Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:41:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Thượng Đức  (Đọc 106533 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:34:54 pm »

2. Tình hình địch

Sau khi Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, quân Mỹ và quân đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng chúng vẫn nuôi hy vọng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" thắng lợi bằng sức mạnh của gần một triệu quân ngụy được nuôi dưỡng bằng vũ khí trang bị và đô la Mỹ.

Trên địa bàn quân khu 5, quân ngụy đã huy động hầu hết các lực lượng tham gia vào càn quét, lấn chiếm, kìm kẹp dân chúng. Trong năm 1973, địch lấn chiếm nhiều vùng mới được giải phóng cũng như các lõm làm chủ của ta từ trước ở đồng bằng. Chúng đóng thêm hơn 400 đồn bốt, củng cố các cụm cứ điểm quận lỵ, chi khu quân sự, tăng cường hệ thống kìm kẹp bên trong với những thủ đoạn hết sức thâm độc và tàn bạo. Ở 3 tỉnh phía Nam quân khu I- quân đoàn I (ngụy), có sư đoàn 2 và sư đoàn 3, các liên đoàn biệt động quân 11, 12 và 14 với 27 tiểu đoàn; 44 đại đội bảo an, 560 trung đội dân vệ. Riêng tỉnh Quảng Đà (Quảng Nam và Đà Nẵng) có 5 tiểu đoàn chủ lực, 1 tiểu đoàn biên phòng 79 và tiểu đoàn 21 biệt động quân; 10 tiểu đoàn và 16 đại đội bảo an; 4 đại đội cảnh sát; 1 chi  đoàn thiết giáp (24 xe); 4 tiểu đoàn pháo binh (72 khẩu); 3 không đoàn máy bay chiến thuật gồm 96 máy bay chiến đấu; 6 phi đoàn máy bay trực thăng 192 chiếc.

Với lực lượng trên, khi tác chiến xảy ra địch còn có thể huy động cơ động chiến đấu từ 30-40 khẩu pháo, 1 -2 chi đoàn thiết giáp chi viện trực tiếp và 30-40 lần chiếc máy bay đánh phá trong ngày.

Khi bị tiến công mạnh, địch có thể sử dụng lực lượng chủ lực quy mô từ trung đoàn đến sư đoàn ứng cứu giải toả. Khi bị đánh thiệt hại nặng, chúng chuyển sang lập phòng tuyến ngăn chặn, dùng phi pháo sát thương, tiêu hao, có điều kiện chuyển sang phản kích đánh chiếm lại vùng đã mất. Đặc biệt nếu Thượng Đức bị mất, địch có thể điều từng trung đoàn đến sư đoàn thuộc lực lượng dự bị chiến lược từ Trị - Thiên vào giải toả.

Thượng Đức, một quận lỵ quan trọng án ngữ phía Tây thành phố Đà Nẵng, được địch tổ chức phòng thủ rất kiên cố cơ quan chỉ huy, trung tâm thông tin và các kho tàng dự trữ đều nằm sâu dưới lòng đất. Vào các năm 1968, 1969, 1970 ta đã nhiều lần tiến đánh Thượng Đức nhưng đều không thành công. Sau mỗi lần bị ta tiến công, địch lại tăng cường hệ thống phòng ngự kiên cố, vững chắc hơn.

Chúng từng huênh hoang tuyên bố. "Bao giờ nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt cộng mới lấy được Thượng Đức".

Từ sau Hiệp định Pari được ký kết, Thượng Đức trở thành nơi xuất phát các cuộc hành quân của địch, lấn chiếm các vùng giải phóng ở Quảng Nam - Đà Nẵng, gây nhiều tội ác với đồng bào ta.

Chiếm giữ Thượng Đức có tiểu đoàn 79 biệt động biên phòng (thiếu một đại đội). tiểu đoàn bảo an 148 và đại đội bảo an 704, một trung đội pháo binh l05mm, một đại đội cảnh sát dã chiến, 21 trung đội dân vệ, 3 toán phòng vệ dân sự (toàn bộ quân địch có khoảng trên 800). Có 3 ban hội đồng cua 3 xã Lộc Bình, Lộc Vĩnh và Lộc Ninh (trong đó có nhiều tên ác ôn khét tiếng chưa bị trừng trị). Hỏa lực của địch có: 2 khẩu pháo 105mm, 2 khẩu cối 106,7mm, 5 khẩu ĐKZ-57mm, 2 khẩu cối 81mm, 7 khẩu cối 60mm.

Thượng Đức được chia làm 3 khu:

Khu chính: gồm sở chỉ huy và một đại đội của tiểu đoàn 79; 2 khẩu pháo 105mm, 2 khẩu cối 106, 7mm, 2 khẩu cối 81mm, 3 khẩu đại liên và một sân bay trực thăng.

Khu biệt dộng: do một đại đội biệt động đóng giữ.

Khu quận ly là khu hành chính của Thượng Đức.

Ngoài lực lượng trên còn có đại đội biệt động biên phòng đóng ở chợ Hà Tân, đại đội bảo an 704 ở Đông Phước 2 và 17 trung đội dân vệ đóng ở các tiền đồn A, B, C.

Tại đây, địch bố trí thành từng cụm cứ điểm liên hoàn, trung tâm cụm là cứ điểm Thượng Đức nồi liền với hậu phương địch về phía Đông.

Hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc, xen kẽ với các ấp chiến lược. Ba khu ở trung tâm căn cứ có 105 lô cốt hỏa điểm các loại, một hầm ngầm. Mỗi vị trí tiền tiêu có từ 5 - 10 lô cốt, trong đó có một số bằng bê tông, còn lại bằng gỗ, đất. Xung quanh khu trung tâm có 7 hàng rào các loại (bùng nhùng, đơn, vướng chân...) rộng 60-200m.

Bên trong cứ điểm còn có các hàng rào thép gai để ngăn cách giữa các phân khu với nhau.

Lực lượng địch có liên quan: Sư đoàn 3 chủ lực ngụy, liên đoàn biệt động biên phòng 14, thiết đoàn số 11; lực lượng pháo binh có 4 tiểu đoàn, gồm 72 khẩu từ l05mm- l55mm; lực lượng không quân trong quân khu 1 có 4 phi đoàn với 96 máy bay chiến đấu. Mỗi ngày địch có thể sử dụng 30-40 lần chiếc đánh phá quanh khu vực Thượng Đức. Để chủ động bảo vệ Thượng Đức, địch thường xuyên tung thám báo biệt kích đi sâu vào các điểm cao xung quanh; dùng gián điệp, mật vụ trà trộn với dân để thăm dò phát hiện, ngăn chặn ta từ xa. Ngoài ra chúng còn sử dụng các trung đội dân vệ của các ấp đi phục kích ta bên ngoài căn cứ.

Khi bị ta tiến công, nếu bị uy hiếp mạnh địch đưa một số quân ra các ấp xung quanh cứ điểm vừa tăng cường lực lượng cho các ấp vừa ngăn chặn ta từ ngoài vào. Trong căn cứ, địch dựa vào hệ thống công sự vững chắc, các hỏa điểm ngầm để chống đỡ, cố thủ, chờ chi viện. Khi có nguy cơ bị tiêu diệt, địch có thể tăng viện từ một đại đội đến một tiểu đoàn kết hợp với xe tăng, pháo binh và không quân chi viện.

Nhìn chung ở khu vực quận lỵ Thượng Đức, địch có quân đông, tổ chức kìm kẹp nhân dân ta chặt chẽ; trong căn cứ và các ấp xung quanh có hệ thống công sự, vật cản kiên cố, phức tạp; lại được sự chi viện bằng hỏa lực cửa không quân ở sân bay Đà Nẵng, pháo binh ở các trận địa quanh Thượng Đức. Tuy nhiên, cứ điểm Thượng Đức nằm dưới thung lũng thấp, kẹp giữa ngã ba sông, các vị trì tương đối biệt lập do địa hình tự nhiên dễ bị chia cắt.

 Ba hướng xung quanh là núi cao, thuận lợi cho ta triển khai hỏa lực bắn thẳng. Căn cứ Thượng Đức lại nằm sâu trong vùng giải phóng của ta nên dễ bị ta bao vây, chia cắt.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:35:36 pm »

3. Tình hình ta

Sau thắng lợi to lớn tại Hội nghị Pa ri, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới. Nhân dân ta ở miền Nam nói chung và Khu 5 nói riêng vừa đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định, vừa phải chiến đấu để đánh bại các biện pháp "tràn ngập lãnh thổ" của chúng.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 03 của Quân ủy Trung ương: "Tiếp tục dùng chiến tranh cách mạng để đánh bại chiến tranh phản cách mạng, trước mắt là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đánh bại bình định, lấn chiếm của địch, giành dân, giành quyền làm chủ phát triển thực lực ta".

Đầu năm 1974, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Quân khu 5 quyết định mở đợt hoạt động quân sự lớn trên địa bàn nhằm tiêu diệt các cứ điểm địch còn chốt lại trong các khu căn cứ, đánh bại một bước kế hoạch "bình định, lấn chiếm" của địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thế cho quần chúng nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị gây rối loạn trong hậu phương địch, nhất là ở các đô thị.

Xuân-hè 1974, lực lượng chủ lực của Quân khu 5 và lực lượng vũ trang địa phương cùng nhân dân các tỉnh ven biển tiến công nổi dậy tiêu diệt và bức rút trên 300 cứ điểm lớn nhỏ, giải phóng Đức Phú (Quảng Đà) và giải phóng thêm hơn 6.000 dân.

Tiếp đến mùa Thu 1974, Quân khu 5 tập trung lực lượng mở đợt hoạt động lớn: tiến công tiêu diệt một số cụm cứ điểm, chi khu quân sự, phá vỡ từng mảng hệ thống phòng ngự cơ bản của địch ở vùng giáp ranh, đồng bằng, hoàn chỉnh vùng căn cứ rừng núi phía Bắc Quân khu, hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương cùng quần chúng tiến công và nổi dậy. Khu vực tác chiến chủ yếu của chủ lực là vùng Nông Sơn-Thượng Đức; khu vực tác chiến chủ yếu cua lực lượng vũ trang địa phương là vùng A, H, Điện Bàn, Tuy Phước, Quế Sơn.

Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức do Bộ tư lệnh Quân khu 5 trực tiếp chỉ huy, các đồng chí Phan Hàm - Cục phó Cục Tác chiến và Nguyễn Kim Hùng - Cục phó Cục Quân báo được Bộ Tổng tham mưu cử làm phái viên của Bộ bên cạnh Bộ từ lệnh chiến dịch; đồng chí Hoàng Đan - Phó tư lệnh Quân đoàn 2 đùợe tăng cường chỉ huy với Sư đoàn 304 trong trận Thượng Đức, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược của chúng.

Giải phóng, bảo đảm đời sống cho hơn 10.000 dân, đập tan chính quyền cơ sở và tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại quân địch đến giải toả, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp của Quân khu phát triển và giành được thắng lợi.

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, chiến dịch thực hiện phương châm: Kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Hiệp đồng chặt chẽ ba thứ quân, vây chặt, đánh mạnh, dứt điểm trong thời gian ngắn.

Phát huy cao độ uy lực của vũ khí trang bị hiện có, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng với quy mô nhỏ và vừa. Đánh địch trong công sự bảo đảm chắc thắng, diệt gọn, chủ động kéo lực lượng địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, tiêu diệt từng tiểu đoàn, đại đội địch; kết hợp tiêu diệt địch với giành dân.

Đánh giá cẩn trọng lực lượng địch, lực lượng ta, thuận lợi, khó khăn của chiến trường, Bộ tư lệnh Quân khu chia chiến dịch làm 3 đợt: Đợt một, từ 17 tháng 7 đến 23 tháng 7 năm 1974, sử dụng Sư đoàn 2 và hoạt động phối hợp của Quảng Nam, Quảng Đà, tiêu diệt địch, giải phóng Nông Sơn-Trung Phước. Đợt hai, từ 24 tháng 7 đến 8 tháng 8 năm 1974, sử dụng Sư đoàn 304 tiêu diệt địch, giải phóng Thượng Đức; sử dụng Sư đoàn 2 đánh địch tiếp ứng giải tỏa ở khu vực An Hoà; sử dụng Trung đoàn 38 đánh địch mở rộng tuyến phòng ngự ở Tây Nam Quế Sơn và các điểm cao ở khu vực tác chiến tập trung của Quảng Đà, Quảng Nam. Đợt ba, từ 9 tháng 8 đến 25 tháng 8 năm 1974, phát triển tiến công, tiêu diệt một số mục tiêu quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, kết thúc chiến dịch.

Nhằm thúc hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch trên hướng Thượng Đức, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Bộ chỉ huy thống nhất, thành phần gồm Bộ tư lệnh Sư đoàn 304, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Đà (đồng chí Sáu Nam) và Chỉ huy phó quân sự tỉnh quảng Đà (đồng chí Nguyễn Bá Phước).

Ngày 6 tháng 6 năm 1974, tại Sở chỉ huy Sư đoàn 304 ở kilômét 282 cầu Bung) trên trục đường 14, đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cụ thể: "Sư đoàn 304 (trực tiệp tham gia đánh Thượng Đức là Trung đoàn bộ binh 66 và Trung đoàn pháo binh 68) mang mật danh Đoàn 711, được tăng cường Trung đoàn bộ binh 3 của Sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn  và  tiểu đoàn bộ đội dịa phương tỉnh Quảng Đà cùng một số đơn vị chiến đấu và bảo dám chiến đấu khác, dám nhiệm tiên công tiêu diệt toàn bộ quân địch trong khu vực Thượng Đức (từ cầu Chìm trở lên), phối hợp với địa phương, diệt và bắt gọn lực lượng địch; giải phóng nhân dân trong khu vục Thượng Đức, đánh bại quân giải toả, thu hút kìm giữ quân cơ dộng ngay tại khu chiến, tạo điều kiện cho địa phương đánh phá kế hoạch của địch, giành dân, bảo vệ dân, mở rộng và khôi phục lại vùng địch đã lấn chiếm ở đồng bằng, sẵn sàng phát triển sang vùng B Đại Lộc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch, phối hợp với địa phương tác chiến bảo vệ vùng giải phóng".

Lực lượng tác chiến trên hướng Thượng Đức có: Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn bộ binh 9) do Sư đoàn trưởng Lê Công Phê, Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Sư đoàn Trần Bình, Sư đoàn phó Nguyễn ân chỉ huy, Trung đoàn bộ binh 3 Sư đoàn 324, 2 tiểu đoàn công binh của Lữ đoàn 219, Trung đoàn pháo binh 68 (trong đó có 1 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm) Quân đoàn 2; 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội tên lửa vác vai A72, 1 đại đội hỏa tiễn B72 Quân khu 5; Tiểu đoàn bộ binh 1, Tiểu đoàn bộ binh 10 lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Đà. Tổng số các lực lượng gồm 11 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 đại đội B72, 1 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm, 1 đại đội tên lửa vác vai A72, 2 tiểu đoàn công binh và một số đơn vị bảo đảm chiến đấu khác.

Các đơn vị trên đều có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, kể cả đánh địch trong công sự và ngoài công sự, trong tác chiến độc lập cũng như hiệp đồng binh chủng. Trước trận đánh, bộ đội Sư đoàn 304 đã được huấn luyện thêm một năm, trình độ lãnh đạo, chỉ huy, chiến thuật, kỹ thuật của cán bộ và bộ đội đã được nâng cao ở cấp Tiểu đoàn; đồng thời được tổng kết rút kinh nghiệm sâu sắc sau chiến dịch Quảng Trị năm 1972. Trung đoàn bộ binh 3 Sư đoàn 324 đã tham gia chiến dịch Đắk Pét (trung tuần tháng 5 năm 1974), có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên.

Cùng tác chiến với Sư đoàn 304 trên hướng Nông Sơn- Trung Phước và vùng B Đại Lộc có Sư đoàn bộ binh 2 Quân khu 5, Trung đoàn bộ binh 38 và một số tiểu đoàn bộ binh, pháo binh của tỉnh Quảng Đà, Quang Nam.

Chọn thời cơ mở chiến dịch khi tình hình chung trên chiến trường miền Nam cũng như tình hình trên chiến trường Quân khu 5 đã có những chuyển biến rõ rệt; thế và lực của ta đã mạnh hơn, thế và lực của địch đã và đang ngày càng suy yếu. Khu vực Thượng Đức nằm trong địa bàn chiến dịch tiến công tổng hợp của Quân khu 5 theo một kế hoạch thống nhất, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương trên phạm vi toàn địa bàn, buộc địch phải bị động phân tán đối phó.

Quân số, trang bị các đơn vị tham gia tác chiến được bổ sung tương đối đủ (mỗi tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 304 trên 400 quân, của tỉnh Quảng Đà có 150-240 quân). Cán bộ chỉ huy, cơ quan có kinh nghiệm, bộ đội có tinh thần chiến đấu cao.

Cùng với những thuận lợi, khi mở chiến dịch ta cũng còn không ít khó khăn:

- Đối với Sư đoàn 304 đây là chiến trường mới, lực lượng tham gia chiến dịch gồm nhiều đơn vị, khối lượng công việc chuẩn bị nhiều, thời gian ngắn, vừa phải khẩn trương tổ chức thiết bị chiến trường theo yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh liên tục dài ngày, vừa phải khắc phục sửa chừa 124km đường xe cơ giới, làm mới hàng chục kilômét đường cơ động kéo pháo, 300 cầu ngầm, vừa phải vận chuyển hàng ngàn tấn đạn dược, phương tiện kỹ thuật, lương thực, thuốc men cùng chuẩn bị sơ tán hơn một vạn dân. Một số cán bộ mới được đề bạt, trình độ tổ chức chỉ huy so với yêu cầu còn nhiều hạn chế. Sau năm 1973, tư tưởng "hòa bình" phần nào còn tác động, ảnh hưởng đến một số cán bộ, chiến sĩ.

Căn cứ vào tình hình đặc điểm về địch, những khó khàn và thuận lợi của ta; căn cứ vào nhiệm vụ Bộ tư lệnh chiến dịch giao cho, Đảng ùy-bộ chỉ huy thống nhất quyết định một số vấn đề lớn của trận đánh:

Về tư tương chỉ đạo: Đánh mạnh, đánh chắc, đánh nhanh diệt gọn. Tích cực tạo thời cơ, bao vây chặt, liên tục tiến công tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận, đánh bại phản kích, phá tề, giải phóng dân, làm tan rã toàn bộ quân địch, giành thắng lợi cả về quân sự và chính trị.

Về cách đánh: Tiêu diệt các tiền đồn vòng ngoài, sau đó nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu chủ yếu. Kết hợp với tiến công quân sự, với nôi dậy diệt tề, phá thế kìm kẹp của địch, đưa nhân dân ra khu an toàn của lực lượng vũ  trang và nhân dân địa phương theo kế hoạch thống nhất của lãnh đạo, chính quyền địa phương. Khi chiến đấu tạo thế, diệt tiền đồn A, B, Ba Khe. Tập trung ưu thế lực lượng nhanh chóng bao vây công kích mục tiêu chủ yếu, thực hiện triệt phá tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch trong căn cứ Thượng Đức. Khi đánh địch ứng cứu giải toả, vận dụng linh hoạt các thủ đoạn, hình thức chiến thuật, đưa địch vào khu vực dự kiến, liên tục bao vây tiến công, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch. Khi địch phản kích thất bại, nhanh chóng tổ chức lực lượng chuyển sang tiến công theo hướng đã định.

Mục tiêu tiên công chủ yếu là tiểu đoàn biệt động biên phòng và khu cảnh sát trong căn cứ trung tâm Thượng Đức

Hướng tiến công chủ yếu, từ hướng Tây-Tây Bắc vào căn cứ.

Hướng tiên công thứ yếu, từ hướng Tây-Tây Nam.

Nhiệm vụ các đơn vị: Trung đoàn bộ binh 66 Sư đoàn 304 được tăng cường một đại đội B72 thiếu), một trung đội A72 của Quân khu 5, một đại đội súng máy phòng không 12,7mm có nhiệm vụ tiến công mục tiêu chủ yếu, tiêu diệt căn cứ chi khu quận lỵ Thượng Đức.

Nhiệm vụ cụ thể. Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu, từ Tây Bắc đánh thẳng vào khu vực tiểu đoàn 79 biệt động (tiền đồn A). Tiểu đoàn 9 đảm nhiệm tiến công trên hướng thứ. yếu, tử hướng Tây Nam đánh vào khu vực bảo an (tiền đồn B). Tiểu đoàn 8 làm lực lượng dự bị của Trung đoàn.

 Sau khi hoàn thành nhiệm vụ để một đại đội ở lại chốt giữ khu vực đã chiếm, đồng thời cùng địa phương truy quét tàn quân địch. Đưa một tiểu đoàn bộ binh và một bộ phận hỏa lực sang Nam sông Vu Gia bố trí ở khu vực điểm cao 265 sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải toả. Bộ phận còn lại chuyển về An Điềm đợi lệnh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:35:42 pm »

Trung đoàn bộ binh 3 Sư đoàn 324 được tăng cường một trung đội B72, một trung đội A72, là lực lượng đánh viện binh địch. Dùng Tiểu đoàn 8 làm nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Ba Khe, bao vây Hà Sống. Đại đội công binh bố trí vật cản trên sông Vu Gia, hình thành chốt chặn chiến dịch vững chắc ở Ba Khe, chốt giữ điểm cao 126, đánh địch rút chạy từ Thượng Đức ra và đánh địch phản kích từ hướng Đà Nẵng lên tiếp ứng.

Tiểu đoàn bộ binh 10 bộ đội địa phương Quảng Đà bao vây diệt địch ở Gò Cấm, thôn 12, 13, 14, 15... sẵn sàng đánh địch ứng cứu giải toả.

Tiểu đoàn bộ binh 1 bộ đội địa phương Quảng Đà bao vây, tiêu diệt địch ở đồi Mồ Côi, Lục Nam, Đông Phước, phối hợp với du kích dùng diệt ác ôn, tàn binh địch từ phía Đông cầu Hà Tân đến hết thôn 15, phong tỏa ngã ba sông (Ba Bến), bức địch ở Mỹ Hòa không cho chúng thoát chạy, đưa dân về tuyến sau.

Trung đoàn pháo binh 68 (thiếu): Tổ chức thành cụm pháo binh gồm: Tiểu đoàn 10 lựu pháo 122mm (thiếu một đại đội), Đại đội cối 160mm 1 khẩu), Đại đội cối 120mm chiếm lĩnh trận địa theo dọc đường 4 từ cầu Hội Khánh đến Khe Cao. Tiểu đoàn pháo 85mm 6 khẩu) bố trí ở  Hoàng Phước Bắc, có nhiệm vụ chi viện cho Trung đoàn bộ binh 66 tiến công tiêu diệt quân địch ở Thượng Đức. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ di chuyển lên Đức Đồng, Ngọc Kinh, chi viện cho các lực lượng đánh địch phản kích, tái lấn chiếm. Tổ chức kiềm chế pháo binh địch ở khu vực Núi Đất và các trận địa cơ động của địch, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị phát triển chiến đấu.

Tiểu don pháo cao xạ 37mm: Bố trí bảo vệ cụm pháo, đại đội A72 và súng máy 12,7mm bố trí ở khu vực Tràng Chổi, có nhiệm vụ đánh máy bay bảo vệ trận địa pháo, bảo vệ Sở chỉ huy; sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không.

Nhiệm vụ của các lực lượng chính trị và dân quân, du kích: Dưới sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất của Đảng ủy, chính quyền địa phương theo kế hoạch thống nhất, khi bắt đầu nổ súng tiến công thì các đội công tác cùng dân quân du kích các xã, các ấp phát động quần chúng nhân dân nổi dậy vây bắt, diệt tề trừ gian, truy quét tàn quân, sau đó cử một bộ phận đưa dân sơ tán ra khu an toàn.

Để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, Tham mưu trưởng tiến hành hiệp đồng và chỉ thị bảo dảrn cho trận đánh:

24 giờ ngày 26 tháng 7 năm 1974 (N-4), các trung đoàn bộ binh 66, 3, Trung đoàn pháo binh 68 (thiếu) chuyển tới Nam Thạch Mỹ.

Ngày 27 tháng 7 năm 1974 (N-3), Trung đoàn bộ binh 66 tổ chức một bộ phận vào vị trí tập kết chiến đấu ở Tây Nam điểm cao 296, lực lượng còn lại vận chuyển đạn.

Trung đoàn bộ binh 3 tổ chức một bộ phận vào chốt giữ ở  Tây Ba Khe. Trung đoàn pháo binh 68 (thiếu) vào trận địa ở Tây Nam cầu Khe Hoá.

Ngày 28 tháng 7 năm 1974 (N-2), các trung đoàn bộ binh 66, 3 vào vị trí chiến đấu, làm công sự và tiếp tục vận chuyển, hỏa lực chiếm lĩnh trận địa trước 17 giờ 00. Trung đoàn pháo binh 68 xây dựng trận địa và vận chuyển đạn pháo, đạn cao xạ vào trận địa. Công binh sửa xong đường 14 từ Thạch Mỹ đến Khe Hoá và đường 4 từ Trao đến Bến Hiên. Tiểu đoàn bộ binh 10 và Tiểu đoàn bộ binh 1 bộ đội địa phương chiếm lĩnh vị trí tập kết. Thông tin, quân y triển khai xong. Sở chỉ huy Sư đoàn 304 bắt đầu làm việc từ 05 giờ ngày 29 tháng 7 năm 1974.

Giai đoạn nổsúng tiên công:

Ngày 29 tháng 7 năm 1974 (N-1), cối 160mm, cối 120mm của Trung đoàn bộ binh 66, 3 bắn vào tiền đồn A, B, Ba Khe, kiềm chế pháo binh địch ở Hà Sống. Chậm nhất 24 giờ Trung đoàn bộ binh 66 phải chiếm được tiền đồn A, B; Trung đoàn bộ binh 3 phải chiếm được Ba Khe. Các lực lượng còn lại vào vị trì chiếm lĩnh, hoàn thành công sự trận địa, hình thành thế bao vây, sẵn sàng nổ súng tiến công Thượng Đức.

Ngày 30 tháng 7 năm 1974 (N), từ 06 giờ đến 07 giờ, pháo binh bắn phá hoại vào các mục tiêu trước tiền duyên chi viện trực tiếp cho các bộ phận mở cửa, kiềm chế các trận địa pháo địch và phá hoại một số mục tiêu trong căn cứ Thượng Đức. Từ 07 giờ đến 08 giờ bắn đợt cuối, Trung đoàn bộ binh 3, Tiểu đoàn bộ binh 10, Tiểu đoàn bộ binh 1  bộ đội địa phương dùng hỏa lực uy hiếp địch ở Hà Sống, cầu Hà Tân và Lục Nam.

Giai đoạn phát triển chiến đấu: Từ 08 giờ đến 08 giờ 30, xung phong và phát triển chiến đấu bên trong, tiêu diệt quân địch ở mục tiêu chủ yếu.

Sở chỉ huy Sư đoàn ở Đông Bắc điểm cao 630.

Giai đoạn làm chủ chiến trường: Tổ chức chốt giữ mục tiêu đã chiếm, thu dọn chiến trường, đề phòng phi pháo địch, sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực mới giải phóng.

Một số công tác bảo đảm chính:

Trinh sát nắm địch: Sự đoàn tổ chức trinh sát chung trên thực địa và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị tham gia trận đánh. Tiếp đó, từng Trung đoàn tự tổ chức, làm kế hoạch báo cáo với Sư đoàn trưởng trước ngày đi trinh sát. Sau khi trinh sát về một ngày phải báo cáo kết quả cụ thể. Quá trình trinh sát phải thực hiện được "mắt thấy, tai nghe, tay sờ, chân đến", phải nắm chắc địch, địa hình và tình hình nhân dân. Từng cấp phải dự kiến được đầy đủ, cụ thể các nội dung của kế hoạch chiến đấu. Quá trình trinh sát phải bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối. Tổ chức cảnh giới, xoá dấu vết chu đáo không mang tài liệu, bản đồ đã tác nghiệp. Nếu gặp dân mà bị lộ thì giữ họ lại. Nếu gặp địch thì vòng tránh, bị lộ thì tìm cách bắt gọn hoặc tiêu diệt. Có kế hoạch bảo vệ chặt chẽ không để địch bắt người của ta, không trực tiếp liên hệ, tìm hiểu bất kỳ thành phần nào khi chưa được sự đồng ý của cấp trên.

Bảo đảm cơ động: Trước tiên phải tập trung bộ binh và công binh bảo đảm đường cơ động cho pháo binh, cao xạ, vận chuyển đạn dược, lương thực... cả trên sông và trên bộ để kịp thời bảo đảm vật chất đúng quy định. Cụ thể: Đường cơ động cho pháo 85mm và cao xạ từ nông trường Quyết Thắng (Trao) đến Bến Hiên, khoảng gần 10km phải khẩn trương làm mới, hoàn thành trước ngày N-10. Khi bắt đầu nổ súng tiến công phải sửa tiếp đoạn tử Bến Hiên lên An Điềm vào sát căn cứ Thượng Đức để cơ động pháo binh, pháo cao xạ. Sửa chữa đoạn đường 14 từ Thạch Mỹ đến Khe Hoá bảo đảm cho Trung đoàn pháo binh 68 chiếm lĩnh trận địa, hoàn thành trước ngày N-11.

Đường sông, đoạn từ Bến Hiên đến Đức Tân bảo đảm cơ động bằng thuyền chở pháo 85mm, đạn dược, lương thực...  Đường cơ động của bộ binh, do các đơn vị tận dụng sửa chữa đường cũ, đồng thời tích cực triển khai làm đường mới ngắn nhất.

Trong thời gian triển khai bảo đảm đường cơ động phải tuyệt đối giữ bí mật, đề phòng biệt kích, thám báo và phi pháo địch.

Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật:

Đạn trên vai chiến sĩ bảo đảm cơ số: 100 viên khẩu với súng CKC, 150 viên khẩu với sững AK, 500 viên khẩu với  súng trung liên, 500 viên khẩu với súng máy phòng không 12,7mm, 30 viên khẩu với súng cối 160mm, cối 120mm.

Ngoài ra, phải bảo đảm đủ lượng đạn lót sẵn ở các đơn vị theo quy định của trên.

Gạo, thực phẩm bảo đảm đủ 13 ngày ăn trong đó có 3 ngày ăn bằng lương khô.

Mỗi chiến sĩ có 2 băng cá nhân; túi thuốc y tá, y sĩ của đại đội và tiểu đoàn bảo đảm đủ thuốc cho 10- 15 thương binh qua tuyến. Từng đơn vị có đủ võng, bạt đòn khiêng cáng thương binh, tử sĩ theo quy định.

Ngày 25 tháng 7 năm 1974, các đơn vị bảo đảm 100% hệ số kỹ thuật cho xe pháo, vũ khí trang bị sẵn sàng bước vào chiến đấu. Đạn vận chuyển bảo đảm đồng bộ lô liều, nguyên hòm. Súng đạn để lại trận địa phải có công sự, ngụy trang chu đáo, bố trí phân tán, tiện sử dụng.

Bảo đảm phòng hoá: Đài quan sát bảo đảm cho Sở chỉ huy bố trí ở điểm cao 630.

Các đơn vị từ đại đội trở lên đều bố trí đài quan sát kiêm nhiệm.

Tận dụng khí tài phòng độc chế sẵn mặt nạ M04-TK, K65...), số còn thiếu các đơn vị làm thêm khí tài ứng dụng, ưu tiên bảo đảm 100% khí tài chế sẵn cho các đơn vị phía trước, đơn vị làm nhiệm vụ trên hướng chủ yếu..

Trong chiến đấu hết sức giữ gìn khí tài của ta và tận dụng khí tài lấy được của địch để trang bị cho mình.

Vũ khí trang bị, lương thực thực phẩm, nguồn nước ăn uống... trong từng khu vực của đơn vị phải có kế hoạch phòng hoá, phòng cháy cụ thể.

 Khi phát hiện địch có hiện tượng hoặc sử dụng vũ khí hoá học phải kịp thời báo cáo lên cấp trên và thông báo, báo động cho mọi người biết đề phòng và có biện pháp tiêu độc cấp cứu.

Trong giai đoạn chiến đấu, Sở chỉ huy chung ở điểm cao 630.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:36:41 pm »

II. Diễn biến chiến đấu và kết quả

1. Chuẩn bị chiến đấu, hành quân chiếm lĩnh trận địa


Từ ngày 03 đến ngày 20 tháng 6 năm 1974, các đơn vị tham gia trận đánh hành quân vào vị trí tập kết ở khu vực Bắc và Nam sông Bung.

Từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 17 tháng 7 năm 197 Sư đoàn hoàn thành việc tu sửa đường 14 đoạn từ Thạch Mỹ đến Khe Hóa, đường 4 từ Trao đến Bến Hiên (đoạn Trao- Bến Hiên dài 45km, làm hết 550.000 ngày công, 25 tấn thuốc nổ TNT; đường cũ Bến Hiên - Thượng Đức dài 16km, do địch thường xuyên đi lại lùng sục, nên khi nổ súng mới sửa tiếp).

Ngày 17 tháng 7 năm 1974, Sư đoàn bắt đầu vận chuyển lương thực, đạn, pháo 85mm, cồl 1 60mm bằng thuyền bè xuôi theo sông, từ Bến Hiên vào vị trí chiếm lĩnh trận địa.

Ngày 20 tháng 7, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu đến cấp tiểu đoàn.

Ngày 23 tháng 7, Sư đoàn báo cáo quyết tâm chiến đấu với Bộ tư lệnh Quân khu 5: Đánh dứt điểm, tiêu diệt và  bắt gọn quân đồn trú trong khu vực Thượng Đức, cùng địa  phương diệt lực lượng kìm kẹp, giải phóng dân, đưa dân ra  vùng giải phóng; với phương châm: "vây chặt, đánh mạnh", "dứt điểm trong thời gian ngắn" l-2 ngày), nổ súng đúng ngày 29 tháng 7 năm 1974.

Đến lúc này, địch đã chú ý tăng cường các hoạt động biệt kích, thám báo, sử dụng máy bay trinh sát thăm dò hòng phát hiện lực lượng ta. Để bảo đảm bí mật, trong các ngày từ 25 đến 28 tháng 7, ta đưa một đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 và một bộ phận của Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 cùng địa phương bám lên phía trước, bắt 83 người, trong đó có dân vệ, biệt kích ngụy trà trộn với dân thăm dò tin tức, nắm tình hình ta, nhưng tình hình chung vẫn giữ được bí mật, an toàn.

Trên hướng Sư đoàn bộ binh 2 Quân khu 5, ngày 24 tháng 7 Sư đoàn sử dụng Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3 (thiếu) thực hiện chiến thuật "vận động tiến công bao vây liên tục" tiêu diệt 2 tiểu đoàn của trung đoàn 2 ngụy trên dãy điểm cao nam An Hoà.

5 giờ 20 phút ngày 29 tháng 7, Sư đoàn 2 sử dụng tiếp Trung đoàn bộ binh 36 (thiếu) tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 21 ngụy ở Dương Côi, Kỳ Mỹ, Văn Chỉ... hỗ trợ cho Sư đoàn 304 tiến công Thượng Đức, nhưng lực lượng của ta không diệt gọn được đại đội nào của địch, đến 19 giờ cùng ngày được lệnh rút quân.

Trên hướng Thượng Đức, ngày 26 và 27 tháng 7, các đơn vị tham gia chiến đấu vào vị trí chiếm lĩnh khu vực tập kết đúng kế hoạch.

18 giờ ngày 27 tháng 7, Trung đoàn pháo binh 68; hành quân chiếm lĩnh trận địa.

19 giờ ngày 28 tháng 7, các tiểu đoàn 7 và 8 Trung đoàn 66 hành quân vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. Đến 24 giờ cùng ngày, do trời sáng, địa hình trống trải, địch đi tuần tra nhiều nên Tiểu đoàn 7 trên hướng chủ yếu phải giảm tốc độ hành quân (lúc này đội hình Tiểu đoàn cách vị trí triển khai 1km, tiểu đoàn trưởng Kim cho bộ đội dừng lại, điều chỉnh đội hình và nhích dần lên. Hai khẩu pháo 85mm ở Nam sông Côn kéo bằng tay đã đưa được vào trận địa, hai khẩu ở hướng Bắc sông cũng chiếm lĩnh xong, riêng còn một khẩu từ An Điềm được chuyển bằng thuyền đến lúc 04 giờ 30 ngày 28 tháng 7, mới đưa được vào trận địa.

04 giờ ngày 29 tháng 7, Sư đoàn nhận được báo cáo của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66: Tiểu đoàn 7 chưa vào tới vị trí xuất phát tiến công, Tiểu đoàn 9 đang liên kết bộ phá rào FR; Trung đoàn chưa nắm được các đại đội bộ binh 5 và 10, đề nghị lui thời gian nổ súng để nắm lại bộ đội.

Sư đoàn trưởng Lê Công Phê đồng ý với đề nghị của Trung đoàn 66 và lệnh cho Trung đoàn: "Phải hết sức khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị, nắm chắc bộ đội để đúng 5 giờ nổ súng được".


2. Nổ súng tiến công Đợt tiên công thứ nhất (29.7.1974), đánh chiếm các cứ điểm ngoại vi Thượng Đức.

05 giờ 01 phút ngày 29 tháng 7, hỏa lực bắt đầu bắn. Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 chưa liên kết xong bộ phá rào FR, Đại đội 2 cũng chưa vào tới vị trí triển khai, Đại đội 3 đi lạc đường, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 không nắm được bộ đội. Trong khi đó, Tiểu đoàn 9 điểm hỏa bộ phá rào FR nhưng không nổ. Trung đoàn không nắm được các đại đội 5 và 10.

Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 66 dùng bộc phá mở cửa liên tục.

05 giờ 20 ngày 29 tháng 7, pháo binh địch từ Hà Sống bắn vào điểm cao 296. Đến 5 giờ 46, trên hai hướng tiền đồn A và B, ta đã mở xong cửa mở, bộ đội đang phát triển vào bên trong. 6 giờ 20, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 9 đánh chiếm xong tiền đồn A và B, một số địch bị tiêu diệt, số còn lại bỏ chạy vào chi khu. Quân địch ở đông tiền đồn 2 và tây Trúc Hà cũng bỏ chạy về Trúc Hà. Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 để lại một tiểu đội chốt giữ tiền đồn A, còn lại di chuyển đội hình về Tây Trúc Hà làm lực lượng dự bị cho Tiểu đoàn. Tiểu đoàn đưa 2 khẩu ĐKZ lên Đông tiền đồn A, 2 khẩu 12,7mm lên Tây tiền đồn A và 1 khẩu lên Đông tiền đồn  bắn chi viện cho bộ đội mở cửa đánh vào chi khu quận lỵ Thượng Đức.

Đại đội 9 Tiểu đoàn 9 để lại một tiểu đội chốt giữ tiền đồn B, lực lượng còn lại lui về làm đội dự bị cho Tiểu đoàn.

Sử dụng 2 khẩu ĐKZ và 2 khẩu 12,7mm lên tiền đồn B để chi viện cho bộ binh mở cửa mở đánh vào chi khu.

Sau khi điều chỉnh xong lực lượng, 6 giờ 30 ngày 29 tháng 7, Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 66 đưa Đại đội 11 vào mở cửa tiến công khu bảo an A3), Tiểu đoàn 7 nhanh  chóng nắm lại Đại đội 3 và tổ chức cho Đại đội 2 khẩn trương vận động vào mở cửa. Tiểu đoàn 8 chuẩn bị cho Đại đội 7 sẵn sàng cơ động.

7 giờ ngày 29 tháng 7, Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 cơ động đến Đông Bắc Trúc Hà thì hỏa lực của địch ở Trúc Hà, trong chi khu và chợ Hà Tân bắn mạnh vào đội hình, làm thương vong một số, không tiến lên được, phải triển khai tại chỗ làm công sự, ngăn chặn địch tiến công. Một tiểu đội chặn địch từ phía Tây Trúc Hà đến 8 giờ tiểu đội rút về phía sau.

Chỉ huy Tiểu đoàn 7 quan sát thấy phía Bắc chi khu hỏa lực của địch bắn ít nên đề nghị và được Trung đoàn chấp nhận cho Đại đội 2 vào mở cửa. Đại đội 2 đưa một trung đội mở cửa vào trước còn đội hình vào sau. 8 giờ đại đội tiến đến Bắc Gò Chuối bị hỏa lực của địch trong chi khu, Trúc Hà và chợ Hà Tân bắn mạnh vào đội hình, nên không phát triển được Trung đội 8 Đại đội 3 ở phía Bắc chi khu thấy ta bắn pháo, các nơi khác nổ súng cũng đề nghị Tiểu đoàn cho  đánh nhưng vì lực lượng ít, lại triển khai ngoài cánh đồng trống trải nên không đánh được. Tiểu đoàn vẫn chưa nắm được lực lượng còn lại của Đại đội 3.

6 giờ 40 ngày 29 tháng 7, Trung đoàn 66 lệnh cho Tiểu đoàn 7 phải di chuyển vị trí chỉ huy lên phía trước để nắm và tổ chức cho Đại đội 1 và Đại đội 2 mở cửa đánh chiếm đầu cầu Đại đội 1 1 Tiểu đoàn 9 mở cửa thuận lợi, đến 07 giờ 15 phút đã mở được 3 hàng rào. Địch trong khu A3 và tiền đồn C tập trung bắn mạnh vào các vị trí cửa mở của ta.

Pháo binh địch ở Hà Sống bắn vào tiền đồn B làm cho một  trung đội mở cửa của ta bị thương vong, phải tạm dừng.

Đại đội 11 tiếp tục đưa Trung đội 8 lên mở cửa. 7 giờ 45, Trung đội 8 bắt đầu mở cửa. Sau khi mở xong hàng rào thứ 5 thì bị hỏa lực bắn mạnh, máy bay A37 ném bom vào cửa mở, bộ đội thương vong nặng, Đại đội 11 phải tạm dừng.

Hướng Nam sông Vu Gia, Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 đánh chiếm và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở xóm Mới, sau đó chốt giữ khu vực này. 7 giờ, Đại đội 3 tiêu diệt gọn địch ở đồi Mồ Côi, súng máy phòng không tập trung bắn máy bay OV-LO, L.19 và A.37 đến trinh sát và đánh phá các trận địa pháo và đội hình tiến công của ta.

6 giờ 47, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn biệt động 79 biên phòng của địch báo cáo với liên đoàn 14: "... cứ điểm bị pháo kích, công sự bị hư hỏng nặng, nhiều khả năng không giữ nổi". 7 giờ 23, liên đoàn 14 lệnh cho tiểu đoàn 79: "chỉ để lại một đại đội giữ căn cứ, còn toàn bộ lực lượng rút ra ngoài".

7 giờ 45, tiểu đoàn 79 đã đưa một đại đội ra phía Đông, một đại đội ra phía Nam, một đại đội ra phía Tây, trong căn cứ chỉ còn một đại đội cùng chỉ huy tiểu đoàn 79.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:36:49 pm »

8 giờ ngày 29 tháng 7, Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn họp và nhận định: Lực lượng địch ở khu ngoại vi như tiền đồn A, B, Ba Khe, Gò Cấm, đồi Mồ Côi và các thôn từ 12 đến 1 5 đã bị tiêu diệt, nhưng ta chưa đánh được mục tiêu chủ yếu. Lực lượng địch còn đông nhưng nằm trong thế bị bao vây chặt và đang hoang mang. Hệ thống công sự, vật cản hầu như chưa bị phá hủy nên chúng còn ngoan cố chống cự. Các đơn vị của ta đánh vòng ngoài đã hoàn thành nhiệm vụ, đang hình thành thế bao vây chi khu  Thượng Đức. Tuy nhiên, lực lượng đột kích chính chưa phát triển được vào bên trong trung tâm (mới mở được 5 hàng rào trên hướng thứ yếu). Nguyên nhân chưa đột phá được không phải do địch quá mạnh mà do công tác tổ chức chỉ huy hiệp đồng của ta chưa tốt mặt khác do sử dụng đạn lãng phí và để mất mát nhiều, nên việc bảo đảm rất khó khăn, kế hoạch dứt điểm trong ngày chưa thực hiện được Quyết tâm của Sư đoàn là xốc lại đội hình, tổ chúc lại lực lượng tiếp tục đột phá vào mục tiêu chủ yếu, trong ngày 29 tháng 7 phải hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Thượng Đức.

Từ quyết tâm trên Sư đoàn lệnh cho các đơn vị: Trung đoàn bộ binh 66 nắm lại bộ đội, điều chỉnh lực lượng; đưa chỉ huy và hỏa lực lên trước hiệp đồng thật chặt chẽ, tiếp tục mở cửa, đột kích nhanh vào mục tiêu chủ yếu.

Đồng thời chuẩn bị lực lượng sẵn sàng nếu buổi chiều không dứt điểm thì đến tối đưa Tiểu đoàn 8 vào chiến đấu trên hướng Tiểu đoàn 7.

Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn bộ binh 10 bộ đội địa phương lùng sục tiêu diệt gọn quân địch còn lại. Đưa lực lượng áp sát Hà Tân, nổ súng áp đảo, phân tán sự đối phó của địch trong căn cứ Thượng Đức.

Trung đoàn 3 Sư đoàn 324, dùng hỏa lực tiếp tục kiềm chế pháo binh địch ở Hà Sống, Núi Đất. Tăng cường củng cố công sự ở các chốt, cho bộ đội sẵn sàng cơ động đánh địch phản kích hoặc rút chạy...

Trung đoàn pháo binh 68, đưa ngay đại diện pháo binh cùng thông tin, trinh sát lên trực tiếp các chỉ huy sở Tiểu  đoàn 7 và Tiểu đoàn 9 để hiệp đồng từng mục tiêu. Thời gian hiệp đồng và sử dụng pháo cụ thể: Tử 8 giờ đến 13 giờ ngày 29 tháng 7, pháo 85mm bắn 80 viên tập trung vào hai hướng cửa mở, tiêu diệt các lô cốt đầu cầu Lựu pháo 1 22mm bắn 300 viên tập trung vào mục tiêu 1A và 3A, chi viện cho bộ binh mở cửa.

13 giờ đến 14 giờ, pháo 85mm tiếp tục bắn 75 viên hiệu chỉnh từng viên vào các lô cốt hai bên cửa mở và khu tầng 2 lô cốt Súng KZ, B41, 12,7mm tập trung kiềm chế và tiêu diệt các lô cốt đầu cầu, chi viện cho bộ binh xung phong. Lựu pháo 122mm bắn tiếp 200 viên vào quận lỵ và Đông Nam chi khu. Khi bộ binh bắt đầu mở cửa, Đại đội bộ binh  Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương áp sát Hà Tân.

Trên hướng Trung đoàn 66, 8 giờ 30 ngày 29 tháng 7, địch tập trung hỏa lực từ Trúc Hà, Hà Tân cùng với phi pháo đánh mạnh vào hai hướng tiến công cửa Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn 7 chưa nắm được Đại đội bộ binh 1 và Đại đội bộ binh 3. Khi Đại đội bộ binh 2 vận động lên bị pháo binh bắn trúng đội hình, buộc phải dừng lại. Đại đội 1  Tiểu đoàn 9 bị pháo bắn gây thương vong lớn không tiến lên được. Lượng đạn của hai tiểu đoàn tiêu thụ gần hết. Trung đoàn đang tổ chức cho các tiểu đoàn 7 và 9 điều chỉnh lực lượng tiếp tục lên mở cửa mở.

Lúc này, Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 66 đưa ngay vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 7 lên sát hàng rào, nắm và tổ chức lại bộ đội, chỉ huy các đại đội 1 và 3 nhanh chóng lên mở cửa. Tiểu đoàn 9 tiếp tục lên mở cửa. Mọi kế hoạch phải tổ chức khẩn trương, thận trọng từng bước chặt chẽ, nắm chắc và đưa hỏa lực lên sát phía trước để chi viện cho bộ binh.

Cử cán bộ tác chiến của Trung đoàn xuống Tiểu đoàn 7 đôn đốc thực hiện. Tổ chức thu nhặt các loại đạn, bộc phá chuyển lên phía trước cho bộ đội.

9 giờ 10 phút ngày 29 tháng 7, Tiểu đoàn 7 di chuyển vị trí chỉ huy lên Bắc Trúc Hà, điều chỉnh lại hỏa lực, đưa ĐKZ lên Bắc Gò Chuối; đồng thời đưa Đại đội 2 vào mở cửa. Trung đội mở cửa của Đại đội 2 đến Bắc Gò Chuối liền bị hỏa lực địch ở Trúc Hà và Hà Tân bắn chặn quyết liệt, bộ đội không lên được.

Đến 12 giờ, Tiểu đoàn 7 cho Đại đội 2 quay ra để củng cố và tổ chức chiến đấu lại, nhưng do địa hình trống trải, địch bắn mạnh, Đại đội 2 đã bỏ toàn bộ bộc phá và bộ phá rào FR lại trận địa. 15 giờ, Đại đội 2 mới ra tới vị trí quy định. 13 giờ 30, Đại đội 3 (thiếu Trung đội 8 do đi lạc) mới tìm thấy Tiểu đoàn, triển khai ở Đông Nam Hoàng Phước Bắc.

Trên hướng thứ yếu, Đại đội 11 Tiểu đoàn 9 tiếp tục mở cửa, nhưng bị hỏa lực bên trong cứ điểm và phi pháo bắn chặn, lực lượng ta bị thương vong nặng, buộc phải chất lại Đến 10 giờ, Đại đội 11 còn 5 người, Đại đội 7 còn 7 người chiến đấu được.

13 giờ 30, Sư đoàn nhận báo cáo của Trung đoàn 66: Tiểu đoàn 7 không nắm được Đại đội 1, Đại đội 2 bị kẹt ngoài cánh đồng chưa ra được, Đại đội 3 mới nắm được hai trung đội, địch ở Trúc Hà trà trộn lẫn với dân, dùng hỏa lực gây nhiều thương vong cho Tiểu đoàn 7.

Sư đoàn trưởng lệnh cho Trung đoàn 66 tổ chức ngay một trung đội tiêu diệt địch ở Trúc Hà để mở đường cho quân ta vận động vào Thượng Đức.

Theo kế hoạch, 14 giờ bộ binh ta bắt đầu xung phong, nhưng do tình hình diễn biến phức tạp, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 đề nghị Sư đoàn cho lui lại đến 16 giờ (nhưng thực tế đến 17 giờ mới bắt đầu nổ súng được).

Đúng 17 giờ, pháo 85mm bắn hai phát đạn diệt khẩu 12,7mm trong thôn Trúc Hà, hỏa lực bắn chế áp trong thời gian 5 phút. Đến 17 giờ 05, một trung đội của Đại đội 2 xung phong từ hướng Bắc vào, đến 1 7 giờ 20 chiếm được thôn Trúc Hà. Tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 2 lên chiếm bàn đạp để tiến công tiếp. 18 giờ, trung đội mở cửa của Đại đội 1 triển khai xong ở dọc đường Nam Trúc Hà. Khi Đại đội 1 lên mở được một hàng rào, địch phát hiện được chúng tập trung đánh ngăn chặn, máy bay A-37 đến ném bom vào cửa mở và thôn Trúc Hà. Bom rơi trúng đội hình Đại đội 1, bộc phá bị hủy hoàn toàn, trung đội trưởng trung đội mở cửa hy sinh. Tiểu đoàn lập tức điều trung đội của Đại đội 2 lên mở cửa. 19 giờ 15, Đại đội 2 triển khai hỏa lực và nhận bàn giao cửa mở của Đại đội 1 xong. Tiểu đoàn cho Đại đội 1 lui về phía sau củng cố. Đội hình còn lại của Đại đội 2 tiếp tục di chuyển lên Trúc Hà. 19 giờ 40, Đại đội 2 mở xong hàng rào thứ hai, sau 20 phút mới mở tiếp được hàng rào thứ ba. Địch điên cuồng đánh phá vào cửa mở. Trung đội mở cửa bị thương vong nặng. Đồng chí Điềm - đại đội trưởng Đại đội 2 cùng một chiến sĩ lao lên mở tiếp, nhưng hỏa lực địch bắn mạnh, cả hai đồng chí hy sinh. Đồng chí Ninh - đại đội phó tiếp tục chỉ huy mở cửa, nhưng bị máy bay  AC. 130 bắn trúng đội hình, thêm một số nửa thương vong, đồng chí Ninh bị thương nặng. Bộc phá hết, Đại đội 2 gặp nhiều khó khăn. Vị trí chỉ huy Tiểu đoàn 7 di chuyển lên sát cửa mở, nhưng tới Trúc Hà bị pháo binh và máy bay AC.130 đánh chặn, bị thương vong một số phải quay lại chỗ cũ.

2 1 giờ 20, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 lệnh cho đại đội trưởng Đại đội 3 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội lên mở cửa.

Đến 22 giờ, đại đội trưởng Đại đội 3 lên tới vị trí mở cửa, nhưng bộ đội đi phía sau bị pháo bắn chặn trúng đội hình, đại đội trưởng chờ không thấy bộ đội lên phải quay lại tìm, dọc đường lại bị thương tiếp. 2 giờ 30, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 lệnh cho trợ lý tác chiến tiểu đoàn cùng đồng chí đại đội phó Đại đội 3 tiếp tục đưa một tiểu đội lên mở cửa, nhưng chưa vào tới cửa rnở cũng bị pháo bắn trúng đội hình, làm hai đồng chí bị hy sinh và ba đồng chí bị thương, phải quay lại.

Trước khó khăn đó, Trung đoàn 66 tăng cường cho Tiểu đoàn 7 Trung đội 9 của Đại đội 7 Tiểu đoàn 8, gồm 16 người, có 11 bộc phá dự bị cho mở cửa, triển khai cạnh Sở chỉ huy Tiểu đoàn 7. Đến 23 giờ, Tiểu đoàn đưa Trung đội 9 dự bị vào mở cửa, nhưng khi vận động đến Trúc Hà bị máy bay AC.130 bắn vào đội hình làm thương vong 8 người, còn lại 8 người chạy tán loạn, sau đó 4 đồng chí ở lại giải quyết hậu quả.

Trung đoàn báo cáo lên Sư đoàn tình hình trên, được Sư đoàn đồng ý cho Tiểu đoàn 7 tạm dừng tiến công, tiếp tục làm công tác chính sách.

 Trên hướng của Trung đoàn 3 Sư đoàn 324, trong ngày đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Ba Khe, dùng hỏa lực kiềm chế pháo địch ở Hà Sống, Núi Đất. Các lực lượng chốt chặn tăng cường công sự trận địa. Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 vây địch ở Hà Sống (từ 9 giờ đến 18 giờ OO), có khoảng một đại đội địch tử Hà Nha tổ chức tiến công vào trận địa 3 lần.

Đến 20 giờ, lợi dụng lúc trời tối, địch bất ngờ tiến công từ phía sau, ta bị thương vong một số, đội hình tản mát, từng bộ phận tự động rút khỏi trận địa chạy về Lộc Phước.

Tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương sau khi tiêu diệt địch ở  gò Mồ Côi, được lệnh tiếp tục chốt, giữ vững vị trí chiếm được.

Tiểu đoàn 10 địa phương Quảng Đà và 2 đại đội huyện Đại Lộc, sau khi diệt địch ở gò Cấm, Đức Đồng đã cùng đội công tác lùng sục diệt, bắt ác ôn và chốt giữ tại chỗ.

Ngày 29 tháng 7 năm 1974, ta kết thúc đợt tiến công đánh chiếm các mục tiêu vòng ngoài.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:37:17 pm »

2. Đợt thứ hai (ngày 31. 7. 1974), đánh chiếm chi khu quận ly Thượng Đức.

Sau đợt tiến công lần thứ nhất không thành công, được sự chỉ đạo của Quân khu 5 và Quân đoàn 2, 8 giờ ngày 30 tháng 7 năm 1974, Bộ tư lệnh Sư đoàn 304 họp quyết định:

Ngày 30 tháng 7 năm 1974, các đơn vị tạm dừng tiến công địch, tiếp tục củng cố lực lượng, xây dựng trận địa, giữ vững khu vực đã chiếm.

Tiếp tục tổ chức tiến công Thượng Đức, dứt điểm vào ngày 31 tháng 7. Mục tiêu và hướng tiến công không thay  đổi. Tập trung mở 2 cửa vào hướng Tây Bắc chi khu và Tây đồn bảo an. Hướng chủ yếu đột kích vào sở chỉ huy tiểu đoàn 79 biệt động biên phòng và chi khu. Hướng thứ yếu đánh chiếm đồn bảo an. Ngay trong đêm 30 tháng 7, đưa đại đội pháo cao xạ 37mm vào bắn thẳng. Đưa thêm 4 khẩu pháo 8mm ở An Điềm vào chiến đấu. Sử dụng toàn bộ pháo 122mm và pháo 85mm chi viện cho tiến công. Các loại hỏa lực thay nhau bắn, phá hoại và kiềm chế cho bộ binh làm công sự, không cho địch phục hồi.

Sư đoàn quy định các mốc thời gian chính:

- 1 giờ ngày 31 tháng 7 hoàn thành công sự trận địa.

- Từ 1 giờ đến 2 giờ, bắn pháo và mở cửa.

- 2 giờ, bộ đội xung phong.

Đảm bảo cho trận đánh thắng lợi, Sư đoàn tăng cường chỉ huy và cơ quan xuống Trung đoàn 66: Tham mưu trưởng Sư đoàn Lê Đắc Long và một số sĩ quan tham mưu, hậu cần Sư toàn xuống Trung đoàn 66 cùng với Chính ủy Trung đoàn Trần Quang Quyết chỉ huy trận đánh; Trung đoàn phố Nguyễn Sơn Văn xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 8.

Do Tiểu đoàn 7 trên hướng chủ yếu liên tục bị địch dùng phi pháo đánh vào đội hình, bộ đội bị thương vong nặng nên Sư đoàn quyết định cho Tiểu đoàn 7 rút ra củng cố, đưa Tiểu đoàn 8 vào thay. Tiểu đoàn 9 mặc dù cũng bị thương vong nhiều, Trung đoàn trưởng Quý đi với Tiểu đoàn 9 cũng bị thương, nhưng còn khả năng chiến đấu được, nên Sư đoàn quyết định để Tiểu đoàn 9 tiếp tục tiến công trên hướng thứ yếu.

 20 giờ ngày 30 tháng 7, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 (đồng chí Hướng) và đại đội trưởng Đại đội 7 nhận bàn giao xong, tiến hành trinh sát cửa mở. 23 giờ, đại đội trưởng quay về tổ chức cho bộ đội vào chiếm lĩnh. Cùng thời gian này, Sư đoàn triển khai xong đường dây hữu tuyến điện xuống đến chỉ huy Trung đoàn 66. Đại đội cao xạ 37mm và hai khẩu pháo 85mm ở cánh Nam đã chiếm lĩnh xong trận địa ở Hoàng Phước Bắc.

1 giờ ngày 31 tháng 7, Tiểu đoàn 8 bắt đầu chuyển quân, Tiểu đoàn 9 điều một tổ lên kiểm tra cửa mở. Khi lên đến cửa mở bị địch bắn ra, tổ này không quay lại mà báo cáo về là cửa mở đã thông.

3 giờ, Tiểu đoàn 8 đưa hai khẩu súng ĐKZ lên Đông tiền đồn A, hai khẩu 1 2, 7mm ở Bắc tiền đồn A và cối 82mm ở Đông Trúc Hà; nhận chuyển thuộc của Tiểu đoàn 7 gồm 2 khẩu súng ĐKZ và 2 khẩu 12,7mm.

3 giờ 20 ngày 31 tháng 7, đại đội cao xạ 37mm chiếm lĩnh xong trận địa nhưng không có công sự. Sư đoàn tăng cường Tiểu đoàn 17 công binh gấp rút làm công sự cho cao xạ 37mm. Riêng pháo 85mm ở điểm cao 148 đã sẵn sàng bắn vào các mục tiêu. Đại đội 6 Tiểu đoàn 8 chiếm lĩnh xong trận địa ở Hoàng Phước 3, các lực lượng còn lại đang vào vị trí chiếm lĩnh.

3 giờ 30 ngày 31 tháng 7, pháo binh của ta bắt đầu bắn, nhưng Trung đoàn 66 vẫn chưa liên lạc được với Tiểu đoàn 8.

Đến 4 giờ Tiểu đoàn 8 mới báo cáo: Đại đội 7 cách hàng rào 200m, đang triển khai đội hình. Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 66 đưa ngay Đại đội 7 vào mở cửa. Khi được lệnh  xung phong, Tiểu đoàn 9 lại bị địch bắn chặn không phát triển lên được.

4 giờ 40, chính trị viên phó Ngô Văn Dùng dẫn đầu một tổ đánh chìm được lô cốt đầu cầu, nhưng lực lượng ta quá ít nên không giữ được. Đến 5 giờ, đồng chí Dùng bị thương phải quay ra. Sư đoàn lệnh cho pháo chuyển làn vào quận lỵ bộ đội bắt đầu xung phong. Nhưng hai lần xung phong qua cửa mở, cả hai hướng đều bị thương vong nhiều? phải dừng lại.

5 giờ, Trung đoàn không bắt liên lạc được với tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, đồng chí Văn tổ chức cho hỏa lực ĐKZ, 12, 7mm và B41 lên kiềm chế địch, cho Đại đội 7 xung phong, Tiểu đoàn 8 di chuyển vị trí chỉ huy lên sát Đại đội 7 và bắt liên lạc với tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9. Sư đoàn lệnh cho pháo 85mm bắn các mục tiêu của địch mới hồi phục và đài quan sát ở tháp canh nhà thờ Hà Tân.

6 giờ 30 tại Sở chỉ huy, Sư đoàn trưởng quan sát thấy ta và địch đều im tiếng súng, trong quận lỵ có nhiều đám cháy lớn. Các lô cốt của địch cơ bản bị phá hủy. Do ta đánh mạnh nên tiểu đoàn 79 đã di tản ra ngoài một số, còn lại chui xuống hầm ngầm. Nhưng chỉ huy các tiểu đoàn của ta không bám sát đơn vị, nên không nắm được tình hình, từ đó Sư đoàn quyết định tiếp tục tổ chức tiến công.

Theo lệnh của Sư đoàn trưởng, Trung đoàn 66 tiếp tục đưa Tiểu đoàn 8 vào tiến công. Tiểu đoàn 9 xốc lại đội hình tiếp tục đánh vào A3. Đưa hỏa lực của các tiểu đoàn lên sát hàng rào để chi viện cho bộ binh. Trung đoàn cử cán bộ xuống Tiểu đoàn 7, tổ chức một đại đội sang tiếp sức cho  Tiểu đoàn 9. Vị trí chỉ huy của các tiểu đoàn đưa lên sát hàng rào để chỉ huy bộ đội. Trung đoàn tổ chức hỏa lực chi viện cho bộ binh xung phong.

8 giờ 30 Tiểu đoàn 8 đưa Đại đội 6 vào chiến đấu, nhưng hai đợt tổ chức xung phong đều bị phi pháo đánh chặn không lên được. Đến 14 giờ phải rút ra bố trí ở Đông tiền đồn A, làm công sự chốt giữ.

Hướng thứ yếu, Tiểu đoàn 9 bị phi pháo đánh liên tục vào đội hình không còn đủ sức tiến công, cũng phải dừng lại làm công sự chốt giữ.

Hướng Trung đoàn 3 Sư đoàn 324, địch liên tiếp bắn phá vào các khu vực điểm cao 126, Ba Khe, điểm cao 148.

Máy bay A-37 đánh bom vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2.

Trước đó, ngày 30 tháng 7, tiểu đoàn 56 sư đoàn 3 ngụy triển khai ở Bàn Tân, Nông Lâm, sang ngày 31 tháng 7 cùng với tiểu đoàn 57 tổ chức nhiều đợt tiến công lên Nông Lâm 2, Lâm Phụng 2, điểm cao 126 và Ba Khe, nhưng chúng đều bị lực lượng của ta đánh lui. Đợt tiến công lần thứ hai kết thúc, nhưng ta chưa chiếm được quận lỵ Thượng Đức.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:37:36 pm »

3. Đợt tiến công thứ ba (từ ngày 1 đến ngày 7.8. 1974), giải phóng hoàn toàn Thượng Đức.

Sau đợt tiến công thứ hai không thành công, Đảng ủy Sư đoàn họp và chỉ ra những ưu khuyết điểm, nguyên nhân không hoàn thành nhiệm vụ của hai đợt tiến công; đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp, quyết tâm chỉ huy, lãnh đạo đơn vị bám trụ giữ vững thế trận, tiếp tục tiến  công địch ở Thượng đức lần thứ ba. Về kế hoạch tiến công tiếp theo cơ bản vẫn giữ như cũ, cần khẩn trương tổ chức nghiên cứu cụ thể, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống công sự, trận địa của hỏa lực cũng như của bộ binh. Về pháo binh, đưa trận địa vào sát căn cứ địch và tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với pháo bắn thẳng của từng cửa mở của từng tiểu đoàn; đồng thời củng cố lực lượng, động viên bộ đội, rút kinh nghiệm, bổ sung đạn dược, kiên quyết tiến công tiêu diệt quận lỵ Thượng Đức vào ngày 5 tháng 8 năm 1974, hoàn thành nhiệm vụ Mặt trận giao cho.

Ngày 1 tháng 8, Tư lệnh Mặt trận quyết định cho Sư đoàn 304 tạm dừng tiến công để củng cố đơn vị, củng cố bộ đội, chuẩn bị thật chu đáo về mọi mặt, bảo đảm đánh chắc thắng. Và dự kiến tiến công Thượng Đức lần thứ ba vào ngày 6 tháng 8 năm 1974.

Thực hiện quyết tâm của Mặt trận, Sư đoàn xây dựng quyết tâm tiến công địch ở Thượng Đức bằng: Bao vây, đánh lấn, tập trung hỏa lực triệt phá khu vực cửa mở trước khi bộ binh xung phong. Quá trình đánh địch được chia làm 4 bước. Bước 1, diệt địch ở chợ Hà Tân và tiền đồn C; bước 2, diệt địch ở chi khu và đồn bảo an; bước 3, diệt địch ở quận lỵ; bước 4, diệt địch còn lại ở Hà Tân. Mục tiêu tiến công chủ yếu là chi khu; hướng tiến công chủ yếu từ Tây Bắc; hướng thứ yếu từ Tây Nam.

Thực hiện quyết tâm của trên, Trung đoàn 66 tiếp tục sử dụng Tiểu đoàn 8 tiến công trên hướng chủ yếu. Tiểu đoàn 9 tiến công trên hướng thứ yếu. Tiểu đoàn 7 (thiếu) làm lực lượng dự bị.

Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tổ chức chốt chặn, tiêu diệt địch giải toả, dùng hỏa lực kiềm chế pháo binh địch ở Hà Sống, giữ vững địa bàn, bảo đảm cho Sư đoàn 304 tiến công Thương Đức.

Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương tổ chức chốt giữ tại chỗ, sẵn sàng diệt địch bỏ chạy và đánh địch giải tỏa trên hướng Nam sông Vu Gia.

Để chi viện cho các lực lượng tiến công,.sư đoàn quyết định: Dùng 30 viên đạn pháo 122mm bắn rải vào căn cứ không cho địch khôi phục trận địa.

Khi thực hành tiến công sử dụng 180 viên đạn pháo 85mm, 500 viên đạn lựu pháo 122mm, 30 viên đạn súng cối 160mm bắn vào các lô cốt, tiêu diệt sinh lực địch, chi viện cho bộ binh xung phong.

Trước ngày 6 tháng 8, phải đưa được một khẩu pháo 85mm ở điểm cao 148 lên điểm cao 296 và 2 khẩu pháo 85mm lên Bắc điểm cao 193 bắn thẳng vào chi khu.

Lực lượng pháo cao xạ, tập trung đánh máy bay bảo vệ đội hình tiến công của Sư đoàn.

Mọi công tác chuẩn bị xong trước ngày 5 tháng 8; 6 giờ ngày 6 tháng 8, đánh chiếm tiền đồn C và chợ Hà Tân; 18 giờ, đánh chiếm chi khu quận lỵ Thượng Đức. Ngày 7 tháng 8, giải phóng hoàn toàn Thượng Đức.

Thực hiện kế hoạch tác chiến ciỉa sư đoàn, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tiến hành làm công tác chuẩn bị. Cán bộ trung đội, đại đội trực tiếp đi kiểm tra từng khẩu súng,  viên đạn... của chiến sĩ, tính toán lượng dự trữ đủ bảo đảm cho trận đánh quan trọng này.

Cũng trong thời gian này, Phó tư lệnh Quân khu 5- Nguyễn Chánh cùng một số cán bộ cơ quan Quân khu xuống Sư đoàn kiểm tra, động viên bộ đội trước khi bước vào trận đánh. Đồng chí Hoàng Đan- Phó tư lệnh Quân đoàn 2 và đồng chí Nguyễn Ân - Sư đoàn phó Sư đoàn 304 xuống Tiểu đoàn 8, gặp các chiến sĩ đánh bộc phá trực tiếp mở các hàng rào còn lại. Chủ nhiệm pháo binh Sư đoàn Chu Minh Phúc đến từng khẩu pháo kiểm tra và động viên giao nhiệm vụ, đánh số thứ tự mục tiêu cho pháo bắn.

Đồng chí Phạm Xuân Thệ được giao nhiệm vụ chỉ huy Tiểu đoàn 9 đánh chiếm chi khu Thượng Đức.

Ngày 5 tháng 8, Sư đoàn 304 điều Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 ở Nam sông Vu Gia chốt giữ Chạm Sơn, đánh chặn quân địch đến giải toả; đưa Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương sang Nam sông, để một đại đội chốt giữ thôn 12 và 13; Tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương chuyển ra hoạt động ở Cẩm Muồng và Ngọc Kinh. Sau khi triển khai đội hình Tiểu đoàn 1 bị bom địch đánh vào trận địa phải quay lại. Các lực lượng khác vẫn thực hiện theo kế hoạch. Đến hết ngày 5 tháng 8, cơ bản đã hoàn thành xong mọi công tác chuẩn bị.

5 giờ ngày 6 tháng 8, pháo binh ta bắt đầu bắn vào chi khu bảo an, tiền đồn C và đầu cầu Hà Tân. Pháo 85mm diệt các lô cốt, cối 160mm bắn chỉnh phá hủy công sự địch.  5 giờ 30, Đại đội 9 đánh chiếm tiền đồn C; 7 giờ, Đại đội 2 đánh chiếm đầu cầu Hà Tân. Địch phản kích mạnh, ta phải lui lại.

12 giờ 35, cối 160mm tạm dừng bắn, pháo 85mm bắt đầu diệt những mục tiêu còn lại, tất cả hỏa lực thay nhau bắn đến 16 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1974. .

17 giờ 30, Tiểu đoàn 9 mở xong cửa mở. Tiểu đoàn 8 còn 2 hàng rào. Đến 18 giờ 2 phút, Tiểu đoàn 8 mở xong cửa mở. 18 giờ 10 phút, cả hai hướng đều xung phong.

18 giờ 25 cả hai hướng đều chiếm được lô cốt đầu cầu.

19 giờ 30, Đại đội 6 bị địch phản kích không giữ được phải lùi ra. Tiểu đoàn tiếp tục đưa Đại đội 7 vào chiến đấu.

18 giờ 40 Tiểu đoàn 9 đánh chiếm được lô cốt thứ hai, lô cốt phía bên trong địch vẫn bắn trả quyết liệt, một chiến sĩ lao lên dùng bộc phá tiêu diệt. Tiểu đoàn phó Nguyễn Đức Du dũng mãnh dẫn đầu Tiểu đoàn xông lên. Anh lệnh cho chiến sĩ cởi áo vứt lên hàng rào còn sót lại cho bộ đội đặt chân vượt qua. Đại đội trưởng Đại đội 10 Hoàng Văn Nam chỉ huy xạ thủ B41 Đình diệt từng hỏa điểm địch mới xuất hiện. Các trung đội trưởng Lữ Tung Hoành, Nguyễn Huy Thường, Nguyễn Ngô Vinh bình tĩnh chỉ huy trung đội lần lượt đánh chiếm từng lô cốt địch. Đại đội 2 nhanh chóng đánh chiếm chợ Hà Tân, đại đội phó Nguyễn Mạnh Cường bố trí khẩu 12,7mm bắn chặn không cho địch rút chạy ca đường bộ và đường sông.

Cùng thời gian này, các đại đội 6 và 7 Tiểu đoàn 8 còn đang ở khu vực cửa mở. Trước sự phát triển thuận lợi của Tiểu đoàn 9, 21 giờ Sư đoàn quyết định chuyển hướng tiến công chủ yếu sang hướng Tiểu đoàn 9. Tập trung lực lượng, chỉ huy vào hướng chủ yếu mới để tiêu diệt bằng được quân địch.

21 giờ 30, Tiểu đoàn 9 chiếm khu bảo an. Sư đoàn lệnh cho các lực lượng dừng lại củng cố, xốc lại đội hình, chuyển vật chất, kỹ thuật chuẩn bị tiến công tiếp.

1 giờ 25 ngày 7 tháng 8, Sở chỉ huy Trung đoàn 66 và Đại đội 3 Tiểu đoàn 7 (lực lượng dự bị) sang tới hướng thứ yếu. 5 giờ ngày 7 tháng 8, các tiểu đoàn 7 và 9 mở xong cửa mở ở hàng rào phân khu, phát triển sang chi khu. Hướng Tiểu đoàn 8 gặp ổ đề kháng ngầm của địch, chúng bắn chặn quyết liệt, bộ đội thương vong nhiều, tốc độ tiến công giảm. Trung đội trưởng Chu Ngọc Oanh bị thương vào tay trái, anh vẫn dùng lựu đạn ném vào lô cốt, diệt hỏa điểm của địch tạo điều kiện cho Đại đội 6 tiếp tục phát triển chiến đấu.

Hướng Tiểu đoàn 7, đại đội trưởng Đại đội 3 Nguyễn Đình Sửu dẫn đầu đội hình, anh chỉ từng mục tiêu cho trung đội trưởng Nguyễn Mạnh Toàn và giao nhiệm vụ cho các bộ phận phát triển vào bên trong chi khu. Đến khu  thông tin, Toàn dẫn các chiến sĩ Chúc, Bông nhanh chóng đánh chiếm, cắt đứt mọi sự liên lạc của địch trong quận lỵ Thượng Đức và với Đà Nẵng. Lúc này quân địch ở trung tâm chi khu hoảng loạn, liều chết chạy về phía cầu Hà Tân, nhưng bị Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 và các lực lượng địa phương ngăn chặn, một số bị tiêu diệt, số còn lại đều bị ta bắt, trong đó có chỉ huy phó chi khu.

8 giờ 20 ngày 7 tháng 8 năm 1974, ta làm chủ toàn bộ chi khu quận lỵ Thượng Đức. Sư đoàn lệnh cho Trung  đoàn 66 để Tiểu đoàn 9 chốt giữ khu vực bảo an của quận lỵ, truy quét bắt tù hàng binh, giải quyết hậu quả chiến đấu; Tiểu đoàn 7 dùng một bộ phận tiếp tục truy quét địch ở Hà Tân và khu vực nhà thờ, cầu Hà Tân; Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 3 và Tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương chặn diệt tàn quân địch, không cho chúng chạy về Đà Nẵng cả trên bộ và trên sông.

11 giờ ngày 7 tháng 8 năm 1974, toàn bộ quân địch ở căn cứ Thượng Đức bị tiêu diệt và bị bắt. Chi khu quận lỵ Thượng Đức được giải phóng, kết thúc đợt hai chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức.

Sau ba đợt tiên công, Sư đoàn 304, Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 cùng các lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt tiểu đoàn 79 biệt động biên phòng, 1 đại đội bảo an, 1 trung đội thám báo, 1 trung đội cảnh sát, 19 trung đội dân vệ và toàn bộ chính quyền địch ở quận lỵ Thượng Đức.

Diệt 476 địch, bắt 888 tên, thu 562 súng các loại (có 1 khẩu cối 106,7mm, 4 khẩu cối 81mm, 5 khẩu cối 60mm, 3 khẩu pháo 105mm) và hàng trăm tấn đạn dược, phương tiện chiến tranh khác. Phá hủy 11 khẩu pháo, cối các loại, 1 khẩu ĐKZ, 3 xe M113, 5 kho đạn; bắn rơi 13 máy bay.

Giải phóng toàn bộ khu vực từ Bàn Tân đến Thượng Đức với 15.000 dân, vùng giải phóng của ta được mở rộng tới phía Tây của căn cứ quân sự Đà Nẵng.  Lực lượng ta hy sinh 111 đồng chí, bị thương 285 đồng chí; tỷ lệ thương vong giữa ta và địch 1/2.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
thichcafefin
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 09:01:50 pm »

Cảm ơn anh nhé ! Nhưng số liệu anh đưa ra em thấy nó sao sao ấy, đánh như thế mà mình hy sidnh có 111 người. Nói như vậy bên phía kia họ bảo là mình hy sinh 500-2000 người, chênh lệch quá lớn, theo em thì có thể mình hy sinh khoảng 800 - 1000 người là cái chắc .
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 09:09:01 pm »

Đ/c đọc lại bài #7 của tôi đi nhé Wink
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 09:10:34 pm »

cái mục đích bạn tìm hiểu là số thương vong của ta phải không? chi vậy?


Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM