Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:25:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 119105 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 01:49:20 pm »

Chúng ta đã khéo sử dụng thời gian và không gian chiến lược trên cơ sở sức mạnh của cả nước và đặc biệt của lực lượng vũ tranh và lực lượng chính trị của đã được xây dựng tại miền nam trong quá trình lâu dài, bắt rễ từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. Chúng ta đã đưa hàng loạt  đơn vị chủ lực được xây dựng hoàn chỉnh từ hậu phương lớn miền bắc vào làm nòng cốt tại chiến trường miền Nam.

Chúng ta đã xây dựng được ba thứ quân tuy có mặt chưa cân đối nhưng khu căn cứ vững chắc, nơi đứng chân của những binh đòn chủ lực cơ động được tranh bị khá đầy đủ. Đây là một quả đấm đánh tập trung, được thế trận chiến tranh nhân dân của ta tăng thêm hiệu lực mà chúng ta sử dụng để giáng vào những mắt xích xung yếu trong thế trận của địch, khiến chúng lúc nào cũng phải đối phó. Lực lượng chiến lược của chúng ta có sức mạnh tiềm tàng được bổ sung thường xuyên và đầy đủ khả năng để đọ sức và đánh thắng kẻ thù dù thời gian chiến tranh kéo dài đến đâu, dù lực lượng của kẻ thù đông, mạnh đến mấy. Trong mùa xuân 1968, phía Mỹ đã bàng hoàng trước cách đánh mạnh, hiểm , rộng khắp, bất ngờ của quân và dân miền Nam ta.

Trong cuộc phản công lần thứ hai, các đơn vị quân Mỹ đã phải tiến sâu vào  những khu vực căn cứ của ta được xây dựng vững chắc từ nhiều năm mà Oét-mo-len gọi là những “khu vực đất thánh từ trước đến nay chưa hề bị thách thức”. Giới quân sự Mỹ còn có đôi lý do để bào chữa cho những thất bại của các đơn vị quân Mỹ trong các cuộc hành quân mùa khô 1967 bằng cách nêu lên những khó khăn nhiều mặt mà phái Mỹ không lường tính hết trước được như: tình tình bố phòng của ta, địa hình...... Đây là trường hợp địch sa vào thế trận của ta bố trí sẵn, không phát huy được cách đánh sở trường của chúng và bị bắt buộc phải đánh theo cách đánh mà chúng ta ghép chúng vào, khiến cho chúng bộc lộ những nhược điểm cơ bản.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền nam ta, các cuộc  chiến đấu đã diễn ra ngay trong các vùng do địch “kiểm soát”, tại chính ngay những căn cứ đầu não chủ yếu của chúng, tại những nơi được Mỹ xem là “trung tâm”, “trọng điểm” phòng thủ của chúng, tại những địa điểm đặt những cơ quan chỉ đạo chiến tranh toàn miền, từn vùng và từng khu vực của chúng.

Khi tiếng súng mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy vừa nổ thì khu vực do Mỹ và nguỵ quyền “kiểm soát” trên toàn miền đã bỗng chốc biến thành cả khu vực thế trận  do phía ta chủ động điều hành. Đây là kết quả của thế trận chiến tranh nhân dân xen kẽ cài răng lược mà quân và dân ta đã tạo nên trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh chống quân thù từ nhiều năm, kế thừa, phát triển những kinh nghiệm đã thu được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trước hết và chủ yếu, quân và dân ta đã đánh thắng Mỹ và nguỵ quyền về mặt quân sự.

Đòn đánh hiểm và bất ngờ của ta, tiến công quân sự có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng dưới những hình thức và mức độ khác nhau trong dịp Tết Mậu Thân và sau tết đã làm cho trên nửa triệu quân Mỹ và lính chư hầu sa vào cảnh “ con cá voi mắc cạn” như báo chí Mỹ và phương Tây đã mô tả và đưa tin.

Thăng lợi của chúng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã đánh dấu thất bại của giới cầm quyền Oa-sinh-tơn trên lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo chiến lược trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Giới chiến lược Mỹ khi đề xuất học thuyết “chiến tranh chống nổi dậy” đa đưa ra nhận xét rằng: trong loại chiến tranh này, phía “chống nổi dậy”, nếu “không thắng được” thì có thể xem là “bị thua”.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2008, 01:52:01 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 01:54:57 pm »

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, giới chiến lược Mỹ xem phải “chống nổi dậy” là Mỹ - nguỵ. Phía “nổi dậy” là những lực lượng thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân ta tại miền nam đã chứng minh rằng trong cuộc độ sức nhân dân Việt Nam và Mỹ, nguỵ, phía Mỹ, nguỵ không những “không thắng được” mà  đang thực sự “bị thua”. từ thế phòng ngự tích cực, bị dồn vào thế phòng ngự bị động, từ dự định tiến hành cuộc phản công lần thứ ba phải chuyển sang quay về co cụm phòng giữ những căn cứ  quan trọng, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn không thể không cảm thấy số phận bi đát sẽ được dành cho đạo quân viễn chinh Mỹ nếu đạo quân này tiếp tục bị giam chân trong cuộc chiến tranh chỉ có thất bại trên lĩnh vực quân sự mới làm cho ý chí xâm lược bị lung lay tận gốc.

Có thể nói đòn Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân ta đã làm “rung chuyển” cả Nhà trắng và Lầu năm góc, làm nổi bật lên trước mắt chính quyền Giôn-xơn triển vọng lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, quân đội Mỹ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh. Tương Mác –xoen Tay-lơ, sau khi từ chức đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, ngày 30 tháng 6 năm 1965, trở về Mỹ giữ chức cố vấn đặc biệt của tổng thống Giôn-xơn đã viết trong cuốn hồi ký “Thanh gương và lưỡi cày” (xuất bản tại Niu Yoóc năm 1972) như sau: “ngày 31-1-1968 quân địch tiến công với khẩu hiệu “tiến công, nổi dậy”.... chỉ trong vòng 2 ngày, họ đã tiến vào 5 đô thị lớn, 39 tỉnh lỵ và nhiều thành phố. Những trận tiến công của họ đã được chiến trên các màn ảnh vô tuyến truyền hình và đã làm cho phần lớn dân chúng Mỹ và một số quan chức kinh hoàng. Phải rất lâu họ mới hoàn hồn và trong một số trường hợp sự hoàn hồn đó mãi mãi không bao giờ được khôi phục lại hoàn toàn”.

Theo tướng Mỹ Tây-lơ, sở dĩ phía Mỹ bị bất ngờ hoàn toàn về quy mô toàn miền của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân miền Nam là vì chính bản thân ông cũng đã từng kết luận rằng phía ta không đủ khả năng giải quyết nổi những khó khăn về hậu cần. Cụ thể là khả năng phối hợp hành động nhằm tập trung, bằng những phương tiện chủ yếu là thô sơ, những tiếp liệu cần thiết để phục vụ cho hàng loạt cuộc tiến công diễn ra đồng thời trên nhiều chiến trường rộng lớn xa cách nhau. Tay-lơ đã xác định: “những điều bất ngờ thực sự mà cuộc tiến công Tết 1968 đã gây cho tôi không phải là việc đối phương đã mở được một cuộc tiến lớn, mà chính là việc họ đã mở được cùng một lúc nhiều trận tiến công mãnh liệt đến như thế”.

Những tướng lĩnh trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương làm áp lực với Giôn-xơn đòi tăng cường hơn nữa những cố gắng chiến tranh. Họ yêu cầu đưa thêm 20 vạn quân nữa sang Việt Nam, tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân, thậm chí đề xuất cả khả năng sử dụng lực lượng thuỷ và bộ của Mỹ tiến công miền Bắc, động viên quân trù bị với quy mô lớn.... Trong lúc đó, công khai bày tỏ thái độ chán nản, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Cơ – lác Clíp-phớt được Giôn – xơn chỉ định thay chính thức  Mắc Na-ma-ra kể từ ngày 29 tháng 2 năm 1968. Ông cầm đầu một nhóm nghiên cứu phương hướng chiến lược mới của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngay trong ngày nhận chức bộ trưởng bộ quốc phòng, ông đã đưa ra kết luận chính thức báo cáo với tổng thống Giôn-xơn, “dù có thêm 20 vạn quân cũng không thể đẩy địch ra khỏi Nam Việt Nam hoặc tiêu diệt được lực lượng họ” và “nếu tiếp tục leo thang hơn nữa sẽ làm nổ ra một cuộc khủng hoảng trong nước với quy mô chưa từng có”.

Chính quyền Giôn-xơn bị đặt trước một tình trạng khó xử: quân đội viễn chinh Mỹ bị thua đau trên chiến trường miền Nam Việt Nam, nội bộ những người cộng sự thân cận nhất của tổng thống Mỹ chia rẽ sâu sắc về chủ trương và tranh luận gay gắt. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong nhân dân Mỹ được cổ vũ bưởi sự kiện Tết 1968 phát triển những bước mới và trở thành sức ép nặng nề đối với chính quyền Oa-sinh-tơn, đặc biệt đúng vào năm bầu cử tổng thống mới ở Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân miền nam ta đã đẩy chính quyền Giôn-xơn phải xét duyệt lại phương án chiến lược cũ và tìm phương án tác chiến lược mới.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #92 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 02:01:35 pm »

Tháng 3 năm 1968 là thời kỳ chính quyền Giôn-xơn lâm vào cảnh rối chưa từng thấy. Trên hầu hết lãnh thổ nước Mỹ rộ lên hàng loạt những cuộc biểu tình của các tầng lớp nhân dân Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là của sinh viên trong các khu vực học đường. Đây là lúc mà các thanh niên, sinh viên Mỹ phất cao lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam trên các đường phố Oa-sinh-tơn, ngay trước Nhà trắng và nhà quốc hội Mỹ. Nhiều người trong giới nghị sĩ Mỹ lớn tiếng đòi kiểm điểm lại chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong nội bộ các cố vấn thận cận của Giôn-xơn diễn ra những cuộc cãi vã gay gắt.

Hai ngày 25 và 26 tháng 3 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã triệu tập một cuộc họp “những nhân vật am hiểu tình hình nhất”. Trong suốt hai phiên họp kéo dài với những thành viên hội nghị gồm những người nắm những địa vị then chốt nhất trong chính quyền lúc đó, Giôn- xơn đã hỏi quan điểm từng người một. Theo lời tướng Tay-lơ, “Tổng thống Mỹ đã nhận được những câu trả lời vô cùng bi quan của những người từ trước đến nay được xem là loại cứng rắn, kiên quyết như Đin A-ki-xơn, Van-xơ và Gioóc-giơ Bân-đi. Cuối cùng, tổng thống quyết định rời khỏi sân khấu chính trị với hy vọng thống nhất lại một quốc gia đang bị chia rẽ và điển hình của sự chia rẽ đó là sự chia rẽ ngay trong những người thân cận nhất của tổng thống”.

Theo Tay-lơ, rõ ràng nước Mỹ đanh bước vào một “thời kỳ khủng hoảng mới” và những triệu chứng mở đầu chẳng tốt đẹp chút nào. Cái “thời kỳ khủng hoảng mới” mà Tay-lơ cảm thấy đó là thời kỳ “chiến lược toàn cầu của Mỹ bị đảo lộn”, thời kỳ mà đế quốc Mỹ ngấm đòn Việt Nam không chỉ trên chiến trường, mà ngay cả trên lãnh thổ liên bang Mỹ.

Ngày 27 tháng 3 năm 1968, cực tổng thống Mỹ Ai-xen-hao đã phải than thở: “... chưa bao giờ gặp phải tình trạng đáng buồn như tình cảnh hiện nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh”. mặt khác theo hồi ký một số nhân vật đã tham gia hội nghị này, phần lớn thành viên hội nghị, trong đó có nhiều người thuộc phái “diều hâu” đã kiến nghị với Giôn-xơn nên xuống thang chiến tranh.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân và dân miền Nam ta đã cho những nhân vật chủ chốt thuộc chính quyền Giôn-xơn thấy được một điều: số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam vào tháng 3 năm 1968 đạt trên 50 vạn đã ở vào mức giới hạn có thể gây nên một sự bùng nổ với hậu quả không lường trước được trong tình hình chính trị nước Mỹ. Mặt khác dù chính quyền Oa-sinh-tơn có mạo hiểm dấn sâu hơn vào cuộc phiêu liêu Việt Nam bằng cách chấp thuận yêu cầu khẩn thiết của Oét-mo-len tăng thêm 20 vạn quân cho quân đội viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam thì cái quân số trên 70 vạn quân Mỹ đó chắc chắn cũng không làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh mà còn đẩy họ càng lún sâu hơn vào bãi lầy thất bại ở Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã chán nản, dao động sâu sắc. Ngay từ ngày 22 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn ra lệnh triệu hồi tướng Oét-mo-len về Mỹ bổ nhiệm làm tham mưu trưởng lục quân Mỹ.Giôn-xơn cũng bắc bỏ yêu cầu tăng thêm 20 vạn quân Mỹ do Oét-mo-len đưa ra mà chỉ quyết định đưa thêm một số quân có tính tượng trưng. Sau đó số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam còn được tăng dần để đạt đến 535 ngàn vào tháng 12 năm 1968 và đây là số quân chiến đấu Mỹ cao nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Ngày 31 tháng 3 năm 1968, giôn-xơn thông báo quyết định hạn chế hoạt động của Mỹ ở Việt Nam bằng cách ra lệnh cho không quân Mỹ ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai và cử người tiến hành đàm phán với đại diện Chính phủ ta tại Pa-ri.

“Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân, ta đã thắng rất to, địch đã thua nặng. Rõ ràng trận này đã mở ra bước ngoặt chiến lược đánh dấu thời kỳ Mỹ phải xuống thang chiến tranh do bị thất bại ngay trong “Chiến lược chiến tranh cục bộ”1.

Ngay từ khi mở đầu và trong quá trình tiến hành chiến  tranh cục bộ ở miền nam Việt Nam, chính quyền Giôn-xơn liên tục đưa ra vấn đề “thương lượng” nhằm lừa bịp, xoa dịu, tranh thủ dư luận, đồng thời làm áp lực buộc phía ta phải thương lượng theo những điều kiện do Mỹ đưa ra. Người ta nhớ lại, ngày 7 tháng 4 năm 1965, đọc diễn văn tại thành phố Mỹ Ban-ti-mo, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố “sẵn sàng thương lượng không điều kiện với miền Bắc Việt Nam” và “sẽ viện trợ cho bắc Việt Nam sau chiến tranh Việt Nam một tỷ đôla”. thế nhưng, trong hành động Giôn-xơn đã ra lệnhđưa một lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 3 năm 1965 và ngày 27 tháng 7 năm 1965 đã hạ lệnh cho các đôưn vị quân Mỹ trực tiếp vào tham chiến ồ ạt, quyết định chuyển từ “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ” tại miền Nam Việt Nam.
_____________

1. Lê Duẩn: Thư vào nam,  nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, tr.214.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #93 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2008, 09:31:43 pm »

Ngày 16 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra  tuyên bố chính thức: “ chúng ta (Mỹ) phải dùng tất cả mọi khả năng để tìm ra giải pháp hoà binh cho vấn đề Việt Nam”. Thế nhưng, phía sau sân khấu chính trị Mỹ, trong thư gửi tổng thống Mỹ Giôn-xơn ngày 30 tháng 11 năm 1965, Mắc a-ma-ra viết: “ theo tôi, nên ngừn trong 3 hay 4 tuần lễ.... việc ném bom miền bắc, trước khi  chúng ta hoặc là tăng hẳn số quân ở Việt Nam, hoặc là tăng cường các đòn tiến công miền bắc” (Tài liệu mật bộ quốc phòng Mỹ).

Ngày 10 tháng 8 năm 1966, Giôn-xơn nhắc lại đề nghị thương lượng với ta, nêu lên rằng: “ chỉ cần một bàn, một ghế”, trong khi tại miền nam Việt Nam, bộ tư lệnh quân viễn chionh Mỹ ráo riết chuẩn bị tiến hành cuộc phản công chiến lược lần thứ hai.

Nhà cầm quyền Oa-sinh-tơn thường đưa ra thủ đoạn xen kẽ trước hoặc sau những hành động quân sự lớn, xem đấy là những hoạt động chính trị, ngoại giao hỗ trợ cho những hoạt động quân sự. Những đợt “ngừng ném bom miền bắc Việt Nam” kèm theo đề nghị thương lượng của chính quyền Giôn-xơn đưa ra chẳng qua chỉ nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn lãnh thổ liên bang Mỹ đồng thời đánh lạc hướng dư luận thế giới. Mặt khác, những người trong chính quyền Giôn-xơn cũng xem đây là thủ đoạn nhằm thăm dò, thử thách quyết tâm của phía ta. Đây cũng là chuẩn bị về  mặt tâm lý cho những hành động leo thang chiến tranh nghiêm trọng hơn nữa của Mỹ, đổ cho phía ta trách nhiệm”khước từ” những “đề nghị thương lượng” của họ.

Đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn tuyên bố hạn chế ném bom bác Việt Nam với dự kiến lúc đầu từ vĩ tuyến 20 trở xuống, nhưng trên thực tế đã lặng lẽ tụt xuống dưới vĩ tuyến 19 từ ngỳa 4 tháng 4 năm 1968.

Thu hẹp phạm vi ném bom miền bắc Việt Nam, không quân Mỹ tập trung máy bay, tàu chiến, bom đạn đánh phá ác liệt theo kiểu bóp nghẹt từ Diễn Châu (Nghệ Tĩnh) trở vào “vùng cán xoong” hòng tăng hiệu lực cho việc ngăn chặn sự chi viện của miền bắc cho miền nam. Tuy nhiên, lần này qua quyết định hạn chế ném bom miền bắc Việt Nam, Giôn-xơn muốn tỏ ra muốn tìm một lối thoát ra khỏi cuộc chiến tranh việt Nam băng một giải pháp chính trị có lợi cho Mỹ. Vì qua cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tại miền nam, từ những cố vấn chủ chốt của tổng thống Mỹ đến bản thân Giôn-xơn đều không thể không thấy rằng Mỹ không có khả năng  áp đặt một giải pháp quân sự đơn thuần cho “vấn đề Việt Nam”.

Sau khi tổng thống mỹ Giôn-xơn tuyên bố ném bom hạn chế miền bắc kể từ ngày 31 tháng 3 năm 1968, Chính phủ ta tuyên bố ngày 3 tháng 4 năm1968, sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện của Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ  việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh nhằm chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện. Chúng ta đã tỏ thiện chí sẵn sàng cùng phía Mỹ tìm một giải pháp hoà bình bằng thương lượng, đồng thời khẳng định lập trường của phía ta quyết không chấp nhận thương lượng dưới một áp lực nào của Mỹ. Trên mặt trận ngoại giao mới  vừa được mở màn, ta đã để “có thể bắt đầu cuộc nói chuyện”. Ngay từ đầu, chúng ta giành thế chủ động trong cuộc tiến công ngoại giao.

Hai bên giằng co, tranh chấp về địa điểm hội nghị, đến ngày 3 tháng 5 năm 1968, Mỹ phải chịu chấp nhận lấy Pa-ri làm nơi họp. Phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 13 tháng 5 năm 1968 tại Pa-ri. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do Bộ trưởng Xuân Thuỷ dẫn đầu, phái đoàn Mỹ do đại sứ lưu động Ha-ri-man cầm đầu.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2008, 09:33:41 pm »

Hội nghị hai bên ở Pa-ri sau nhiều phiên họp trong năm 1968 chưa giải quyết được vấn đề gì cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ ta tiến công địch trực tiếp về ngoại giao trên bàn hội nghị. Hội nghị là một diễn đàn thuận lợi để chúng ta tố cáo trước dư luận thế giới đường lối chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, bản chất của đế quốc Mỹ và những tội ác dã man mà Mỹ gây ra trên cả hai miền nam bắc Việt Nam. Bị ta dồn ngay từ đầu vào thế phải trả lời đòi hỏi rất hợp lý do phía ta đưa ra, đế quốc Mỹ đã bị đặt đúng vào địa vị của họ là kẻ gây chiến, kẻ xâm lược ở Việt Nam. Bị buộc phải ngồi nói chuyện kéo dài với ta tại bàn hội nghị, phía mỹ đã mặc nhiên thừa nhận sự bất lực của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ.

Cuộc đấu tranh ngoại giao tại bàn hội nghị và các hoạt động quân sự, chính trị trên chiến trường đã được phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp đẩy phía Mỹ bước sâu thêm nữa vào thế bị động toàn diện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong hội nghị hai bên năm 1968 là bước đi cần thiết, là một trong những tiền đề dẫn đến hội nghị bốn bên sau này tại Pa-ri kết thúc bằng Hiệp định Pa-ri được ký kết tháng 1 năm 1973, giữa đại diện của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đồng chí Lê Đức Thọ và Hen-ri Kít-xin-giơ, đại diện của Chính phủ Mỹ.

Trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường tại cả hai miền nam bắc, trước thái độ biết điều và kiên quyết của ta tại hội nghị, tranh thủ được sự đồng tình của dư luận rộng rãi trên thế giới, trước áp lực của dư luận nhân dân tiến bộ Mỹ và trong nội bộ đảng dân chủ Mỹ lúc đó, ngày 1 tháng 11 năm 1968, tổng thống Giôn-xơn buộc phải nhượng bộ. Ông uyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chấp nhận hội nghị Pa-ri với thành phần mở rộng gồm 4 bên: Mỹ, Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà  miền nam Việt Nam và nguỵ quyền.

Âm mưu “đàm phán trên thế mạnh”, “đàm phán với sức ép quân sự Mỹ” của chính quyền Giôn-xơn đã phá sản. Thất bại trên chiến trường, thất bại tại bàn hội nghị, đế quốc Mỹ vẫn tỏ ra ngoan cố. Trong những tháng còn lại ở Nhà trắng, trước khi chuyển giao chính quyền nước Mỹ cho Ri-xớt Ních-xơn, Giôn-xơn chủ trương “phí Mỹ hoá” chiến tranh. Ở miền nam Việt Nam, tướng Mỹ A-bram lên thay Oét-mo-le làm tổng chỉ huy quân Mỹ từ tháng 3 năm 1968, thực hiện biện pháp chiến lược quân sự mới “quét và giữ”.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy là đòn chiến lược với quy mô lớn bất ngờ và đạt hiệu lực chiến lược cao làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Nó làm cho Mỹ - nguỵ hoang mang dao động mạnh, buộc chính quyền Giôn-xơn phải từ bỏ chiến lược “chiến tranh cục bộ”, xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. sau đó, ta còn mở tiếp hai đợt tiến công và nổi dậy vào tháng 5 và tháng 8, tháng 9 năm 1968, tiếp tục đưa chiến tranh cách mạng sâu vào vùng thành thị, tiêu hao, tiêu diệt thêm nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

Do lực lượng ta không được bổ sung kịp thời, đặc biệt do có khuyết điểm trong chỉ đạo ở trên và cả chiến trường mà chủ yếu là việc đánh giá tình hình địch còn có mặt chủ quan, nên ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự vào các đô thị, lơi lỏng các vùng nông thôn.

Tuy vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh hùng hồn: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã giành được thắng lợi chiến lược vo cùng to lớn, làm thay đổi cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ như khẳng định của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (khoá III), khẳng định của Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IV.

Không phải ngẫu nhiên trong cuốn sách “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”, nhà sử học Mỹ Ga-bơ-ri-en Côn-cô dành hẳn một phần phân tích đánh giá sâu về “cuộc tiến công, và các sự kiện năm 1968”. Ông để riêng một chương (chương 24) để mổ xẻ cuộc tiến công Tết (Mậu Thân), khẳng định vị trí của nó: “Cuộc tiến công Tết là sự kiện quân trọng nhất và phức tạp nhất của chiến tranh Việt Nam”. Tác giả đánh giá rằng rằng “nhìn toàn bộ, năm 1968 là năm xấu nhất của cuộc chiến tranh(của Mỹ) cho đến năm 1975”. cụ thể hơn nữa, vị trí của đợt đâùu cuộc tổng tiến công và nổi dậy được cuốn sách ghi nhận: “3 tháng đầu của năm 1968 là những tháng quan trọng nhất trong lịch sử của toàn bộ cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”1 .
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2008, 09:35:30 pm »

Đối với nhân dân ta, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 khẳng định ý chí, tái tuệ, tài năng tổ chức và quyết tâm sắt đá của cả dân tộc Việt Nam và chiễn sĩ miền nam, của quân và dân cả nước ta trên dới một lòng, chung sức quyết đánh thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do của Tổ quốc và thống nhất đất nước. Trong trận quyết chiến lịch sử này, chiến sĩ và đồng bào ta ở miền nam cùng với lực lượng miền bắc xã hội chủ nghĩa đã chiến đấu với tinh thần dũng cảm tuyệt vời, với ý thức tổ chức kỷ luật rất cao, bất chấp mọi hy sinh gian khổ nhằm thực hiện bằng được quyết tâm chiến lược của Đảng.

Lịch sử là một quan toà công minh. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Lịch sử và thực tiễn đã khẳng định tầm vóc thắng lợi của sự kiện trọng đại này đúng như nó có. Đồng thời lịch sử và thực tiễn cũng rọi sáng vào những sai lầm, khuyết điểm đã hạn chế thắng lợi như sự kiểm điểm tự phê bình nghiêm khắc của Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 21 (khoá III).
_____________
1. Gabriel Kolko:Sách đã dẫn.

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã phá sản, đế quốc Mỹ dưới chính quyền Ních-xơn chuyển sang thi hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Thất bại thảm hại trên đỉnh cao của sức mạnh quân sự Mỹ được dốc vào cuộc chiến tranh Việt nam, đã trở thành tất yêu. Tuy nhiên, để giải phóng hoàn toàn miền nam thân yêu, quân và dân cả nước ta còn phải trải qua những chặng đường gian lao thử thách mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nhìn thấy trước và chỉ ra cho quân và dân ta cả nước ta những bước đường cần phải tiép tục tiến lên để đạt đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày 3 tháng 11 năm 1968, trong “Lời kêu gọi” gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Người nói: “ Chúng ta đã thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rât ngoan cố và xảo quyệt, chúng nói “ hoà binh”, “thương lượng”, nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng. Hơn 1 triệu quân Mỹ, quân nguỵ và quân chư hầu còn đang hàng ngày gây ra tội ác dã man đối với đồng bào miền nam nước ta”. “Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”.

Sang năm 1969, nhân dịp đầu năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc mừng đồng bào và chiến sĩ cả nước:
      Năm qua thắng lợi vẻ vang.
      Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
      Vì độc lập, vì tự do
      Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
      Tiến lên chiến sĩ đồng bào
      Bắc nam sum họp xuân nào vui hơn.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #96 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 09:50:11 am »

Những lời trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương hướng chỉ đạo sáng suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trong giai đoạn chiến lược tiếp theo. Chiến thắng lịch sử vẻ vang của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền nam đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại vào một bước ngoặt lớn. nó là điều kiện và cơ sở thanứg lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và chiến thanứg oanh liệt đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 “đánh cho Mỹ cút”. Nó là tiền đề tạo nên đại thắng mùa xuân 1975 “đánh cho nguỵ nhào”, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến  chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn mièn nam thân yêu, thu giang sơn về một mối, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

*
*   *

Chương Tám
Mấy suy nghĩ về thắng lợi

Để thực hiện mục tiêu chiến lược của cuộc “chiến  tranh cục bộ” ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dốc cố gắng quân sự rất cao. Lực lượng quân sự và các biện pháp chiến lược mà ho dùng trong cuộc chiến tranh xâm lược ở thời điểm từ năm 1968 đến tháng 11 năm 1968, là đỉnh cao của sức mạnh quân sự mà giới cầm quyền Mỹ có thể huy động vào một cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn nhất và tàn bạo nhất từ trước tới nay.

Với dã tâm xâm lược một nước nhỏ banừg chiến tranh thực dân mới, chưa bao giờ đế quốc Mỹ phải huy động tài chính, vật tư, nhân lực của Mỹ đến một quy mô lớn như chiến tranh xâm lược Việt Nam trong chiến lược “ chiến tranh cục bộ”. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vì thế đã vượt các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử về mức độ dùng bom đạn, máy bay, nhất là máy bay lên thẳng, về tính chất ác liệt và sự huy diệt tàn bạo.

Thế nhưng, như chúng ta đã thấy ở các chương trên, những cố gắng lớn nhất của Mỹ trong mấy năm chiến tranh cục bộ đã không giúp Mỹ đạt mục tiêu chiến lược như họ đề ra. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn. sau chiến thắng oanh liệt đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là đòn chiến lược quyết định đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ. Đứng vừng trên tuyến đầu chống đế quốc Mỹ của nhân dân thế giới nhân dân ta đã giánh cho Mỹ một đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh xâm lược thuộc địa của chúng. Những thất bại có ý nghĩa chiến lược của Mỹ trong cuộc “chiến tranh cụ bộ” là:

1. Các kế hoạch phản công chiến lược đầy tham vọng của Mỹ đề không đạt mục tiêu. Đặc biệt từ sau thắng lợi của đòn Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân  của quân và dân ta, đế quốc Mỹ đã buộc phải từ bỏ chiến lược phản công, chuyển hẳn vào chiến lược phòng  ngự, từ bỏ biện pháp chiến lược “tìm và diệt” chủ lực ta, chuyển sang chủ trương “quét và giữ”; tiếp đó từ bỏ chiến lược “chiến tranh cục bộ” và buộc phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hoá” chiến tranh, rút bớt quân Mỹ về nước.

2. Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc chủ yếu bằng không quân và hải quân, một bộ phận của cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã thất bại nặng nề. Trên 3.000 máy bay hiện đại các loại của Mỹ bị bắn rơi cùng số lượng lớn lái máy bay nhà nghề bị tiêu diệt hoặc bắt sống ở miền bắc; các chiến thuật và kỹ thuật mới của không quân Mỹ đều không phát huy được hiệu lực như dự tính của Mỹ trước cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không anh dũng và tài trí của nhân dân miền bắc Việt Nam anh hùng.

3. Một số lượng lớn quân viễn chinh Mỹ - lực lượng chiến lược nòng cốt của chiến tranh cục bộ, và phương tiệnc chiến  trang hiện đại của chúng bị tiêu diệt và phá huỷ. Tổn thất này vượt ngoài dự lường của Mỹ, đã quá giới hạn mà nhà cầm quyền Mỹ có thể chịu đựng; những loịa sinh lực quan trọng gồm những đơn vị được xếp vào loại thiện chiến của lục quân và lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ đều bị thua đau, thiệt hại nặng nề. Nó càng làm cho lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường chuyển biến mạnh theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

4. Về thế chiến lược của chiến tranh, khi đưa quân viễn chinh vào tham chiến, phái mỹ muốn giành lại quyền chủ động và nhan chóng chuyển bại thành thắng, nhưng chúng lại càng lún  sâu vào tình trạng bị động, bị đẩy hẳn vào bước ngoặt đi xuống thất bại hoàn toàn. Trên một triệu quân Mỹ - nguỵ và lính chư hầu đã mất quyền tự do hành động, ngày càng bị hãm sâu hơn vào thế chiến bị động, không thể nào gỡ ra được.

5. Nguỵ quân, nguỵ quyền, công cụ của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, và là chỗ dựa chính trị của quân Mỹ ngày càng suy yếu, bất lực. Một loạt kế hoạch “bình định nông thôn” đặt dưới quyền chỉ huy của bộ tư lệnh MACV dưới chiêu bài chương trình “phát triển cách mạng” mà Mỹ dầy công đầu tư tiền của và công sức hòng thiết lập cơ sở hạ tầng ổ định cho chính quyền tay sai, đều bị ngặn chặn và đẩy lùi. đây là chỗ yếu chí mnạg của cuộc chiến tranh cục bộ và cũng là thất bại chiến lược sâu cay của chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ đối với miền nam nước ta.

Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #97 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 09:53:15 am »

Đến đây, nhân dân Việt Nam anh dũng đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng, làm phá sản liên tiếp hai chiến lược chiến tranh là chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong hệ thống lý luận chiến tranh quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ, giáng một đòn quyết định, mở đường làm phá sản toàn bộ chiến lược đó.        Dư luận Mỹ  và thế giới đánh giá rằng thất bại của đạo quân viễn chinh Mỹ và cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã vượt ra ngoài phạm vi Việt Nam và nước Mỹ cũng trên ý nghĩa đó. Chính giới Mỹ hồi đó còn cho rằng, phải mất nhiều thập kỷ nữa, nước Mỹ đế quốc chủ nghĩa  mới lấy lại được “trạng thái cân bằng”. Và cũng từ cái mốc lịch sử này, các nhà chiến lược Mỹ đã tự rút ra bài học về việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào tham chiến ở chiến trường xã như Việt Nam.

Đối với nhân dân ta, đánh thắng “ chiến tranh cục bộ” là giai đoạn thử thách vô cùng nghiêm trọng. Vượt qua được thử thách ấy, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã thắng Mỹ thêm một keo rất cơ bản, có ý nghĩa then chốt và quyết định. Đây là bước ngoặt lớn tạo nên những chuyển biến cách mạng hết sức thuận lợi để tiếp tục giành thắng lợi mới to lớn hơn, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cho đến ngày toàn thắng giải phóng hoàn toàn miền nam, thu giang sơn về một mối, chúng ta mới càng thấy rõ thêm được ý nghĩa trọng đại của bước đánh thắng nỗ lực quân sự cao nhất  của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”  đánh thắng “chiến tranh cục bộ”.
Sự kiện Việt Nam thanứg Mỹ về quân sự ở bước leo thang chiến tranh cao nhất của chúng, chứng minh rằng: đế quốc Mỹ đang ở thế yếu, thế bị động. Chúng có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng được hết để thực hiện mưu đồ đè bẹp cuộc đấu tranh giành giải phóng của các dân tộc, làm bá chủ thế giới. Quân đội Mỹ tuy đông và trang bị hiện đại vào bậc nhất trong các quân đội của thế giới tư bản, nhưng không phải là bất khả chiến thắng.
*
*   *

Từ đó đến nay, dư luận Mỹ và phương Tây đua nhau tìm hiểu và giải thích sự thất bại quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà họ đã dồn những cố gắng được đánh giá là  cao nhất về mặt quân sự trong một cuộc “chiến tranh cục bộ”. Nhiều nhà chiến lược Mỹ đã nói đến một cuộc “rút lui chiến lược” đầu tiên trong lịch sử viễn chinh của quân đội Mỹ. Sau này, thời điểm phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã được chính giới Mỹ và nhiều nước phương Tây cho là “cái mốc”  đánh dấu “thời kỳ sau Việt Nam” của Mỹ.

Ta nhớ lại là lúc này ở Mỹ và nhiều nước phương Tây đã  có không ít người bàng hoàng, thậm chí kinh ngạc, bởi không thể giải thích nổi vì sao bộ máy chiến tranh đồ sộ của Mỹ đã bị sa lầy và thất bại ở Việt Nam. quản thật là một điều hiếm thấy trong lịch sử các cuộc chiến tranh từ xưa tới nay. Thế nhưng, như Lê-nin đã nói: “ trong lịch sử cũng như trong tự nhiên không hề có phép lạ, song mỗi bước ngoặt đột ngột của lịch sử, mỗi cuộc cách mạng đều biểu hiện một nội dung rất phong phú, đều phát triển những sự phối hợp các hình thức đấu tranh một cách rất bất ngờ, rất độc đáo và nhưng tương quan giữa các lực lượng đối diện, khiến cho có nhiều việc xem chừng như là kỳ lạ đối với một trí não tầm thường” 1 .

Một số cơ quan nghiên cứu chiến lược ở Mỹ truy tìm nguyên nhân ở trong nội bộ nước Mỹ và biện luận rằng đó là do Mỹ đã thua     “Từ cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ” (ý nói sự chia rẽ trong giới cầm quyền, giữa nhân dân và chính phủ). Nhiều nhà quân sự phương Tây thì  quy vào sai lầm của tổng thống Giôn-xơn là đã đưa lục quân Mỹ vào châu Á, khác nào “nhảy xuống nước đánh nhau với cá mập”. Họ cho rằng, trong cuộc chiến tranh không quân đối với miền bắc,
____________

1. V.I.Lê-nin : Tuyển tập,  Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1959 quyển 1, phần II, tr.548.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #98 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 09:55:55 am »

Tổng thống Giôn-xơn không dám ồ ạt, mạnh mẽ ngay từ đầu, mà dè dặt “leo từng nấc thang” nên đã tạo cho đối phương có điều kiện chuẩn bị lực lượng và phương sánh đối phó. Nhiều người khác lại cho rằng, Mỹ đã thua vì chính quyền và quân đội nguỵ ươn hèn, bất lực...v.. .v. Những ý kiến này có thể đúng trên từng mặt, nhưng rõ ràng là chưa đủ, chưa chỉ ra cái chủ yếu và cũng chỉ mới phản ánh được một phần từ phía Mỹ.

Chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân từ cả hai phía, phía Mỹ và phía nhân dân ta.

Về phía Mỹ, điều trước tiên cần khẳng định là thất bại quân sự của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” không thể tách khỏi thất bại chung trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của họ. Vì vấn đề quân sự không bao giờ tách khỏi các vấn đề chung của cuộc chiến tranh. Nguyên nhân thất bại về quân sự của Mỹ, xét riêng về phía Mỹ, là nằm ngay trong nguyên nhân nội tại của cuộc chiến tranh phi đạo lý của Mỹ ở Việt Nam.

Theo cách xem xét đó, ta hiểu vì sao bộ máy quân sự được Mỹ thừa nhận là đỉnh cao sức mạnh của Mỹ được huy động vào Việt Nam lại tỏ ra chỉ là một sức mạnh có hạn và co những chỗ yếu rất cơ bản. Mỹ lại tiến hành một cuộc chiến tranh mất lòng người nhất từ xưa tới nay. Đó là do đường lối và chín sách xâm lược thực dân kiểu mới, đi ngược trào lưu tiến hoá của lịch sử, bị cả loài người và nhân dân Mỹ lên án.

Chỗ dựa xã hội và chính trị của Mỹ ở miền nam Việt Nam là chế độ nguỵ hèn yếu. Mỹ còn gặp khó khăn về nhiều mặt trên thế giới trước thế tiến công dồn dập, mạnh mẽ, liên tục của phong trào các mạng trên các lục địa, làm cho đế quốc Mỹ không thể rảnh tay đối phó với sự cạnh tranh của những thế lực kinh tế khác trong thế giứoi tư bản, không giữ nổi ưu thế về chiến lược quân sự toàn cầu như sau chiến tranh thế giới  thứ hai. Càng sa lầy và thất bại ở Việt Nam, nhưng cái yếu trên đây của đế quốc Mỹ càng bị khơi sâu và phát triển.

Còn các nguyên nhân trực tiếp về mặt quân sự, có thể nêu những vấn đề lớn như: thế chiến lược ngày càng bất lợi, lực lượng quân sự Mỹ và nguỵ trên chiến trường miền nam không phát huy được hiệu quả như sức mạnh của mình vì thiếu “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”; chiến lược, chiến thuật bị khủng hoảng, chỉ đạo chiến tranh chủ quan và sai lầm.

Ai cũng biết là trong chiến tranh, thế chiến lược là một trong những nhân tố có tầm quân trọng quyết định đối với việc phát huy hiệu lực của các quân đội tham chiến và giành thắng lợi trên chiến trường. Mỹ thua về quân sự vì quân viễn chinh Mỹ vào tham chiến ngay từ đầu đã bị hãm vào một thế chiến lược bị động và bất lợi ở miền nam Việt Nam. từ lúc phát động “chiến tranh đặc biệt” để hòng đẩy lùi cuộc đồng khởi của đồng bào miền nam đang phát triển thnàh chiến tranh cách mạng, phía Mỹ và tay sai đã ở vào thế thua, thế bị động về chiến lược. Cái thế bất lợi đó lại bị chiến tranh nhana dân miền nam khoét sâu thêm sau thắng lợi của xuân – hè năm 1965, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Các đơn vị quân chiến đấu Mỹ và quân chư hầu vào chiến trường, hung hăng ra quân đã bị lọt vào thế trận làm chủ và tiến công đã triển khia sẵn của chiến tranh nhân dân miền nam. Đó là thế trận đấu  tranh vũ trang kết hợp rất chặt chẽ với đấu tranh chính trị, chiến tranh cách mạng kết hopự với khởi nghĩa vũ trang, là thế trận tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công trên cả ba vùng chiến lược, thế tiến công địch bằng “ ba mũi giáp công”, thế tiến công của chiến tranh du kích rộng khắp ở ngay các địa phương kết hợp với chiến tranh chính quy của các đơn vị chủ lực cơ động.

Hơn một triệu quân mỹ - nguỵ và chư hầu đã không phát huy được hiệu lực chiến lược như người Mỹ dự tính. Trong cả hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn, đạo quân viễn chinh to lớn của Mỹ không tiêu  diệt gọn được một đại đội nào của quân ta. Nhiều nhà chiến lược Mỹ lấy làm kinh ngạc, không thể ngờ rằng từ sự tính toán trên lý thuyết sức mạnh của hàng chục vạn quân Mỹ  với những sư đoàn mạnh nhất của quân đội Hoa kỳ đến hiệu quả thực tế của chúng tại chiến trường, lại có  khoảng cách xa đến thế.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #99 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 09:59:37 am »

 Qua cuộc đọ sức thật sự với quân và dân ta trên chiến trường Việt Nam, quân Mỹ đã lộ ra cái yếu rất cơ bản về tinh thần, tư tưởng và cách đánh của một đội quân được trang bị dòi dào nhất, nuôi dưỡng sung túc nhất.

Các phương tiện chiến tranh và vũ khí Mỹ có uy lực lớn. Nhưng trong cuộc chiến tranh này, uy lực của nó bị hạn chế khá nhiều và trên thực tế ít phát huy được tác dụng cao như các cấp chỉ huy và các nhà sáng chế kỹ thuật Mỹ tính toán. Lẽ chủ yếu là nó vấp phải và khó nghĩ tới cách đánh sáng tạo của nhân dân và lực lượng vũ trang ta trong một cuộc chiến tranh nhân dân không có trận tuyến cố định, rõ rệt, lại phần nào còn bị điều kiện địa hình và đặc điểm chiến trường chi phối.
Mỹ thua vì chiến lược, chiến thuật quân sự của Mỹ không phù hợp. Chiến lược của Mỹ sai lầm ngay từ đầu nên thua lại càng bị động. Nó là cho chiến thuật quân sự của Mỹ tréo giờ và bế tắc, mất dần cả quyền  chủ động tại chiến trường. Sau này nhiều nhà nghiên cứu quân sự Mỹ đã thừa nhận là cuộc chiến đấu ở Việt Nam đã đặt ra vấn đề phải viết lại điều lệnh chiến đấu của quân đội Mỹ trong “ một quy mô cơ bản”.

Mỹ đã thua về quân sự còn là do sự chỉ đạo chiến tranh của Mỹ chủ quan, do đường lối chiến tranh và chiến lược của họ sai lầm, lại gặp phải một đối thủ quyết chiến dũng cảm thông minh và dày dạn kinh nghiệm. Mỹ tự đánh giá mình quá cao, nhất là đối với cái gọi là “ sức mạnh quân sự vạn năng” của Mỹ. Trong lúc đó, họ đánh giá thấp đối phương, đặc biệt đánh giá thấp lực lượng vũ trang tại chỗ trên các chiến trường miền nam và sức mạng mà họ không thể lường nổi của chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển đến độ rất phong phú.

Trên đây đã phân tích mấy nhân tố thất bại về quân sự xét về phía Mỹ. Song, trong chiến tranh, nhưng chỗ yếu của Mỹ về quân sự, chính trị và cả những sai lầm về chỉ đạo chiến tranh cũng không tự nó đưa Mỹ đến thất bại. Mà thất bại của Mỹ  chính là do họ đã vấp, phải cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta của dân tộc ta.  Đến đây, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Vì sai Việt Nam ta là một nước nhỏ và nghèo, lại có được sức mạnh lớn tới mức có thể đánh thắng chiến tranh xâm lược của nước đế quốc giàu mạnh nhất.

Có thể một câu hỏi trả lời tổng quát: đó là vì  nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng đầu,  đã dám đánh, biết đánh và biết thắng.
Bất ngờ lớn nhất - bất ngờ tổng quát - đối với Mỹ là điều đó.

Ngay từ cuối năm 1963, hai năm trước khi Mỹ lao vào “chiến tranh cục bộ”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành trung ương Đảng ta (khoá III), phần về miền nam, đã nêu rõ: “ chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thích ứng nhất với chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tuy nhiên nêu dùng “chiến tranh đặc biệt” mà không thể thắng thì trong điều kiện nhất định, chúng cũng có thể dùng “chiến tranh cục bộ”. Xuát phát từ nhận định đó, chúng ta đã nêu ra chủ trương kiềm chế và thắng địch trong “ chiến tranh đặc biệt”, đồng thời sẵn sàng đối phó với khả năng địch tiến hành “chiến tranh cục bộ”.

Lựa chọn con đường leo thang chiến tranh cục bộ, chính quyền Giôn-xơn đã vấp phải ý chí sắt đá của một dân tộc không hề hoảng hốt trước sức mạnh của khối sắt thép khổng lồ, coi việc quân đội viễn chinh Mỹ hùng hổ nhảy vào là chuyện khó tránh khỏi. Do bọn tay sai bị thất bại thảm hại, chủ phải ngảy vào cứu nguy là tự đâm vào thế kẹt rõ ràng. Trên cơ sở nhận định đó, ta đã bày thế trận, chuẩn bị lực lượng cả về tinh thần và vật chất, tính trước đường đi nước bước trong toàn bộ cuộc chiến tranh cũng như trong thời kỳ trước mắt. Chúng ta nắm được quy luật tổng thể của cuộc chiến tranh, xác định trúng phương hướng chiến lược chung, ý định chiến lược cụ thể và  đặt mục tiêu chiến lược vừa mức hợp lý.  Đảng ta nói, chúng ta biết mở đầu thì chúng ta biết kết thúc cuộc chiến tranh. Chúng ta biết đế quốc Mỹ không thể chiếm đóng lâu dài đất nước ta, càng không thể sa lầy hoài trong một cuộc chiến tranh hao người, tốn của và thất nhân tâm đến cùng cực. Đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là buộc chúng phải chịu thua nhưng vẫn giữ được thể diện. Ta  đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi bằng cách không ngừng làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, đi tới đập tan ý chí đó, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, phải điều đình với ta để rút đội quân xâm lược ra khỏi miền nam Việt Nam. Mặc dù họ biết rằng quá trình rút quân này sẽ diễn ra với nhiều đau đớn và để lại những chấn thương về sau.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM