Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:30:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 118966 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:13:05 pm »

Quân viễn chinh Mỹ chẳng những không thực hiện được ý định đẩy các lực lượng vũ trang của ta ra xa nhằm giành lại quyền kiểm soát của chúng mà có nơi còn bị thu hẹp quanh các tỉnh lỵ, quận lỵ hoặc dọc theo một số đường giao thông trọng yếu, bị đánh khắp nơi, bị đánh bằng nhiều cách.
   
Những sư đoàn tinh nhuệ của Mỹ được tung vào cuộc chiến nhằm “tìm diệt” chủ lực của ta song sư đoàn nào của chúng cũng bị đánh. Chỉ riêng mấy tháng cuối năm 1965, 12 % số quân viễn chinh Mỹ đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Tuy nhiên, hành động trực tiếp tham chiến của quân Mỹ ở miền nam Việt Nam cũng đem lại cho Nhà trắng và Lầu năm góc vài kết quả nhất thời. Điều đó có thể thấy được một sách bao quát là: nó đã chống đỡ cho quân nguỵ khỏi bị tan vỡ, nhờ đó mà nguỵ quyền khỏi sụp đổ. Những cuộc hành quân đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ khắc phục dần những khó khăn và tiếp tế hậu cần và thiết bị. Tăng cường được lực lượng cơ động và tạo ra được một thế chiến lược vừa có thể phòng ngự, lại vừa có thể chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn. Và, những kết quả ấy đương nhiên đã có tác dụng kích thích những bộ óc vốn dĩ thường chủ quan của giới cầm quyền quân sự Mỹ.
____________
1. Sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ bị kìm chân ở vùng đồng bằng trung Trung Bộ.
    Sư đoàn 1 bộ binh “anh cả đỏ” phải thường xuyên đối phó với quân ta ở miền đông Nam Bộ. Sư đoàn 1 “kỵ binh bay” một đơn vị không vận mới được xây dựng để thí nghiệm trên chiến trương miền nam vừa tới nơi đã phải vội vàng lên tây Nguyên.

   
Quân Mỹ ra quân ào ạt tuy không tạo được biến chuyển lớn đối với cục diện chiến trường, song có điểm mới nổi bật là tính chất ác liệt, khẩn trương của cuộc chiến tăng lên rõ rệt so với thời kỳ tác chiến với quân nguỵ. ta gặp khó khăn trong việc giữ quyền chủ động từ đầu đến cuối chiến dịch hoặc ngay trong một trận chiến đấu. Tỷ lệ thương vong của ta cao hơn, không phải trong lúc giáp chiến và do hoả khí  bộ binh, mà chủ yếu do hoả lực không quân và pháo binh địch gây ra trong quá trình lui quân, tập kết. Nhiều trường hợp quân Mỹ dùng máy bay lên thẳng đổ quân đánh chặn ta trên các mũi rút quân, ở các tuyến hậu cần chiến dịch, chiến thuật, thậm chí đánh phá việc vận chuyển thương binh của ta.

Sau đợt hành dinh thu – đông năm 1965, tướng Oét-mo-len và bộ tham mưu của ông ta phải công nhận rằng lực lượng vũ trang giải phóng miền nam đã phát triển nhanh, vẫn chủ động tiến công ngay cả khi quân chiến đấu Mỹ vào tham chiến. Nhưng họ lại đánh giá là quân ta đã thất bại về chiến thuật sau những thiệt hại nặng nề, chủ yếu do quân Mỹ gây ra trong các trận Vạn Tường, Plây-me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng. Họ biết ta đã mở đường hành lang mới qua vĩ tuyến 17 để chuẩn bị đánh lớn trong mùa khô, nhưng vẫn không tin rằng ta có thể vượt qua được những khó khăn về mặt hậu cần. Cho nên, họ dự kiến là trong năm 1966, quân ta chỉ có khả năng tiến công ở một vài khu vực để cầm chân lực lượng tổng dự bị của họ và tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích. Thậm chí họ còn cho rằng chủ lực ta cũng có thể rút hẳn sang Lào và Cam-phu-chia để tránh bị tiêu diệt và để củng cố, chờ thời cơ hoạt động trở lại.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:14:18 pm »

Căn cứ vào những nhận định chủ quan như vậy, bộ chỉ huy quân Mỹ đã ráo riết chuyển mọi hoạt động sang giai đoạn 2 của kế hoạch Oét-mo-len, dồn sức mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất để lật lại thế cờ.
Theo tướng Oét-mo-len, năm 1966 sẽ là năm quân Mỹ và quân nguỵ phát triển lực lượng và bắt đầu tiến công lớn, cũng là năm thử thách quan trọng ở miền nam Việt Nam, sau khi quân nguỵ đã từng bước phục hồi. Vì vậy mục tiêu của cuộc phản công chiến lược màu khô cũng có tính chất toàn diện, cụ thể hoá thành 5 điểm:

1. Tiêu diệt một bộ phận chủ lực của ta, giành quỳen chủ động chiến trường, buộc ta phải phân tán đánh du kích.

2. Bình định có trọng điểm (quanh các căn cứ Mỹ), bước đầu giành lại mốt số vùng tập trung sức người, sức của quan trọng, đồn thời đánh phá cơ sở hậu cần dự trữ của ta.

3. Ổn định tình hình chính trị, củng cố nguỵ quyền.

4. Nối tiền hệ thống giao thông giữ ác căn cứ.

5. Tiếp tục đánh phá miền bắc, cô lập miền nam.

Đề ra những mục tiêu đó, giới chiến lược Mỹ và Lầu năm góc muốn đạt tới một tham vọng: quyết giành lại
thế mạnh về quân sự để hỗ trợ cho kế hoạch bình định, hòng lấy đó làm áp lực buộc ta phải đến bàn thương lượng với thế yếu.

Sau một thời gian ráo riết chuẩn bị, bị chỉ huy mỹ mở đầu cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất vào ngày 25 tháng 12 năm 1965, và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 1966. Với lực lượng tham chiến gồm 4 sư đoàn, 7 lữ đoàn Mỹ và quân chư hầu, kết hợp với quân chủ lực nguỵ trên từng chiến trường. Bộ chỉ huy Mỹ đã mở 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, có nhưngc cuộc sử dụng từ 3 đến 21 tiểu đoàn, được sự yểm trợ rát cao của pháo binh, không quân chiến thuật và không chiến lược B.52, ở vùng ven biển, có hải quân Mỹ chi viện. Thực hiện phản công trên hai hướng chiến lược chính là miền đông Nam Bộ và trung Trung Bộ.
Trên hướng phản công miền đông Nam Bộ, chúng sử dụng hơn hai sư đoàn bịi binh Mỹ (sư đoàn 1, sư đoàn 25 và lữ đoàn dù số 173) cùng bộ phận quân chủ lực nguỵ ở hướng  này. Bắt đầu phản công, chúng mở nhiều cuộc hành quân giải toả trên các địa bàn ven Sài Gòn - Chợ Lớn và khu vực từ Hậu Nghĩa đến Long An. Tiếp đó, trong tâm hoạt động của chúng dồn vào những cuộc hành quân quy mô lớn, lấy ư đoàn 1 bộ binh “anh cả đỏ” làm nòng cốt kết hợp với không quân chiến lược B.52, liên tục đánh phá các khu căn cứ của ta như Hố Bò, chiến khu Đ (Biên Hoà), chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), Bời lời ..... nhằm tìm diệt cơ quan đầu não Sài Gòn - Chợ Lớn và các đơn vị chủ lực ta ở đó. Trên hướng này, có hai cuộc hành quân then chôat: một đánh vào trọng điểm Củ Chi (18 tiểu đoàn) và một đánh vào Bến cát (13 tiểu đoàn).
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:16:15 pm »

Trên hướng khu 5, là hướng địch tập trung trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất, lực lượng sử dụng khoảng 40 tiểu đoàn (trong đó có những đơn vị thuộc sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ, sư đoàn 1 kỵ binh không vận và lữ đoàn 101 dù Mỹ), chiếm khoảng 36% lực lượng Mỹ, nguỵ, chư hầu ở khu 5 cùng 30% lực lượng tổng dự bị quân nguỵ. Chúng liên tục mở nhiều cuộc hành quân quy mô lớn đánh vào ba địa bàn nam Quảng Ngãi, nam Phú Yên và bắc Bình Định. Mỗi cuộc hành quân đều có mục tiêu cụ thể: chiếm lại một số quận lỵ (Minh Long, Tam Quan, An Lão.... thiết lập chỗ đóng quân ở bắc Bình Định), lập lại một số trục đường giao thông, đồng thời tìm diệt các đơn vị bộ đội chủ lực và địa phương của ta đang hoạt động trên các địa bàn này.

Phối hợp với 2 hướng chiến lược nói trên, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, quân nguỵ cũng tập trung lực lượng mở những cuộc hành quân cỡ 1-2 trung đoàn trên các địa bàn Vĩnh Bình, Bạc Liêu, Phong Dinh, Chương Thiện, Kiên Giang, Kiến Hoà, Định Tường,... nhằm  lấy chiếm các vùng tranh chấp, khu lõm, các căn cứ, hành lang.... thực hiện kế hoạch bình định. Ở khu 5, chúng cũng mở những cuộc hành quân đánh vào căn cứ của ta, yểm trợ cho kế hoạch bình định, dồn dân ở Võ Xá, Võ Đắc, Bình Thuận, Hoài Đức....

Cùng lúc đó, để hỗ trợ cho cuộc phản công chiến lược ở miền nam. Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh không quân ở miền bắc Việt Nam lên một bước leo thang mới. từ tháng 2 năm 1966, không quân Mỹ đánh phá ác liệt hệ thống giao thông từ Thanh Hoá trở vào và khu Tây Bắc. từ tháng 3 năm 1966, chúng đánh rộng ra các tỉnh miền bắc và tới 29 tháng 6 năm 1966 thì tổng thống Mỹ Giôn-xơn quyết định ném bom hệ thống kho xăng dầu của ta, bắt đầu bằng các kho dầu Hà Nội, Hải Phòng. Nghĩa là thực hành bước leo thang quan trọng của cuộc chiến tranh bằng không quân phá hoại miền bắc.

Những hoạt động đó của địch chứng tỏ kế hoạch phản công của Mỹ đã được thực hiện một các kiến quyết, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các mục tiêu cũng như có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chiến tranh trên bộ ở miền nam và chiến tranh không quân phá hoại miền bắc.

Trong các cuộc hành quân, chúng đều sử dụng bom, pháo với mật độ tập trung, dọn đường cho lực lượng bộ binh chia làm nhiều cánh, vừa tiến công phía trước, vừa bao vây phía sau. Nếu gặp lực lượng mạnh của ta, chúng thường cho quân đổ bộ bằng máy bay lên thẳng, rồi chia cắt khu vực ra nhiều mảnh, càn đi quét lại, quân Mỹ càn xong đến đâu lại giao cho quân nguỵ chiếm đóng đến đó. Tuy nhiên, di tinh thần bộ binh địch kém nên gặp lực lượng nào của ta, dủ nhỏ, chúng cũng dừng lại gọi không quân, pháo binh đánh phá rồi mới tiếp tục đến. Vì vậy, hoả lực dọn đường của địch đã giúp ta phná đoán hướng tiến công chính của chúng, khiến hcúng bất ngờ. Chẳng những thế còn bị ta phản công vào những nơi, những lúc chúng sơ hở.

Về phái ta và dân Nam Bộ và khu 5 đã có kế họch chủ động bước vào đợt tiến công đông – xuân 1965-1966. Những nội dung chủ yếu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12 năm 1965) về quyết tâm chiến lược và phương châm tác chiến kết hợp tích cực phản công với chủ động và kiến quyết tiến công đã có đã có tác dụng lớn, kịp thời giúp cho quân và dân miền nam triển khai mọi hoạt động chiến đấu, quyết thắng và từng bước biết cách đánh thắng quân viễn chinh Mỹ, đánh bại cuộc phản công chiến lược của chúng.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:21:28 pm »

Sau những chiến thắng cuối năm 1965, các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền nam đều gấp rút chấn chỉnh tổ chức và chuẩn bị sẵn sàng. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương được bố trí trên các trọng điểm, đều có kế hoạch đánh địch tại chỗ, hoặc sẵn sàng cơ động tác chiến. Dân quân du kích và nhân dân trong vùng giải phóng tích cực xây dựng và củng cố làng xa chiến đấu, bố trí các bãi chông mìn, trận đại bắn máy bay, trận địa phục kích, lập ra những tổ chuyên đánh xe thiết giáp và trận địa pháo địch... Các “vành đai diệt Mỹ”, thực hành ba mũi giáp công một cách sáng tạo. Du kích vừa bám đánh Mỹ, vừa làm công tác vận động, đấu tranh chính trị, ngăn cản quân Mỹ băn pháo, ủi phá ruộng đát, mùa mang. Các đội đặc công, biệt động vùng ven  và nội thành thường xuyên bám sát mục tiêu được phân công để sẵn sàng phối hợp tác chiến với bân ngoài. Trên các hướng dự kiến quân địch có thể tiến công, mỗi bộ phận lực lượng tuy có chức năng và vị trí khác nhau, song đều có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, tạo nên một thế trận liên hoàn, nhiều tầng, nhiều lớp, khiến quân địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh và bị thiệt hại.

Trên chiến trường miền đông Nam Bộ, các lực lượng tại chỗ đã đánh địch ngay từ lúc chúng tới ra quân. Dựa vào hệ thống địa đạo vững chắc, quân và dân Củ Chi (tây - bắc Sài Gòn) đã đứng vững trong bom đạn ác liệt, phối hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiêu diệt hàng nghìn lính Mỹ, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, bắn rơi hàng chục máy bay.... Những kinh nghiệm đánh mỹ của chiến tranh du kích Củ Chi được kịp thời so kết trong đại hội thi đua ngay tại chiến hào ( ngày 7 tháng 2 năm 1966), đã nhanh chóng được các lực lượng vũ trang và nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực vận dụng.

Giữa lúc các lực lượng tại chỗ tích cực hoạt động làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi thì đêm 23 tháng 2 năm 1966, bộ dodọi chủ lực miền xuất trận đúng lúc, tập kích một chiến đoàn thuộc sư đoàn 1 bộ binh Mỹ tại Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một)1 . Tiếp đó, ngày 5 tháng 3 năm 1966, cũng đơn vị trên đã tập kích diệt gần hết một tiểu đoàn Mỹ tại đông - bắc Bến Cát, rồi ngày 12 tháng 3 năm 1966 đánh thiệt hại nặng thêm 1 tiểu đoàn khác trên đường 16 (Thủ Dầu Một). Đến tháng 5 năm 1966, bộ đội chủ lực miền tập kích, loại khỏi vòng chiến một chiến đoàn Mỹ tại Bầu Sáng (chiến khu Dương Minh Châu – Tây Ninh).

Đón đánh trả mãnh liệt của các lực lượng vũ trang và nhân dân  miền đông Nam Bộ đánh bại các cuộc hành quân của chiến đấu Mỹ, trong đó có cuộc hành quân lớn như “Rollingstone”, “ Silver city”, “ Birmingham”, làm phá sản âm mưu đẩy lùi và chọc thủng vành đai bao vây tiến công của ta quanh vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.

Trên chiến trường khu 5, bộ đội chủ lực quân khu  kết hợp với lực lượng địa phương và đồng bào tại chỗ vùng bắc Bình Định đã bẻ gãy cuộc tiến công lớn nhất của địch, gồm ba cuộc hành quân liên tiếp (“ cái chày”, “ cánh trắng 1”, “cánh trắng 2”). Bức tranh hào hùng về toàn dân quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Mỹ thể hiện đạm nét trong cuộc đấnh trả kiến quyết này. Bộ đội và du kích bám đánh quân Mỹ, giữ vững xóm làng, bảo vệ nhân dân, các tầng lớp nhân dân phối hợp cùng lực lượng vũ trang làm mọi công tác phục vụ chiến đấu, từ đào công sự, tiếp tế hậu cần, đến vận chuyển và cất dấu chum vại lớn để chuyển thương binh xen qua cả khu vực bố trí của quân Mỹ.
____________
1. Diệt hơn 1.300 tên, 2 tiểu đoàn bộ binh và 1 cho đoàn thiết giáp bị đánh thiệt hại nặng.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:24:18 pm »

Ta đánh nhiều trận, có trận chủ lực ta tiến công bao vây quân địch vừa từ máy bay lên thẳng đổ xuống, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ ( Chợ Cát, Tam Quan ngày 28 tháng 3). Có những trận chặn đánh các cách quân vây. Có những trận đánh mạnh vào phía sau đội hình địch, phá 60 máy bay lên thẳng ở căn cứ Hoà Hội, tập kích trận địa pháo ở Đèo Nhông, tập kích sở chỉ huy ở Bồng Sơn, có những trận phản kích liên tiếp vào đội hình địch.

Ở Quảng Ngãi, bộ đội địa phương à dân quân dựa vào các làng xã chiến đấu đã tiến công địch rộng khắp, diệt hơn 1.000 lính Mỹ và lính nguỵ, buộc chúng phải chuyển cuộc hành quân “Diều hâu đôi” đang càn quét vùng Đức Phổ, Ba Tơ, ra phía Tam Kỳ (Quảng Nam). Đến đây, chúng vẫn không phát hiện được bộ đội chủ lực ta mà còn bị lực lượng tại chỗ của ta diệt thêm một số. Cuộc hành quân bị tổn thất nặng phải bỏ dở.
Ở Phú Yên, các lực lượng tại chỗ gồm bộ đội địa phương và dân quân đã liên tiếp đánh địch khi chúng mở cuộc hành quân “Van Bua-hem”( từ ngày 19 tháng 1). Ta đánh nhiều trận, nổi nhất là trận Mỹ Cảnh (6-1), diệt hơn 300 quân Mỹ thuộc sư đoàn dù 101. Sau khi bị loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 Mỹ và quân Nam Triều Tiên, địch phải bỏ cuộc hành quân.

Giữa lúc quân địch bị căng kéo, ghìm cặt và dàn mỏng trên ba địa bàn trọng điểm bởi thế trận của lực lượng vũ trang tại chỗ thì bộ đội chủ lực khu 5 và bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi mở chiến dịch tiến công ở tây Sơn Tịnh. Quân ta liên tiếp đánh địch trên đoạn đường số 1 từ Chu Lai đến thị xã Quảng Ngãi, đánh quân đến giải toả, làm thiệt hại nặng hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Sau đó đánh điểm, diệt viện ở Hội Đức, Phú Sơn, Phú Thành (24-3), Phước Lộc (22-3), Lâm Lộc (28-3).

Nhìn rộng ra toàn miền Nam, trên các hướng chiến lược không năm trong trọng điểm phản công của địch, các lực lượng vũ trang và nhana dân địa phương cũng phối hợp với hướng chiến lược chính, tích cực tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, phân tán căng kéo và ghìm chân chúng tại căn cứ, đánh bại kế hoạch càn quét “bình định” của chúng.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và khu 5, quân và dân ta đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân nguỵ, phá thế kìm kẹp của chúng và mở rộng vùng giải phóng của ta. Tính đến hết tháng 6 năm 1966, quân và dân Nam Bộ đã phá 2.668 “ấp chiến lược”. Địch chỉ còn khống chế chặt chẽ được chừng 300 ấp. Ngay cả vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn, dù địch đánh phá ác liệt, các lực lượng vũ trang ta vẫn đứng vững, liên tiếp đánh thọc vào nội thnàh, phối hợp với lực lượng biệt động tại chỗ diệt được nhiều sinh lực, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Từ 30 tháng 1 năm 1966, ta tập kích sân bay Phú Lợi, căn cứ sư đoàn 1 Mỹ. Ngày 1 tháng 4 năm 1966, ta tiến công khách sạn Vích-tô-ri-a, tập kích sân bay Tân Sơn Nhất.
Phối hợp với quân và dân đồng bằng, các lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã dùng bộ đội tinh nhuệ tập kích căn cứ của sư đoàn 1 “ Kỵ binh bay” Mỹ. Tập kích sân bay Plây-cu lần thứ hai, phá huỷ 40 máy bay (23-4).  Bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng atị chỗ mở hai đợt hoạt động: đợt mùa xuân từ ngày 15 tháng 2 đến 26 tháng 3 trên hướng tây - bắc Buôn Ma Thuột và đợt mùa hè từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 ở Plây-cu, Plây Gi-răng.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:28:43 pm »

Ở chiến trường Trị Thiên, các lực lượng vũ trang ta, sau khi đập tan cuộc hành quân “ Lam Sơn 324” của quân nguỵ, ta đã diệt căn cứ biệt kích A Sầu (tháng 3 năm 1966), giải phóng miền tây Trị Thiên. Chiến thắng này tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng vũ trang ta từ rừng núi tiến xuống mở thế làm chủ đồng bằng, đồng thời cũng qua đó mà mở rộng hành lang vận chuyển của ta từ bắc vào nam.
Đi đôi với đòn tiến công địch về quân sự, đồng bào các vùng nông thôn và thành thị đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị, với khí thế và sức mạnh mới.

Từ ngày quân Mỹ và miền nam, đời sống của các tầng lớp nhân dân ta đã đảo lộn về nhiều mặt. Quân viễn chinh Mỹ hành binh tàn sát nhân dân ta, làm cho mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ cùng bọn tay sai với dân tộc ta vốn đã gay gắt, lại gay gắt thêm. Mâu thuẫn giữa bọn tay sai tranh ăn  với nhau cũng nổi lên ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, những thắng lợi quân sự liên tiếp của ta, những thất bại ngay từ  những trận đầu ra quân của quân viễn chinh Mỹ, lại càng cổ vũ khích lệ lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của đông đảo nhân dân ta, kể cả những người trước đây còn dừng chừng, do dự.

Qua đọ sức với quân Mỹ, ta càng hiểu rỗ chúng hơn. Những băn khăn lo lắng về khả năng đấu tranh chính trị với Mỹ dần dần đã được giải quyết. Đồng bào địa phương kéo đến trước căn cứ Mỹ đòi chúng không được bắn pháo bừa bãi, phá nát ruộng vườn, tàn sát trâu bò, có nơi buộc chúng phải bồi thường. Ngoài trở ngại chính là sự bất đồng về ngôn ngữ, ta vẫn giữ được thế và vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh chính trị với quân Mỹ ở cả nông thôn và thành thị.

Từ tháng 8 năm 1965, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đã diễn ra rộng khắp, có những cuộc đông tới 2-3 vạn người từ nông thôn kéo vào các thị xã, thị trấn và căn cứ địa quân sự Mỹ. Từ tháng 12 năm 1965 đến đầu năm 1966 lại nổi lên phong trào đấu tranh chống Mỹ rải hoá chất độc, có cuộc lên tới 15 vạn người, lôi cuốn cả binh lính nguỵ vầ gia đình họ tham gia. Đặc biệt, nhiều cuộc đấu tranh trực diện chống quân đội Mỹ đi càn quét đã giành được thanứg lợi rõ rệt. Nhiều phụ nữ tay không đã dũng cảm chặn xe thiết giáp M.113 của Mỹ, không cho chúng dầy xéo mùa màng, thôn xóm.

Cùng với phong trào đấu tranh của đồng bào nông thôn, đồng bào đô thị cũng  từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ phát triển thành chống “lệ thuộc ngoại lang”, thực chất là chống sự nô dịch của đế quốc Mỹ.
Đặc biệt, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1966 đã nổi lên cuộc đấu tranh của nhân dân hai thành phố Đà Nẵng và Huế. Lúc đầu, đây chỉ là một cuộc khủng hoảng chính trị do bọn cầm đầu nguỵ quân và một số người lãnh đạo trong  giới phật giáo vùng chiến thuật 1 khuấy lên để chống bọn Thiệu - Kỳ, với mục đích tranh ảnh hưởng và giành địa vị. Lợi dụng sự xung đột trong nội bộ địch, Đảng bộ địa phương Trị Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng đã tập hợp các lực lượng tích cực, phát động quần chúng yêu nước và hướng phong trào vào mục tiêu chống Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi tự do dân chủ.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:32:21 pm »

Cuộc đấu tranh bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 năm 1966 ở Đà nẵng, nổ ra bằng cuộc biểu tình sau đó lan nhân ra Huế, tác động vào các đơn vị chủ lực thuộc quân đoàn 1, thành cái gọi là “ phong trào ly khai”, “ quân ly khai” chống Thiệu - Kỳ. Quần chúng và binh lính chiếm các đài phát thanh Huế, Đà Nẵng, Hội An, đốt tòa lãnh sự Mỹ ở Huế, phá nhà tỉnh trưởng Thừa Thiên. Đên tháng 5 năm 1966, cuộc đấu tranh trở thành một cao trào lan rộng ra trên 21 thnàh phố, thị xã, kể cả Sài Gòn. Theo lệnh Mỹ, Thiệu - Kỳ phải đưa lực lượng tổng dự bị bị ra vùng chiến thuật I đề đán áp, gây ra những cuộc chạm súng trong hàng ngũ quân nguỵ.

Quần chúng lao động nhân đó lấy được vũ khí, chiến đấu tự vệ và trừng trị bọn tề điệp, ác ôn. Những tên cơ hội trong giới phật giáo thấy phong trào đã bị cách mạng tận dụng và tìm cách chi phối, vội vàng đưa ra giải pháp thoả hiệp với bọn Thiệu - Kỳ. Do cơ sở cách mạng trong nội thành còn yếu và ta cũng chưa tập trung được lực lượng lãnh đạo đầy đủ nên phong trào không duy trì được lâu và bị dập tắt. Tuy nhiên, duy thắng lợi còn những hạn chế, cuộc đấu tranh cũng khiến cho bộ máy chính quền tay sai ở Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng bị tê liệt một thời gian và khả năng hoạt động của quân nguỵ chủ yếu ở vùng chiến thuật I đã bị suy giảm từ 50% đến 70% ( như dư luận chính giới Mỹ đã đánh giá) góp phần hạn chế việc thực hiện kế hoạch phản công của đế quốc Mỹ và bọn tay sai.

Khi mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhât, bộ chỉ huy quân Mỹ dự tín sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 1966, nhưng đến tháng 4 năm 1966 đã phải chấm dứt. Đó là vì những cuộc hành quân của Mỹ trên các hướng chính khu 5 và đông Nam Bộ đều không thực hiện được mục tiêu đặt ra và các đơn vị quân viễn chinh Mỹ và quân nguỵ luôn luôn bị xáo động. Còn ở miền bắc Việt Nam, cuộc chiến tranh không quân của đế quốc Mỹ cũng bị đánh trả quyết liệt. Quân và dân ta đã ngày càng có kinh nghiệm, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ hơn trước, tổ chức phòng chống tốt hơn và đặc biệt là vẫn bảo đảm nguồn chi viện vào nam ngày càng tăng một cách vững chắc.

Rõ ràng, từ khi thực hiện kế hoạch chiến lược của Oét-mo-len, đối với Mỹ tình hình chẳng những không tốt lên, mà còn có nhiều hướng xấu đi. Trên chiến trường miền nam, biện pháp chiến lược “tìm để diệt” của Oet-mo-len tổ ra ít hiệu quả. Mục tiêu của cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất là chuyển bại thành thắng không đạt. Muốn tiếp tục phản công theo kế hoạch thì lực lượng đã bị tiêu hao, phân tán, không còn ưu thế so với đối phương. Bộ chỉ huy Mỹ chẳng còn cách nào hơn là đành thu quân, quay về giữ thế trong mùa mưa, chờ tăng thêm quân mới để tổ chức cuộc phản công lần thứ hai.

Thế là kế hoạch phản công quy mô đầu tien của bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã bị thất bại. Theo Ca-bôt- Lốt, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn báo cáo về nước ngày 5 tháng 5 năm 1966, cuộc phản công của Mỹ hầu như chẳng đạt được một mục tiêu nào gọi là quan trọng 1 .
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:34:03 pm »

Trước hết quân mỹ định tiêu diệt chủ lực ta và buộc ta phải phân tán đánh du kích. Nhưng, sau bốn tháng mở cuộc phản công, quân Mỹ, chư hầu và nguỵ đã bị thiệt hại lớn cả về quân và phương tiện chiến tranh 2 .Các sư đoàn tinh nhuệ của Mỹ lại là những đơn vị bị đánh đau. Bất ngờ hơn cả là quân Mỹ đã bị diệt và bị thiệt hai nặng từng tiểu đoàn, ngược lại, trong cả mùa khô, hành sư đoàn , lữ đoàn Mỹ chẳng diệt nổi gọn một đại đội nào của ta. Các lực lượng vũ trang giải phóng vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh. Tính từ cuối năm 1964 tới cuối năm 1966, bộ đội chủ lực  và bộ đội địa phương ở miền nam đã tăng gấp rưỡi và lực lượng dân quân du kíhc tăng gấp đôi. Quân giải phóng miền nam chẳng những không phải phân tán đánh du kích, mà còn đưa tác chiến tập trung lên quy mô trung đoàn, sư đoàn.

Quân Mỹ định cố gắng giành quyền chủ động trên chiến trường và rồn ta về thế thủ, nhưng chúng lại bị tiến công ở nhiều nơi và ngày càng lúng túng, bị động, ngày càng suy giảm sức chiến đấu.
____________
1. Theo Ca-bốt lốt, cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ đã không làm hao tổn được Việt cộng, không tiêu diệt được đơn vị chính quy nào của cộng sản, không ngăn chặn được du kích phát triển, hậu phương của Mỹ và chính quyền nguỵ lại không ổn định, Mỹ và nguỵ vẫn bị động, quân đội nguỵ giảm chất nhanh, lực lượng Mỹ tăng cường không khắc phục được tình hình ngày càng xấu đi.
2. Gần 42,5 nghìn quân Mỹ và 35 nghìn quân chư hầu bị loại khỏi chiến đấu, trong đó có 14 tiểu đoàn, 22 đại đội bộ binh và 3 tiểu đoàn xe bọc thép bị diệt hoặc bị thiệt hại nặng. Hơn 70 nghìn quân nguỵ bị loại khỏi chiến đấu hoặc ta rã, trong đó có 10 tiểu đoàn, 126 đại đội bị diệt, 2 trung đoàn bị loại ra khỏi chiến đấu. 1.730 máy bay bị phá huỷ hoặc bị bắn rơi ( riêng chiến trường miền nam), 1.310 xe quân sự ( có 600 M. 113, M. 48), 80 khẩu pháo, 27 tàu xuồng bị cháy phá huỷ.


Về mặt “bình định”, Mỹ-nguỵ đã dùng thủ đoạn càn quét, bắn phá cực kỳ tàn bạo, vì thế đã thu được một số kết quả nhất định trong việc lấn đất, dồn dân, phá hoại mùa màng.... Song, hành động dã man của chúng càng thúc đẩy nhân dân và lực lượng vũ trang miền nam đẩy mạnh tiến công quân sự và mở rộng đấu tranh chính trị, làm cho Mỹ càng khó khăn them và chính quyền nguỵ dấn sâu hơn vào cuộ khủng hoảng chính trị triền miên (nhất là ở đô thị) , khiến chúng không sao thực hiện nổi mục tiêu “ổn định hậu phương”.

Tóm lại, cả hai mục tiêu chủ yếu mà bộ chỉ huy Mỹ đề ra trong kế hoach phẩn công đều không đạt, trong đó mục tiêu “đánh gãy xương sống Việt cộng” được coi là quyết định nhất lại không thực hiện được. Qua hiệp đầu đọ sức giữa đôi bên, đế quốc Mỹ đã thua, quân và dân ta đã thắng.

Đối với chúng ta, đây là thắng lợi toàn diện cả về quân sự và chính trị, mà trước hết và chủ yếu là thắng lợi về quân sự. Quân và dân miền nam đã giáng cho quân đội viễn chinh Mỹ một đòn choáng váng. Đối với ta, đánh thắng đế quốc Mỹ về quân sự không còn là khả năng nữa mà đã trở thành hiện thực sống động trên chiến trường.

Song có một điều cần xác nhận là đương đầu và đánh thắng một kẻ địch có quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động cao, hậu cần tiếp tế dồi dào, đối với ta không phải là một việc suôn se, một chiều trôi chảy. Tính chất cuộc chiến đấu bội phần ác liệt, tình huống chiến tranh biến động khác thường. Quân Mỹ lại luôn thay đổi thủ đoạn tác chiến, trong lúc đó các lực lượng quân sự ta có những mặt chưa kịp yêu cầu phát triển của chiến tranh. Nhân dân và lực lượng vũ trang ta trên cả hai miền nam bắc phải trải qua những tháng ngày chịu đựng căng thẳng, chịu nhiều hy sinh tổn thất, vượt biết bao khó khăn, thử thách. Chúng ta phải dốc lực lớn cả công sức và trí tuệ của lãnh đạo và quần chúng, xương máu của đồng bào và chiến sĩ để đứng vững và vươn lên mạnh mẽ giành chiến thắng oanh liệt này.
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:38:56 pm »

Qua mùa khô năm 1965-1966, chúng ta cnàng nhận rõ chỗ mạnh của ta để ra sức phát huy và những khó khăn, nhược điểm để từng bước khắc phục. Đồng thời, chúng ta cũng có đầy đủ căn cứ thực tế để khảo nghiệm nhừng điều đánh giá trước đây về đội quân viễn chính mỹ.

Diễn biến cực kỳ ác liệt của cộc chiến đã giúp ta hình dung một cách cụ thể những chỗ mạnh của Mỹ, có tính chất thuần tuý vật chất - kỹ thuật đó đã bị hạn chế nhiều và không phát huy được hết hiệu lực trước quyết tâm chiến lược, thế trận vững chắc và nghệ thuật tác chiến của quân và dân ta. Ngược lại, sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân Việt nam đã buộc đội quân viễn chinh Mỹ bộc lộ những chỗ yếu cơ bản của chúng mà ta có khoét sâu.

Một là, quân Mỹ vào miền nam càng nhiều thì mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ và tay sai càng tăng, cuộc khủng hoảng chính trị vào đầu năm 1966 cộng với những thất bại trên chiến trường đã tác động mạnh đến binh lính Mỹ và quân chư hầu, khiến tinh thần chúng vốn đã kém lại càng giảm sút thêm. Thử thách mùa khô 1965-1966 càng chứng tỏ sự suy yếu về chính trị - tinh thần quả là chỗ yếu chí mạnh, chi phối mọi hoạt động chiến đấu của quân viễn chinh Mỹ. Quân Mỹ bớt hung hăng. Lính chư hầu Nam Triều Tiên khét tiếng hung ác , bị đánh đau cũng phải cùn tay.

Hai là, Mỹ càng mở rộng chiến tranh thì càng lúng túng, bề tắc về chiến lược quân sự. Quân Mỹ vào miền nam trong thế chiến lược bị động buộc chúng phải vừa phóng ngự, vừa tiến công để cứu vãn tình hình. Cũng vì bị động nên chúng thường để lộ những sơ hở và nhược điểm ngay từ đầu. Rốt cuộc, chúng phản công cũng khó đạt mực tiêu đề ra, dẫn đến tình trậng thường xuyên bị động trên chiến trường cho đến khi thất bại.

Ba là, Mỹ càng mở rộng chiến tranh thì càng khủng hoảng về lực lượng, bế tắc về cách đánh. Giới cầm đầu quân sự Mỹ muốn phát huy các yếu tố sức mạnh của chúng để buộc ta phải đánh theo cách đánh của chiến tranh quy ước mà chúng vận dụng vào điều kiện chiến trường miền nam. Thế nhưng, chúng đã sa vào thế trận xen kẽ, cài răng lược phát triển đến trình độ cao của chiến tranh nhân dân ta. Bộ chỉ huy quân Mỹ đã bỏ ra biết bao công sức “tìm diệt” và “bình định” song vẫn không tạo ra được một sự phân tuyến, phân vùng đáng kể nào để dễ dàng “đè bẹp” quân ta bằng ưu thế tuyệt đối về hoả lực trong những khu vực đã chuẩn bị sẵn. Trái lại, từ khi bắt đầu triển khai chiến đấu chô đến hết mùa khô 1965-1966, các lực lượng cơ động Mỹ không lúc nào là không bị căng kéo, phân tán trong thế trận bao vây, chia cắt và tiến công liên tục của ta. Quân đội Mỹ vốn được tổ chức và huấn luyện theo một cách, nhưng lại phải đánh theo cách khác, nên cách đánh của hộ bị trái khoáy. Vì vậy, dù Mỹ có đqa thêm quân nữa cũng vẫn không đủ ứng phố, có muốn tập trung lực lượng để tự do hành động cũng chẳng dễ dàng.

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2008, 09:48:02 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
thanhlong
Thành viên
*
Bài viết: 199



« Trả lời #39 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 09:43:28 pm »

Từ cuộc chiến mùa khô 1965-1966, ta có thể khẳng định là: ta tuy có chỗ yếu về vật chất - kỹ thuật, còn khó khăn về tiếp tế hậu cần, nhưng lại có nhiều chỗ mạnh rất cơ bản về chính trị - tinh thần, về nguồn bổ sung lực lượng, về thế trận, về cách đánh hiệu suất cao. Mỹ tuy mạnh về vật chất - kỹ thuật, nhưng lại có nhiều chỗ yếu cơ bản không sao khắc phục được. Ta biết hình thành thế mạnh của ta để đánh vào những chỗ yếu của đối phương, nên ta đã giành được thắng lợi lớn.

Ý nghĩa và nội dung chủ yếu của keo đầu đọ sức quyết liệt năm 1965-1966 là : quân và dân ta đã đánh thắng hiệp đầu cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, cả cuộc chiến tranh trên bộ ở miền nam và bướ leo tháng mới của chiến tranh  không quân đánh phá miền bắc. Chúng ta hiểu quân Mỹ một bước, không chỉ dám đánh và quyết thắng mà còn bắt đầu biết cách đánh thắng chúng trên chiến trường ta.

Điều có thể rút ra được là nhân dân và các lực lượng vũ trang không chỉ có quyết tâm cao mà còn có sức sáng tạo phi thường. Ba tứ quân của lực lượng vũ trang ta đều đánh được quân Mỹ và có cách đánh thích hợp để chiến thắng. Và trên cơ sở đó chúng ta đã bước đầu rút ra được  những kinh nghiệm quá báu, nâng
cao chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân và càng nhận rõ hơn nữa những quy luật của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền nam, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân càng thêm tin tưởng vào khả năng to lớn của mình và càng quyết tâmm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.



« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2008, 09:54:45 pm gửi bởi thanhlong » Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM