Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:38:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 118974 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2008, 09:12:13 pm »

Đặc biệt trước nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền nam, từ ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc mỹ đã quyết định phát động cuộc chiến tranh không quân đối với miền bắc. Trong báo cáo trước “tiểu ban điều tra về cuộc chiến tranh không quân ở miền bắc Việt Nam” của Uỷ ban quân bị thượng nghị viện Mỹ ngay 25 tháng 8 năm 1967, Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho biết : “chiến dịch ném bom bắt đầu khi người nam Việt Nam (tức chế độ nguỵ) đanh bị thất bại về quân sự”. tướng Uy-lơ, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ nói rõ hơn, “năm 1965, chúng ta (Mỹ) tiến hành hai hành động quan trọng nhằm làm đảo nược chiều hướng không thuận lợi hhồi đó Đông – Nam Á. Đó là việc khởi xướng chiến dịch không quân chống bắc Việt Nam và việc triển khai lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ ở miền Nam. Hành động gồm hai yếu tố liên quan với nhau này nằm trong chiến lược rộng rãi nhằm đẩy lùi bước tiến ngày càng thuận lợi của cộng sản ở nam Việt Nam, giành lại quyền chủ động từ tay đối phương” (Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ).
   
Học thuyết quân sự Mỹ coi việc đánh phá hậu phương của đối phương là một mục tiêu chiến lược có tầm quân trọng quyết định, vì đó nhằm phá hoại tận gốc tiềm lực quân sự, kinh tế, loại bỏ khả năng duy trì chiến tranh. Mục tiêu này cảng quan trọng khi quy mô chiến tranh mở rộng, tính chất chiến tranh ngày càng hiện đại, sự tiêu hao và yêu cầu bổ sung của tiền tuyến miền nam ngày càng lớn. Đế quốc Mỹ coi miền bắc là nguồn gốc sức mạnh của cuộc “chiến tranh nổi dậy” của miền nam và là “hiểm hoạ số 1”. Từ năm 1961, khi tướng Tay-lơ cầm đầu một phái đoàn của ông đã nhắc nhở mọi người chú ý tới một thực tế là nguồn gốc sức mạnh thực sự của quân du kích ở  miền nam Việt Nam không phải chỉ là ở phạm vi nam Việt Nam mà là ở bắc Việt Nam. Theo họ, việc chỉ đạo, tiếp tế, tăng viện trợ đều từ miền bắc vào. Vì vậy, cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền bắc là một bộ phận không thể tách rời của cuộc chiến tranh trên bộ. Đế quốc Mỹ coi việc đánh phá miền bắc là đánh phá hậu phương của chiến tranh cách mạng miền nam và cũng là hậu phương của cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân dối với miền bắc là biện pháp phải có, chứ không phải thay thế cho chiến tranh trên bộ ở nam Việt Nam. Do đó, nó gắn liền với nhịp độ tiến triển của cuộc chiến tranh ở nam Việt Nam.
   
Đế quốc Mỹ coi đây là một cuộc thí nghiệm quan điểm mới về chiến tranh hạn chế. Nó thực hiện ở khu vực nhỏ, không cần dùng đến lực lượng hậu bị, không nguỵ hiểm dẫn đến đại chiến, không đảo lộn quốc sách,không trở ngại đến chính trị. Đó là bước thực nghiệm lý luận về chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh vào một nước có chủ quyền lại nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng “ chiến tranh từ trên không thật dễ trông thấy đối với người Mỹ bình thường và cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương là rẻ về mặt sinh mạng người Mỹ”1 .
   
Đế quốc Mỹ cho rằng: không quân là quyết định, không quân là công cụ chiến thắng. Bằng không quân, họ có thể đạt bất cứ mục tiêu nào
__________

1. Raphael Littauer – Narman Uphoff: The air war in Indochina, ( Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương), Beacon Press Boston, 1972.

trên thế giới này. Tướng tham mưu trưởng không quân Mỹ Lơ-may tuyên bố là phải “đánh vào tất cả cơ sở do con người xây dựng ở Việt Nam, phá hoại lớn nhất và tốt nhất, và không bao giờ ngừng lại khi còn hai viên gạch dính vào nhau, nhằm kéo lùi miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá”. Giới cầm quân sự Mỹ đánh giá “ dưới bom đạn Mỹ, Bắc Việt Nam không chịu nổi vài tuần”. “ Các cuộc ném bom đầu tiên bắt đầu với hy vọng là nó sẽ làm cho Hà Nội phải quỳ gối trong vòng 2 đến 6 tháng”1 .

Với quan điểm trên, Mỹ đã vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc. Mục tiêu cơ bản của nó là  nhằm cứu vãn tình hình nguy khốn của Mỹ và chế độ nguỵ ở miền nam, hỗ trợ giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ. Để đạt được mục đích cơ bản đó, mục tiêu cụ thể của cuộc chiến tranh phá hoại là làm lung lay quyết tâm giải phóng miền nam của quân và dân ta ở cả hai miền ( theo tướng Tây-lơ, đây là điểm quan trọng nhất), ngăn chặn sự chi viện của miền bắc đối với miền nam, nhằm cô lập và tiêu diệt cách mạng miền nam, củng cố tinh thần nguỵ quyền và quân nguỵ đang suy sụp, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm suy yếu tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền bắc. Với những mục đích đó, đế quốc Mỹ dự tính sẽ buộc nhân dân ta phải tiếp nhận thương lượng giải quyết cuộc chiến tranh ở miền nam theo những điều kiện có lợi cho Mỹ. Ngoài ra dùng không quân đánh phá miền bắc, đế quốc Mỹ còn nhằm đánh một đòn ngăn đe vào hệ thống xã hội chủ nghĩa, hòng uy hiếp tinh thần chống đế quốc của các nước trung lập và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
   
Biện pháp tiến hành của Mỹ là leo thang từng bước với quy mô tăng dần và tính chất ngày càng ác liệt.
____________

1. Báo Mỹ New York times, ngày 5 tháng 6 năm 1967 và Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ.

Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:48:14 pm »

Đế quốc Mỹ cho rằng, với lực lượng không quân và hải quân hiện đại, với khối lượng bom đại khổng lồ, không một sức mạnh nào có thể chống lại được, họ nhất định có thể đạt được dễ dàng những mục tiêu chiến lược mà họ mong muốn, cuối cùng là buộc nhân dân ta phải khuất phục và Mỹ sẽ thực hiện được chính sách thực dân mới ở miền nam nước ta.

Mỹ cho rằng, với sức mạnh bom đạn, chỉ trong một thời gian ngắn, có thể triệt phá mọi đường giao thông thuỷ bộ của ta, chia cắt hẳn hai miền nam bắc, thực hiện ý đồ ngăn cản đồng bào miền bắc làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với đồng bào miền nam ruột thịt.

Các nhà chiến lược Mỹ tính rằng, với sức mạnh công phá của không quân và hải quân hiện đại, chỉ trong một thời gian ngắn, có thể làm tê liệt đời sống kinh tế và văn hoá của nhân dân ta, phá hoại tiềm lực quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hôi ở miền bắc Việt Nam.
Đó là Mỹ ý vào sức mạnh quân sự của mình với một lực lượng nhiều, đồng bộ, nhiều kiểu loại. Máy bay của Mỹ có tốc độ nhanh, bán kinh hoạt động rộng, thời gian hoạt động lâu, có thể bay ở nhiều độ cao và thời tiết khác nhau, mang được nhiều vũ khí, bom đạn, có độ chính xác cao, uy lực lớn. Mỹ lại có một hệ thống căn cứ không quân và hải quân gần nước ta, có khả năng điều động và triển khai lực lượng nhanh.Đồng thời, có đội ngũ lái máy bay có kinh  nghiệm, được trang bị đầy đủ phương tiện.

Nếu đánh với một nước công nghiệp hiện đại với những mục tieu tập trung cao thì không quân Mỹ ắt có thể phát huy tác dụng chiến lược lớn hơn nhiều. Đặt trong điều kiện không gian hơi đặc biệt của chiến tranh Việt Nam, nước ta là nước sản xuất nông nghiệm, lạc hậu, mục tiêu nhỏ và rất phân tán. Nhân dân ta có quyết tâm cao, tổ chức phòng thủ tích cực, biết phòng tránh và sơ tán tốt, lại biết cách đánh trả hết sức kiên quyết nên đã hạn chế được hiệu lực thực tế của không quân Mỹ.

Đế quốc Mỹ chỉ nhìn thấy chỗ mạnh của quân Mỹ, mà chưa thấy hết những nhược điểm, khó khăn của nó.

Chỗ yếu cơ bản nhất vần là bản chất phi nghĩa và tính chất hạn chế của cuộc chiến tranh. Không quân Mỹ càng tăng cường đánh phá, đế quốc Mỹ càng bị cô lập về chính trị trên thế giới và ngay trong nước. Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lại bị hạn chế trong khuôn khổ của chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền nam, hình thành và phát triển phụ thuộc vào diễn biến chiến tranh ở miền nam. Mỹ phải vừa đánh vừa thăm dò, leo thang từng bước từ thấp tới cao. Do đó, cuộc chiến tranh manh tính chất bị động, mất yếu tố bất ngờ.

*   *

Trong giai đoạn “chiến tranh cục bộ” từ năm 1965 đến năm 1968, không quân Mỹ đã đánh phá miền bắc thành hai thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhịp độ của cuộc chiến tranh xâm lược trên bộ ở miền nam Việt Nam: thời leo thang ( từ ngày 7 tháng 2 năm 1965 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968), thời kỳ tụt thang (từ ngày 1 tháng 4 năm 1968 đến ngày 1 tháng 11 năm 1968). Thời kỳ leo lang, không quân Mỹ đánh theo ba bước:

Bước một: từ ngày 7 tháng 2 năm 1965 đến ngày 13 tháng 6 năm 1965, khi cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở miền nam lên đỉnh cao, thực hiện kế hoạch “sấm rền” đánh phá vĩ tuyến 17 ra vĩ tuyến 20. Mục tiêu đánh phá là các doanh trại quân đội, các kho tàng quân sự, hậu cần, các trục giao thông, một số nông trường, công trường, xí nghiệp trong khu vực từ Vĩnh Linh đến Thanh Hoá. Có những trận lớn như đánh xóm Bang - Nghệ Tĩnh ( ngày 2 tháng 3 năm 1965 với 123 lần/chiếc máy bay), Đô Lương ( ngày 19 tháng 3 năm 1965, với 120 lần/ chiếc), cầu Hàm Rồng và Đò Lèn ( ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 với hơn 100 lần/chiếc máy bay),.....

Bước hai: từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, khi bị ta đánh mạnh ở miền nam, nhất là từ Tết Mậu Thân, không quân Mỹ leo thang lúc lên cao, đánh phá cả Hà Nội, Hải Phòng ( từ ngày 19 tháng 5 năm 1967 đánh sâu vào nội thành Hà Nội). Đồng thời Mỹ sử dụng pháo binh bắn sang bắc giới tuyến quân sự tạm thời ( ngày 22 tháng 2 năm 1967). Cuộc đánh phá quyết liệt tập trung vào cán xoong, nơi yết hầu của tuyến đường Trường Sơn và toàn bộ 6 hệ thống mục tiêu then chốt: đường giao thông, kho nhiên liệu, điện lực, công nghiệp, một số cơ sở quân sự và hệ thống phòng không.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:49:52 pm »

Ngày 1 tháng 11 năm 1968, đế quốc Mỹ ngừn ném bom miền bắc. Như vậy, từ bắt đầu chiến tranh phá hoại, sau hai tháng, không quân Mỹ mới đánh ra Thanh Hoá, sau 5 tháng ra đường giao thông Hà Nội – Lào Cai, sau 8 tháng ra đường giao thông Hà Nội - Lạng sơn, sau 17 tháng ra khu vực ngoại vi Hà Nội - Hải Phòng. Sau hơn 2 năm mới đánh thẳng vào nội thành Hà nội, Hải Phòng và các khu vực công nghiệp. Mục tiêu cơ bản chủ yếu là đánh giao thông, phá các kho hàng. Nhưng là cuộc chiến tranh leo thang nên Mỹ tổ chức đánh từ ngoài vào trong , từ xã đến gần.

Quy luật đánh phá là xen kẽ, đánh phá rộng rãi với tổ chức những đợt đánh lớn vào các mục tiêu có tầm quan trọng về chiến lược để gây sức ép với ta. Cũng có những lúc ngừng ném bom trong thời gian ngắn để thăm dò.

Đế quốc Mỹ đã từng bước huy động lực lượng lớn không quân và hải quân. Thời kỳ leo thang cao nhất là vào tháng 8 năm 1967, đã huy động hàng nghìn máy bay chiến đấu chiến thuật, xuất kích trung bình một ngày 90 - 100 lần/chiếc, ngày cao, hơn 400 lần/chiếc. Về máy bay ném bom chiến lược B-52, ngày cao nhất, sử dụng trên 100 lần/chiếc. Hơn 40 loại máy bay hiện đại của không quân và hải quân Mỹ đã được  sử dụng được1 .Lực lượng hải quân lúc cao huy động bộ phận chủ yếu của Hạm đội 72 .
___________

1. Như F4, A-7,B-52, máy bay tiếp dầu KC-35, máy bay trinh sát và nhiễu điện tử EC, RB-6,.....
2. Gồm hơn 190 tàu, có 86 hạm tàu chiến đấu, riêng ở  Vịnh Bắc Bộ, thường xuyên
có 2-3 hàng không mẫu hạm. 12-22 khu trục hạm, 1 đến 3 tuần dương hạm, 2-4 tầu ngầm.....
 
Nói chung, Mỹ đã huy động khoảng 31% toàn bộ lực lượng không quân chiến thuật thường trực của không quân Mỹ. 30% máy bay B-52, 43% tàu chở máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ, gần 60% tàu tác chiến hạm đội 7.

Mỹ đã dùng một khối lượng rất lớn bom đạn và nhiều chủng loại máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc1. 

Về tính chất hiện đại của chiến tranh, giới quân sự Mỹ xác định nhận rằng trong lịch sử hàng không Mỹ, chưa bao giờ xuất hiện những loại máy bay mới, nhiều vũ khí mới và nhiều chiến thuật mới đến như vậy.

*   *

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, sau khi dựng lên vụ vịnh Bắc Bộ, tổng thống Mỹ giôn-xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay chiến đấu cất cánh từ 2 hàng không mẫu hạm Ticonđơrega và Constellation đánh phá nhiều nơi trên miền bắc như Vinh, Bến Thuỷ, cửa sông Giang, Lạch Trường (Thanh Hoá), thị xã Hòn Gai. Do đã dự kiến trước đế quốc Mỹ có thể dùng không quân đánh miền bắc, quân và dân ta đã được chuẩn bị trước, nên không bị bất ngờ. Cuộc đánh trả dũng cảm, mưu trí, bắn rơi 8 máy bay, nhiều phi công Mỹ bị chết. ta bắt sống trung uý lái máy bay Mỹ đầu tiên E-vơ-rét An-va-rê ở Hòn Gai.
___________

1. Chỉ tính trong giai đoạn chiến tranh cục bộ 1965-1968, đã ném bom 700 ngàng tấm bom đạn, năm cao nhất là 270 ngàn tấn (1967), trung bình 20 ngàn tấn/tháng, vượt tổng số bom dùng trong chiến tranh Triều Tiên (635.000 tấn), gấp 4 lần bom Mỹ ném xuống Nhật bản trong đại chiến thế giới lần thứ 2 (168.000 tấn). Cũng chỉ mới tính đến năm 1968, mỗi ki-lô-mét vuông ở miền bắc phải chịu đựng hơn 2 tấn bom, và mỗi đầu người 35kg bom. Mỹ đã sử dụng tới 29 kiểu bom phá, 13 kiểu bm sát thương, 8 kiểu tên lửa không đối đất và đối không, trong đó có bom bi, bom na-pan, bom từ trường, bom vô tuyến walleye 2, tên lửa Shrike, Bun-púp,......

Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:51:38 pm »

Chiều ngày 6 tháng 8, trung đoàn máy bay Mig-17 của ta được tổ chức và huấn luyện ở nước ngoài, đã về nước chuẩn bị tham gia chiến đấu.

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, trong buổi lễ tuyên dương công trạng các lực lượng vũ tranh đã lập công xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và căn dặn: “Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang, nhưng chớ về thắng lợi mà tư mãn, chủ quan, khinh địch. Chúng ta phải biết rằng đế quốc Mỹ và tay sai “chết thì chết, nết không chừa” chúng còn nhiều âm mưu hung ác”.

Ngày 18 tháng 11 năm 1964, đế quốc Mỹ lại cho máy bay đánh phá vùng phía tây tỉnh Quảng Bình. Tại đây đại đội 3 pháo cao xạ đã bắn rơi các máy bay F101, T-28. Trong trận chiến đấu này, giữa trận địa, chính trị viên đại đội Nguyễn Viết Xuân đã hô to khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Chính trị viên Xuân hy sinh, nhưng khẩu lệnh đó vừa thể hiện tư tưởng tiến công, khí phách cách mạng, cổ vũ mọi người quyết đánh và quyết thắng không quân Mỹ, vừa là sự khái quát cách đánh máy bay địch có hiệu quả, mở đầu cao trào thi đua hạ máy bay Mỹ.

Như vậy là từ ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ quyết định mở rộng các hoạt động đánh phá thành cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân đối với miền bắc.

Chiến tranh đã lan rộng ra cả nước. Cuối tháng 3 năm 1965, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (đặc biệt) họp bàn về tình hình và nhiệm vụ cấp bách của cả nước. Riêng về miền bắc, hội nghị nhận định, chiến tranh đã vượt khỏi phạm vi miền nam lan đến miền bắc, tình hình nửa nước có chiến tranh, nửa nước có hoà bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau. Trung ương Đảng xác định, miền nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền bắc vẫn là hậu phương lớn, và đề ra nhiệm vụ cho miền Bắc là:

“Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả hai miền nam lần miền bắc. ra sức động viên lực lượng của miền bắc chi viện cho miền nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào”1 .

Hội nghị quyết định nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới. Miền bắc phải có đủ sức mạnh, kịp thời với yêu cầu tự bảo vệ, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong toả của địch. Sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở miền nam, miền bắc, cũng như ở Lào nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền nam trong tình hình mới. Đồng thời vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu chung của miền Bắc là :xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.

Cùng với quyết định chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, Trung ương cũng quyết định phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại theo phương châm toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự viện trợ quốc tế, trước hết là của các nước xã hội chủ nghĩa nghĩa anh em.

Chấp hành nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, quân và dân mièn bắc đã nhanh chóng tăng cường lực lượng phòng thủ đất nước, lực lượng vũ trang được mở rộng và được tăng cường về chất lượng.
____________

1. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, t.I, tr 218.

Nhiều đơn vị phòng không được xây dựng và điều chỉnh bố trí để bảo vệ những khu vực mục tiêu quan trọng. Các tổ, đội bắn máy bay tầm thấp của dân quân tự vệ được tổ chức và triển khai rộng khắp. Không quân chiến đấu được quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt tận dụng yếu tố bất ngờ, đánh thật mưu trí và đánh thắng ngay trận đầu. Một lưới lửa đối không với nhiều loại lực lượng đã được triển khai, hình thành thế trận sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:52:58 pm »

Mặc dù lực lượng không quân Mỹ có ưu thế hơn ta về số lượng cũng như về trình độ hiện đại, nhưng quân và dân miền bắc đã anh dũng ra quân, đánh địch những đòn nặng và bất ngờ ngay từ đầu ở các độ cao khác nhau. Chỉ trong bốn tháng đầu kể từ khi không quân Mỹ đánh phá liên tục miền bắc ( tháng 2 – 1965), hơn 400 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, nhiều lái máy bay bị chết và bị bắt sống. Ngày 15 tháng 3 năm 1965, dân quân xã Diễn Hưng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã dùng súng bộ binh băn rơi một máy bay A-4D, mở đầu chiến công dùng súng trường, trung liên, và đại diện bắn rơi máy bay hiện đại ở tầm thấp. Ngày 3 và ngày 4 tháng 4 năm 1965, lực lượng phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng và Đò Lèn thắng lợi, bắn rơi trên 40 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều người lái, làm thất bại chiến thuật đánh phá ồ ạt ở độ cao trung bình của không quân Mỹ. Trong trận này, không quân ta lần đầu tiên xuatá trận, máy bay Mig-17 của ta đã bắn rơi 2 máy bay tiêm kích F-8U, mở ra lối đánh lấy ít thắng đông, lấy trang bị kém hiện đại thắng trang bị hiện đại hơn, đánh máy bay địch rơi tại chỗ, đặt cơ sở cho việc xây dựng truyền thống đơn vị, tạo được thế bất ngờ trong việc sử dụng binh chủng mới.

   Không quân Mỹ thường thay đổi thủ đoạn, tình hình lưới lửa phòng không quanh mục tiêu và cách đánh của ta. Một số thủ đoạn thường dùng của chúng là:
   - Luôn luôn thay đổi đường bay.
   - Luôn luôn thay đổi hướng tiếp cận mục tiêu.
   - Thay đổi thời gian đánh.
   - Cùng một lúc đánh nhiều mục tiêu khác nhau trong một khu vực để phân tán hoả lực phỏng không của ta.
   - Dùng nhiều loại máy bay khác nhau.
   - Áp dụng nhiều kỹ thuật gây nhiễu và gây nhiễu giả để lừa ta, ....

Địch càng đánh phá ác liệt, thủ đoạn chiến thuật, kỹ thuật thay đổi thì hình thức tác chiến và chiến thuật của các lực lượng phòng không, không quân ta cũng phát triển phong phú. Cách đánh bảo vệ mục tiêu trọng điểm và tên lửa được hình thành nhằm đánh trả thù thủ đoạn tập kích của máy bay địch ở độ cao lớn và trung bình đặc biệt của pháo cao xạ, cách đánh bất ngờ các máy bay Mỹ bay lẻ ban đêm, cách đánh bất phục kích trên đường bay của không quân chiến đấu,...v...v.. đã gây cho không quân Mỹ những thiệt hại ngày càng nặng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, bộ đội tên lửa thực hiện đánh phục kích ở Bất Bạt (Sơn Tây), hạ một tốp 3 máy bay F-4, mở đầu truyền thống vẻ vang của binh chủng. Các hoạt động của quân và dân ta trên mặt trận giao thông vận tải, chuyển hướng sản xuất, phòng tránh, sơ tán, chi viện cho miền nam và bạn Lào cùng đều giành thắng lợi.

Tháng 6 năm 1965, Chính phủ quyết định lập “Đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước”, huy động hàng vạn thanh niên nam nữ lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Hàng hoá vận chuyển vào khu 4, đi chiến trường miền nam và Lào đạt hàng chục vạn tấn. Kinh tế miền bắc đã chuyển hướng tích cực, công nghiệp được bố trí phân tán và tiếp tục cố gắng sản xuất. Riêng năm 1965, sản xuất nông nghiệp đạt 4 triệu rưỡi tấn lương thực. Trong khi đó, quân và dân miền nam tiếp tục giành thắng lợi ngày càng lớn.

Để khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta và nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 24 tháng 1 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước khác, tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ và trình bày lập trường đúng đắn của Chính phủ ta.

Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Người đã ra lời kêu gọi lịch sử toàn dân chống Mỹ, cứu nước : “Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân, hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội ác của chúng  càng thên nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân ta quyết không sợ! không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #65 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:54:21 pm »

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh động viên cục bộ để tăng cường lực lượng quốc phòng.
Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo việc tập trung lực lượng đánh bại bước leo thang mới của không quân Mỹ và xác định: phải kết hợp chặt chẽ ba mặt là bảo vệ, bảo đảm giao thông và tổ chức vận tải, nhằm bảo đảm vững chắc và liên tục trên các tuyến đường từ ngoài vào nội địa, kể cả trường hợp địch phong toả đường biển, cũng như các tuyến đường vào phía nam quân khu 4, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. quân uỷ Trung ương nhấn mạnh: việc bảo vệ các tuyến giao thông phải được coi là  một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong việc đánh thắng chiến tranh phá hoại.

Chúng tập trung lực lượng phòng không đã được tăng cường để bảo vệ các tuyến giao thông, kể cả việc khắc phục mọi khó khăn, co động từng đơn vị tên lửa vào sâu hoạt động ở nam vĩ tuyến 20 trửo vào. Đồng thời, mở các đợt hiệp đồng tác chiến binh chủng với quy mô ngày càng lớn để bảo vệ các thành phố lớn và khu công nghiệp, nhất là thủ đô Hà Nội. Cuộc chiến đấu trên khu vực Hà Nội thực sự là một cuộc đọ sức quyết liệt về sức mạnh vật chất - kỹ thuật, ý chí và trí tuệ giữa hai bên. Mặc dù không quân Mỹ dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, chúng đã vấp phải sức chống trả mãnh liệt. Trận chiến đấu bảo vệ Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1967 là một trong những trận máy bay Mỹ bị tổn thất lớn khi đánh vào thủ đô ta. Đối với ta, đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng tốt của bộ đội phòng không – không quân. Trong một ngày bắn rơi trên 10 máy bay Mỹ, bắt sống một số tên lái, hạ nhiều chiếc tại chỗ, có những chiếc rơi ngay trong khu vực Hà Nội, trên đường phố.

Gắn liền với tác chiến là việc xây dựng lực lượng theo phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, luôn luôn coi trong việc nâng cao chất lượng, lấy số lượng ít mà chất lượng cao để đánh thắng kẻ địch có số lượng đông. Chúng ta rất chủ trọng đến việc tổng kết kinh nghiệm, không ngừng hoàn thiện chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu chống phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch, kịp thời đổi mới cách đánh khi địch dùng các thủ đoạn xảo quyệt. Ta đã coi trọng các lực lượng phòng không của ba thứ quân, xây dựng công binh, pháo binh ven biển, lực lượng vận tải quân sự....

Sang năm 1968, so với lúc đầu chống chiến tranh phá hoại, số tiểu đoàn và trung đoàn cao xạ các loại tăng từ 2,2 đến 4,7 lần, số trung đoàn ra-đa cảnh giới tăng 2 lần,..v...v. Lực lượng phòng không của dân quân tự vệ đã được trang bị các súng máy cao xạ và súng máy bộ binh. Việc xây dựng lực lượng để chi viện cho miền Nam được tiến hành rất tích cực. Khối lượng hàng tiếp tế vận chuyển về chiến trường miền Nam tăng gấp bội.

Trong khói lửa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã trở nên ngày càng vững mạnh. Nông nghiệp và công nghiệp được giữ vững và phát triển. Giao thông vận tải bị địck tập trung lực lượng đánh phá cực kỳ ác liệt nhưng vẫn thông suốt. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, ý tế đều duy trì tốt. Lực lượng quốc phòng được củng cố và lớn mạnh vượt bậc. Đời sống thời chiến của nhân dân căn bản được ổn định. Yêu cầu chiến đấu của bộ đội được bảo đảm. Sự nhất trí về tinh thần và chính trị của toàn dân được củng cố hơn bao giờ hết. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tỏ rõ tính hơn hẳn và sức mạnh to lớn của mình. Miền bắc đã phát huy mạnh mẽ tác dụng hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền nam. Miền bắc thực sự là một luỹ thép kiên cường.

Chẳng những nó đương đầu và đứng vững trước hàng triệu tấn bom đạn của Mỹ, mà còn không ngừng cung cấp sức người, sức của cùng đồng bào miền nam đánh giặc cứu nước, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Vượt quan thử thách nghiêm trọng, bằng sức mạnh căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền nam.

*
*     *

Để đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã chủ trương phát động một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không chưa từng có trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử chiến tranh của thế giới. đường lối tiến hành chiến tranh của ta từ trước đến nay nhằm chống chiến tranh xâm lược nói chung vẫn là đường lối chiến tranh nhân dân với nội dung cơ bản là : cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, phát huy sức mạnh chiến đấu của cả dân tộc, để đánh thắng những đội quân xâm lược nhà nghề lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc.

Vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong điều kiện chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, Đảng ta đề ra nội dung cụ thể là: Toàn dân đánh máy bay và tàu chiến dịch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải. kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế để phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #66 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:56:00 pm »

Cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại được tiến hành trên hậu phương lớn của cả nước. Một mặt về nhiệm vụ và tính chất, có là một cuộc chiến tranh giải phóng, mặt khác nó còn có nhiệm vụ và mang tính chất của một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nhằm bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, một nước độc lập, có chủ quyền, là thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta vì vậy nhằm cùng một lúc hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong một thời điểm cực kỳ quan trọng, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn và ác liệt.

Thực hiện đường lối và nhiệm vụ trên, Đảng ta đã phát động một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đối đầu một cách thắng lợi với lực lượng không quân và hải quân Mỹ.

Về cách đánh, quân và dân miền Bắc đã kết hợp chặt chẽ phương thức tác chiến tại chỗ, rộng khắp của lực lượng phòng không ba thứ quân với phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của lực lượng phòng không chủ lực, chủ yếu là của quân chủng phòng không, không quân. Nét phát triển sáng tạo của nghệ thuật tổ chức và tác chiến phòng không của ta chống không quân hiện đại của Mỹ là cách đánh độc đáo của Việt Nam, thích hợp với điều kiện Việt Nam. Cách đánh của ta  mưu trí, linh hoạt, đánh máy bay địch cả bằng lối  đánh phân tán và tập trung, đánh với mọi quy mô, đánh từ xa và đánh gần, đánh bằng lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động ở tầm thấp và tầm cao trên mọi hướng.

Việc kết hợp tác chiến tại chỗ với rộng khắp của lực lượng phòng không ba thứ quân, chủ yếu là của dân quân tự vệ và bộ đội địa phương, là để thu hút đông đảo quần chúng tham gia đánh máy bay, thực hiện toàn dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất, nhất là tạo nên một lưới lửa phòng không dày đặc, làm cho bộ máy địch bay đến đâu cũng bị đánh quyết liệt. bên cạnh các vũ khí hiện đại của bộ đội thường trực, súng trường, súng máy của dân quân tự vệ Việt Nam có thể bắn rơi được máy bay phản lực hiện đại của đế quốc Mỹ ở tầm thấp.

Từ năm 1965 đến năm 1968, gần 300 máy bay Mỹ đã bị dân quân bắn rơi bằng súng bộ binh. Nhiều lái máy bay Mỹ sừng sỏ đã thú nhận sự sợ hãi trước lưới lửa dày đặc ở khắp nơi. Họ rất sợ hoả lực tầm thấp của dân quân tự vệ.

Mặt khác, đẩy mạnh tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng mới phát huy được vai trò nồng cốt của lực lượng phòng không chủ lực, mới thực hiện được những trận đánh tiêu diệt quy mô ngày càng lớn, kết hợp sức mạnh của lực lượng tại chỗ  với lực lượng cơ động, kết hợp rộng khắp với có trọng điểm, giành thắng lợi trong từng trận đánh, từng chiến dịch phòng không. Càng đánh thắng, chúng ta càng khẳng định vai trò chiến lược của hai phương thức tác chiến trên, càng thấy rõ chiến tranh càng hiện đại thì càng phải phát triển hai phương thức đến trình độ ngày càng cao. Chúng ta kết hợp chặt chẽ hai phương thức, trong đó phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn là xu thế phát triển tất yếu của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, giữ vai trò chủ yếu quyết định thắng lợi trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại.

Tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng không được từng bước xác định đúng đắn, phù hợp với đường lối tư tưởng quân sự của Đảng.

Trước hết, đó là tư tưởng tiến công, luôn luôn tiến công địch một cách chủ động, kiên quyết và liên tục. Mặc dù đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng không quân lớn và hiện đại, nhưng trên cơ sở nắm vững âm mưu, quy luật hành động của địch, chúng ta phán đoán đúng các bước leo thang của chúng. Quân và dân ta đã khong bị động chờ địch đến, mà chủ động nắm địch trong từng trận đánh cụ thể nhờ vào hệ thống tình báo, ra-đa, hệ thống thôn tin và các cơ sở vật chất - kỹ thuật nên đón đúng hướng địch đến.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:57:51 pm »

Hầu hết những trận đánh của không quân Mỹ vào miền bắc, chúng ta đều phát hiện lúc địch bắt đầu xuất kích nên sớm chỉ đạo đánh trả và tổ chức phòng tránh kịp thời. Dù kẻ địch xuất kích từ hướng đông hay hướng tây, từ Gu-am hay từ U-ta-pao, ta cũng đều nắm được.

Chính vì thế, chúng ta luôn tạo cho mình một thế trận có lợi nhất để tiêu diệt địch. Chúng ta đã kiên quyết đánh trả máy bay Mỹ ngay từ trận đầu, đợt đầu, đánh từ xa, ở mọi tầng, mọi hướng, một cách bình tĩnh, chủ động bằng tất cả các lực lượng mọi thứ vũ khí có trong tay. Chúng ta đánh máy bay địch ở mọi tình huống, tìm ra chỗ mạnh yếu của từng biện pháp, thủ đoạn của địch để đánh thắng chúng. Quán triệt tư tưởng tiến     công, lực lượng không quân, tên lửa, pháo phòng không đến dân quân tự vệ gái và trai đều hạ được máy bay phản lực, bắt được người lái. Mỗi loại vũ khí, từ thông thường đến hiện đại, đều phát huy tác dụng cao.

Tư tưởng tích cực tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, được coi trọng. Tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu là hai mặt của một nhiệm vụ chiến đấu, trong đó tiêu diệt địch là mặt cơ bản nhất. Có tiêu diệt địch mới bảo vệ các mục tiêu vững chắc, và tiêu diệt địch là để bảo vệ mục tiêu chứ không phải đơn thuần cốt tiêu diệt địch. Hai mặt đó ắn liền chặt chẽ với nhau.Trong tác chiến phòng không, tiêu diệt địch là bắn rơibay, diệt bà bắn ống nhiều người lái. Thực tế chiến đấu đã có một số trận ngay từ đầu ta bắn rơi máy bay địch làm đội hình chúng rối loạn, tinh thần bọn lái dao động do đó mà chúng đã đánh không trúng mục tiêu, hoặc phải bỏ dở và tháo chạy. Ngược tại, nếu ta bắn không chính xác, đánh trả ít hiệu quả, thì mục tiêu có khi bị thiệt hại. Trong điều kiện không quân địch có ưu thế, mục tiêu phải bảo vệ lại nhiều và rải rộng, thì việc bảo vệ mục tiêu có nghĩa là phải đánh mạnh, đánh trúng, làm mất hoặc giảm hiệu lực các cuộc tiến công của địch, bắt chúng phải trả giá đắt. Và về ta, làm giàm tổn thất đối với các mục tiêu xuống mức thấp nhất, đặc biệt là các mục tiêu trọng yếu.

Giữa tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu với giữ gìn và phát triển lực lượng ta có mối quan hệ chặt chẽ. Phải diệt được nhiều địch, bảo vệ mục tiêu, hạn chế tổn thất của ta về người và vũ khí, càng đánh càng mạnh, càng phát triển lực lượng để bảo đảm đánh liên tục lâu dài. Trong mối quan hệ trên, tiêu diệt địch là quyết định nhất vì có tiêu diệt nhiều máy bay địch mới làm chúng suy yếu, ý chí dao động, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và việc vận dụng các biên pháp, thủ đoạn tác chiến của chúng.

Bộ đội cao xạ, đặc biệt là bộ đội tên lửa, đã khắc phục khó khăn đẻ động cơ trận địa, thay đổi chiến thuật, thay đổi địa hình, làm trận địa giả, tích cực nghi binh, phóng lệnh giả để làm địch bất ngờ, nên lực lượng ta ít mà hạ được nhiều máy bay. Nhiều đơn vị không quân đã chiên sđấu linh hoạt, tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ, kết hợp đánh xa và đánh gần; khi cần, đánh ngay trên đỉnh khu vực mục tiêu phải bảo vệ.Nhiều trận lực lượng ta ít hơn địch mà vẫn thắng giòn giã. Có chiến sĩ lái của ta mới bay 170 giờ đã bắn rơi lái máy bay Mỹ sừng sỏ 7.300 giờ bay. Bộ đội ra-đa có biện pháp tích cực và sáng tạo để bắt mục tiêu trong nhiễu, bị địch phóng 17 tên lửa Xrai-cơ mà vẫn bảo đảm an toàn, vẫn dẫn đường cho không quân ta hoạt động và chiến đấu.

Chiến thuật của lực lượng phòng không và không quân đã có những bước phát triển mới, kể cả chiến thuật của từng binh chủng và hiệp đồng binh chủng. Ta đã đi sâu rút kinh nghiệm cách đánh B-52, đánh trong nhiễu, đánh đêm, nghệ thuật tác chiến phòng không từng bước hình thành với nội dung phong phú và sáng tạo.

Quân và dân miền bắc cũng đã phát huy sức mạnh của pháo binh ba thứ quân và hải quân, kết hợp với lực lượng không quân khi có điều kiện, chống lại thủ đoạn địch dùng tàu chiến khống chế giao thông và đánh phá vùng ven biển của ta. Ta đã thành công trong việc sử dụng không quân đánh tàu chiến dịch khống chế trục đường huyết mạch vào Nam.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:59:49 pm »

Tàu chiến Niu Giơ-xi đậu cánh bờ biển ta 10 ki-lô-mét. Với tầm pháo bắn 35 ki-lô-mét, thường xuyên bắn vào Xuân Sơn, một hướng đi làng Mo, bắn vào đường 20 qua Lùm Bùm. Pháo của ta lúc ấy bấy giờ chưa bắn tới, phóng lôi không đến, đặc công chưa ra đưa. Chỉ còn một cách dùng không quân đánh. Lực lượng công binh và bà con Quảng Bình, Nghệ An đã bí mật làm sân bay dã chiến Khe Gát và Anh Sơn. Không quân ta tập luyện ở một nơi khác, bất ngờ đến sân bay này và xuất kích bay sát mặt biển thả bom thia lia đánh. Chỉ đánh một lần, tàu chiến Niu Giơ-xi của Mỹ không dám lai vãng nơi này nữa.

Hệ thống trận địa pháo binh bờ biển của ta tổ chức và bố trí hợp lý trên những khu vực xung yếu thuộc địa bàn hải phận quân khu 3 và 4 đã tích cực góp phần hạn chế hoạt động và tác dụng bắn pháo của các tàu hải quân Mỹ. Cần ghi nhận công lao và sự tích anh hùng của đại đội pháo 85mm của nữ dân quân xã Ngư Hải(Quảng Bình). Đại đội này đã nêu cao truyền thống bám trụ kiên cường, chiến thắng vẻ vang biểu thị rực rỡ một thành công phá độc đáo về nghệ thuật sử dụng lực lượng và tổ chức hoả lực pháo binh ba thứ quân vùng ven biển trong cuộc chiến tranh nhân dân đất đối biển của ta. Chúng ta đã sử dụng pháo binh đánh trả pháo binh địch bắn qua vùng  giới tuyến phá hoại bờ bắc Vĩnh Linh.

Trong 4 năm tiến hành chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ đã rút xuống miền bắc nước ta hàng triệu tấn bom đạn ( của không quân, hải quân và pháo binh). Chúng dùng đủ các loại vũ khí hiện đại và các thủ đoạn đánh phá tàn bạo nhất1 .

Để đối phó và làm thất bại hành động tàn ác đó của địch, nhân dân ta không những đã đánh địch một cách kiên quyết, sáng tạo mà còn biết tiến hành công tác phòng tránh một cách tích cực, chủ động, bền bỉ . Công tác phòng tránh còn được gọi là công tác phòng không nhân dân, là một bộ phận của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại. Công tác phòng không  nhân dân có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, công tác, học tập và tập quán sinh hoạt của các cơ quan nhà nước và của toàn dân. Đây là một cuộc vận động rộng lớn để chuyển hướng mọi hoạt động của xã hội miền bắc cho phù hợp hoàn cảnh chiến tranh.
Công tác phòng tránh gồm nhiều việc lớn:

- Làm hầm hào trú ẩn, che phòng, nguỵ trang.
- Tổ chức sơ tán, phân tán nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học, kho tàng, bệnh viện và nhân dân ở các khu vực bị uy hiếp.
- Tổ chức quan sát máy bay, tàu chiến địch và thông báo, báo động.
- Tổ chức cấp cứu và kắc phục hậu quả bắn phá.
- Tổ chức lại các hoạt động sản xuất, làm việc, học tập và mọi mặt sinh hoạt sao cho phù hợp với thời chiến.

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp bộ đảng, chính quyền, đông đảo nhân dân ta mà nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ đã tiến hành công tác phòng tránh khẩn trương, bền bỉ và có hiệu lực. Nhân dân miền bắc đã tổ chức tốt việc sơ tán, đã bỏ hàng trăm triệu ngày công xây dựng một hệ thống hầm hào phòng không, phòng pháo rất lớn1 .

Các địa phương đã tổ chức khá hoàn thiện mạng lưới quan sát máy bay, tàu chiến địch, giải quyết hợp lý việc thông báo tình hình địch và báo động. Công tác cấp cứu và khắc phục hậu quả đánh phá của địch cũng đã góp phần to lớn làm giảm bớt các thiệt hại về người, về của, nhanh chóng khôi phục sản xuất và mọi sinh hoạt bình thường của nhân dân.
___________

1. Có những khu vực nhỏ hẹp như xã Quảng Thuận ( Quảng Bình) với diện tích 2 ki-lô-mét vuông đã bị đánh 1.500 lần, gồm trên 5.000 quả bom các loại. Khu vực Vĩnh Linh với diện tích 680 ki-lô-mét vuông , đã chịu trên 10 vạn tấn bom (tính trung bình 1 ki-lô-mét vuông chịu trên 140 tấn bom), trung bình mỗi người dân phải chịu 1.160kg bom.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 08:02:58 pm »

Một trong những mục tiêu chính của cuộc chiến tranh không quân  của Mỹ với miền bắc nước ta là triệt phá các đường giao thông chiến lược nhằm cắt đứt sự chi viện của miền bắc đối với miền nam, cô lập cách mạng miền nam. Địch chủ trương dùng phần lớn lực lượng máy bay chiến đấu đánh phá các mục tiêu giao thông một cách liên tục và ác liệt. Năm 1966, số lần đánh phá giao thông vận tải tăng lên gấp ba lần so với lần đánh phá giao thông vận tải tăng lên gấp ba lần so với năm 1965. Năm 1967, tăng lên gấp 5 lần. Trong tổng số lần đánh cũng như trong tổng số máy bay sử dụng trong cả cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền bắc, trên 54% là tập trung vào đánh phá giao thông vận tải. Riêng trong thời kỳ tụt thang từ ngày 1 tháng 4 năm 1968, khi thu hẹp diện đánh phá từ vĩ tuyến 19 trở vào, địch đã dùng trên 60% lực lượng máy bay để đánh các mục tiêu giao thông. Đặc biệt, đối với đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, chúng tập trung luân phiên đánh suốt ngày đêm vào 60 mút đường hiểm yêu, hòng làm tê liệt, tắc nghẽn hoàn toàn tuyến đường vận tải vào miền nam, lào và Cam-pu-chia.
   ___________

1. Đã có trên 28 triệu hố cá nhân, 12 triệu hầm tập thể, 43.000 ki-lô-mét hàng giao thông, 44 ki-lô-mét địa đạo, 30.000 hầm bảo vệ máy móc, trên 700.000 hầm bảo vệ gia súc, và của cải, hơn 44.000 hầm lưu động, xây đắp hàng vạn bức tường che chắn cho máy móc, cải tạo hàng nghìn hang động cất giấu tài sản....

Bởi vậy giao thông vận tải trở thành một mặt trận chiến đấu ác liệt; bảo đảm giao thông vận tải là một nhiệm vụ chiến lược trọng tâm trong quá trình cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại. Việc chỉ đạo công tác giao thông vận tải được tiến hành như chỉ đạo chiến đấu ở mặt trận.

Quân và dân ta đã chiến thắng rất vẻ vang trên mặt trận giao thông vận tải. Trong bon đạn ác liệt, các đường giao thông  chiến lược thuỷ, bộ vẫn thông suốt. Đặc biệt hoạt động vận chuyển trên tuyến hành lang xuyên Trường Sơn 1   đã nêu bật bao sự tích anh hùng “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”, trở thành câu chuyện thần kỳ của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kế kỷ XX. Các chiến trường miền nam đã nhận được những khối lượng vũ khí trang bị và hàng tiếp tế lớn bảo đảm cho chiến đấu lâu dài. Hệ thống đường sá của ta trong chiến tranh không những không thu hẹp mà còn phát triển mạnh mẽ, với nhịp độ nhanh hơn cả thời bình. Các phương tiện giao thông vận tải tăng lên nhiều, một hệ thống các xửa sửa chữa đã được hình thành.

Tổng kết về cuộc chiến tranh không quân chống Bắc Việt Nam, nhà sử học Mỹ Ga-bri-en Côn-cô đánh giá: “Mỹ không thể chặn được luồng tiếp tế hậu cần trên đường Hồ Chí Minh, đường mòn là sản phẩm kỳ diệu của tài năng, sự kiên nhẫn và sự hy sinh không bờ bến của con người.

_____________

1. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, riêng trên tuyến đường vận tải Trường Sơn trong những năm 1966-1968, Mỹ đã dùng 134.965 lần chiếc phản lực, 1.230 lần chiếc B-52, 502 vụ thả biệt kích và 10 cuộc hành quân quy mô lực lượng từ 4 đại đội đến 24 tiểu đoàn (từ 13-4 đến 10-5-1968 đánh ra A Lưới, Binh trạm 42).
   
Những cửa khẩu quan trọng, trọng điểm địch tập trung đánh phá là những túi hứng bom của không quân Mỹ, trở thành những địa danh quen thuộc và nổi tiếng, về tính chất ác liệt và kỳ tích của chiến tranh nhân dân ta chống chiến tranh ngăn chặn của Mỹ như đèo Mụ Giạ, thung lũng Song Phan (đường 12), ngầm Ta Lê (đường 20), phà Long Đại (đường 15A), ngã ba Đồng Lộc (đường 15B).


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2008, 08:04:56 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM