Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:08:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Thượng Đức  (Đọc 106663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 03:16:03 pm »

Bạn post bài thì đưa cái nguồn vào:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91o%C3%A0n_2,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam

Ý bác ongbom_f2 hỏi bạn là cái Quân đoàn Trị Thiên (tức quân đoàn 2) trong bài viết của bạn là Quân đoàn nào thế?
Không nhẽ Quân đoàn 2 có đến hai danh hiệu?

Quân đoàn 2 còn gọi là Binh đoàn Hương Giang. Còn tên Trị Thiên một thời còn gọi là B4. Sư đoàn 325 cũng có tên gọi là Sư đoàn Bình Trị Thiên.

Sau này trong đội hình QĐ 2 mới có sư đoàn 306. Trong KCCM chưa có Sư đoàn 306, trong QĐ 2 thời ấy chỉ có sư đoàn 324 cùng 304 và 325.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Tranquang
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #61 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 11:33:03 pm »

Trung tướng Phạm Xuân Thệ: chuyện bây giờ mới kể

"Thế còn trận chọc thủng "Mắt ngọc" Thượng Đức?

Đây là trận đánh lớn nhất của tôi cho tới lúc bấy giờ. Tôi ở vị trí Tiểu đoàn trưởng D9. Khoảng tháng 6-7/1974, E66, F304 nhận được lệnh từ BTL Quân đoàn 2 vào mặt trận Quảng Đà, cùng các đơn vị thuộc Quân khu 5 tiến đánh và giải phóng quận lỵ Thượng Đức ở phía Tây TP Đà Nẵng (nay là huyện Đại Lộc, Quảng Nam).

Thượng Đức lúc đó được Tỉnh trưởng Quảng Nam mệnh danh là "Cánh cửa thép" của Đà Nẵng, còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính phủ Sài Gòn thì ví căn cứ này là "Mắt ngọc của đầu rồng". 10 ngày chiến đấu kiên cường và ác liệt, từ 5.30 giờ ngày 29/7/1974 đến 8.30 giờ ngày 7/8/1974, ta đã làm chủ Thượng Đức. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt, địch bị tiêu diệt 2000 quân, bên ta hy sinh 1.028 đồng chí.

Khuấy đục Nước Trong có phải là trận đánh cuối cùng không thưa Trung tướng?

Chính xác là trận đánh căn cứ Nước Trong, Long Bình là trận đánh lớn cuối cùng. Vì sau trận này, đơn vị chúng tôi tiến quân áp sát Sài Gòn, chỉ đánh lẻ tẻ trên đường. Ngày 21/4/1975, E66 được lệnh đánh chiếm cứ điểm này. Tôi được lệnh trực tiếp chỉ huy D8, đánh cầu Bình Tuy thọc vào thị xã Hàm Tân, sau 2 giờ giao tranh, ta làm chủ thị xã. Sáng 23/4/1975 đến đồn điền cao su Ông Quế cách Sài Gòn 60km, lúc này tôi mới biết đơn vị đang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn.'"

http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/50953-Cafeluat-Trung-tuong-Pham-Xuan-The-chuyen-bay-gio-moi-ke
Logged
tuananh8260
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #62 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 12:15:41 am »

báo nhân dân có vẻ viết ko rõ đ/c lê duẩn ko phải là nguoi nói ra giải phóng miền nam trước mùa mưa mà thực chất chính là đ/c giáp đã đề xuất sau đó lấy danh đảng cộng sản và đặc biệt là đ/c lê duẩn là bí thư đề nghị ra. viết sử nên viêt cho đúng ai là người bào giải phóng truoc mùa mưa. theo tôi là đ/c giáp
----------------------------------
Muốn bàn đến sử thì trước hết phải tập viết chính tả tiếng Việt cho đúng đã bạn nhé!
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2011, 08:00:24 am gửi bởi dongadoan » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #63 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 07:07:26 am »

báo nhân dân có vẻ viết ko rõ đ/c lê duẩn ko phải là nguoi nói ra giải phóng miền nam trước mùa mưa mà thực chất chính là đ/c giáp đã đề xuất sau đó lấy danh đảng cộng sản và đặc biệt là đ/c lê duẩn là bí thư đề nghị ra. viết sử nên viêt cho đúng ai là người bào giải phóng truoc mùa mưa. theo tôi là đ/c giáp

Bạn nói cụ thể với các dẫn chứng chi tiết được không? Và đang nói đến người cụ thể, bạn nên viết hoa tên người ta ...
Logged
saovang1
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2014, 01:51:47 pm »

Hôm qua em xem tivi mới biết, trận Thượng Đức ta hy sinh mất gần 1 ngàn chiến sỹ, số bị thương không rõ, trước cứ thấy các bác tranh luận hy sinh có hơn trăm người
Logged
linhgia
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2014, 02:53:00 pm »

Đang tìm đọc thông tin về chiến dịch Thượng Đức 1974 nhưng tới đây thì tịt mất rồi!
Hôm trước tivi có đưa thông tin về số hy sinh tại CD Thượng đức là gần 1000, không tính đến thời gian phòng ngự đánh phản kích sau ngày 7/8/1974. ( thông tin này được xác nhận của tướng Thệ và các sỹ quan trực tiếp tham gia trận Thượng Đức ).
Vậy là con số 111 của chiến lệ chắc là sai.
Tự nhiên biến mất bác Thuong Duc. Đang háo hức.....chờ!
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2014, 02:49:52 pm »

Đang tìm đọc thông tin về chiến dịch Thượng Đức 1974 nhưng tới đây thì tịt mất rồi!
Hôm trước tivi có đưa thông tin về số hy sinh tại CD Thượng đức là gần 1000, không tính đến thời gian phòng ngự đánh phản kích sau ngày 7/8/1974. ( thông tin này được xác nhận của tướng Thệ và các sỹ quan trực tiếp tham gia trận Thượng Đức ).
Vậy là con số 111 của chiến lệ chắc là sai.

Tự nhiên biến mất bác Thuong Duc. Đang háo hức.....chờ!

Xin lưu ý các bác là sau 07/8/1974, tại Thường Đức đã bắt đầu vào mùa mưa, các trận địa phòng ngự gặp rất nhiều khó khăn, sức khỏe bộ đội giảm sút do ốm - sốt rét nên phải đưa về tuyến sau. Vì vậy, cụ Nguyễn Ân có nói rằng có khi một đại đội phòng ngự tại Thượng Đức chỉ còn lại 7, 8 tay súng.

Bổ sung quân số hao hụt cho chiến dịch Thượng Đức thì nhiều, cái này các bác lính sư đoàn 325 là rõ nhất, lúc đấy Bộ điều lính cựu vào chứ ít dùng lính mới ạ. Nhưng chủ yếu là cho E66.

Ngày cuối cùng, theo em, 20/12/1974, khi lính dù kết thúc đợt tái chiếm cao điểm 1062 thì đại đội chốt giữ điểm cao (C2 D7 E66???)chỉ còn lại 5 người.

Theo em, nếu hiểu về con số hy sinh của quân ta trong chiến dịch Thượng Đức (4 tháng) thì con số 111 là không đúng (tài liệu tổng kết trận đó em cũng có), nếu chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch thì may ra hợp lý (29/7/1974 đến ngày 7/8/1974).

Con số 1028 cán bộ chiến sỹ hy sinh (theo lời trung tướng Phạm Xuân Thệ) em cũng không biết là căn cứ vào đâu; lúc đấy bác Thệ xuống cầm quân trực tiếp cơ mà, không hề có mặt ở F và làm sao biết được con số của E3 F324/ trung đoàn 3 sư đoàn 324 cũng như các đơn vị trực thuộc nhỉ. Ngay cả cụ Nguyễn Ân (F phó) lúc đó khi đi xuống E66 cùng cụ Lê Đắc Long (TMT F) để chỉ đạo trực tiếp thì lúc đó và sau này cũng không nêu được con số cụ thể cơ mà. Con số 1028 liệu có phải là/ được hiểu là loại khỏi vòng chiến đấu tức hy sinh + bị thương + bị ốm, ..... Cũng theo cụ Nguyễn Ân thì ngay trong vòng 5 ngày đầu tiên của chiến dịch, E66 đã có hơn 300 CBCS bị thương vong, trong đó có cả E trưởng Quý.

Còn từ lâu, F304/ sư đoàn 304 đã nêu rõ con số cụ thể rồi, chả thấy cụ nào nêu là sao nhỉ,  Wink.
Trích dẫn
...Điểm cao 1062 là điểm cao của cuộc đọ sức giữa sư đoàn 304 và sư đoàn dù. Nó đã trở thành biểu tượng chiến thắng của một tập thể kiên cường. Biết bao gương hi sinh anh dũng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện: trung úy Nguyễn Văn Áy bị thương cụt hai chân và một cánh tay vẫn xin nằm lại trên chốt để chỉ huy động viên bộ độ chiến đấu; chính trị viên Thuyết, sau khi chiếm lại điểm cao 1062, đại đội chỉ còn 4 người, bản thân đồng chí cũng bị thương vẫn ở lại cùng đồng đội giữ trận địa tới lúc có lực lượng phía sau lên thay thế; chiến sĩ Nguyễn Văn Thơ trong chiến đấu đã dũng cảm mưu trí, chụp bắt hàng chục quả lựu đạn của địch ném vào công sự ta để ném trả diệt chúng, trước lúc hi sinh Nguyễn Văn Thơ còn bình tĩnh động viên anh em quyết đánh thắng địch. Một con số không thể không nêu: 524 cán bộ, chiến sĩ của ta đã hi sinh anh dũng trên chiến trường Thượng Đức, đã góp phần xương máu làm nên chiến thắng Thượng Đức vẻ vang.

Rất tiếc là tài liệu quân y lại không nêu được con số cụ thể của chiến dịch này:
Logged

bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2014, 08:19:01 pm »

Rất tiếc là tài liệu quân y lại không nêu được con số cụ thể của chiến dịch này:
Có thể rải rác trong các luận văn PTS, TS đã công bố ở các thư viện có thể có!
Logged
ThamPhuHuan
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2014, 08:55:45 pm »

Tôi đã đọc thông tin của bạn :thíchcafefin; nói về sư đoàn 304 đánh Đắc Pet rồi bí mật rút ra Thượng Đức. Thông tin trên không chính xác. Tôi là lính của trung đoàn 3 sư đoàn 324. Khi đi đánh Đắc Pét trung đoàn tôi mang mật đanh đoàn Bạch Đằng đã phối hợp với trung đoàn 66 sư đoàn 10 đánh và giải phóng Đắc Pét vào ngày 16/5/1974. Sau khi giải phóng Đắc Pét chúng tôi rút ra Quảng Đà phối hợp với trung đoàn 66 của sư đoàn 304 cùng tham chiến và giải phóng Thượng Đức.(nếu bạn cần biết thêm thông tin chi tiết về cuộc hành quan của đoàn từ A Lưới vào Kon Tum và diễn biến trận đánh tôi xin cung cấp chi tiết cho ban để lịch sư không bị sai lệch).Khi chúng tôi giải phong Đắc Pét sư 304 đang ở Quảng Trị.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2014, 09:04:25 am gửi bởi ThamPhuHuan » Logged
C20_Ê66_F304
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2015, 09:31:44 pm »

Còn tôi là chiến sỹ pháo binh nằm trên đỉnh Múi Khế , giã DKZ vào Thượng Đức thôi .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM