Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:53:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Thượng Đức  (Đọc 106531 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 07:59:12 am »

Có 1 nhân vật hay xuất hiện tại các trận đánh "sứt đầu mẻ tai" là Hoàng Đan.
Tôi biết ông qua sách báo ở các trận Quảng Trị, Thượng Đức, BGPB ...
Tôi đang chủ tâm tìm hiểu về nhân vật này!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2010, 10:25:29 pm gửi bởi Bodoibucket » Logged
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2010, 11:22:56 am »

Em lên google tìm và thấy thông tin này :

Hoàng Đan sinh ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống lâu đời, nhiều thế hệ đỗ đạt ra làm quan, làm thầy thuốc. Theo gia phả họ Hoàng ông là hậu duệ thứ 21 của một danh tướng đời nhà Trần là Hoàng Tá Thốn, hiệu Sát Hải đại Vương, hiện ở huyện Yên Thành vẫn còn đền thờ. Thân sinh của ông là Hoàng Văn Hệ; thân mẫu là Đặng thị Ngung, sinh được 7 người con, hai trai năm gái. Ông là con thứ tư trong gia đình, cũng là người con duy nhất trong gia đình trước cách mạng được theo học từ trường xã đến tỉnh, trước khi Mỹ ném bom nhà máy xe lửa Trường Thi tháng 11 năm 1943 buộc ông phải nghỉ học ở năm thứ 3.

Cả gia đình họ Hoàng (họ ông nội) và họ Trần (họ bà nội) ông đều có nhiều người tham gia cách mạng. Chú họ ông, Hoàng văn Tâm, bí thư đầu tiên huyện uỷ Nghi Lộc bị địch bắn chết năm 1931; chú ruột, Hoàng Văn Mỹ, bị bắt năm 1930 đày lên Kon Tum đến khi phong trào bình dân lên cầm quyền ở Pháp mới được tha về.

Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp. Qua sự giới thiệu của chú và anh (anh trai của ông bị tù năm 1941, sau khôi phục làm chính quyền địa phương và vào bộ đội), ông tham gia vào mặt trận Việt Minh, theo truyền thống của gia đình. Tại cuộc họp cán bộ Việt Minh tỉnh Nghi Lộc để bầu ban chấp hành lâm thời mặt trận Việt Minh huyện, ông và Hoàng Niệm (sau là tư lệnh bộ đội thông tin) tuy là thành viên mới nhưng cũng được bầu làm uỷ viên uỷ ban chấp hành huyện. Tháng 6 cùng năm đó, ông được cử về tổng Vân Trình phụ trách tổ Việt Minh của tổng và việc tổ chức các tổ Việt Minh ở xã. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại huyện, một cuộc mít tinh lớn đã được nổ ra để ra mắt chính quyền cách mạng, ông dẫn đầu đoàn quần chúng tổng Vân Trình về dự mít tinh. Đến tháng 11, ông được triệu tập vào ban tuyên truyền tỉnh bộ Việt Minh bổ sung vào đoàn tuyên truyền lưu động. Đầu năm 1946, ông được cử đi học trường quân sự quân khu mới mở ở Nhượng Bạn, Hà Tĩnh và sau khi ra trường, ông về hoạt động ở tiểu đoàn tiếp phòng quan Đông Hà (Quảng Trị) thuộc trung đoàn tiếp phòng quân đóng ở Bình-Trị-Thiên lúc bấy giờ.

Tháng 10 năm 1946, dưới sự giới thiệu của Hoàng La và Trần Văn Quang, ông đã được công nhận chính thức là một thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công việc của ông lúc này là liên chi ủy viên tiểu đoàn - bí thư chi bộ, đồng thời cũng là chính trị viên của đại đội 2 - nơi ông nhận công tác.
...........................
Sau khi kết thúc chiến tranh, ông được chỉ định làm trưởng ban tác chiến sư đoàn 304. Đến năm 1955, ông được điều về Trường Trung cao Quân sự (sau này là học viện Quân sự). Ông làm giáo viên tại đó đến năm 1959 thì chuyển sang làm trưởng phòng khoa học quân sự. Năm 1960 ông được Bộ cử đi học lớp Trung cấp tại Liên Xô, tức học viện quân sự Frunze cùng với 11 đồng chí khác. Sau khi tốt nghiệp về nước được giao chủ nhiệm khoa Bộ binh hệ Giáo dục quân sự học viện Quân chính

Tháng 8 - 1965, ông giữ chức Phó Tư lệnh sư đoàn 304B đến năm 1970 được bổ nhiệm làm Tư lệnh sư đoàn 304B

Đến năm 1968, ông cùng sư đoàn 304 tham gia chiến trường Khe Sanh

Năm 1970, ông tham gia chỉ huy chiến đấu tại chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào

Năm 1972 ông chỉ huy sư đoàn 304 chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên

Tháng 11/1973, ông giữ chức Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn I sau được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Quân đoàn Trị Thiên (tức Quân đoàn II)

Tháng 3 - 1975, ông và quân đoàn II tham gia chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và sau đó là chiến dịch giải phóng các tỉnh cực Nam Trung Bộ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #42 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 05:18:10 pm »

Trong trận thượng đức theo tài liệu của phía bên kia thì đúng là mình thiệt hại nhiều lắm nhưng cháu chẳng thấy ai nói hoặc có nói thì cũng không đúng lắm.   
Căn cứ vào đâu mà bác bảo số liệu bên kia là đúng. Em dám chắc con số 2000 chết và 5000 bị thương là...bốc phét, bởi ròng rã mấy tháng trời phòng ngự ta chỉ có 3 trung đoàn thôi ợ.
CÒn nhớ đọc ở TTVN, thấy giai đoạn cuối quân Dù rút nhanh tới nỗi thấy sở chỉ huy trung đoàn của ta mà không dám đánh, vậy số "đếm xác" làm sao mà chính xác?
Hơn nữa, bác Sơn lưu ý nhưng bác không ngộ ra. Bài bác Sơn post mô tả trận tiến công chiếm Thượng Đức. Còn bài bốc thơm quân Dù ở Thượng Đức với con số 2000 KIA mà bác đọc em dám cá là từ VN Ictglobal (trang này tèo rồi). Bài này mô tả 3 tháng phản công của quân Dù hòng đẩy ta khỏi Thượng Đức diễn ra sau khi ta đã chiếm Thượng Đức 2 tuần, kéo dài tới đầu 1975 cơ ạ. Giai đoạn trước lại không nhắc tới, đơn giản bởi thất thủ hơi nhanh, chả có gì đáng tự hào mà kể. Và thực tế, quân Dù đã không tái chiếm được Thượng Đức, 3 trung đoàn của ta sau đó cũng tham gia chiến dịch HCM, nên tớ nghĩ con số 2000 chết và 5000 bị thương là phóng đại ít ra khoảng 3 lần.
Qua vụ này, em nhắc bác khi đối chiếu tài liệu thì trước hết hãy lưu ý mốc thời gian, đừng cứ thấy trùng tên là phang bừa. Ví dụ điển hình như trận Kursk, mốc tài liệu của Nga dài hơn của ĐỨc cả tháng trời, nên thương vong theo mỗi bên chênh nhau 3-4 lần
@ Thượng Đức: Bác chắc con số 25 là hi sinh chứ, hay chỉ là "loại khỏi chiến đấu"? Hơn nữa bác nên lưu ý rằng cứ được cáng xác về sau cũng không có nghĩa là đã (hoặc sẽ) hi sinh đâu ạ. Em nghĩ giữa trận tuyến điều ngộ nhận này dễ xảy ra lắm. Ví dụ trong trận đột kích, thấy trước mặt có 50 người ngã xuống thì lính trơn thường cho là cả 50 người đó đều đã hi sinh cả, có biết đâu trong số đó có thể hơn 1 nửa là chỉ bị choáng ngất, cáng về sau mới xác định rõ
Logged
Bac1954
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 06:31:08 pm »

nếu như chấp nhận phân tích thì chúng ta nên khách quan + công bằng nhé các bác.
p/s đừng pro CCCP hay USA nha. thank.
Logged
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 11:59:35 pm »

Em post cái này nhé

Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2010, 11:05:17 am »

Em lên google tìm và thấy thông tin này :
.......
Tháng 11/1973, ông giữ chức Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn I sau được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Quân đoàn Trị Thiên (tức Quân đoàn II)
Tháng 3 - 1975, ông và quân đoàn II tham gia chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và sau đó là chiến dịch giải phóng các tỉnh cực Nam Trung Bộ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Bác chientruong_k  cho em hỏi thăm chút : Còn Binh đoàn Hương Giang là mật danh của quân đoàn nào vậy bác ?
Logged
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #46 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2010, 01:06:35 pm »

Binh đoàn Hương Giang đây bạn !
Quân đoàn 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang" là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Tư lệnh: Thiếu tướng,Nguyễn Đức Thận
Chính ủy: Thiếu tướng, Nguyễn Sỹ Thăng
Biên chế Quân đoàn 2 gồm có:

Sư đoàn bộ binh 304
Sư đoàn bộ binh 306
Sư đoàn bộ binh 325
sư đoàn 673 phòng không
Lữ đoàn 203 xe tăng
Lữ đoàn 164 pháo binh
Lữ đoàn 219 công binh

Năm 1972 sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không của Việt Nam buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, theo đó năm 1973 Mỹ phải rút toàn bộ quân đội về nước. Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước. Chấp hành nghị quyết, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Theo đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 đã được thành lập tại Tam Điệp, Ninh Bình[1]. Ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lầ Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có:

Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh,
Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy,
Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh,
Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.
Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm:

Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng.
Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm.
Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.
Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh-bí thư; Hoàng Văn Thái-phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.

Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác.

Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [2].Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 04 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập,kết thúc chiến dịch HCM lịch sử, sau đ/c là Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 Anh hùng.

[sửa] Tư lệnh
Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (trung tướng) (1974-1975): sau này được thăng Trung tướng (1982), ông làm quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1986-1989).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (1975-1979): được thăng Thượng tướng (1986), phó giáo sư,Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao
Thiếu tướng Nguyễn Chơn (1979-1982):
Thiếu tướng Bùi Công Ái (1983-1988):
Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh (1988-1992): được thăng Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó chủ tịch Quốc hội.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh (1992-1994): được thăng Thượng tướng, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ (1995-2000): Được thăng Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 (2000-2007). Nghỉ hưu từ 1/1/2008.
Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa (2000-2004): Nay là Trung tướng, Cục trưởng Cục Tác chiến- Bộ Tổng Tham mưu.
Thiếu tướng Thiều Chí Đinh (2004-2007): Nay là phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Thận (2007-):
[sửa] Chính ủy
Thiếu tướng Lương Cường
Thiếu tướng, Nguyễn Sỹ Thăng (2007-)
t
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2010, 06:05:16 pm »

Bạn post bài thì đưa cái nguồn vào:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91o%C3%A0n_2,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam

Ý bác ongbom_f2 hỏi bạn là cái Quân đoàn Trị Thiên (tức quân đoàn 2) trong bài viết của bạn là Quân đoàn nào thế?
Không nhẽ Quân đoàn 2 có đến hai danh hiệu?
Logged
thichcafefin
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 08:35:54 pm »

Xin chào bác "thuongduc" do bận công tác nhiều nên em chưa lên mạng được hôm nay lên mạng và được biết bác có nhiều tin, dữ liệu chính xác về trận Thượng Đức; rất momg muốn bác có thể chia sẻ thông tin với diễn đàn không àh . Đây là nguồn thông tin theo em hiểu thì nó là chính xác và chi tiết - tuy nhiên chưa thể xét theo khía cạnh tổng quát cả chiến dịch! Xin cảm ơn bác .
Logged
AKAVN
Thành viên
*
Bài viết: 38


« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 01:54:59 pm »

Em tuy sinh sau đẻ muộn nhưng cũng mê nghiên cứu quân sử. Em đã tìm đọc hầu như hết các tài liệu (có thể) về trận này kể cả tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bảo lẫn tư liệu từ phía VNCH! Em thấy nối lên hai vấn đề chính như sau:
- Dân: Đại đa số dân không ủng hộ cách mạng. Ngược lại, họ gọi Nguyễn QUốc Hùng là "ông" quận trưởng và tôn sùng như anh hùng.
- Nguyễn Quốc Hùng: được dân ca ngợi như một điểm sáng vì chí công vô tư. Thưởng phạt nghiêm minh, dũng cảm. Điều này lý giải tại sao ông ta được lòng dân như vậy đồng thời ông ta chọn việc tự sát chết chứ ko chịu lên máy bay về với vợ đẹp con khôn ở SG mặc dù cấp trên đã điều máy bay đên bốc đi.
- Quân ta quá tin tưởng vào trận "Mưa pháo" và cái gọi là " Rồng lửa" nên đến khi rồng lửa ko phát huy tác dụng thì bị động!
- Đánh Thượng Đức 4 lần và hy sinh lớn mới làm chủ trận địa được. Lý do chính là do quân bên ngoài đánh liên tục trong khi đc bổ sung tiếp tế đều thì quân đồn trú ngày một kiệt quệ về con người, vũ khi đạn dược mà ko đc tăng viện.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM