Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:15:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm  (Đọc 50724 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2008, 04:00:32 pm »

Điện Biên Phủ - 170 ngày đêm bị vây hãm
Tác giả : EREWAN BERGOT
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
Năm xuất bản : 2003
Số hoá : TraitimdungcamHP

LỜI GIỚI THIỆU

Cho tới nay, nhân dân ta vẫn quen với khái niệm chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm, kể từ khi ta bắt đầu nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm của Pháp vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi toàn bộ các lực lượng Pháp ở đây buông súng đầu hàng.

Tuy nhiên, đối với quân đội viễn chinh Pháp thì Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng kéo dài, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 là khi mới bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh đã lập tức bị bộ đội và nhân dân địa phương đón đánh, tiếp đó là gần nửa năm bị vây hãm, bị tập kích, phục kích mà đỉnh cao là những trận đánh liên tục kéo dài từ ngày 13 tháng 3 đến 7 tháng 5 và hoàn toàn kết thúc vào ngày 8 tháng 5 khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc phân khu phía Nam định tháo chạy sang Lào nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hết, tổng cộng là 170 ngày tất cả.

Chính vì những lẽ đó nên Erwan Bergot, một trung úy có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu đã trải qua gần sáu tháng sống trong cảnh căng thẳng, hãi hùng, khốn đốn tại Điện Biên Phủ, cuối cùng bị bắt làm tù binh rồi được phóng thích, đã viết cuốn sách này và được Nhà xuất bản Presses de la Cité ở Paris, Phap, xuất bản năm 1979 , sau đó được nhiều lần tái bản.

Theo giới thiệu của Nhà xuất bản Presses de la Cité, Erwan Bergot đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tài liệu, gặp gỡ các bạn chiến đấu cũ, ghi lại «  nhiều chứng cứ của những người còn sống sót để dựng lại một bức tranh sinh động và bi thảm trải dài suốt 170 ngày đêm, từ việc xây dựng tập đoàn cứ điểm , tổ chức các vị trí phòng ngự đến các trận đánh, nhưng trước hết là tinh thần, tình cảm của những người lính chiến đấu. Chính họ là những nhân chứng không thể bác bỏ. Họ là những người đứng ở vị trí hàng đâu”.

Để làm phong phú thêm nguồn tư liệu về cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, chúng tôi xin cung cấp thêm một cách nhìn nhận, phản ánh từ phía bên kia chiến tuyến, do chính một cựu binh Pháp viết,

Bản dịch tiến Việt được thể hiện bởi dịch giả Lê Kim, người cũng từng là một chiến sĩ Điện Biên chiến đấu trong sư đoàn 308 năm xưa.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Nhà xuất bản Công an nhân dân
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2021, 07:22:38 am gửi bởi ptlinh » Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2008, 04:15:31 pm »

LỊCH CHIẾN SỰ

1953

12 -11 : Bộ tư lệnh chiến trường Bắc Bộ do tướng Cogny chỉ huy thông qua quyết định mở cuộc hành quân Castor nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Bản kế hoạch hành quân được Tổng tư lệnh Đông Dương Navarre phê chuẩn.

20 – 11 : Cuộc hành quân Castor bắt đầu. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 do Bigeard chỉ huy nhảy dù xuống bãi Natacha, cánh đồng Mường Thanh, phía Tây Bắc Bản Kéo. Tiểu đoàn dù số 2 do Bréchignac chỉ huy thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 nhảy xuống bãi Simone cách Bản Kéo 4 kilômét về phía Nam. Tiểu đoàn dù số 1 do Souquet chỉ huy và ban chỉ huy lực lượng nhảy dù do Fourcade chỉ huy kết thúc cuộc nhảy dù trong ngày.

21 – 11 : Cuộc hành quân Castor tiếp tục với tiểu đoàn dù lê dương số 1 do Guiraud chỉ huy và tiểu đoàn dù thuộc địa số 8 của Tourret cùng với bộ phận hỗ trợ của Molinier.

22 – 11 : Tiểu đoàn dù lính Việt do Leclerc chỉ huy kết thúc cuộc hành quân  Castor. Điện Biên Phủ có 4.560 binh sĩ chiếm đóng.

23 – 11 : Bắt đầu cuộc hành quân Pollux rút khỏi Lai Chua.

8 – 12 : Tiểu đoàn 2 bộ binh lính Thái tới Điện Biên Phủ.

10 - 12 : Các tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 được đưa trở về Hà Nội ( từ 2 -12).

15 – 12 : Thêm một số đại đội lính Thái tới Điện Biên Phủ.

16 – 12 : Tiểu đoàn dù lính Việt số 5 được đưa từ Điện Biên Phủ trở lại Hà Nội bằng máy bay.

Từ 15 đến 20 – 12 : Các tiểu đoàn số 1 và số 3 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 3 và những đơn vị đầu tiên của binh đoàn cơ động số 9 do Gaucher chỉ huy được máy bay đưa lên Điện Biên Phủ.

Từ 23 đến 28 – 12 : Tiến hành cuộc hành quân Regates với tiểu đoàn dù lê dương số 1 và tiểu đoàn dù xung kích số 8 thuộc binh đoàn đổ bộ đường không số 2 tiến công thăm dò từ Sốp Nạo đến Mường Khoa trên lãnh thổ Lào.

29 – 12 : Tiếp tục vận chuyển bằng cầu hàng không lên Điện Biên Phủ : tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 7 và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10 cùng với một đại đội xe tăng Shaffee.

1954

Từ 1 đến 10 – 1 : Cầu hàng không tiếp tục đưa lên Điện Biên Phủ : tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 3 và bộ phận đầu của binh đoàn cơ động số 6 gồm : tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 2 và tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 2.

Từ tháng 1 đến tháng 2 : Hoàn chỉnh việc xây dựng các cụm cứ điểm xếp theo thứ tự A, B, C .. mang tên : Anne Marie , Beatrice , Cladine, Dominique , Eliane, Francoise , Gabrielle , Huguette , Isabella .

Từ 12 đến 16 – 2: Hành quân thăm dò các mỏm đồi phía Đông với sự tham gia của tiểu đoàn dù lê dương số 1, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 3, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh Angiêri số 3, tiểu đoàn lính Thái số 3, tiểu đoàn dù xung kích số 8, tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13.

Từ 10 đến 13 – 3 : Tiến công phòng ngự và phản kích lấp các chiến hào do Việt Minh đào lấn bao vây cụm cứ điểm Beatrice gần bản Him Lam.

13 – 3 : Sư đoàn 312 Việt Minh tiến đánh Beatrice lúc chập tối. Đến 2 giờ sáng, cụm cứ điểm bị thất thủ.

14 – 3 : Hai bên ngừng bắn từ 8 giờ đến 12 giờ để thu nhặt thương binh.

Tiểu đoàn dù lính Việt số 5 nhảy xuống tăng viện cho Điện Biên Phủ.

17 giờ : Sư đoàn 308 Việt Minh tiến đánh Gabrielle.

15 – 3 : Tổ chức phản kích giành lại Gabrielle bằng hai đại đội lính dù lê dương, tiểu đoàn 5 kính dù người Việt và một tiểu đội xe tăng. Đến 8 giờ cuộc phản kích bị chặn lại. Gabrielle coi như hoàn toàn bị thất thủ vào 8 giờ sáng.

16 – 3 : Tiểu đoàn 6 lính dù thuộc địa do Bigeard chỉ huy nhảy xuống tăng viện.

Đầu giờ buổi chiều hai đại đội lính Thái đóng ở Anne Marie 1 và Anne Marie 2 gần Bản Kéo bỏ đồn, đào ngũ.

17 – 3 : Một đại đội thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 cố chiếm lại Anne Marie 1 và Anne Marrie 2 nhưng không đạt kết quả.

18 – 3 : Việt Minh bắn pháo vào các cụm cứ điểm và sân bay. Hai cứ điểm còn lại ở Bản Kéo là Anne Marie 3 và Anne Marie 4 được lệnh sát nhập với cụm cứ điểm bảo vệ sân bay, đổi tên thành Huguette 6 và Huguette 7 . Một đại đội lính dù người Việt do Rondeaux chỉ huy được điều động đóng giữ Huguette 7 thay cho lính Thái đưa về khu Trung tâm.

19 – 3 : Hai máy bay Dkota hạ cánh xuống đường băng sân bay, bị pháo bắn , chỉ một chiếc hoàn thành nhiệm vụ.

20 – 3 : Pháo tiếp tục bắn vào sân bay. 5 chiếc Dakot đã hạ cánh và cất cánh an toàn.

21 – 3 : Nhiều cuộc giao tranh ác liệt trong đoạn đường từ khu Trung tâm đến phân khu Nam, nơi đặt cụm cứ điểm Isabelle.

24 – 3 : Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 đụng độ với địch ở khu vực giữa cụm Claudine trên dãy đồi phía Đông với Isabelle thuộc phân khu Nam.

25 – 3 : Pháo Việt Minh đặt ở Bản Kéo bắn vào Huguette 7 bảo vệ đầu đường băng sân bay.

Tiểu đoàn dù xung kích số 8 đụng độ với Việt Minh ở khu vực giữa các cứ điểm Dominique 1 và 2, phía Đông phân khu Trung tâm.

26 – 3 : Hành quân giải vây cho Huguette 7 bằng tiểu đoàn dù lê dương và tiểu đoàn dù lính Việt. Trung úy Rondeaux bị thương. Đại úy Bizard được cử thay thế.

27 – 3 : Các đơn vị liên tục cho quân ra lấp các chiến hào do Việt Minh đào lấn bao vây cứ điểm.

Thánh lập thêm cứ điểm Opera ở phía Đông sân bay do một đại đội thuộc tiểu đoàn dù xung kích số 8 đóng giữ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 04:03:57 pm »

28 – 3 : Các lực lượng ứng chiến từ phân khu Trung tâm mở cuộc hành quân ra phía Tây nhằm tiêu diệt các khẩu pháo cao xạ Việt Minh đặt tại bản Ong Pẻ và gần bản Pe. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 mở đầu cuộc tiến công, tiếp theo là tiểu đoàn dù xung kích số 8. Tiểu đoàn dù lê dương đi sau tiếp ứng. Tiểu đoàn bộ binh lê dương số 1 làm nhiệm vụ hỗ trợ khi rút quân trở về. Các xe tăng từ Isabella cùng đi để yểm trợ hỏa lực.

29 – 3 : Một cứ điểm mới, mang tên Eliane 4 được thành lập do các đơn vị rút từ tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 và tiểu đoàn dù lính Việt số 5 cùng đóng giữ.

Việt Minh xiết chặt vòng vây quanh các đồi phía Đông.

30 – 3 : Trung tá Langlais đi kiểm tra các cụm cứ điểm mang tên Dominique và Eliane, quyết định đưa đại đội 4 lính dù người Việt đến đóng tại Dominique 1 và tăng cường thêm cho Eliane 2 một đại đội thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 1.

Các đơn vị tăng cường chưa kịp tới vị trí, Việt Minh đã mở cuộc tiến công.

Pháo chuẩn bị của Việt Minh bắt đầu bắn từ 17 giờ 30 phút. Một khẩu 155 và bốn khẩu 105 bị pháo Việt Minh phá hủy ngay trong hầm đặt pháo. 18 giờ 45, bộ đội Việt Minh bắt đầu xung phong, nhanh chóng chiếm lĩnh Eliane 1 và Dominique 2. Đến 21 giờ, Việt Minh chiếm thêm Dominique 1 nhưng bị chặn lại trước Dominique 3. Tại Eliane 2 ( trên đồi A1) lính lê dương và lính Marôc bị đánh bật khỏi một số vị trí nhưng vẫn bám giữ.

22 giờ, sư đoàn 308 Việt Minh tiến công Huguette 7. 24 giờ , sư đoàn 316 Việt Minh bám chân được vào khu đất dưới chân Eliane 2, mang tên Champs Elysees, nhưng vẫn không chiếm được đỉnh đồi A1.

31 – 3 : Huguette 7 bảo vệ đường băng vẫn giữ vững.

Eliane 2 bảo vệ khu Trung tâm sau khi nhận được tất cả các lực lượng ứng cứu có thể huy động, vẫn tiếp tục chống cự.

10 giờ sáng, tiểu đoàn dù xung kích số 8 và tiểu đoàn dù thuộc địa số 7 cố giành lại Dominique 2 và Eliane 1 nhưng không thành công, phải rút về sau khi bị thiệt hại nặng vào lúc 15 giờ.

17 giờ, Việt Minh tiếp tục tiến đánh Eliane 2 nhưng cứ điểm vẫn giữ vững sau suốt một đêm chống cự ác liệt.

1 – 4 : Tiểu đoàn dù lê dương số 1 và một đại đội của tiểu đoàn dù xung kích số 8 chiếm lại được Champs Elysees.

Huguette 7 bị bắn pháo dữ dội. Bizard tạm thời dẫn một bộ phận rút khỏi cứ điểm nhưng đến tờ mờ sáng hôm sau họ quay trở lại, chiếm lại toàn bộ các vị trí. Đến 10 giờ, đại đội bộ binh lê dương do Spozio chỉ huy tới thay thế đơn vị Bizard, chiếm đóng Huguette 7.

Trong ngày, những binh lính còn sống sót thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh Marôc số 4 tập hợp tại một cứ điểm vừa được thiết lập, mang tên Lily nằm ở khu vực giữa cụm Huguette và cụm Claudine.

17 giờ, sư đoàn 316 tiếp tục tiến đánh Eliane 2. Các lính dù lê dương, lính dù hỗn hợp Pháp – Việt, lính dù thuộc địa, lính dù xung kích, lính bộ binh lê dương, lính bộ binh Marôc luân phiên chiến đấu chống cự suốt 36 giờ liên tục.

Ở phía Tây, Huguette 7 bảo vệ đầu đường băng bị Việt Minh chiếm vào lúc 21 giờ. Mười hai lính lê dương còn sống sót chạy về được khu Trung tâm.

2 – 4 : Tiểu đoàn số 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 bắt đầu nhảy xuống Điện Biên Phủ, do Bréchignac chỉ huy.

Cho tới rạng sáng Eliane 2 vẫn giữ vững. Nhưng cứ điểm mang tên Francoise nằm lẻ loi ở phía Tây, do lính Thái đóng giữ đã “bốc hơi” trong đêm.

Huguette 7 bị mất. Huguette 6 trở thành tiền đồn  bảo vệ đường băng sân bay tiếp tục bị Việt Minh tiến công.

Tiểu đoàn số 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 tiếp tục nhảy xuống Điện Biên Phủ. Ban chỉ huy tiểu đoàn đặt tại Eliane 4. Lính dù người Việt trong cứ điểm đặt dưới sự chỉ huy của Bréchignac.

3 – 4 : Eliane 2 vẫn giữ vững sau 90 giờ chiến đấu ác liệt.

Buổi tối, Huguette 6 tiếp tục bị tiến đánh. Đại đội do Desmons chỉ huy thuộc tiểu đoàn dù xung kích số 8 tiến theo đường mương thoát nước của sân bay đánh tạt ngang sườn quân địch. Việt Minh phải rút lui.

Đơn vị cuối cùng thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1, nhảy xuống phân khu Trung tâm.

4 – 4 : Vào lúc rạng sáng. Việt Minh tự động rút khỏi Champs Elyees ( ở chân Eliane 2) . Cuộc chiến đấu liên tục trên đồi Eliane 2 kéo dài suốt 107 giờ, coi như tạm chấm dứt.

Trong khi đó, cuộc chiến đấu giành giật các cứ điểm Huguette bảo vệ đường băng sân bay lại bắt đầu : vào lúc gần nửa đêm, bốn tiểu đoàn Việt Minh có pháo nặng yểm trợ lực xung phong đánh chiếm Huguette 6. Đại đội Bailly thuộc tiểu đoàn dù xung kích số 8 xuất phát từ Opera đến ứng cứu bằng cách tiến quân theo mương thoát nước nhưng được nửa đường thì bị chặn lại. Đại đội Clédic thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1 vừa nhảy xuống trong đêm trước, đánh thẳng vào đường băng, buộc một tiểu đoàn Việt Minh bố trí ở điểm nút phải rút lui.

5 – 4 : Buổi sáng, đơn vị Clédic có thêm một đại đội do Le Page chỉ huy thuộc tiểu đoàn dù xung kích số 8 tăng cường hoàn thành việc chiếm lại Huguette 6.

Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 do Minaud chỉ huy tới thay cho đơn vị Clédic rút về phía sau, chuyển thành lực lượng dự bị.

Từ 6 đến 8 – 4 : Đại đội Bizard thay Minaud giữ Huguette 6.

Việc bảo vệ Eliane 2 được giao cho tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13 đảm nhiệm, do thiếu tá Coutant chỉ huy.

Từ 9 đến 10 – 4 : Chiến hào Việt Minh hoàn toàn vây chặt cụm cứ điểm Huguette 6. Lực lượng ứng cứu di Trapp và Le Page chỉ huy mở cuộc hành quân chiếm lại Eliane 1. Buổi tối, Charles và Minaud dẫn tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 tới thay quân.

Việt Minh lại tiến đánh. Bigeard tung hai đại đội dù lê dương do Martin và Brandon chỉ huy, có hai đại đội dù người Việt do Guilleminot và Phạm Văn Phú tiến theo trợ lực. Đến rạng sáng, lại đưa thêm một đại đội thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 2 do Lecour Grandmaison đến tăng cường thêm, nhằm chống lại cuộc tiến công của Việt Minh.

Từ 11 đến 12 – 4: Eliane 1 vẫn giữ vững.

Hoàn thành việc thả dù toàn bộ tiểu đoàn 2 lính dù lê dương.

Những lính dù thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn dù thuộc địa số 1 còn sống sót trên cứ điểm Eliane 1 được sát nhập vào đại đội do thiếu úy Leguerre chỉ huy.

Từ 12 đến 13 – 4 : Huguette 6 bị pháo bắn dữ dội. Việc tiếp tế lương thực, đạn dược và nước uống rất khó khăn.

14 – 4 : Việt Minh đã chiếm được một phần ba đường băng sân bay. Huguette 6 vẫn cố giữ.

Eliane 1 và Eliane 2 tiếp tục chống cự.

15 – 4 : Hai đại đội xuất phát từ Opera lấp các chiến hào do Việt Minh đào bao vây Huguette 6.

Từ 16 đến 17 – 4 : Phải huy động tới một tiểu đoàn lính chiến đấu để bảo vệ cho số phu mang lương thực, đạn dược, nước uống cho Huguette 6.

Một giờ sáng, địch bất ngờ tiến công Eliane 1.

Các đại đội dưới sự chỉ huy của Clédic và Periou tổ chức đánh chặn.

17 – 4 : Chỉ huy trưởng De Castries quyết định rút bỏ Huguette 6.

Từ đêm 17 đến 18 – 4 : Tiểu đoàn dù lê dương số 1 được lệnh mở đường tiến qua hệ thống chiến hào bao vây của Việt Minh đón đơn vị Bizard rút khỏi Huguette 6. Được nửa đường thì vấp phải một tiểu đoàn Việt Minh, không sao tiến được nữa.

Đến 10 giờ, Bizard quyết định tự phá vây và đã rút về được Huguette 1 nhưng bị thương vong tới 70% quân số.

18 – 4 : Đại đội 4 thuộc tiểu đoàn 1 bán lữ đoàn lê dương số 13, do Chevalier chỉ huy được lệnh thay quân cho đơn vị bộ binh lê dương đang đóng tại Huguette 1.

19 – 4 : Sau một đêm chiến đấu, Chevalier đã tới được Huguette thay Spozio. Nhưng khi, dẫn quân trở về khu Trung tâm, Spozio bị tiêu hao tới một nửa số quân còn lại.

20 – 4 : Khoảng 100 lính “tình nguyện” chưa có bằng tốt nghiệp nhảy dù, nhảy liều xuống Điện Biên Phủ.

21 – 4 : Sau một đêm tương đối yên tĩnh, Việt Minh lại tiến đánh Huguette 1 nhưng không đạt kết quả.

Đêm 22 rạng 23 – 4 : Cứ điểm Huguette 1 bị tiến công từ mọi phía. Đến 1 giờ sáng liên lạc điện thoại với Chevalier hoàn toàn bị cắt đứt.

23 – 4 : De Castries quyết định giành lại Huguette 1.

Hồi 11 giờ trưa, tiêu đoàn dù lê dương số 2 được lệnh phản kích. Hai đại đội xuất phát từ phía Nam Huguette 2 và hai đại đội từ phía Tây Opera cùng tiến về Huguette 1. 16 giờ , cuộc phản kích bị Việt Minh đánh lui.

24 – 4 : Tổ chức lại hệ thống phòng ngự. Opera bị rút bỉ. Lính trong cứ điểm hợp nhất với đơn vị đang đóng tại Huguette 2.

25 – 4 : Việt Minh tiến đánh Epervier ( là một cứ điểm ở phía Nam Opera ). Các hầm hố trong cứ điểm đều ngập đầy bùn vì mưa suốt đêm.

Từ 26 đến 30 – 4 : Pháo bắn liên tục. Việt Minh tiếp tục đào hào bao vây Huguette 4 và Huguette 5.

Trong bốn đêm liền, khoảng 300 lính tình nguyện nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Từ 1 đến 2 – 5 : 17 giờ, pháo Việt Minh bắt đầu bắn chuẩn bị, mạnh nhất và kéo dài nhất kể từ ngày bắt đầu chiến dịch. Pháo bắn suốt ba tiếng đồng hồ.

Từ 20 giờ 30, Eliane 1 và Eliane 2 bắt đầu bị bộ đội Việt Minh xông vào cứ điểm. Khoảng tờ mờ sáng, Eliane 1 vị Việt Minh hoàn toàn chiếm lĩnh, Eliane 2 vẫn tiếp tục chống cự.

Ở mặt phía Tây, sau khi tiến công thăm dò Huguette 4 và Lily, Việt Minh bắt đầu tiến đánh Huguette 5. Đến 3 giờ sáng, Huguette 5 bị chiếm lĩnh. Một cuộc phản kích từ Huguette 2 đánh sang bị Việt Minh chặn đứng ngay trước lớp hàng rào kẽm gai của Huguette 5.

Đêm 2 rạng sáng 3 – 5 : Việt Minh tiếp tục tiến công gây sức ép ở mặt Đông, nhằm vào Eliane 2 và Dominque 3.

Ở mặt Tây, sức ép của Việt Minh nhằm vào Huguette 4.

Rạng sáng, Dominique 3 bị chiếm lĩnh.

Đêm 3 rạng 4 – 5 : Pháo bắn suốt đêm.

Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 nhảy xuống ngay khu vực đặt sở chỉ huy Trung tâm, lập tức được đưa ngay lên Eliane 2 là nơi tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13 đã chiến đấu suốt 72 giờ.

Việt Minh đào một đường hầm dưới Eliane 2 đặt thuốc nổ.

4 – 5 : Đại đội 3 thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 tới tiếp viện cho đại đội 2 đóng tại Eliane 2 vào lúc rạng sáng. Tiểu đoàn 1 thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13 tuần tự rút lui.

5 – 5 : Trời mưa cản trở việc thả dù. Chỉ có khoảng gần hai trung đội nhảy được xuống Điện Biên Phủ.

Việt Minh củng cố các vị trí đã chiếm được tại Eliane 1 và Domonique 3.

6 – 5 : Việt Minh tiếp tục tiến công Eliane 2 vào lúc gần tới đêm. Từng tiểu đoàn tiến đánh theo nhịp độ nửa giờ rồi lại thay bằng tiểu đoàn khác. Khoảng 23 giờ khối thuốc nổ trong đường hầm dưới cứ điểm Eliane 2 phát nổ, chôn vùi đại đội 2 của tiểu đoàn dù thuộc địa số 1.

Đại đội 3 tổ chức phản kích, đến 3 giờ sáng chiếm lại được đỉnh đồi.

7 – 5 : Eliane 4 bị tiến công. Botella và Bréchignac không thấy trả lời qua điện đài.

Việt Minh quay trở lại tiến công. Eliane 2 sau khi đã chiếm được Eliane 4. Đến 5 giờ sáng, Eliane 2 hoàn toàn bị Việt Minh chiếm lĩnh.

7 giờ sáng, Eliane 10 ở dưới chân Eliane 2 cũng bị chiếm.

8 giờ sáng, phần lớn các điểm tựa ở phía Đông bảo vệ cho sở chỉ huy Trung tâm đều nằm trong tay Việt Minh.

Ở mặt Tây, Huguette 4 bị chiếm.

17 giờ 30 tiếng súng chấm dứt tại Điện Biên Phủ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 04:06:30 pm »

CUỘC HÀNH QUÂN CASTOR
20 – 11 – 1953



Máy bay từ từ lấy độ cao. Nhìn xuống phía dưới, bên phải là quầng sáng màu vàng của dãy đèn ọc cầu Dourmer ( nay là cầu Long Biên) soi rõ mặt nước sông Hồng. Tòa Nhà hát lớn, lờ mờ trong bóng tối vẫn nổi bật ở đầu phố Paul Bert ( Phố Tràng Tiền ).

Máy bay tiếp tục lên cao . Hà Nội vẫn còn hiện rõ từng điểm vói những đường phố và đại lộ có những cột đèn điện chiếu sáng giao nhau theo hình thước thợ. Đây là ngã tư phố Gia Long ( phố Bà Triệu) với khách sạn Ritz nổi bật như một khối hình hộp màu trắng trên nền đường màu đen, kia là nhà ga nằm ở đại lộ De Lattre ( đường Lê Duẩn), ngay đầu đường Gambetta ( đường Trần Hưng Đạo) có nhiều cây cao lá rậm. Xa hơn nữa về phía chân trời, có thể đoán được vùng châu thổ đang chìm trong sương lam ở phía sau, còn phía trước là đỉnh núi Tam Đảo màu đen trên nền trời đang sáng dần của ánh bình minh.

Đó là bốn giờ ba mươi phút sáng 20 tháng 11 năm 1953. Chiếc Dakota số 356 trong phi đội số 2 của lực lượng không quân vận tải 64 mang tên Anjou đang tiếp tục cuộc hành trình trên những đám mây dày che phủ lưng chừng núi Ba Vì ở phía Tây.

Chiếc Dakota vẫn bốc cao mãi. Cho tới khi lên tới đỉnh tột cùng theo quiđịnh là 4.000 mét, lúc đó mới rẽ ngoặt 290 0 . Lúc này, máy bay đang trên vùng trời Sơn Tây, nơi sông Hồng chảy xuôi về phía châu thổ.

Trong khoang máy bay, nhiệt độ xuống thấp. Mọi người phải mặc thêm một chiếc áo nịt bông bên ngoài chiếc áo trậ. Riêng tướng Gilles vẫn chỉ mặc bộ đồ len Kaki. Ông chủ đoàn quân nhảy dù cau lông mày, nheo con mắt duy nhất còn lại, nhìn những đám mây đang như bị luồng gió cánh quạt máy bay cuốn hút. Thỉnh thoảng, ông lại rút từ túi áo ngực ra một chiếc khăn tay nhỏ, lau vành mi đang ứa nước từ chiếc mắt giả bằng thủy tinh.

Trước mặt tướng Gilles, chỉ huy đoàn quân đổ bộ đường không, là tướng Dechaux, Tư lệnh lực lượng không quân chiến thuật  miền Bắc Đông Dương, gọi tắt là GATAC – NORD. Tướng Dechaux cũng đang nóng lòng sốt ruột cúi nhìn ra phía ngoài, ngang tầm với mẩu thuốc lá đã hút xong nhưng vẫn còn ngậm trên môi của tướng Bodet, phó của Tổng tư lệnh Đông Dương Navarre.

Phó tổng tư lệnh Bodet, bộ mặt lạnh như phiến đá hoa, đang chăm chú theo dõi trên bản đồ hành trình của chuyến máy bay, tuyệt đối không liếc nhìn ra phía ngoài một chút nào. Dưới cánh máy bay lúc này chỉ là những đám mây dày đặc màu trắng, chồng chất lên nhau. Đó là một thứ “mưa phùn khô” tạo thành một tấm màn che do gió rét và hơi ẩm trên vùng trời thượng du Bắc Kỳ kéo tới che phủ rừng núi và thung lũng suốt phần lớn thời gian mùa Đông. Tuy nhiên, đôi lúc tấm màn mây này cũng tự xé rách, để lộ ra một khoảng trời như cửa chiếc bẫy sập, nhìn xuống phía dưới là một vực sâu có những bản làng người Thái bám chặt lấy những sườn núi đã chặt hết cây cối, hoặc là những suối nước chảy dữ dội đổ vào sông Đà hay sông Hồng.

Từ loa phát thanh vọng ra tiếng nói khàn khàn :

-   Máy bay đang trên vùng trời Yên Bái.

Tướng Bodet ấn ngón tay trỏ lên bản đồi. Bắt đầu từ thời điểm này, máy bay rời bỏ vùng trời thung lũng sông Hông để bay ngược lên vùng núi, tới vùng trời Nghĩa Lộ và Sơn La.

Ngồi ở chiếc ghế sau tướng Bodet, tướng Gilles vẫn không động đậy. Ông cũng không cần theo dõi trên bản đồ. Vùng thượng du là khu vực ông đã biết rất rõ để có thể nói thẳng thừng là đã “chạy thục mạng” hàng tháng trời suốt chiến dịch Thu Đông năm trước.

Đúng một năm trước đây, tướng Jeans Gilles hồi đó mới là một đại tá, cuối tháng 11 năm 1952 đang đón đợi cuộc tiến công của các sư đoàn thiện chiến Việt Minh tại một thung lũng nhỏ trong xứ Thái, nằm giữa vùng núi Nghĩa Lộ và Sơn La, một tập đoàn cứ điểm xây dựng vội vã nhằm ngăn chặn làn sóng tiến công của Việt Minh đang tràn khắp vùng thượng du, quét sạch những đồn bốt nhỏ bé trong những thung lũng và trên đỉnh núi. Cứ điểm “con nhím” này đặt ở Nà Sản, một địa danh nổi bật trên trang nhất báo chí khi tướng Giáp bất ngờ nổ súng tiến đánh vào ngày 28 tháng 11 năm 1952. Sau 6 ngày giao tranh quyết liệt, giành đi giật lại từng vị trí, có lúc tưởng chừng như Nà Sản sẽ sụp đổ tới nơi; nhưng cuối cùng các đơn vị lính lê dương và lính dù đóng giữ tập đoàn cứ điểm này vẫn giữ vững, bộ đội Việt Minh phải rút lui.

Chiến công này đã nâng Jeans Gilles từ đại tá lên thiếu tướng. Hơn nữa, chiến công này còn neo chặt trong đầu óc một sĩ quan tham mưu niềm tin vững chắc là những cứ điểm phòng ngự kiểu “con nhím” ở vùng thượng du là giải pháp lỳ diệu để nhử mồi và đánh thắng lực lượng chủ lực tiến công của Việt Minh chưa có đủ trang bị cần thiết để đánh chiếm những vị trí như thế này. Đặc biệt, đó là quan điểm của đại tá Berteil, người thay Gilles làm Tư lệnh binh đoàn tác chiến khu vực miền Trung sông Đà, gọi tắt là GORMON. Ngày 21 – 5 -1953, khi Tổng tư lệnh Navarre bất ngờ đặt chân xuống Nà Sản trong cuộc hành trình thị sát vùng thượng du, đại tá Berteil đã nồng nhiệt bộc lộ ý kiến trên đây với cấp trên.

Nhưng riêng về phần mình , tướng Gilles lại có quan điểm khác. Là một người ưa hành động, tướng Gilles không thể chịu được cảnh giam chân trong một cứ điểm kiểu “con nhím”, bị vây bọc mọi phía, hoàn toàn phụ thuộc vào việc tiếp tế bằng máy bay, chờ đợi địch tiến đánh. Ông muốn được có những cuộc hành quân táo bạo,  trong đó được tự do vận động , nhử địch vào những cạm bẫy để rồi nghiền nát bằng quả đấm của lính dù.

Đó là phần cuối trong ý niệm về cuộc hành quân chiếm lĩnh Điện Biên Phủ ngày hôm đó. Nếu ông nhận cầm đầu lính dù của mình nhảy xuống tiến đánh Điện Biên Phủ, đó là do ông nhận được lời hứa chính thức chỉ ở lại đây một thời gian ngắn, vừa đủ để tìm được người thay thế. Một cơn đau tim gần đây nhất đã chứng minh, ông đang vượt qua giới hạn củ sự dẻo dai về thể lực. Ông bộc lộ với tướng Dechaux :

-   Điện Biên Phủ không thể trở thành một Nà Sản thứ hai như tất cả những đầu óc trong ban tham mưu ở Sài Gòn nghĩ như vậy. Bởi vì, Việt Minh hẳn cũng đã rút kinh nghiệm về những bài học thất bại ở Nà Sản năm ngoái. Hoặc là, tướng Giáp sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn cản không cho Điện Biên Phủ trở thành mối uy hiếp hậu phương Việt Minh, hoặc là sẽ tiến đánh Điện Biên Phủ …

Tướng Gilles không nói thêm, nhưng vẫn khiến cho người nghe có cảm giác ông không muốn bị chôn chân bó tay tại Điện Biên Phủ nếu Việt Minh tiến công.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết, sau khi rút bỏ Nà Sản hồi tháng 8 vừa rồi, thì hiện nay Điện Biên Phủ là một căn cứ ít tồi nhất ở vùng thượng du. Trong mọi trường hợp, Điện Biên Phủ vẫn còn tốt hơn Lai Chua là điểm tựa duy nhất còn tồn tại trong vùng, mà mọi người vẫn thường đánh giá là “một chiếc bô đi tiểu”.

Tướng Bodet nhìn ra phía ngoài máy bat, nhăn mặt khi thấy những đám mây mỗi lúc một nhiều. Nếu vòm trời bị phủ kín mây, hoặc nếu có mưa, thì không thể nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Tướng Dechaux liếc nhìn đồng hồ đeo tay : 5 giờ 40  phút. Ông nói :

-   Chậm nhất là một giờ nữa, ta sẽ về tới nơi.

Phía dưới máy bay, trời vẫn một màu mây trắng. Chỉ có một vài đỉnh núi như người vừa chợt tỉnh ngủ, nhô đầu ra khỏi lớp chăn bông của mây. Dù sao mặt trời đã hiện ra ở phía Đông, đang nhuộm những đám mấy tích điện to lớn một mày hồng thẫm.

Hoa tiêu nói qua loa phóng thanh :

-   Chúng ta đang bay trên vùng trời Tuần Giáo.

Khoảnh khắc thực tế đang tới gần. Điện Biên Phủ chỉ còn cách 80 kilômét về phía Tây. Hai mươi phút nữa. Tướng Gilles cúi đầu xuống, trề môi suy nghĩ. Cùng với mặt trời mọc, có vẻ như cảnh “mưa phùn khô” cũng xuất hiện cho bầu trời nhuốm một màu xanh lơ nhạt dịu. Bây giờ, những tia nắng đầu tiên của mặt trời đã làm màu xanh lơ trong trẻo chuyển thành màu xám bẩn thỉu dày đặc sương mù.

Tướng Bodet và tướng Dechaux đưa mắt nhìn nhau. Suy cho cùng, chính tướng Bodet trên cương vị Phó tổng tư lệnh là người chịu trách nhiệm nặng nề bật đèn xanh cho 1500 lính dù của Bigeard và Bréchignac đang tập trung tại sân bay Bạch Mai và Gia Lâm từ 4 giờ sáng để chuẩn bị lên đường nhảy xuống Điện Biên Phủ.

Tổng tư lệnh Navarre nói :

-   Nếu thật thời tiết tốt mới nhảy.

Tối hôm qua, tướng Bodet cũng nhắc lại câu này với các chỉ huy tiểu đoàn nhảy dù :

-   Nếu thời tiết tốt, sẽ nhảy.

Tướng Bodẻ không thuộc phái tán thành vô điều kiện cuộc hành quân Castor nhằm chiếm đóng sân bay và toàn bộ thung lũng Điện Biên Phủ, tổ chức khu vực này thành một căn cứ lục – không quân, tạo nên một then cổng khóa đường biên giới thông sang Lào, một con đập ngăn chặn du kích Việt Minh, một bàn đạp xuất phát những cuộc hành quân tiến đánh vùng hậu phương địch. Bodet là một phi công. Ông suy nghĩ trên cương vị chuyên môn về vận chuyển và yểm trợ đường không. Mảnh đất Điện Biên Phủ, cách sân bay Bạch Mai Hà Nội 300 kilômét, cách sân bay Cát Bi Hải Phòng 400 kilômét, là một sân bay hạn chế cho việc sử dụng thực tế tiềm năng của lực lượng không quân hiện có tại Đông Dương của Quân đội viễn chinh Pháp.

Đã 6 giờ 10 phút.

Chiếc Dakota lượn một vòng rộng trên thung lũng Điện Biên Phủ. Tướng Bodet lại liếc nhìn đồng hồ. Còn khoảng gần 50 phút nữa trước khi có thể ra lệnh hoãn cuộc hành quân Castỏ.

Trong khoang lái, những chuyên viên “công ty vận tải đường không” dán mắt vào khung cửa kính. Họ không nhìn thấy gì ngoài những đỉnh nhúi cao 1500 mét hiện ra trên hướng Lai Châu. Mấy người này trao đổi với nhau :

-   Nhìn này, sương mù đang dày đặc thêm.
-   Có vẻ như những triển vọng của cuộc hành quân Castor đang giảm dần theo từng giây phút.

Đột nhiên, một vừng sáng maù đỏ chói đang biến mớ bòng bong màu xám loang lổ thành những làn hơi nước. Mặt trời đã xuất hiện từ những đám mây. Khung cảnh đang ảm đạm trở thành rực rỡ. Những dải sương mù bốc lên cao tan trong ánh sáng đang sà xuống thấp.

Trên thung lũng Điện Biên Phủ, sương mù như bị luồng gió nuốt chửng, đang bị tan, bị xé, bị rách từng mảng để bộc lộ những thảm xanh tươi của ruộng đồng, những lùm đen sạm của cây cối, những vệt sáng màu bạc của suối nước và dòng sông Nậm Rốn cuồn cuộn chảy.

Đã 6 giờ 37 phút.

Phó tổng tư lệnh Bodet thở phào, nhẹ nhõm. Ông lại gần tướng Gilles chỉ huy trưởng cuộc hành quân :

-   Có vẻ như trời hửng, Đúng không ?

Tướng Gilles không trả lời, chỉ gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Vầng trán cầu thủ bóng ném của ông lúc này đang cúi sát khung cửa sổ máy bay, ông cố phát hiện một vài dấu hiệu nổi bật của địa hình phù hợp với những tấm ảnh chụp từ trên không mà ông vẫn còn nhớ như in trong óc. Đối với ông, câu nói vừa qua của tướng Bodet chỉ còn đơn giản chứa đựng hàm ý : vài giờ nữa, hai tiểu đoàn dù, những lính dù “của ông” sẽ đương đầu với thực tế gay go của cuộc chiến đấu. Và cuộc chiến này nhất định sẽ xảy ra. Nhưng thắng lợi là chắc chắn. Tướng Gilles tin cậy vào hai tiểu đoàn trưởng quân dù của ông là Bigeard và Bréchignac. Đó là hai sĩ quan chỉ huy hai đơn vị thiện chiến có hiệu xuất tác chiến như nhau dù phong cách khác nhau.

Tướng Gilles lúc này mới quay đầu về phía tướng Bodet. Tướng Bodet vẫn đang tiếp tục nhìn đồng hồ. Đã 6 giờ 52 phút. Phó tổng tư lệnh Bodet nói với tướng Dechaux, tư lệnh lực lượng không quân chiến thuật miền Bắc Đông Dương :

-   Phát lệnh theo quy định ! Chúng ta bắt đầu cuộc hành quân Castor.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 04:07:51 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH

Số phận cuộc hành quân bắt đầu lúc 7 giờ sáng ngày 20 – 11 – 1953. Nhưng lúc đó, mọi người vẫn chưa biết rõ vận mệnh cuộc nhảy dù sẽ ra sao. Bất kể tầm quan trọng như thế nào, kế hoạch mang tên Castor, có nghĩa là con hải ly, vẫn là một kế hoạch tuyệt mật, được soạn thảo trong phòng làm việc của tướng Navarre là Tổng tư lệnh, có trách nhiệm quân sự trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương và kế hoạch này đã được chính phủ Pháp phê chuẩn trên tổng thể.

Tướng Navarre bắt đầu nhận nhiệm vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương vào tháng 5 năm 1953, thay tướng Salan tới đây từ năm 1951 cùng với tướng De Latrre. Khi vừa mới đặt chân tới Sài Gòn, tướng Navarre đã phải nhanh chóng có một ý niệm cá nhân về tình thế quân sự ở Đông Dương, những vấn đề ưu tiên cần thực hiện, những mục tiêu cần đạt tới. Ông chỉ có một mình vì hầu hết các tư lệnh chiến trường và toàn bộ các sĩ quan tham mưu, phần lớn các chỉ huy phân khu hoặc các binh đoàn đều đã hết nhiệm kỳ phục vụ, đang trở về Pháp. Trong tổng hành dinh, các ghế chỉ huy đều trống vắng.

Một mình tướng Navarre phải tự tìm hiểu, tự tổ chức, tự quyết định mọi việc.

Lúc này, cuộc chiến tranh Đông Dương đã bước vào năm thứ tám. So với hồi đầu, Việt Minh đã hoàn toàn thay đổi. Việt Minh ngoài việc kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ, đã thực tế không còn thuần túy duy trì chiến tranh du kích mà đã có một quân đội chính quy theo kiểu “cổ điển” được Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ trang bị, có những tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn chủ lực, một lực lượng pháo binh, một hệ thống hậu cần đúng qui ước. Ngoài ra, Việt Minh còn áp dụng một chiến lược hướng về giai đoạn tiến công, điểm tột cùng của mọi cuộc chiến tranh cách mạng.

Từ năm 1951, tướng De Lattre và phó của ông là tướng Salan đã phải đương đầu chật vật với tướng Giáp : tại Vĩnh Yên hồi tháng Giêng, tại dãy núi Đông Triều hồi tháng 3, trên sông Đáy hồi tháng 5 và trong thung lũng Nghĩa Lộ vùng thượng du hồi cuối tháng 10.

Năm 1952 không thấy Việt Minh tiến đánh vùng đồng bằng như phía Pháp chờ đợi. Ngược lại, dù thất bại trong cuộc tiến đánh Nà Sản, Việt Minh vẫn kiểm soát được khu vực nằm giữa sông Hồng và biên giới Lào, thông qua Điện Biên Phủ là thủ phủ của người Thái đen, và cửa ngõ của tất cả những đường mòn dẫn tới sông Mêkông.

Sau đó ít lâu, đến tháng 5 năm 1953, Việt Minh lại mở hai cuộc tiến công , một trận đánh về phía Luông Phabang, một trận đánh về phía Viêng Chăn. Do thiếu lương thực tiếp tế, các sư đoàn Việt Minh đã quay trở lại nửa chừng.

Đối với Tổng tư lệnh Navrarre cũng như toàn cơ quan bộ tổng tham mưu, chiến dịch Thu Đông sắp tới của Việt Minh chắc chắn sẽ là một cuộc tiến quân nữa xuống phía Nam, tiến đánh các tuyến phòng ngự của Pháp rồi từ đó đánh thẳng lên Tây Nguyên, chỉ cách Sài Gòn 180 kilômét. Cùng trong chiến dịch này, Việt Minh sẽ tiến đánh Lai Chua, thành lũy cuối cùng của  Pháp ở khu vực Tây Bắc.

Cũng có thể phải tính đến một cuộc tiến công vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhằm kiểm soát dân chúng và thu lúa gạo dùng để nuôi hàng chục ngàn bộ đội đóng trong rừng không sản xuất được lương thực.

Để đối phó với hai nguy cơ này, Bộ tổng chỉ huy quân đội Pháp không còn cách lựa chọn nào khác : hoặc là chuẩn bị thụ động đỡ đòn, như tướng Salan đã từng làm và đã từng bị phê phán; hoặc là cố giành chủ động tiến công trước để cản phá những dự định của Việt Minh và buộc tướng Giáp phải chấp nhận giao tranh trên một chiến trường không chuẩn bị sẵn và có thể bị thua. Đó là dự định của tướng Navarre.

Cản phá tướng Giáp là chuyện dễ dàng, ít nhất cũng trên lý thuyết, vì tướng Navarre đã phán đoán được thời điểm và đường tiến quân của tướng Giáp về phía biên giới Lào.

Thật vậy. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ ngăn cản việc vận chuyển bằng xe tải trên các đường núi, và dù có tất cả một lực lượng công binh, tướng Giáp cũng không thể làm gì được để chống lại địa lý thiên nhiên. Ở đây, địa hình là chủ soái.

Đi từ sông Hồng tới sông Mêkông chỉ có hai con đường bộ có thể sử dụng cho xe cộ. Ở phía Nam , đó là con đường đi qua Mộc Chua, vượt sông Đà ở Tạ Khoa, ngược lên Sầm Nưa và Cánh đồng Chum để tiến về Viêng Chăn. Ở phía Bắc, đó là con đường đi qua Nghĩa Lộ, Sơn La, theo quốc lộ 41 qua Điện Biên Phủ để tiến về Luông Phabang.

Kế hoạch do Tổng tư lệnh mới là tướng Navarre soạn thảo còn ôm ấp những tham vọng lớn hơn. Đó là, bám chân lại tại một vùng đất mà Việt Minh đã kiểm soát từ năm 1947 nằm trên dải đất ven biển giữa đường đi từ Bắc vào Nam, từ Hà Nội đến Sài Gòn.

Chiến dịch đánh chiếm khu vực này được đặt tên mật là Atlante, cần thiết phải huy động phần lớn nhất các phương tiện chiến tranh hiện có. Nhất định, việc đánh chiếm vùng Việt Minh gọi là Liên khu 5 sẽ buộc tướng Giáp phải giữ lại các sư đoàn 304 và 320 đã chuẩn bị sẵn sàng tiến vào vùng đồng bằng Bắc Bộ để hướng về miền Nam, giữa vùng núi và ven biển.

Chỉ còn lại một việc nữa là cản đường Việt Minh tiến sang Lào. Từ tháng 1 năm 1953, trong chỉ thị mật số 40, tướng Salan lúc đó là Tổng tư lệnh đã viết “ Việc chiếm đóng Điện Biên Phủ phải được tiến hành trong thời gian tới, coi như giai đoạn đầu trong việc kiểm soát toàn bộ xứ Thái và loại bỏ hết Việt Minh trên lãnh thổ miền Tây sông Đà”.

Đại tá Berteil thay tướng Gilles chỉ huy tập đoàn cứ điểm Nà Sản hồi đó đã trở thành một người tán thành vô điều kiện việc xây dựng các tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiểu “con nhím” , tích cực hưởng ứng chỉ thị nói trên của tướng Salan. Sau đó, ông đã được cử làm trưởng ban tác chiến tại Tổng hành dinh, cơ quan tham mưu tối cao đặt trụ sở tại Sài Gòn.

Luận điểm của Berteil không thiếu lý lẽ chính đáng : Điện Biên Phủ có đầy đủ yếu tố nhằm hoàn thành ba nhiệm vụ được giao phó. Đó là : cản đường Việt Minh tiến sang Lào; xây dựng căn cứ biệt kích chống cộng sản đang phát triển dần tại thung lũng thượng nguồn sông Hồng ( như căn cứ biệt kích Cardamone ) tới quốc lộ 41 và đến tận sông Mã ( như các căn cứ Calamar, Colibri, Aiglon) và cả trong khu vực Lai Chua ( như căn cứ Pamplemousse) ..; cuối cùng tạo thành một bàn đạp xuất phát tầm trung bình đánh vào các tuyến giao thông của địch.

Đại tá Berteil cũng như đại tướng Navarre đều không có ý niệm xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm nặng nề phục vụ cho những đơn vị lớn ( để rồi trở thành một cái vực sâu thu hút các tiểu đoàn), mà ngược lại , chỉ muốn xây dựng Điện Biên Phủ thành một căn cứ phòng ngự nhẹ nhàng thay cho Lai Chua nằm ở một vị trí đã bị nhận xét là không thể giữ vững được khi xảy ra một cuộc tiến công lớn của Việt Minh.

Hơn nữa đối với những cư dân sống tại những thung lũng thượng nguồn sông Đà của Việt Nam qua Lào tới tận Thái Lan., Điện Biên Phủ sẽ là thủ đô của xứ Thái, biểu tượng của các dân tộc Thái.

Tên thật của Điện Biên Phủ được gọi là Mường Thanh, một bản làng to lớn với những nhà sàn mái tranh dựng trên cột gỗ, nằm giữa một thung lũng lớn có những đồn ruộng sản xuất ra một loại gạo ngon nhất miền Bắc Đông Dương. Được che chở bởi những ngọn núi hình thành từ những đợt chấn động đã tạo ra dãy Himalaya, Mường Thanh là một khu biệt lập từ nhiều thế kỷ đã được các dân tộc Thái coi như một thiên đường, một cái nôi của chủng tộc tách biệt với những biến động bên ngoài.

Năm 1870, khi bọn giặc từ dãy Thập vạn đại sơn ở Vân Nam tràn xuống uy hiếp Mường Thanh, vua Thái là Đèo Văn Tri đã khẩn cầu Pháp giúp đỡ và đã ký với Auguste Pavie một hiệp ước chấp nhận sự bảo hộ của Pháp đối với xứ Thái. Mường Thanh trở thành một trung tâm cai trị của chính quyền Pháp từ năm 1880 và sau đó đã bị đổi tên thành Điện Biên Phủ, có nghĩa là một “ huyện lỵ ở biên giới”.

Trong vòng hơn 60 năm, các cư dân Điện Biên Phủ sống trong hoàn cảnh bình dị, không có chuyện gì đặc biệt. Địa điểm này đúng là một thị trường giao lưu kinh tế trong vùng. Đến ngày phiên chợ, người Mông rời làng xóm cheo leo trên những tầng mây , xuống núi đến Điện Biên Phủ, đem thuốc phiện đổi lấy những thỏi bạc trắng. Người Dao có những mớ tóc bôi sáp dính chặt với nhau như gắn si, tới đây mua muối đã được vận chuyển từ vùng ven biển châu thổ theo con đường 41 xuyên rừng núi, tới Điện Biên Phủ.

Năm 1940 , quân Nhật kéo tới, phá vỡ cảnh thanh bình của người Thái, bắt họ phải đi phu xây dựng một đường băng cất cánh và hạ cánh cho máy bay. Chính tại sân bay dã chiến này Nhật Bản đã cho máy bay chiến đấu ném bom Trung Quốc và giao chiến với máy bay Mỹ ở Vân Nam.

Năm 1945, quân Nhật phải ra đi, quân Trung Quốc ( của Tưởng Giới Thạch) lại kéo tới. Rồi quân Pháp tới thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch, lấy lại vị trí đã buộc phải rời bỏ.

Người Pháp dựng Đèo Văn Long lên làm tay sai, coi như một ông vua xứ Thái, bên cạnh một viên quan cai trị người Pháp với một trung đội lính Senegal, làm nhiệm vụ canh gác.

Năm 1952 những đơn vị chủ lực đầu tiên của Việt Minh đặt chân tới Điện Biên Phủ. Những người dân Thái hiểu rằng Điện Biên Phủ là một bộ phận không thể tách rời khỏi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhiều người đi theo tư tường Mac-xít. Nhưng, cũng có những người lên Lai Châu là nơi Đèo Văn Long vẫn đang ngự trị như một lãnh chúa của liên bang Thái. Một số khác rút vào rừng chiến đấu chống Việt Minh dưới sự chỉ huy của Pháp.

Tháng 5 năm 1953, một chiếc máy bay Dakota đã hạ cánh xuống sân bay chở theo khoảng 30 lính dù biệt kích người Thái đã được huấn luyện nhưng sau đó đã bị tiêu diệt.

Đối với tướng Navarre cũng như toàn ban tham mưu của ông, việc nhảy dù chiếm đóng ĐIện Biên Phủ ngày 20 – 11 – 1953, chỉ là một hành động tất yếu nằm trong chiến lược đã hoạch định. Đó là một cuộc hành quân  phòng ngừa có tính chất chiến thuật dẫn đến những lợi thế tiếp theo. Theo kế hoạch ban đầu, sau khi đã khôi phục lại sân bay, chỉ đưa lên vùng thượng du Tây Bắc một lực lượng nhỏ gồm sáu hoặc bảy tiểu đoàn, trong đó phần lớn là từ Lai Chua sẽ rút về trong những tuần tiếp theo. Đó là cuộc hành quân thứ hai mang tên Pollux.

Vẫn theo kế hoạch đã định, tướng Navarre dự tính trong bất cứ trường hợp nào, tổng số lính Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ cũng không vượt quá 4% toàn bộ số quân lực lượng viễn chinh Đông Dương. Với số lính này, người ta đã tin rằng có thể tiến hành các hoạt động quân sự theo dự kiến, trên lãnh thổ tận cùng của bán đảo Đông Dương. Trong trường hợp bị uy hiếp mạnh, cũng đã tính đến khả năng rút toàn bộ doanh trại Điện Biên Phủ sang Lào.

Rất rõ ràng, tất cả mọi tính toàn trên đây đều dựa trên ý định cơ bản, nhưng đã không tính đến phản ứng của đối phương. Bởi vì, tướng Giáp không thể thờ ơ trước mưu đồ giành lại quyền chủ động tiến công của Pháp. Hơn nữa, tướng Giáp vẫn đang nuôi ý định tiến quân đến tận sông Mêkông. Việc nắm giữ Điện Biên Phủ trong tay là rất cần vì địa điểm này nằm trên đường tiến, ngoài ra không còn đường nào khác trừ việc phải bạt núi hoặc nấp thung lũng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 11:21:31 am »

BÃI NHẢY DÙ NATACHA
20 – 11 – 1953

-   Đứng dậy ! Kiểm tra trang bị !

Từng nửa tiểu đội gồm mười hai người, các lính dù xiết chặt hành trang, cầm chắc vũ khí. Hầu hết mọi người, ,ngoài trang bị cá nhân, còn phải mang thêm những bộ phận súng cối 81 hoặc 60, các thùng đạn súng máy hoặc đạn pháo. Với dáng điệu vụng về, người nọ va vấp đụng phải người kia, họ lầu bầu văng tục và chửi rủa cả tấm ván sàn bấp bênh có thể làm cho họ nhảy vọt ra cửa máy bay thiếu chính xác.

Đợt đầu cuộc hành quân Castor gồm 65 máy bay Dakota đã bay tới đoạn chót sau khi vượt qua đỉnh đèo Mèo, thung lũng Tuần Giáo chìm ngập trong sương, từ trên đường 41 lượn một vòng rộng tới trục nhảy trên cánh đồng Điện Biên Phủ rồi bay thẳng thành một vệt dài theo hướng Nam Bắc.

Tốp đi trước gồm 33 máy bay, dưới sự chỉ huy của thiếu tá Fourcaut, mật danh là «  Ông Sếp Vàng » có nhiệm vụ thả dù xuống bãi nhảy mang tên Natacha ở phía Tây Bắc bản Kéo. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 do Bigeard chỉ huy, có thêm một đại đội công binh làm nhiệm vụ sửa sang ngay sân bay sau khi nhảy xuống đất.

Tốp thứ hai gồm 32 chiếc DC-3 dưới sự chỉ huy của thiếu tá Martinet, được gọi trong điện thoại vô tuyến là « Ông Sếp Đỏ » , thả dù xuống bãi mang tên Simone cách trung tâm Điện Biên Phủ 4 kilômét về phía Nam.

Trong khoang máy bay rất lạnh. Do cửa mở nên gió từ ngoài lùa vào rất buốt giá. Nhiều lính dù đã phải mặc thêm tới hai chiếc áo len dưới lớp áo nhảy dù mà vẫn thấy lạnh. Một số lính khác mặc lót bên trong bằng bộ đồ nịt thể thao. Một số nữa như trung đội trưởng Allaire chỉ đơn giản giữ lại bộ đồ ngủ bên trong bộ quần áo nhảy dù.

Phía chân trời lúc này đã hoàn toàn tan sương. Trên vòm trời nhẹ, mặt trời đã chiếu sáng. Nhìn xuống phía dưới những đống rơm rạ sau vụ gặt đang điểm những đốm vàng trên đồng ruộng. Đây đó, từ những mái nhà sàn, những cột khói nhẹ, bốc thẳng lên cao, chứng tỏ không có gió trên mặt đất.

Mặc dù cách xa nhau hàng mấy cây số theo đội hình trải dài của máy bay, Bigeard và Bréchignac cùng nhìn đồng hồ khi chuẩn bị nhảy : 10 giờ 35 phút !

Bréchignac hét vào tai phó của mình là trung úy Abadie :

-   Chậm mất năm phút rồi !

Tiếng động cơ lọt qua cửa mở kêu ầm ĩ. Hai sĩ quan phải gào thét vào tai nhau mới nghe rõ :

-   Dưới đất đông người lắm, thưa thiếu tá !

Bréchignac cúi xuống nhìn. Dưới cánh máy bay hiện rõ những bóng người trên đồng ruộng, Bréchigac trả lới Abeide :

-   Đó là dân thường. Không thấy mang vũ khí !

Liếc nhìn điểm báo trong máy bay, Bréchignac ngạc nhiên khi thấy vẫn để đèn đỏ, đáng lẽ phải bật đèn xanh để nhảy từ sáu phút rồi. Nhìn xuống dưới, cũng không thấy những đặc điểm của bãi nhảy dù như đã ghi trong những tấm ảnh chụp từ trên không. Abadie hỏi :

-   Ta đang ở đâu thế này ?

Bréchignac nhún vai tỏ ý không biết. Trong đầu thiếu tá vụt lên những nỗi lo sợ từ đêm trước. Khi được phổ biến là máy bay sẽ chỉ bay một lượt để có thể thả xuống toàn bộ tiểu đoàn dù, Bréchignac đã lưu ý các phi công những rủi ro của sự tản mát khi toàn bộ số lính dù tiếp đất. Ông đã hỏi :

-   Lúc thả dù các anh bay theo tốc độ nào ?
-   Không dưới 170 kilômét một giờ.

Một bài toán cấp tốc. Một đội 24 lính dù đã tốt nghiệp cũng phải mất từ một phút rưỡi đến hai phút mới nhảy hết ra khỏi máy bay. Trong thời gian hai phút đó, máy bay đã bay được một đoạn đường dài tới ba kilômét.

“Như vậy là toàn tiểu đoàn sẽ tiếp đất từ năm đến sáu kilômét từ người đầu đến người cuối”. Bréchignac kết luận như vậy.

Hơn nữa nếu máy bay lại thả không đúng chỗ thì …

-   Nhảy !

Một tiếng hô vang qua loa phóng thanh.

Đối với Bréchignac , thời điểm của mọi vấn đề đã đến. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn nhảy dù thuộc địa số 1 lao ra khỏi cửa máy bay, nhảy vào khoảng không. Theo gót ông là tiểu đoàn dù. Ông cũng chỉ là một người lính chiến như toàn đơn vị.

Ngay khi tiếp đất, Bréchignac nhận rõ ngay, những điều ông lo sợ hôm nọ là đúng. Không chỉ toàn bộ tiểu đoàn của ông rơi  khắp mọi phía mà chỉ đảo mắt nhìn ông cũng đã biết ngay các phi công đã thả dù chệch mục tiêu, cách bãi đáp những hai kilômét về phía Nam.

Trong lúc này, cách Bréchignac tới 10 kilômét, Bigeard và tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 cũng đang lủng lẳng trên cao, dưới những sợi dây dù. Họ cũng nhìn thấy những bóng người dưới đất đang chạy ùa về phía họ. Nhưng đó không phải là dân làng chạy đi tìm nơi trú ẩn mà là bộ đội Việt Minh đang đón đánh !

Bigeard cau mặt. Ở Hà Nội, ông được ban tham mưu cho biết tại địa điểm nhảy dù chỉ có khoảng hai đại đội bộ binh cùng với một đại đội súng cối. Nhưng giờ đây có vẻ như đông hơn. Do một sự trùng hợp bất hạnh, hình như bộ đội Việt Minh đang tập đánh quân nhảy dù, đúng vào lúc lính dù của Bréchignac đang rơi xuống.

Để “đón tiếp” 651 lính dù của Bigeard và 52 lính công binh đi theo, hình như Việt Minh cũng có một số quân tương ứng và có hỏa lực súng cối trội hơn. Hơn nữa, Việt Minh còn có lợi thế là ở sẵn dưới đất, tập trung, sẵn sàng giao chiến, trong khi lính dù rất dễ bị nhằm bắn khi đang rới lẻ loi từng người, nặng trĩu các hành trang, thiết bị, xe cộ , vũ khí nặng hãy còn đóng gói, nhảy xuống một bãi đất không rõ địa hình. Ngay khi vừa lao ra khỏi cửa máy bay, họ đã làm mồi cho bộ đội Việt Minh nhằm bắn. Từ tất cả những bụi cây, những hàng rào, các luồng đạn bắn lên trời nhằm vào những lính dù đang treo lơ lửng và tiểu đoàn dù số 6 của Bigeard đã bị thương vong ngay trước khi có thể bắn lại. Đại úy quân y Raymond bị bắn chết ngay trong khi đang rơi và ngay trong trận nhảy dù đầu tiên của đời ông.

Nếu khi còn ngồi trong máy bay, các binh sĩ dù của tiểu đoàn số 6 còn có ảo tưởng về tính chất dễ dàng của cuộc hành quân Castor thì đã vỡ mộng ngay sau khi kết thúc cuộc hành trình trên không và càng lo sợ sau khi vừa mới chạm đất .

Bãi nhảy mang tên Natacha là một cánh đồng có nhiều ruộng cũ bỏ hoang, phủ đầy cỏ dày cao tới 2 mét, thường gọi là cỏ voi. Những lính dù nhảy xuống trảng cỏ này bị ngập luôn trong lớp cỏ như bị bịt mắt. Hơn nữa, họ lại rơi tản mát, toàn tiểu đoàn trải dài tới gần 6 kilômét. Đại đội 4 của trung úy De Wilde rơi lạc về phía Bắc tới chân một quả đồi cây cối rậm rạp hình quả trám, được binh lính đặt luôn cho cái tên là “Ngư lôi” ( Sau này Pháp xây dựng tại đây cụm cứ điểm GABRIELLE ) trong khi đại đội1 của Lepage lại rơi xuống gần một bản làng. Đại đội 3 của trung úy Magnillat nhảy xuống gần đường băng sân bay cũ. Đại đội 2 của Trapp nhảy xuống khu đất giữa nhánh sông của Nậm Rốn và quả đồi Alpha của Bản Kéo ( Sau này trở thành cụm cứ điểm Anne Marie ). Những binh sĩ trong cơ quan tiểu đoàn bộ rơi xuống lưu vực sông Nậm Luông ở phía Tây bãi thả các vật liệu mang tên Octavie.

Bộ đội Việt Minh có mặt khắp mọi nơi. Những tốp bộ đội bị lính dù tách khỏi ban chỉ huy vẫn tự động chiến đấu bắn lại những lính dù chưa kịp gỡ dù. Một lính dù ngồi trên chiếc xe vừa được thả xuống lái vào một bản gần bãi nhảy, gặp luôn một bộ đội ( từ “bộ đội” được viết theo tiếng Việt trong nguyên bản) Việt Minh đang nấp sau khung cửi. Các binh lính Việt Minh chưa rút khỏi làng tạo thành một hàng rào bảo vệ ở phía ngoài, có vẻ như để cơ quan chỉ huy bên trong kịp rút lui an toàn.

Trong nhiều giờ đầu đã xảy ra một loạt những cuộc giao tranh nhỏ nhưng cực kỳ dữ dội, lính dù đã phải hết sức chiến đấu để tránh khỏi bị tiêu diệt.

Dần dần, qua  nhiều hành động tác chiến, các đơn vị dù đã bắt được liên lạc với nhau. Bigeard hét khản cổ qua máy vô tuyến để tập hợp các trung đội. Trước khi lên máy bay, đã qui định sau khi chạm đất các đại đội sẽ đốt khói có màu sắc khác nhau để tập hợp đơn vị. Nhưng ngay từ sân bay Bạch Mai, những ống khói này đã bị xếp lẫn lộn, cho nên binh lính bị lạc lung tung, chạy đến tập hợp tại đơn vị mình lại nhầm sang đơn vị bạn.

Các lính dù đã phải nổ súng liên lạc từ bụi cây này sang bụi cây khác, từ bờ đê nọ đến bờ đê kia, trong một cuộc giao tranh hỗn loạn không thể nào giữ được kế hoạch đã định. Bộ đội Việt Minh lẩn cả vào trong tiểu đội sục sạo mũi nhọn của trung sĩ Gaillard thuộc đại đội 1. Nhiều lính Việt choàng luôn mảnh vải dù loang lổ vừa nhặt được lên người để trà trộn.

11 giờ 35 phút, Gaillard bị một viên đạn bắn trúng giữa trán. Nhận được tin này, Bigeard đã gục đầu chán nản vì Gaillard là một trong những người lính cũ thân cận của Bigeard.

Ở mặt Bắc, Trapp và đại đội 2 đã thiết lập được vị trí tại rìa Bản Kéo đối diện với những dãy đồi Alpha. Nhưng ngay sau đó đã bị trọng liên địch bắn tạt sườn. Phía sau là những tiểu tổ đang tìm cách cắt rời đơn vị của Trapp với toàn tiểu đoàn. Đơn vị Trapp đã bị một số thương vong. Peressin phụ trách điện đài, bị trúng đạn vớ ngực. Đại đội 2 dù đã tập hợp được vẫn ở trong tình thế nguy hiểm mà tiểu đoàn trưởng Bigeard không có cách nào cứu ứng được vì toàn bộ hỏa lực nặng của tiểu đoàn đã thả dù lạc sang bãi Simone cách xa 6 kilômét về phía Nam. Ông phải gọi điện cho Allaire :

-   Allaire, bắn mạnh yểm trợ cho Trapp ở rìa dãy đối Alpha.

Allaire cau mặt. Ông chỉ còn có 3 quả đạn pháo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1953 là một ngày đen đủi đối với lính dù. Nếu tiểu đoàn của Bréchignac được thả đúng bãi nhảy và nếu toàn bộ tiểu đoàn 1 tập hợp được nhanh chóng thì đã có thể bao vây tiêu diệt được cơ quan chỉ huy mà quân báo Pháp cho là một sở chỉ huy trung đoàn của Việt Minh.

Đã 12 giờ rưỡi trưa. Lính dù đã nhảy xuống thung lũng được đúng 2 tiếng đồng hồ. Le Page dẫn đầu đại đội 1 bắt đầu sục vào trong làng, có đại đội 3 của Magnillat tiếp ứng. Quân Việt chia thành từng nhóm nhỏ, rút ra ngoài.

Ở mặt Bắc, cuối cùng thì Trapp cũng đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm sau khi được đội biệt kích số 3 do trung úy Samalens tới ứng cứu. Samalens mới tới tiểu đoàn sáng sớm hôm nay, nhưng đã chiến đấu như một cựu binh. Đội biệt kích của ông gồm khoảng 20 lính xứ Bắc kỳ người nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi đã chạy xuyên rừng kịp thời tới cứu viện cho đơn vị dù của Trapp và lúc này Trapp đã làm chủ trận địa.

Còn trung úy De Wilde thì đang tức sùi bọt mép. Đơn vị ông rơi quá xa nơi xảy ra chiến sự. Ông chỉ còn biết nghe qua máy vô tuyến những báo cáo của các đơn vị bạn một cách nuối tiếc.

Bigeard đã gặp Le Page. Ông đặt sở chỉ huy tiểu đoàn trong ngôi nhà đầu tiên của người Thái ngay lối vào thung lũng Điện Biên Phủ. Các máy vô tuyến đã được đặt tại nơi làm việc. Cần ăng-ten đã giương cao. Binh lính, kể cả lính văn phòng , hối hả đào công sự chiến đấu.

Le Page đứng tách riêng ra một chỗ kiểm điểm quân số. Sáu người chết, trong đó có 2 hạ sĩ quan là Gaillard và Martelino. Mười một người bị thương trong đó có trung sĩ Le Goail bị đạn xuyên qua phổi.

Ở phía Nam, ngay sau khi tập hợp xong, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 do Bréchignac chỉ huy lập tức đi dọc theo bờ trái sông Nậm Rốm ngược về phía trung tâm Điện Biên Phủ. Cuộc tiến quân gặp trở ngại vì còn phải bảo vệ cho cơ quan chỉ huy của binh đoàn đổ bộ đường không cùng nhảy dù với đơn vị. Trung tá Fourcade cầm đầu cơ quan chỉ huy đã nhảy dù xuống trước như một trinh sát viên mũi nhọn, bất chấp nguy hiểm , để được cùng chiến đấu với tiểu đoàn 6 của Bigeard. Khi Fourcade tới vị trí chỉ huy của Bigeard ông đã không được tiếp đón nồng nhiệt lắm vì Bigeard đang rối bận vì những biến đổi xáo trộn trong các đại đội thuộc tiểu đoàn của mình.

Một lát sau, Bréchiganc cũng tới Điện Biên Phủ. Ông nhận được nhiệm vụ phải cho quân lùng sục, càn quét những dãy đồi phía Đông rồi thiết lập sở chỉ huy phòng ngự tại một pháo đài đã đổ nát, do Pháp xây dựng từ lâu, trên quả đồi sau này được gọi là Eliane 2 ( đồi A1).

Đầu giờ chiều, có thêm một tiểu đoàn dù thứ ba nhảy xuống thung lũng. Đó là tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 do thiếu tá Souquet chỉ huy, có số quân lên tới 711 binh lính, là tiểu đoàn đông quân nhất trong cuộc hành quân Castor.

Tới chập tối 20 tháng 11 đã có tới 2.650 binh sĩ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ tạo thành một vành đai bao quanh bản làng, ở rải rác cả hai bên bờ sông Nậm Rốn. Bigeard và tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 đóng ở mặt Tây và Nam. Bréchignac và tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 đóng ở dãy đồi phía Đông. Tiều đoàn 1 của Souquet đóng ở bờ sông, có nhiệm vụ bảo vệ mặt Bắc.

Vòm trời phủ kín mây báo hiệu sương mù dày đặc trong đêm. Mặt trời vừa lặn ít lâu , hàn thử biểu đã xuống thấp tới 5oC. Lính dù cuộn tròn trong vải bạt và vải ni-lông, tránh hơi ẩm bốc lên từ mặt đất. Rất ít có lửa sưởi., trừ trong nhà sàn nơi đặt sở chỉ huy.

Một sự im lặng tràn ngập, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị phá vỡ bởi những tiếng nói từ các điện đài báo cáo tình hình với Hà Nội. Các sĩ quan đọc các báo cáo cho thư ký chép để chuyển về Bộ tư lệnh Bắc Bộ của Cogny tại Hà Nội. Thống kê số thiệt hại sơ bộ :

«  Thương vong khi đang nhảy :
Tiểu đoàn 6 : 1 chết, 11 bị thương
Đại đội công binh : 2 bị thương.
Thương vong chiến đấu :
Tiều đoàn 6 : 10 chết, 31 bị thương
Đại đội công binh : 2 chết, 3 bị thương
Đơn vị pháo nhẹ : 2 chết.
Cơ quan binh đoàn đổ bộ đường không : 1 chết
Các phương tiện bị thiệt hại :
.............................................................

Những đốm lửa đã tắt. Làng bản chìm ngập trong bóng đêm. Thỉnh thoảng lại vang lên một tiếng súng bắn lẻ, một loạt súng bắn vội, tiếng hô của lính canh, tiếng giày đinh nện trên mặt đê báo hiệu đội tuần tra đang trở về. Cuộc chiến đấu buổi sáng đã lùi vào dĩ vãng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 03:16:41 pm »

NGÀY N + 2
21 – 11 – 1953

Từ sáng sớm ngày 21 tháng 11 năm 1953, « con nhím » Điện Biên Phủ đã có hình dáng một ổ kiến hoạt động năng nổ, nửa phần là lâm trường, nửa phần còn lại là đại hội thanh niên hướng đạo sinh quốc tế. Những đội tuần tra, liên lạc, lao động linh tinh, nhặt dù rơi vãi .. tất cả như một vũ khúc khó hiểu đổi với một khán giả mới đến. Vậy mà mỗi cử chỉ đều mang một ý nghĩa riêng, hòa trong hoạt động chung. Bầu không khí nhộn nhịp ở đây trong lúc này chưa mang đến tính chất dữ dội của chiến tranh. Những binh lính mới chỉ đang lao động, đào đất, chặt cây hoặc đi dạo. Hôm trước bị phân tán lẻ loi trong cuộc nhảy dù, hôm nay họ đã lại gặp nhau bên đường băng sân bay, chung quanh một cái nhà, bắt đầu kể lại cho nhay nghe những chuyện xảy ra hôm trước và tranh cãi không ngừng về kế hoạch Castor trong nhà ăn.

Vài liên lạc viên phóng nhanh trên những chiếc xe đạp với vẻ quan trọng. Mỗi khi thấy những chiếc xe máy được thả dù xuống hôm trước, dành riêng cho các sĩ quan, nổ máy ầm ỹ, những người lính xe đạp vội nép vào một bên vì đường quá hẹp. Một số lính lê dương hoặc lính dù cưỡi trên lưng những con ngựa thồ thấp lùn của người Thái, chân người cưỡi buông thõng sát mặt đất.

Những bụi cây chung quanh làng đều bị đốt cháy, tỏa ra luồng hơi ấm của mùa thu. Những đám dân phu phải làm công việc tạp dịch, đầm mình dưới lòng sông Nậm Rốn giặt giũ. Đã có một số quần áo, vải vóc được phơi khô trên hàng rào cắm cọc tre.

Các vị trí đóng quân tuần tự được tổ chức. Những lính dù tin chắc sẽ phải đóng quân dài ngày tại Điện Biên Phủ đang chuẩn bị đối phó với chuyện xấu nhất sẽ tới. Dưới cặp mắt xét nét của các đại đội trưởng, các trung đội trưởng cẩn thận phân định điểm bắn cho các súng máy, ấn định từng điểm cho binh lính đào hầm cá nhân. Các trung sĩ, hạ sĩ đi lại lăng xăng, đôn đốc quát tháo đám binh nhì. Ở đây phải có cả uy lực lẫn kiên nhẫn mới có thể buộc đám lính dù có tập quán hoạt động bay  nhảy phải chôn chân trong hố. Ngay cả cung cách cầm cuốc xẻng như thế nào cũng phải mắng mỏ dạy dỗ đám lính dù.

Mặc dù vậy, đám lính bắt buộc phải đào đất này vẫn rình mọi cơ hội để ngừng tay, không chịu làm liên tục công việc của những con chuột chũi. Họ ngẩng mặt, vểnh mũi lên trời, nhìn tiểu đoàn thứ tư đang nhảy xuống thung lũng. Đó là tiểu đoàn dù lê dương số 1.

Đã 10 giờ sáng.

Ở đầu bên kia làng, về phía Tây là bãi mang tên Octavie, lính của tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 đang làm công việc lao công là nhặt những kiện hàng vừa thả dù xuống. Một số làm công việc đo đạc, ấn định chu vi dành cho nghĩa địa chôn cất những binh lính tử trận nhiều tại Điện Biên Phủ. Bigeard đã quyết định dành cho binh sĩ bị chết trong cuộc đánh chiếm Điện Biên Phủ bằng cách cho cắm một cột cờ ở chính giữa nghĩa địa này.

Vừa mới chạm đất, trung sĩ Zurell thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 1 chưa kịp tháo bỏ dù, mới chỉ đảo mắt nhìn quang cảnh đã nói :

-   Tớ không ưa mảnh đất này. Đúng đó ! Tớ không hề yêu thích chỗ này chút nào.

Tất cả những gì Zurell vừa nhìn thấy trên nghĩa địa như một điềm xấu báo hiệu trước cho mình những chuyện chẳng lành. Mảnh đấy bẩn thỉu có những bụi cây hình như đang gặm nhấm những đám ruộng hoang hóa như đang nhiễm bệnh, những dãy núi đen xạm, thù địch vẫn còn vương vấn chút ít sương mù buổi sáng. Làn sương như bị xé rách khi có 675 lính dù lê dương do Guiraud chỉ huy từ 34 chiếc máy bay Dakota nhảy xuống. Zurell quả là đã phải chịu đựng một cách khốn khổ cảnh tượng xảy ra trên góc tận cùng của thế giới này.

Trung sĩ trưởng Romangin vỗ vai Zurell, cười nói :

-   Rồi cậu cũng cố phải vượt qua thôi !
-   Tất nhiên tôi sẽ cố vượt qua. Nhưng tôi vẫn thích hơn khi được ra khỏi nơi này.

Rồi Zurell cúi đầu, lặng lẽ suy nghĩ. Nếu anh có tài đánh hơi, chắc anh đã nhớ đến một kinh nghiệm cũ không nên lặp lại ở đây. Đó là hồi tháng 10 năm 1950. Lúc đó Zurell là hạ sĩ của chính tiểu đoàn dù lê dương số 1. Cũng một buổi sáng như thế này, Zurell đã nhảy xuống một dải đất cũng giống nơi đây, có núi đồi rậm rạp vây quanh, để « hỗ trợ » cho một binh đoàn cơ động đang gặp khó khăn ở Thất Khê trên đường 4.

Ba tuần sau, cái tiểu đoàn dù lê dương số 1 này đã bị xóa sổ. Cũng không còn cả cái « binh đoàn cơ động » của Lepage, của Charton,  bị chìm ngập trong thác lũ của bộ đội Việt Minh.

Zurell bị thương nằm ở ven rừng đã được Việt Minh đưa về trại tù binh và ba tuần sau được Việt Minh trao trả cho Pháp. Lúc này, Zurell đang hấp hối nhưng anh cố sống. Anh được hồi hương , được về Angieri, được bình phục và đã thề không trở lại Đông Dương nữa. Nhưng bây giờ lại phải nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Zurell nói tiếp :

-   Ngay khi vừa mới đặt chân tới mảnh đất như thế này, việc trước tiên của tôi là tìm lối ra. Nước Lào có xa đây không ?

Đại đội 4 của Zurell đã tập trung ở rìa bãi nhảy chờ lệnh. Đại đội trưởng Cabiro đứng ở đầu hàng quân, nói chuyện với Martin, chỉ huy đại đội 3 xếp hàng ở bên cạnh. Cạnh hai chỉ huy , đám lính dù lê dương suy nghĩ miên man. Họ chẳng tò mò nhìn ngắm cái gì cả. Họ chỉ mong nhanh chóng có chỗ nghỉ, tháo bỏ cái ba-lô, căng lều bạt và cầm chắc cán xẻng, cán cuốc ..

Thiếu tá Guiraud cùng toàn ban chỉ huy đi vào làng nhận huấn thị của cấp trên và dự cuộc giao ban của các tiểu đoàn trưởng. Dọc đường đi, Guiraud giơ tay chào những gương mặt thân quen. Trong các binh chủng dù, tiểu đoàn dù lê dương số 1, gọi tắt là BEP được yêu thích nhất. Đây là một đơn vị thiện chiến đã lê gót ủng nhảy dù tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Đông Dương, khi cần đến một lực lượng xung kích. Nếu trong đơn vị dù thuộc địa của Bigeard, người ta chú trọng đến tầm vóc, đến phong cách và nếu trong đơn vị dù xung kích của Bréchignac chú trọng đến sự vững vàng, đến tính cụ thể , thì đơn vị dù lê dương của Guiraud tất cả những truyền thống của lính dù lê dương được kết hợp nhuần nhuyễn với đặc tính của lính dù. Đó là : một chút khinh thường với cái chết, trộn lẫn với một chút thèm khát cuộc sống.

Thiếu tướng Gilles chỉ huy toàn bộ lực lượng dù đã cùng nhảy dù xuống Điện Biên Phủ cùng với tiểu đoàn dù lê dương (BEP) trong cuộc hành quân Castor . Cũng như mọi binh nhì, ông đã tự mình xếp dù, buộc dù trên lưng, cho tới khi tập hợp. Chỉ đến lúc này ông mới trở lại cương vị cấp tướng chỉ huy, giữ một bàn làm việc trong trụ sở chỉ huy của đại tá Fourcade, là nơi có cả Langlais chỉ huy binh đoàn đổ bộ đường không số 2. Lúc này Langlais đang càu nhàu vì bị sai khớp mắt cá chân khi chạm đất và không muốn nằm yên một chỗ trong lúc toàn binh đoàn đang hoạt động chiến đấu.

Lực lượng dù tác chiến của tướng Gilles gồm có : binh đoàn đổ bộ đường không số 1 do Fourcade chỉ huy, trong đó có tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Bigeard ; tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của Souquet ; tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù số 1 của Bréchignac ; binh đoàn đổ bộ đường không số 2 của Langlais, trong đó có tiểu đoàn dù lê dương số 1 của Guiraud ; tiểu đoàn dù thuộc địa số 8 của Tourret. Ngoài ra còn có lực lượng hỏa lực hỗ trợ gồm trung đoàn pháo nhẹ đổ bộ đường không số 35, đại đội cối, các đơn vị công binh và một bệnh viện phẫu thuật dã chiến.

Lần lượt từng người một, các tiểu đoàn trưởng dự cuộc họp giao ban sáng 21 tháng 11 năm 1953 nhận mệnh lệnh của tướng Gilles. Ông nói với Guiraud :

-   Anh đưa đơn vị tới các vị trí phòng ngự trên đồi A2, A3.

Guiraud nhìn bản đồ địa hình. Đây mới chỉ là một bản vẽ rất sơ lược, do ban tham mưu của tướng Gilles thể hiện, căn cứ vào những bản đồ cũ tỷ lệ 1/100.000 của toàn vùng và những tấm ảnh chụp từ trên không.

Cho mãi tới khi kết thúc chiến dịch, vẫn chưa bao giờ có được một bản đồ chính xác về Điện Biên Phủ. Mãi đến tháng 4 năm  1954 sở địa chính của quân đội mới chỉ căn cứ vào những tấm ảnh chụp từ máy bay, vẽ một bản đồ Điện Biên Phủ tỷ lệ 1/25.000 nhưng lính đóng giữ đã không nhận được vì tấm bản đồ thả dù đã rơi lạc sang trận địa Việt Minh.

Những vị trí phòng ngự giao cho tiểu đoàn dù lê dương số 1 nằm ở những mỏm đồi phía Tây Bắc Trung tâm, tạo thành hình lưỡi liềm, mũi nhọn nằm cách phía Bắc đường băng sân bay 1200 mét. Lúc ấy những dãy đồi này mới chỉ được gọi là cụm Alpha, vài tuần sau mới mang tên Anne Marie.

-   Này, mày ngủ đây à ? Fattori !
-   Khô .. ô ..ng !

Fattori vừa mới mở được một mắt, đã nhắm lại ngay. Anh có cảm giác như đang trải qua một cơn ác mộng. Vừa mới hôm qua, anh còn thuộc quân số đại đội 2, tiểu đoàn dù lê dương số 1. Vụt một cái, hạ sĩ Perrin và binh nhì Fattori bị chuyển sang một đơn vị mới thành lập để phục vụ cho cuộc hành quân Castor. Đó là đại đội 1 súng cối nặng đổ bộ đường không lê dương, gọi tắt là CEPMI gồm 8 khẩu cối 120 mm yểm trợ cho lính dù của tướng Gilles.

Fattori đã trải qua một đêm trắng trong một xứ sở không quen biết, giữa những người bạn mới. Ngay khi vừa mới tới vị trí pháo binh ở Điện Biên Phủ, Fattori đã chui vào trong chiếc hầm làm bằng những vỏ đạn pháo nhồi đất, bên trên căng một tấm vải bạt. Từ lúc đó, anh ngủ li bì, cho tới khi bị đánh thức bởi những đợt pháo bắn chặn mà người chỉ huy của anh là Perrin ghi thành một chuỗi danh sách.

Theo tập quán lâu đời của pháo binh Pháp, những đợt pháo ngăn chặn thường xếp theo thứ tự A, B, C .. và mang tên các loại hoa : Anémone, Bégonia, Capucine ..

Fattori nói :

-   Quả là những vần A, B, C .. lạ lùng.

Perrin giải thích :

-   Cậu chẳng biết gì cả. Gọi như thế để tránh nhầm lẫn. Không thể gọi đơn giản A, B, C .. cho tất cả các đơn vị, các cứ điểm, các phương tiện. Vì như vậy sẽ có tiểu đoàn bộ binh Alpha, quả đồi Alpha, máy bay Alpha .. cả một mớ hỗn loạn. Vì vậy phải lấy tên các loài hoa vần A, B, C .. để dễ gọi các đợt bắn pháo.
-   Tại sao không lấy tên con gái ?

Fattori cố hỏi lại một câu nữa rồi lại chìm đắm trong giấc ngủ.

-   Ồ ! Fattori, dậy đi !

Fattori đành phải vừa ngáp, vừa đứng lên. Trong ánh sáng của ngọn đèn pin được nối vào hai sợi dây đồng với cục pin trong đồn, Fattori đã nhìn thấy gương mặt láu lỉnh của Perrin. Hạ sĩ đang cắm dây điện nối liền với đài thu thanh, nghe bài hát phát đi từ đài Con nhạn của Quân đội Pháp tại Hà Nội. Fattori hỏi :

-   Này, hạ sĩ ! Anh nghe đài Hà Nội đấy à ? Sao bảo cấm nghe ..
-   Mày làm gì kệ mày – Perrin trả lời – Nhưng bây giờ đến lượt mày gác.

Nói xong, Perrin chui vào trong chiếc chăn kaki, nằm ngủ.

Suốt dọc sân bay đã đào hầm hố gần đường băng, những lính dù thuộc đại đội 4 trong tiểu đoàn của Bigeard cũng đã chui vào đống vải dù và đang ngủ. Ở phía trước, những lính canh đứng trên đê, đang im lìm quan sát bóng đêm trong khi đám lính nằm ngủ, thỉnh thoảng lại dùng khuỷu tay thúc vào sườn đồng đội để tin rằng vẫn còn người bên cạnh. Nhiều khi, do thèm một điếu thuốc, do kiến đốt, họ lại gãi chân, gãi tay, gãi gáy.

Trước mặt đám lính canh vẫn là con đường mang tên Pavie nối Điện Biên Phủ với Lai Châu đang dần dần mất hút trong cây cối. Phía chân trời là những dãy đồi nhấp nhô như tường thành, không thấy gì chứng tỏ có kẻ địch xuất hiện.

Thời gian cứ trôi, vô ích và trống rỗng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2008, 05:31:41 pm »

THUNG LŨNG CỦA CON HẢI LY
Từ 21 tháng 11 đến 4 tháng 12

Sau khi toàn bộ tiểu đoàn dù số 8 đã chạm đất, đến lượt các máy bay vận tải thả dù các kiện hàng. Những hòm lương thực, đạn dược, thiết bị quân sự buộc vào những chiếc dù có màu sắc thích ứng với từng loại liên tiếp được thả xuống bãi mang tên Octaive.

Vào khoảng 4 giờ chiều, những tiếng động cơ ầm ĩ từ phía xa báo hiệu sự xuất hiện của những máy bay vận tải hai động cơ. Đây là những máy bat vận tải lớn nhất của không quân Đông Dương, loại C119 mang tên Flying Boxcar do Mỹ chế tạo, có hình dáng một chiếc xì gà bằng nhôm khổng lồ kẹp giữa hai thân máy bay nằm đỗi xứng. Hàng hóa được đưa lên hoặc thả xuống qua một chiếc cửa hậu ở phía đuôi máy bay.

Máy bay đã tới trục thả dù, hơi ngóc đầu lên cao một chút để tạo đà cho việc trút hàng. Từ đuôi máy bay, toàn bộ số hàng được hất xuống, rơi lơ lửng trên không, trong lúc chiếc máy bay nhẹ bỗng có vẻ như bốc lên cao.

Một kiện hàng rất to được buộc vào bốn chiếc dù khổng lồ . Bốn chiếc dù này nở bung như một chùm hoa. Nhưng rồi một chiếc đai buộc hàng bị đứt. Kiện hàng tụt khỏi những chiếc dù. Đó là một chiếc xe ủi đất nặng tới 5 tấn rơi thẳng xuống mặt ruộng vì không còn dù đỡ, phát ra một tiếng động như sấm rồi lún sâu dưới đất.

Hôm sau là ngày Chủ Nhật. Trời rất rét. Sương mù tan rất chậm. Vì vậy mãi đến giữa trưa mới thực hiện được việc thả dù tiểu đoàn cuối cùng của cuộc hành quân Castor. Đó là tiểu đoàn dù lính Việt số 5 của quân đội Bảo Đại.

Buổi tối, tướng Cogny, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ, gửi điện báo cáo với Tổng tư lệnh Navarre về kết quả cuộc hành quân.

Giai đoạn đầu chiếm đóng Điện Biên Phủ đã kết thúc. Tính tới hết ngày Chủ nhật 22 – 11 – 1953, có 4.560 lính dù tại thung lũng Điện Biên Phủ.

Ngày hôm đó, các tiểu đoàn đóng giữ Điện Biên Phủ bắt đầu bước vào giai đoạn hai, tức là tổ chức những cuộc tiến quân thăm dò chung quanh vị trí chiếm đóng. Mới 4 giờ sáng ngày 23 tháng 11, tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Bigeard đã xuất phát về phía Đông Nam, nhằm lùng sục địch ở khoảng giữa sông Nậm Rốm và Nậm Nưa cách Điện Biên Phủ 20 kilômét.

Bréchignac chỉ huy tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù thuộc địa số 1 cũng nhận được nhiệm vụ tương tự nhưng theo một hướng khác. Ông phải mở cuộc hành quân thăm dò về phía Bắc, theo đường Pavie đi Lai Châu.

Với những cuộc hành quân này, tướng Gilles muốn phát hiện những nơi đóng quân của địch. Đồng thời, ông cũng muốn chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo cuộc hành quân Castor, tức là đón đoàn quân từ Lai Châu rút xuống, rời bỏ pháo đài cuối cùng của Pháp ở vùng thượng du vì biết trước không thể nào đương đầu nổi với các sư đoàn 308 và 316 Việt Minh. Cuộc hành quân rút khỏi Lai Châu được mang tên mật là Pollux.

Bréchignac nhận xét :

-   Có thể, khi tới khu làng đầu tiên là Bản Tấu, cách đây 3 kilômét sẽ đụng phải Việt Minh.

Rồi ông nói tiếp :

-   Nếu cánh Lai Châu muốn bắt liên lạc với chúng ta mà không gặp sự cố gì rắc rối thì phải rút nhanh ngay. Nếu không, sẽ phải dùng cặp giò thể thao để chạy.

Ngay khi phác họa kế hoạch mang tên Navarre, tổng tư lệnh Navarre đã dự kiến Việt Minh sẽ tiến đánh Lai Châu. Dứt khoát, tướng Giáp không chịu để tồn tại một cứ điểm cuối cùng của Pháp giữa vùng lãnh thổ mà Việt Minh cần kiểm soát toàn bộ. Nhất là các đơn vị không chính quy của Pháp đang sử dụng Lai Châu là thủ phủ xứ Thái làm bàn đạp để tiến hành các hoạt động biệt kích phá hoại đánh vào các tuyến giao thông và cơ sở hậu cần của Việt Minh.

Với các đội biệt kích này, Việt Minh đã phải bỏ ra một trung đoàn chủ lực nhằm thanh toán ba đội biệt kích quan trọng nhất mang tên Calamar , Colibri, Aiglon hoạt động trong khu vực giữa Sơn La và Tuần Giáo, ngay sát đường 41, làm chậm bước tiến của sư đoàn 316 lên Tây Bắc.

Ngay khi phê chuẩn kế hoạch Castor, tướng Navarre cũng đồng thời quyết định rút bỏ Lai Châu, đây là một cứ điểm không thể nào chống cự được với một cuộc tổng tiến công lớn và là nơi có một sân bay duy nhất trên thế giới lại nằm trên một địa hình thấp hơn các vị trí mà Việt Minh có thể đặt được pháo cao xạ trên các đỉnh núi vây quanh.

Điều rủi ro duy  nhất là các sư đoàn Việt Minh có thể ngăn chặn cuộc rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Để hạn chế mối nguy hiểm này, trung tá Trancart, chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây bắc đã nhận được chỉ thị phân chia số binh lính đóng ở Lai Châu làm ba bộ phận.

Ngày 15 – 11 – 1953, bộ phận thứ nhất được lệnh cấp tốc hành quân theo đường Pavie từ Lai Châu về Điện Biên Phủ trước khi Việt Minh có thể chặn đánh bộ phận này do đại úy Bordier, một người lai Pháp, con rể của Đèo Văn Long chỉ huy, đã hoàn thành việc rút lui một cách an toàn. Ngày 24 tháng 11, đội tiền trạm của đơn vị lính Thái ở Lai Châu đã tiến được vào thung lũng Điện Biên Phủ rước lá cờ Pháp đi diễu qua những quả đồi Alpha ở Bản Kéo lúc đó đang do tiểu đoàn dù lê dương số 1 đóng giữ.

Bộ phận thứ hai được liên tiếp đưa về Điện Biên Phủ bằng máy bay ngay sau khi sân bay Điện Biên Phủ vừa được khôi phục, bắt đầu từ ngày 25 tháng 11, sớm hơn ba ngày so dự kiến. Chính những người lính dù và lính bộ binh lê dương đã vượt mức thời gian sửa chữa đường băng. Họ cũng được chiếc xe ui đất thứ hai giúp đỡ, chiếc này được thả dù an toàn, không gặp sự cố như chiếc thứ nhất.

Giai đoạn ba của cuộc hành quân Pollux gặp nhiều nguy hiểm nhất. Đơn vị hậu về ở Lai Châu đã cố bám giữ đến ngày cuối cùng để làm nghi binh, đánh lừa Việt Minh, cho rằng ở Lai Châu vẫn còn quân lính sẵn sàng chiến đấu. Sau đó, 2.400 quân còn lại mới phân chia thành từng đơn vị nhỏ đi theo những đường mòn mà họ biết rõ hơn địch, tìm đường về Điện Biên Phủ và cũng là hi vọng duy nhất để sống sót.

Để cứu ứng cho đơn vị này, các tiểu đoàn dù của tướng Gilles đã phải tiến lên phía Bắc, càng xa càng tốt, cho tới khi có thể chìa tay ra đón họ.

Nhưng Việt Minh đã hành động rất nhanh. Ngay trong ngày hôm sau, khi những binh lính cuối cùng vừa rút khỏi Lai Châu, Việt Minh đã có mặt trong khi Pháp nghĩ rằng phải nhiều ngày sau họ mới tới nơi.

Từ ngày 25 tháng 11, lính dù ở Điện Biên Phủ cảm thấy Việt Minh đã tới sát thung lũng. Trung đoàn 1448 và sư đoàn 316 Việt Minh chiếm lĩnh các trận địa ngay sát dãy núi bao quanh Điện Biên Phủ. Các đại đội trinh sát của Pháp khi ra khỏi vị trí vài kilômét đã gặp những đơn vị thiện chiến, đông hơn, sẵn sàng từ trong rừng xông ra đón đánh. Trong những ngày đầu tháng 12 những cuộc giao chiến liên tiếp xảy ra nhiều tới mức không thể đếm xuể. Ngày 4 tháng 12, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 khi sục sạo phía Đông Bắc Điện Biên Phủ, gần bản Him Lam đã bị thương vong 10 người.

Tuy nhiên, đã tới thời điểm thay quân.

Nhiệm vụ của lính dù đã sắp hoàn tất. Đó là nhiệm vụ chiếm lĩnh sân bay, làng bản, thung lũng, tạo điều kiện cho căn cứ Điện Biên Phủ hoạt động . Nhiệm vụ này đã hoàn thành. Những nhiệm vụ khác đang chờ đợi họ ở những nơi khác. Họ đang lần lượt được thay thế bằng các tiểu đoàn đổ bộ đường không, có trọng pháo do máy bay chở từ đồng bằng tới.

Ngày 4 tháng 12, Bigeard cùng với tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 trở về Hà Nội. Bốn ngày sau, đến lượt tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù  thuộc địa số 1 của Bréchignac và ngày 10 tháng 12  là tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của thiếu tá Souquet.

Về phần mình, tướng Gilles cũng muốn ra đi. Khi tới thị sát Điện Biên Phủ, tư lệnh trưởng Bắc Bộ đã nhắc lại lời hứa với tướng Gilles :

-   Ông sẽ được đại tá De Castrie tới thay.

Tướng Gilles đáp lại :

-   Đó là một sự lựa chọn tuyệt vời. Castrie sẽ làm được tất cả mọi việc ở nơi này.

Gilles đã nói thật. Ý định của Tổng tư lệnh Navarre là xây dựng Điện Biên Phủ thành một căn cứ đánh tỏa ra các vùng hậu phương của Việt Minh sẽ được thực hiện bở De Castrie , vốn là một kỵ binh tuyệt đối không có ý thích cũng như không có thói quen đứng kìm chân tại một vị trí.

Tướng Gilles đã được thỏa mãn nhưng vẫn không quên ba tiểu đoàn dù còn phải ở lại Điện Biên Phủ. Đó là tiểu đoàn dù lê dương, tiểu đoàn dù xung kích số 8 và tiểu đoàn dù lính Việt số 5. Trước khi ra đi ông đã không giải quyết được việc thay thế các tiểu đoàn dù này.

Tướng Cogny nói tiếp :

-   Điện Biên Phủ sẽ có một binh đoàn cơ động. Đó là binh đoàn 9 do Gaucher chỉ huy, trung tuần tháng 12 sẽ tới đây. Việc tiếp tục thay quân sẽ tiến hành sau đó.

Tướng Gilles tán thành. Ông biết rõ Gaucher và binh đoàn cơ động số 9. Trong cuộc hành quân mang tên Mouette vừa qua nhằm đánh vào các kho hậu cần của sư đoàn 320 ở khu vực Nam đồng bằng, tướng Gilles đã đánh giá cao tính cơ động và vững vàng của binh đoàn này, gồm hai phần ba là lính lê dương, một phần ba là lính Angiêri. Lính lê dương thuộc các tiểu đoàn 1 và 3 của bán lữ đoàn lê dương số 13 đã từng lập chiến công vang dội trong các chiến dịch Narvik và Bir Hakeim hồi Chiến tranh thế giới thứ hai. Lính thuộc địa thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn Angiêri, phần lớn là người quê ở Constantine, to lớn, dẻo dai, dũng cảm. Tiểu đoàn này tới Đông Dương từ mấy năm trước. Binh đoàn cơ động số 9 còn có một lực lượng pháo thuộc địa. Đó là tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10 vừa mới tới Nam Kỳ. Đó cũng là một đơn vị nổi tiếng gồm nhiều pháo thủ châu Phi khỏe mạnh và trung thành.

Tướng Gilles trả lời :

-   Rất tốt. Tôi sẽ có thể trấn an các tiểu đoàn trưởng của tôi.

Tướng Cogny quay lại nói :

-   Thế nhưng, tôi đang dự tính để lại đây hai tiểu đoàn dù thuộc binh đoàn đổ bộ đường không số 2 làm lực lượng cơ động ứng chiến. Ông nghĩ thế nào ?

Tướng Gilles nhăn mặt. Ông không muốn phổ biến những tin xấu. Nhưng ông vẫn trả lời :

-   Tôi sẽ để lại đây tiểu đoàn dù lê dương và tiểu đoàn dù xung kích số 8.

Sau đó, tướng Gilles đi dự cuộc họp với các chỉ huy tiểu đoàn và đại đội :

-   Thưa các bạn ! Tôi xin nâng cốc chúc mừng thắng lợi của các bạn. Tôi có nhiệm vụ chuyển tới các bạn lời khen của Tổng tư lệnh vì đã hoàn thành nhiệm vụ . Riêng đối với tôi, đây là lần cuối cùng tôi được vinh dự làm nhiệm vụ chỉ huy trước khi trở về Pháp.

Chiếc lều vải bạt đủ rộng để chứa tất cả các đại úy, trung úy chỉ huy các đại đội dù. Tướng Gilles đã cho triệu tập tất cả chỉ huy các đại đội để nói lời từ biệt.

Cuối cùng, sau một lúc ngần ngừ, tướng Gilles quyết định nói hết. Bằng vài lời ấp úng, ông giải thích lý do tại sao phải để lại hai tiểu đoàn dù :

-   Các bạn hiểu cho. Phải để cho những đơn vị tới thay quân có thời gian cần thiết thích nghi với trận địa.

Martin, có biệt hiệu là « Loulon » tiến lên hàng đầu trước sự ngạc nhiên của mọi người. Dưới mớ tóc sẫm, gương mặt ông đỏ ứng, biểu lộ rõ vẻ xúc động. Martin vốn bẽn lẽn. Nhưng điều đó không ngăn cản ông nói hết những điều mình nghĩ :

- Thưa tướng quân. Tôi nghĩ, tôi có thể tóm tắt được ý nghĩ của các bạn tôi. Đó là, tướng quân không cần phải ra thêm một mệnh lệnh đã ban hành. Chúng tôi chỉ biết sẽ phục tùng. Cách tốt nhất là cho chúng tôi biết ai ở lại. Và người đó sẽ ở lại đây ...
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2008, 01:49:59 pm »

CUỘC HÀNH QUÂN POLLUX
Từ 8 đến 15 tháng 12 năm 1953

Những buổi sáng sớm, trời rất lạnh. Từ lúc rạng đông sương mù dày đặc đọng trên dãy núi, bao phủ thung lũng dưới lớp sương mù ẩm ướt như đáy mồ. Điều đó vẫn không cản trở việc xây dựng căn cứ lục – không quân. Mọi người đã trở dậy mặc áo len quần nịt như dân Esquimaux Bắc cực, hối hả lao động. Ở trên cao, máy bay đã tới thả các kiện hàng xuyên qua đám mây xuống đất. Để hướng dẫn máy bay thả dù, từ sớm tinh mơ các phi công mặt đất trong sở chỉ huy đã trèo lên nóc nhà phủ lá cọ dùng làm đài quan sát, cắm một chiếc sào tre trên ngọn có buộc một quả bóng màu đỏ. Quả bóng này làm mục tiêu báo hiệu cho các máy bay Dakota biết rõ đầu bãi thả dù.

Đến trưa, sương mù tan dần. Mặt trời hiện ra giữa vòm trời màu xanh lơ. Nhiệt độ dâng cao ngang với mức ở Côte d` Azur miền Nam nước Pháp. Binh lính cởi áo len, rồi cởi trần, để lộ làn da nâu như đồng hun, không ngừng đào đất, chặt cây . Các vị trí đã được ấn định.

Các sở chỉ huy nằm ở trong làng. Những đơn vị ứng chiến đóng ở bên ngoài. Ba tiều đoàn dù phân chia nhau nơi đóng quân : ở dãy đồi phía Đông, ở bờ sông Nậm Rốm và dọc theo đường băng sân bay.

Đường băng cất cánh và hạ cánh tạo thành một hình cổ chai chẳng khác gì sân bay Nà Sản hồi năm ngoái, khi cầu hàng không hoạt động nhộn nhịp nhất.

Những cư dân đã buộc phải rời khỏi Điện Biên Phủ để lui xuống phía Nam vài kilômét, tạo thành một bản mới mà linh mục Guidon đặt cho cái tên mỹ miều là « Khu phố tươi đẹp », ngay trước cổng một bệnh viện sáng nào các bác sĩ quân y cũng thay phiên nhau tới tiêm chủng và chữa trị các bệnh thông thường.

Tướng Gilles ra đi ngày 8 tháng 12 năm 1953. Đại tá De Castries tới thay trong ngày. Cả hai vị cùng nhay đi một vòng kiểm tra các vị trí. Sau đó, vị tư lệnh mới của Binh đoàn tác chiến Tây Bắc, gọi tắt là GONO, vào làm việc trong hầm chỉ huy vừa xây dựng xong, nhờ có sự trợ lực của chiếc xe ủi đất.

Trung tá Langlais cùng tới với đại tá De Castries với nhiệm vụ chỉ huy binh đoàn dù tại Điện Biên Phủ. Langlais chưa hoàn toàn chữa khỏi vết sai khớp ở mắt cá chân xảy ra khi nhảy dù vào ngày 20 tháng 11. Ông vẫn còn đi tập tễnh, nhưng cố nghiến răng quên đau, trả lời trung úy bác sĩ Carfort của tiểu đoàn 8 khi ông được khuyên nên nghỉ ngơi. Ông trả lời :

-   Một cú nhẹ ấy mà ! Tôi vẫn còn đi lại được.

Langlais không cường điệu. Ông đã quyết tâm dẫn đầu các lính dù của mình trong cuộc hành quân . Chiều ngày 10 tháng 12, ông được lệnh cho lính dù đi đến phía Bắc sân bay Lai Châu để đón khoàng 2000 lính người Thái tản mát trong một khu vực khoảng 1.600 killimét vuông trong rừng đang bị bộ đội chủ lực của sư đoàn 316 Việt Minh đuổi đánh.

Giai đoạn 3 của cuộc hành quân Pollux rút khỏi Lai Châu đang bước vào thời điểm nguy kịch, có thể dẫn đến thảm họa. Ngày 10 tháng 12, những tiếng kêu cấp cứu của các đại đội lính Thái truyền qua điện đài mỗi lúc một nhiều và càng cấp bách hơn. Tất cả những đường mòn, những ngã tư, những bến sông, những đỉnh đèo đều có bộ đội Việt Minh chặn đánh. Quân Việt Minh bám sát gót đám lính Thái đã bị phát hiện. Các tiểu đoàn Việt Minh tuần tiễu, lùng sục mọi ngả. Đối đầu với một sư đoàn chủ lực Việt Minh, những lính dõng người dân tộc Thái, trang bị kém, chỉ huy thiếu, chỉ thường dùng vào việc biệt kích phá hoại, không quen với chiến đấu chính quy, không có hy vọng gì sống sót.

Những tốp lính Thái đi chân đất chạy trốn, không còn lương thực, đạn dược. Thỉnh thoảng một chiếc máy bay trinh sát, thường gọi là máy bay “cào cào” bắt được liên lạc bằng điện đài với một nhóm đang rút chạy. Lính Thái đề nghị cho máy bay Dakota tới tiếp tế đồ hộp khẩu phần hoặc đạn dược, và đề nghị máy aby B26 ném bom yểm trợ họ thật gần. Nhưng điều này cũng chỉ kéo dài thêm cơn hấp hối. Nhiều lần các bãi thả dù không thấy có người mà chỉ thấy súng phòng không của Việt Minh bắn lên.

Sáng 10 tháng 12, một trong những đại đội lính Thái này do trung sĩ Blanc chỉ huy bị Việt Minh vây chặt ở Mường Pồn là một bản nhỏ cách Điện Biên Phủ 18 killomét, trên đường Pavie từ Điện Biên Phủ đi Lai Châu.

Đại tá Castries chỉ thị cho trung tá Langlais :

-   Phải giải vây cho đám lính này !

Langlais lập tức ra lệnh. Tiểu đoàn dù xung kích số 8 chuyên trách việc chiến đấu trong rừng rậm đi đầu, theo đường số 41 rồi rẽ vào rừng nhằm đánh vào phía sau bộ đội Việt Minh ở Mường Pồn. Langlais nói :

-   Bộ phận còn lại của binh đoàn là tiểu đoàn dù lính Việt số 5 và tiểu đoàn dù lê dương số 1 sẽ hành quân thẳng tới Mường Pồn vào sáng hôm sau. Tôi sẽ chỉ huy trực tiếp cánh quân này.

Nhìn trên bản đồ, 18 killomét chỉ là một quãng đi rèn luyện sức khỏe. Nhưng trên địa hình thực tế lại là chuyện khác. Việt Minh đã chặn đường tiến đến Mường Pồn. Rạng sáng 11 tháng 12, khi đại đội 3 tiểu đoàn dù lê dương vừa mới rẽ vào rừng đã vấp phải một nút chặn của Việt Minh, chỉ cách quả đồi “ngư lôi” sau này xây thành cứ điểm Gabrielle ở phân khu Bắc có 3 kilômét. Đại đội bị thương vong 15 người, trong đó có 4 người chết.

Langlais ra lệnh :

-   Bỏ đường mòn. Leo lên đỉnh núi mà tiến.

Họ chỉ còn phải vượt qua 13 kilômét nữa để tới Mường Pồn, các điện đài vẫn liên tiếp thu được những tiếng kêu cấp cứu của số lính Thái đang bị bao vây. Nhưng, khi lính dù vừa rời khỏi đường mòn Pavie để rẽ vào rừng định leo lên núi, họ đã bị vấp phải một bức tường thật sự bằng mây tre, bụi gai và đủ loại cây cối mọi kích cỡ, không tài nào vượt qua được. Với tình hình này, mỗi giờ chỉ đi được 200 mét. Các trinh sát đi trước, cứ 15 phút lại phải thay. Những người quay trở về gần như kiệt sức, nét mặt tái xanh , mồ hôi nhễ nhại, trên mặt bị muỗi cắn, lưng, tay và chân bị vắt và đỉa hút máu.

Mãi đến 6 giờ tối ngày 11 tháng 12, lính dù thuộc binh đoàn đổ bộ đường không chỉ đi được 2 trong số 11 kilômét đoạn đường phải tới Mường Pồn.

Hạ sĩ Perrin phụ trách điện đài, báo cáo :

-   Họ đang giục chúng ta nhanh lên. Ít nhất đang có một tiểu đoàn bao vây họ.

Nhưng lính dù không còn sức để đi thêm nữa. Langlais hạ lệnh dừng quân để ăn tối trên đỉnh một quả núi nhọn mà ông cho là vị trí tốt nhất có thể phòng ngự. Langlais luôn luôn có ý thức đề phòng vì ông biết dù Mường Pồn có bị tiêu diệt hoặc được giải vây, Việt Minh cũng sẽ tập trung lực lượng tiến công binh đoàn của ông.

Perrin tiếp tục báo cáo :

-   Máy bay “cào cào” cho biết, quân địch đang chỉnh đốn đội hình.

Gương mặt Perrin lộ rõ vẻ mệt mỏi. Cuộc hành quân với điện đài nặng trĩu trên lưng đã làm cho hạ sĩ kiệt sức. Trung sĩ Blanc, chỉ huy đại đội lính Thái đang bị vây ở Mường Pồn nói trong máy bằng một giọng tuyệt vọng :

-   Chúng tôi không thể cầm cự được lâu nữa. Mỗi khẩu súng chỉ còn 5 viên đạn.

Langlais hứa sẽ cho máy bay Dakota tới thả dù và lựu đạn tiếp tế cho đơn vị bị bao vây vào lúc rạng sáng sớm hôm sau. Từ giờ đến lúc rạng đông là một khoảng cách rất xa. Còn phải trải qua một đêm dài. Nhưng hình như Việt Minh cũng có vẻ như chưa muốn tiến công ngay. Họ đã nắm chắc con mồi trong tầm tay, đang muốn bao vây chặt hơn nữa.

Langlais quyết định :

-   Ta sẽ tiến đánh trước, bằng cách xuất quân từ 4 giờ sáng theo đường trên đỉnh núi.

Đúng 4 giờ sáng, binh đoàn đổ bộ đường không số 2 tiến theo hàng dọc trên những đỉnh núi nhìn từ xa như những răng cưa khổng lồ, nhấp nhô cách nhau từ bốn đến năm trăm mét độ cao. Langlais cử tiểu đoàn dù lính Việt số 5 đi đầu, dưới sự chỉ huy của thiếu tá Leclerc. Để mở đường, thiếu tá Leclerc lại chỉ định đại đội 3 của Gaven, gồm những lính dù kỳ cựu nhất đơn vị đi trước tiên. Một số binh lính trong đơn vị này đã chiến đấu từ năm 1950 và là những người sống sót trong chiến dịch Biên giới trên đường số 4.

Trên đỉnh núi không có cây, chỉ toàn loại cỏ voi. Lớp cỏ rậm này cao tới 2 mét. Lính dù như bị bịt mắt đi trong sương mù, phải dùng dao găm, dao quắm mở đường, làm bốc tung lớp bụi màu vàng xâm nhập vào tận phổi, làm khô miệng, cay mắt. Dù sao cũng đi nhanh hơn trong rừng nguyên thủy, nhưng cũng chỉ được 800 mét một giờ.

Chiếc máy bay “cào cào châu chấu” lượn trên đầu cánh quân, từng phút một lại truyền xuống những tiếng kêu hấp hối của đám quân trong doanh trại Mường Pồn, chỉ còn cách có 10 kilômét về phía Bắc.

10 kilômét ! Có nghĩa là, với tốc độ này, phải 36 tiếng đồng hồ nữa binh đoàn dù mới tới nơi, nếu hành quân liên tục không nghỉ một phút nào. Trưa ngày 12 tháng 12, tiểu đoàn dù lê dương được lệnh thay tiều đoàn dù lính Việt. Đến nửa đêm, Gaven mới dẫn đơn vị dù lê dương vượt được lên đầu hàng quân.

Lính dù lê dương như đi trong mơ, chậm như sên.

Cách đó 6 kilômét, lính trong đồn Mường Pồn vẫn đang kêu cứu.

Đến tờ mờ sáng ngày 13 tháng 12, sau khi toàn bộ tiểu đoàn dù lê dương đã vượt được lên đầu hàng quân, cũng là lúc bắt đầu nghe rõ những tiếng súng từ Mường Pồn vọng tới. Langlais động viên binh lính :

-   Cố lên ! Chúng ta cố gắng đến kịp !

Lính dù lê dương lại cố tập trung sức lực phá bức tường cỏ, cố đến cứu đám lính Thái đang bị Việt Minh gây sức ép.

Nhưng từ phút này đến phút khác, tiếng súng nổ càng dữ dội hơn. Đến 11 giờ sáng thì tiếng súng câm bặt, trong lúc đội tiền vệ của binh đoàn dù chỉ còn cách Mường Pồn khoảng 1 kilômét. Lại tiếp tục hành quân một giờ nữa. Đến trưa, khi tốp đi đầu của binh đoàn vào được những đống hoang tàn trong bản Mường Pồn, thì chỉ thấy những vỏ đạn và những cuốn băng thấm đầy máu. Ngoài ra, không còn gì hết. Việt Minh đã rút khỏi trận địa, mang theo tất cả những lính Thái bị chết hoặc bị thương. Có còn ai bị bắt không, có ai còn sống sót, có ai trốn thoát không ? Không thể nào đoán biết được.


Và cũng không một ai sẽ biết được chút gì, nghe thấy nói gì về 200 lính Thái và người chỉ huy là trung sĩ Blanc đã chiến đấu suốt hơn 36 tiếng đồng hồ ở Mường Pồn.

Trung sĩ Zurell nói nhỏ vào tai người bạn cùng đi là Romanzin :

-   Mình đã bảo mà ! Mình không ưa mảnh đất này. Ở Đông Khê hồi 1950 cũng bắt đầu như vậy.

Rồi, đảo mắt nhìn chung quanh. Zurell cố kìm hãm sự xúc động ,nói tiếp :

-   Không có ai có thể quen được với thảm họa.

Đối với nhiều lính dù lê dương, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một trận tiêu diệt như thế này. Điều khó chịu nhất là không còn lại một chứng tích gì. Cách đây đúng 1 giờ, vẫn còn nghe thấy tiếng súng của những người đang đánh nhau quyết liệt ở chỗ này. Thế mà bây giờ, chẳng còn gì cả ngoài vài khẩu súng gãy, hai hoặc ba chiếc mũ vải rộng vành nhàu rách, những vỏ đạn và bãi máu hãy còn đỏ tươi trên cỏ, trên cột nhà sàn, trên những mảnh áo quần rách, trên những cuốn băng gạc.

Zurell lại nói tiếp với bạn :

-   Không nên ở đây lâu. Vả lại , như người ta nói, rừng cỏ cũng có mắt, có tai.

Các đại đội thuộc tiểu đoàn dù lê dương được lệnh đóng tại phía ngoài bản Mường Pồn, trước một thung lũng mà phía bên kia là một ngọn núi Pù San nhọn hoắt cao 1.400 mét.

Sau đó ít lâu, tiểu đoàn dù lính Việt số 5 cũng tới nơi. Trung tá Langlais hai má sâu hõm, lại nghiến răng nén cơn đau. Mắt cá chân chưa lành làm cho ông rất đau đớn. Tuy nhiên, suốt 36 giờ nay ông vẫn phải cố giữ nhịp độ tiến quân, không một chút nghỉ ngơi. Và tất cả những chịu đựng đó chẳng đi đến đâu cả. Đồn Mường Pồn trống rỗng. Riêng Langlais đã bộc lộ sự thấm mệt. Ông nói với tham mưu trưởng Seguin Pazzis :

-   Đêm nay, chúng ta nghỉ lại đây.

Ngày 14 tháng 12, binh đoàn dù quay trở lại Điện Biên Phủ. Trong đêm, tiểu đoàn dù xung kích số 8 đã theo kịp được các tiểu đoàn khác sau khi hành quân 48 giờ không nghỉ. Tiểu đoàn trưởng Tourret mấy hôm trước cũng đã nhận được điện kêu cứu của Mường Pồn nhưng không làm gì được vì còn phải tự lo gỡ mìn và cạm bẫy trên đường tiến quân.

Trước tình hình mọi người đều mệt mỏi, trung tá Langlais quyết định lùi cuộc hành quân trở về đến trưa mai. Trước khi rút quân, đại đội Cabiro được lệnh lên chiếm đỉnh núi Pù San để yểm trợ cho toàn bộ cánh quân, Langlais không muốn cuộc lui quân gặp một chuyện rủi ro nào. Đây là một vùng không an toàn và là một trong những cuộc hành quân phức tạp, Việt Minh có thói quen tận dụng những tình huống như thế này để tiến công binh đoàn.

Ông dự tính :

-   Tiểu đoàn dù xung kích số 8 dẫn đầu toàn quân. Đi giữa là tiểu đoàn dù lính Việt số 5. Tiểu đoàn dù lê dương đi sau cúng. Hành quân theo kiểu “con vẹt”.

“Con vẹt” là tên gọi một cuộc rút quân theo kiểu cổ điển mà tiểu đoàn dù lê dương thường thực hiện một cách thành thạo. Đại đội đi đầu tiến quân một quãng rồi dừng lại để canh chừng đoạn đường. Các đại đội sau tuần tự vượt lên trước và cũng thay phiên nhau canh chừng như vậy cho tới khi đại đội đi đầu chuyển thành đại đội đi sau cùng. Cuộc hành quân sẽ vận hành theo kiểu chiếc guồng nước và toàn tiểu đoàn sẽ không bị đánh bất ngờ.

Nhưng, theo lời Brandon kể lại, lần này cuộc rút quân theo kiểu “con vẹt” đã không thành công :

-   Ngày hôm sau, ngay sau khi tiểu đoàn dù lính Việt số 5 vừa mới rời khỏi bản, đặt chân tớ đường mòn Pavie (từ Lai Châu về Điện Biên Phủ) đã vấp ngay phải một trung đội địch trang bị trọng liên. Việt Minh đã thâm nhập được vào khu vực giữa núi Pù San và đường Pavie mà không ai biết.

Cabiro nói chen vào :

-   Thật là khó hiểu. Sáng nay tôi đã dẫn quân lên đỉnh núi Pù San, nhìn thấy những dấu vết để lại của khoảng chứng một tiểu đoàn địch đã rút. Vậy mà sau đó điểm này lại trở thành một căn cứ để Việt Minh xuất phát tiến công.

Brandon trả lời :

-   Mưu kể của Việt Minh thật đơn giản. Địch cố tình làm cho Cabiro tưởng rằng chúng đã rút. Nhưng thật tình, chúng chỉ lánh sang bên kia sườn núi chờ đến khi tiểu đoàn dù lính Bảo an người Việt hành quân đến chỗ này mới tiến công.

Brandon mới chỉ nói tới đó, mọi người đã hiểu. Tiểu đoàn dù lính Bảo an là đơn vị yếu nhất, dễ bị tiến công nhất. Nhưng, giữa lúc hai bên đang giao tranh thì máy bay quan sát “cào cào” đã kịp báo tin cho máy bay khu trục đến kịp thời. Nhưng cuộc xung đột giữa Việt Minh với lính dù cũng là người Việt đang trộn lẫn với nhau khiến cho các phi công không sao phân biệt được ranh giới. Thế là bom napalm ném xuống cả vào đầu lính dù bảo an của Bảo Đại. Mặc dù vậy, tiểu đoàn lính dù người Việt cũng đã chạy thoát được một phần, và đến lượt tiểu đoàn dù lê dương vừa tiến đến cũng bị đánh luôn. Ở giữa hai quả núi Pù San và Pù Tạo.

Brandon nói tiếp :

-   Tôi cứ tưởng không thoát được. Rừng cỏ rậm, hai mét cũng không nhìn rõ nhau. Việt Minh từ trên sườn núi tràn xuống khắp nơi. Không còn chỉ huy chiến đấu được nữa. Đành mặc cho từng người tự xoay sở. Chơ tới giờ, mình vẫn chưa hiểu rõ đã làm thế nào để gặp lại được tiểu đoàn.

Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn dù lê dương là đơn vị thương vong nặng nhất trong cuộc hành quân : 11 người bị chết, khoảng 30 người bị thương và mất tích.

Nhưng, nếu so sánh với cánh quân lính Thái từ Lai Châu rút về mà lính dù lê dương có nhiệm vụ đi đón thì thiệt hãi của đơn vị dù lê dương vẫn còn nhẹ. Khi rời khỏi Lai Châu ngày 8 tháng 12, toàn bộ các đại đội lính Thái có 2.101 người trong đó có 3 sĩ quan, 34 hại sĩ quan người Pháp. Khi những binh lính sống sót cuối cùng đến được Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 12, chỉ còn lại có 1 sĩ quan là trung úy Ulpat, 9 hạ sĩ quan và 175 lính Thái.

Cuộc hành quân Pollux đã kết thúc. Cuộc hành quân Castor vẫn tiếp tục.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2008, 05:17:19 pm »

LỄ NOEL Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
25 tháng 12 năm 1953

Mới sáng sớm, một tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển bầu không khí yên tĩnh ở Điện Biên Phủ đang bao phủ trong lớp sương mù như sữa. Lập tức, tất cả những cặp mắt đều hướng về phía Đông, tới quả đồi thứ năm vừa được đặt tên là Eliane 2 có dinh thự của quan cai trị cũ xây ở trên đỉnh. Tòa nhà này vừa tan biến trong lớp bụi và khói thuốc nổ mà công binh vừa đánh sập, để xây dựng lại thành một cứ điểm phòng ngự.

Những viên đá tảng rơi xuống như mưa. Số gạch đá này sẽ lại được dùng để xây chiến hào và lô cốt.

Eliane 2 từ nay trở thành quả đồi cuối cùng, then chốt của vị trí trung tâm, bảo vệ mặt Đông và Nam. Ngày xưa, khi Điện Biên Phủ còn là một huyện lỵ của chính quyền Pháp, quả đồi này tượng trưng cho quyền lực cai trị. Từ khoảng cách rất xa hoặc đi trên dãy núi Mông từ phía Nam xuống, hoặc đứng từ các làng bản rải rác trong thung lũng, mọi người đã nhìn thấy tòa nhà này. Đó là biểu hiện của uy quyền tuyệt đối. Bây giờ, chỉ còn lại một quả đồi trọc, lởm chởm những thân cây đã bị cụt, nom như một cái đầu hói vừa vứt bỏ mớ tóc giả. Elaine 2 hiện ra trong vẻ trần trụi thô thiển khác hẳn với khung cảnh chung quanh hãy còn cây cối rậm rạp.

Nhưng Eliane 2 cũng không phải là quả đồi duy nhất bị tàn phá bởi những nhát cuốc. Tất cả những điểm cao vây quanh đường băng sân bay, ở phía Đông cũng như phía Bắc, đều chịu chung số phận. Cánh đồng cũng không loại trừ. Điện Biên Phủ đã biến thành một trận địa. Đó cũng là một thế giới đặc biệt, với những đặc tính và một từ vựng riêng. Những tên gọi cũ một cách phóng khoáng đã được thay bằng những mật danh quân sự, trở thành tên gọi chính thức. Vần chữ cái A, B, C đã được sử dụng để chỉ định các cứ điểm được tuần tự xây dựng theo thứ tự từ trước đến sau. Hai quả đồi đầu tiên ở Bản Kéo được xây thành cụm cứ điểm mang tên Anne Marie. Những cứ điểm thứ hai, xây dựng ở phía Đông Bắc, mang tên cụm Beatrice. Cả đến trung tâm Điện Biên Phủ cũng mang tên mới là Claudine. Vết tích của những làng bản đã bị xóa hết, chỉ còn lại những con đường, lúc ngập bùn, lúc đầy bụi. Các nhà sàn bị đánh sập, gỗ dựng nhà được tái sử dụng làm nắp hầm củng cố vách hào.

Công trường xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là địa điểm được nhiều người tới thăm nhất trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Hàng ngày, máy bay liên tiếp hạ cánh đưa tới đây một loạt nhân vật quan trọng có nhiệm vụ tới kiểm tra tại chỗ để nhận xét về tiến trình xây dựng hoặc phát biểu quan điểm của mình về cách thức tổ chức phòng ngự.

Vấn đề này được thể hiện như một vòng xoay có tổ chức. Ngay khi bước xuống cầu thang máy bay các vị tai to mặt lớn đã được binh lính, thường là lính lê dương , xếp hàng nghênh đón, tiếp đó được đưa về sở chỉ huy nghe đại tá Castries báo cáo tình hình có chỉ dẫn bằng một tấm bản đồ lớn, ghi các ký hiệu màu xanh, đỏ, vàng. Rồi, một đoàn gồm ba hoặc bốn chiếc xe Jeep đưa các vị tới thăm sân bay và các điểm tựa đặt trên đồi cao.

Các vị khách cũng có thể đứng trên Dominique 2, điểm cao nhất phía Đông Bắc sở chỉ huy trung tâm quan sát chân trời. Sau đó đi thăm các cụm cứ điểm Eliane , nơi lính lê dương đang dùng súng phun lửa đốt cháy các bụi cây thay cho việc phát quang dọn bãi, gân nên một ấn tượng.

Đến 4 giờ chiều máy bay lại đưa các vị khách trở về Hà Nội. Điện Biên Phủ lại quay về với cảnh cô đơn, bận rộn với những công việc hàng ngày.

Những cuộc viếng thăm này được đánh giá khác nhau. Các sĩ quan tham mưu thì hoan nghênh vì được phỉnh nịnh. Các chỉ huy binh đoàn thì khó chịu và sốt ruột vì cứ phải trinh bày hàng chục lần một vấn đề chiến thuật, hoặc phải trả lời những câu hỏi giống nhau.

Trung tá Gaucher, chỉ huy bán lữ đoàn lê dương số 13 nói :

-   Tôi y như một  hướng dẫn viên khách tham quan tòa lâu đài cổ. Tôi có thể trả lời trước khi khách “du lịch” đặt câu hỏi. Bởi vì, các vị bộ trưởng thường chỉ hỏi “ Theo ông, liệu có giữ được không ? “ Các nhà chính trị, các vị dân biểu nói với tôi “ Nước Pháp tin ở các ông “. Các tướng lĩnh thì phớt tỉnh, không thèm hỏi gìm chỉ chờ đợi. Còn những người Mỹ thì rõ ràng trông họ rất ưng ý, nhưng vẫn cứ làm ra vẻ, lấy gậy chọc vào đất nắp hầm xem độ dày ra sao ..

Dù sao, nếu ngày 24 – 12 – 1953, có một vị khách nào đó tới thăm Điện Biên Phủ họ cũng không thấy có một lính dù nào trong căn cứ. Tất cả binh đoàn đổ bộ đường không do trung tá Langlais chỉ huy, từ tiểu đoàn lê dương đến tiểu đoàn dù xung kích từ ngày 22 tháng 12 đã xuất phát theo hướng Nam, đi về phía Sốp Nạo trên lãnh thổ Lào để mở cuộc hành quân mang tên Régates nhằm bắt liên lạc với một cánh quân khác từ Luông Phabang đi tới để tỏ rõ Điện Biên Phủ không thể bị vây hãm, không thể bị cô lập và doanh trại này đã chủ động áp dụng biện pháp rút ra ngoài.

Régates có nghĩa là những người đua thuyền và cũng là thử nghiệm cuối cùng cuộc hành quân xa có tính chất thăm dò. Bởi vì, từ lễ Nô-en này, căn cứ lục-không quân đã chấm dứt nhiệm vụ đánh tỏa ra các vùng hậu phương Việt Minh và thật sự trở thành một cứ điểm phòng ngự ngày càng bị vòng vây của địch xiết chặt.

Vào ngày này, Điện Biên Phủ chuẩn bị lễ Thiên Chúa giáng sinh. Ngay trước cửa hầm cố thủ của trung tá Gaucher ở gần sở chỉ huy của đại tá De Castries, lính lê dương thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương số 13 đã trồng một cây thông Nô-en lớn, trang trí bằng những vật liệu dã chiến, những băng giấy nhiều màu, bóng đèn điện bôi thuốc đỏ. Bệnh viện quây y  cho mượn đèn pha, sở hậu cần cung cấp một loạt chăn mền và vải dù nhiều màu sắc. Ban thờ Đức Chúa Jesus vào buổi tối trở thành một cực nam châm thu hút mọi người trong tập đoàn cứ điểm.

Tại các đơn vị, binh lính cũng cố tìm cách trang hoàng hầm hố của mình, tuy nghèo nàn nhưng xúc động.

Trong khi lục soát tìm tòi vật trang trí, một lính lê dương tay cầm nến bước vào hầm pháo cối đã sơ ý làm cháy một đống rơ-le đạn cối. Đám cháy bốc lên rất nhanh. Cả vị trí náo loạn, mạnh ai nấy chạy. Cuối cùng, hầm đạn nổ tung. Một cột lửa bốc lên rất cao làm tung cả đất và những mảnh kim loại, suýt nữa văng phải một chiếc máy bay Dakota đang lượn trên cao khoảng 30 mét để chuẩn bị hạ cánh.

Trung úy Turcy, mặt tái mét vì giận dữ, văng tục chửi thủ phạm gây ra vụ nổ và hét to :

-   Mày định phá hủy chiếc máy bay chở Tổng tư lệnh Navarre à ?

Đúng là Tổng tư lệnh đã quyết định tới Điện Biên Phủ một đêm để cùng dự lễ Thiên Chúa giáng sinh với các binh sĩ tại đây.

Dưới tấm vải bạt dựng lên làm trụ sở chỉ huy tạm thời cho trung tá Gaucher và binh đoàn cơ động số 9, trung úy De Veyes vừa viết xong bản báo cáo tình hình hoạt động trong ngày. Không có gì đặc biệt ngoài việc trồng cây thông Nô-en, tiểu đoàn 1 đã phát quang cây cối trên đồi để dựng cứ điểm Eliane 1. Tiểu đoàn 3 sửa sang cụm đồi phía Tây Bắc để xây dựng cứ điểm Beatrice.

Trung úy ngừng viết. Vóc dáng cao lớn của trung tá Gaucher vừa xuất hiện trước cửa lều bạt. Ông nói với De Veyes :

-   Để đống giấy tờ ở đây ! Đi theo tôi. Ta cùng đi đến cứ điểm của Pégot. Tôi đã hứa, sẽ tới đó cùng dự lễ Nô-en với anh em.

De Veyes trả lời :

-   Tướng Navarre vừa mới tới. Ngài muốn gặp tất cả các sĩ quan để uống một chầu rượu khai vị. Hay là ta đến Beatrice sau, thưa trung tá ?
-   Không . Pégot đang đợi. Chúng ta còn có cả một đêm để tới chào tướng Navarre. Anh nói với Brinon đưa cả Capeyron tới Beatrice, dù anh ta đang phải băng bó. Cảnh này nhất định gây ấn tượng.

Capeyron hiện đang chỉ huy đại đội 3, tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương 13. Ông đã bị thương hồi còn ở đồng bằng. Đáng lẽ, ông không phải lên Điện Biên Phủ, hiện đang kết thúc nhiệm kỳ. Nhưng, ngay sau khi tạm bình phục, vẫn còn phải chống gậy ông đã đòi trở về đơn vị. Capeyron là một sĩ quan lê dương kỳ cựu, thuộc loại người không muốn xa đơn vị nhất là lại đang ở cương vị chỉ huy. Tiếng nói sang sảng, gương mặt điểm ria mép, Capeyron có một cái nhìn đặc biệt, tròng mắt mầu sám khi vui vẻ và chuyển sang màu xanh khi giận dữ. Trong thời gian này,  không phải lúc nào ông cũng vui vẻ. Những vết thương không cho ông được đi tuần tra cùng với đơn vị, là điều thường xảy ra hàng ngày như một việc lao công mỗi khi có khách đáp xuống sân bay.

Trung tá Gaucher đã nhảy lên xe Jeep, nắm lấy tay lái và gọi De Veyes :

-   Ta đi thôi !

Vừa lái xe trên con đường mòn dẫn tới cứ điểm Beatrice, trung tá Gaucher vừa huýt sáo một hành khúc của lính lê dương. Đây là một thói quen của ông, nhằm cắt đứt những câu chuyện phiếm để tập trung vào một vấn đề đang quan tâm. Trung úy De Veyes ngồi bên cạnh cố giữ im lặng trong khi chờ dịp bắt chuyện. Chợt Gaucher nói :

-   Thằng cha Pégot thật kỳ cục ! Mọi người đều cho hắn là một kẻ không có trái tim. Thế mà hắn vẫn nghĩ đến chuyện đón lễ Thiên chúa giáng sinh.

De Veyes chớp thời cơ, hỏi luôn :

-   Chắc Tổng tư lệnh Navarre cũng quan tâm ghê lắm đến Điện Biên Phủ ?
-   Đúng đấy ! Chắc chắn như vậy. Tướng Navarre không lầm đâu. Điện Biên Phủ rất quan trọng.

Gaucher bặm môi, gật đầu. Đó là biểu hiện quen thuộc ông thường bộc lộ mỗi khi độc thoại. Ông nói tiếp :

-   Năm 1945, mình đã ở Điện Biên Phủ đúng sau ngày 9 tháng 3, khi Nhật Bản làm đảo chính, tiêu diệt tất cả các vị trí Pháp ở Đông Dương trong vòng vài giờ. Bọn mình đã phá vỡ vòng vây, cùng với trung đoàn lê dương số 5 do tướng Alessandri chỉ huy kéo lên đây, hy vọng sẽ rút được sang Trung Quốc ..
-   Các ông đã sang ..
-   Đúng. Nhưng trước khi sang Trung Quốc, phải chiến đấu để ngăn chặn bọn Nhật đuổi theo. Chúng mình đã mất 15 ngày để hành quân tới Điện Biên Phủ. Một chiếc máy bay nhỏ đã hạ cánh xuống sân bay này, chở tới đây ông Langlade là một điền chủ, lúc đó là đại diện của chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp. Ông Langlade nói với bọn mình «  Tướng De Gaulle hi vọng các ông giữ vững cánh đồng Điện Biên Phủ. Giữ được Điện Biên Phủ, tức là cứu được xứ Đông Dương thuộc Pháp ».
-   Thế các ông đã giữ được bao lâu ?
-   Bốn ngày. Lúc đó, mình chỉ huy đại đội 7, hậu về của tướng Alessandri. Đại đội mình đã chặn được bọn Nhật lúc chúng vừa thò đầu ra khỏi rừng, ở đúng địa điểm hiện nay là Beatrice. Veyes, cậu xem đấy, không có gì khác cả. Đối với tướng Navarre cũng vậy, Điện Biên Phủ là niềm hy vọng để cứu Đông Dương.
-   Trung tá có vẻ tiếc khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến.
-   Tuyệt đối không. Tướng Navarre đã chọn Điện Biên Phủ, vì đây là vị trí ít tồi nhất trong toàn vùng thượng du. Ở đây, trước kia bọn  mình chỉ có 50 người, đã giữ được 4 ngày. Mà lúc đó lại đi chân đất, trang bị vũ khí từ năm 1914, hầu như không có đạn. Bọn Nhật Bản đông gấp 50 lần, lại có bất ngừ từ trong rừng đánh ra. Chính cuộc chiến đấu của đại đội mình đã giúp cánh quân của tướng Alessandri rút sang Lào, tới Mường Khoa, Sốp Nạo ..

Trung tá Gaucher thay tốc độ, nổ máy để dẫn đến vị trí chỉ huy của đại đội 3 :

-   Veyes này ! Nếu tình hình trở nên xấu ta vẫn có thể chạy sang Lào qua con đường dẫn đến Sốp Nạo. Đó là con đường duy nhất có thể dùng để rút lui.


Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM