Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:02:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 118979 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #50 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 08:11:45 pm »

Chương năm
Phá kế hoạch “bình định nông thôn”.

Nhiều người trong giới cầm quyền nước Mỹ sau này thú nhận: cũng như Pháp trước đây, khi phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của cả một dân tộc. Vì đương đầu với họ, không chỉ đơn thuần có các lực lượng vũ trang mà là cả một phong trào kháng chiến sâu rộng và có tổ chức của toàn dân trên mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội..... Đây là một cuộc chiến tranh không có trận tuyến cố định, mà diễn ra theo kiểu xen kẽ chặt chẽ giữa hai bên đối chiến. Kẻ đi xâm lược buộc phải đánh với một đối phương có truyền thống đoàn kết đấu tranh kiên cường, bất khuất, biết kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiến công với nổi dậy, chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, trên cơ sở một thế trận hoàn chỉnh của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện.
Để đối phó với một cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao như thế, đế quốc Mỹ từ khi mưu toan áp đặt chế độ thực dân mới ở miền nam nước ta, đã luôn luôn phải giải quyết  hai vấn đề cốt tử:

- Một là, tập trung sử dụng quân đội nhà nghề để tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng.

- Hai là, củng cố hệ thống chính quyền tay sai bản xứ, có quân nguỵ mạnh làm chỗ dựa, ra sức “bình định” để giành giật và kiểm soát dân, khống chế quần chúng bằng mọi thủ đoạn.

Hai vấn đề trên có mối quan hệ gắn bó như một quy luật chi phối toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới: không tiêu diệt được lực lượng vũ trang cách mạng thì không giành được dân, chiếm được đất, ngược lại, không kiểm soát được dân thì lực lượng vũ trang cách mạng vẫn có thể có cơ sở để toàn tại và hoạt động, vẫn có nguồn bổ sung và phát triển. Cho nên, qua các giai đoạn của chiến tranh xâm lược, trước sau đế quốc đều khẳng định vị trí chiến lược vô cùng quân trọng của vấn đề “ bình định”, dù cách đặt vấn đề có lúc khác nhau, tuỳ theo tình hình cụ thể từng lúc. Ngay từ  khi thay thế thực dân Pháp và mưu toán áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam nước ta, đế quốc Mỹ đã thông qua chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tiến hành “bình định nông thôn” bằng các hình thức “ tố cộng, diệt cộng”, lê máy chém khắp nơi và lập các “khu trù mật”, “khu đinh điền” để kiểm soát, kìm kẹp quần chúng. Thủ đoạn thâm độc  này có gây tổn thất nghiêm trọng cho cách mạng. Song phong trào đấu tranh của nhân dân miền nam vẫn giữ vững và nâng cao, dẫn đến cao trào Đồng Khởi 1959-1960, mà nhiều nhà chiến lược Mỹ gọi là “vỡ đê”. Mỹ Diệm phải mở các cuộc hành quân hòng dập tắt các cuộc nổi dậy giành chính quyền làm chủ của nhân dân và những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang giải phóng mới hình thành, nhưng vẫn bị thất bại, chúng buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trong giai đoạn này, chúng tiếp tục huy động quân nguỵ mở các cuộc hành quân càn quét dự dội hơn trước, với các chiến thuật “ trực thăng vận”, “thiết xa vận” để chụp bắt quân giải phóng và hù doạ nhân dân, gây nhiều tội ác với đồng bào miền nam. Đặc biệt chúng đã tập trung sức người, sức của,  xây dựng hệ thông “ấp chiến lươc” để dễ bề kiểm soát, kìm kẹp nhân dân hòng cắt đứt mọi quan hệ giữa nhân dân với lực lượng cách mạng. Thế nhưng, sức mạnh đoàn kết chiến đấu của hàn triệu  nhân dân ta ở miền nam đã làm cho cả một hệ thống luỹ cao, hào sâu của các “ấp chiến lược”, mà đồng bào nhiều địa phương thường gọi là “ba sông, bốn núi”, về sau cũng trở thành vô hiệu. Để phá ấp chiến lược có nơi đã dùng bộ đội chủ lực chẳng những ít hiệu quả mà còn bị tổn thất.       

 Đồng bào ta đã đưa thành ca dao, hò vè “ dân làm dân phá mới song”. Thật vậy, bản thân nhân dân qua đấu tranh đã tự mình nổi dậy phá hành nghìn “ấp chiến lược” kiên cố và nhiều nơi biến thành làng chiến đấu của mình. Thế tiến công mạnh mẽ của chiến tranh cách mạng miền nam, kết hopự chặt chẽ chưa từng thấy cuộc đấu tranh hai chân ( quân sự và chính trị), ba mũi ( quân sự, chính trị, binh vận) trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, đồng bằng và đô thị, đã làm phá sản “quốc sách ấp chiến lược” và chương trình “bình định nông thôn” của Mỹ - nguỵ. Chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân miền nam đã đánh thắng “ chiến tranh đặc biệt” khi nó phát triển tới mức cao nhất. Chương trình bình định miền nam với hai kế hoạch quy mô lớn: kế hoạch Sta-lây -Tay-lơ bình định miền nam trong 18 tháng, tiếp đó kế hoạch Giôn-xơn - Mắc Na-ma-ra bình định miền nam trong 2 năm đã sụp đổ mặc dù Mỹ - nguỵ vẫn còn hầu như nguyện vẹn 11 sư đoàn quân nguỵ với trên 2 vạn cố vấn Mỹ.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 08:13:48 pm »

Vì vậy, khi quyết định đưa quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh trên bộ ở miền nam Việt Nam, tổng thống Mỹ Giôn-xơn hoàn toàn không coi “ bình định nông thôn” là một hành động thuần tuý quân sự, mà xác định rằng đó là “ một cuộc chiến tranh chính trị, một cuộc chiến tranh kinh tế và một cuộc chiến tranh bằng súng đạn, tất cả đều diễn ra cùng một lúc”.

Rút kinh nghiệm thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) kinh nghiệm của thực dân Anh đàn áp du kích ở Ma-lai-xi-a, cùng với cái giá khá đắt mà đế quốc Mỹ phải trả sau những thất bại liên tiếp ở miền Nam Việt Nam, tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã  coi “bình định” là “ một mặt trận thứ hai”, hơn nữa còn là “ một cuộc cách mạng ở nông thôn, nhằm tranh thủ trái tim và khối óc của dân chúng”! Họ dùng tên gọi mới là “ chương trình phát triển cách mạng”. Thuyết “phát triển” của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra hồi đó luận rằng có phát triển mới ổn định, mà ổn định thì mới phát triển tốt hơn. Mới nghe dễ tưởng lầm chương trình “ phát triển nông thôn” chỉ đơn thuần là một chủ trương xây dựng kinh tế - xã hội ở nông thôn miền Nam.

Đế quốc Mỹ dày công nghiên cứu, đầu tư công sức của cải và kỹ thuật tiên tiến vào “chương trình phát triển cách mạng” ở nông thôn miền nam. Hàng Rand Corporation thuê soạn thảo một loạt công trình khoa học nghiên cứu nhân chủng học và dân tộc học về các đề tài “đặc điểm sinh sống của dân tộc” như Pa Cô( tây Thừa Thiên), Ê Đê, Mơ nông (Đắc Lắc – Tây Nguyên), Chăm Pa (Thuận Hải).... Họ triển khai các biện pháp văn hoá, xã hội dưới nhiều hình thức để xúc tiến thực hiện công cuộc bình định nông thôn, kể cả việc phái những nhóm nhạc sĩ đi cùng bọn nhân viên bình định của nguỵ quyền sưu tầm, khai thác những làn điệu dân ca Tây Nguyên, Thuận Hải. Họ dựng cả  những cuốn phim tài liệu tuyên truyền với tiêu đề “ Một ngày của người bạn Mỹ”nhằm lừa bịp đồng bào, quảng cáo cho chương trình “ phát triển cách mạng nông thôn”. Qua cuốn phim họ muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ điện ảnh người Mỹ là “bạn” chứ không phải là thù, việc làm của hộ đưa đến sự đổi mới cuộc sống kinh tế nông thôn. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền nam chống phá kế hoạch “bình định” nông thôn vì thế diễn ra gay go, quyết liệt, vô cùng phức tạp. Phong trào cách mạng không phải lúc nào cũng thẳng tắp, đi lên mà có những lúc, những nơi thật gian truân, chìm nổi. Mỗi một thắng lợi trong chống bình định hầu như đều phải trả giá, đều thấm máu và nước mắt đồng bào ta.

Trong khi dùng quân viễn chinh Mỹ trên quy mô lớn vào tham chiến, đế quốc Mỹ còn đầu tư thêm nhiều công sức, của cải vào công cuộc bình định. Bởi lẽ họ cho rằng “bình định” được nông thôn miền nam cũng có nghĩa là cắt đứt được nguồn sống của cộng sản, là tiến công vào nền tảng của chiến tranh nhân dân và “ biến cộng sản thành một lực lượng xâm lăng thuần tuý(!) không dựa đựa được vào nông thôn, nên dễ bị tiêu diệt”.
Vì vấn đề “bình định” vào vị trí quan trong như thế, vả lại cũng không tin ở khả năng điều hành của bộ máy chính quyền tay sai, nên trong giai đoạn chiến lược “chiến tranh cục bộ” giới cầm quyền Mỹ trực tiếp nắm luôn cả công tác “bình định” giành dân. Mọi chương trình “bình định” như kiện toàn hệ thống tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ bình định cho nguỵ quyền, vạch kế hoạch và điều hành các hoạt động tảo thanh, xúc tát bom dân, bảo đảm an ninh và “ kiến thiết nông thôn”.... tất cả đều thống nhất vào một mối trong tay đại sứ Mỹ.

Khi tiến hành cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa khô 1965-1966), bộ chỉ huy Mỹ đã có ý định phối hợp cùng thực hiện hai biện pháp chiến lược cơ bản là “tìm diệt” là “bình định” có trọng điểm. Tuy nhiên, do phải đối phố với nguy cơ sụp đổ trông thấy của nguỵ quyền tay sai, đồng thời cũng chưa kịp củng cố hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ “bình định”, nên đế quốc Mỹ chỉ có thể tập trung sức vào việc “tìm diệt”, đúng với cái tên của biện pháp chiến lược quân sự mà tướng Oét-mo-len đã soạn thảo được Giôn-xơn chấp nhận: “chiến lược tìm diệt”. Trong thực tiễn, vấn đề “bình định” không đạt được như ý định ban đầu của Mỹ. Vả lại, Nhà trắng và Lầu năm góc còn dự tính rằng nếu tiêu diệt được chủ lực quân giải phóng, tức “bẻ gãy được xương sống của Việt cộng”, thì công cuộc “ bình định nông thôn” sẽ tiến triển rất thuận lợi.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 08:24:21 pm »

Đến cuộc phản công chiến lược lần thứ hai (mùa khô 1966-1967), Oét-mo-len đã nâng vai trò và vị trí của bình định nông thôn lên, thay thế biện pháp chiến lược “tìm diệt” bằng biện pháp chiến lược “ hai gọng kìm” (tìm diệt và bình định). Thực ra, đó không phải là hai biện pháp chiến lược hoàn toàn khác nhau mà chỉ là một sự điều chính trong chỉ đạo chiến lược. Vì xét cho cùng, các biện pháp chiến lược quân sự của Mỹ trong cuộc “chiến tranh cục bộ” 1. trước sau đều chỉ nhằm hai mục tiêu cơ bản: tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng và giành dân chiếm đất. Sự khác nhâu giữa các biện pháp chiến lược đó chỉ biểu hiện thứ tự ưu tiên của yêu cầu tiêu diệt lực lượng vũ trang đối phương và bình định giành dân tuỳ theo những điều kiện cụ thể.

Nếu như trong cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966, bộ chỉ huy Mỹ dùng quân phân tán đánh ra nhiều hướng thì đến cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966-1967, họ chỉ dồn sức mở những cuộc hành quân lớn trên một hướng, chủ yếu là miền đông Nam Bộ. Nếu như trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966, họ còn chưa tập trung được đúng mức vào công tác “bình định” thì đến cuộc phản công chiến lược sau họ đã coi trọng cả hai. Như vậy, rõ ràng phía Mỹ không hề giảm bớt mà vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động “tìm diệt” mặt khác lại cố gắng đưa công tác “bình định” lên ngang hàng với “tìm diệt”, khiến hai gọng kìm có thể cùng lúc xiết chặt và tiêu diệt đối phương. sự phân công giữa hai lực lượng chiến lược cũng rõ rệt hơn trước: phần lớn quân Mỹ được dùng vào “tìm diệt”, quân nguỵ được tập trung dùng vào “bình định”.

Dưới sự chỉ đạo của toà đại sứ Mỹ, các hoạt động “ bình định” trong thời kỳ này được quy hoạch thành một chương trình thống nhất, gọi là “chương trình bình định kiểu mới”. Quy vào một kế hoạch tổng hợp quát được gọi là “chương trình phát triển cách mạng” nhằm các mục đích:
___________
1. Biện pháp chiến lược “tìm và diệt” ( từ khởi đầu chiến tranh cục bộ đến hết cuộc phản công chiến lược thứ nhất), biện pháp chiến lược “hai gọng kìm” ( từ cuộc phản  công chiến lược lần  thứ  hai đến  xuân năm 1968), biện  pháp  chiến  lược  “quét và giữ” do tướng A-bram, thay Oét-mo-len đề xướng ( sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của ta)

- Một là , lấn đất và kiểm soát lâu dài dân chúng, khiến du kích mất cơ sở quần chúng nông thôn, đi đến tàn lụi dần rồi bị tiêu diệt. Theo cách nói của chính quyền nguỵ đó là “ tất hết nước để bắt cá”.

- Hai là, cố gắng tạo ra sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền nguỵ thông qua các chương trình “cải cách” mị dân như chi ngân sách mua lại ruộng đất chia cho một số gia đình có quan hệ với chúng, đưa máy móc nông nghiệp về các vùng nông thôn, đưa nhiều phân bón, giống lúa mới vào sản xuất,... cố gắng gắn bó các vùng nông thôn với nguỵ quyền trung ương về chính trị và hành chính.

- Ba là, truy đuổi và tiêu diệt “bộ máy nổi dậy” gồm hệ thống tổ chức đảng, các cán bộ cách mạng, dân quân du kích và cơ sở quần chúng ở địa phương.

Theo cách sắp xếp của mỹ, lực lượng mũi nhọn để thực hiện chương trình là các “đội bình định” được Mỹ trực tiếp tổ chức, huấn luyện qua các lớp và đưa về hoạt động ở nông thôn. lực lượng “bảo đảm an ninh” ( càn quét dồn dân) là các đơn vị chủ lực quân nguỵ. Còn lực lượng “an ninh tại chỗ” là bọn cảnh sát, bảo an, dân vệ được tích cực củng cố nhằm xây dựng làm hệ thống kìm kẹp tại chỗ trong kế hoạch “bình định” lâu dài.

Xét về mục đích và quan điểm, cái gọi là “ chương trình bình định kiểu mới” này thực chất không có gì là mới hẳn so với các chương trình trước đó. Song điều đáng chú ý là nó được đặt ra một cách toàn diện hơn, quỷ quyệt hơn dưới sự điều hành trực tiếp của quân Mỹ, với nhiều laọi chương trình dân sự, quân sự hợp nhất trên quy mô lớn.

Ý định của Mỹ và bọn tay sai là như vậy. Nhưng trong thực tế, chúng vẫn không thể cùng lúc tiến hành một cách toàn diện mọi biện pháp mà vẫn phải đặt biện pháp quân sự lên trên hết và trước hết. các nhà chiến lược Mỹ thống nhất nhận xét rằng chưa lúc nào Oa-sinh-tơn nghĩ đến việc không nhân mạnh vũ lực. Theo cách suy nghĩa chủ quan vốn có về hình thái của cuộc chiến, các cố vấn “bình định” Mỹ phân chia miền nam thành 3 vùng: vùng do Mỹ và nguỵ kiểm soát, vùng cách mạng kiểm soát và vùng tranh chấp giữa hai bên để có đối sách quân sự khác nhau.  Ở vùng kiểm soat của Mỹ - nguỵ, chúng “bình định” tại chỗ bằng hệ thống đồn bốt và mạng lưới an ninh, mật vụ. Đối với vùng tranh chấp chúng dùng các cuộc hành binh càn quét quy mô nhỏ và vừa, ra sức lấn chiếm để mở rộng vùng kiểm soát, nếu không được thì bốc dân về các “khu tập trung” và “ấp chiến lược”. Đối với vùng giải phóng, chúng dùng bom đạn; hoá chất độc và mở các cuộc hành quân  càn quét quy mô nhỏ và vừa để xúc tát dân. Như vậy, lực lượng mũi nhọn thực sự trong “ bình định” không phải là các đội” bình định” mà lại là các đơn vị chủ lực và địa phương  của nguỵ và phải điều cả một đơn vị quân viễn chinh Mỹ hoặc quân các nước chư hầu tham gia. Đó là vì phong trào kháng chiến ở miền nam được sự chỉ đạo kịp thời của Đảngvà sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương lớn miền bắc, đã có ba thứ quân lớn mạnh, có khối chủ lực đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng, có vùng giải phóng lớn ở nông thôn miền núi và đồng bằng1 . Muốn đưa các đội” bình định” về hoạt động ở nông thôn và muốn cho chúng tồn tại thì bộ chỉ huy Mỹ và chính quyền nguỵ không thể không mở những cuộc càn quét lấn chiếm liên tục, quy mô cỡ tiểu đoàn trở lên tuỳ theo số lượng các đơn vị vũ trang cách mạng hoạt động ở địa phương.

Tổng cộng qua hai cuộc phản công chiến lược, quân Mỹ và nguỵ đã mở hàng nghìn cuộc hành quân lớn nhỏ,  trong đó gần nửa tổng số là các
___________
1. Trong bị vong lục giử tổng thống Giôn-xơn, ngày 30 tháng 11 năm 1965, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra ước lượng chính quyền nguỵ chỉ kiểm soát được khoảng 25% số dân toàn miền nam và hy vọng các kế hoạch “bình định” hai năm sau sẽ nâng tỷ lệ lên 50%. Ngày 4 tháng 5 năm 1966, đại sứ Mỹ Ca-bốt lốt báo cáo về Nhà trắng 78% đất đai hiện nằm trong tay cộng sản.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 09:30:17 pm »

cuộc hành quân “bình định” (mùa kho 1966-1967, số cuộc hành quân “bình định” chiếm tỷ lệ 41%). Ở những vùng trọng điểm như miền đông Nam Bộ, khi quân Mỹ mở ra những cuộc hành quân giải toả hoặc đánh vào các khu căn cứ kháng chiến thì quân nguỵ cùng kết hợp mở những cuộc hành quân càn quét, xúc tát, gom dân các vùng lân cận nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn cho các đô thị, các căn cứ quân sự Mỹ và các trục đường giao thông chiến lược quan trọng. Đồng thời ở các hướng khác, như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng khu 5 và khu 6, quân đội nguỵ cũng liên tục mở những cuộc hành quân đánh phá, lẫn chiếm các vùng giải phóng, vùng tranh chấp, những căn cứ lõm của ta trên địa bàn nhiều tỉnh.
   
Chúng đã chuyển hẳn 90% quân chủ lực nguỵ và trên 10% quân Mỹ, quân chư hầu sang làm nhiệm vụ “bình định”. Lực lượng cảnh sát được tăng thêm. Số lượng “cán bộ bình định” từ hơn hai vạn năm 1966, tăng lên 4 vạn.
   
Đi đôi với các cuộc hành quân càn quét đẫm máu, Mỹ - nguỵ còn tung vào các chiến dịch “bình định” hơn 700 “đội bình định” gồm hơn 4 vạn tên. Chúng đã ném vào đó hàng tỷ đô la hòng tiêu diệt “bộ máy nổi dậy” ở các địa phương và giành giật nhân dân bằng các “chương trình cải cách” bịp bợm như: phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, xã hội....
   
Nhiều trung tâm nghiên cứu chiến lược của nước Mỹ triển khai hàng loạt chương trình về chiến tranh “chống nổi dậy” trong đó có “bình định nông thôn”. Có luận án tiến sĩ “công tác bình định các vùng nông thôn ở Việt Nam”1 . Mỹ còn áp dụng các kỹ thuật xử lý số liệu tự động vào việc phân loại đánh giá mức kiểm soát của nguỵ quyền đối với các thôn ấp ở nam Việt Nam.
__________
1. Luận án tiến sĩ của Willia A. Nighswenger, Praeger, New York, 1966.

Năm 1967, bộ máy bình định được giao hẳn cho quân đội Mỹ kiểm soát và trở thành một bộ phận của cơ sở chi huy MACV. Quân Mỹ gánh lấy
công việc gọi là “tảo thanh vùng có Việt cộng”, dựng chiếc lá chắn quân sự mở đường cho đội quân bình định theo sau. Các sư đoàn quân nguỵ phải xé lẻ tới cỡ tiểu đoàn làm công việc chống phá chiến tranh du kích gọi là giữ an ninh ở nông thôn. Bọn nhân viên bình định với tên là    “cán bộ phát triển cách mạng” biên chế thành từng đội đến nằm trong các thôn ấp để đặc trách kìm kẹp. Ở một  số vùng quan trọng quanh Sài Gòn, Chu Lai, Đà Nẵng, đường số 9, quân Mỹ tự làm cả công việc “tìm diệt” và “bình định”. Quân Nam Triều Tiên, quân Úc cũng bình định.
   
Tất cả những công sức đầu tư và tội ác ấy của đế quốc Mỹ và nguỵ quyền trong công cuộc bình định nông thôn làm cho đồng bào miền nam điêu đứng khổ cực, làm đảo lộn tình hình mọi mặt ở nông thôn, phá huỷ nhiều mối quan hệ tình cảm, cùng tập tục xã hội, gây những đau thương tổn thất không gì đền bù được. Nó đã để lại những hậu quả lâu dài mà sau chiến tranh ta phải tốn nhiều thời gian và công sức mới có thể khắc phục được.

Với kinh nghiệm dày dạn qua mấy lần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của bọn xâm lược từ tực dân Pháp đế đế quốc Mỹ, chúng ta ngày càng nắm chắc mối quan hệ giữa “tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng” với “ bình định giành dân” là quy luật thường xuyên chi phối các cuộc chiến tranh xâm lược của địch.

Chúng ta biết rằng nếu để cho địch thực hiện được âm mưu “bình định” thì chẳng những phong trào đấu tranh cách mạng ở nông thôn gặp nhiều khó khăn mà hoạt động của ta ở đô thị, vấn đề xây dựng và tác chiến của bộ đội chủ lực cũng có nhiều điều  bất lợi. Nếu đánh bại được các kế hoạch “bình định” của địch thì chẳng những chúng ta giành được ưu thế ở nông thôn, mà còn tạo ra được điều kiện thuận lợi để phát triển thế và lực của ta  trên các mặt trận đấu tranh khác. Vì vậy, chúng ta luôn luôn coi việc đẩy lùi từng bước đến đập tan các kế hoạch “bình định nông  thôn”, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng là một nhiệm vụ chiến lược cơ bản cả về chính trị và quân sự nhằm đánh thắng “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ”.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 09:31:38 pm »

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn chung của cả nước khi đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược chiến tranh, ta đã lường trước tính chất cực kỳ gay go quyết liệt của cuộc đấu tranh chống lại chính sách “bình định nông thôn” của Mỹ - nguỵ ở miền nam. Đồng thời cũng chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản vốn có trong chính sách “bình định” của địch trước tình mới nay càng bộ lộ rõ rệt và gay gắt hơn. Đó là mâu thuẫn giữa mục đích của chính sách “bình định” với bản chất với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, biểu hiện trong hành động chiến tranh xâm lược; mâu thuẫn giữa mục đích của chính sách “bình định” với các biện pháp, thủ đoạn  mà chúng để thực hiện chính sách ấy. Như ta biết, mục đích của chính sách “bình định” là giành giật dân, nhưng bản chất của đế quốc Mỹ, kẻ đưa nó ra thực hiện,lại là phản động. Cuộc chiến tranh mà Mỹ trực tiếp tiến hành trên đất nước ta là một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩ. Nếu như trước đây chúng đã phô ra mọi thứ chiêu bài, ra sức tô vẽ cho chính quyền tay sai để ch giấu mưu toan áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam nước ta mà vẫn bị nhân dân ta vạch tràn chân tướng thì nay chúng lại càng khó lừa bịp được ai, khi mà đạo quân viễn chinh Mỹ đang  trực tiếp dày xéo non sông đất nước ta.

Theo Mỹ, mục đích của chính sách “ bình định” là “ tranh thủ trái tim và khối óc của  dân chúng”. Thế nhưng biện pháp thực hiện trên hết và trước hết của Mỹ - nguỵ lại là dùng sức mạnh quân sự, là bom đạn, giết chóc, đốt phá và cưỡng bức. Cho nên, trong các chiến dịch “bình định” dù chúng có tung ra những luận điệu lừa bịp xảo quyệt, có ném bao nhiêu đô la và dùng đủ các thủ đoạn mị dân thì cũng khó mà che lấp được những tội ác “trời không dung, đất không tha”. Những tội ác chồng chất đó ngày càng như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm thù của các tầng lớp nhân dân yêu nước, thúc đẩy đồng bào ta kiên quyết đứng lên tiến công địch và giành quyền làm chủ ở khắp mọi nơi.

Rõ ràng, mặt trận “bình định” - mặt trận thứ hai của Mỹ - nguỵ ở mièn nam, với những mâu thuẫn không sao giải quyết nổi, quả là chỗ yếu rất cơ bản của chúng. Ngược lại, về phía chúng ta, mặt trận “chống bình định” lại là chỗ mạnh rất cơ bản của quân và dân ta ở mièn nam. Chúng ta có chính nghĩa, dựa vào nhân dân một lòng hướng về cách mạng và kháng chiến, có phương pháp đúng đắn và sáng tạo.

Mỹ và chính quyền tay sai chủ trương dùng nhiều biện pháp và lực lượng để tiến hành “bình định” nhưng trước hết chúng vẫn dùng đại bộ phận quân đội mở những cuộc hành quân càn quét lấn chiếm nhằm che chở cho các “đội bình định” và bọn bảo an, cảnh sát, an ninh...hoạt động. Vì vậy, trên mặt trận “chống bình định”thời kỳ này, chúng ta đã coi việc kiên quyết phản công, đánh bại các cuộc hành quân càn quét lấn chiếm của địch là một phương hướng tác chiếnlược có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Kinh nghiệm nhiều lần phá càn trong “ chiến tranh đặc biệt” đã giúp quân và dân ta ở miền nam đi đến kết luận: muốn đánh bại địch thì phải kiên quyết bám trụ - “đảng viên và cán bộ bám dân, dân bám đất và du kích bám địch”, không thể bỏ làng, bỏ đất, bỏ dân. Đồng bào các địa phương bị địch càn quét, tích cực đấu tranh chính trị đồng thời dùng các hoạt động du kích từng bước ngăn chặn, tiêu hao lực lượng địch. Dân quân  du kích tìm mọi cách tieu hao, tiêu diệt sinh lực địch, kịp thời trừng trị những tên “ cán bộ bình định” và những phần tử phản động tay sai của giặc ở từng thôn xã . Các lực lượng vũ tranh cách mạng tỉnh, huyện tranh thủ thời cơ địch đi càn quét đánh tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng. Vì đó là lúc địch rời công sự, rời hệ thống đồn bốt, rời căn cứ, bộc lộ nhiều sơ hở. Nắm vững thời cơ đó, kiên quyết tập trung lực lượng và hành động tích cực, các đơn vị chủ lực ta có thể tiêu diệt từng bộ phận lớn của địch và chuyển từ thế phản công sang thế tiến công liên tục trên nhiều hướng. Như Nghị quyết hội nghị Ban chấp Trung ương lần thứ 12 chỉ rõ, tất cả những hoạt động tích cực phản công và tiến công, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch nói trên đều “có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt đấu tranh chính trị, binh vận, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng” đập tan mọi kế hoạt “bình định” của Mỹ - nguỵ.

Trải qua hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, quân và dân miền nam ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trên mặt trận “chống bình định”, trước hết là đánh bại nhiều cuộc càn quét, tlấn chiếm của địch.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 09:33:38 pm »

Mọi hướng trọng điểm như miền đông Nam Bộ, đồng bằng liên khu 5 là nơi Mỹ mở rộng những cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, có kết hợp hỗ trợ cho những cuộc hành quân “bình định” của quân đội nguỵ. Các lực lượng vũ trang tại chỗ và nhân dân địa phương trên các hướng đó đã tích cực phối hợp với các đòn tiến công, phẩn công của bộ đội chủ lực, dùng nhiều cách đánh sáng tạo để tiêu diệt, tiêu hao, căn kéo, phân tán, ngăn chặn và ghìm địch tại vòng ngoài, đồng thời lợi dụng thời cơ địch đang lúng túng để nổi dậy từ bên trong, phá ách kìm kẹp, phá ấp chiến lược và giành quyền làm chủ. Vì vậy, trừ một số vùng thiếu dự kiên, thiếu kế hoạch sơ tán chu đáo nên bị địch xúc tát gom dân và phá kho thóc lúa, kho tàng, nhìn chung lực lượng ta  ở các địa phương nhiều nơi đã đứng vững, hạn chế thiệt hại về người, về của, bảo vệ  được vùng giải phóng và có nơi còn mở rộng thêm. Ngay cả vùng xung quanh Sài Gòn – Gia Định, dù địch đánh phá ác liệt, lực lượng vũ trang ta vẫn liên tiếp tổ chức được những trận đánh bất ngờ, thọc sâu vào nội thành cùng với lực lượng biệt động tại chỗ diệt nhiều sinh lực , trong đó có sinh lực cao cấp là sĩ quan chỉ huy và lái máy bay Mỹ, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh.

Trên các hướng không nằm trọng trọng điểm phản công của địch như đồng bằng sông Cửu Long, khu 6... các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương cũng phối hợp với hướng chính đánh chặn nhiều cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm của quân nguỵ, tiêu hao và tiêu diệt địch, đồng thơi ra sức mở mang, mở vùng, phá ấp chiến lược và giải phóng nhiều khu vực. Ở những vùng mà địch càn quét, “bình định” qua lại nhều lần, cơ sở chính trị trong nhân dân ta tuy có bọ tổn thất và xáo trộn nhưng vẫn tiếp tục phát triển. Các lực lượng vũ trang và chính quyền cách mạng ở địa phương vẫn tồn tại và phát huy tác dụng. Chẳng những ta phá được các kế hoạch “bình định” của địch, bảo vệ được dân, giữ được đất mà còn xây dựng được quyền làm chủ ở địa phương, lấy đó làm bàn đạp mở rộng vùng giải phóng, tiếp tục  tạo ra địa bàn mới, lực lượng mới và thế tiến công mới, khiến địch đã bị động lại càng sa lầy sâu hơn trong thế trận bao vây tiến công của ta.
Đi đôi với các hoạt động tích cực chống càn quét, lấn chiếm, các đảng bộ địa phương còn lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh chiến tranh chính trị, phá âm mưu “bình định” của địch ở cả nông thôn và thành thị.

Âm mưu thâm độc của Mỹ và chính quyền tay sai là cố gắng giành giật và kiểm soát nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn. Vì vậy, khi đề ra các kế hoạch hành quân “bình điịnh”, chúng thường chủ trương “không đánh vào dân thường, mà chỉ tiêu diệt hoặc đuổi quân du kích ra xã vùng dân cư, khiến học mất cơ sở quần chúng”. Thế nhưng, do thất bại nặng trước sức chống trả mạnh mẽ của quân và dân ta, chúng đã điên cuồng ném xuống các vùng tranh chấp và vùng giải phóng của ta hàng vạn tấn bom đạn và hoá chất độc, tàn sát dân thường, phá trụi hết nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn, mùa màng cây cổ.... rồi mới đổ quân vào. Làm như vậy, không chỉ là để đuổi du kích, mà chủ yếu để xúc tát và dồn đồng bào ta vào các “trại tị nạn” ở quanh đô thị hoặc ven đường giao thông lớn trong vùng chúng kiểm soát. Rõ ràng, đây là hiện tượng hoàn toàn trái ngược với lý thuyết “chống nổi dậy” của các chuyên gia “bình định” Mỹ.        Vì, đáng lẽ phải đuổi du kích ra xa dân chúng thì dân chúng lại bị đuổi ra khỏi những khu vực mà du kích đã trú ngụ, tức là bị đuổi ra khỏi quê hương, làng xóm của mình.

Trong các giai đoạn chiến lược trước, dân vùng chính quyền nguỵ kiểm soát thường bị chúng kìm kẹp trong các “ấp chiến lược” ở ngay nền nhà cũ hoặc ít nhất cũng ở thôn xóm cũ của mình. Nhưng đến giai đoạn “chiến tranh cục bộ” hàng triệu động bào ta đã bị Mỹ - nguỵ cưỡng bức rời khỏi quê hương một cách hết sức tàn bạo, cha mất con, vợ mất chồng, gia đình tiêu điều, phiêu tán. Ở những địa phương diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa “bình định” và “chống bình định” có những gia định bị giặc giết hết và đốt trụi nhà cửa. Dân kiên cường bám trụ, địch đốt phá, đồng bào làm lại nhà, địch lại đốt phá và ủi sạch. Cứ thế địch chà đi xát lại, việc làm ăn sinh sống, sản xuất của người dân cực kỳ căng thẳng, gian nan. Biết  bao nhiêu người mất hết của cải hàng ngày phải sống nhờ vào gạo cứu tế, rồi dần dần bị đẩy vào đội ngũ binh lính đánh thuê hoặc làm những công việc dịch vị cho quân đội Mỹ. Số người bị cưỡng bức “tị nạn” ngày càng đông: một phần định cư trong các trại tập trung, phần lớn tràn vào các thị xã, thành phố tạm lánh và kiếm cơ ăn việc làm, tạo thêm gánh nặng cho Mỹ - nguỵ. Và quan trọng hơn là đã ngày càng khơi sâu trong đồng bào ta tâm trạng phản kháng, căm thù bọn cướp nước, cùng bọn bán nước, tạo ra lực lượng chống đối nằm ngay trong khu vực địch kiểm soát, làm tiền đề bùng nổ các cuộc đấu tranh chống Mỹ và chế độ tay sai.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2008, 08:34:43 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2008, 08:38:53 pm »

Về mặt kinh tế, viện trợ Mỹ tăng lên gấp bội và sự có mặt hành chục  vạn quân viễn chinh Mỹ ở miền nam đã thúc đẩy sự phát triển chưa từng thấy của các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ ở các đô thị, chủ yếu để phục vụ bộ máy chiến tranh xâm lược của Mỹ. Hiện tượng không bình thường này đã tạo ra một bộ mặt kinh tế phồn vinh, nhộn nhịp ở những trung tâm tiêu thụ lớn và đô thị, với tầng lớp tư sản mại bản ngày càng giàu có và đội ngũ ngày càng đông những người sống bằng buôn bán, dịch vụ.

Trong khi đó thì ở nông thôn do bom đạn và hoá chất độc Mỹ tàn phá, nông dân phần bị bắt lính, phần bị cưỡng bức ra đô thị nên hàng triệu héc-ta ruộng đất đã bị bỏ hoang, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn lớn 1 . Sự lệ thuộc hoàn toàn của chế độ nguỵ vào viện trợ Mỹ đã tạo nên một tỷ lệ nghiêm trọng: xuất khẩu chỉ bằng 1/10 nhân khẩu. Hơn nữa, viện trợ Mỹ tuy nhiều, song vẫn không sao đáp ứng đủ những tổn phí ngày càng tắng của chiến tranh xâm lược. Vì thế nạn thiếu hụt ngân sách đã diễn ra gần như thường xuyên buộc chính quyền nguỵ phải vơ vét thuế và lạm phát tiền tệ liên tục, khiến giá cả tăng vọt và đời sống của người lao động, dân nghèo luôn luôn bấp bênh không ổn 2. Về mặt văn hoá, xã hội, quân viễn chinh mỹ vào xâm lược miền nam không chỉ gieo rắc bom đạn và hoá chất độc mà còn truyền bá trong thanh niên ta ở vùng địch chiếm đóng những nọc độc của “lối sống Mỹ” đồi truỵ. Nó huỷ hoại nền tảng văn hoá dân tộc, hạ thấp phẩm giá con người và gây ra những tệ nạn xã hội trầm trọng, khiến những người yêu nước và có lương tri không thể không lo lắng, bất bình.
__________

1. Theo thống kê của chính quyền nguỵ:
   - Mỹ đã viện trợ cho chế độ nguỵ 5 tỷ 981 triệu đô la trong chiến tranh cục bộ so với 2 tỷ 181 triệu đô la trong chiến tranh đặc biệt.
   - Từ năm 1964-1969, tỷ lệ thành phần kinh tế thương nghiệp lên tới 59% ( chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá Mỹ, Nhật). Nông nghiệp 30% và công nghiệp chỉ có 11%.
   - Năm 1964, diện tích canh tác ở miền nam là 3.042.420 héc –ta đến năm 1966-1967 chỉ còn 2.028.700 héc-ta. Năm 1963 miền nam xuất khẩu gần 30 vạn tấn đến năm 1967 đã phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo và bột mì.
2. Năm 1965 ngân sách chính quyền nguỵ thiếu hụt 22 tỷ tiền miền nam, năm 1968 thiếu hụt đến 47 tỷ.
   - Khối lượng tiền tệ năm 1964 có 27 tỷ 143 triệu, năm 1968 lạm phát vọt lên 124 tỷ đồng.
   - Giá cả năm 1968 so với năm 1963 tăng hơn  3 lần ( 309,7%).


Có thể nói, những hoạt động kinh tế và văn hoá, xã hội của Mỹ một bộ mặt đã tạo ra cơ sở xã hội cho chủ nghĩa thực dân mới, bao gồm những kẻ ủng hộ hoặc trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ như bọn tư sản mại bản, bọn địa chủ tư sản hoá, bọn  quân phiệt và chính sách xôi thịt, bọn bồi bút, lưu manh,.... sống bám và làm giàu nhờ Mỹ và chiến tranh xâm lược. Đồng thời mặt khác, nó cũng lại tạo ra lực lượng chống đối đông đảo trong các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức và học sinh yêu nước. Trong đó có một số bộ phận chính quyền và quân đội nguỵ sẵn sàng tham gia hoặc hưởng ứng các phong trào đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ chủ quyền, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, bảo vệ hoà bình.

Trong bối cảnh chính trị mà tâm trạng chống đối đế quốc Mỹ ngày càng phát triển rộng rãi và sâu sức như thế, Những thắng lợi quân sự vang đội của cách mạng trên chiến trường và ngay tại các trung tâm đầu não của Mỹ, nguỵ, đã có sức mạnh rất lớn. Nó cổ vũ và tổ chức quần chúng nhân dân ta ở cả nông thôn và thành thị đoàn kết đấu tranh phối hợp với các hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang cách mạng tiến công và chống địch càn quét, bình định.

Ngay từ tháng 8 năm 1965, khi quân Mỹ đổ bộ áo ạt vào miền nam, phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào ta đổ ra mạnh mẽ và rộng khắp, với những cuộc biểu tình chống Mỹ đông tới 23 vạn người, từ nông thôn kéo vào thị xã, thị trấn và căn cứ quân sự của Mỹ. Năm 1966 và năm 1967, nổi lên phong trào đấu tranh chống Mỹ rải hoá chất độc, có cuộc đông tới trên 10 vạn người, lôi cuốn cả binh lính nguỵ và gia đình họ tham gia. Nhiều cuộc đấu tranh trực diện chống quân Mỹ đi càn quét, cài ủi làng xóm đã giành đợơc thắng lợi rõ rệt. Nhiều cụ già, phụ nữ tay không chặn đứng xe ủi đất, xe thiết giáp của Mỹ không cho chúng dày xéo mùa màng, nhà cửa, và xúc tát gom dân về các trại tập trung. Chiến tranh càng quyết liệt thì  phong trào đấu tranh chính trị chẳng những không sụp xuống mà càng được đẩy lên và có hiệu qủa tích cực, nhất là ở các đô thị. Cuộc đấu tranh của đồng bào đô thị bắt từ những hoạt động bảo vệ văn hoá dân tộc, bảo vệ  nhân phẩm, đòi quyền dân sinh dân chủ, dần dần phát triển thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống “lệ thuộc ngoại bang”. Đây thực chất là cuộc đấu tranh chống sự xâm lược và nô dịch của đế quốc Mỹ. Nhất là phong trào học sinh và sinh viên chống Mỹ liên tục diễn ra trong suốt năm 1967, khi âm ỉ, lúc sôi sục dưới nhiều hình thức cùng với phong trào đấu tranh của đồng bào nông thôn đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các cuộc tiến công quân sự, làm nên nhnữg thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên hai mặt trận, đánh bại kế hoạch chiến lược “tiêu diệt” và “bình định” của địch.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2008, 08:39:48 pm »

Trải qua hai mùa khô  năm 1965-1966 và 1966-1967 đế quốc Mỹ đã dùng tới 90% quân nguỵ, có lúc tăng thêm một số đơn vị quân viễn chinh Mỹ để thực hiện các kế hoạch “bình định” nông thôn đầy tham vọng đó. Âm mưu của chúng thật thâm độc và lực lượng chúng ném bom vào đó cũng không phải ít. Thế nhưng, chúng dùng đội quân tay sai đã bị suy yếu sau “chiến tranh đặc biệt” vào công tác “bình định”, tức là lấy cái yếu của chúng đương đầu với cái mạnh của ta. Do những mâu thuẫn cơ bản trong chính sách “bình định”, đế quốc Mỹ đã không thể thực hiện được những mong muốn chủ quan của chúng.

Chúng muốn lấn đất giành dân, song do ta kiên quyết bám đất, giữ đất, giữ dân thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, bất chấp khủng bố và đàn áp nên chúng tuy dốc sức lớn mà chỉ lấn chiếm được một số nơi. Mỹ - nguỵ muốn dịnh định nông thôn, phát triển cách mạng, xây dựng nông thôn, song “bình định”không được, lại quay ra điên cuồng tàn phá nông thôn. Chúng định dùng chính sách “đô thị hoá cưỡng bức” tập trung dân về đô thị để dễ bề kiểm soát và lừa bịp nhân dân. Song càng làm như vậy chúng càng làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn đã tích tụ ở các dodo thị, thúc đẩy đồng bào ta đứng lên đấu tranh ngày càng quyết liệt, khiến chương trình “bình định” không thực hiện được mà tình hình chính trị các đô thị lại càng rối ren thêm. Chẳng những chúng không ổn định nổi bộ máy chính quền ở cơ sở đã suy yếu trước đây mà ngay tại các vùng chúng cho là đã “bình định”,  những thủ đoạn mua chuộc bịp bợm của chúng đều bị vạch trần và bị chống lại.

Qua đấu tranh chính trị, cơ sở cách mạng trong các thành phố, thị xã và thị trấn ngày càng phát triển và củng cố. Số “ấp chiến lược” mà chúng cố gắng dựng lại thường xuyên bị phá đi, phá lại. Trong khi đó hệ thống làng xã chiến đấu của ta vẫn phát triển, làm hạt nhân cho phong trào nổi dậy giành quyền làm chủ thôn xã và phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.

Kẻ địch muốn hạn chế và tiêu diệt chiến tranh du kích bằng cách “tát nước để bắt cá” tức là tách rời du kích với nhân dân, song chiến tranh du kích chẳng những vẫn phát triển ngày càng mạnh ở vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng miền Trung Bộ, mà còn lan sâu vào các vùng ven và bên trong các thành thị. Ngược lại, chính các kế hoạch “bình định” của chúng đã bị cao trào chiến tranh du kích kết hợp với đấu tranh chính trị và các đòn tiến công của bộ đội chủ lực ta phá vỡ. Lực lượng bảo an, dân vệ và “cán bộ bình định” bị tiêu diệt từng mảng. Đại bộ phận các đơn vị chủ lực quân nguỵ, cả một phần quân mỹ và quân chư hầu bị phân tán, giam chân trong các kế hoạch “bình định” và bị đánh thiệt hại nặng. Điều đó đã tạo thuận lợi cho các đơn vị chủ lực ta tập trung lực lượng, chủ động đánh những đòn lớn ở các hướng được lựa chọn 1 .     

Tuy nhiên, cần ghi nhận một điều là trong cuộc đấu tranh toàn diện nhằm ngăn chặn, đẩy lùi từng bước chương trình bình định của Mỹ - nguỵ, phong trào cách mạng đã phải vượt nhiều thử thách gay go và chịu những tổn thất không lường. Tổn thất không chỉ về lực lượng. của cải, mạng sống cùng nhân phẩm con người mà việc phân bố lực lượng cách mạng ở các vùng nông thôn thường xuyên bị địch xáo trộn. Có những lúc, những nơi bị mất dân, mất đất, thực lực hao mòn, thế tiến công tạm thời lắng xuống phải mất thời gian mới hồi phục lại được . Còn những người, những gia đình yêu nước, trung thành tận cùng với cách mạng, với kháng chiến lại phải chịu những mất mát không gì bù đắp được.
_________

1. Theo thống kê của chính quyền nguỵ, năm 1965 quân đội chúng chỉ đóng ở 2.900 đồn bốt, đến năm 1967 phải rải quân ra đến 4.900 đồn bốt để “bình định nông thôn”.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2008, 08:42:48 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #58 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2008, 09:00:16 pm »

Tóm lại, quân dân miền Nam, với quyết tâm rất cao, với tinh thần đấu tranh bền bỉ kiên cường, không quản hy sinh, tổn thất, với thế trận tiến công và phản công của chiến tranh nhân dân, đã liên tiếp bẻ gãy các cuộc hành quân “bình định nông thôn” của đế quốc Mỹ. Trong chiến tranh xâm lược cục bộ ở miền Nam nước ta, nếu đế quốc Mỹ đã thua trong các kế hoạch “tìm diệt” thì chúng cũng thiệt hại nặng trong các kế hoạch “bình định nông thôn”. Thất bại cay đáng này đã buộc tổng thống Giôn-xơn phải triệu đại xứ Mỹ Ca- bốt Lốt cùng phụ tá “bình định” là viên tướng CIA lão luyện Lên-xđên về nước. Ngày 27 tháng 4 năm 1967, Bân-cơ được cử làm đại xứ Mỹ thay Lốt và toàn bộ chương trình “bình định” được chuyển giao cho tướng Oét-mo-len, với người phụ tá “bình định” là Cô-mơ cũng là quan chức CIA cao cấp.

“ Lịch sử bình định ở miền Nam Việt Nam là một bảng kê những kế hoạch to lớn bị sụp đổ, những nghị lực vô hạn của các cố vấn có tài năng tan thành mây khói”1 . Tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ Oét-mo-len dù có thâu tóm luôn cả quyền trực tiếp điều hnàh các kế hoạch “bình định” cũng không thay đổi được tình thế ngày càng bất lợi cho Mỹ. Chương trình “bình định” do nhiều trung tâm nghiên cứu chiến lược của Mỹ hoạch định, dù được các cố vấn Mỹ thường xuyên rút kinh nghiệm và điều chỉnh vấn dẫm chấn tại chỗ và ngày càng có xu thế thụt lùi.
____________

1. Pi-tơ Át-nét, phóng viên hãng Thông tấn Mỹ AP, xác nhận ngày 8-1-1967.


 Về hình thức bề ngoài, miền nam Việt Nam có vẻ bị phân chia làm ba vùng như phương án của các cố vấn Mỹ đã vạch1 . Nhưng về thực chất, ngay cả trong vùng được Mỹ coi là đã kiểm soát chặn chẽ, cũng phát triển những cơ sở cách mạng và cũng là địa bàn mà các lực lượng cách mạng có thể tiến hành đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, hoặc kết hợp cả hai mặt đấu tranh vào bất cứ lúc nào. Điều đó đã được chứng minh rất rõ rằng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Hãy dành cho các nhà chiến lược Mỹ tự đánh giá. Họ cho rằng bình định là “một điều hão huyền cho đến cuối năm 1968 khi mà các hậu quả quân sự, chính trị và kinh tế của chiến tranh đã phá huỷ mọi hy vọng mang manh còn sót lại của những cố gắng yếu đuối đó. Bình định ít nhất là về mặt kết hợp chính trị và chiến tranh là nạn nhân của chiến tranh cục bộ của Mỹ”. Họ còn cho rằng “nguyên nhân quan trọng nhất của thất bại trong cố gắng bình định của Mỹ là phương pháp tiến hành chiến tranh và tác động kinh khủng của nó đối với con người. Sự ủng hộ của Mỹ đối với cơ cấu chính trị của Sài Gòn cũng là một vấn đề nghiêm trọng”2 . Điều này đúng nhưng mới chỉ từ phía Mỹ.
__________

1. Theo thống kê của nguỵ:
   - Năm 1965 số dân vùng chúng kiểm soát là 8.791.000, vùng giải phóng là 6.575.000, vùng tranh chấp là 1.349.000.
   - Năm 1967: số dân vùng chúng kiểm soát là 8.877.000, vùng giải phóng là 5.300.000, vùng tranh chấp là 2.800.000.
   Đó là những con số phản ánh phần nào tính chất quyết liệt của mặt trận “bình định” và “chống bình định”. Dù đã thổi phồng, Mỹ và chính quyền nguỵ cũng chỉ dám công bố kết quả công tác “bình định” trong thời kỳ này là 13%.
2. Gabriel Kolkô: Anatomy of a war (Giải phẫu một cuộc chiến tranh), Pantheon booke, New York, 1985.


Cần phải nói rõ rằng, chính sức mạnh sáng tạo của trận địa lòng dân có tổ chức là cội nguồn cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của ta, đã trực tiếp đẩy lùi và phá vỡ các kế hoạch bình định nông thôn trong chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #59 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2008, 09:07:27 pm »

Chương sáu
Cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc Việt Nam
 của không quân Mỹ.

Đi đôi với việc tăng cường và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dùng các hình thức liên tiếp chống phá miền bắc xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, chúng phát động cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân.

Trong bảng tổng kết thất bại của Mỹ ở Việt Nam 1, tướng Mỹ Mác-xoen Tay-lơ xác định: “chưa có vấn đề nào trong tình hình Việt Nam đã gây nên cuộc tranh cãi và thảo luận dài hơn” trong giới cầm quyền Mỹ là việc dùng không quân đánh phá miền bắc. Trong tập hồi ký viết về cuộc chiến tranh Việt Nam trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Giôn-xơn đã để nhiều tâm sức và một phần quan trọng cuốn sách trình bày những sự kiện, những tình huống gay cấn phải xử lý khi chính quyền Mỹ điều hành cuộc hiến tranh không quân đánh phá miền bắc Việt Nam.

Từ năm 1961, khi bắt đầu cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở miền nam, đế quốc Mỹ chủ trương tiến hành một chiến dịch bí mật phá hoại miền bắc. Ý đồ của Mỹ là muốn gây “ một cuộc chiến tranh du kích”
____________

1. Maxwell D. Taylor: Resposability and Response, ( Trách nhiệm và sự phản ứng), 4-1967.


ngay trong nội địa miền bắc dưới hình thức phá hoại vũ trang kết hợp với đẩy phong trào phản cách mạng địa phương. Biện pháp là tung gián điệp, dùng máy bay thả truyền đơn, mở những hoạt động biệt kích.... riêng từ năm 1961 đến 1963, đã có 38 vụ thả biệt kích (những bọn được thả xuống đều bị bắt gọn).
   
Năm 1964, ở miền nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đưa cuộc “chiến tranh đặc biệt” lên mức cao nhất, nhưng vẫn thấy thất bại. Họ nhận định nguyên nhân chính làm cho cách mạng miền nam đứng vững và mạnh lên được là do có sự chỉ đạo và tổ chức chi viện người, trang bị của miền Bắc. Bộ trưởng quốc phóng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã trực tiếp nghiên cứu các kế hoạch chống bắc Việt Nam. Họ đã quyết định đẩy cao mức độ phá hoại miền bắc, vạch ra và triển khai “kế hoạch tác chiến 34A” ( Plan – 34A) bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 1964, nhằm phá hoại kinh tế, chính trị ở nội địa miền bắc với nhịp độ và quy mô nâng dần lên. Với kế hoạch Đê-xô-tô, Mỹ cho các tàu khu trục xâm nhập vịnh Bắc Bộ, đe doạ, uy hiếp miền bắc. Họ cho máy bay U-2 trinh sát, gây các vụ biệt kích phá hoại như phá cầu Hang ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá ( ngày 12-6-1964), tập kích nhà máy điện Đồng Hới ( ngày 30-61964), tập kích đảo Hòn Mê – Hòn Ngư (30-7-1964).
   
Ngày 31 tháng 7, tàu khu trục Ma-đốc vào khu vực phái nam đảo Cồn Cỏ, bắt đầu “hải trình” do thám và uy hiếp dọc bờ biển của ta. Máy bay Mỹ từ phía Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn và làng Nọng Dẻ ( Nghệ Tĩnh).
   
Trước tình hình đó, ngày 2 tháng 8 năm 1964, lực lượng hải quân ta thuộc phân đội 3 gồm 3 tàu phóng lôi xuất kích tiến công tàu khu trục Ma-đốc đang vào sâu hải phận của ta ở vùng biển giữa đảo Hòn mê và Lạch Trường ( Thanh Hoá).
   
Tàu Ma-đốc hoảng sợ, phải quay mũi vừa dùng súng đại bác trên tàu bắn chặn, vừa gọi máy tay đến yểm trợ và cuối cùng đã phải tháo chạy khỏi vùng biển nước ta.
   
Nhưng đến đêm ngày 4 tháng 8 năm 1964, chính quyền Giôn-xơn lại dựng lên vụ ta tấn công tàu Ma-đốc lần thứ hai ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lấy cớ ném bom 4 căn cứ hải quân của ta và một kho dầu ngày 5 tháng 8 năm 1964. Không quân Mỹ đã bị đánh trả quyết liệt, những máy bay và người lái Mỹ đầu tiên đã bị bắn rơi và bị bắt ở miền bắc nước ta.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM