Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:38:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 119140 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:06:52 pm »

Mọi thứ từ sức mạnh của chân tay và trâu bò cho đến xe ủi đất đều giúp vào việc giữ cho con đường tồn tại, bất chấp bom, mìn và các thứ dụng cụ thiết bị có thể nghĩ ra được. Khả năng của quân đội nhân dân Việt Nam sửa đường nhanh chóng đã vượt xa khả năng tiến công phá hoại có hiệu quả của không quân Mỹ.”1 .
   
Trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, chúng ta thực hiện toàn dân đánh giặc, toàn dân phòng tránh và toàn dân làm công tác giao thông vận tải.
   
Nhân dân là lực lượng hùng mạnh ở ngay tại chỗ tiến hành sửa chữa đường và khắc phục mọi hậu quả do bom đạn địch và thiên nhiên gây ra một cách kịp thời nhất, nhânh nhất. Nhân dân không chỉ làm những việc đơn giản như đào  đất, san đường, bốc dỡ hàng, mà còn làm những việc phức tạp, nguy hiểm như trụ lại trên các trọng điểm quan sát, đánh dấu và rà phá bom nổ chậm để đảm bảo cho xe qua lại. Có những trọng điểm đánh phá của máy bay địch như ngã ba Đồng Lộc2  (Hà Tĩnh) trong 7 tháng liền địch đánh hàng nghìn lần, các đội dân quân phá bom mở đường đã cùng với nam nữ thanh niên xung phong hình thành các lực lượng xung kích ngày đêm chiến đấu vật lộn với không quân hiện đại Mỹ để bảo đảm giao thông vận tải thông suốt.
   ___________

   1. Gabriel Kolko: Sách đã dẫn.
   2. Địa danh chung chỉ một vùng đất hẹp 0,6 ki-lô-mét vuông nằm giữa 3 ngọn núi thấp cách thị trấn Nghẽn (huyện Can lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh) 10 ki-lô-mét về phái tây-nam, trên đường 15B, tuyến hành lang vận chuyển bắc – nam.
   Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 năm 1968, mảnh đất này đã phải chịu 2.000 trận ném bom  với 42.000 trái bom và đạn, có ngày chịu 14 trận bom của 160 máy bay Mỹ các loại. Mỗi mét vuông mặt đất quanh ngã ba chịu 3 – 4 quả bom.


Ngã ba Đồng Lộc thực sự là một ngã ba lửa. Ở đây đã diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, trí tuệ con người Việt Nam và bom đạn máy bay Mỹ. Nó đã thấm máu và mồ hôi của bao nhiêu chiến sĩ và đồng bào ta, ghi tạc nhiều tấm gương sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Tiêu biểu và nổi bật là những chiến công bất diệt của 10 cô gái Đồng Lộc san lấp hố bom thuộc tiểu đội Võ Thị Tần, của tổ quan sát bom La Thị Tám, tổ rà phá bom Vương Đình Nhỏ, tổ máy gạt đất Uông Xuân Lý, tổ cảnh sát giao thông Nguyễn Tiến Tuấn1 .

Hầu hết các thôn xã, các hợp tác xã dọc đường đã có những đội ứng cứu sẵn sàng cứu xe, cứu hàng, rà phá bom nổ chậm. Nêu cao khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc”, ở nhiều nơi, trong tình hình khẩn trương, nhân dân tự nguyện dỡ nhà, phá tường phản lát đệm, sửa chữa mặt đường bảo đảm xe qua, pháo chuyển.... Nhân dân còn là lực lượng chủ yếu phát triển mạng lưới đường sa địa phương, bảo đảm vận chuyển thông suốt đến tận xã, thôn và dùng làm đường vòng tránh đi khi cần thiết. Nhân dân cũng là lực lượng vận chuyển bằng phương tiện thô sơ để chuyển tải trên những quãng đường bị đánh phá ác liệt chưa từng được cơ giới và chuyển tiếp hàng tới tận các nơi có đường lớn. Nhân dân là lực lượng bốc dỡ, sơ tán cất giấu hàng hoá và bảo vệ các phương tiện vận chuyển. Nhân dân bảo vệ cầu đường và chân hàng, chống các hành động phá hoại của địch trên mặt đất và giữ gìn trận tự giao thông.

Tại những vùng chiến sự ác liệt, hành động anh hùng để cứu đường, cứu xe, cứu hàng trở thành phổ biến. Cao trào toàn dân làm công tác giao thông vận tải đã tạo nên một lực lượng hùng hậu gồm hàng triệu chiến sĩ gái, trai, già, trẻ có tinh thần chiến đấu kiên cường, ngày đêm sát cánh cùng các lực lượng của Bộ giao thông vận tải và công binh chiến đấu quên mình với tinh thần “Tất cả cho người và hàng hoá ra tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
___________
   
1. Tiểu đội Võ Thị Tần, cùng anh dũng hy sinh trong một ngày cả 10 cô gái trẻ, tuổi đời chưa quá 22 (ngày 24 tháng 7 năm 1968), đã được truy điệu tặng danh hiệu đơn vị anh hùng, La Thị Tám được tặng danh hiệu anh hùng. Tổ của Vương Đình Nhỏ - đơn vị anh hùng. Tổ và cá nhân cảnh sát giao thông Nguyễn Tiến Tuấn được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:26:02 pm »

Sức mạnh của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bắt nguồn hết từ sự nhất trí cao độ về chính trị và tinh thần của toàn thể nhân dân miền bắc, gắn với nhau trong quan hệ sản xuất tiên tiến, với hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong khói lửa chiến tranh, nhân dân ta đã đoàn kết nhất trí, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững quyết tâm chống Mỹ, cứu nước, một lòng một dạ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ miền bắc, giải phóng miền nam, bất chấp mọi sự đe doạ và hành động tàn bạo của kẻ thù. Đó chính là sức mạnh của truyền thống bất khuất của dân tộc, của lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với lòng yêu nước chủ nghĩa xã hội và với tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa chân chính.

Sức mạnh của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại không chỉ là sức mạnh chính trị, tinh thần, mà còn là sức mạnh vật chất - kỹ thuật của miền bắc đã được tăng cường qua nhiều năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại được sự giúp đỡ rất to lớn và có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Chính trên  cơ sở đó ta mới bảo đảm được nhu cầu thiết yếu về chiến đấu, xây dựng và ổn định đời sống nhân dân, mới bảo đảm phát triển lực lượng vũ trang càng đánh càng mạnh, đặc biệt là quân đội chính quy có nhiều binh chủng kỹ thuật ngày càng hiện đại, mới có điều kiện cần thiết để đánh thắng không quân và hải quân hiện đại của Mỹ.
   
Vấn đề mấu chốt tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân cách mạng là đường lối chính trị, đường lối quân sự và đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng ta. được sự chỉ đạo của đường lối đó, ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ miền bắc đi đôi với đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng miền nam, đã kiên quyết dựa vào sức mạnh của toàn dân được giác ngộ, được động viên và tổ chức lại để đánh thắng địch. Ta cũng đã tranh thủ được sự viện trợ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa trong tình hình có nhiều vấn đề tế nhị và phức tạp.
   
Trong bốn năm (1965-1968) của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân to lớn đánh phá miền bắc gây cho nhân dân ta rất nhiều khó khăn, tổn thất. Nhưng nhân dân miền bắc đã kiên cường vượt qua mọi thử thách ác liệt, đánh thắng rất oanh liệt cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn của kẻ thù.
   
Nhân dân ta đã đánh bại âm mưu ngăn chặn miền bắc chi viện cho miền na, một mục tiêu hàng đầu trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Chúng muốn “bóp nghẹt” cách mạng miền nam bằng cách đánh phá toàn bộ hệ thống đường sá, bến cảng, kho tàng 1 .... Trăm phần trăm cầu đường sắt và đường bộ bị hư hại, hàng vạn phương iện giao thông vận tải bị phá huỷ, nhiều kho tàng bị đánh phá và san bằng. Nhưng với sức mạnh toàn dân làm giao thông vận tải, với trí thông minh, lòng dũng cảm,ngàng giao thông vận tải và công binh vẫn hoạt động thông suốt trong chiến tranh, ngày đêm đưa người và hàng ra tiền tuyến với khối lượng ngày càng lớn. Hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, lương thực đã được chuyển cho các chiến trường. Từ những cơ sở vật chất đó, quân dân miền nam cũng như quân và dân Lào có đủ sức mạnh duy trì và phát triển thế trận và lực lượng để tiến công liên tục, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, kẻ đề xướng chủ trương đánh phá miền bắc, sau này đã thú nhận: “tôi không tin là  cuộc ném bom từ trước đến nay đã làm giảm một cách có ý nghĩa các cuộc xâm nhập về người và dụng cụ vào miền nam, và tôi cũng không tin là các cuộc ném bom sau này nữa có thể làm giảm một cách có ý nghĩa các hoạt động ấy”.
___________
   
1. Huy động gần 60% số trận đánh  và lần xuất kích vào yêu cầu này. Trong 4 năm 1965-1968 của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, không quân Mỹ đánh phá 191.286 trận với 292.000 lần chiếc xuất kích của các máy bay chiến đấu và ném bom.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2008, 09:34:19 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #72 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:28:58 pm »

Nhân dân ta đã chống lại có hiệu quả âm mưu phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng hòng làm suy kiệt sức mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta. Bằng hàng vạn các trận ném bom bắn phá, đế quốc Mỹ đã đánh vào toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật, các khu công nghiệp, các thành phố, thị trấn 1. Kẻ thù địch đẩy lùi “về thời kỳ đồ đá”, nhưng ta đã kiên quyết chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, tổ chức phòng tránh tích cực và có hiệu quả. Do đó hạn chế sự tổn thất về người và vật tư, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tích cực sơ tán và bảo vệ các thiết bị máy móc, duy trì sản xuất công nghiệp với quy mô thích hợp... Nền kinh tế của ta vẫn được duy trì, có mặt phát triển để bảo đảm những yêu cầu của quốc phòng và đời sống nhân dân. Viện trợ của các nước anh em được tận dụng có hiệu quả, đã làm tăng thêm sức mạnh vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa miền bắc phát huy tính ưu việt của nó trong thử thách nặng nề của chiến tranh, phát huy vai trò căn cứ địa của cách mạng cả nước.

Chúng ta còn đánh bại âm mưu dùng bom đạn uy hiếp tinh thần hòng làm lung lay ý chí của nhân dân ta. Máy bay Mỹ đánh phá rất dã man, đánh vào khu đông dân,dùng các loại vũ khí sát thương lớn như bom bi, bom rơi, bom na-pan...., dùng cả máy bay chiến lược B-52,
____________

1. Đánh 100% các nhà máy điện, 1.600 công trình thuỷ lợi, 60% nông trường quốc doanh, 1.000 quãng đê xung yếu, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì.... Để lại khoảng 7 vạn trẻ em mồ côi, phá vỡ 5 triệu mét vuông nhà ở bằng gạch ngói, phá 96/116 thị trấn, 28/30 thị xã , 3.000 trường học, hàng trăm chùa chiền và nhà thờ.

sát hại hàng chục vạn dân thường. Nhân dân ta đã phát huy cao độ tinh thần  “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đoàn kết chiến đấu dũng cảm mưu trí, đã đánh thắng  rất vẻ vang không quân Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Giôn-xơn, hơn 3.000 chiếc máy bay hiện đại của không quân và hải quân Mỹ đã bị bắn rơi. Thêm vào đó, trên trăm tàu chiến, tàu biệt kích bị bắn cháy, bắn hỏng, bắn đắm. Hàng nghìn người lái máy bay trong đó có nhiều người lái sững sỏ đã chết, bị thương hoặc bị bắt. Chưa có cuộc chiến tranh không quân nào mà lực lượng lái máy bay “của quý” của Mỹ lại bị đối phương bắt sống nhiều đến thế.     Đế quốc Mỹ đã mất một bộ phận quan trọng có tính chất chiến lược cả về số lượng máy bay, người lái, khối lượng bom đạn và kỹ thuật tinh xảo làm cho lực lượng không quân Mỹ bị suy yếu đi.
   
Trong nhiệm vụ đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, quân và dân miền nam đã hành động nhịp nhàng và góp phần rất tích cực. Sục sôi căm thù giặc Mỹ đụng đến miền bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân miền nam đã nêu cao khẩu hiệu “giặc Mỹ đánh miền bắc một, miền nam đánh trả mười”.
   
Quân và dân miền nam đã tiêu diệt những lực lượng quân sự lớn của Mỹ - nguỵ, trong đó có nhiều máy bay, kho xăng, bom đạn, người lái, nhân viên kỹ thuật, kìm giữ và phá huỷ lực lượng không quân Mỹ tại chiến trường miền nam. Quân và dân miền nam đã phối hợp cjiến trường chặt chẽ với miền bắc đẩy đế quốc Mỹ càng thất bại nặng hơn và bị động hơn trên cả hai miền.
   
Cái giá đắt nhất mà Mỹ phải trả không phải là ở số máy bay và người lái bị tiêu diệt, mà ở chỗ cái gọi là “thần tượng” và uy thế “không lực Hoa Kỳ” bị sụp đổ. Quan điểm quân sự của Mỹ “không quân quyết định thắng lợi trong chiến tranh” đã bị phá sản. Sức mạnh của không quân Mỹ còn bị  giáng một đòn đau chưa từng thấy. Đây không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề mà còn là một thất bại chính trị sâu cay, không chỉ ở Việt Nam mà còn là sự mất mặt của họ trên thế giới và trong lòng nước Mỹ.
   
Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ 13 (kháo III) và ra nghị quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao... Đồng thời với các mũi tiến công quân sự và chính trị, cần mở thêm mặt trận tấn công ngoại giao và phối hợp các mặt đấu tranh để giành thắng lợi to lớn hơn....
   
Trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cần vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo.

Trước mắt, chúng ta vẫn tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thì ta mới có thể bắt đầu nói chuyện chính thức với Mỹ được.
   
Cùng với thắng lợi to lớn của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam đã đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của địch và tiếp đó đã tiến lên mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đại thắng làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ  phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #73 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 07:41:21 pm »

Rõ ràng, thất bại của Mỹ không phải chỉ là thất bại về chiến thuật, bất lực của các loại kỹ thuật tinh xảo, tối tân của không lực Hoa Kỳ, không phải là thất bại bộ phận của chính là thất bại trên toàn bộ các mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, một thất bại căn bản về chiến lược trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
   
“Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ, bằng sự tàn bạo nhiều mặt của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước giàu nhất và mạnh nhất trên quả đất này (ý nói đế quốc Mỹ) cuối cùng có thể đã tự thấy mình bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương.... Thắng lợi của người Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”1.
   
Ngày 31 tháng 11 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền bắc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước:
   
“Chúng ta đã thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ còn rất ngoan cố và xảo quyệt, do đó nhiệm vụ thiêng liêng  của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”.

Ngay từ hồi đó, từ thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, chúng ta đã rút ra một kết luận quan trọng, và cũng là một bài học lớn: phát động được toàn dân tham gia chống chiến tranh phá hoại một cách toàn diện và lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế thì chẳng những chúng ta đánh thắng được cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ miền bắc, mà còn nhất định cùng với nhân dân miền nam, thống nhất đất nước. Sức mạnh của nhân dân ta là vô địch, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta là đường lối tất thắng.
____________
   1. Raphael Littauer – Norman Uphoff: The air war in Indochina (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương), Beacon Press Boston, Washington, 1972.

   
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2008, 07:43:32 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #74 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 07:42:53 pm »

Bài học sâu sức rút ra từ việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (trong chiến lược chiến tranh cục bộ) sau này lại được khảo nghiệm, nâng cao và phát triển sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Ních-xơn với cường độ đánh phá mạnh hơn. Trước thất bại nặng nề của nguỵ quân, nguỵ quyền, ở chiến trường miền nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền nam, tổng thống Mỹ   Ních-xơn đã huy động không quân và hải quân Mỹ trở lại tham chiến ở miền nam và miền bắc Việt Nam. Chúng cho đó là “hành động quân sự có tính chất quyết định” bằng biện pháp thả mìn phong toả các cửa sông, cửa biển miền bắc, dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm từ quân khu 4 trở ra đến Hải Phòng, Hà Nội.
   
Song, kết cục thì cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền        Ních-xơn đến lượt nó  cũng đã chịu chung số phận, kết thúc bằng những cuộc đánh phá ác liệt của không quân chiến lược B-52 suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Có thể nói đây là đỉnh cao thất bại của không lực Hoa Kỳ ở Việt Nam.
   
Thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta hồi đó đánh dấu một bước phát triển cao và sáng tạo của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Nó chứng minh hùng hồn sức chiến thắng  của chiến tranh nhân dân đất đối không, biểu thị nghị lực phi thường của quân và dân mièn bắc trên cơ sở kế thừa phát triển kinh nghiệm thắng lợi lịch sử của mình, đã được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt lực lượng và thế trận, tư tưởng, tổ chức và cách đánh, kể cả  cách đánh máy bay chiến lược B-52.

Một số nhà báo Mỹ và phương tây có mặt ở Hà Nội, trong những ngày lịch sử cuối năm 1972 được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân thủ đô đã không giấu nổi sự kinh ngạc và lòng khâm phục. Họ quay phim và viết bài ghi lại quang cảnh hùng tráng của cuộc chiến đấu ngay và quanh nơi họ ở. Khi có còi báo động máy bay, một số nữ chiêu đãi viên vào các vị trí chỉ dẫn khách nước ngoài đến nơi cư trú ẩn. Trong khi đó các nhân viên khác số đông là nữ, đầu đội mũ sắt, súng khoác vai, theo thứ tự từng đơn vị nhỏ, hối hả chạy lên tầng thượng của khách sạn, nhanh chóng chiếm lính các trận địa súng máy cao xạ, súng bộ binh sẵn sàng đón đánh máy bay Mỹ bay thấp. Trong tiếng gầm rít của máy bay Mỹ, tiếng súng phòng không của thủ đô nổ vang; ngoài các đường phố, nhân dân vẫn bình thản thực hiện việc phòng tránh theo nếp quen thuộc, sành sỏi nhận dạng từng loại máy bay đang hoạt động trên bầu trời. Tất cả biển lộ một sức sống mãnh liệt, sôi động, khí phách hiên ngang của một dân tộc sinh hoạt và chiến đấu một cách có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bình tĩnh và tự tin cao độ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2008, 07:44:52 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 07:50:03 pm »

Chương bảy
Trận quyết chiến lịch sử Xuân Mậu Thân

Chiến thắng lớn của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước trong đông – xuân 1966-1967 tạo cho phía ta nhiều thuận lợi mới. Ta đứng vững trên thế chủ động, địch lún sâu trong thế bị động và vấp phải nhiều khó khăn mới.
   
Ở Mỹ, năm 1968 là năm bầu cử tổng thống. Vì thế triển vọng cuộc chién tranh Việt Nam kéo dài và có nguy cơ thất bại, đang trở thành mối lo âu đè nặng giới cầm quyền Mỹ.
   
Nội bộ chính quyền Oa-sinh-tơn phân hoá thành ba phái rõ rệt;
   
Phái quân sự hiếu chiến làm áp lực đòi tăng thêm quân và mở rộng chiến tranh. Ngày 18 tháng 3 năm 1967, tướng Oét-mo-len đòi tăng quân từ 10 vạn đến 20 vạn. Có những người đòi mở rộng chiến tranh ra miền bắc sang Lào và Cam-pu-chia.
   
Phái chủ trương hạn chế chiến tranh hoạt động mạnh hơn đòi thu hẹp phạm vi ném bom miền bắc và tìm kiếm phương án thoả hiệp đối với tình hình miền nam Việt Nam.
   
Phái tập hợp quanh tổng thống Giôn-xơn đôi lúc tỏ ra ngập ngừng do dự, nhưng chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phái quân sự hiếu chiến.Giôn-xơn quyết định mở rộng chiến tranh không quân đánh miền bắc, tăng thêm 55 ngàn quân, dự định đưa tổng số quân Mỹ tại miền nam Việt Nam vào tháng 8 năm 1967 lên 525 ngàn.
   
Cuối năm 1967, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã tiến hành một cuộc kiểm điểm về tình hình tại miền nam Việt Nam sau thất bại của cuộc phản công lần thứ hai. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã đề ra phương án “ổn định lực lượng quân sự Mỹ” tại miền nam Việt Nam bằng cách duy trì số quân cao nhất vào lúc đó. Sau đấy, Mỹ sẽ chuyển dần gánh nặng chiến đấu sang cho quân nguỵ. Cuộc chiến tranh bằng không quân chống miền bắc cũng sẽ không thay đổi trong một thời gian nhất định. Phương án trên đây của Mắc Na-ma-ra là một phương án tạm thời  nhằm duy trì một “nguyên trạng” ở miền nam Việt Nam. Nó có tác dụng làm giảm bớt thương vong của quân Mỹ để xoa dịu phong trào chống chiến tranh trong nhân dân Mỹ. Mặt khác làm áp lực buộc phía ta thương lượng theo những điều kiện của Mỹ. Tướng Tây-Lơ, với tư cách làm cố vấn đặc biệt của  tổng thống Mỹ Giôn-Xơn cũng đề xuất “bốn phương án cơ bản” được nêu nên dưới những danh từ “tung ra tất cả”, “rút ra khỏi cuộc”, “thoát lui”, và “bám chặt đến cùng”.

Chính nội dung “bốn phương án cơ bản” đó phản ánh tình trạng bế tắc về chiến lược của Mỹ tại miền nam Việt Nam vào cuối năm 1967.

“Tung ra tất cả” có nghĩa là mở rộng chiến tranh không giới hạn tại cả khu vực bán đảo Đông Dương. Để thực hiện phương án này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn phải chính thức “tuyên chiến” trong cuộc chiến tranh Việt Nam và áp đặt những sự kiểm soát thời chiến trên nước Mỹ. Đây là điều vượt xa khả năng thực  hiện của chính quyền Giôn-xơn.
   
“Rút ra khỏi cuộc” có nghĩa là Mỹ phải nhanh chóng rút ngay quân đội viên chinh Mỹ về nước, để mặc cho nguỵ quyền và nguỵ quân tự xoay xở lấy. Tuy đã bị thua đau, nhưng vào thời điểm này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn tỏ ra “không bỏ cuộc”.
   
“Thoái lui” là xuống thang từng bước, bao gồm việc chấm dứt ném bom miền bắc, giảm dần những cuộc hành quân trên mặt đất, rời bỏ một số khu vực tiền tiêu và có thể dẫn đến rút các đơn vị quân đội viễn chinh Mỹ về cố thủ tại một số khu vực trọng yếu, dùng những bàn đạp đứng chân đó làm điều kiện đê mặc cả một giải pháp có lợi cho Mỹ. Đến cuối năm 1967, phương án này vẫn bị tổng thống Giôn-xơn và những cố vấn thân cận của ông phê phán là “tiêu cực”, thực chất là “chịu thua”. Trong khi đó giới quân sự Mỹ từ Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, Bộ tư lệnh các lực lượng Mỹ tại tây Thái Bình Dương và tướng tổng chỉ huy Oét-mo-len vẫn tiếp tục nêu khả năng tất thắng của phía Mỹ tại miền nam Việt Nam.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 07:53:10 pm »

“Bám chặt đến cùng” là phương án giữ nguyên trạng, tiếp tục thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” kết hợp chặt chẽ các cuộc hành quân đánh vào các khu vực căn cứ của ta để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động ở những vùng nông thôn, tiếp tục cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc Việt Nam. Đây là phương án nhằm mục tiêu làm suy mòn lực lượng của ta ở cả hai miền, tạo áp lực buộc ta phải chấp nhận thương lượng.
   
Tướng Tay-lơ đã kiến nghị với tổng thống Mỹ Giôn-xơn tiếp tục “chiến lược hiện hành”, tức là phương án “bám chặt đến cùng”.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra, người được giới chiến lược phương Tây đánh giá là “bộ óc điện tử” của nước Mỹ lại là một trong những người có chức quyền cao trong chính phủ Giôn-xơn tỏ ra dao động trước tiên trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Tháng 11 năm 1967, chán nản và bế tắc trước những thất bại liên tiếp của quân đội viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam, ông ta xin từ chức Bộ trưởng quốc phòng. Tổng thống Giôn-xơn cử Cơ-lác Cơ-líp-phớt thay Mắc Na-ma-ra.

Trong khi đó phong trào chống chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng trên khắp nước Mỹ, dẫn đến những cuộc xô xát đẫm máu giữa thanh niên, sinh viên Mỹ chống chiến tranh và lực lượng đàn áp của giới cầm quyền trên đường phố và trên nhiều khu vực  học đường ở nhiều thành phố lớn và ngay tại thủ đô Oa-sinh-tơn. Trong giới nghị sĩ, nhất là trong thượng nghị sĩ, những cuộc tranh cãi về cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng gay gắt. Trên thực tế, năm 1967 đã mở đầu cho sự “rạn nứt” của xã hội Mỹ bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Việt Nam và sẽ kéo dài cho đến thời kỳ “sau Việt Nam”.

Trên thế giới, phong trào chống Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến  cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Sự thất bại trên chiến trường, sự phân hoá trong chính giới Mỹ và chính sách sự dụng tay sai của đế quốc Mỹ, càng làm cho bọn việt gian thêm mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau giữa các phe phái.

Ngụy quân, nguỵ quyền tiếp tục suy yếu thêm một bước, gặp nhiều khó khăn lúng túng cả về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội.....

Lực lượng phản động nhất đang thống trị miền nam là tập đoàn quan liêu, quân phiệt bao gồm cả bọn quân sự và dân sự, gắn liền với bộ máy chiến tranh của Mỹ.

Toàn dân Việt Nam căm phẫn lên án cuộc chiến tranh  xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ đe doạ sự sống còn của Tổ quốc mình. Đại đa số nhân dân đã nhận rõ bộ mặt cướp nước của đế quốc Mỹ, bộ mặt bán nước của bọn tay sai, nhân dân lao động phải chịu những hậu qủa nặng nề hơn hết. Thanh niên càng bị đe doạ nghiêm trọng do bị địch săn đuổi để bắt đi làm bia đỡ đạn. Tinh thần dân tộc của tri thức được thức tỉnh, các tầng lớp tư sản ngày càng lép vế về chính trị, bị chép ép về kinh tế, cũng tìm mọi cách chống lại tập đoàn thống trị. Các phe phái trong nguỵ quân, nguỵ quyền mâu thuẫn gay gắt, chia năm xẻ bảy, trở nên bất lực trước phong trào đấu tranh ngày càng lên cao của quần chúng cách mạng. Mặt trận dân tộc giải phóng còn tạo ra khả năng liên hiệp hành động với các tầng lớp trung gian, với cánh tả trong các phe phái, các tổ chức tôn giáo.

Trong tình hình Mỹ không có khả năng tăng quân lớn, thậm chí duy trì kéo dài cường độ hoạt động của quân đội viễn chinh như trước đó, tướng Oét-mo-len cùng bộ tham mưu MACV soạn thảo kế hoạch phản công lần thứ ba. Lần này, chủ trương chiến lược của Mỹ là  ra sức ổn định nguỵ quyền và nguỵ quân, tiếp tục thực hiện chiến lược hai gọng kìm ở quy mô nhất định, ngăn chặn đánh phá hành lang tiếp vận hòng làm suy yếu lực lượng ta, đồng thời xúc tiến đường lối ngoại giao xảo quyệt nhăm cô lập Việt Nam, cuộc phản công lần thứ ba với mục tiêu giữ thế giằng co giữa hai bên và cố gắng cải thiện một phần tình hình có lợi cho phía Mỹ, nhằm gieo rắt ảo tưởng vẫn có thể thu được thắng lợi chung, ngăn chặn mọi đảo lộn bất ngờ trong tình hình chính trị, quân sự ở miền nam Việt Nam cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vào tháng 11 năm 1968. Sau đó  sẽ tính toán những bước đi mới.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 07:55:22 pm »

Trong kế hoạch phản công lần thứ ba, bộ chỉ huy Mỹ trù tính triển khai một bộ phận của sư đoàn 9 bộ binh Mỹ và một chiến đoàn kỵ binh bay xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long để tăng cường lực lượng tuần tra trên sông của Mỹ ở vùng này. Họ đã vạch kế hoạch di chuyển  sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ đến vùng biên giới Cam-pu-chia để hoạt động càn quét tại đây trong mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Sau đó sẽ đưa sư đoàn này lên phía bắc đến vùng I chiến thuậthành quân đánh phá các căn cứ và hành lang củata trong mùa khô tại những tỉnh phía bắc miền Nam Việt Nam (từ tháng 5 đến tháng 9). Tướng Oét-mo-len trù tính còn thực hiện một cuộc hành quân lớn “thọc sâu” vào thung lũng A Sầu.

Thế nhưng, tướng tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam đã xác nhận: “đến tháng 12 năm 1967, tin tức về những cuộc chuyển quân lớn của phái địch đã bắt buộc tôi phải huỷ bỏ những kế hoạch đó” (Báo cáo Oét-mo-len gửi Giôn-xơn).

Kế hoạch phản công của Mỹ được vạch ra theo phương hướng kết hợp chặt chẽ hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” trên toàn lãnh thổ miền nam Việt Nam, tuần tự tập trung lực lượng đánh vào trọng điểm, trước hết vào các căn cứ của ta tại miền đông Nam Bộ nhằm mở rộng vành đai an ninh chung quanh Sài Gòn - Gia Định, rồi chuyển sang đánh phá những khu vực đầu mối giao thông trên hành lang của ta đi vào miền nam tại vùng I chiến thuật. đồng thời bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ chủ trọng tăng cường yểm trợ cho quân nguỵ “bình định” tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhấn mạnh đến sự cần thiết phối hợp hành động chặt chẽ giữa các đơn vị cơ động Mỹ với những đơn vị quân Mỹ và quân nguỵ đóng tại các địa phương.

Lần này bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tỏ ra dè dặt, không dám dấn thân vào những cuộc hành quân  phiêu lưu lớn mà đã phần nào cảm thấy khó có thể nắm chắc được phần thắng. Họ tính rằng vào thời điểm năm 1968, năm bầu tổng thống ở Mỹ, một thất bại quân sự nặng nề của quân Mỹ tại miền nam Việt Nam tất sẽ gây nên chấn động lớn trong nền chính trị nước Mỹ.

Tuy nhiên, với bộ chỉ huy quân Mỹ, điều quan trọng hơn hết là tình hình tương quan lực lượng giữa hai bên trên chiến trường.

Số đơn vị cơ động trong tay Lầu năm góc phương đông (Bộ chỉ huy (MACV) chỉ có hạn, nên việc tướng Oét-mo-len dự định điều động liên tục sư đoàn kỵ binh số 1 Mỹ từ nơi này đến nơi khác bộc lộ mâu thuẫn nan giải giữa phân tán và tập trung 1 .

Chính bản thân tướng Oét-mo-len thừa nhận giữa lúc bộ chỉ huy quân Mỹ đang triển khai sư đoàn 101 từ Mỹ sang và miền đông Nam Bộ và bắt đầu sử dụng sự đoàn bộ binh số 25 Mỹ ở một cuộc hành quân đánh vào Cà Tum (chiến khu C-Tây Ninh), chưa kịp điều động sư đoàn kỵ binh không vận số 1 từ vùng I chiến thuật vào vùng III chiến thuật thì phát hiện những cuộc chuyển quân lớn của ta vào các hướng quan trọng trên chiến trường miền Nam, đặc biệt là hướng Bắc vùng chiến thuật I.

Bộ chỉ huy báo cáo về Oa-sinh-tơn: vào cuối tháng 12 năm 1967, đầu tháng 1 năm 1968, tại miền Nam Việt Nam, phía ta tăng mạnh áp lực tại mặt trận đường số 9, pháo kích mạnh vào một số đô thị ở miền nam và có những cuộc chuyển quân lớn về hướng Khe Sanh,Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
____________
   
1. Dù rằng đến tháng 12 năm 1967, quân số Mỹ lên đến 497.498 tên, gồm 9 sư đoàn + 3 lữ đoàn, cùng 60.276 quân chư hầu và 64 vạn quân nguỵ.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:00:17 pm »

Từ một số biểu hiện trên đây, tướng Oét-mo-len cho rằng trước hoặc sau Tết, phía ta có thể  mở một cuộc tiến công lớn, nhưng lại không xác định được tính chất, quy mô, các mục tiêu trọng điểm cũng như thời điểm chính xác của cuộc tiến công. Phía Mỹ chỉ dự đoán trên cơ sở những hoạt động trinh sát thương lẹ và một số tin tức tình báo lẻ tẻ, không nắm chắc được tình hình, không phán đoán được chắc chắn được tình hình, không phán đoán được chắc chắn ý định chiến lược của ta. Bộ chỉ huy quân  Mỹ đã tỏ ra lo lắng và lúng túng. Nhà trắng và Lầu năm góc thúc tin từng buổi, chờ đón tín hiệu và sự phán đoán của sứ quán Mỹ cùng bộ chỉ huy MACV ở Sài Gòn. Lúc này, nếu lại tung một số đơn vị quân Mỹ ra phản công một lần nữa thì các căn cứ quan trọng sẽ bị bỏ trống hoặc không đủ lực lượng phòng thủ. Bộ chỉ huy quân Mỹ bị đẩy vào thế phải bị động huỷ bỏ kế hoạch phản công lần thứ ba, huy bỏ kế hoạch điều động sư đoàn kỵ binh số 1 đến miền đông Nam Bộ và ra lệnh cho sư đoàn này từ vùng chiến thuật II di chuyển ra vùng chiến thuật I. Ông ra lệnh cho sư đoàn dù 101, sư đoàn bộ binh 25, sư đoàn bộ binh 1 đang được triển khai nhằm đánh vào các chiến khu Đ (Biên Hoà) và chiến khu C (Tây Ninh) phải lập tức chuyển sang bố trí lực lượng để phòng thủ khu vực chung quanh Sài Gòn.

Thế là đúng giữa lúc quân Mỹ đang triển khai lực lượng chuẩn bị tiến hành cuộc phản công mới thì lại vội vàng phải bỏ kế hoạch đã vạch ra, quay trở về phòng ngự, nhằm bảo vệ những căn cứ chính của chúng, đặc biệt là Sài Gòn.

Vào tháng 5 năm 1967, sau thắng lợi phá cuộc phán công chiến lược mùa khô lần thứ hai ở miền Nam và đánh bại bước leo thang chiến tranh phá hoại vào thủ đô Hà Nội và miền Bắc, Bộ chính trị ta đã họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá toàn bộ tình hình và đề ra nhiệm vụ chiến lược của ta đến cuối năm 1968.

Ta cho rằng vào thời điểm này, cố gắng chiến tranh của Mỹ đã đến đỉnh cao, đến giới hạn khó có thể vượt qua mà vẫn thất bại, nên tất hộ tính đến chuyện rút ra. Nhưng Mỹ là nước đế quốc đứng đầu, lại có tiềm lực lớn, nên tuy cũng muốn rút ra nhưng phải  rút ra trên thế mạnh, chẳng những không mất thể diện mà còn nuôi tham vọng chế độ nguỵ vẫn tiếp tục đứng vững.
   
Vậy, vấn đề đặt ra là ta phải có nỗ lự rất lớn giáng cho địch một đòn mạnh kết hợp với sự khéo léo về sách lược và biết thắng với múc độ thích hợp khiến địch từ chỗ ngập ngừng muốn ra đến chỗ buộc phải rút ra và có lối ra có thể chấp nhận được. Ta đề ra mục tiêu “Độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập” ở miền nam, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà. Đại diện của Trung ương Cục miền Nam  ra báo cáo, đề nghị khẩu hiệu 7 điểm của chính sách hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc là: Độc lập dân tộc, hoà bình, trung lập, tự do dân chủ, cơm áo ruộng đất, Mỹ rút quân (điểm then chốt), chính phủ liên hiệp ba thành phần tiến tới thống nhất nước nhà. Sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình trong quá trình cuộc tiến công Tết Mậu Thân thể hiện mục tiêu và mức độ giành thắng lợi cũng là có giới hạn. Nó dù hợp với bước đi của ta, với cái thế của Mỹ lúc này. Phân tích lực lượng so sánh hai bên và thời cơ chiến lược lúc đó, Bộ Chính trị Đảng ta quyết định : “toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên cơ sở phương trâm đánh lâu dài, cần phải phát huy mạnh mẽ chiến thắng to lớn trong mùa khô vừa qua, ra sức đẩy mạn những cố gắng chủ quan của ta đến mức cao nhất nhằm giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn”.
   
Đến tháng 6 năm đo, Hội nghị Trung ương Đảng nhất trí với nhận định và chủ trương của Bộ Chính trị nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, nhân lúc nước Mỹ bước vào cuộc vận động bầu cử tổng thống, nộ bộ giới cầm quyền Mỹ phân hoá, ta cần và có khả năng thực tế dồn nỗ lực  cao nhất của cả nước giáng cho chúng những đòn tiến công mạnh mẽ làm thay đổi cục diện chiến tranh, làm lung lay hơn nữa ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải xuống thang chiến tranh.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #79 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:03:48 pm »

Quyết tâm chiến lược như vậy đã được xác định. Nhưng làm thế nào thực hiện quyết tâm ấy?.
   
Ngay từ đầu năm 1967, khi được giao nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch chiến lược cho chiến cuộc đông – xuân 1967 - 1968, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã thấy rằng những thắng lợi của ta trong đông – xuân 1966-1967 đã tạo ra một tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Và nếu ta vươn lên thực hiện được một đòn quyết chiến chiến lược thật hiểm và mạnh thì buộc đế quốc Mỹ phải chịu thua theo ý định chiến lược của ta, sớm muộn phải rút quân viễn chinh Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
   
Vấn đề đặt ra đối với ta là phải tiến lên tiêu diệt địch về chiến lược kết hợp với nổi dậy rộng khắp của quần chúng để làm  chuyển biến cục diện chiến tranh. Có đồng chí nói một cách hình ảnh là phải có cú sut quân sự thật mạnh và sự vùng lên khắp nơi của quần chúng cách mạng thì mới dứt điểm được theo mục tiêu đã đề ra.
   
Lúc này cũng có ý định đề ra phương án “tiêu diệt một số lữ đoàn Mỹ, đánh quỵ một số sư đoàn nguỵ”, thực hiện đòn tiêu diệt chiến lược với giành thêm dân là có thể làm chuyển biến được cục diện chiến tranh. Đây cũng là một cách, nhưng phương án tác chiến này không phù hợp với mục đích chính trị của cuộc tổng tiến công và cách đánh của ta là kếp hợp với cả quân sự và chính trị. Còn nếu chỉ tiếp tục chủ động đẩy mạnh tiến hành các cuộc tiến công với các chỉ tiêu: diệt bao nhiêu sinh lực, đánh phá bao nhiêu kho tàng, sân bay, triệt phá những đường giao thông, giành bao nhiêu dân, giải phóng bao nhiêu vùng, phát triển bao nhiêu lực lượng, thì chắc chắn sẽ không gây được chuyển biến gì lớn về chiến lược. Chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài trong thế nhùng nhằng. Như vậy, sẽ không tranh thủ được thời cơ có lợi, không đáp ứng kịp với tình thế cách mạng đã mở ra.
   
Cuối cùng đã đi đến thống nhất ý kiến  cho rằng không thể tiếp tục theo các biện pháp kể trên. Qua thực tiẽn cuụoc chiến tranh phải sáng tạo tìm ra biện pháp chiến lược mới nhằm phát huy được mọi sức mạnh tấn công, sức mạnh tổng hopự lớn nhất của cách mạng với sưk bất ngờ cao nhất, với những đòn tiến công quyết liệt táo bạo nhất, khiến đối phương không thể nào nghĩ tới, không kịp chở tay. Như vậy, chắc chắn bảo đảm cho ta nhanh chóng giành thắng lợi với hiệu lực chiến lược chưa từng có.

Trải qua nhiều tháng tìm hiểu, bàn bạc, trao đổi tình hình và các phương án hành động với các chiến trường, các đồng chí lãnh đạo Đảng và chỉ huy quân sự cấp cao, Quân uỷ Trung ương nhất trí và báo cáo với Bộ chính trị và Bác Hồ phương hướng, mục tiêu, cách sử dụng lực lượng ttổng tiến công và nổi dậy. Đặc biệt đã chọn được cách đánh nhằm giánh cho địch một đòn thật hiểm, thật đau, một đòn có thể đạt tới hiệu lực chiến lược buộc địch càng mau chóng sa sút ý chí xâm lược. Từ đó, có thể làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Phương án đó là: Hướng sức mạnh chủ yếu của chiến tranh cách mạng vào các thành thị, nhất loạt đánh vào thành phố, thị xã, thị trấn, vào trung tâm đầu não của địch và kết hợp công kích quân sự với khởi nghĩa quần chúng.
   
Cái mà bộ máy chiến tranh của địch cậy là quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và dồi dào. Trần Hưng Đạo nói: “ Phàm địch, tất có nhằm chỗ cậy mà hành động. Trước hết ta phải xem có nhằm vào đâu mà cướp mất chỗ cậy ấy đi”1. Phải có cách đánh làm cho địch không phát huy được chỗ cậy đó mới làm nhụt được ý chí của chúng.
   
Thành thị là căn cứ, là hậu phương trọng yếu, là hang ổ và đầu não của nguỵ quân, nguỵ quyền. Phải đánh một cách rất bất ngờ như sét đánh vào những chỗ hiểm yếu nhất của địch. Phải đánh thẳng vào sào huyệt của chúng, vào đầu não, vào trung tâm chỉ huy cuộc chiến tranh ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng... các thị xã, thị trấn khác.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM