Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:30:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Nguyên ngày ấy  (Đọc 87621 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:29:29 pm »


Ngày 20 tháng 9 năm 1970. Chúng tôi đi nghiên cứu địa điểm mới của Bệnh viện trở về. Chúng tôi gọi đây là khu Đ - Địa điểm thứ 4 trong vòng một năm kể từ khi ra cánh Bắc Tây Nguyên.

Đi mất hai ngày, về hai ngày, ở lại nghiên cứu bốn ngày. Luồn rừng, leo núi, ve, vắt đốt khắp người. Đường lầy lội, trơn ngã, quần áo rách tả tơi bê bết bùn và máu.

Đường rừng mới mở, vắt nhiều vô kể. Thấy bước chân người đi qua, chúng ngóc đầu dậy như tằm đang thời ăn rỗi. Vắt cắn đầy chân, rứt được một con thì hàng chục con khác đã bám vào chân leo thoăn thoắt lên đùi, rồi lên bụng, ngực. Chỉ có một cách là đi thật nhanh như chạy, mặc cho vắt bám. Tới một con suối, lội ra, đứng giữa dòng nước, hoặc trèo lên một hòn đá giữa suối để nghỉ và bắt đầu bắt vắt. Sau đó lại vắt chân lên cổ, chạy nhanh tới một con suối khác.

Hôm đó trong rừng dưới trời mưa xối xả. Chúng tôi đang tìm chỗ để triển khai cho khối Viện bộ. Bỗng thấy loạt soạt trong bụi cây phía trước mặt. Tôi chưa kịp hiểu việc gì thì đã thấy loé một ánh lửa, rồi một tiếng súng nổ. Một con thú giẫy giụa. Cậu cảnh vệ reo lên: “Được một con lợn rồi!”. Nhưng tiu nghỉu ngay: “Ôi, con lợn lửng”.

Chúng tôi xúm lại xem, một con lợn khoảng trên 20 kg, da màu vàng. Tôi chưa thấy bao giờ. Cậu cảnh vệ có vẻ thất vọng:

- Lợn lửng, không ăn được đâu thủ trưởng ạ!

- Sao không ăn được?

- Thịt nó hôi lắm. Đến đồng bào dân tộc cũng không thèm ăn. Họ bảo ăn vào, người sẽ hôi suốt đời! Vứt đi thôi!

- Vứt là thế nào - Tôi tiếc rẻ - Prôtít đấy. Khiêng về thôi.

Các cậu cảnh vệ ngại ngùng không muốn khiêng. Tôi liền chặt một cành cây rồi tôi và anh Tấn mỗi người một đầu khiêng lủng lẳng con lợn về nơi trú quân tạm trong rừng.

Anh em ở nhà reo mừng khi biết tin bắn được lợn. Nhưng khi nhìn thấy con lợn thì mấy anh tiu nghỉu trong khi mấy anh khác vẫn hào hứng: Sợ gì hôi! Lột da thì hết hôi ngay.

Cả đoàn tiền trạm vui vẻ nấu nấu, nướng nướng. Thịt lợn lửng quả có hôi thật, nhưng anh em nấu thêm với lá sả với gừng kiếm ở bờ suối. Cuối cùng cũng hết sạch.

Ngoài con lợn anh em còn săn được thêm sáu con vượn nên ăn uống cũng khá.

Đã tìm xong được địa điểm cho các khối Ngoại, Viện bộ, trường Quân y tương đối tốt, ở gần nhau. Riêng khối Nội cách hơi xa. Rừng tre nứa, dễ làm nhà, nhưng về mùa khô sẽ trống.

Tôi chỉ lo một điều là địa điểm quá xa các kho và nương. Vận chuyển lương thực, thực phẩm sẽ có nhiều khó khăn. Cách nơi ở cũ, cách nương rẫy bốn ngày đường, vừa đi vừa về. Nếu không giải quyết được khâu vận chuyển sẽ đói hoặc sẽ mất hết người vào việc vận chuyển...

Nhìn trên bản đồ con sông Đắc Mế chảy ngoằn ngoèo từ nơi ở cũ tới chỗ ở mới, cứ ám ảnh tôi. Ở Tây Nguyên, cho tới nay, chưa đơn vị nào khai phá, sử dụng con sông này vào công tác vận chuyển. Mấy tháng trước khi Bệnh viện di chuyển từ khu A vào khu B, ở đoạn trên của con sông, tôi đã đề xuất việc vận chuyển trên sông, nhưng công việc cũng chỉ dừng ở đấy. Chưa ai làm gì thêm.

Nhưng bây giờ, chúng tôi như bị dồn đến chân tường: nếu không dùng đường sông thì chỉ còn cách hoặc tăng biên chế đội vận tải lên một đại đội thay vì một trung đội như hiện nay, hoặc lại di chuyển ra chỗ nào gần hơn, xin thêm biên chế thì rõ ràng là không thực tế. Còn di chuyển Bệnh viện càng là biện pháp không thực tế hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:30:05 pm »


Ngày 10 tháng 10 năm 1970. Từ đầu tháng, hai khoa 34 và 22 ở Hạ Lào trở về đã được điều ngay vào khu Đ (địa điểm mới) xây dựng. Sau đó bắt đầu nhận thương bệnh binh cho các khoa ngoài này rút vào và xây dựng tiếp. Chúng tôi dự kiến hoàn thành việc di chuyển toàn Viện trong tháng 11 năm 1970.

Sau chuyến đi nghiên cứu địa hình trở về, tôi bắt tay ngay vào việc nghiên cứu khả năng tổ chức vận chuyển đường sông. Bắt đầu bằng việc cho một tổ đánh cá 4 người, đi dọc theo dòng sông, đoạn từ nương tăng gia xuống khu Đ. Anh em lần mò mất một tuần, hôm qua trở về, cho biết một tin mừng. Dọc sông không có ghềnh thác, chỉ có rất nhiều cây đổ chặn ngang sông. Trên cơ sở những thông tin anh em cung cấp, tôi làm một đề án vận chuyển trên sông.

Nếu vận chuyển bộ như hiện nay, năng suất bình quân 30 kg/đầu người/ngày. Năm ngày mới được một chuyến, sẽ cần một lượng vận tải ít nhất là 200 người.

Nhưng nếu vận chuyển bằng bè, khả năng mỗi bè chuyển được 5 tạ hàng. Mỗi ngày cần 4 bè, 8 người đẩy. Ba ngày đi được một chuyến bè (một ngày xuôi, hai ngày hai người đi bộ ngược về bến) thì chỉ cần lực lượng vận tải 40 người của Viện hiện nay là đủ, không cần phải xin thêm người.

Bản đề án dự kiến những khó khăn, thuận lợi và đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể làm 4 bước:

- Bước 1: Điều tra (đã làm).

- Bước 2: Chuẩn bị cử một bộ phận mang theo thuốc nổ, cưa, đi mở đường, dọn các cây gỗ nằm ngang sông. Đào tạo lái bè, chuẩn bị bến bãi.

- Bước 3: Tổ chức đi thử, rút kinh nghiệm. Xây dựng nội quy vận chuyển trên sông. Nội quy bảo đảm an toàn cho người và hàng hoá. Bảo đảm bí mật.

- Bước 4: Tổ chức vận chuyển...

Cả bốn bước sẽ hoàn thành trong tháng 10. Đến cuối tháng sẽ bắt đầu việc vận chuyển trên sông.

Trước nhu cầu thực tế, không có cách nào khác, Đảng uỷ và thủ trưởng Viện nhanh chóng nhất trí với bản đề án và chúng tôi lập tức bắt tay vào việc thực hiện.

Công việc phá cây đổ ngang sông tuy có khó khăn, nhưng được phòng Hậu cần cấp cho 40 kg mìn, kíp mìn, dây cháy chậm, nên đã hoàn thành và chiều 26 tháng 10 khởi hành đi chuyến đầu trên sông.

Chúng tôi ra bờ sông, mang theo một hòm sách, 6 tạ gạo, đi trên 5 bè. Nước chảy cuồn cuộn, cuốn bè đi nhanh, thỉnh thoảng có thác nước chảy tung toé. Chiếc bè do hai người lái, một đứng đằng mũi, một đứng cuối bè. Thực ra các lái bè chỉ dùng sào đẩy cho bè trôi đúng luồng. Nước sông ào ào kéo bè trôi. Chúng tôi ngồi trên bè rung đùi, thoải mái.

Con sông, thực ra chỉ là một con suối rộng chừng hơn chục mét, cây cối hai bên bờ rủ xuống, che kín bầu trời. Con sông như kẹp giữa hai vách núi cao, có cảm giác như ở dưới đáy của một công sự khổng lồ với hai dãy núi hai bên. Chúng tôi tương đối yên tâm vì tầm quan sát của máy bay địch từ trên cao bị hạn chế.

Bốn bè đi đầu an toàn. Chiếc bè đi cuối, do đồng chí Lai đẩy, qua cây gỗ đầu tiên bị ụp. Đồ đạc trên bè rơi hết xuống sông. Các bè đi trước phải neo lại cạnh bờ. Mọi người lội ngược lên giúp lật lại bè, vớt đồ đạc để lên bè đi tiếp.

Một giờ chiều, bốn chiếc bè đi đầu đã xuống đến bến an toàn. Như vậy quãng đường bình thường đi bộ phải mất hai ngày, nay đi bè chỉ mất 5 tiếng rất nhẹ nhàng.

Nhưng chờ mãi không thấy bè đồng chí Lai tới. Đi ngược theo bờ sông có nhiều khó khăn, rừng rậm rạp mà đường không có.

Mãi trưa hôm sau mới thấy anh Lai cùng với cậu lái phụ, ướt như chuột lột về báo tin: bè lại bị úp lần thứ hai vì vướng vào một cây gỗ nằm ngang, chặn một phần sông. Bốn bè đi trước vượt qua được, nhưng cậu Lai, một lái bè mới đào tạo, không có kinh nghiệm nên để bè vướng vào và bị lật. Một bì gạo chìm dưới nước, mất một ngày. Hai cậu lái chính và phụ bị nhịn đói ba bữa vì bật lửa bị ướt.

Chuyến đi bè đầu tiên cho chúng tôi thêm kinh nghiệm về tổ chức hành quân trên sông, đóng gói hàng hoá, dọn luồng lạch, đóng bè, đào tạo lái bè. Rõ ràng khả năng dùng đường sông để vận chuyển là hiện thực. Tuy nhiên, thất bại bước đầu cũng làm cho một số anh lo ngại. Có anh nói đùa với tôi: “Có lẽ ta phải mở một xưởng làm bún trên bờ sông thôi anh à!”.

Ý anh nói đến tạ gạo rơi xuống sông, bị ngâm nước chua chỉ có thể dùng làm bún.

Anh Định, Chủ nhiệm Hậu cần xưa nay vẫn ngại mọi sự đổi mới, khi đi về, anh em hỏi ý kiến, anh lắc đầu: “Tớ mới chỉ khoái có một nửa thôi”.

Nghe anh em kể lại, tôi cười: chỉ có vợ ông ấy mới làm cho ông ấy khoái hoàn toàn, mình làm cho ông ấy khoái một nửa là đạt yêu cầu rồi!”.

Trong Hội nghị Thường vụ Đảng uỷ, anh Định gay gắt hơn: “Số gạo bị mất đủ cho một đại đội ăn trong bốn tháng!”.

Anh muốn so sánh tạ gạo rơi xuống sông và tiêu chuẩn ăn của bộ đội lúc này là 250g một ngày, một người.

Tuy nhiên anh Mẫn, bí thư Đảng uỷ Viện mới và tập thể Thường vụ rất ủng hộ việc vận chuyển đường sông, nên chúng tôi vẫn tiếp tục.

Trong bước đầu, để đào tạo lái bè, chúng tôi quy định tránh không vận chuyển những thứ có thể bị hư hỏng khi rơi xuống nước. Không vận chuyển gạo, muối v.v... Có thể vận chuyển chăn màn, quần áo, bàn ghế. Phải buộc chặt vào bè để nếu bè bị lật cũng không bị mất. Cần lựa chọn các đồng chí dũng cảm, bình tĩnh để đào tạo lái bè. Có trang bị bảo quản hàng. Xin làm một số bao ni lông để đóng gói gạo khi vận chuyển.

Để giữ bí mật việc vận chuyển trên sông, cần cất giấu bè sau khi tới bến. Không thể nghĩ đến việc chở bè ngược để dùng lần thứ hai vì sẽ quá tốn công. Vả lại rừng tre nứa bạt ngàn trên thượng nguồn là nguồn nguyên liệu vô tận cho chúng tôi làm bè. Tuy nhiên cũng không thể để bè trôi lênh đênh theo dòng nước sau khi sử dụng. Tôi chỉ trên bản đồ, giải thích cho anh em, sông Đắc Mế chảy ra sông Pô Cô rồi đổ vào sông Mê Kông. Nếu không cất giấu bè sau khi vận chuyển, thì chỉ sau vài ngày bè sẽ trôi về Phnôm Pênh, rồi về sông Tiền, sông Hậu. Trong thời gian đầu, chúng tôi quy định: Khi tới bến phải phá bè, kéo các cây lồ ô làm bè lên bờ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, đống lồ ô trên bờ đã cao như núi. Việc phá dỡ cũng mất khá nhiều công. Về sau, anh em lái bè đề nghị một cách cất giấu khác là “chôn bè” xuống đáy sông. Sau khi tới bến, đưa hàng lên bờ, anh em đẩy bè xuống một quãng sông sâu phía dưới rồi dùng dao quắm, bập vào các mắt cây lồ ô để nước tràn đầy vào các dóng cây: bè sẽ chìm xuống đáy sông. Cách làm này nhanh và đỡ tốn công hơn cách kéo bè lên bờ. Anh em đã dùng cách chôn bè như vậy trong suốt các năm sau và đã giữ được bí mật cho công việc vận chuyển đường sông, cho tới khi Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ ở khu vực này và di chuyển đi nơi khác.

Vụ gặt bắt đầu từ 25 tháng 9 tới nay đã kết thúc. Tuy việc đưa liềm vào sản xuất không thành công, nhưng việc làm lò sấy thóc có kết quả tốt. Trời vẫn mưa rả rích, các lò sấy thóc phát huy tác dụng tốt. Năng suất suốt lúa được 70-80 kg thóc một công. Đột xuất nữ đồng chí Ba suốt được 130-140 kg thóc một ngày. Một hecta lúa được từ một tấn rưỡi đến hai tấn thóc. Toàn Viện có khả năng đạt 100 tấn thóc, tự túc hoàn toàn lương thực cho nhân viên toàn Viện trong một năm theo tiêu chuẩn hiện nay của B3 (250g gạo/ngày cộng với hai kilô sắn). Viện tổ chức một bữa liên hoan mừng vụ mùa thắng lợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:30:34 pm »


Ngày 29 tháng 11 năm 1970. Từ ngày 17 tháng 11, chuyển toàn Viện vào khu Đ. Tôi vào cùng với anh Mẫn, Chính uỷ. Ra tới nương, chuẩn bị bè để đi.

Đoàn bè ba chiếc lên đường. Tôi đi bè đầu, anh Mẫn đi bè cuối. Trước khi lên bè, tôi hỏi anh Mẫn có biết bơi không? Anh lắc đầu. Tôi dặn cậu lái bè phải chú ý tới anh.

Sắp lên bè, anh Tiên, cán bộ của C3 xin “quá giang”. Anh em nể nang nên cũng nhận cho đi. Bè chở nặng, chìm khá sâu. Nước chảy mạnh đẩy bè đi khá nhanh. Mọi người vui vẻ, ngồi xổm trên bè, nhìn cây cối hai bên bờ lui vun vút về phía sau. Mới đi được nửa giờ gặp một cây gỗ mới chặt được một nửa, còn một nửa thò ra giữa sông. Chiếc bè chạm vào cây gỗ, từ từ xoay ngang, rồi lật nghiêng, như một chiếc sa đánh cá của đồng bào, hất mọi người trên bè cùng với đồ đạc xuống nước... Nước sông chảy cuồn cuộn, đẩy chiếc bè ép chặt vào cây gỗ, các thanh nứa làm bè rung lên bần bật.

Mọi người lóp ngóp trèo lên cây gỗ. Đồ đạc mang theo, ba lô quần áo, sách vở, mặc dầu gói trong ni lông vẫn bị ướt sạch. Tai hại hơn là khẩu súng ngắn của tôi, mọi ngày vẫn đeo ở dây lưng, nhưng xuống bè tôi tháo ra, cho thoải mái. Tiện tay, bỏ luôn vào chiếc gùi để trên bè, cùng với dao đục, dụng cụ làm nhà. Tất cả, rơi tuốt xuống sông. Mò tìm mãi không thấy.

Trong khi lúi húi vớt đồ đạc thì chiếc thứ hai lao vù vù tới. Vẫy tay, hét rối rít để báo cho anh em biết bè đi trước gặp nạn. Lái bè luống cuống, đẩy bè vào bờ, nhưng cái bè đã xoay ngang úp sấp, lật hai anh lái bè xuống nước, nhưng không hiểu sao bè lại lật ngửa lên được.

Chiếc bè thứ ba vun vút lao tới. Giống như hai bè đầu, chiếc bè xoay ngang rồi lật nghiêng, các bao tải trên bè rơi xuống sông, trôi lềnh bềnh. Tôi hét to: “Cứu lấy anh Mẫn, cứu lấy anh Mẫn”. Cả ba người trên bè rơi tõm xuống sông. May khúc sông này cạn nên anh Mẫn lóp ngóp đứng dậy được.

Mọi người lên bờ nhưng ướt mất một bao xà phòng, một bao mắm kem, hai con gà bị chết đuối. Tai hại nhất vẫn là mất khẩu súng ngắn, chúng tôi lặn ngụp suốt buổi chiều hôm đó ở nơi bè bị úp mà không tìm lại được.

Chúng tôi chốt lại trên bờ. Luộc con gà chết đuối để ăn cơm. Định tiếp tục đóng bè khác để xuôi, nhưng đồng chí trợ lý bảo vệ đi cùng kiên quyết can, nên thôi. Xuyên rừng ra đường mới mở, gặp anh em khoa 33 cũng đang hành quân vào, sát nhập cùng với anh em hành quân bộ vào địa điểm mới.

Mấy hôm nay lại bắt đầu công việc xây dựng. Muỗi, vắt, ve nhiều vô kể. Cả người, chân tay mẩn đỏ, ngứa ngáy. Đêm vẫn mưa. Cuối tháng 11 rồi mà vẫn mưa rả rích. Ở đây rừng gỗ, hiếm tre nứa. Đến hôm nay đã làm xong nền nhà và khung nhà.

Mấy hôm nay họp Chủ nhiệm khoa bàn về biên chế. Biên chế Bệnh viện bị rút gần 50 nhân viên, còn lại 340 người. Bộ phận nào cũng kêu thiếu người.

Từ 20 tháng 11 chúng nó đánh lại miền Bắc để trả đũa việc ta bắn rơi một máy bay trinh sát và để cứu một tên giặc lái, nhưng bị bắn rơi thêm 6 máy bay nữa. Chiến trường Campuchia đánh mạnh ở đường số 4, Phnôm Pênh bị cô lập.

Ngày 3 tháng 1 năm 1971. Tôi đưa anh Vĩnh, Chủ nhiệm Hậu cần mặt trận và các anh Luận, Tụ, cán bộ của Ban Quân y, anh Trứ, phái viên của Tổng cục Hậu cần mới vào chiến trường cùng xuống thăm bệnh viện.

Chúng tôi đi theo một con đường mới mở rất kín đáo trong rừng. Tiếng máy bay trinh sát L19 rì rầm trên cao. Tưởng chúng nó vẫn rình mò như thường lệ. Bỗng máy bay rú xuống thấp. Một tiếng nổ của pháo hiệu phía trước. Sau đó hai phản lực liên tiếp thả hơn chục quả bom. Khói mù mịt. Cành cây gẫy răng rắc trên đầu. Tôi phải nằm nép sau một gốc cây to rồi chạy xuống nấp cạnh bờ một con suối cạn. Bom nổ phía trước độ một trăm mét. Chỉ cần đi nhanh một chút thì cả đoàn bị đánh trúng. Không biết lý do lại sao? Chúng nó đánh hú hoạ hay có thám báo, hay có “cây nhiệt đới” quanh đây?

Gần đây chúng nó hay thả trong rừng những “cây nhiệt đới”, là những máy thu phát tự động, trông giống như một cành cây, có mấy ăng ten kim loại, sơn màu xanh xoè ra như những chiếc lá. Từ trên máy bay, chúng thả “cây nhiệt đới” xuống, lẫn trong các bụi cây rất khó phát hiện. “Cây nhiệt đới” có nhiệm vụ ghi âm các tiếng động ở gần để truyền về trung tâm. Chủ yếu chỉ để theo dõi hoạt động của các xe cơ giới đi trên đường.

Đêm hôm đó chúng tôi ngủ lại trên bờ sông. Trời lạnh, hai giờ sáng mọi người đã dậy đốt lửa sưởi, nói chuyện rì rầm.

Các anh xuống làm việc với Chỉ huy Viện rồi họp với Chủ nhiệm khoa, với phụ nữ toàn Viện. Anh chị em phát biểu ý kiến với tinh thần cởi mở và thoải mái.

Anh Trứ kể một số tình hình mới ở hậu phương, cho biết Tổng quân uỷ có nghị quyết luân phiên cán bộ đi chiến trường.

Trong buổi họp với Thường vụ và Thủ trưởng Viện, anh Vĩnh phổ biến kế hoạch X sắp tới. Chủ trương mở một chiến dịch lớn, tập trung toàn bộ lực lượng của chiến trường. Bệnh viện sẽ phải tổ chức một Phân viện gồm ba khoa, hai khoa Ngoại, một khoa Nội đi phục vụ.

Công việc đang nhiều và khẩn trương. Trong tháng Giêng, các khoa vừa phải hoàn thành việc xây dựng vừa phải cử lực lượng để phát 165 héc ta nương. Biên chế mới, khoa nào cũng kêu thiếu người. Tháng 2, sau Tết phải cử đoàn đi tiền trạm cho kế hoạch X.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #93 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:31:04 pm »


Ngày 15 tháng 1 năm 1971. Thư Hương viết ngày 18 tháng 9 năm 1970. Thư viết:

“Còn anh, không nên chủ quan về sức khoẻ. Nhất là mắt. Khi ở ngoài này, anh chỉ làm việc có 6 giờ, lại miễn cả trực Viện vì đau mắt. Bây giờ năm năm trời làm việc như vậy hỏi mắt còn tốt sao được? Em lo rằng anh không chịu chạy chữa. Cố gắng làm được việt lúc này đến khi mờ mắt thì chả còn làm được việc gì nữa đâu!

Có những lúc em buồn quá, không thiết gì đến cuộc sống chung quanh, kể cả vẽ là công việc em ưa thích nhất. Bè bạn cũng khuyên bảo, giúp đỡ nhiều.

Em cũng chả thấy cách nào khác là làm việc và làm việc.

Cả một năm qua, mong đợi anh ra. Tiêu chuẩn hàng Tết, em dành cả lại: mực, bóng, miến v.v… để mốc hết cả! Em cũng biết là tình hình công tác anh không ra được. Mà tìm được người vào thay thì khó quá.: Các thứ bệnh dạ dày, thấp khớp, tim, phổi nhiều người mắc lắm nên khó mà đi nổi. Mặt khác, sống yên ổn với vợ thì vẫn hay hơn”.


Ngày 28 tháng 1 năm 1971. Hôm nay đã là mồng Hai Tết Tân Hợi. Lại thêm một tết nữa, tết thứ năm ở chiến trường.

Tết năm nay đông đủ, vui vẻ. Nhân viên đi phát nương tập trung đã về hết. Hơn hai chục bè, thành đoàn đi rầm rập trên sông. Anh em bây giờ đã có kinh nghiệm. Bè mảng đi an toàn, năng suất khá. Mỗi chuyến bè chở được 6-7 tạ hàng. Một cô y tá người Bình Định, vui vẻ kể: “Em chưa ra Hà Nội lần nào, chưa được thấy các bến sông ra sao. Nhưng bến của Viện mình thì tấp nập, đông vui quá”. Tôi nghe mà giật mình. Không biết anh em ngoài đó làm ăn ra sao. Lộ thì chết hết.

Tết cho thương bệnh binh được một cân thịt một đầu người. Nhân viên cũng có thịt trâu, thịt lợn đầy đủ.

Chiều Ba mươi, tôi và anh Toản, Phó chính uỷ, đi chúc Tết Đội sản xuất dân tộc, trường Quân y. Sẩm tối, từ trường Quân y về nhà, leo qua một quả đồi cao, bị lạc đường, chúng tôi đã tưởng đón Giao thừa trên đỉnh núi, nhưng may lại về được. Thăm khoa Dược, Hậu cần. Sang ban Hành chính chơi trò hái hoa dân chủ, rồi sang khoa 22 dự mít tinh, đọc thư Bộ Tư lệnh mặt trận chúc Tết. Đón Giao thừa với anh chị em phòng mổ.

Mồng Một Tết thăm thương bệnh binh và nhân viên khối Ngoại, ăn trưa ở khoa 33. Chiều trèo qua một quả đồi, đi theo giông đồi, qua khe suối bên kia thăm anh em thương bệnh binh và nhân viên khối Nội. Chiều ăn cơm với anh Cần ở khoa 27. Tối về nhà họp Chỉ huy Viện bàn về công tác tới.

Sáng mồng Hai, họp Chủ nhiệm khoa bàn việc tổ chức tiền trạm và thành lập Phân viện đi phía trước. Trước mắt phải tổ chức một đội phẫu đi cùng bộ phận tiền trạm. Trong chỉ huy, tôi được phân công đi với bộ phận tiền trạm.

Công việc tăng gia đang căng. Mới phát được 46 hecta, như vậy mới được 1/4 diện tích phải phát. Trường Quân y bị một tai nạn trong khi phát rẫy: Cây đổ đập vào đầu cậu Mai, y tá, một thanh niên trẻ, đẹp trai, nhanh nhẹn, săn bắn giỏi, bị chấn thương sọ não, chảy máu ngoài màng cứng đã mổ, hiện còn liệt một tay.

Ngày mai, hết Tết, phải cử 50 người đi lấy muối và thực phẩm ở kho. Số còn lại tất cả lại ra nương phát tiếp. Cũng may, thương bệnh binh dạo này ít. Toàn Viện chỉ có 250 thương bệnh binh điều trị, nên có thể tập trung việc điều trị vào 2 khoa. Còn lại tập trung đi phát nương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:31:39 pm »


Ngày 5 tháng 2 năm 1971. Trong lúc công việc đang bê bối thì chúng tôi nhận được chỉ thị của đồng chí Ph. Tham mưu trưởng mặt trận B3: Viện phải dừng ngay việc vận chuyển bằng bè trên sông vì sợ sẽ làm lộ hậu cứ của B3.

Đúng là khó khăn dồn dập tới. Mấy tháng nay, việc vận chuyển bằng bè đã trôi chảy và đã đỡ biết bao nhân lực cho Bệnh viện. Đọc xong bản chỉ thị, tôi và anh Mẫn, Chính uỷ, nhìn nhau lo lắng. Lệnh của trên không thể lơ mơ. Đặc biệt đây là lệnh của anh Ph. Anh nổi tiếng cả chiến trường Tây Nguyên về sự nghiêm khắc, chặt chẽ có khi đến cứng nhắc... Nhưng anh đã ra lệnh thì không thể lơ mơ.

Tôi liền viết ngay thư trả lời, hứa sẽ dừng ngay việc vận chuyển bằng bè theo lệnh của trên, nhưng kèm theo những con số tính toán, nêu lên số thương binh hiện đang điều trị trong Viện, số nhân viên, nhu cầu vận chuyển gạo, sắn hàng ngày, để đi đến kết luận: Xin tăng biên chế đội vận tải của Viện từ 40 người hiện nay lên 150 người. Nếu không lập tức thương bệnh binh và nhân viên sẽ đói ngay!

Tuy gửi thư, nhưng tôi vẫn không yên tâm. Tôi quyết định phải trực tiếp lên Phòng Tham mưu mặt trận để trình bày cho rõ. Đồng thời để cầu cứu, xin được lĩnh lương thực, thực phẩm ở kho gần hơn.

Lên tới Phòng Tham mưu, tôi trình bày rõ ràng với đồng chí Tham mưu trưởng việc vận chuyển trên sông, tình hình tổ chức, năng suất, các biện pháp bảo đảm an toàn... Điều thuyết phục nhất có lẽ là những con số tính toán lượng hàng phải vận chuyển hàng ngày và biện pháp giải quyết trong tình huống thôi vận chuyển đường sông: hoặc phải tăng biên chế đại đội vận tải của Viện hoặc phải di chuyển Bệnh viện đến gần kho và nương sắn...

Cuối cùng đồng chí Ph. đồng ý cho tạm hoãn thi hành lệnh ngừng vận chuyển đường sông và căn dặn viện phải kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành các quy định bảo mật, không được để cho địch phát hiện. Chúng tôi thật mừng. Việc vận chuyển bằng bè được tiếp tục tiến hành an toàn trong gần hai năm cho tới khi Bệnh viện rời khu D chuyển đi nơi khác nhận nhiệm vụ mới.

Ngày 13 tháng 2 năm 1971. Đoàn tiền trạm theo kế hoạch X lên đường vào ngày 3 tháng 2 (mồng Ba Tết). Đoàn có hai bộ phận: đội phẫu thuật gồm toàn bộ số nhân viên khoa 33. Bác sĩ Hưởng phụ trách và bộ phận tiền trạm có các trợ lý hành chính, hậu cần, Y vụ, một tổ cảnh vệ, một tổ trồng rau, tất cả 26 người (15 người đội phẫu và 11 người tiền trạm).

Chúng tôi không ai biết chiến dịch sẽ mở ở đâu. Chỉ biết địa điểm tập kết là Trạm 73, tức là trở ra phía Bắc, ra khỏi địa phận Tây Nguyên, sang những trạm cuối của Đường dây 559, thuộc khu vực Hạ Lào. Không nói ra nhưng chúng tôi không khỏi băn khoăn: đây là vùng đại hậu phương an toàn của ta. Làm gì có địch ở đây, ra đây để đánh nhau với ai?

Qua bản 60 nhà, qua khu vực khoa 27 cũ rồi bắt vào đường giao liên, theo các trạm giao liên đi ngược ra phía Bắc. Phải tuyệt đối giữ bí mật nhiệm vụ nên gặp ai hỏi, thống nhất là chỉ trả lời: Đi công tác! Nếu có ai tò mò hỏi gặng thì nói đùa: Ra A!

Sau 6 ngày đi vất vả, ra tới Trạm 75, trạm cuối của Đường dây 559, thuộc địa phận tỉnh Atôpơ, Hạ Lào.

Ở đây, khí hậu khá khắc nghiệt khác hẳn vùng Binh trạm Bắc, nơi chúng tôi ở, sáng sớm lạnh, phải mặc áo len, khoác thêm áo blu dông. Đi một lúc người nóng dần, cởi áo blu dông, rồi áo len. Đến trưa cởi nốt áo sơ mi, mặc áo may ô. Giá không có phụ nữ thì có thể cởi nốt quần dài, mặc độc một cái quần đùi đi cho mát. Đến chiều lại mặc dần áo sơ mi, rồi áo len. Đêm thì rét run cầm cập, nằm trong võng, mặc tất cả quần áo vào người, đắp chăn dù, phía ngoài đắp thêm màn nhưng vẫn rét, chỉ ngủ được tới ba giờ sáng là mọi người mò dậy, đốt lửa sưởi. Thật là đủ bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một ngày.

Trên đường đi, tôi nghe đài, có tin: từ ngày 6 tháng 2 địch mở một cuộc tấn công lớn, huy động hơn ba vạn quân theo trục đường số 9, từ Quảng Trị đánh ra Nam Lào.

Tới địa điểm tập kết, tôi cho anh em nghỉ tại Trạm 75. Một liên lạc của Mặt trận đưa tôi vào làm việc với Chỉ huy sở tiền phương để nhận nhiệm vụ. Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên cũng đã ra đây từ vài hôm trước. Các anh cho biết kế hoạch X đã thay đổi.

Thì ra, theo phán đoán của ta, thực hiện chủ trương của Oétmorơlen, “Chọc thủng dạ dày và chẹn cổ họng Việt cộng”, trong mùa khô 1971 chúng sẽ tấn công ra cắt đường vận chuyển chiến lược từ Bắc vào Nam. Hai khu vực phán đoán chúng nó có thể đánh ra là theo trục đường số 9, từ Quảng Trị qua Bản Đông Xê Pôn sang Nam Lào hoặc theo trục đường số 10 từ Đắc Tô sang Ngã ba Biên giới.

Chính vì vậy mà trong mùa khô này bộ đội Tây Nguyên không đi về hướng Đông như mọi năm, mà lại ngược ra hướng Tây, để chờ đánh địch trong tình huống thứ hai, chúng đánh ra khu vực Ngã ba Biên giới.

Bệnh viện chúng tôi cũng hành quân theo.

Nhưng nay, chúng đã đánh ra đường 9 thì khả năng đánh ra đường 10 không còn nữa. Chúng tôi lại dắt nhau quay trở về tiếp tục việc phát nương tăng gia.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:32:01 pm »


Ngày 14 tháng 2 năm 1971. Một đoàn 4 bác sĩ Trung Quốc vào thăm chiến trường, có bác sĩ Phong, Chủ nhiệm khoa của Học Viện Quân y cùng đi.

Theo chỉ thị của B3, đoàn sẽ làm việc trong một tháng để nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc sốt rét mới có lên là Phòng 2 và Phòng 3, đồng thời nghe kinh nghiệm về quân y ở chiến trường.

Từ ngày chúng tôi vào chiến trường, hầu như cứ một, hai năm, lại có một đoàn cán bộ Trung Quốc vào Tây Nguyên trong một, hai tháng, khảo sát tình hình của chiến trường.

Các bác sĩ Trung Quốc đều trẻ, khoẻ, rất nhiệt tình, luôn luôn nói rất khiêm tốn: “Chúng tôi sang học tập các đồng chí...”. Trong khi trao đổi, các bạn khen chúng tôi: “Bệnh viện của đồng chí là một Bệnh viện lớn!”.

Tôi cười, trả lời thẳng thắn: “Vâng, về mặt diện tích, thì Bệnh viện chúng tôi đúng là lớn, có lẽ lớn nhất thế giới. Tôi phải mất một tuần lễ mới có thể đi thăm hết các khoa trong Viện”.

Do đã có kinh nghiệm bỏ lỡ việc tiếp thu thuốc DDS ở đoàn chuyên gia Trung Quốc vào thăm chiến trường năm 1967, nên lần này chúng tôi tổ chức nghiên cứu các loại thuốc của bạn đưa vào thật chu đáo.

Ngoài thuốc sốt rét, các bạn Trung Quốc còn giới thiệu cho chúng tôi kỹ thuật “mai chỉ”. Một cải tiến của phương pháp châm cứu, dùng một sợi chỉ mổ khâu vào huyệt châm cứu, để chữa một số bệnh như loét dạ dày, tá tràng, hen, v.v... Trên nguyên tắc, chúng tôi thấy kỹ thuật này không có hại gì, nên cho làm thử. Anh Phong, bác sĩ đi cùng với đoàn, bị loét dạ dày từ nhiều năm xung phong nhận được là bệnh nhân “mai chỉ” đầu tiên.

Việc tăng gia vẫn là mối lo lắng thường xuyên của chúng tôi. Do địch đánh ra đường 9, khả năng tiếp tế từ miền Bắc vào có thể sẽ khó khăn nên chỉ tiêu phát rẫy tăng thêm 15 hecta, tổng cộng, toàn Viện gần hai trăm hecta để sản xuất 75 tấn thóc, và 45 vạn gốc sắn. Vì vậy, đáng lẽ có thể rút quân vào ngày 5 tháng 3 thì phải kéo dài tới 15 tháng 3 mới rút được.

Ngày 15 tháng 3 năm 1971. Lại mới xảy ra tai nạn lao động trên nương khoa 33. Lúc này, nương đã phát gần xong, chỉ còn một cây to trơ trụi. Anh chị em đã rút đi hướng khác, chỉ để lại một tổ chặt nốt, đề phòng cây đổ gây tai nạn. Đồng chí Đua chặt ở gốc cây, đã dọn sạch một đường để tránh. Dự định cho cây đổ xuôi xuống sườn dốc. Bất ngờ một cơn gió cuốn mạnh qua khe núi, hất cây đổ ngược lên phía đỉnh đồi. Tai nạn xảy ra quá nhanh, hai người không chạy kịp bị cây đè; Đua chết ngay tại chỗ, còn cô Duyên, y tá bị thương nặng, gẫy xương đùi phải, sai khớp háng trái, sai khớp cổ chân trái. Thật vô cùng đau xót. Khi phát nương gỗ là thời gian nguy hiểm nhất thì không việc gì. Đến lúc gần hết vụ phát nương lại xảy ra tai nạn. Duyên được đưa về Viện điều trị, và tổ chức mai táng cho Đua. Đã cứu được Duyên thoát sốc, nhưng phải xuyên đinh kéo liên tục đùi bên phải trong khi nửa người bên trái thì bị bó trong bột cứng.

Đường 9 chiến thắng lớn. Địch đã nhảy vào một cái bẫy lớn giương sẵn. Đến nay, chúng đã bị tiêu diệt gọn một lữ đoàn, ta bắt được cả bộ Tư lệnh gồm một đại tá, một trung tá, nhiều sĩ quan, hơn 400 tù binh. Hôm nay chúng nó đang chuẩn bị rút khỏi Nam Lào.

Mấy hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục đưa tin chiến thắng và rộn ràng bài hát: “Từ Đông Hà ra Bản Đông, Đường số 9 lẫy lừng chiến công...”.

Ngày 6 tháng 4 năm 1971. Bắt đầu giai đoạn giao thời mùa khô, đầu mùa mưa. Đầu tháng 4 bắt đầu đốt rẫy.

Từ một ngọn đồi cao, nhìn về khu rẫy đốt, quang cảnh thật đáng sợ. Hơn hai trăm hecta nương cháy như một biển lửa. Khói bốc lên mù mịt che khuất hẳn ánh nắng mặt trời. Từ xa hàng chục cây số, giữa trưa mà mặt trời bỗng trở thành đỏ quạch. Nhìn những khu rừng xanh tươi bị chính bàn tay mình tàn phá, thật đau lòng. Nhưng làm thế nào được, có như vậy bộ đội mới trụ bám được ở Tây Nguyên... Bộ đội đốt rẫy, cháy lan sang rẫy của dân, dân đốt rẫy cháy lan sang rẫy của bộ đội... Chúng tôi bị cháy mất một kho thóc ba tấn do tàn lửa rơi vào kho cách nơi đốt rẫy hàng cây số!

Sau kế hoạch X, đón lõng quân địch nhảy ra Ngã ba Biên giới trở về, bộ đội Tây Nguyên mở chiến dịch chung quanh cao điểm Ngọc Rinh Rua. Các đội điều trị đã triển khai ở phía trước tiếp nhận thương bệnh binh. Từ ngày 2 tháng 4 khoa 32 đã được lệnh ra thay chân cho Đội điều trị 3 để đội điều trị tiến ra phía trước. Trong khi đó thì công tác vận chuyển có nhiều khó khăn. Kho ở xa. Phải mất rất nhiều công mới nhận được hàng. Gạo lấy ở T6, đi về mất bốn ngày, đỗ xanh nhận ở kho T7, muối ở B7, thịt hộp ở H10, đi về mất 15 ngày. Viện phải trả lời Quân nhu rằng chịu không có lực lượng đi lĩnh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #96 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:32:26 pm »


Ngày 12 tháng 4 năm 1971. Mỗi lần lên Phòng, tức là lên Chỉ huy sở Mặt trận phải đi về hướng Đông, qua Q9, vượt những dẫy núi cao, theo đường thồ đi về hướng Nam, tới trạm liên lạc của Mặt trận. Sau đó theo liên lạc của Mặt trận lại leo một dẫy núi cao đi về hướng Tây, mất một ngày đường, mới vào tới chỉ huy sở. Tất cả mất hai ngày, để đi một đường vòng chữ U.

Nhiều lần ngắm nghía trên bản đồ, tuy không biết chính xác chỗ ở của cơ quan mặt trận, nhưng vì đã đi lại nhiều lần, tôi cũng ang áng biết nơi cơ quan đóng. Tôi tin chắc cơ quan mặt trận chỉ cách chỗ chúng tôi khoảng 4-5 giờ đi bộ.

Vì tình hình gấp, nên lần này tôi quyết định đi tắt xuyên sơn cho nhanh. Sáng hôm đó tôi rời đơn vị cùng với cậu Sinh, cần vụ, từ Bệnh viện tới bờ sông mất khoảng hai giờ, không có gì trở ngại, do chúng tôi thường xuyên có tổ đánh cá ở bờ sông, chuyên đánh cá mang về cho bệnh viện.

Qua sông là gần tới khu vực cơ quan mặt trận ở. Quy định về bảo vệ không cho phép đưa cần vụ, liên lạc vào cơ quan chỉ huy mặt trận: nên ra tới bờ sông, tôi để cậu Sinh ở lại với tổ đánh cá. Dặn chờ tôi đến trưa hôm sau, nếu không thấy tôi ra tức là tôi đã đến nơi. Lúc trở về, sẽ xin liên lạc của Phòng.

Từ bờ sông, tôi bắt đầu đi một mình trong rừng. Lưng đeo ba lô, khẩu súng ngắn và một bao gạo nhỏ đeo ở thắt lưng, một tay cầm dao găm một tay cầm địa bàn, dự kiến chỉ đi khoảng 3 giờ là tới.

Đúng như dự đoán, đường bên này sông thật bằng phẳng. Tôi đi theo những con đường mòn trong rừng, thỉnh thoảng lại dùng dao bập một nhát vào thân cây cạnh đường để làm dấu, đề phòng bị lạc sẽ theo vết dao để tìm đường về. Nhưng thật không đơn giản, đường rừng cứ quanh co hun hút. Rời bờ sông lúc 10 giờ sáng, tôi đi không nghỉ tới 5 giờ chiều mới tới được một khu vực doanh trại, mấy dãy lán cũ, mái đã xiêu vẹo, vài khẩu hiệu còn dính lại trên trách. Khu rừng vắng ngắt không một bóng người. Tôi mang theo một ngày gạo đề phòng lạc, nhưng buổi sáng đã nấu cơm một bữa, chỉ còn bữa chiều. Thực phẩm không mang theo vì đinh ninh sẽ tới được Phòng.

Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ. Từ ngày vào Tây Nguyên, đây là lần đầu tiên tôi một mình trong rừng. Trời đã sắp tối, đi nữa không chắc đã tìm được cơ quan. Càng đi, càng xa anh em đang chờ tôi trên bờ sông.

Tôi quyết định quay lại. Nhưng rừng rậm mênh mông, đường mòn chằng chịt. Tìm vết dao làm dấu trên thân cây thì mới biết là có rất nhiều vết dao, có thể của anh em đi săn. Không biết vết nào là của tôi, vết nào là của những người khác đã đi qua khu rừng này.

Trời sập tối. Không còn có thể đi nữa, tôi đành chốt lại bên một dòng suối nhỏ. Chọn hai gốc cây, treo tăng, võng. Còn nắm gạo, không dám ăn hết, sợ không biết ngày mai đã về được đơn vị hay chưa. Cắm mấy cành cây lên mặt đất để treo chiếc hăng gô, đốt lửa, đun nước uống và nấu cháo ăn.

Sau đó xuống suối rửa mặt, chân tay. Khi quay lên thì thấy lửa cháy bừng bừng. Chút lửa nhỏ tôi nhóm để đun nước uống và nấu cháo, đã bén vào các cây nứa khô bên cạnh cháy bừng bừng thành một đám lửa to.

Vừa sợ máy bay trinh sát lúc nào cũng rình mò trên trời phát hiện, bắn rốc két, vừa sợ nếu để cháy lan rộng có thể làm lộ cả khu chỉ huy sở mặt trận. Tôi phải vất vả lắm mới dập được đám cháy, nhưng khi tìm không thấy con dao găm ở đâu, không biết trong khi vội vàng dập lửa, tôi để văng nó đi đâu.

Đêm hôm đó, tôi ngủ một giấc ngủ phập phồng đầy lo sợ. Trong cảm giác cô đơn, giữa những tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng hú của đàn vượn, tiếng bước chân đi lại của thú rừng. Nghĩ lại những trường hợp lạc rừng của bộ đội: có người lạc rừng đến chết không tìm được đường về.

Sáng hôm sau, thu tăng võng xếp vào ba lô, tìm lại một lần nữa thấy được con dao găm, bị rơi trong đám cháy đêm hôm trước, cán gỗ đã bị cháy, chỉ còn chiếc lưỡi dao. Sau đó lại tiếp tục xuyên rừng tìm đường ra bờ sông với hy vọng anh em trong đơn vị đương chờ.

Đói, khát, mệt. Đã hai bữa nhịn ăn. Những cây rừng bạt ngàn mênh mông như đe doạ. Những con đường mòn của thú rừng chằng chịt, không biết đâu là con đường đúng cần đi. Chỗ dựa duy nhất của tôi là chiếc địa bàn. Tôi cứ thẳng hướng Tây mà đi với hy vọng con sông chảy dọc từ Bắc xuống Nam, cắt đúng hướng Tây thế nào cũng chạm con sông.

Hết rừng nứa bái ngát, sang rừng gỗ. Đến một chân núi. Tôi ngần ngại: con đường hôm nay bằng phẳng làm gì có núi như thế này?

Nhưng không còn cách nào khác. Phải cứ hướng Tây mà đi... Leo qua ngọn núi rồi tụt xuống khe núi. Khát khô cổ. Bỏ cả các quy tắc vệ sinh, gặp con suối nào cũng dừng lại uống nước ừng ực mà không hết khát... Lạc vào một rừng giang, những thân giang to bằng cổ tay, chằng chịt đan vào nhau thành một tấm lưới khổng lồ, không còn đường đi, khi thì trèo, khi thì chui để thoát qua rừng giang.

Leo tới một đỉnh núi khác, nghe thấy tiếng nước chảy ào ào phía dưới đã mừng vì tới bờ sông là gặp anh em liên lạc đang chờ, như đã hẹn hôm trước. Tay cầm con dao, đã cháy mất cán, cứ hướng Tây mà đi, phát những bụi gai chặn đường, chân tay rớm máu. Nhưng rồi tiếng nước chảy bỗng tắt. Tôi vội vã đi liên tục không nghỉ, vì còn thêm nỗi lo đã hẹn anh em chỉ chờ tới trưa nay. Nếu ra chậm anh em có thể rút về mất thì dù có ra tới bờ sông cũng còn rất khó khăn mới tìm được đường về tới nhà.

Lại liên tiếp một ngọn núi nữa. Nhớ tới quy ước với anh em, lúc chia tay. Nếu lạc thì bắn súng làm hiệu để anh em đi tìm. Tôi liền rút súng ngắn bắn chỉ thiên ba phát. Nhưng giữa rừng núi mênh mông, tiếng súng chỉ như tiếng pháo tép lọt thỏm trong cái im lặng đáng sợ của rừng đại ngàn. Không có tiếng súng trả lời. Xem lại băng đạn chỉ còn có vài viên. Không dám bắn tiếp, đề phòng khi còn gặp rủi ro gì khác.

Lại lao lên đỉnh một ngọn đồi cao nữa, tiếng nước sông lại ào ào chảy dưới chân đồi. Hy vọng sống đây rồi. Tụt sườn đồi xuống dốc ngược, xuống tới bờ sông. Lại một nỗi hoang mang mới: Sông thì đây rồi, nhưng anh em đang chờ ở đoạn nào của con sông, phía trên hay phía dưới? Nhớ lúc chia tay với anh em là ở dưới ngã ba? Cây rậm rạp che khuất không nhìn được bờ sông. Tôi đành cứ đi liều ngược dòng sông, coi như đang ở dưới ngã ba sông. Đi được chừng nửa giờ, vạch cây cối um tùm, lội ra sát bờ sông quan sát. Sao sông hẹp thế này? Đang ở trên ngã ba hay sao? Lại đi xuôi, vẫn thật phân vân. Suy nghĩ một hồi, chỉ có một cách để xác định: ngã ba sông như hình một chữ Y. Nếu cắt ngang mà gặp nhánh sông bên kia thì tức là ở trên ngã ba sông. Tôi liền lội qua sông đi tiếp sang phía Tây, chỉ gặp một bãi lầy. Có lẽ ở dưới ngã ba sông chăng? Lại lội quay trở lại. Gặp chỗ sâu, nước chảy xiết, trượt chân ngã ướt hết ba lô, đồng hồ. Sang được bờ sông bên này. Mệt, đói, khát, uống mãi nước sông cũng không hết khát. Thêm nỗi căng thẳng phải nhanh chóng gặp lại tổ đánh cá. Nếu anh em rút thì việc tìm đường trở về đơn vị sẽ khó khăn gấp bội.

Lại men theo bờ sông đi ngược. Bờ sông lau lách um tùm. Thỉnh thoảng lại phải lách bụi le ra sát mặt nước để quan sát. Đến một quãng thấy ngờ ngợ, hình như có tiếng người lao xao phía trên dòng sông. Hú thật to một tiếng, hai tiếng, nhưng không thấy trả lời. Có lẽ tai ù nên nghe như có tiếng lao xao.

Lại tiếp tục đi. Người mệt rời rã. Nhưng tôi phải đem hết nghị lực để cố bước cho nhanh. Sống hay chết là ở lúc này đây.

Tới một quãng lại rúc bãi le um tùm rủ xuống sát mặt nước. Bước trên những tảng đá cheo leo rồi lội hẳn ra giữa lòng sông. Bờ sông chợt rộng hẳn ra. Phía trên như có một cửa suối to đổ vào. Dụi mắt nhìn kỹ. Có lẽ ngã ba sông đây rồi. Lại hú to. Phía trên xa như có một hình người giơ tay vẫy vẫy.

Hai đầu gối của tôi như đột nhiên như nhão ra, không đứng vững, ngã khuỵu xuống mặt cát. Cơn mệt nhọc như một trái núi từ đâu ập tới, tôi không còn bước đi được nữa. Chỉ nghe thấy những bước chân chạy vội đến gần. Thật vừa may, cậu Sinh cùng với tổ đánh cá chờ tôi đến quá trưa không thấy tôi trở về, đang chuẩn bị rút. Nếu chậm mươi phút anh em rút mất rồi thì tôi sẽ bơ vơ trên bờ sông chưa biết sẽ ra sao.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #97 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:32:56 pm »


Ngày 18 tháng 4 năm 1971. Về tới nhà, nghỉ hai hôm rồi lại lên Phòng, giải quyết tiếp việc vận chuyển và cung cấp của Bệnh viện. Lần này anh em không cho tôi xuyên sơn nữa mà phải đi theo đường chính quy mất hai ngày.

Lên Phòng làm việc hai ngày. Thuyết phục được Phòng Tham mưu Mặt trận về sự cần thiết phải dùng đường sông để vận chuyển. Phòng Hậu cần cũng giải quyết được một số nhu cầu cho bệnh viện.

Trước khi trở về, bất ngờ, tôi gặp đồng chí Lượt, y sĩ của Bệnh xá Phòng, cũng đang cần về Viện lĩnh một số dụng cụ chuyên môn. Tôi liền rủ Lượt xuyên sơn trở về. Lần này thành công mỹ mãn, chúng tôi chỉ đi mất có một ngày. Đường bằng phẳng, chỉ phải qua một cái dốc. Thì ra lần trước tôi đã gần tới nơi, chỉ cách Phòng có nửa giờ!

Ngày 22 tháng 4 năm 1971. Sau khi khoa 32 thay cho Đội điều trị 3, có tin báo về cho chúng tôi biết công việc rất bê bối, thương binh ứ đọng nhiều, khoa xin lực lượng chi viện, đặc biệt xin chuyển bớt thương binh về Viện.

Tôi tức tốc ra khoa 32 nắm tình hình. Đường đi mất hai ngày ngược theo bờ sông Đắc Mế.

Ở đây đúng là đang rối ren: Thương bệnh binh về hàng ngày 70-80 người, trong đó có 40-50 cáng. Số thương binh đang ứ tại trạm tăng lên nhanh: từ 40-50 người lúc đầu tăng lên 200, rồi 300 người...

Cơ sở của đội điều trị chỉ đủ cho 150 giường. Thương bệnh binh nằm la liệt trong hầm, trên mái hầm, mắc võng nằm ngoài trời. Nhà thì dột nát. Các vết thương hôi thối đến nhức đầu. Dòi nhung nhúc trên các vết thương. Tình hình thật rối bời. Tiếng rên la, tiếng kêu thất thanh suốt đêm: “Anh y tá ơi!... Anh y tá ơi...”.

Nhân viên khoa 32 rất cố gắng, làm việc suốt ngày đêm mà không hết công việc. Công tác chuyên môn, công tác nuôi dưỡng, đi vận chuyển, đi lên phía trước, đi giao trực, rối tinh. Thay băng, hộ lý là công tác chính. Thay băng tới 10-11 giờ đêm mới xong, sau đó lại giặt, phơi, hấp, chuẩn bị cho buổi thay băng ngày hôm sau. Băng thiếu, thuốc men thiếu, quần áo thiếu, nhà ở thiếu.

Khổ nhất là số thương bệnh binh ở dưới hầm. Hầm chữ A bốn người một hầm. Tuy an toàn nhưng tối tăm, chật chội, hôi hám. Giữa ban ngày xuống khám bệnh cũng phải mang theo bật lửa. Đèn pin và nến là những thứ quá xa xỉ không thể nghĩ tới. Mùi hôi thối nồng nặc. Không khí trong hầm không lưu thông. Chỉ cần một người đi ỉa bất động là mùi hôi thối hàng giờ không tan hết. Cộng thêm mùi vết thương, mùi máu mủ. Vào khám bệnh một lúc là không chịu được. Ra khỏi hầm, mùi hôi vẫn như hấp vào quần áo đầu tóc.

Rõ ràng không thể để tình hình kéo dài. Phải cấp tốc chuyển bớt thương bệnh binh về Viện. Nhưng lấy đâu ra lực lượng vận chuyển?

Cuộc chiến đấu phía trước đang trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng. Mọi lực lượng vận chuyển đều phải dồn ra phía trước. Tất cả trông vào nhân viên Bệnh viện.

Tôi lại nghĩ tới con sông Đắc Mế đang chảy ào ào sát đội phẫu.

Tôi cấp tốc ra Binh trạm gặp đồng chí Trọng, Chỉ huy Hậu cần tiền phương, giải quyết được một số việc: Xin được vải làm băng, quần áo cho thương bệnh binh, lương thực, thực phẩm. Nghe báo cáo tình hình khoa 32, anh Trọng cũng nhất trí phương án giải quyết là phải nhanh chóng chuyển về Viện, và hứa sẽ tăng cường lực lượng chuyển thương, nhất là giải quyết cho Viện 50 kg bộc phá, kíp và dây cháy chậm để tổ Vệ binh phá cây, mở đường chuyển thương trên sông.

Ngày 28 tháng 4 năm 1971. Ở với khoa 32 được hơn một tuần, giải quyết được một số công việc cho anh em, tôi lại phải trở về Viện. Trên đường về kết hợp xem tình hình anh em mở đường sông.

Tổ Vệ binh đã phá được một số cây trên sông, nhưng tốc độ chậm. Có nhiều cây to, Viện xin thêm được một tổ công binh của Phòng về tăng cường cho tổ Vệ binh để phá cây cho nhanh.

Tôi đi xuôi bè với anh em được một quãng. Gặp một cây gỗ bằng người ôm đổ ngang sông. Anh em buộc một gói bộc phá ép vào thân cây, nối dây điện, rồi lên núp trên bờ, bịt tai. Một tiếng nổ ầm, một làn khói bốc cao. Những mảnh gỗ bắn tung lên cao rồi rơi xuống rào rào.

Vùng này có một số bản dân tộc ở rải rác ven sông. Trên sông có nhiều sa cá của đồng bào. Đây là những tấm mành đan bằng tre, đặt ngang sông để đánh cá. Tôi bàn với anh em, phải làm sao cho bè đi qua rồi lại đóng lại, không gây khó khăn cho sinh hoạt của đồng bào.

Tới một chỗ, một ông già dân tộc, người gầy đen như đồng mun, đóng khố, nghe tiếng mìn nổ chạy ra bờ sông, tới chỗ bè, chỉ trỏ. Ông ta có một sa cá, làm dựa vào một thân cây to chìa ngang ra sông. Ông tỏ vẻ lo bộ đội phá mất sa cá. Ông nói bằng tiếng Kinh không sõi: đồng bào khó khăn lắm, không có cơm ăn, chỉ ăn sắn thôi. Nhờ sa cá bắt được mỗi ngày vài con cá cho con ăn. Bộ đội phá thì con mình chết mất”. Chúng tôi an ủi: “Bộ đội không phá đâu, bộ đội sẽ tìm cách để đi bè được mà đồng báo vẫn đánh cá được!”.

Đêm đó, chúng tôi ngủ trên bè, gần chiếc sa cá của ông già. Nghiên cứu chiếc sa cá anh em phát hiện thấy tuy cây gỗ to. Nhưng thân cây có chỗ vồng lên cao, xa mặt nước, bè có thể đi lọt. Như vậy không phải phá cây.

Trên chiếc bè chật chội, chúng tôi phải ngủ trở đầu đuôi. Đêm mưa, tấm tăng che hứng đầy nước bị bục làm ưót hết chăn màn.

Sáng hôm sau, ông già hôm nay trở lại sớm và đề nghị một phương án giải quyết thật bất ngờ: “Bộ đội cho mình vài cân gạo. Hàng ngày buổi sáng, mình sẽ ra dỡ sa cá cho bộ đội chở bè qua. Tối mình sẽ đóng lại để bắt cá”. Chúng tôi thoả thuận ngay và ông già cũng thật vui vẻ. Về đến nhà, nhận được thư của Hương viết tháng 2 năm 1971. Lá thư tràn ngập nỗi mong chờ. Xem thư nhiều đoạn ứa nước mắt.

Hương có vẻ bi quan, chua chát: “Chúng ta là người trồng cây mà không được ăn quả đâu anh ạ. Còn hai mươi ngày nữa là chúng ta xa nhau trong năm năm. Có ngờ đâu ngày chia tay nhau ở cổng Viện 108 nhẹ nhàng thees mà lại xa nhau lâu như vậy. Em muốn vào Tây Nguyên, dù có để xác lại Trường Sơn”. Câu này bị Hương xoá, nhưng tôi vẫn đọc được.

Tôi viết thư trả lời nhưng không biết viết thế nào cho em hiểu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #98 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 10:33:18 pm »


Ngày 2 tháng 5 năm 1971. Vừa mổ xong một thương binh bị vết thương thấu ngực, có mủ phế mạc nặng, đóng thành kén, dẫn lưu không ra, kèm theo có một mảnh đạn to trong phổi. Mổ bóc vỏ phổi, lấy ra một chậu vừa mủ, vừa máu cục, các mảng tơ huyết, lấy được mảnh đạn to bằng đầu ngón tay cái xù xì. Ca mổ khá khó khăn. Một giờ chiều mới xong.

Vừa ra khỏi phòng mổ thì nhận được công văn hoả tốc: Viện 1 có một thương binh bị túi phồng động mạch vùng dưới bụng đe doạ vỡ, không chuyển đi được, yêu cầu được chi viện.

Từ chỗ chúng tôi xuống Viện 1 bình thường đi bộ mất ba ngày. Tôi hiểu khó khăn lắm, anh em mới cầu cứu tới chúng tôi. Trước tính mạng của đồng đội, chúng tôi không thể chần chừ. Ba giờ chiều tôi ra đi, cùng với anh Lượng, y sĩ gây mê và cậu Sinh.

Trời mưa, đường trơn, ngã dúi dụi. Hai bắp chân và đùi đẫm máu và vắt. 7 giờ tối ra tới chỗ tiếp đón của Viện. Ngủ lại. Sáng hôm sau vào đường thồ, đi 12 giờ liền xuống tới Q6, ngủ lại ở một nhà kho bỏ trống, có hầm chữ A. Có tiếng ì ì trên đầu rồi có tiếng rú như một đàn ong bay qua. Tiếp theo là những tiếng nổ chát chúa của bom B52 thả toạ độ phía trước. Bốn giờ sáng lại tiếng ì ì, vừa chui kịp vào hầm bom đã nổ. Hầm và nhà rung chuyển như trong một cơn động đất.

Sáng dậy, lội qua sông, đi ngang qua bãi bom B52 đêm hôm trước. Cây đổ ngổn ngang, nhiều thân cây to còn leo lét cháy cành mà lá còn xanh tươi, mùi khét của bom lẫn mùi thơm của lá. 7 giờ tối mới tới Viện 1.

Anh Huy Đại, Viện trưởng và anh em rất mừng và ngạc nhiên thấy chúng tôi đến được sớm như vậy.

Thương binh là một chiến sĩ trẻ của Đoàn 631, bị một vết thương đã liền sẹo ở nếp bẹn phải, gây một ổ máu tụ phồng to như một quả bưởi ở phần bụng dưới, từ rốn xuống tới bẹn. Bàn tay sờ thấy rõ những tiếng đập thình thịch của mạch máu. Da phía trên mỏng dính và có những vết bầm tím. Anh thương binh người gầy đét chỉ có da và xương, mặt xanh như tầu lá.

Đúng đây là một ổ máu tụ đe doạ vỡ. Mà nếu vỡ, ở một mạch máu lớn vùng bụng này, chắc máu sẽ chảy như suối, thương binh sẽ chết trong giây lát...

Tôi đồng ý với chẩn đoán của Viện 1 và cũng đồng ý với chủ trương không chuyển thương binh đi mà mời kíp mổ tới. Cuộc mổ sẽ khó khăn. Sức khoẻ bệnh nhân quá yếu. Nhưng không còn có cách nào khác.

Chúng tôi quyết định mổ ngay trong đêm. Tôi và anh Đại mổ, anh Lượng gây mê nội khí quản.

Rạch thành bụng bằng một đường vòng cung trên nếp bẹn phải. Chúng tôi nín thở, hết sức nhẹ nhàng và tỉ mỉ, tách lá phúc mạc thành mỏng như tờ giấy bóng kính, ra khỏi thành bụng sau và túi phồng động mạch, to như quả bưởi, đập bình bịch, luôn đe doạ có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Chỉ sau khi luồn được sợi cao su qua gốc của động mạch chậu ở ngã ba động mạch chủ, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Thành công rồi! Căng sợi cao su để chẹn không cho máu chảy vào túi phồng. Quả bưởi ngừng đập. Tôi không thấy cần phải mất công tìm đầu dưới của túi phồng. Máu cục và máu bầm ào ra đầy vết mổ. Tôi nhanh chóng thò tay vào trong túi phồng, chẹn những nhành mạch nhỏ còn chảy, trong khi anh Đại và trợ thủ vô trùng thì hối hả dùng khăn gạc thấm ướt thanh huyết và máy hút lau sạch trong túi phồng. Thấy trong lòng túi trắng phau, một vài lỗ mạch máu nhỏ còn rỉ máu. Mấy mũi chỉ khâu đặt tên các lỗ thông với mạch máu chính làm ngừng hoàn toàn mọi chỗ rỉ máu.

Lúc này chúng tôi mới có điều kiện xem xét kỹ thấy động mạch chậu ngoài chỉ bị rách một lỗ bằng hạt ngô gây ra túi phồng.

Khâu được chỗ rách; máu lại lưu thông trong mạch máu bình thường xuống phía dưới... Công việc còn lại của cuộc phẫu thuật diễn ra dễ dàng. Tôi buông dao kéo, để anh em trợ thủ làm nốt công việc còn lại.

Chúng tôi ở lại theo dõi thêm hai ngày, thương binh tiến triển thật ổn, mới quay trở về.

Anh em Viện 1 chăm sóc chúng tôi rất chu đáo, nhiệt tình, chiêu đãi một bữa linh đình. Đặc biệt, còn có chuối, chôm chôm, bứa, là những của hiếm, chỉ có vùng rừng này mới có.

Đường về lại phải qua bãi bom B52. Từ hơn một tháng nay, chúng nó liên tục đánh khu vực này. Đây là khu vực tăng gia của bộ đội ở dọc bờ sông. Anh em khuyên chúng tôi đi đường vòng, tránh khu vực bị oanh tạc. Nhưng đi vòng thì mất thêm hai ngày đường. Tôi theo lý luận của các lái xe đường Trường Sơn: “Đi chắc đâu chúng nó đã đánh. Đánh chắc đâu đã trúng. Trúng chắc đâu bị thương. Bị thương chắc đâu đã chết!” để tiếp tục đi theo đường cũ.

Tuy nhiên, tôi nghe ý kiến anh em khuyên là theo quy luật cứ cách khoảng 7-8 giờ chúng đánh một đợt, nên chúng tôi chọn đúng lúc loạt bom B52 vừa nổ xong để vắt chân lên cổ, vượt khu vực bị oanh tạc.

Đêm hôm đó ngủ nhờ nhà của một đơn vị vận tải dọc đường. Nhà cũ dột, đêm mưa phải trải ni lông lên trên đình màn. Nửa đêm lại tiếng ì ì của B52. Nhảy vọt khỏi võng. Rúc vào góc nhà, nhưng không tìm thấy cửa hầm. Khi sờ ra cửa hầm thì cũng vừa hết loạt bom.

Về tới nhà, nhận được tin mừng: Việc chuyển thương bằng bè từ khoa 32 về Viện đã thực hiện được. Các cây đổ trên sông đã được dọn sạch. Chuyến bè đầu tiên gồm 5 chiếc, chở 60 thương bệnh binh đã về tới Viện an toàn. Anh em rất phấn khởi. Đi rất êm. Ngồi bè thật thoải mái. Đi mất hai ngày về đến Viện. Nhưng phải tăng bo một chỗ thác đổ từ trên cao. Như vậy chúng tôi đã kéo dài được việc vận chuyển trên sông thêm một ngày đường phía thượng nguồn sông Đắc Mế.

Ngày 3 tháng 6 năm 1971. Anh Tân, Hiệu trưởng trường Quân y đi họp ở B3 về cho biết: Sắp tới có Hội nghị Quân y Chiến trường ở Hà Nội. Một đoàn cán bộ Quân y của B3 sẽ đi dự trong đó có thể có tôi, và một số đồng chí khác. Cấp trên đang lo là cho đi họp liệu có trở vào hay không?

Nhận được điện mời lên Phòng bàn công việc và báo cáo tình hình. Lên tới Phòng vào một ngày mưa tầm tã. Anh Tự, trưởng ban Quân y Mặt trận chính thức thông báo cho tôi biết Bộ Tư lệnh Mặt trận đã có quyết định cử tôi cùng một đoàn 6 cán bộ ra dự Hội nghị Quân y các chiến trường lần đầu tiên họp ở Hà Nội, cuối tháng 8, có mặt ở Hà Nội. Hội nghị tháng 9, nghỉ phép tháng 10 đầu tháng 11 trở vào để cuối tháng 12 có mặt ở chiến trường.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #99 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 12:03:13 pm »


HỘI NCHỊ QUÂN Y CÁC CHIẾN TRƯỜNG


Ngày 25 tháng 6 năm 1971. Hội nghị Quân y các chiến trường là một Hội nghị lớn của ngành Quân y lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội kể từ đầu cuộc chiến tranh. Đại diện của ngành Quân y ở tất cả các mặt trận Bắc, Trung, Nam, Lào, Đường dây 559, đều được triệu tập về Hội nghị để tổng kết kinh nghiệm công tác những năm qua và bàn về công tác bảo đảm Quân y trong những năm tới.

Đoàn Quân y Tây Nguyên đi dự Hội nghị có tôi, được chỉ định làm Trưởng đoàn, bác sĩ Thiêm Đội trưởng đội Vệ sinh Phòng dịch, bác sĩ Hiếu Đội trưởng Đội điều trị 3, bác sĩ Minh, Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn 66, dược sĩ Lôi, Trưởng ban Dược Viện 211, anh Trà dược trung cấp xưởng Dược và cậu Sinh, đi phục vụ chung cho đoàn.

Tin chúng tôi ra Hà Nội họp làm cho anh em trong đơn vị rất xôn xao. Nhiều anh em tỏ ý mừng vì đây là tín hiệu cho thấy là đường liên lạc giữa hậu phương và tiền tuyến được khai thông. Không còn cách biệt như những năm trước. Nhưng nhiều anh em trong Viện cũng lo liệu tôi có quay vào không hay là đi luôn?

Trước khi lên đường còn nhận được chỉ thị yêu cầu khám sức khoẻ cho anh Hiếu. Nếu đủ sức khoẻ mới cho đi. Anh Hiếu bực mình, mỉa mai: “Giá trước khi đi chiến dịch Bu-prăng - Đức Lập, các anh cũng cho kiểm tra sức khoẻ như thế này thì quý quá...”.

Tuy nhiên vẫn phải chấp hành chỉ thị của trên. Viện thành lập Hội đồng giám định sức khoẻ, kiểm tra toàn thân, X quang, xét nghiệm. Hội đồng kết luận: Sức khoẻ tốt. Đi được!

Anh Phụng, Trung đoàn trưởng cũng mới ra hậu phương dự Hội nghị trở về, phổ biến cho chúng tôi hai kinh nghiệm. Dọc đường phải đối xử thật mềm dẻo với các ông Trạm trưởng các trạm giao liên, nếu không thì sẽ ngủ rừng ngay lập tức. Còn về tới hậu phương thì phải công tác tư tưởng tốt với cô vợ thân yêu vì nếu không các cô sẽ trở thành Raymonde Dien1. Khi trở vào chiến trường, tức là sẽ lăn ra đường chặn bánh xe không cho xe đi...

Anh em trong đơn vị hết sức lưu luyến tiễn đưa. Mấy hôm trước khi lên đường Viện tổ chức lu bù. Y vụ mổ lợn, các khoa 32, 33, 34 đều cử người đi săn, nơi săn được gấu, nơi săn được lợn. Bếp Viện bộ gửi cho cả một tảng thịt lợn nạc để làm ruốc ăn dọc đường. Khối Nội hẹn ngày 27 tháng 6 thế nào cũng sang để liên hoan. Một chiến sĩ tổ săn rụt rè gặp tôi, đưa cho một gói nhỏ: “Được tin thủ trưởng đi họp, em có chút quà tặng thủ trưởng”. Giở ra thì là một miếng mật đã phơi khô. Cậu ta giải thích: Đây là mật con gấu em bắn được. Biếu thủ trưởng để làm quà cho gia đình. Anh em gửi hàng trăm lá thư, hàng chục gói quà về cho gia đình. Những cậu nhà ở quanh Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh, thì nhất định mời ghé qua thăm nhà.

Hôm qua trong buổi liên hoan tiễn đưa Đoàn có cán bộ Chủ nhiệm khoa, Chính trị viên toàn Viện, tôi đã biểu thị quyết tâm trở vào bằng câu Kiều:

Tiễn đưa nhớ buổi hôm nay,
Gặp nhau xin hẹn ngày này, cuối năm.


Anh em vỗ tay, hoan hô ầm ỹ. Có anh còn bấm ngón tay tính toán và giao hẹn: “Hôm nay là ngày 24 tháng 6 - Ngày này, cuối năm là 24 tháng 12, sẽ gặp lại anh đấy nhé!”.
__________________________________
1. Raymonde Dien: Nữ chiến sỹ cộng sản Pháp đã biểu lộ tinh thần phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương bằng cách nằm ngang trên đường ray tầu hoả, không cho xe lửa chở vũ khí sang Dông Dương chạy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM