ rồi ?
-   Báo cáo chuẩn úy, 6 giờ kém một phút.

Chuẩn úy Herraud kiểm tra một lần nữa trung đội của mình đang dàn hàng. Những lính dù nhìn anh, nháy mắt biểu lộ sự lạc quan. Từ ngày 16 tháng 3 là lúc nhảy xuống Điện Biên Phủ, đây là lần đầu tiên ông trời tỏ ra độ lượng, đáng yêu. Ánh mặt trời nhuộm màu vàng chói các đỉnh núi phía Đông. Nhiều người lính nằm sát đất, mũi chúi vào đám cỏ dại có điểm những bông hoa màu trắng. Họ có cảm giác kỳ lạ như dân thành thị đi dạo trong thiên nhiên. Từ hai tuần nay, họ không ngừng sống, ngủ, và chiến đấu trong đám bùn nhầy nhụa đọng tại các hố hào ở cứ điểm Eliane 4. Đến bây giờ, họ đột nhiên phát hiện có cuộc sống đang hiển hiện, trái đất không phải chỉ là một chất trơ lỳ, lạnh lẽo, dính nhớp và im lặng như chết. Trái đất vẫn có khả năng điểm trang, hiền dịu, êm ái ..

-   Chú ý ! – Herraud thốt lên đồng thời sửa lại mũ sắt úp trên trán.

Đợt im ắng đã kết thúc. Nó đã bị phá tan bởi những tiếng pháo đầu nòng được phát ra từ khoảng cách vài trăm mét ở phía Đông. Đúng 6 giờ sáng, những cánh tay của ba mươi sáu khẩu đội trưởng cùng đồng loạt kéo cần cơ bẩm. Ba mươi sáu quả đạn thuộc đủ mọi cỡ xé không khí xoáy tít lên cao rồi rơi xuống đất.

Lính dù trung đôi Herraud rụt cổ xuống. Lính trong trung đội Le Vigouroux bên cạnh cũng bắt chước. Các đồng đội của họ thuộc đại đội 3 và cả những quân bạn thuộc tiểu đoàn 8 xung kích cách đó một kilômét về phía Bắc cũng làm như vậy. Tất cả mọi người đều chờ đợi đạn rơi như giã giò vào các vị trí địch, chưa ai dám thò mũi lên.

Các quả đạn pháo bay qua chỗ lính dù, chuyển những tiếng rít thành những tiếng hú ào ào rồi phát nổ cách đó 300 mét về phía trước. Đối với những người đang nằm dài ẩn nấp bên bờ ruộng, bờ suối , trên bãi cát ẩm ướt, trước khi nghe thấy đạn pháo nổ là cả một sự rung chuyển làm đất dưới khuỷu tay và đầu gối chấn động như có đoàn xe lửa ngầm đang chạy. Một sự chấn động trào ngược lên đến tận bụng đang áp sát mặt đất.

Vòm trời lại tràn ngập những tiếng động của đợt pháo cối thứ hai, trong khi những luồng khói đen kèm theo bụi đất đang bốc thẳng lên cao ở những nơi đã bị bắn, những cây to bao phủ một màu đen sạm của tro than.

Cảnh thanh bình mà trước đó ít lâu những binh lính của các trung đội dù được hưởng thì nay bị cơn bão đạn tàn phá xé tan, quét sạch. Ngay tại chỗ họ đang bố trí cũng có những bụi đất và mảnh gỗ rơi xuống. Họ đưa mắt nhìn nhau , mọi nỗi lo sợ đều đã tan biến. Dĩ nhiên trước đó, họ đã từng hoang mang, khó thở và nóng ruột. Sự chờ đợi bao giờ cũng là lúc găng nhất. Bây giờ, khi đã bước vào hành động, họ trở thành những khán giả say sưa, đôi khi quá căng thẳng. Những cảnh họ nhìn thấy vừa khủng khiếp lại vừa kích thích, và nếu họ đã từng nghe nói đến tình trạng “say thuốc súng” thì giờ đây đúng là họ đột nhiên lên cơn say gấp mười , gấp trăm lần. Tiếng nổ của đạn pháo làm mọi người gần như phát điên, hơn cả say rượu. Những đạn pháo, đạn cối rơi như mưa, có thể gọi tiếng rít thường xuyên của sắt thép này là trận mưa đạn ập xuống mặt đất.

Tuy nhiên, họ cũng biết đạn pháo chỉ có hiệu quả tương đối với những người ở dưới hầm sâu. Mặc dù địch phải chịu đựng tất cả, nhưng không giảm sức chiến đấu. Mối quan tâm thật sự, duy nhất của những lính dù hiện nay, tóm gọn trong câu trao đổi với nhau :

-   Miễn là ta đến kịp thời.

Kịp thời, nghĩa là chộp được những khẩu súng phòng không của Việt Minh trước khi kịp hạ thấp nòng để bắn thẳng vào đám lính dù đang xông tới. Kịp thời, nghĩa là trước khi địch có thể tới cứu viện cho lính cao xạ đang bị lính dù tiến công. Kịp thời để phá hủy các ụ súng và hầm hào của địch trước khi trời tối.

Trận bắn pháo vẫn tiếp tục, chỉ hơi chuyển làn về phía Đông một chút, khiến cho mục tiêu tạm thời bị khói và bụi che khuất.

6 giờ 30 phút :

-   Pierrot đâu ? Thomas đâu ? Bruno gọi đây. Đến lượt các anh, tất cả mọi đơn vị , chơi đi !

Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 04:17:37 pm »

Tiếng nói của Bigeard « Bruno » làm rung chuyển tất cả loa phóng thanh của các trung đội. Mặc dù tiếng nổ của đạn pháo đang bao trùm tất cả các trung đội mũi nhọn, tiếng nói của Bigeard vẫn vang lên, điềm tĩnh , cổ vũ. Từng trung đội một lần lượt vận động ra khoảng trống, ngoài các bờ bụi, hố rãnh, cúi khom lưng, vượt từ hàng rào này qua hàng rào khác. Những trinh sát viên vọt lên đầu hàng quân, súng sẵn sàng, cầm ngang người, theo bàn tay chỉ đường của tiểu đội trưởng tiến lên phía trước hoặc dừng lại khi bị lẻ loi, cách xa phía sau. Dường như có một thứ máy móc cơ khí được bôi trơn bằng dầu đang đẩy tấm thảm chiến binh lên phía trước.

Trước mắt họ là một bờ đất kéo dài có những cây hoang dại, nhiều chỗ cao tới hai mét, cùng những hàng rào cây nhỏ hoặc hàng rào tre quấn mây, song, rất dày và chắc. Ngay phía sau những lớp rào này là một làng cũ hoang tàn mang tên bản Ong Pet. Trên thực tế, các khẩu súng cao xạ địch không chỉ tập trung ở giữa hai làng nhỏ đã được ấn định là mục tiêu đánh chiếm của lính dù, mà còn triển khai tại nhiều xóm nhỏ mà trên bản đồ chỉ có thể đánh dấu bằng một điểm. Đó là các bản nhỏ mang tên Bản Hom Lếch, Bản Nọng Hin. 120 lính dù phải dàn ra trên một trận tuyến dài gần 2 kilômét.

Từng phút một, các đại đội trưởng báo cáo tình hình với Bigeard bằng những câu ngắn gọn để tránh làm nhiễu các điện đài. Le Page nói :

-   Đã nhìn thấy mục tiêu. Đơn vị đầu đã tới rìa phía Tây Nam bản Ong Pet, đang tiếp cận địch một cách khó khăn.

Bigeard liếc nhìn trời. Máy bay không tới như đã hẹn. Một bức điện gửi từ Cát Bi là nơi xuất phát của không quân, cho biết sân bay bị sương mù dày đặc không cất cánh được. Phải hơn một giờ nữa máy bay mới tới.

Sự cố này không cản trở cuộc hành quân. Lính dù xông lên. Không thể ngăn họ được, ngay cả những khó khăn đang trở thành hiện thực. Đúng như đã phán đoán trước, Việt Minh không đợi lâu mới phản ứng. Các pháo thủ địch không nhìn trời nữa mà chĩa thẳng nòng súng về hướng Đông, nơi lính dù đang vượt qua lớp khói đạn xông tới. Đó là trung đội Herraud. Đi đầu là tiểu đội của trung sĩ Rinasson. Tiểu đội  này nhảy ào vào một chiến hào gần nhất. Bộ đội Việt Minh dưới hào hoàn toàn bị bất ngờ. Nhưng trọng liên địch đã nổ súng bắn tới. Bộ phận còn lại của trung đội tiếp tục xông lên, vượt qua tiểu đội Rinasson đã bị thương vong một số. Tiểu liên nổ ran. Lựu đạn ném tới tấp.

Ở phía trái, trung úy Le Vigouroux đã bám chân được vào những hầm hàm ếch đầu tiên của địch. Những lính trinh sát ném lựu đạn chiến đấu rất tốt, đặc biệt là Berthumyrie, một người dân xứ Basque miền Nam nước Pháp. Le Vigouroux báo cáo qua điện đài :

-   Đã tới được mục tiêu.

Ông hài lòng và cũng tự hào về những binh lính của mình. Ông vừa mới chứng minh một cách rạng rỡ là, trong cuộc chiến đấu giáp lá cà chỉ độc lực có con người và người lính, lính dù có thể chơi lại địch đông tới gấp năm lần.

Chợt có một tiếng súng nổ. Chỉ một tiếng thôi. Một tiếng súng không nghĩa lý gì trong hàng loạt tiếng nổ chung quanh. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt này, đây lại là một phát đạn oan nghiệt vì Le Vigouroux đã ngã vật xuống đất. Ông đã bị một viên đạn giữa trán, trong khi trên môi đang còn nụ cười đắc thắng.

Đã tới mục tiêu. Nhưng trong lúc này lính dù lại phải đối phó với quân Việt Minh đang trấn tĩnh lại, đang tập hợp lại, và đang đe dọa chia cắt đơn vị lính dù tiến quá sâu, cắt đứt họ với phía sau. Phần tế nhị nhất của cuộc hành quân bắt đầu từ đây.

Việt Minh đã nhận thức đúng. Họ tận dụng những chỗ được che phủ để tiến đánh phía sau lính dù. Le Page nhanh chóng phát hiện được điều đó, vội yêu cầu đại úy Thomas cho viện binh tới, trong khi trung úy Allaire chỉ huy tất cả lực lượng cối 81 của các đơn vị tham chiến bắn mạnh vào các đường tiến của địch.

Đến lượt đại đội 4 thuộc tiểu đoàn 6 tiến lên phía trước. Dẫn đầu là trung úy De Wilde, một Francis « quý tộc » như mọi người thường gọi. Một bộ mặt tròn đáng yêu, một cặp mắt trong trắng ngây thơ của chàng trai mới lớn, một giọng nói dịu dàng ; người em út trong số đại đội trưởng của tiểu đoàn Bigeard. Anh nắm trong tay 100 lính dù trẻ tuổi người xứ Bắc Kỳ vừa mới tốt nghiệp trường huấn luyện nhảy dù cấp cơ sở chỉ vài tuần, một khóa đào tạo lính dù có khả năng chiến đấu được ngay.

De Wilde đi cùng với ban chỉ huy đại đội, theo sau là bốn trung đội trực thuộc. Anh cũng là người đầu tiên đến vị trí ngang với đại đội Le Page, được nghe Le Page giải thích :

-   Cậu xem đấy ! Phải chặn ngay cái chiến hào phía tay phải chúng mình. Đó chính là nơi Việt Minh thâm nhập.

De Wilde đồng ý. Anh dùng cùi tay nhô người lên, giơ tay phải ra hiệu cho các trung đội tiến. Chợt anh nhăn mạt, rụt tay lại. Một viên đạn trọng liên 13,2 đã xé nát bàn tay vừa giơ cao.

Đại đội phó Jacobs nói :

-   Tội nghiệp cho Francis. Tớ vẫn mong được thay cậu chỉ huy đại đội. Nhưng không phải trong tình huống nỳa.

Jacobs cố tình pha trò. Đó là món quà duy nhất anh có thể trao tặng đại đội trưởng.

Đại đội 4 đã chiếm lĩnh vị trí. Những người bị thương đã được di tản. Bây giờ Le Page có thể tiến hành phản kích. Mục đích là hất Việt Minh ra khỏi các vị trí của họ để có thể rút quân về trong những điều kiện tốt nhất.

Cách đó 100 mét là đại đội 2 của Trapp. Tourret cùng với tiểu đoàn 6 cũng đã tới mục tiêu cần phá hủy, các hầm hố, súng phòng không và tiêu diệt các trung đội bảo vệ cao xạ của Việt Minh. Trapp hỏi :

-   Mấy giờ rồi ?
-   Mười một giờ.
-   Đã đến buổi trưa rồi à ?

Các lính dù đã chiến đấu năm tiếng đồng hồ. Đến lúc này, họ nghĩ rằng đã hoàn thành  nhiệm vụ, khóa mõm được các khẩu cao xạ Việt Minh ở phía Tây cánh đồng Mường Thanh.

Nhưng, có một điều gì đó rất khó hiểu. Đột nhiên, một sự im lặng bao trùm chiến trường. Không thấy Việt Minh phản ứng. Lính dù chỉ thấy trước mặt là những chiến hào chống rỗng, những hầm hố bỏ không. Đó là một cảnh tượng rất lạ lùng, rất khác thường, tới mức lính dù không thể nào ngờ rằng chỉ cách đây ít phút đã xảy ra trận giao chiến giáp lá cà, nay là một sự im lặng hoàn toàn. Jacobs nói đùa :

-   Có lẽ, một thiên thần đang bay qua.

Một thiên thần ư ? Có lẽ. Trong khoảng thời gian chứng 10 phút, không có gì xảy ra. Lính dù đang di chuyển cũng không muốn phá vỡ đợt hòa bình mong manh đột ngột xuất hiện giữa cơn thịnh nộ không lường. Một cái gì đó vượt lên cả sự kinh hoàng, sự mệt mỏi. Một sự im ắng đến bất chợt, rất tình cờ.

Thiên thần đã ra đi. Bây giờ, từ các  trận tuyến địch, sấm sét của đạn cối lại ập xuống những lính dù đang ngồi trong chiến hào, rồi tan biến trong làn khói, trong bụi đất do hàng ngàn quả đạn, hàng vạn mảnh nổ bốc tung.

Chính Jacobs với số lính còn lại của đại đội bị thiệt hại nặng nhất. Jacobs bị chết ngay từ loạt đạn đầu tiên khi giáp mặt với Việt Minh. Kẻ địch đang tới lúc bị nuốt chửng đã lập tức giáng cho đại đội Le Page đòn tiêu diệt.

Le Page lập tức kêu cứu viện. Thomas trả lời ;

-   Được, tôi sẽ cử đại đội Le Boudec tới ngay.

Le Boudec dẫn quân vượt qua bãi trống nhảy từ hố này sang hố khác dưới làn đạn súng cối khủng khiếp bắn chặn của địch. Ông buộc phải tiến từ từ vì còn phải giảm bớt những ổ chống cự vừa tầm. Bộ đội Việt Minh đã tràn ngập các nhóm nhỏ của đại đội 4 bị tan tác, xé lẻ không có người chỉ huy, như nước dâng dâng lên các đảo nhỏ.

Cuối cùng, sự huyền diệu đã tới. Những chiếc xe tăng Shaffee, do trung úy Préaud từ phía Nam đang đến. Đơn vị xe tăng đóng tại Isabelle đã nhận lệnh báo động ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến. Lính xe tăng lập tức rời điểm tựa, tiến xuống cánh đồng, nòng pháo hướng về phía trước. Họ phải vượt qua 6 kilômét đường trống trải, không có gì yểm trợ, hệt như lính kỵ binh thời xưa. Ba xe tăng phóng thật nhanh, vượt lên các bờ ruộng, húc đổ các hàng rào cây xanh, lao qua các hố, hào , thọc qua một tiểu đoàn địch bố trí ngăn chặn ở nửa đường, nhằm cô lập Isabelle với khu Trung tâm Điện Biên Phủ.

Ba xe tăng Shaffee dưới sự chỉ huy của Préaud đã làm được như vậy. Dẫn đầu là chiếc Ratisbonne, đi chênh chếch hai bên sườn là chiếc Neumach và chiếc Auerstaedt. Tất cả ba chiếc đều bắn bằng tất cả các trọng liên trên xe, gây thiệt hại cho các ụ súng địch đang muốn cản đường.

Họ đã tới kịp để cứu đại đội 4 thuộc tiểu đoàn Bigeard.

Le Page đã hiểu . Ông lợi dụng lúc Việt Minh đang chểnh mảng để tiến lên nhặt xác của trung úy Jacobs.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2008, 09:20:43 am »

DOMINIQUETừ 23 đến 30 tháng 3 năm 1954

-   Trung úy đâu ?

Tiếng nói thều thào. Chuẩn úy Canton chống khuỷu tay nhỏm dậy nhìn vào trung sĩ Ducloux là người vừa gọi. Ducloux chỉ tay vào máy điện thoại PRC.10. Trong ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh, cỗ máy hiện ra lờ mờ. Canton lăn người tới một mô đất, cầm lấy ống nghe. Có tiếng Gaven ;

-   Canton đấy à ? Có thể rút tổ báo động.
-   Canton nghe đây. Rõ !

Từ ngày 15 tháng 3, đêm nào cũng có một trung đội tiểu đoàn dù lính Bảo an số5 luân phiên làm nhiệm vụ cảnh giới trên núi Hói , là một trong hai mỏm đất trọc nằm chếch 130o về phía đỉnh Eliane 2. Do thiếu quân nên không thể chiếm đóng thường xuyên mỏm núi này, vì thế các tiểu đoàn ở Điện Biên Phủ đành phải theo nhau điều động một bộ phận nhẹ, cứ bắt đầu chập tối là lên gác ở đây để dò xét hoạt động của địch, đến rạng sáng mới rút.

Nếu một ngày nào đó, Việt Minh quyết định tiến công Eliane 2 thì việc đầu tiên là địch phải chiếm quả núi trọc mà Pháp đặt tên là núi Hói ( mont Chauve) và mỏm đất thứ hai như cái bướu của con lạc đà, gọi là núi Giả (mont Fictif). Chính Bigeard đã chọn cái tên này để đặt cho điểm tựa giả đặt trên đỉnh núi.

Canton bí mật truyền lệnh rút lui cho Nghiêm, một hạ sĩ quan người Việt, tổ trưởng tổ trinh sát. Nghiêm có khuôn mặt vuông, nhiều nếp nhăn, không bao giờ cười. Canton nói nhỏ :

-   Dẫn toàn tổ rút lui. Dặn tụi lính đừng để lộ ...

Nghiêm gật đầu rồi đi về vị trí cũ. Đây là một vị trí vừa mới thiết lập đêm hôm trước, như một cái bao lơn khống chế khe núi rậm rạp mà đêm nào Việt Minh cũng đào chiếm hào tiếp cận. Thỉnh thoảng lính Bảo an lại ném lựu đạn xuống đó.

Ba phút sau, Nghiêm lặng lẽ quay trở lại. Canton giật nẩy mình vì không nghe thấy tiếng bước chân ;

-   Báo cáo sếp, toàn tổ đã rút.

Canton nhấc ống nói :

-   Tổ báo động đã rút. Tôi cũng rút đây !

Canton là người rút sau cùng. Trước mặt ông là trung sĩ Ducloux đang bò xa dần, bộ máy điện đàm đeo ngang vai. Canton chậm chạp đứng dậy. Ông muốn kiểm tra bằng mắt lần cuối cùng, xem binh lính của mình có để quên vật gì trên trận địa không.

Trung sĩ không nghe thấy tiếng súng nổ. Có thể là một viên đạn lạc chăng ? Trung sĩ chỉ cảm giác như nghe chuẩn úy thốt ra một tiếng thở dài. Lúc quay lại thì thấy chuẩn úy Canton đã nằm vật xuống, một viên đạn găm giữa trán.

Ducloux, sau khi báo cáo với trung úy Gaven, đã đi tới quyết định :

-   Tôi đưa xác ông ấy về.

Chuẩn úy Guy Canton được chôn ở chân cao điểm Eliane 4, nơi đóng quân của tiểu đoàn lính dù Bảo an số 5. Toàn trung đội dưới sự chỉ huy của Canton đứng dàn hai bên huyệt,  bồng súng chào. Một lễ tang đặc biệt trong chiến tranh. Lúc này, pháo Việt Minh cũng đang ngừng bắn. Botella chỉ huy đám lính dù Bảo an có mặt cùng với các sĩ quan đơn vị. Nhiều trung úy thuộc tiểu đoàn 6 của Bigeard là nơi Canton đã từng phục vụ nhiều tháng cũng tới dự.

Tất cả đều trang nghiêm, thầm lặng, nhận thức rõ trách nhiệm vĩnh biệt một đồng đội, cũng là tưởng niệm tất cả những người đã chết, chôn lấp vội vã dưới chiến hào hoặc chôn chung trong một hố do xe ủi đất đào vội.

Datin nhận xét :

-   Canton đã đi một chặng đường dài trước khi tới chết ở đây.

Thật vậy. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Canton đã bị phát xít Đức bắt đi đày biệt xứ lúc mới 17 tuổi. Thật là kỳ lạ, ông bị giam trong trại tập trung Buchenwald nhưng vẫn sống và trở về được sau ngày chiến thắng, từ đó ai cũng nghĩ không gì có thể làm gục ngã một con người như thế.

Allaire nhớ lại :

-   Ngài bộ trưởng cũng rất chú ý tới Canton.

Đúng là khi ngài De Chevigné tới gắn huân chương cho tiểu đoàn Bigeard sau chiến thắng Tú Lệ, ông cũng muốn tặng thưởng Canton một Huân chương nhà binh. Nhưng Canton đã có rồi. Một điều mỉa mai nữa là, Canton là chuẩn úy ngạch thường trực, nhưng do giấy tờ quan liêu, đã không được phong cấp hàm thiếu úy.

Gaven nói :

-   Đây là trung đội trưởng xuất sắc nhất của tôi.

Botella gật đầu hưởng ứng, không trả lời. Canton là sĩ quan thứ hai của Botella tử trận. Chỉ cách đây vài giờ trước khi tới đây dự đám ma Canton, ông đã được tin trung úy Rondeaux bị thương tại Huguette 7, vừa mới chết tại trạm xá phẫu thuật.

Langlais khi tới gặp Botella tại Eliane 4 đã nói ;

-   Tôi biết tiểu đoàn của anh vừa mới trải qua một thử thách. Nhưng tôi vẫn đề nghị anh có thêm một nỗ lực nữa.

Hai người cùng ngồi sát bên nhau trong hầm đào ở dưới sườn điểm tựa. Đó là một thứ hang chuột, chui vào trong đó phải ngồi trên những hòm đạn chứ không đứng thẳng được. Thiếu tá Botella nhìn trung tá Langlais. Trên gương mặt ông có nhiều nếp nhăn kéo dài, dưới làn da mỏng như giấy nhô lên những mố xương, giống như một cái đầu lâu tạc vào gỗ cây ô-liu.

Botella mở nắp chai rượu cuối cùng, mời Langlais nhấp một ngụm. Langlais uống rồi nói :

-   Tôi vừa mới đi kiểm tra các công trình phòng ngự.

Ông nhăn mặt, nói tiếp :

-   Không ra sao cả ...

Cũng như De Castries và toàn ban tham mưu binh đoàn tác chiến Tây Bắc. Langlais là nạn nhân của sự ưa chuộng những nhãn hiệu. Cho tới lúc này, ông vẫn nghĩ rằng những mẩu cờ nhỏ xíu găm trên bản đồ ở điểm tựa, tượng trưng cho các đơn vị đầy đủ đang chôn sâu dưới những chiến hào, nhất là đang bị vây chặt.

Trước việc Việt Minh sắp tiến công đến các cứ điểm phía Đông, một trực giác đột ngột đã thúc đẩy ông làm một việc mà trước đó chưa ai làm. Ông đã tới thị sát tại chỗ, và những gì tận mắt nhìn thấy đã khiến ông hoàn toàn lo sợ.

Botella chăm chú nhìn Langlais. Rõ ràng, Langlais chưa hết bàng hoàng. Ông cần phải nói ra. Đây không phải là chuyện bộc lộ với cấp dưới mà là với một sĩ quan dù như ông :

-   Tôi được báo cáo, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 lính thuộc địa Angiêri đóng giữa Dominique, tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 lính Marroc đóng giữ Eliane. Tôi đã tới đó. Thật là điên rồ ! Không bao giờ bọn lính này có thể chống chọi nghiêm chỉnh được với Việt Minh. Tôi đã yêu cầu Guiraud cho một đại đọi lính dù lê dương tới Eliane 2 trợ lực cho lính Marốc. Bây giờ, tôi yêu cầu anh cho một đại đội tới Dominique 1 thay bọn lính Angiêri. Những đơn vị lính dù này phải có mặt tại vị trí lúc trước 6 giờ.
-   Rõ ! Tôi sẽ chỉ thị cho Martinais. Chỉ có đại đội 4 của Martinas là có quân số đầy đủ. Hơn nữa, đại đội này biết rõ trận địa. Họ vừa mới đóng tại Dominique 6, cái nút cổ chai trên đường 41, cho tới sáng nay.

Langlais đã trở lại bình tĩnh.

-   Cũng là lính thuộc địa cả thôi !
-   Thưa trung tá, tôi biết rõ chúng. Tôi đã từng tham dự chiến dịch ở Bỉ với các đơn vị lính thuộc địa. Chừng nào bọn chúng có đủ số sĩ quan chỉ huy ( Theo quy định có tính nguyên tắc, chỉ huy các đơn vị lính thuộc địa từ trung đội trưởng trở lên, đều là sĩ quan Pháp hoặc quốc tịch Pháp) và các chỉ huy đều có mặt bên cạnh thì chúng là những người lính xuất sắc. Bọn chúng có một triết lý rất đơn giản : thánh Allah bao giờ cũng đi với người chiến thắng. Vì vậy khi người chỉ huy tử trận thì chúng cho rằng thánh Allah đã đi với đối phương. Vậy thì chống lại thánh Allah làm gì ?

Langlais thở dài rồi gượng một nụ cười nhăn nhúm :

-   Tôi nghĩ, tôi đã quát mắng chúng quá lời ...

Tại Dominique 2, trung sĩ Pierre Antonin có vẻ khó chịu. Một sự khó chịu ít thấy đối với một thượng sĩ của tiểu đoàn. Thông thường, vị trí này vẫn do một hạ sĩ thâm niên về tuổi đời cũng như về cấp bậc đảm nhiệm. Nhưng với trung sĩ Antonin mới 20 tuổi đã phải gánh vác nhiệm vụ một thượng sĩ chỉ vì không còn ai hơn.   

Tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 lính bộ binh Angiêri là một đơn vị nghèo, đã lê gót giày trên lãnh thổ Đông Dương từ ba năm nay. Binh lính đều mỏi mệt, bệnh tật, nhớ quê hương. Hơn nữa, trong suốt ba năm ở Đông Dương, họ thật sự không có được bốn ngày nghỉ, trước khi mở cuộc hành quân Mouette và Castor. Những người chỉ huy đều thiếu hụt, tán loạn, một nửa số chỉ huy phải nằm bệnh viện vì sốt rét, kiết lỵ hoặc vì những vết thương. Ở Điện Biên Phủ thật sự chỉ còn một chục sĩ quan, kể cả trung úy bác sĩ Fayolle và khoảng chưa đầt hai chục hạ sĩ quan là thật sự khỏe mạnh. Còn thượng sĩ cuối cùng thì hiện đang ở Hà Nội, ở hậu phương ..

Chính vì vậy mà Antonin đã được nâng lên cấp thượng sĩ. Cũng do đó Antonin đã phản ứng trước sự quát mắng của trung tá Langlais lúc nãy.

Thật ra Langlais chỉ quát mắng một người có cấp bậc mà ông gặp khi đi kiểm tra. Đại úy Garandeau chỉ huy tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 Angiêri đang bị ốm và mặc dù ông từ chối lui về phía sau, ông vẫn không có khả năng hoạt động.

Mà ông còn làm gì được nữa ? Tiểu đoàn của ông đã bị xé lẻ từng mảng để đóng giữ các điểm tựa trong cụm cứ điểm được đặt tên là Dominique. Đại đội 11 của trung úy Chataigner chôn chân ở Dominique 1 bên kia đường 41, cùng với một đại đội súng cối của trung đoàn bộ binh lê dương số 2. Từ ngày 14 tháng 3 sau khi Beatrice bi Việt Minh chiếm, Dominique 1 trở thành tiền đồn ở tuyến phòng ngự thứ nhất. Để chống lại một cuộc tiến công mới của địch, Chataigner chỉ có khoảng 80 lính bộ binh chỉ huy bởi các trung sĩ tầm thường.

Đại đội thứ hai là đại đội số 12 của trung úy Filaudeau từ hồi đầu tháng 3 tới nay vẫn đang chôn chân ở hữu ngạn sông Nậm Rốm, cách đại đội 11 khoảng 400 mets. Trung úy Filaudeau có nhiệm vụ ngăn chặn địch từ phía Bắc và phía Đông thâm nhập vào đường băng sân bay. Ông cũng có nhiệm vụ bảo vệ một cụm pháo vừa mới bố trí ở đây vài ngày theo lệnh của trung úy Brunebroucke. Filandeau chỉ có một thuận lợi hơn các đơn vị khác là quân số khá đầy đủ và được chỉ huy rất sang trọng, bởi phó đại đội trưởng là Alix cũng là trung úy.

Ngược lại, để trấn giữ Dominique 2 là vị trí chính khống chế toàn bộ trung tâm Điện Biên Phủ ở điểm cao 80 mét, Garandeau chỉ có hai đại đội nhỏ gồm lính trinh sát. Đó là đại đội 9 thiếu quân số, do Lentsch, một thiếu úy ngạch dự bị chỉ huy, và đại đội 10 của trung úy Marie.

Cả hai đại đội này cùng hướng về phía đông. Phần còn lại được « trấn giữ » bởi một đại đội lính không chính quy, gọi là lính bổ sung, mà không ai biết do một sự tính toán sai lầm kỳ cục nào đã được máy bay đưa lên Điện Biên Phủ. Không có đại đội trưởng cũng không có những chỉ huy cấp dưới, đại đội này gồm toàn những thanh niên công giáo mới 17 tuổi, do giám mục Lê Hữu Từ tuyển mộ ở Phát Diệm.

Có lẽ đám thanh niên mới lớn này đã bị cưỡng bức đi lính, họp thành một đơn vị đại diện cho lớp công giáo ở đồng bằng miền Nam xứ Bắc Kỳ . Dù sao, họ cũng đã cạo trọc đầu theo kiểu các tu sĩ dòng Thánh Francois. Phần còn lại, chẳng có chút gì tiêu biểu cho tư thế nhà binh. Bởi vì, họ chỉ được trang bị loại súng trường cũ kỹ « 303 » của Anh, loại súng mà ngay đến Việt Minh cũng đã loại bỏ.

Trung sĩ Pierre Antonin đã chịu đựng những lời trách mắng của trung tá Langlais, phẫn nộ vì Dominique không tương xứng với tư tưởng phòng ngự.

Trung sĩ Antonin biện bạch :

-   Trong lực lượng viễn chinh Pháp, chúng tôi bị coi như những con nhà nghèo. Lính của chúng tôi quần áo cũ rách, vũ khí đã tới mức phải cải thiện. Mỗi lô cốt của chúng tôi chỉ có một khẩu trọng liên, mà lại là súng máy kiểu Reibel, một vật đáng xếp vào nhà bảo tàng. Chúng tôi chỉ có một máy lắp đạn dùng chung cho hai khẩu súng máy.

Một thông báo tốt lành duy nhất do trung tá Langlais truyền đạt là đại đội 11 của Chataigner sẽ chuyển tới Dominique 2 :

-   Nói với Chataigner chuẩn bị sẵn sàng chuyển quân vào 5 giờ chiều.

Nếu lệnh này mang lại đôi chút nhẹ nhõm cho đại úy Garandeau, được đảm bảo vì có thể dựa vào một số quân ít khốn khổ hơn, thì điều này càng tăng thêm những khó khăn cho Antonin. Chưa có gì được chuẩn bị để tiếp nhận thêm một đại đội nữa tới đóng tại cứ điểm. Không có chiến hào, không có hầm hố, không có lô cốt, ngoài những công sự và đã có người đóng giữ.

Thiếu úy Lentsch nói :

-   Đóng xen kẽ, chật chội với nhau vậy.

17 giờ đúng. Qua ống nhòm, trung sĩ Antonin quan sát đại đội 9 từ Dominique 1 ở cách đó 300 mét về phía Bắc, đang chuẩn bị chuyển quân. Lính chiến xếp hàng trong chiến hào . Các trọng liên đã chuyển ra khỏi lô cốt. Chataigner đã sắp xếp không bỏ lỡ một thời gian nhỏ nhất. Việc thay quân là rất phức tạp, nhất là ở tuyến đầu. Cần phải tránh tập trung quân để các trinh sát của địch phát hiện, gọi pháo bắn.

Cũng cần phải dọn quang các vị trí chiến đấu để quân bạn tới thay thế chiếm lĩnh được ngay trận địa phòng ngự, súng máy sẵn sàng nhả đạn từ các ụ súng.

Antonin chuyển tầm nhìn của ống nhòm. Anh quan sát thấy đại đội của lính dù Bảo an đang đi ngoằn ngoèo theo đường chữ chi xuống cao điểm Dominique 1.

Vài phút nữa việc thay quân sẽ xong.


Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2008, 09:21:20 am »

Một tiếng pháo nổ làm Antonin nghẹn thở. Anh bị vùi lấp nửa người, phủ đầy đất đá và sỏi, hai tai ù đặc. Anh nhìn lờ mờ thấy những bóng người đi qua phía trước, trong đám sương mù màu hồng nhạt. Anh thấy những cái miệng mở to, những lời nói không vọng tới tai anh. Anh có cảm giác kỳ cục và khó chọi, như đang xem một cuốn phim kích động bỗng bị cắt đứt tiếng nói. Nền đất như nẩy lên không ngừng và trên bờ dốc từ sườn núi tới những khe rãng rậm rạp trên thung lũng chạy dài về phía Đông, những quả mìn cá nhân do công binh chôn giấu để ngăn chặn cuộc tiến công của địch, nổ loạn xạ do chấn động. Hàng rào dây kẽm gai bị cắt đứt từng đoạn, cuốn thành hình chôn ốc bay lên rồi lại rơi xuống, làm cho cảnh vật trước đó của trật tự vụt chuyển thành quang cảnh đầy tai họa của một trận địa mơ hồ. Chỉ vài giây đồng hồ sau trận bắn pháo chuẩn bị tiến công của địch, vành đai phòng ngự của Dominique 2 đã bị xóa bỏ.

Dần dà, những tiếng động trở lại với quy mô bình thường. Những tiếng rít nối tiếp nhau đi trước những tiếng nổ. Trong bầu trời hỗn loạn, những tiếng gầm rú này có vẻ như một đoàn xe lửa khổng lồ tiến vào vòm nhà ga. Tiếng vang bị bão hòa.

Cảnh tượng thật khó tả.

Trung sĩ Antonin cố thoát ra khỏi cái hố mà mỗi quả đạn pháo lại vùi anh sâu thêm một chút. Anh chạy vội đến hầm chỉ huy tiểu đoàn để nhận lệnh của đại úy tiểu đoàn trưởng Garandeau hoặc đại úy tiểu đoàn phó Cizeau. Anh thấy hai sĩ quan này đang vật lôn với bộ máy điện thoại bị nhiễu. Khắp mọi nơi, vang lên những tiếng kêu cứu. Một giọng nói the thé gần như hoảng loạn :

-   Eliane 1 đang bị pháo bắn dữ dội.

Một tiếng nói khác chen vào :

-   Eliane 2 đang bị một trận bắn kinh khủng ..
-   Alô ! Dominique 2 đâu ? Dominique 1 đây ! Lính trong cứ điểm đã nhìn thấy quân bạn tới thay thế. Họ bắt đầu rút đây.

Garandeau gào lên :

-   Lạy Chúa tôi ! Đây không phải lúc rút quân ! Tôi hủy bỏ lệnh rút. Hãy giữ vững ! Lính dù không tới thay nữa ! Nhưng quân cứu viện sẽ tới.

Antonin bước ra khỏi chiến hào. Cảnh tượng trước mắt thật là khủng khiếp. Tất cả những quả đồi phía Đông đều làm mồi cho sự phẫn nộ của sắt thép. Các mỏm đồi biến mất trong đám khói bụi. Gần đó là Dominique 1, lính dù trên những sườn đồi bị đắm chìm trong lửa và khói, phơi mình ra chỗ trống, đang hối hả tìm nơi ẩn nấp.

Pháo Việt Minh tiếp tục công việc tàn phá suốt nửa giờ. Tại Dominique 2, những tiếng nổ của đạn pháo dựng lên một bức tường đất đỏ sẫm liên tục thay nhau nổi lên. Lính bộ binh ngồi trong hố lấy cánh tay ôm đầu, chịu đựng cảnh bắn phá, không dám động đậy. Những binh lính khác, bất chợt bị pháo bắn giữa lúc đang lao động hằng ngày ngoài trời vội chui vào lô cốt. Nhiều người không có mũ sắt. Rất ít người có vũ khí trong tay.

Nguy hiểm hơn nữa, bọn lính không chính quy gọi là thân binh đóng ở sườn phía Tây cứ điểm bắt đầu tuồn ra khỏi vị trí, bò lết trên mặt đất, rời bỏ mỏm đồi điểm tựa.

Tại Dominique 1, mọi việc xảy ra còn nhanh hơn nữa. Khi tiếng pháo địch vừa ngừng, lính dù lập tức tập hợp, rồi leo lên sườn đồi, chỉ vài mét nữa là tới đỉnh, có những chiến hào của lính bộ binh Angiêri. Nhưng khi sắp tới nơi, họ nhìn thấy lính Angiêri đang bị Việt Minh tiến đánh, phải rời bỏ vị trí chiến đấu. Việt Minh đã tiến quân ăn khớp với pháo bắn, và khi pháo ngừng bắn thì cũng là lúc vừa tới cự ly xung phong. Những trung đội đi đầu của Việt Minh xuất hiện ngay trước mũi lính phòng ngự đúng lúc họ vừa ra khỏi cơn khiếp sợ vì pháo bắn.

Cảnh tháo chạy diễn ra ngay tức khắc. Một đại đội khốn khổ chỉ có 80 binh lính còn có thể làm gì khác được trước một trung đoàn đang sát cánh tiến lên đỉnh núi ? Thế là lính Angiêri bỏ chạy và vấp luôn phải lính dù Bảo an tới thay thế.

Đại úy Martinas lập tức có hành động kịp thời. Ông lệnh cho các trung đội trinh sát chiếm lĩnh những vị trí lính Angiêri vừa bỏ, và dùng súng máy bắn vào bọn lính đang tháo chạy. Bị kẹt giữa hai làn đạn, lính Angiêri chững lại, do dự. Một số quay trở lại phía sau, một số khác liều chạy thục mạng trên những sườn dốc. Một số chạy thoát. Bọn đào ngũ này chui rúc hai bên bờ sông, họp thành những hạt nhân đầu tiên của cái gọi là “những con chuột ở bờ sông Nậm Rốm”.

Martinas đã nắm được tình hình trong tay. Ngoài đại đội của mình, ông có thêm khoảng ba chục lính bộ binh Angiêri và khoảng bốn chục lính lê dương của trung úy Poirier chỉ huy đại đội súng cối hỗn hợp số 2 của binh đoàn lê dương (gồm các khẩu 120 và 81). Số lính này đã để lại súng cối để chiến đấu giáp lá cà, tại mặt Bắc Dominique.

Nếu tại Dominique 2, lính Angiêri định dựa vào các bãi mìn và những lớp rào kẽm gai để ngăn chặn địch, tạo điều kiện cho việc tổ chức phòng ngự, thì rõ ràng họ đã thất vọng. Trận bắn pháo chuẩn bị đã diễn ra với cường độ mạnh và dày đặc, phá hủy tất cả các vật cản khiến cho Việt Minh không cần phải mang theo thang, ván để vượt các sườn đồi. Không có gì có thể ngăn chặn được bước tiến của địch.

Không có gì, nghĩa là không tính đến những ụ súng trọng liên của đại đội 9 do thiếu úy Lentsch chỉ huy. Chỉ tại đây, những trung đội tiến công của Việt Minh mới chịu dừng lại để tiến hành theo cách đã làm ở Beatrice và Gabrielle, nghĩa là tìm chỗ yếu để tạo cửa mở thọc sâu đánh quặt vào lực lượng phòng thủ.

Khi pháo vừa mới ngừng bắn, trung sĩ Antonin lập tức chạy vào hầm chỉ huy để điều khiển các vũ khí nặng của tiểu đoàn. Ông chỉ thấy có một người trong hầm là trung sĩ Chalamont, một người lai Âu, 18 tuổi, vừa mới qua một khóa đào tạo cán bộ chỉ huy.

-   Những đứa khác đâu ?
-   Chúng nó chuồn hết rồi !

Thế là, hai trung sĩ mỗi người một khẩu trọng liên, nổ súng bắn thẳng vào bộ đội Việt đang tiến ở khoảng trống giữa hai đại đội.

Nhưng, Chalamont đột nhiên giơ tay làm hiệu, chỉ về phía sau, nơi Việt Minh từ bên ngoài đang tiến về phía sở chỉ huy.

-   Chúng ở đâu ra thế này ?

Rất dễ đoán biết. Việt Minh đã men theo sườn phía Nam Dominique 2 thâm nhập vào điểm tựa qua những vị trí mà bọn thân binh Phát Diệm vừa bỏ chạy. Lính phòng ngự ỏ Dominique 2 bị kẹt giữa hai gọng kìm, không còn lối thoát, chỉ có vài người lính chạy được từ mặt Bắc cứ điểm, leo xuống chân đồi, tới đường cái rồi hòa  mình trong đám hoang tàn của Dominique 1.

Với những người khác, trận đánh thế là đã kết thúc. Họ đặt súng xuống bờ chiến hào, ngồi thụp trong hố, tay ôm lấy đầu.

Chỗ này chỗ khác chỉ có vài tiểu đội còn chiến đấu lẻ tẻ cho tới khi bắn hết đạn. Nhưng đến nửa đêm thì hoàn toàn chấm dứt. Bộ đội Việt Minh bắt đầu tập hợp tù binh trên sườn đồi phía Đông Dominique, tách các sĩ quan ra khỏi binh lính, đưa những người này ra đường cái trước tiên. Vỡ tổ chức, mất tinh thần , đám lính tập hợp lại như đàn gia súc hoảng hốt, trên bãi đất vài mét vuông, giữa hai lớp rào dây kẽm gai. Không ai nói một câu. Thảm họa quá phũ phàng.

Trung sĩ Antonin vẫn còn bàng hoàng, nói thầm với Chalamont đứng bên cạnh :

-   Cậu xem, tớ đã tưởng tượng mọi việc : chết, bị thương, hoặc là cả chiến thắng nữa. Nhưng chưa bao giờ tớ nghĩ đến cảnh này sẽ xảy ra một ngày nào đó. Bị bắt làm tù binh, đối với tớ thật là sự bêu riếu nhục nhã .. và, hơn nữa còn ..

Chalamont muốn trả lời nhưng không kịp. Trong tiếng ầm ầm như sấm rền, một loạt đạn pháo rơi xuống Dominique 2, đúng giữa đám người đang túm tụm vào nhau trên bờ dốc, không có gì bảo vệ. Lần này, không phải pháo Việt Minh mà là pháo của cụm pháo binh phân khu Trung tâm Điện Biên Phủ bước vào hoạt động.

Rất nhanh, bộ đội Việt Minh nhảy vào các chiến hào không có người, giương súng ngăn dọa các tù binh, không cho ai chạy trốn.

Pháo đã ngừng. Bộ đội Việt Minh lại đi lên khỏi các chiến hào, thúc đẩy đám tù binh đi ra đường cái số 41.

Antonin nói với Chalamont :

-   Cậu cùng đi với tớ !

Anh nhìn bạn rồi nói thêm :

-   Hình như vài lần cậu  tự hỏi mình là người lại, nhưng thuộc về chủng tộc nào ? Rồi cậu sẽ rõ .. Vì cậu sẽ có dịp được chọn lữa giữa châu Âu và châu Á.

Chalamont trả lời :

- Mình đã chọn rồi !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM