Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:24:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 119135 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #40 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 07:27:11 pm »

Chương bốn
Nỗ lực quân sự cao nhất của chính quyền Giôn – Xơn

Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sĩ cả nước:
“ Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa”.
   
Đông xuân 1966-1967 và suốt cả năm 1967 là thời kỳ mà quân và dân ta trên cả hai miền tiến công mạnh mẽ, chiến thắng giòn giã, mở ra một cục diện chiến lược mới khẳng định thế tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân Việt Nam.
   
Qua cuộc phản công lần thứ nhất ( tháng 1 năm 1966 đến tháng 4 năm 1966) những nhược điểm của quân đội viễn chinh Mỹ đã dần dần bộ lộ. Tuy vẫn còn rất chủ quan, phía Mỹ không thể không bắt đầu cảm thấy rằng việc đưa chiến lược “ chiến trạnh cụ bộ” từ lĩnh vực lý thuyết vào hoạt động thực tiễn tại miền nam Việt Nam, sẽ không diễn ra trơn tru như họ tính toán. Sau khi bị quân và dân tại miền nam giáng cho đòn choáng váng trong mùa khô 1965-1966, tiếp đó lại bị thua ở cả hai miền nước ta trong mùa mưa 1966, Oa-sinh-tơn vừa lúng túng vừa cay cú.

Dư luận trong nước Mỹ đã bắt đầu  xôn xao và nhắc đến những bài học thất bại của quân đội viễn chinh Pháp trước đây. Càng mở rộng hoạt động trên chiến trường miền nam, quân Mỹ lại buộc phải phân tán lực lượng và bị sa vào mâu thuẫn cố hữu của chiến tranh xâm lược thực dân giữa tập trung và phân tán mà quân đội viễn chinh Pháp trước đây đã không giải quyết nổi. Mỗi ngày trôi qua càng làm tăng thêm mối lo lắng của Oa-sinh-tơn về khả năng chiến tranh có thể kéo dài, tình thế lại không cho phép Mỹ kéo dài chiến tranh. Đánh nhanh, thắng nhanh càng trở nên yêu cầu khẩn thiết, buộc Mỹ phải có những cố gắng mới, tăng gấp đôi quân số, vũ khí, trang bị mở một số cuộc hành quân  lớn có ý nghĩa quyết định trong đông – xuân 1966-1967. Vậy là nỗ lực quân sự cao nhất của Giôn-xơn và Oét-mo-len diễn ra trong thế bị động chiến lược của Mỹ trên chiến trường miền nam.
   
Phía Mỹ còn bị thúc đánh bởi một nhân tố chính trị quan trọng trong nước đối với chính bản thân tổng thống Mỹ Giôn-xơn. Sau mùa khô 1966-1967, Oa-sinh-tơn đã bắt đầu tỏ ra lo lắng  về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng không thuận lợi cho tập đoàn cầm quyền Giôn-xơn trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 1968.
   
Ngay từ đầu năm 1966, ta đã nhận định rằng sang năm 1967, Mỹ sẽ rốc sức thực hiện đánh nhân, thắng nhanh. Ta dự kiến trong mùa mưa năm 1966, địch sẽ hoạt động bình thường để tập trung cố gắng mở một cuộc phản công vào mùa khô năm 1966-1967 trên quy mô lớn, với lực lượng gồm đến 1 triệu quân cả Mỹ - nguỵ và quân chư hầu, trong đó quân Mỹ có thể lên đến trên dưới 40 vạn.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #41 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 07:28:12 pm »

Từ nhận định  đó, ta đã quyết định kế hoạch tăng cường lực lượng cho miền nam, củng cố thế trận đã xây dựng được, đẩy quân đội viễn chinh Mỹ lún sâu hơn nữa trong thế bị động chiến lược.
   
Tháng 4 năm 1966, Bộ chính trị Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương quyết định thành lập khu Trị Thiên. Khu uỷ Trị Thiên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, quân khu uỷ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của khu uỷ đồng thời có nhiệm vụ báo cáo xin chỉ thị Quân uỷ Trung ương về mọi công tác.
   
Quân khu này chỉ đạo thống nhất mọi lực lượng của hai tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, nhanh chóng mở rộng thực lực quân sự, phát triển cơ sở chính trị ở đồng bằng và đô thị, đánh địch và chuẩn bị phối hợp công kích và nổi dậy với các chiến trường khác nhằm tạo nên tình thế mới trong cuộc chiến chống Mỹ. Đó là cách thực hiện phương châm “kiềm chế địch để thắng chúng ở miền nam” tích cực nhất.
   
Tháng 6 năm 1966, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng lại quyết định mở mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị, lúc này trao cho Bộ tư lệnh quân khu 4 chỉ huy. Đây là một quyết định chiến lược kịp thời, táo bạo và khoa học dựa trên cơ sở đánh giá chính xác về khả năng của ta và của địch.
   
Mặt trận đường số 9 là một hướng tiến công mới của ta vào một nới yếu của địch trên chiến trường miền nam, buộc lực lượng địch vốn đã phân tán, nay lại phải phân tán thêm nữa lên miền rừng núi để đối phó với lực lượng chủ lực mạnh của miền bắc. Mặt trận này tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác hoạt động, nhất là đồng bằng Trị Thiên, ngăn chặn âm mưu địch mở rộng chiến tranh mặt đất ra miền Bắc, trước hết là ra quân khu 4. Đạo quân lính thuỷ đánh bộ Mỹ vốn được tổ chức và huấn luyện để chiến đấu tại các vùng ven biển dưới sự yểm hộ trực tiếp của tàu chiến phải điều lên vùng rừng núi, phải đánh trong thế trận mà chúng ta đã bố trí. Như vậy, chúng ta có thể hạn chế những chỗ mạnh và khơi sâu những chỗ yếu của chúng cả về chiến dịch lẫn chiến thuật, tách lục quân Mỹ ra xã tầm chi viện của hải quân. Mặt khác đây là một đòn hiểm giáng mạnh vào tinh thần, tâm lý của bọn lính “ cổ da” Mỹ. Ta đẩy mạnh tiến công trên chiến trường Trị Thiên và mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị là điếu hết sức bất ngờ đối với đế quốc Mỹ. Chúng phải đảo lộn cả thế bố trí chiến lược. Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đưa sang có dự kiến làm nhiệm vụ “bình định” đồng bằng sông Cửu Long, lại phải đưa ra vùng rừng núi. Như vậy là muốn tập trung lực lượng tiến công ta ở Nam Bộ, nhưng chúng lại phân tán phòng nự đối với lực lượng chủ lực miền bắc của ta. Rõ ràng quân đội viễn chinh Mỹ Mỹ khi được đưa lên số lượng rất cao mà chúng có thể đưa vào được, vẫn không thoát khỏi thế bị phân tán trước những quyết định chiến lược đúng đắn và táo bạo của ta.
   
Mặt trận đường số 9 trở thành mặt trận thường xuyên thu hút và giam chân quân chủ lực cơ động của Mỹ và quân đội nguỵ. Đây là nơi các sư đoàn cơ động, các đơn vị pháo mặt đất, pháo cao xạ, thiết giáp của ta luân phiên đến tác chiến. ta vừa rèn luyện được bộ đội, vừa rút kinh nghiệm, xây dựng nên những cách đánh thích hợp, nâng cao từng bước trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng của các đơn vị quân đội ta lên quy mô ngày càng lớn. Dựa vào địa hình thiên hiểm của dãy núi Trường sơn và do ở vị trí địa lý tiếp giáp hậu phương lớn miền bắc nên mặt trận đường số 9 trở thành một địa danh thuận loịư để ta chủ động tiến hành những hoạt động tác chiến quy mô lớn, vừa và nhỏ, tập trung, phân tán linh hoạt phối hợp với các chiến trường khác, phát triển quyền chủ động chiến lược của ta trên toàn miền. Mặt trận này hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kháng chiến của ta trên toàn miền nam và trước hết cho những hoạt động tác chiến, xây dựng  căn cứ miền núi và xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, mở rộng vùng giải phóng của ta ở Trị Thiên.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 07:35:00 pm »

Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1966, ở mặt trận này, các lực lượng vũ trang của ta đã đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch, lớn nhất là cuộc hành quân “Hát Tỉnh” vào Cam Lộ từ ngày 15 đến ngày 26 tháng 7 năm 1966 và cuộc hành quân “ Pơ-re-ri” vào tây Do Linh từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1966.
   
Tình hình Trị Thiên lúc này chuyển biến quan trọng. Chúng ta đã giải phóng hơn 100 thôn ở đồng bằng với trên một vạn năm nghìn dân.
   
Như vậy là ta đã tạo nên một hướng tiến công mới làm đảo lộn ý định chiến lược trên chiến trường miền nam, có tác động ngăn chặn âm mưu địch mở rộng chiến tranh trên mặt đất ra miền bắc và phá kế hoạch đưa lục quân Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long.
   
Thế trận bố trí chiến lược của địch trên chiến trường miền nam bị xáo trộn. Tuy  địch vẫn còn hung hăng, nhưng lòng tự tin của chúng đã bị bắt đầu dao động.
   
Mối đe doạ đối với địch tại khu này tiếp tục tăng thêm trong năm 1967 và tiếp đó trong cả năm 1968 cho đến năm 1972. Cảm thấy bị gài chặt vào thế trận tiến công chiến lược của ta trêm phạm vi toàn miền nam, phía địch muốn tìm cách gỡ ra nhưng bất lực.
 
Chúng ta đã xây dựng một thế trận vững chắc, phát huy cao độ sức mạnh của quân và dân ta tại miền nam, gắn liền tiền tuyến lớn miền nam với hậu phương lớn miền bắc qua con đường hành lang chiến lược nối hai miền.
Quân và dân ta đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, nhưng chúng ta tiến công quân địch ở mỗi vùng, vào mỗi thời điểm với sức huy dodọng lực lượng và hình thức đấu tranh khác nhau.

Trong thế trận toàn mền của ta, miền đông Nam Bộ bao gồm Sài Gòn – Gia Định là chiến trường có ý nghĩa chiến lược quan trọng đặc biệt cả về quân sự lẫn chính trị. Thắng lợi của hai bên trên chiến trường miền đông Nam Bộ có ảnh hưởng trực tiếp về mọi mặt đến tình hình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long , đến tình hình Sài Gòn và những đô thị khác ở miền nam và có tiếng vang lớn ra thế giới. Nhận rõ tầm quan trọng của chiến trường miền đông Nam Bộ, quân địch đã tập trung tại đây 3 sư đoàn Mỹ, 3 sư đoàn nguỵ và trên một sư đoàn lực lượng tổng dự bị chiến lược nguỵ. Trên chiến trường này, ta có 3 sư đoàn chủ lực, các lực lượng đặc công cùng nhiều đơn vị bộ đội địa phương, quân biệt động và dân quân du kích, tự vệ đã dày dạn trong chiến đấu. Hệ thống bảo đảm hậu cần của ta được tổ chức khá chu đáo với những kho dự trữ quan trọng được phân tán, cất giấu bí mật.

Chúng ta đã xây dựng tại đây những cơ sở chính trị, những căn cứ vững chắc, tạo nên thế đứng chân lợi hại. Dựa vào đây, ta có thể thường xuyên tiến công trực tiếp các trung tâm đầu não của địch tại sài Gòn và hôx trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta tại vùng đồng bằng Nam Bộ cũng như tại các đô thị ở miền nam. Các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại miền nam đều đặt trong khu vực này. Vị trí chiến lược đặc biệt của miền đông Nam Bộ cho thấy rằng tại đây sẽ diễn ra cuộc cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong mùa khô 1966-1967. Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ tại một chiến trường rừng rậm, địa hình quen thuộc thuận lợi cho cách đánh sở trường và những kinh nghiệm tác chiến của ta. Đây cũng là địa hình bất lợi cho các hoạt động tác chiến của quân Mỹ khi chúng triển khai trên quy mô lớn những phương tiện vũ khí trang bị nặng.

Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ hiểu rõ những khó khăn mà quân Mỹ có thể vấp phải khi đặt chân vào chiến khu Dương Minh Châu   (thuộc tỉnh Tây Ninh). Thế nhưng, các tướng lĩnh Mỹ cho rằng với khối lượng phương tiện chiến tranh đồ sộ có trong tay, họ có thể san bằng mọi chướng ngại trước bước tiến của các đơn vị quân Mỹ. Theo họ địa hình rừng rậm nhưng lại tương đối bằng phẳng của miền đông Nam Bộ không gây cản trở nhiều hoạt dodọng của xe tăng thiếp giáp. Họ cho rằng với số lượng lớn máy bay lên thẳng chở quân, có thể đưa những đơn vị cỡ tiểu đoàn cơ động nhanh chóng đến những  bãi chống trong các khu rừng. Họ còn cho rằng nhều hoả lực của pháo binh và của máy bay lên thẳng, bom rải thảm của B.52 đủ sức huỷ diệt mọi tổ chức đề kháng của đối phương tại những khu vực , mà lục quân Mỹ dự tính tiến đến.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #43 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 07:36:54 pm »

Lực lượng bộ đội chủ lực của ta ở trung và tây Nam Bộ có khả năng phối hợp tác chiến chặt chẽ với bộ đội địa phương và dân  quân du kích, phát triển chiến tranh nhân dân địa phương, tiến hành những trận đánh giao thông, đánh đồn, chống phá “bình định”. Biết rõ tinh thần quân nguỵ thấp kém, tổ chức lỏng lẻo, tình trạng tham nhũng bê bối trong các tướng chỉ huy, những mâu thuẫn gay gắt diễn ra liên tiếp trong nội bộ quân nguỵ, nên chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ vẫn lo lắng, đã tính đến phương án đưa quân Mỹ vào “ khu vực đồng bằng sông Cửu Long” khi cần thiết.

Chúng ta đã khẩn trương tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cho các lực lượng vũ trang và chính trị của ta ở miền nam.         Vào những tháng cuối năm 1966 và trong năm 1967, một trung đoàn, sư đoàn, các đơn vị pháo binh, công binh, đặc công được huấn luyện công phu tại miền bắc đã được đưa vào chiến trường. Các lực lượng bộ đội địa phương, quân biệt động và du kích đã được phát triển ở nhiều nơi.

Trong nghị quyết tháng 2 năm 1967, Quân uỷ Trung ương đã nêu ra là phải xây dựng lực lượng vũ trang với “số lượng thích hợp nhưng chất lượng rất cao”. Các đơn vị bộ đội chủ lực quân khu nhờ quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt và phương hướng tiến lên, đã vừa đánh địch để hỗ trợ cho phong trào địa phương vừa rèn luyện xây dựng bản lĩnh chiến đấu và khanả trương nâng cao trình độ đánh vận động và đánh công sự vững chắc, bám sát yêu cầu phát triển của tình hình.

Chất lượng bộ đội địa phương cũng đã được nâng cao thêm. Do nhận thức rõ vai trò, chức năng của mình, có phương thức hoạt động thích hợp, do có mối quan hệ chặt chẽ với dân quân du kích và phong trào địa phương phối hợp tác chiến tốt với bộ đội chủ lực, phối hợp ba mũi giáp công, nên một số tiểu đoàn địa phương của miền và quân khu đã đánh giỏi, đặt hiệu suất chiến đấu cao.

Việc nâng cao chất lượng dân quân du kích đã được đặt ra khẩn thiết. Tháng 9 năm 1966, miền cũng như khu 5 đã triệu tập “Hội nghị chiến tranh du kích”. Hội nghị khẳng định khả năng to lớn của lực lượng dân quân du kích, sự cấp thiết phải đẩy mạnh chiến tranh du kích lên một bước cao hơn đáp ứng với những yêu cầu của tình hình mới. Đã  xác định những kinh nhiệm vụ cụ thể của lực lượng dân quân du kích, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng ấp, xã chiến đấu để chống phá các cuộc càn quét của địch, giành dân, giữ đất, chống địch, gom dân, phát triển “vành đai diệt Mỹ” của chiến tranh du kích bao vây các căn cứ quân sự của địch, chủ yếu là những căn cứ Mỹ.

Chính trong bối cảnh chuẩn bị tích cực đó, nhằm thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, vào tháng 2 năm 1966, Quân uỷ trung ương đã đề ra 6 phương thức tác chiến và đem thể nghiệm trên các chiến trường ở miền nam trong mùa hè – thu 1966. Sáu phương thức tác chiến đó1 được vận dụng phối hợp với nhau trong quy mô chiến lược toàn miền và trên từng chiến trường của cuộc chiến giải phóng để đạt các mục tiêu chiến lược tiến đến tổng công kích tổng khởi nghĩa. Sáu phương thức tác chiến chiến lược được xây dựng trên cơ sở hiểu địch, hiểu ta sâu sắc, nắm vững những nhược điểm cơ bản, những sơ hở trong thế trận của địch, nắm vững khả năng, sở trường của ba thứ quân tác chiến trong thế trận chiến tranh nhân dân. Sáu phương thức tác chiến chiến lược biểu hiện nội dung chiến lược tiến công của ta. Những cách đánh phong phú, linh hoạt nhằm kiên quyết chủ động liên tục tiến công quân địch với mọi hình thức, mọi quy mô của quân và dân ta tại miền nam xuất phát từ những phương thức tác chiến lược. Nó sẽ như hàng trăm sợi dây thừng trói chặt quân địch, không cho chúng thoát ra khỏi thế bị bị động chiến lược và làm suy yếu từng bước cả lực lượng lẫn ý chí chiến đấu của chúng.
__________
1. Nội dung của sau phương thức tác chiến chiến lược là:
- Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội tập trung, mở những chiến dịch tiến công hoặc phản công vừa và lớn, tiến tới đánh những trận có tác động chiến lược nhằm tranh thủ thế quân sự trên một số hướng...
- Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao, tiêu hao rộng rãi quân địch.
- Đánh phá các căn cứ  hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não địch.
- Triệt phá đường giao thông, thuỷ bộ quan trọng tạo thế chia cắt, bao vây địch, làm giảm khả năng chi viện lẫn nhau của chúng.
- Đẩy mạnh hoạt động quân sự ở các đô thị từ hình thức tác chiến nhỏ kết hợp với đấu tranh chính trị đến tác chiến lớn, kết hợp tiến công và khởi nghĩa.
- Tác chiến kết hợp với binh biến, đẩy mạnh công tác binh vận, nguỵ vận, tạo điều kiện làm tan rã, ly khai, gây binh biến.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 08:55:19 pm »

Bước vào đông – xuân 1966-1967, các đơn vị bộ đội tập trung của ta vẫn còn nhiều khó khăn, về quân số, vũ khí, đạn dược, lương thực. Tuy chưa được bổ sung kịp thời và đầy đủ, song chúng ta đã tranh thủ được một thời gian để củng cố. Qua những cuộc chỉnh huấn và hội nghị cán bộ quân chính, chúng ta tạo được sự nhất trí về tư tưởng, quan điểm quân sự của Đảng, về nghệ thuật tác chiến chiến dịch, tư tưởng chiến thuật và giải quyết tốt việc huấn luyện quân sự cho bộ đội, xây dựng hệ thống tiếp tế hậu cần.

Như vậy trên cả hai miền nam cả bắc nước ta, chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với những nỗ lực quân sự cao nhất của địch trong đông – xuân 1966-1967.

Trên chiến trường miền nam ngay từ đầu mùa khô, quân và dân ta đã xác định một quyết tâm chiến lược với những ý định cơ bản là:

- Quyết đánh thắng một triệu quân Mỹ, quân nguỵ và quân chư hầu, đánh bại cái gọi là “chiến lược hai gọng kìm”, kiên quyết đạp tan cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của chúng.

- Đẩy quân Mỹ và quân đội nguỵ từ các thế chính trị và chiến lược vốn đã bị động, phải chịu đựng thêm sự thất bại lớn lao.

- Sáng tạo cho ta một cục diện chiến lược mới, có tiền đề để xốc lên giành thắng lợi to lớn hơn.

Về phía quân địch, sau thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vẫn tỏ ra chưa từng bỏ mục tiêu chuyển bại thành thắng. Theo đề nghị của Mắc Na-ma-ra, quân Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch thiết lập hàng rào điện tử  ở nam giới tuyến và tiến hành “ khai quang” một số khu vực. Không quân Mỹ leo thang đánh phá miền bắc với số lược xuất kích tăng từ 4.000 lần/chiếc/tháng cuối năm 1965 lên 6.000 lần/chiếc/tháng vào đầu năm 1966. Cuộc ném bom bắn phá tập trung vào tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm ngăn chặn nguồn chi viện lực lượng cho chiến trường miền nam. Tổng thống Giôn-xơn ra lệnh tăng thêm mức độ ném bom của máy bay chiến lược B.52, đưa số phi xuất lên 800 lần/chiếc/tháng đánh vào đường hành lang vận chuyển từ bắc vào nam.

Trên mặt trận ngoại giao, chính quyền Giôn-xơn tỏ ra “cứng rắn”, không thừa nhận Mặt trận dân tộc giải phóng, chủ trương tạo thế mạnh đặt những điều kiện quyết cho việc thương lượng. Để làm hậu thuẫn cho cố gắng về quân sự, Mỹ tìm cách dàn xếp các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ nguỵ quân, nguỵ quyền, ra sức củng cố chính quyền Thiệu – Kì.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành dân, cùng với cuộc phản công mùa khô lần thứ hai và cả trong năm 1967, tổng thống mỹ Giôn-xơn giao cho Cô-mơ, trợ lý đắc trách vấn đề “bình định” đưa gọng kìm “bình định” lên  ngang với “tìm diệt” nhằm thiết lập một hệ thông an ninh liên hoàn nối liền các căn cứ chốt, các hệ thống giao thông chiến lược, vùng đồng bằng đông dân. Mỹ - nguỵ ra sức biến “ chương trình bình định” thành một cuộc chiến tranh phản cách mạng tàn khốc, dự định lập thêm trên 1.000 ấp và đồn khoảng trên một triệu dân vào trong các ấp đó.

Song song với các biện pháp trên đây, so với cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ đã tập trung lực lượng gấp 1,5 lần, phương tiện chiến tranh gấp 2 đến 3 lần với phạm vi hành quân thu hẹp vào một hướng trọng điểm: miền đông Nam Bộ.

Tuy còn hung hăng, nhưng đến lúc này, phái Mỹ đã dần dần hiểu rằng chúng đang đứng trước một đối thủ lợi hại. Chúng từng bước tìm hiểu khả năng và cách đánh của ta. Tướng Mỹ Oét-mo-len thừa nhận : “ năm 1966, chúng tôi (Mỹ) phát triển dần dần từng bước khả năng chiến đấu chống lại một đối phương thoắt ẩn, thoắt hiện trên chiến trường. Đồng thời nâng cao chất lượng quân đội và khả năng hậu cần. Đây là một năm học hỏi. Phát triển trang bị mới, phải đạt được những kỹ năng mới. Chúng tôi phải học những chiến thuật đó, phải học cách phát hiện và đánh bại những trận tiến công và phục kích của họ” ( Báo cáo Oét-mo-len gửi tổng thống Giôn-xơn).
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 09:11:08 pm »

Nói thì dễ, nhưng khi hành động thì các đơn vị quân Mỹ vẫn phải đánh theo các bài bản đã học, theo các điều lệnh của quân đội Mỹ. Máy bay lên thẳng chỉ có thể đổ quân xuống những bãi trống nhất định, xe tăng, thiết giáp, cơ giới của chúng chỉ có thể tiến theo những con đường nhất định. Tiến quân vào khu vực căn cứ của đối phương, chúng phải cụm lại tại những chốt nhất định. Chúng không nắm được ý định hành động của quân ta trong khi chúng dự kiến khá chính xác đường đi, nước bước của chúng.

Từ bị động chiến lược, các đơn vị Mỹ hành quân đi tiến công đã bị động cả về chiến dịch, chiến đấu. Chúng đã không tác chiến được theo cách chúng muốn, mà bị buộc phải chuẩn bị đối phó với những đòn đánh trả của ta. Phía Mỹ đã phải xác nhận rằng chúng bị bắt buộc phải đánh trong thế trận của ta. Ở Oa-sinh-tơn, các nghị sĩ đảng cộng hoà chê trách sai lầm của Giôn-xơn và các tướng Mỹ là “đã đánh theo cách đánh mà kẻ thù lựa chọn, chứ không phải theo cách đánh của ta ( Mỹ)” ( New York times - Thời báo Niu – Yóoc, ngày 20 và 21 tháng 11 năm 1965).

Tuy nhiên, bước vào đông – xuân 1966-1967,  quân Mỹ và quân nguỵ đã có một lực lượng rất lớn 1 . Hàng tháng đế quốc Mỹ chi cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khoảng 2 tỷ đô-la.
____________

1. Gồm 983.000 tên ( trong đó có 385.000 quân Mỹ và 52.000 quân chư hầu), gồm 19 sư đoàn, 9 trung đoàn và 20 tiểu đoàn ( trong đó có 6 sư đoàn, 3 trung đoàn quân Mỹ và 2 sư đoàn, 2 trung đoàn quân chư hầu). 3.702 máy bay, 2.676 xe tăng, xe thiết giáp, 1.805 khẩu pháo. lực lượng này tiếp tục được  tăng thêm để đến cuối tháng 4 năm 1967 đã lên đến một triệu năm vạn, bao gồm 44 vạn quân viễn chinh Mỹ, 54 vạn quân chư hầu và hơn nửa triệu quân nguỵ. Nếu tính cả số lính Mỹ ở hạm đội 7, Thái Lan, Phi-líp-pin, Gu-am, Nhật Bản,.... tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam thì tổng số quân tham chiến của chúng lên đến 1 triệu 20 vạn tên. Trong đó có khoảng 60 vạn quân Mỹ, phương tiện chiến tranh được huy động lên đến 4.300 máy bay, với khoảng trên 3.000 khẩu đại bác, hơn 3.300 xe bọc thép, 230 tàu chiến các loại, hàng vạn tấn hoá chất độc, gần 80.000 tấn bom.

Lần này tướng Mỹ Oét-mo-len đặc biệt nhấn mạnh thực hiện cả hai gọng  kìm “tìm diệt” và “ bình định” nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực của ta đồng thời đẩy mạnh bình định giành dân, mở rộng vùng kiểm soát của nguỵ quyền tại miền nam kết hợp với tăng cường đánh phá miền bắc bằng không quân, giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, làm chuyển biến cục diện chiến lược vào giữa hoặc cuối năm 1967. Về kế hoạch cụ thể, bộ chỉ huy Mỹ tập trung lực lượng đánh vào căn cứ của ta ở miền đông Nam Bộ. Lấy trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu nhằm diệt cơ quan đầu não, diệt một bộ phận chủ lực, phá huỷ kho tàng của ta kết hợp với tiến hành bình định mở rộng vành đai an ninh quanh Sài Gòn – Gia Định. Trên các hướng vùng I chiến thuật, cao nguyên Trung Bộ, đồng  bằng sông Cửu Long, chúng thực hiện kiềm chế ta. Riêng ở mặt trận đường số 9, chúng tiến hành phòng ngự.

Vạch ra kế hoạch chiến lược như thế, nhưng chính bản thân bộ chỉ huy quân Mỹ cũng tỏ ra lúng túng. Khi thực hiện, có thể tướng Oét-mo-len đã thấy được phần nào “ những yêu cầu trái ngược nhau” được đề ra cho lực lượng Mỹ. Nhưng do bị lọt vào thế trận chiến tranh nhân dân của quân và dân ta, bộ chỉ huy  quân đội viễn chinh Mỹ đã không giải quyết nổi hàng loạt mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán mà họ vấp phải.
__________

1. Không quân Mỹ đã thực hiện 440.363 phi xuất yểm trợ hành quân và tiếp vận. Máy bay B.52: 4.894 phi xuất yểm trợ hành quân và ném bom căn cứ, đường hành lang.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2008, 09:31:06 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 09:22:17 pm »

Mùa mưa vừa chấm dứt, phái địch khẩn trương hoạt động. Theo số liệu thống kê của địch, từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 6 năm 1967, chúng đã mở tất cả 2.732 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên trên toàn chiến trường miền nam ( khoảng 45% số cuộc hành quân này địch đã vấp phải sự đánh trả của quân và dân ta), trong đó có 496 cuộc hành quân của quân đội Mỹ và quân chư hầu 1. Tướng Oét-mo-len tập trung lực lượng quân Mỹ mở 3 cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não của ta: các cuộc hành quân “At-ton-bo-rơ”, “Xi-da-phôn”, và Gian-xơn xi-ty.

Cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ diễn ra từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 24 tháng 10 năm 1966 đánh vào chiến khu Dương Minh Châu 1 .

Quân và dân Tây Ninh đã bẻ gẫy cuộc hành quân của địch2 .  Thất bại của cuộc hành quân mở đầu này có ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phản công mùa khô 1966-1967 của bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ trên chiến trường miền đông Nam Bộ.

Vừa bước sang năm 1967, từ ngày 8 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967, bộ chỉ huy quân Mỹ huy động hơn 3 vạn quân trong đó có 3 lữ đoàn Mỹ, 3 chiến đoàn nguỵ ( 18 tiểu đoàn)  mở tiếp cuộc hành quân “Xi-da-phôn” đánh vào khu tam giác sắt Trảng Bàng - bến Xúc - Củ Chi cũng nhằm những mục tiêu đã đề ra trong cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ.      Lần này chúng chĩa mũi nhọn vào khu vực bắc Sài Gòn và ven đường số 15. Các lực lượng vũ trang nhân dân Thủ Dầu Một, Gia Định đã liên tiếp đánh địch và đã chiến thắng giòn dã.

Sử dụng một lực lượng quân sự lớn đánh vào một vùng sát Sài Gòn - Chợ Lớn, nhưng Mỹ đã không thực hiện được cả hai mục tiêu “tìm diệt” và “ bình định” mà bị thiệt hại nặng. Thất bại của cuộc hành quân “Xi-da-phôn” là dấu hiệu báo trước thất bại nặng nề
____________

1. Lực lượng địch huy động gồm khoảng 30 ngàn quân Mỹ, nguỵ trong đó có ư đoàn bộ binh Mỹ số 1, lữ đoàn bộ binh nhẹ Mỹ số 196, lữ đoàn lính dù số 173 và một số đơn vị thuộc hai sư đoàn bộ binh Mỹ số 4 và số 25, được trang bị 300 xe tăng và xe bọc thép   M.113, 100 khẩu đại bác và được nhiều máy bay chiến đấu yểm trợ.
2. Loại khỏi vòng chiến trên 3.000 tên địch ( hầu hết là Mỹ), phá huỷ và đánh hỏng 204 xe quân sự, bắn rơi 28 máy bay.


hơn nữa không chỉ của những cuộc hành quân lớn tiếp theo của Mỹ mà cả sự phá sản tất yếu của biện pháp chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của chúng.
Điều ấy đã xảy ra trong cuộc hành quân lớn của quân đội viễn chinh trong mùa khô năm 1966-1967 vào chiến khu Dương Minh Châu từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến ngày 19 tháng 4 năm 1967, mang tên cuộc hành Gian-xơn Xi-ty. Sau nhiều tháng chuẩn bị khẩn trương,  bộ chỉ huy quân Mỹ đã tung vào cuộc hành quân này 45.000 quân, hơn 800 xe tăng và xe bọc thép, hơn 200 khẩu pháo, hàng trăm máy bay chiến lược B.52 cùng hàng trăm máy bay chiến đấu gồm cả máy bay ném bom chiến lược B.52 cùng hàng trăm máy bay vận tải và hàng nghìn xe vận tải quân sự1 .
Nỗ lực quân sự cao nhất của bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu đầy tham vọng là:

1. Đánh phá và chia cắt căn cứ kháng chiến chủ yếu của ta, phá hoại kho tàng và cơ sở vật chất tại đây.

2. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

3. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng chủ lực.

4. Tạo một lá chắn  an ninh ở vùng vòng ngoài để yểm trợ cho quân nguỵ tiến vào “bình định”, kìm kẹp nhân dân ở vòng trong thuộc miền đông Nam Bộ và chung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn.

5. Cố giành một thắng lợi quân sự để ổn định tinh thần nguỵ quân, nguỵ quyền và quân đội Mỹ đang ngày càng sa sút.
____________

1. Toàn bộ lực lượng cơ động của Mỹ ở miền đông Nam Bộ gồm 7 lữ đoàn bộ binh, 4 trung đoàn xe bọc thép, 11 tiểu đoàn pháo binh, 1 trung đoàn  và 4 trung đoàn công binh cùng với 1 chiến đoàn lính thuỷ đánh bộ và một số đơn vị biệt kích nguỵ ( tất cả 26 tiểu đoàn) đã tham gia hành quân này.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2008, 09:32:06 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 09:28:31 pm »

Không những thế, chúng còn muốn từ cuộc hành quân này  gây nên một tiếng vang trên thế giới về khả năng của Mỹ bóp nghẹt những cuộc “chiến tranh nổi dẩy”,  xoa dịu “ phong trào chống chiến tranh Việt Nam” đang ngày càng phát triển trong nhân dân Mỹ. Đây còn là một cuộc hành quân có ảnh hưởng đến sự nghiệp quân sự và cả sự nghiệp chính trị của bản thân tướng Oét-mo-len. Vì tại Oa-sinh-tơn lúc này đã có những người trong đảng cộng hoà phát hiện tướng Oét-mo-len có triển vọng trở thành một “ứng cử viên tổng thống” của đảng này trong tương lai.
Như vậy bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam đã huy động lực lượng có sẵn trong tay đến mức cao nhất với hy vọng tạo nên một bước ngoặt chiến lược trong tình hình quân sự  trên chiến trường miền Nam Việt Nam nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược về tay quân Mỹ. Nắm được  âm mưu địch đánh vào căn cứ khánh chiến chính của ta ở miền nam, chúng ta đã nhận định.

- Đây là cuộc hành quân lớn nhất, là hướng chủ yếu trong gọng kìm thứ nhất của địch nhằm đánh phá căn cứ, cơ quan đầu não và bộ phận lực lượng chủ lực của chúng ta.

- Đánh bại cuộc hành quân này của địch có ý nghĩa rất lớn trong việc trực tiếp bẻ gãy gọng kìm “tìm diệt” tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại gọng kìm “bình định” của chúng, giành thắng lợi trong cả năm 1967.

Từ nhận định trên đây, về chỉ đạo chiến lược trên toàn quốc, ta hướng nỗ lực các ciến trường miền nam hoạt động tích cực phối hợp với chiến trường chính, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không ở miền bắc, kiên quyết đánh thắng không quân Mỹ, bảo đảm nguồn chi viện kịp thời cho chiến trường miền nam. Trung ương cục và Bộ chỉ huy miền đã triển khai kế hoạch đánh địch trên toàn miền nam để phối hợp với miền đông Nam Bộ đánh bại cuộc hành quân của địch. Đặc biệt với khu căn cứ, là tập trung mọi khả năng tổ chức và động viên lực lượng chuẩn bị chu đáo mọi mặt, sẵn sàng đánh thắng địch. Bộ chỉ huy miền đã vạch kế hoạch tác chiến, giao nhiệm vụ cho:

a) Tự vệ cơ quan và các phân đội bảo vệ củng cố tổ chức, bổ sung đạn dược, kiên quyết đánh trụ tại căn cứ, bám sát kìm chế tiêu hao địch rộng rãi và thực hành đánh tiêu diệt nhỏ để bảo vệ căn cứ và tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực tập trung lực lượng tiêu diệt từng bộ phận quân địch.

b) Lực lượng chủ lực kiên quyết đánh một số trận tiêu diệt từng cụm tiểu đoàn hoặc chiến đoàn địch trong khu vực căn cư, đồng thời tích cực kìm chế, tiêu hao địch rộng rãi và tiêu diệt nhỏ nhằm bảo vệ cơ quan đầu não và tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh tiêu diệt từng bộ phận địch.

c) Lực lượng địa phương bám sát liên tục tiêu hao địch và tiêu diệt nhỏ từng trung đội, đại đội địch phối hợp với bộ đội chủ lực.

d) Lực lượng vũ trang ở các tỉnh Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường, nhân lúc địch tập trung lực lượng đi càn quét để lộ nhiều cơ sở, ta tiêu diệt bọn “bình định” và đánh phá các hậu cứ, thị xã trong vùng địch kiểm soát.

Cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch đã diễn ra liên tục trong thời gian 53 ngày, được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967.
Quân địch đã tiến công  vào căn cứ chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta tại miền nam Việt Nam. Trong căn cứ, ta đã thành lập một hệ thống tổ chức chỉ huy thống nhất, phân chia căn cứ thành từng “ huyện, xã, ấp” và thống nhất đầu mối vào ban chỉ huy “ xã đội”, “ huyện đội”. Mỗi cơ quan 20-30 người thì lập một “ấp”, có 1 tiểu đội tự vệ. Cơ quan 60-70 người thì lập 2-3 “ấp” phân tán 2-3 nơi. Các “ấp” gần nhau liên kết thành “xã”. Mỗi “xã” đều xây dựng 2-3 “ấp chiến đấu” tức là xây dựng 2-3 trận đánh địch trong phạm vi quy định. Nhờ tổ chức như vậy, các đơn vị tự vệ cơ quan có thể chi viện lẫn nhau nâng cao được hiệu suất chiến đấu.

Ngoài tự vệ cơ quan ( tổ chức từ các chiến sĩ, cán bộ, nhân viên cơ quan) ta còn có từ 1 trung đội đến 1 đại đội bộ đội địa phương trong mỗi “huyện”. Các đơn vị bộ đội địa phương, tự vệ cơ quan trong khu căn cứ đều được trang bị kịp thời các vũ khí cần thiết, tận dụng hết các loại từ hậu phương miền bắc mới chuyển vào. các cán bộ, chiến sĩ ta cũng đã phát huy snág kiến sử dụng đạn pháo không  nổ của địch làm mìn tự tạo.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 09:37:10 pm »

Về bộ đội chủ lực, khu căn cứ có một sư đoàn gồm 4 trung đoàn bộ binh. Đây là những đơn vị mạnh ở miền đông Nam Bộ, có nhiều kinh nghiệm đánh Mỹ. Trong quá trình cuộc hành quân Gian - xơn Xi - ty , các đơn vị bộ đội chủ lực của ta đã đánh địch cả ở vòng trong và đặc biệt cả ở vòng ngoài cuộc hành quân, đánh trước mặt, vào hai sườn và cả vào sau lưng địch. Nét sáng tạo độc đáo ở đây là trong khu vực căn cứ rừng rậm hầu như không có dân cư, vẫn hình thnàh về phía ta ba thứ quân chiến đấu phối hợp chặt chẽ.

Phía Mỹ đã chiếm ưu thế về cả số quân tập trung lẫn trang bị vũ khí hiện đại. Thế nhưng, chúng đã phải đánh trong thế trận ta đã bố trí sẵn nên không phát huy được hiệu quả của sức mạnh đông quân và các loại vũ khí dồi dào, hiện đại. Phía ta, quán triệt tư tưởng tiến công, liên tục đánh địch không kể ngày đêm tại bất cứ nơi nào địch đặt chân đến khu vực căn cứ.

Ta đã đánh địch với nhiều hình thức và quy mô: đánh nhỏ, đánh vừa, đánh tương đối lớn. Tron khi tự vệ cơ quan cùng bộ đội địa phương bám sát đánh địch, thì những đơn vị chủ lực đã đánh nhiều trận tập kích và phục kích như trận kích diệt cứ điểm Đồng Pan, trận phục kích Bầu Cỏ - Đồng Pan, các trận kích tập kích Bầu Bàng, Đồng Rùm, Sóc Con Trăng.... gây thiệt hại nặng cho quân Mỹ. Ngày 20 tháng 3 năm 1967 quân Mỹ bị lực lượng tự vệ cơ quan và bộ đội địa phương ta chặn đánh liên tục trên từng bước đi trong vùng căn cứ của tâ và bị thiệt hại nặng  theo kiểu “ góp nhỏ thành lớn”. Bị uy hiếp mạnh, khi nhận thấy lực lượng chủ lực ta xuất hiện ở phía sau và đánh mạnh đúng vào lúc quân của chúng đang mệt mỏi, bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ đã buộc phải kết thúc cuộc hành quân Gian-xơ Xi-ty vào ngày 19 tháng 4 năm 1967.

Thế là, cuộc hành quân lớn nhất, đầy tham vọng của quân đội viễn chinh Mỹ kể từ ngày chúng đặt chân lên miền nam Việt Nam chấm dứt. quân địch đã không đặt được những mục tiêu tự chúng đề ra cho cuộc hành quân mà còn bị thiệt hại nặng, nhất là về bộ binh.

Phát huy chiến thắng to lớn này, ngày 12 tháng 5 năm 1967, quân ta tiến công sân bay Biên Hoà và căn cứ Phước Vĩnh, phá huy trên 100 máy bay và gây nhiều thiệt hại nặng khác cho địch. Đây là loạt pháo bắn mừng chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta tại chiến khu Dương Minh Châu, chứng tỏ rằng quân và dân ta vẫn giữ được thế đứng chân vững chắc ngay sát Sài Gòn - Chợ Lớn và liên tục tiến công địch.

Chính trong thời gian địch triển khai cuộc phản công chiến lược này, quân và dân ta đã nắm vững quyền chủ động chiến trường của mình, chặn đánh và tiến công địch ở những nơi chúng hành quân đến, đồng thời tiến công địch ở các nơi khác.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta đã tiến công Gò Quao ( Rạch Giá) đập tan cuộc hành quân Dếch Hao 5 của Mỹ - nguỵ ở Thạnh Phú ( Bến Tre). Ở Tây Nguyên, ta mở rộng chiến dịch Sa Thầy (18-10 đến 6-12-1966), sau đó liên tiếp đánh địch khắp ba tỉnh, nhưng vẫn tập trung chủ yếu quanh vùng  sông Sa Thấy. Ở khu 5, ta mở chiến dịch tiến công mùa xuân ở bắc Quảng Ngãi từ 28-1 đến 14-3-1967 và nhiều đợt hoạt động khác. Ở Trị Thiên, ta tiêu diệt cứ điểm An Lỗ ( Thừa Thiên) sau đó liên tiếp đánh địch ở An Cựu, Do Linh, la Vang, Từ Hạ. Ngày 20 tháng 3 năm 1967, lần đầu tiên ta dùng pháo lớn từ Vĩnh Linh bắn phá dữ dội căn cứ Mỹ ở Cồn Tiên - Dốc Miếu.

Cùng với việc đánh địch ở vòng ngoài, lực lượng vũ trang cách mạng và đồng bào miền nam còn liên tiếp tiến công các hậu sự, các cơ quan đầu não của địch như đánh phá kho Long Bình, bắn pháo vào cuộc diễu binh của Mỹ -nguỵ ở Sài Gòn, tiến công các căn cứ địch ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, tập kích các sân bay Tân Sơn Nhất, Plây-cu, Đà Nẵng....
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 09:39:26 pm »

Trên hậu phương lớn miền bắc, quân và dan ta đánh trả có hiệu quả cuộc chiến tranh không quân của Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ tốt các mục tiêu, giữ vững giao thông thông suốt. Đường vận tải chiến lược Trường Sơn dù bị máy bay địch đánh phá rất ác liệt, đã phát huy nỗ lực lớn thực hiện “đánh địch mà đi”, “mở đường mà tiến”, giữ vững hành lang vận chuyển, bảo đảm kế hoạch đưa người và hàng ra tiền tuyến. Ngày 5 tháng 6 năm 1967, quân và dân tỉnh Thanh Hoá băn rơi chiến máy bay Mỹ thứ 2.000 trên miền bắc.

Quân Mỹ định dùng cái mạnh về chiến thuật, để từng bước giành lại quyền chủ động chiến trường. Nhưng qua cuộc đọ sức trong hai mùa khô phản công, chiến thuật của quân Mỹ đã tỏ ra không đạt hiệu quả dự tính. Bộ chỉ huy xác nhận: “khó khăn lớn nhất của bộ binh Mỹ trong khi đánh nhau với Việt cộng là việc khám phá ra họ ở đâu, cho tới khi đang thấy mình ở dưới làn hoả lực” ( Báo Bưu điện chủ nhật, tháng 10 năm 1966). Họ đã công khai thú nhận “ thực tế các đơn vị Mỹ ở Việt nam đang trong qúa trình viết lại điều lệnh chiến đấu” ( AP, ngày 2 tháng 2 năm 1967). Về mặt chién thuật, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo. Dựa vào thế chiến lược có lợi, quân ta có thể vận dụng nhiều hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu phong phú của chiến tranh nhân dân Việt Nam theo ý định và sở trường của mình, hợp với những điều kiện chiến trường của mình có cả thiên thời, địa lợi và nhân hoà.

Có điểm mới cần nêu là mật độ hoả lực rất cao của không quân, pháo binh, việc sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp và máy bay lên thắng của quân Mỹ tuy không làm xoay chuyển được cục diện cuộc chiến và không giúp Mỹ đạt mục tiêu các cuộc tổn thất của ta tăng lên, đặc biệt đã có ảnh hưởng đến phương pháp tác chiến của quân ta.

Tình huống chiến dịch, chiến đấu chuyển biến mau lẹ. Do khả năng tăng cường, bổ sung lực lượng và tiếp tế hậu cần của Mỹ bằng máy bay lên thẳng, so sánh lực lượng cụ thể hai bên cũng thay đổi rất nhânh trong quá trình diễn biến chiến dịch, có khi ngay cả trong từng trận đánh. Địch ra sức đánh chặn lực lượng phía sau của ta chuyển lên. Vì thế quân ta có gặp khó khăn trong việc giữ quyền chủ động tác chiến từ đầu đến cuối, cả trong chiến dịch và chiến đấu.
Vấn đề đánh tiêu diệt gọn quân Mỹ và nâng mức đánh tiêu diệt ra sao, giải quyết thương binh tử sĩ của ta thế nào cho tốt, bắt và giải tù binh Mỹ thế nào cho an toàn...v...v.., vẫn là những điều phải mất rất nhiều công sức để khắc phục trước thử thách mới ác liệt hơn. tư tưởng ngại thương vong, ngại giáp chiến với xe tăng, với máy bay lên thẳng vũ trang và B-52 đã xuất hiện trong số đơn vị. Đó là những vấn đề đặt ra cần được giải đáp để tiến lên giành thắng lợi mới trong cuộc đọ sức tiếp theo.

Như vậy trong cuộc phản công chiến lược lần thứ hai mùa khô năm 1966-1967, quân địch đã bị thất bại trong cả hai mục tiêu “tìm diệt” và “bình định”. Tính toán chiến lược của chúng bị đảo lộn. Đây là thất bại cả về chiến lược, chiến thuật, cả hai lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao. Nó đã đẩy chính quyền Oa-sinh-tơn vào thế bị tiến công từ mọi phía: trên chiến trường, ngay trong nước Mỹ và trên thế giới.

Nếu như sau cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, một số người trong giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cảm thấy khó thắng được ta, thì sau cuộc phản công lần thứ hai này của quân viên chinh Mỹ, họ bắt đầu cảm thấy rằng Mỹ sẽ có thể bị thua trận tại Việt Nam.

Ngay vào giữa mùa khô thứ hai, năm 1966-1967 bản thân tướng Oét-mo-len đã phải thi hành một số biện pháp lùi về chiến lược phòng ngự nhằm chuẩn bị đối phó với những trận đánh lớn của ta có thể xẩy ra trong mùa mưa năm 1967, trong đó có việc quyết định rút lữ đoàn Mỹ 196 ra khỏi chiến khu Dương Minh Châu vào tháng 4 năm 1967.

Trong cuộc đọ sức mùa khô 1966 đến năm 1967, sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta tại miền nam Việt Nam đã đánh thắng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ với nỗ lực cao của họ. Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến Việt Nam lại một lần nữa tỏ rõ tính ưu việt so với nghệ thuật chỉ huy quân sự Mỹ.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2008, 08:08:08 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM