Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:49:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tây Nguyên ngày ấy  (Đọc 87631 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:21:02 pm »


Ngày 5 tháng 6 năm 1967. Từ đầu tháng 8 năm 1967 tôi họp với các anh Khuể, Sánh bàn việc xây dựng trạm thủy điện nhỏ.

Giữa Bệnh viện có một con suối, nước chảy không mạnh, nhưng có độ dốc cao. Đã đi nghiên cứu địa hình dọc suối. Tổ công nhân kỹ thuật nhiệt tình, anh em thanh niên rất hào hứng. Dự định thứ sáu này sẽ khởi công đắp đập ngăn suối.

Nếu có được thủy điện thì sẽ giải quyết được nhiều khó khăn cho máy X quang. Phòng mổ, lý liệu, hoá nghiệm vì tuy đã có máy nổ nhưng công suất yếu và việc giải quyết xăng cho máy nổ vẫn có nhiều khó khăn.

Ngay ngày đầu, khi mới nói đến việc tổ chức một Bệnh viện tương đối hiện đại cho chiến trường miền Nam, ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là: Phải có điện. Thật vậy, tất cả máy móc trong Bệnh viện, từ máy X quang, lý liệu, phòng mổ, đều cần có điện. Tôi cứ day dứt với ý nghĩ làm sao giải quyết được điện cho chiến trường.

Trong một buổi họp ở Hà Nội trước khi ra đi. Khi bàn tới việc cung cấp điện cho Bệnh viện, một chuyên viên của Tổng cục, đã có thời gian công tác ở khu 5 trong kháng chiến chống Pháp, gợi ý khả năng làm thủy điện ở Tây Nguyên.

Ý kiến làm thủy điện loé ra như một tia lửa trong óc tôi và trong suối thời gian gần hai tháng chuẩn bị trước khi đi, ngoài những công việc chuẩn bị khác tôi giành nhiều thời gian tìm hiểu về cách làm thủy điện. Tôi hoàn toàn không có khái niệm gì về việc này. May có anh Lâm, anh ruột tôi là kỹ sư Thủy lợi công tác ở Vĩnh Phú, nghe tin tôi chuẩn bị đi chiến trường, anh về Hà Nội thăm tôi. Anh có nhiều kinh nghiệm xây dựng các trạm thủy điện nhỏ cho địa phương. Trong hai ngày ở chơi với tôi, anh đã giảng cho tôi biết những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng trạm thủy điện nhỏ. Anh khuyên tôi nên lên tham quan một trạm thủy điện hiện nay đang hoạt động ở Vĩnh Phú và khuyên tôi nên liên hệ với khoa Thủy điện trường Đại học Bách Khoa để hỏi thêm kinh nghiệm.

Do thời gian chuẩn bị rất gấp nên tôi không lên tham quan Vĩnh Phú được, nhưng tôi xin gặp và được các giáo viên khoa Thủy điện trường Bách khoa giới thiệu rất nhiệt tình cho tôi các tài liệu, bản vẽ một tuyếc-bin thủy điện nhỏ, khuyên tôi liên hệ với một nhà máy cơ khí ở Hà Nội để đặt làm. Thấy tôi có ý định sẽ làm ở chiến trường, thậm chí các anh còn gợi ý cho tôi xin một kỹ sư thủy điện cùng đi Bệnh viện để giúp chúng tôi trong việc xây dựng trạm thủy điện...

Tôi không dám đặt vấn đề xin kỹ sư, nhưng mất một số buổi chạy tới các cơ quan và nhà máy ở Hà Nội để xin làm tuyếc-bin.

Việc đặt làm tuyếc-bin có nhiều khó khăn. Nhiều nhà máy từ chối vì kế hoạch quá nặng. Có nhà máy nhận làm nhưng đòi hỏi phải cung cấp nguyên liệu. Cuối cùng tôi xin làm việc với Sở Công nghiệp Hà Nội. Tôi gặp đồng chí Phó Giám đốc Sở. Sau khi xem giấy giới thiệu, nghe trình bày và xem bản vẽ, do các kỹ sư ở trường Đại học Bách khoa cho tôi, anh tỏ vẻ thông cảm với yêu cầu phục vụ chiến trường và giới thiệu với Nhà máy Cơ khí Mai Động. Tới đồng chí Giám đốc Nhà máy, lúc đầu không nhận làm thêm kế hoạch đột xuất. Điện đi lại với Sở. Cuối cùng nhận làm với điều kiện chúng tôi phải cung cấp nguyên liệu. Tôi tới kho C, xin được nguyên liệu. Những thanh sắt chữ T, chữ L và đồng... chở tới nhà máy. Hợp đồng được ký. Công việc sẽ hoàn thành sau 3 tháng. Sau đó chúng tôi đi chiến trường, để lại bản hợp đồng cho kho C giải quyết tiếp và chuyển tuyếc-bin vào chiến trường cho chúng tôi.

Hơn một năm qua, chiếc tuyếc-bin chờ đợi đó vẫn không thấy tăm hơi. Không biết nó đã nằm ở đỉnh đèo, ven suối nào trên con đường đầy bom đạn vào đây...

Nhưng những bài giảng vỡ lòng về thủy điện của anh tôi và các buổi thảo luận với các giáo viên trường Đại học Bách khoa không uổng. Tôi đã có khái niệm về chiếc máy thủy điện.

Ngay thời gian ở Phi Hà, tôi đã đi xem địa hình, Bệnh viện ở cạnh một con suối tuyệt vời, cạnh một thác cao chừng 3 mét, đổ nước chảy ào ào. Tôi đã thảo luận với anh em trong Bệnh viện. Các bác sĩ thì nghe chừng ngại ngần, cho là phiêu lưu, sợ không thành công. Nhưng bộ phận công nhân kỹ thuật, anh Khuể, anh Sánh thì rất hào hứng, hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng lúc đó, do chúng tôi phải đi công tác tuyến nên việc chưa thực hiện được.

Đến địa điểm hiện nay ở cánh Trung, lúc đầu, nhìn con suối nhỏ chạy ngang qua Viện làm cho tôi thất vọng. Nhưng mưa tới, nước chảy to dần, réo ầm ầm.

Lúc này máy nổ đã có. xăng đã có, nhưng chiếc máy thủy điện vẫn ám ảnh trong đầu tôi. Mỗi khi nhìn cô Xuân hộ lý miệt mài đạp xe để cung cấp điện cho phòng mổ và khi ký bản dự trù xin 500 lít xăng một quỹ riêng cho nhu cầu rất hạn chế của hai khoa X quang và lý liệu. 500 lít xăng không phải là chuyện nhỏ đối với chiến trường lúc này.

Tôi khá ngại khi đưa ra bàn việc làm thủy điện. Nhiều anh cười hoài nghi, có anh đã chế giễu gọi tôi là “ông giám đốc thủy điện”.

Tôi cố thuyết phục, lại được sự ủng hộ của tổ công nhân kỹ thuật và đoàn Thanh niên nên tập thể chỉ huy Viện và các Chủ nhiệm khoa cũng đồng ý. Lúc đầu nhân có sẵn một máy phát điện nhỏ, chúng tôi chỉ có ý định làm thí điểm một trạm thủy điện nhỏ để không tốn công.

Công trình thủy điện được khởi công từ gần hai tháng nay. Việc đầu tiên cần làm là đắp đập, giữ nước. Huy động anh em thanh niên làm ngoài giờ, vào buổi trưa. Tuy chỉ là con suối nhỏ dốc ngược, nhưng khi đắp đập dâng mức nước lên 50 cm đã mất khá nhiều công. Ngoài các buổi trưa phải làm thêm hai buổi chiều.

Đến máng dẫn nước, lúc đầu định dùng ống tre, nhưng nhỏ quá, trưa hôm đó, đi ngang qua một thân cây săng lẻ bị vỡ ở cạnh đường, tôi nẩy ra ý kiến là dùng một thân cây săng lẻ. Vùng này của Tây Nguyên mọc rất nhiều loại cây săng lẻ. Cây cao hàng chục mét, gốc cây to, một hai người ôm, thân cây thẳng, trắng và có các vết vá loang lổ như những vết sẹo. Đặc biệt thân cây thường rỗng dọc suốt thân cây làm nơi cho ong dài, cho chim muông, thú rừng, ong rừng làm tổ. Có thể dùng thân cây này để dẫn nước cho máy thủy điện của chúng tôi. Một thanh niên mách có một cây săng lẻ rỗng to ở cạnh xưởng dược. Thật là một cây thích hợp: thẳng tắp, cao 15 mét, thân rỗng có đường kính khoảng nửa mét, tròn trĩnh, suốt dọc chiều dài của thân cây, thật là một ống cống thiên tạo tuyệt vời cho chúng tôi. Hạ cây, huy động thanh niên khiêng. Khiêng cả cây không được đành phải cưa làm hai đoạn. Khiêng ì ạch ba buổi mới đưa được ống tới cạnh suối. Đến hôm nay đã đưa được ống đến cạnh suối, còn ráp ống, làm cánh quạt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:21:26 pm »


Ngày 10 tháng 9 năm 1967. Công trình thủy điện vẫn tiếp tục. Công trình, lúc đầu tưởng là nhỏ, nhưng đến nay trông thật đồ sộ. Một cái đập chặn ngang suối, dâng nước suối lên cao hơn một mét, nước ngập lênh láng cả một vạt rừng. Thân cây săng lẻ, trắng lốp, to hơn một người ôm, như một quả tên lửa, nằm dài trên những giàn giáo. Nước suối chảy ào ào qua lòng cây rỗng rơi xuống chân thác thành một cột nước cao gần hai mét, bọt nước trắng xoá bắn tung thành những chùm hoa bạc.

Nhìn quang cảnh nhộn nhịp chuẩn bị cho việc khởi động máy, tôi vừa mừng, vừa sợ, dặn anh Khuể, người chỉ huy công trường thủy điện: “Khéo máy bay chúng nó trông thấy lại tưởng mình đang lắp ráp tên lửa thì bỏ mẹ! Ông cho nguỵ trang kín đi nhé!”.

Nước qua ống máng chảy vào tuyếc-bin. Tuyếc-bin quay ầm ầm rung cả sàn gỗ bắc qua suối.

Anh Khuể và anh Sánh phấn khởi bảo tôi: Có lẽ đến trên 4000 vòng phút. Nhưng đến lúc cho chạy vào máy điện 1,5 kilô-oát, điện loé sáng lên một phút thì tuyếc-bin chạy chậm hẳn lại, có lẽ chỉ còn 5-600 vòng phút, ngọn đèn điện chỉ còn tù mù như con đom đóm đực. Làm thế nào giữ được cho tuyếc-bin quay nhanh liên tục? Thảo luận dân chủ tới lui: Có ý kiến đặt thêm vô-lăng vào tuyết-bin, có ý kiến mở rộng và nâng cao đập để có nhiều nước hơn, có ý kiến đặt tuyếc-bin nằm ngang. Mọi người đều sốt ruột. Mỗi lần thay đổi kế hoạch là mất thêm hàng tuần lễ mà mùa mưa thì đã gần kề. Chưa ai trong chúng tôi hình dung được mùa mưa, trạm thủy điện sẽ ra sao? Cuối cùng chúng tôi quyết định đặt một máy công suất ít hơn 125 oát để phục vụ kịp thời cho lớp tập huấn sắp tới. Cũng đồng thời để lấy khí thế. Cũng may là trong mùa khô vừa qua, chúng tôi nhận được mấy chiếc máy phát điện, trong đó có máy nhỏ 125 oát, dùng cho phòng mổ. Khó khăn nữa là thiếu dây dẫn điện từ trạm về tới hội trường. Đơn vị duy nhất ở chiến trường có dây điện là cơ quan thông tin. Cử người lên Ban Thông tin B3 xin. Sau khi nghe trình bầy, các đồng chí Thông tin rất sốt sắng cho ngay 2 kilômét dây điện thoại cũ, đứt nhiều đoạn phải nối chi chít. Nhưng như vậy cũng đã rất quý rồi... Có ý kiến phân vân liệu điện trở cao như thế này thì có tải được điện không? Trong khi đó thì mưa lũ là một đe doạ thường xuyên...

Ngày 20 tháng 9 năm 1967. Trạm thủy điện sau hai tháng xây dựng đã hoàn thành. Dây điện xin về, đủ để chăng từ chỗ đặt tuyếc-bin đến hội trường. Bắt đầu cho chạy, tuyếc-bin kêu vo vo, hai ngọn đèn sáng rực.

Đúng hôm đó đồng chí Châu, Chính uỷ mặt trận đi công tác ngang qua Viện, nghe nói Quân y đã làm được thủy điện, đồng chí rất vui, đến tận công trình đứng im lặng một hồi lâu, không nói, nhưng vẻ mặt rất vui mừng, xúc động. Lại cũng đang có đội quay phim của Xưởng phim Quân đội đang ở bệnh viện, các anh liền mang ngay máy ra hiện trường ghi lại những thước phim nóng hổi về trạm thủy điện của Tây Nguyên.

Hôm đó thật là một ngày vui vẻ. Tối hôm đó, đội văn nghệ của Viện là những người đầu tiên được sử dụng điện từ trạm điện: “cây nhà, lá vườn” để diễn tập, chuẩn bị cho đêm liên hoan sắp tới.

Nhân gặp Chính uỷ mặt trận, tôi sực nhớ ra điều băn khoăn của Đội quay phim là chưa có dịp quay cảnh chiến trường có xác lính Mỹ nguỵ. Đồng chí Chính uỷ à một tiếng rồi nói: Có khó gì! Rồi đồng chí dặn anh đội trưởng đội quay phim: Cậu lên Phòng tham mưu mặt trận xin đưa ra chốt ở cao điểm X... Hiện nay ở đó yên tĩnh không có gì đâu. Cứ đào một cái hố thật sâu rồi nấp ở đó. Chờ chiến dịch tới sẽ tha hồ mà quay xác Mỹ nguỵ. Từ chiến dịch Sa Thầy, Chính uỷ Châu đã nổi tiếng trong bộ đội Tây Nguyên về cách dụ địch tự dấn thân đến nơi ta đã chuẩn bị trước. Chính uỷ còn dặn thêm: Đào hố cho thật sâu, chuẩn bị tinh thần cho tốt. Nhưng sẽ ác liệt đấy.

Ba tháng sau, tôi có dịp gặp lại đoàn quay phim trong Hội nghị tổng kết Chiến dịch Đắc Tô. Mới có vài tháng mà các anh trông xơ xác, gầy tọp hẳn đi. Các anh cho biết: “Đã theo đúng lời dặn của chính uỷ Châu, lên đào công sự, chốt trên một ngọn núi của dẫy Ngọc Bờ Biêng. Thật kinh khủng! Chúng tôi tưởng chết. Nhưng cuối cùng cũng đã quay được cảnh trận địa có ngổn ngang xác Mỹ nguỵ...”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:22:15 pm »


Ngày 22 tháng 9 năm 1967. Niềm vui của chúng tôi về thành công của trạm thủy điện không được lâu. Chỉ được vẻn vẹn có một ngày một đêm. Đêm hôm qua, anh em thanh niên trong đội văn nghệ nghiệp dư của Viện, hào hứng diễn tập dưới ánh sáng rực rỡ của hai ngọn đèn do thủy điện thắp sáng. Đang tập thì trời bắt đầu mưa, mưa to dần. Ngọn đèn phụt tắt. Nước lênh láng lên tới nền hội trường. Con suối nhỏ trong vài giờ bỗng trở thành con sông rộng, nước chảy ầm ầm. Chiếc cầu bắc ngang suối trôi băng đi mất. Anh em khoa 33 ở bên kia bờ suối không về được phải ngủ nhờ bên này suối.

Qua đêm, dòng nước hung dữ lại trở lại bình thường. Hình như cơn lũ hôm trước chỉ nằm trong giấc mơ.

Như thường lệ, sáng hôm nay, chúng tôi vẫn giao ban tình hình trong ngày. Anh Đằng, một công nhân trong tổ thủy điện chạy vào phòng họp, ướt lướt thướt từ đầu đến chân như chuột lột. Đồng chí nói líu cả lưỡi báo tin chẳng lành: Lũ đã kéo trôi trạm thủy điện và xin thêm người ra giúp đỡ...

Cả phòng họp xôn xao. Một Chủ nhiệm khoa, ngay từ đầu anh đã không tán thành việc làm thủy điện, chép miệng, phán một câu: “Thế là nước sông, công lính!...”, ông khác thì cho rằng, bây giờ làm được gì? Chờ đến chiều cho nước rút đi đã. Tôi sốt ruột, bỏ dở cuộc giao ban, chạy theo Đằng lên công trình. Cảnh tan hoang bầy ra trước mắt: Công trình đồ sộ do sức lao động trong hai tháng trời, nào đập, nào máng dẫn nước dài hàng chục thước, nào tuyếc-bin. Tất cả cũng giống như một giấc mơ, không còn một vết tích. Tất cả sạch bong, chỉ còn dòng suối đầy ắp nước, chảy ào ào giữa hai vách đá. Cậu Sánh và một cậu nữa, đứng trên bờ, mỗi người chỉ mặc độc có một cái quần đùi ướt lướt thướt. Hai anh vừa lội tìm chiếc máy phát điện chìm sâu đâu đó trong lòng suối.

Thấy tôi ra, các anh báo cáo: Chúng tôi đã vớt được chiếc máy con, còn chiếc máy lớn thì còn đang chìm dưới đáy suối, cần có thêm người để kéo lên. Tôi điên cả người: bao nhiêu công sức của anh em trong hai tháng qua, nay trở thành công cốc, thật đáng tiếc, đập và máng mất đi cũng đáng tiếc. Nhưng chiếc máy phát điện, nếu mất thì là một khuyết điểm rất lớn. Mang được chiếc máy phát điện từ miền Bắc vào đây đâu phải là chuyện đơn giản.

Hai đồng chí công nhân ướt sũng, rét tím tái người, đứng co ro trên bờ suối, tay cầm sợi dây lòng thòng xuống suối. Nước suối đục ngầu, chảy réo ầm ầm... Các đồng chí cho biết đã buộc được dây vào máy điện chìm ở dưới cát nhưng nặng quá kéo không lên. Nếu có thêm người thì người ngụp xuống suối đẩy máy lên, người kéo từ trên bờ, may ra mới kéo lên được. Tôi không ngần ngừ, tụt quần áo dặn: Các cậu kéo, tớ đẩy ở dưới xem có được không nhé!

Hít một hơi dài, nhảy ùm xuống dòng nước lạnh, lần theo sợi dây lặn xuống đáy suối, nước sâu hơn đầu người, ngực tôi như bị ép chặt muốn vỡ bung ra. Sờ thấy chiếc máy bị chôn dưới nhiều lớp đất đá đè lên trên. Lay mấy hòn đá ra bên, nhưng quá ngột ngạt, không chịu nổi, tôi đành ngoi lên mặt nước, thở phì phò, dặn hai cậu thanh niên đứng trên bờ: Khi nào tớ giật dây thì các cậu kéo nhé!

Hít một hơi càng ngực, lặn theo sợi dây xuống chiếc máy. Dùng hết sức bình sinh đẩy máy lên. Sợi dây căng lên do hai người ở trên bờ cũng ra sức kéo. Từ đáy nước sâu khoảng hơn hai mét, ngực tôi tức như muốn vỡ ra. Tôi lấy hết sức lật mấy hòn đá còn đè lên máy và nâng máy lên. Chiếc máy nhúc nhích và nổi lên dần. Bốn bàn tay trên mặt nước, kéo chiếc máy lên bờ. Dù sao cũng còn may,máy chỉ bẹp mất một chút, trục bị cong, nhưng anh Khuể cho biết có thể uốn lại được.

Ngày 13 tháng 10 năm 1967. Nhiều việc làm dồn dập trong tháng qua: tổ chức lớp tập huấn cho quân y các sư đoàn, trung đoàn, bệnh viện, đội điều trị học tập các kinh nghiệm điều trị nội ngoại khoa. Làm lương khô cho bộ đội. Toàn Viện tổ chức một bộ phận hơn 60 nhân viên tham gia làm lương khô cho chiến trường. Hai lò bánh làm việc suốt ngày đêm. Mỗi ngày làm được khoảng 600 suất lương khô, nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu.

Tổ chức một đợt vận chuyển 135 người để vận chuyển đột kích lương thực, thực phẩm cho mặt trận từ 27 tháng 9 đến nay vẫn chưa về. Tin cho biết năng suất vận chuyển khá, bình quân đầu người 32kg.

Tổ chức một khung bệnh xá 7 người tăng cường cho đường dây C09. Cử 4 bác sĩ tăng cường cho Viện 1.

Hôm nay liên hoan tiễn đoàn cán bộ đi khu 5 trong đó có các bác sĩ Liêm, Quát, Phán... và bác sĩ Đại đi Đội điều trị 3.

Mấy tuần nay, chúng tôi phát động trong bệnh nhân phong trào làm chiếu cót. Từ khi triển khai Bệnh viện, nhận bệnh nhân, mỗi lần đi xuống các khoa, thăm bệnh, nhìn anh em nằm trên các giường tre ọp ẹp, trên trải tấm ni lông xộc xệch vừa chóng rách ni lông, vừa không kín; tuy căng màn nhưng muỗi vẫn lọt từ các khe giường lên đốt, tôi lại mơ ước tới một tấm chiếu cói. Thật không dám mơ ước cao xa, giường nệm làm gì, chỉ dám mong có một tấm chiếu cói bình thường để cho bệnh nhân trải chỗ nằm. Nhưng làm sao có được tấm chiếu cói đây?

Có lần, trong một buổi đi điểm bệnh với khoa 33, tôi bàn với anh Chủ nhiệm khoa động viên anh em thương bệnh binh tự đan lấy chiếu. Đồng chí Chủ nhiệm khoa chỉ gật gù, không ra hưởng ứng, không ra phản đối. Trong tư tưởng lúc này tôi chỉ nghĩ tới chiếc chiếu như của đồng bào đan bằng lá nón. Nhưng vùng này cũng khó tìm ra lá nón, muốn lấy phải đi khá xa. Nên câu chuyện cũng dừng lại ở đây.

Giữa tháng trước, tôi xuống thăm khoa 24, bác sĩ Nguyễn Cảnh Cầu, Chủ nhiệm khoa cho tôi biết đã vận động thương bệnh binh tự đan lấy và đan cho nhân viên mỗi người một chiếc chiếu bằng cót. Ngắm nghía chiếc chiếu vuông vắn, phẳng phiu. Đúng là một lá cót bình thường bằng tre nứa nhưng nan vót mỏng hơn, nhẵn nhụi hơn, tôi thấy ngay đây là một sáng kiến giải quyết khó khăn.

Tất nhiên lá chiếu bằng cót đan không thể mềm mại và nhẹ nhàng như chiếu cói nhưng rõ ràng là tốt hơn nhiều so với giải bằng ni lông. Hơn nữa ngay cả ni lông cũng không có đủ. Mỗi người khi vào chiến trường chỉ được phát một tấm ni lông che mưa, một tấm để làm tăng. Qua năm tháng, có người đã mất, rách, không được bổ sung, nên khi vào Viện không có gì mà trải.

Tấm chiếu cót trải trên giường, vừa êm, ấm, vừa bền, lại che kín các khe hở của nan giường, vừa có chỗ cài màn kín đáo không bị muỗi đốt, lại tiết kiệm được ni lông hay bạt trải giường. Nguyên liệu làm là tre nứa thì rất sẵn, ngay cạnh nhà, kỹ thuật thì đơn giản, anh em thương bệnh binh khéo tay đan được ngay.

Thế là trong buổi họp Viện, có đông đủ các Chủ nhiệm khoa, tấm chiếu cót của khoa 24 được long trọng giới thiệu. Chúng tôi phát động trong toàn Viện phong trào đan chiếu cót học tập khoa 24 và tổ chức các đoàn đến khoa 24 tham quan.

Phong trào làm chiếu cót nhanh chóng và sôi nổi lan nhanh ra toàn Viện. Đi đến đâu cũng thấy anh em bệnh nhân, người thì chặt tre, người chẻ nan, vót nan, người thì cặm cụi đan đan, lát lát. Người biết đan chỉ vẽ cho người không biết đan. Chỉ trong vòng một tháng anh em đã đan được hơn một nghìn tấm cót, đủ cho toàn thể bệnh nhân mỗi người một tấm. Anh em còn đan tặng cán bộ nhân viên Bệnh viện. Chiếu cót còn được dùng để căng làm trần, trải làm nền phòng mổ, phòng tiêm băng, thưng chung quanh nhà che mưa nắng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:22:42 pm »


Ngày 20 tháng 10 năm 1967. Cho tới nay, chúng tôi đã ở yên ổn địa điểm hiện tại được 6-7 tháng. Bộ phận tăng gia của Bệnh viện, do anh Đủ, một cán bộ người Quảng Nam tập kết, phụ trách, đã trồng được nhiều rau xanh, cải bắp, xúp lơ, cà chua... cung cấp cho thương bệnh binh và nhân viên. Vườn tăng gia là một khu đất hoang, cỏ lác, lau sậy mọc đầy, nhưng bằng phẳng, vuông vắn, có một dòng suối nhỏ chảy qua, cách Bệnh viện khoảng nửa giờ. Anh em dựng một ngôi nhà lá nhỏ làm nơi ở rồi bắt tay vào việc vỡ hoang. Trong khi các khoa trong Bệnh viện xây nhà và cơ sở làm việc thì ở đây, đất được đào xới, vun lên thành những luống vuông vắn và chỉ trong vòng hai tháng sau đã bắt đầu có rau chia cho các khoa. Nguồn phân bón là phân lợn phân bắc của Bệnh viện. Tổ tăng gia có quy định rất nghiêm khắc với các khoa phải mang phân ra để đổi lấy rau.

Nhiều thứ rau mà trong năm đầu, chúng tôi tưởng chừng chỉ có trong giấc mơ, nay đã được trồng và cung cấp thoải mái, không những cho nhân viên, thương bệnh binh mà cả cho những đoàn khách qua đường đi qua rẽ vào, cũng xin được bữa rau...

Cùng với việc tăng gia rau, các khoa đều phát triển chăn nuôi lợn, gà. Giống gà thì đổi của đồng bào. Gà nuôi ở đây khá đặc biệt, vì hầu như không phải cho thức ăn. Trong rừng không thiếu gì những ụ mối cao bằng đầu người. Chỉ cần vác cái cuốc, bổ vài nhát là hằng hà sa số mối con, mối mẹ, trứng và những con nhộng trắng nung núc. Đàn gà tha hồ ăn và lớn lên nhanh chóng. Các khoa đều có đàn gà hàng chục con cung cấp, trứng, thịt. Khó khăn là việc giữ bí mật cho đơn vị. Mới tờ mờ sáng gà trống thi nhau gáy vang động cả khu rừng có thể làm cho bọn biệt kích rình mò trên các đỉnh núi cao quanh Viện phát hiện ra chúng tôi. Chúng tôi phải có quy định thịt bớt gà trống. Mỗi khoa chỉ được giữ lại một con gà trống để làm giống. Với những chú gà trống có may mắn không bị thịt thì cũng phải có biện pháp nghiêm ngặt không cho gáy. Trong viện này cũng có nhiều sáng kiến: có khoa có nhận xét khi gà gáy thì phải vỗ cánh, vươn dài cổ rồi mới gáy, nên đã buộc túm các lông cổ gà để không vươn được cổ. Có khoa triệt để hơn, dùng dây buộc cánh vào với cổ. Không vỗ cánh, không vươn cổ được thì hết gáy! Có những thời kỳ cao điểm nghi ngờ địch thả biệt kích gần đơn vị, chúng tôi phải quy định nhốt gà trống trong hầm để tiếng gà gáy không vang đi xa. Là một phẫu thuật viên, có lúc tôi đề nghị làm phẫu thuật mở khí quản cho gà. Hơi không đi qua thanh quản nữa thì gà hết gáy. Nhưng chủ trương quá mạnh bạo này không được ai hưởng ứng, sợ làm gà chết.

Việc chăn nuôi lợn cũng khá phát triển ở các khoa. Nguồn thức ăn là thức ăn thừa của thương bệnh binh và nhân viên... Phong trào tăng gia phát triển nhất là khi đưa tổ nấu rượu ra nương để vừa tận dụng sắn nấu rượu cho nhu cầu chuyên môn, vừa trông nương, thì chúng tôi đưa lợn ra nuôi ngoài nương. Nhưng mặc dầu ngoài nương có thừa thãi sắn và bã rượu, nhưng đàn lợn vẫn còi cọc, không sao lớn lên được. Có thể vì chúng bị thiếu chất đạm?...

Ngày 23 tháng 10 năm 1967. Ở chiến trường này không có chợ búa, không có buôn bán, không có quan hệ tiền tệ, chỉ lấy hàng đổi hàng và có tiêu chuẩn đo lường, đánh giá giá trị một thứ hàng theo một tiêu chuẩn riêng: ở đây một con lợn to hay nhỏ được đánh giá bằng nắm tay. Con lợn ba nắm tay hay bốn nắm. Có nghĩa là đo từ mặt đất đến bụng con lợn được ba hay bốn nắm tay chồng lên nhau. Tiêu chuẩn đo lường này khá đúng với loại lợn địa phương thuộc loại lợn rừng có chân cao, bụng thon. Con lợn to hay nhỏ tuỳ vào chân cao hay thấp và như vậy lợn bốn nắm tay to hơn con ba hay hai nắm tay. Nhưng nếu đem tiêu chuẩn đo lường này áp dụng vào loại lợn sề đồng bằng thì sẽ mắc sai lầm vì con lợn càng to thì bụng càng sệ xuống sát đất.

Về khoảng cách thì ở đây, quãng đường xa không được đánh giá bằng cây số mà bằng tay dao. “Đi một tay dao, hay hai tay dao”. Bà con dân tộc khi đi trong rừng, bao giờ cũng có một con dao quắm dài trong tay. Thời gian của một tay dao có nghĩa là quãng đường, tay cầm dao bị mỏi phải chuyển con dao sang tay bên kia. Có lần, khi hỏi đường vào bản, được một chị dân tộc vui vẻ trả lời: “Không xa đâu, chỉ một tay dao thôi vớ!”. Chúng tôi đã mừng, tưởng đã gần tới nơi, thế mà đi hết một buổi chiều vẫn không tới!

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một mặt hàng cũng có nhiều bất ngờ thú vị. Một lần, anh em đổi chiếc áo len để lấy thức ăn. Chiếc áo len dài tay còn tương đối mới. Ông già dân tộc xem xét rất kỹ, giơ cả áo lên trời xem. Cuối cùng từ chối không đổi. Cậu chiến sĩ cùng đi liền đưa ra chiếc áo dệt kim Đông xuân đề nghị đổi. Ông già cũng xem xét, soi lên trời và chấp nhận. Ra khỏi nhà, cậu chiến sĩ giải thích: chiếc áo len, khi soi lên trời có những lỗ thủng lốm đốm, trong khi áo dệt soi lên thì kín như bưng, nên đồng bào thích hơn.

Trong suốt thời gian chúng tôi ở vùng giải phóng này của Tây Nguyên không sử dụng đến đồng tiền. Bà con dân tộc ở đây cũng không có khái niệm gì về đồng tiền. Năm 1969, thực hiện chính sách đào tạo cán bộ người dân tộc, chúng tôi gửi một số chị em thanh niên xung phong ra Hà Nội để học văn hoá và để đào tạo y tá. Khi ra tới miền Bắc, được phát tiền đi mua hàng. Chị em rất ngạc nhiên kể lại cho anh cán bộ phụ trách: Mình có một đồng cụ Hồ, đưa cho chị mậu dịch. Chị cho mình miếng vải rồi lại còn cho mình 5-6 đồng cụ Hồ nữa. Không hiểu ra sao cả!

Chủ yếu ở đây là dùng hàng đổi hàng: cái quần dài, cái áo sơ mi bộ đội đổi lấy con gà, cái quần đùi đổi lấy củ sắn, bắp ngô.

Trên nguyên tắc thì chỉ có các đơn vị được trên cấp hàng hoá, thay cho tiền, để đổi cho đồng bào lấy thực phẩm cho đơn vị. Từng người không được đem quân trang cá nhân đi đổi, nhưng trên thực tế thì bộ đội vẫn tự động đổi. Thậm chí, có tổ 3 người, đáng lẽ mỗi người phải giữ hai bộ quần áo để thay đổi thì thoả thuận với nhau chỉ giữ 4 bộ, 3 bộ cho 3 anh mặc trên người, một bộ luân phiên giặt, còn thừa bao nhiêu đem đổi lấy thức ăn...

Bộ đội vào chiến trường ngày càng nhiều thì trang phục của đồng bào cũng thay đổi dần: thanh niên dân tộc cũng dần dần mặc áo quần bộ đội.

Việc đổi chác dần dần phát sinh những chuyện tiêu cực: ăn cắp rồi lừa dối. Có người, có chiếc đồng hồ hỏng, đem đổi cho đồng bào lấy lợn. Đến cửa nhà đồng bào, anh phải đứng lại hồi lâu, lắc cho chiếc đồng hồ chạy vào rồi gạ đổi. Đồng bào thật thà tưởng đồng hồ tốt đồng ý đổi, đổi xong cậu bộ đội biến thẳng không trở lại nữa.

Ngược lại, tiếp xúc với những thói ma mãnh của các thanh niên miền Bắc, người dân tộc cũng tinh khôn lên dần. Những năm 1969-1970 dọc đường hành quân của bộ đội, hàng ngày có từng nhóm đồng bào dân tộc ngồi thành hàng dài, mang đủ thứ gà, sắn, rau, chuối, ngô... như một cái chợ để đổi cho bộ đội. Đặc biệt có cả mật gấu! Giao liên qua lại nhiều ở địa phương phải dặn chúng tôi: Mật lợn chứ không phải mật gấu đâu.

Một lần khác, trên đường hành quân, chúng tôi rẽ vào nhà đồng bào cạnh đường đổi chiếc quần dài lấy gà. Nhưng khi nhận quần xem rất kỹ lưỡng, bà già dân tộc đưa ra con gà to bằng nắm tay. Chúng tôi lắc đầu, chỉ con gà to đang ăn cục cục ở giữa sân: “Mình ưng con gà kia cơ!”. Bà già thản nhiên trả lời chắc nịch: “Thì rồi nó cũng to bằng con gà kia mà!”.

Một lần khác, chúng tôi được Cục Quân y xuất bản tập công trình nghiên cứu khoa học của chiến trường Tây Nguyên và gửi cho tiền nhuận bút. Ở chiến trường, không làm gì bằng tiền nên chúng tôi xin cho mua một số đồng hồ để gửi vào cho nhẹ. Đồng hồ vào tới nơi, chúng tôi giao cho đồng chí quản lý mang vào bản đổi. Mấy hôm sau, anh quản lý mang đồng hồ trở về, lắc đầu, không đổi được. Anh cho biết: “Qua mấy bản đồng bào đều chê không bắt được cá!”. Tôi ngạc nhiên: Thế nào là đồng hồ “bắt được cá?”.

Cậu quản lý giải thích: “Đồng bào hàng ngày đi bắt cá nếu để đồng hồ trên bờ suối thì sợ mất cắp, nên phải vừa đeo đồng hồ vừa bắt cá”.

Thì ra loại đồng hồ Waterproof không thấm nước. Đúng là loại đồng hồ của chúng tôi là loại đồng hồ Polgeot không chịu được nước. Cách thử của đồng bào đơn giản là thả chiếc đồng hồ vào một ống đựng đầy nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:23:06 pm »


Ngày 22 tháng 10 năm 1967. Theo quyết định của Ban Quân y mặt trận, Bệnh viện chúng tôi được giao thêm nhiệm vụ chủ trì tờ báo chuyên môn của chiến trường, tờ “Nội san Quân y Tây Nguyên”. Tờ báo có trách nhiệm giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học và là nơi trao đổi các thông tin, kinh nghiệm về y học ở chiến trường. Ban Biên tập gồm chủ yếu các Chủ nhiệm khoa Viện 211 và các cán bộ của Ban Quân y Mặt trận. Báo ra hàng quý, in roneo, mỗi số khoảng trên dưới 100 trang, phát hành tới tuyến Quân y trung đoàn. Không có quyết định chính thức, nhưng tôi, Viện trưởng 211 mặc nhiên được coi như người chịu trách nhiệm chính của tờ báo và anh Lê Đức Tu, Chủ nhiệm khoa Hoá nghiệm là Thư ký toà soạn.

Tờ báo ra được là nhờ sự quan tâm của đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh trưởng mặt trận Tây Nguyên. Ông vừa là một nhà quân sự đồng thời là một nhà khoa học rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học ở chiến trường. Đây cũng là cố gắng của ngành Quân y, lúc này do đồng chí Võ Văn Vinh (bí danh Đạo) làm Trưởng ban Quân y mặt trận.

Bài vở cho tờ báo thì không khó. Các cán bộ của Viện 211 đều đã là cán bộ giảng dạy và quen với công tác nghiên cứu. Anh em đều rất hào hứng với công việc nghiên cứu, ghi chép các kinh nghiệm sống ở chiến trường. Tờ báo là diễn đàn để anh em có điều kiện trao đổi các công trình nghiên cứu của mình...

Khó khăn là cơ sở vật chất cho tờ báo hoạt động, nhưng nhờ quyết tâm của cấp trên những khó khăn cũng được giải quyết nhanh chóng. Khó khăn lớn nhất là giấy viết và giấy in báo. Nghĩ lại, một năm trước, chúng tôi thiếu giấy đến mức phải viết bích báo trong lòng những thanh tre. Thế mà nay đã có đủ giấy cho công tác chuyên môn hàng ngày mà còn có thể ra báo. Có lẽ sự ra đời của tờ báo cũng phản ánh sự tiến bộ trong việc cung cấp hậu cần cho mặt trận. Máy chữ và máy in roneo cũng được Phòng Hậu cần cho nhập từ Campuchia. Còn người đánh máy, thì chúng tôi phát hiện trong thương bệnh binh đang điều trị ở Bệnh viện có đồng chí Cầm, một đồng chí đánh máy chữ giỏi và say mê với công việc. Suốt trong cuộc chiến tranh, nhân viên toà báo cũng chỉ có một mình anh Cầm vừa là người trình bày, đánh máy, in roneo, đóng thành tập, rồi vừa là nhân viên phát hành báo tới các đơn vị.

Ngày 30 tháng 10 năm 1967. Ban Biên tập tờ “Nội san Quân y Tây Nguyên” họp phiên đầu tiên. Chả có gì để bồi dưỡng ngoài bi đông nước chè rừng. Tuy nhiên chúng tôi cũng thảo luận sôi nổi và thông qua được 8 bài báo đầu tiên. Gửi lên Ban Quân y cho anh Đạo duyệt. Ngày 7 tháng 11 gửi tiếp 7 bài báo nữa.

Trong suốt cuộc chiến tranh sau này, mặc dàu qua nhiều cơn sóng gió. Bệnh viện bị địch bắn phá, di chuyển cán bộ thay đổi, tờ “Nội san Quân y Tây Nguyên” vẫn xuất bản đều đặn hàng quý. Tới ngày chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 5 năm 1975, xuất bản được 27 số, tờ báo góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong ngành Quân y ở chiến trường Tây Nguyên, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội. Sau chiến tranh tờ báo còn giúp nhiều tài liệu chân thực cho việc tổng kết chiến tranh.

Ngày 3 tháng 11 năm 1967. Một chuyện đột xuất mới xảy ra trong đơn vị. Đêm hôm ấy, cô Bình hộ lý đã lên giường ngủ bỗng thấy có tiếng lạch cạch bất thường ở giường cô bạn bên cạnh, hỏi thì D, cô bạn trả lời: “Không, có gì đâu!”.

Lát sau lại thấy tiếng lạch cạch của chiếc giường tre. Bình nhỏm dậy, bật lửa: Thấy ở chân giường có hai đôi dép, Bình nhặt đôi dép to, cất đi rồi trở lại giường nằm. Nhưng phía bên kia, tiếng lạch cạch càng mạnh hơn. Bình bật dậy, tung màn cô bạn. D nhỏm dậy, Bình thấy bóng một người đàn ông thu mình dưới chiếc chăn vải dù. Bình nói to: “Ai, ra ngay, không tôi kêu to lên bây giờ!...”.

Người đàn ông, mặc quần đùi lổm ngổm bò dậy. Dưới ánh đèn lập loè, nhìn kỹ thì ra là ông T. cán bộ của khối Nội. Bình hốt hoảng: Thủ trưởng làm thế này thì chết chúng em!

T. xua xua bàn tay, ý muốn để Bình nói nhỏ, van nài: “Cho tôi xin đôi dép!...”.

Bình đi lấy dép, nhưng đồng thời báo cho Bí thư chi bộ xuống chứng kiến. Mấy hôm nay, T. ủ rũ như mèo bị cắt tai, không nói không rằng, đang ngồi viết bản kiểm điểm...

Trong khi đó thì Chi đoàn thanh niên của khoa cũng có việc là họp, kiểm điểm cô, người bị coi như tòng phạm... Chả mấy khi có chuyện ly kỳ như thế này, các cô cậu thanh niên đặt nhiều câu hỏi tò mò... Trong khi D. chỉ ôm mặt khóc... Tới một câu hỏi hóc búa của một thanh niên trong khoa: “Mày để ông ấy làm như thế, không sợ có chửa à?”. D. vừa nức nở vừa trả lời: “Thủ trưởng bảo... thủ trưởng đã có cách!”

“Thủ trưởng đã có cách!...” sau này trở thành câu nói đùa trong Viện mỗi khi chúng tôi ở trong tình thế khó xử. Và cũng xuất hiện một câu vè:

“Thủ trưởng nhìn em, thủ trưởng cười,
Đau lòng em lắm thủ trưởng ơi!”


Thật không đẹp mặt cho các “thủ trưởng” tý nào... Thực ra, suy cho cùng, sự việc cũng chẳng có gì là ghê gớm và cũng dễ hiểu trong hoàn cảnh biền biệt xa gia đình vợ con... Nhưng đáng tiếc là lại xảy ra ở chiến trường khắc khổ này mà mọi tình cảm yêu đương đang bị coi như là một điều phạm pháp, hơn nữa lại xảy ra đúng với con người vẫn hàng ngày tỏ vẻ rất mô phạm thường lớn tiếng lên lớp cho cán bộ, nhân viên và đám thanh niên về rèn luyện đạo đức...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:24:15 pm »


Ngày 5 tháng 11 năm 1967. Đoàn vận chuyển 135 người gồm học sinh trường Quân y, học sinh lớp Dược và 40 nhân viên của Viện, đi từ cuối tháng 9 đã trở về đạt thành tích tốt, 90 người được bầu là kiện tướng vận chuyển và chiến sĩ quyết thắng.

Việc làm lương khô cho mặt trận cũng đã xong. Đã sản xuất hơn 17.500 khẩu phần lương khô chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới.

Khoa Dược sản xuất được Goudron và Kaolin. Từ ngày triển khai, khoa Dược đã tự túc sản xuất được nhiều loại thuốc từ những nguyên liệu tại chỗ giải quyết được nhiều khó khăn cho Bệnh viện như học tập cách làm men của đồng bào sản xuất rượu và cồn, từ xương voi làm ra cao voi. Từ củ Buman đào được trong rừng sản xuất ra thuốc an thần. Tháng qua, nhân có cụ lang của Viện Đông y Hà Nội vào công tác chiến trường Nam Bộ đi ngang qua và nghỉ lại vài hôm ở Viện, chúng tôi đã cử cô Mai, hoá nghiệm, người dân tộc Cao Bằng và cô Tỉnh dược sĩ trung cấp theo cụ học lại bài thuốc chữa sốt rét từ lá rừng.

Đội phẫu thuật lưu động gồm 25 người, chuẩn bị phục vụ chiến dịch được lệnh tập trung, mang theo đủ trang thiết bị, dụng cụ mổ xẻ. Mấy hôm nay đang học chuyên môn, quân sự, chính trị, chuẩn bị ráo riết để chờ ngày lên đường.

Từ ngày 4 tháng 11, Chiến dịch Đắc Tô nổ súng. Tin đầu tiên gần 1800 tên Mỹ bị diệt.

Nhận được điện của Ban Quân y cử 3 bác sĩ và hộ lý xuống công tác ở E40. Có tin Trung đoàn này đang chuẩn bị đi chiến trường khác.

Từ mấy năm nay, Tây Nguyên trở thành nơi rèn luyện cho các đơn vị từ hậu phương vào các chiến trường miền Nam. Nhiều Trung đoàn, Sư đoàn chủ lực, từ miền Bắc vào tới Tây Nguyên dừng lại, đánh một hai chiến dịch lấy kinh nghiệm, rồi củng cố, bổ sung quân số, sau đó hành quân tiếp xuống khu 5 hoặc vào khu 6, miền Đông Nam Bộ, rồi lại có thể từ đây toả xuống đồng bằng hoặc miền Tây Nam Bộ...

Trong tháng 10 địch nhiều lần đánh phá Hà Nội. Ngày 6 tháng 11, miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2.500.

Mới nhận được thư viết ngày 10 tháng 10 của Hương và gia đình. Như vậy chỉ gần một tháng thư đã vào tới nơi, một tốc độ kỷ lục, nhờ gửi tay qua đồng chí Năm Minh, Chính uỷ mới vào chiến trường.

Hương đã được kết nạp Đảng, Lộc con gái chúng tôi đã lên lớp bốn, chữ viết của con đã cứng cáp hơn trước rất nhiều. Ba mợ tôi sơ tán lên Phú Thọ với anh Lâm. Chị Lâm đi học Đại học Giao thông trong năm năm. Anh cả tôi, anh Hoè sau đợt đi khảo sát tuyến đường mới cho Đường dây 559 đã trở về công tác ở Hà Nội. Anh là một kỹ sư giao thông giỏi có nhiều kinh nghiệm. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh đã thiết kế đoạn đường đi từ Yên Bái, vượt đèo Lũng Lô, sông Đà lên Điện Biên. Lần này anh lại cùng một đoàn cán bộ của Bộ Giao thông khảo sát con đường mới qua Trường Sơn. Các cháu con anh, Uyển đi học Cuba, Trà đi học Liên Xô. Như vậy hậu phương cũng như tiền tuyến, mỗi nơi một việc vừa chiến đấu, vừa chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước sau này.

Ngày 10 tháng 11 năm 1967. Hồi tháng 6 năm 1967, trong những ngày cuối ở an dưỡng, tôi gặp anh Bàn, bác sĩ của Ban Quân y B3 đi cùng đoàn chuyên gia Trung Quốc. Đoàn vào được một tháng, đã đi thăm các đơn vị, bệnh viện, nay chuẩn bị ra về.

Mấy năm nay, năm nào cũng có đoàn chuyên gia Trung Quốc vào chiến trường “học tập kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. Họ được giới thiệu tình hình chiến trường, đi thăm các đơn vị, bệnh viện, xưởng quân giới. Đoàn bay từ Trung Quốc sang Phnôm Pênh, rồi đi ô tô từ Phnôm Pênh đến biên giới, chỉ đi bộ khi vào tới chiến trường.

Thường thì đoàn đi đến đâu cũng được đón tiếp rất nồng hậu, được tạo mọi điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt, được thăm và giới thiệu tỉ mỉ các kinh nghiệm. Ngược lại về phía đoàn thì tới đâu cũng trầm trồ khen ngợi hết lời, hỏi han rất tỉ mỉ và ghi chép rất cẩn thận.

Lần này, đoàn vào đúng lúc cuộc Cách mạng văn hoá tư tưởng đang trong giai đoạn cao trào ở Trung Quốc. Hàng ngày Đài phát thanh Bắc Kinh đưa tin: hôm thì Hồng vệ binh đã chiếm được chính quyền ở Bắc Kinh, mai lại chiếm chính quyền ở Thượng Hải... Trong khi chúng tôi chiến đấu ác liệt ở tiền tuyến, những cuộc đấu đá ở nơi được coi như “hậu phương lớn”, đối với chúng tôi thật khó hiểu và không làm cho chúng tôi vui chút nào!

Qua câu chuyện bác sĩ Bàn cho tôi biết đoàn vào lần này không hài lòng lắm vì loại thuốc sốt rét mới của đoàn mang vào, theo bạn thì đã dùng có kết quả ở Hải Nam, định xin dùng thử ở Tây Nguyên, nhưng không được chấp nhận.

Do đi an dưỡng xa đơn vị gần một tháng, tôi không biết việc này nên ngạc nhiên hỏi anh Bàn: Thuốc gì, mà tại sao không cho thử?

Anh Bàn cũng chỉ biết rằng khi hỏi ý kiến các bác sĩ Nội khoa của Viện 211 thì các anh không đồng ý dùng vì cho rằng thuốc không có tác dụng và có khi còn có hại.

Anh Bàn cho biết thêm là họ rất buồn và đang đóng gói số thuốc không được dùng để mang về nước.

Tôi suy nghĩ rồi hỏi gặng thêm: “Thế một tháng nay anh đi cùng với họ, họ có dùng thuốc này không và tác dụng ra sao?”.

Anh Bàn cho biết: “Trong một tháng được giao nhiệm vụ đi làm việc với đoàn thấy tự họ uống loại thuốc này và cho cả số bộ đội cảnh vệ Việt Nam đi theo cùng uống”.

“Anh thấy kết quả ra sao?”. Tôi hỏi thêm.

Anh Bàn lưỡng lự: “Khó nói lắm, nhưng hình như thuốc có tác dụng. Trong một tháng rất ít người trong đoàn bị sốt rét”.

Quả thật, thuốc mới dùng trong một tháng trên một số ít người thì cũng khó đánh giá tác dụng. Tuy nhiên giữa lúc này tôi vẫn hàng tuần lên cơn sốt rét mà các loại thuốc hiện có ở chiến trường đều không có tác dụng... Nên tôi đắn đo hỏi anh Bàn: “Liệu anh xin hộ tội một ít có được không?”.

Anh Bàn gật đầu: “Để tôi thử xem”.

Chiều hôm đó, anh mang cho tôi một hộp thuốc tiêm có 10 ống, mỗi ống 2 ml, một thứ dung địch trong vắt. Trên ống và ngoài hộp in loằng ngoằng những chữ Trung Quốc.

Anh thấy họ đang đóng thuốc vào ba lô. Thuốc viên thì đã cho vào hết, chỉ còn chừa một hộp thuốc tiêm không nhét hết. Anh xin họ cho ngay...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:24:48 pm »


Trở về đơn vị, tôi mới rõ đầu đuôi: Khi đoàn Trung Quốc đặt vấn đề xin thử loại thuốc chống sốt rét mới. Phòng Quân y B3 liền giới thiệu họ xuống Viện 211, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành về Nội khoa của chiến trường để cho ý kiến. Đây là loại thuốc có thành phần DDS, nhưng theo các chuyên gia Trung Quốc thì họ đã dùng để dự phòng và điều trị sốt rét có kết quả ở Hải Nam, vùng có bệnh sốt rét lưu hành như Việt Nam.

Từ ngày vào chiến trường, bị cắt các thông tin Y học từ bên ngoài, nên sau khi thảo luận các bác sĩ Nội khoa của Bệnh viện cho rằng DDS chỉ dùng để chữa bệnh hủi. Chưa nhận được thông tin nào nói có thể dùng để chữa sốt rét. Hơn nữa khi điện ra hỏi Cục Quân y thì Cục cho biết đã có trường hợp phản ứng quá mẫn chết người do dùng DDS. Vì vậy đã quyết định không cho dùng.

Hơn một tháng trời sau khi đi an dưỡng trở về đơn vị, tôi cất hộp thuốc trong ba lô mà thật phân vân. Trong thời gian tôi ở an dưỡng có thêm một nhân viên nữa hy sinh, đưa số chết trong Viện lên 12 người. Cô nhân viên chết vì phản ứng quá mẫn với thuốc Streptomyxin. Tới lúc này, trong chế độ của ngành Y mới chỉ nói tới các phản ứng với Penexillin chưa ai nói tới phản ứng với Streptomyxin cả. Bệnh viện đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Bác sĩ điều trị bị kỷ luật.

Cũng thời gian này tôi tiếp tục sốt rét. Đều đặn mỗi tuần lên một hai cơn, các loại thuốc chữa sốt rét đều đã nhờn, uống và tiêm đều không tác dụng. Sau đợt an dưỡng, sức khoẻ khá lên một chút, thì nay đâu lại hoàn đó. Người tôi võ vàng, gầy sút. Anh em bác sỹ nhân viên khác trong Bệnh viện cũng tương tự như tôi. Bác sĩ Liêm Chủ nhiệm khoa 33 sang thăm tôi, cũng giơ hai cánh tay gầy guộc chằng chịt các tĩnh mạch nổi thành những đường gân xanh, buồn bã, nói một câu ngạn ngữ Pháp: “Qui voit ses veines, voit ses peines”... (tạm dịch: “Thấy đường gân xanh, thấy đời gian khổ”).

Tôi giữ hộp thuốc sốt rét Trung Quốc mà tự hỏi “Liệu loại thuốc mới này có cứu tôi ra khỏi tình trạng ốm đau này không?”. Sử dụng nó là trái với ý kiến của tập thể, nếu tốt thì không nói gì, nếu ngộ nhỡ tai biến thì có phải vừa thiệt thân vừa mang tiếng là vô tổ chức, vô kỷ luật không?...

Cuối cùng tôi quyết định, cứ liều dùng thử thuốc.

Vì một ống thuốc có thể dùng cho hai người, nên anh Quảng, Chính trị viên của khối Ngoại, cũng đang trong tình trạng sốt liên miên, không dứt nổi cơn, tình nguyện dùng cùng với tôi. Tôi giao hẹn với anh Quảng: “Tôi tiêm trước, nếu sau nửa giờ tôi không chết vì phản ứng thuốc thì sẽ tiêm cho anh”. Anh Quảng bằng lòng. Thuốc tiêm an toàn, cả hai chúng tôi đều không có phản ứng gì đặc biệt.

Kết quả thật bất ngờ: Hơn ba tháng liên tục trước khi tiêm không tuần nào tôi không bị một hai cơn sốt, thế mà sau khi tiêm, một tuần, rồi hai tuần rồi ba tuần lặng lẽ trôi đi êm ả. Không cơn sốt nào trở lại. Anh Quảng cũng như tôi, hết hẳn sốt. Sức khoẻ của chúng tôi khá hẳn... thật là mừng.

Trong khi đó thì anh em trong Bệnh viện vẫn ốm nhiều. Mặt anh nào cũng vêu vào, gầy gò và thiếu máu.

Tin tôi dùng loại thuốc mới, ngừng được sốt lan trong Bệnh viện. Một số nhân viên tìm tôi, đề nghị được dùng thuốc. Tất cả tôi chỉ có 10 ống thuốc. Trong mấy tháng, tiêm hết 8 ống cho 16 người. Trong đó có các bác sỹ Chủ nhiệm khoa, có y tá, hộ lý. Các anh Lê Sỹ Liêm, Chủ nhiệm khoa Ngoại Bụng, anh Lê Tuấn Hưởng, anh Trương Côn Cán, Chủ nhiệm khoa Chấn thương và chị Đậm, bác sĩ gây mê, đều bị sốt rét dai dẳng kéo dài mấy tháng nay không dứt, đã tiêm an toàn, không ai bị phản ứng bất thường và sau khi tiêm, cơn sốt chấm dứt hoặc thưa hẳn. Mọi người đều thừa nhận tác dụng của thuốc rất rõ ràng, nhưng chỉ phân vân đây có phải là chính loại DDS chúng tôi vẫn dùng cho bệnh nhân hủi, hay có thêm thành phần gì khác. Bác sĩ Cầu, Chủ nhiệm khoa Da liễu là người cho rằng không phải là loại DDS dùng cho bệnh nhân hủi vì trong khoa của anh, từ ngày vào chiến trường, vẫn thường dùng loại thuốc này nhưng bệnh nhân phong vẫn sốt rét như thường.

Ngày 15 tháng 11 năm 1967. Bệnh tật, chết chóc luôn rình rập chúng tôi.

Ngày 5 tháng 11, đồng chí Thuyết, y tá được cử theo đội phẫu thuật lưu động bị sốt rét, phải cáng trở về đơn vị. Tối hôm đó xuất hiện các dấu hiệu một bệnh chứng nặng của bệnh sốt rét, đái ra huyết cầu tố, nước tiểu màu đen như mực. Cho tới nay, chúng tôi đã gặp biến chứng quái ác này 4 lần, chết hai. Một nhân viên khác đi công tác vào cánh Nam cũng bị bệnh đó trong khi đi dọc đường và chết khi vào tới Viện 2.

Chúng tôi tập trung cứu chữa, nhưng không cứu được. Đồng chí Thuyết hy sinh ngày 15 tháng 11. Đây là nhân viên thứ 15 chết từ ngày vào chiến trường. Chôn cất Thuyết xong thì sáng sớm ngày 17 tháng 11, một nhân viên hốt hoảng lên báo tin bác sĩ Đinh Văn Lạc, Viện phó Ngoại cũng có dấu hiệu đái ra huyết cầu tố! Vừa hôm trước anh Lạc cùng với chúng tôi hội chẩn tìm cách cứu chữa cho Thuyết. Chiều thứ tư, anh Lạc còn lên hội ý chỉ huy Viện. Trong buổi họp, anh kêu hơi sốt và lấy thuốc ra uống. Ngày thứ năm, tôi xuống khối Ngoại và rẽ vào thăm anh. Anh đang lên cơn sốt nằm trong màn. Tôi bảo anh: “Thôi khỏi đợt sốt này, cậu cũng tiêm DDS đi thôi”. Anh vừa rên, vừa gật đầu đồng ý.

Từ mấy tháng nay, nhờ tiêm DDS, tôi đã rút hẳn được cơn sốt, các anh chị em khác tiêm sau tôi, người thì cắt được hoàn toàn sốt, người thì thưa bớt các cơn sốt một cách rõ rệt. Thấy anh Lạc sốt nhiều, tôi đã mấy lần khuyên anh nên tiêm và giành cho anh một ống thuốc cuối cùng. Nhưng vốn tính cẩn thận anh vẫn chần chừ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:25:12 pm »


Sáng thứ sáu ngày 17 tháng 11, tin dữ đến với chúng tôi. Vội xuống nơi anh ở, anh em đưa cho tôi xem ống bơ đựng nước tiểu đen kịt màu máu bị phá huỷ. Dấu hiệu không thể nghi ngờ của bệnh “Đái ra huyết cầu tố”.

Nửa giờ sau một cuộc hội chẩn được triệu tập.

Tất cả chúng tôi đều thấy đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Một tổ gồm 6 bác sĩ có kinh nghiệm nhất trong Viện được chỉ định chuyên trách việc điều trị cho anh Lạc gồm có anh Nguyễn Văn Âu, Đỗ Xuân Chương, Vũ Bích (Nội khoa), Phạm Phú Thọ (Hồi sức), Nguyễn Văn Ân (Truyền máu) và tôi. Kế hoạch điều trị được bàn tỉ mỉ. Ngoài ra, chúng tôi điện ngay lên Ban Quân y báo cáo với anh Đạo về tình hình anh Lạc và xin thêm ý kiến của anh về kế hoạch điều trị. Để tiện cho việc theo dõi và điều trị, anh Lạc được chuyển sang khoa 40. Khoa điều trị riêng cho cán bộ.

Bốn hôm nay là những ngày điều trị căng thẳng. Nhiều lúc chúng tôi đã tưởng vĩnh biệt anh bạn thân yêu của chúng tôi. Anh là một bác sĩ tài năng, thông minh, có phong cách làm việc tỉ mỉ, một phẫu thuật viên có kiến thức rộng và có bàn tay khéo léo, có một trí nhớ đặc biệt. Gia đình đông con, anh rất thương yêu và rất chăm viết thư về gia đình.

Ngày hôm đầu nhiệt độ cao liên tục, lên 400C, có lúc lên tới 41,50C. Đêm đến huyết áp tụt ở mức báo động chỉ còn 50/30. Sang tới ngày hôm sau, như chúng tôi đã dự kiến trước, anh chuyển sang trạng thái vô niệu. Nước tiểu đặc quánh, đen xì. Trong một ngày đêm số lượng nước tiểu giảm dần từ 500, còn 200 rồi 100 ml. Đồng thời Urê máu tăng dần.

Ngày và đêm, chúng tôi liên tục trực bên anh, mắc võng bên giường anh nằm. Những thứ thuốc quý hiếm nhất ở chiến trường được đem ra dùng. Sách vở được đem ra tra cứu. Điện lên Ban Quân y đề nghị điện ra Hà Nội xin ý kiến thêm.

Anh Đạo đang bận chỉ huy Quân y chiến dịch, nhưng điện về nhất trí với kế hoạch điều trị của chúng tôi.

Toàn viện theo dõi căng thẳng tình hình sức khoẻ anh Lạc. Anh Công, Chính uỷ Viện cũng thường xuyên lui tới nơi anh điều trị. Các bác sĩ, y sĩ, y tá các khoa lúc nào rỗi lại tới bên cửa sổ nghe ngóng tình hình giúp đỡ những công việc điều trị hay hộ lý.

Sau bốn ngày phấn đấu căng thẳng, huyết áp từ chỗ rất thấp, bấp bênh, đến nay đã tương đối ổn định. Nhưng vô niệu đã sang tới ngày thứ ba mặc dầu mọi biện pháp gây lợi niệu.

Mấy hôm đầu, anh hoàn toàn tỉnh táo, nhưng sang tới hôm nay anh bắt đầu mê sảng. Chúng tôi quyết định dùng loại thuốc lợi niệu mới. Sau hai giờ anh tự đi tiểu được khoảng 100 ml, nước tiểu màu hơi sáng hơn. Anh Âu mừng rối rít, chạy đi báo tin cho mọi người. Nhưng từ hôm qua tới nay, không đái được thêm...

Ngày 21 tháng 11, ngoài chiến trường, Chiến dịch Đắc Tô sang tới ngày thứ 18. Ở đây cuộc chiến đấu cứu anh Lạc sang tới ngày thứ năm. Urê huyết, sáng hôm nay đã lên tới 5,9 gr/1ít, cao gấp mười lần mức bình thường. Hồng cầu chỉ còn 1.1000.000.

Hôm qua là một ngày tương đối yên tĩnh, huyết áp ổn định, nhiệt độ không cao, nhưng tối đến lại đột ngột ập tới một cơn sốt kéo dài hai giờ liền. Nhiệt độ lên 38,50C. Huyết áp tụt chỉ còn 70/50. Bệnh nhân mê man, nói lảm nhảm. Đêm hôm qua là đêm trắng thứ năm, chúng tôi thay nhau thức bên giường anh. Ngọn nến lụi dần lại thay ngọn nến khác. Nhìn những giọt nến chảy dần, chúng tôi tự hỏi phải chăng, sức khoẻ của anh giống như ngọn nến kia đang lụi tàn dần không?

Hôm nay, chúng tôi quyết định phải dùng thêm hai biện pháp: truyền máu và thẩm phân dạ dày. Truyền máu là vấn đề được đề cập từ lâu, nhưng chúng tôi do dự chưa dám làm vì bệnh nhân vỡ hồng cầu, urê cao, vô niệu. Truyền vào có sợ tăng biến chứng lên không? Tuy nhiên đến hôm nay, hồng cầu của anh đã quá thấp, không thể lui được nữa rồi.

Thẩm phân dạ dày cũng đã được đề cập từ hôm trước, nhưng bệnh nhân nôn, quá mệt, không chịu đựng được. Nhưng urê huyết đã quá cao, phải cố gắng làm dưới gây mê tại chỗ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:25:44 pm »


Ngày 22 tháng 11. Sang ngày thứ 6 của cuộc chiến đấu. Đêm hôm qua, bệnh nhân yên tĩnh, ngủ được suốt đêm. Huyết áp ổn định nhưng vẫn không đái được. Anh tỉnh táo và còn muốn tham gia ý kiến vào công tác điều trị. Anh nấc nhiều. Khi châm cứu kêu đau và chỉ lên cổ muốn được phong bế phế vị giao cảm cổ. Có lúc anh bảo: “Nếu urê huyết ở mức 0.80-0.90 thì không đáng sợ...”.

Chúng tôi vẫn giấu, không dám cho anh biết là urê-huyết của anh lên tới 6 gr. Mỗi khi anh em lấy huyết áp mạch, anh vẫn hỏi bao nhiêu?

Thẩm phân dạ dày không được phải thẩm phân ruột.

Việc truyền máu được tiến hành tốt. Hôm nay chúng tôi tiếp tục truyền thêm.

Chiến dịch Đắc Tô đã sang tới ngày thứ 19. Địch thừa nhận đã bị bao vây, không đưa thương binh ra được. Lính dù nhảy xuống định giải vây nhưng bị thiệt hại nặng. Máy bay trực thăng bị hoả lực mặt đất bắn không xuống được.

Bộ đội ta thắng lớn...

Ngày 27 tháng 11 năm 1967. Cuộc chiến đấu của Viện chúng tôi đã cầm cự được 11 ngày, trong đó bệnh nhân hoàn toàn vô niệu 10 ngày! Hôm nay, thông đái sau 4 ngày không thông vì sợ nhiễm khuẩn thêm, chỉ ra được 200 ml nước tiểu màu vàng. Theo tài liệu có người vô niệu tới 20 ngày vẫn cứu được. Liệu có thể kéo dài cuộc sống của anh tới ngày đó không?

Mấy hôm nay tình hình huyết áp, mạch ổn định trở lại, không sốt, người tỉnh táo. Nhưng hai hôm nay anh có vẻ đờ đẫn hơn, tuy hỏi vẫn biết và trả lời được nhưng có vẻ mệt. Khi ngủ rên nhiều.

Máu đã truyền được 500 ml. Hồng cầu vẫn chỉ ở quãng 1.200.000-1.300.000. Huyết cầu tố 25-30%, urê huyết mấy hôm đầu lên tới 6,10 gr, sau khi thẩm phân ruột, xuống được 2,6 gr, hôm qua lại lên tới 5,5 gr/lít.

Như vậy là tất cả các cách điều trị có thể làm được, chúng tôi đã làm hết... chỉ trừ chạy thận nhân tạo. Mà thận nhân tạo thì hoạ may chỉ có thể làm được ở Hà Nội.

Ngày 28 tháng 11 năm 1967. Mấy hôm nay, địch tăng cường đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Trong một ngày Hà Nội bắn rơi 12 máy bay địch, trong đó có chiếc thứ 200 của địa phương và chiếc thứ 2572 của toàn miền Bắc.

Khắp nơi đang chiến đấu và chiến thắng. Liệu chúng tôi có giành được chiến thắng trong cuộc chiến với bệnh của anh Lạc không?

Hôm qua anh Cao Văn Khánh, Tư lệnh phó mặt trận đi công tác ngang qua Bệnh viện. Trong kháng chiến chống Pháp, anh Khánh là thủ trưởng của tôi ở Sư đoàn 308, nay anh mới vào lại chiến trường Tây Nguyên. Vợ anh, bác sĩ Ngọc Toàn là Chủ nhiệm khoa Sản Viện Quân y 108 và là bạn của gia đình chúng tôi.

Tôi sang thăm anh và báo cáo với anh, tình hình anh Lạc và đề xuất xem có cách nào chuyển anh Lạc bằng con đường nhanh nhất ra Hà Nội.

Anh Khánh có vẻ rất suy nghĩ. Nhưng tôi hiểu rằng có rất nhiều khó khăn dù cho trên có đồng ý cho đi đường Phnôm pênh để bay ra Hà Nội nhưng tình trạng của anh Lạc có còn chịu đựng được chuyến đi dài như vậy không?

Tình hình đang ở thế cầm cự mà thế cầm cự thì yếu dần.

Ngày 27 tháng 11, tôi nhận được điện triệu tập dự Hội nghị Quân y sơ kết đợt 1 Chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh. Sáng hôm nay tôi phải đi sớm. Trước khi đi, tôi ngồi một lúc lâu bên giường anh Lạc, anh rất mệt, bắt đầu vào trạng thái hôn mê. Hỏi rất lâu mới trả lời. Hơn 800 ml máu đã được truyền cho anh... Các anh Âu, Chương, Bích, Thọ, Ân vẫn ngày đêm bên anh. Nhưng tình hình của anh đã quá nặng. Tôi sợ trở về không còn được gặp anh...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2009, 11:26:11 pm »


Ngày 5 tháng 12 năm 1967. Vào Hội nghị được một ngày, có tin từ đơn vị lên cho biết: anh Lạc đã đi vào trạng thái hôn mê sâu. Hỏi không biết gì. Tới hôm sau có điện báo cho biết hồi 3 giờ sáng ngày 30 tháng 11 năm 1967, anh Lạc đã hy sinh. Hôm nay trở lại đơn vị. việc đầu tiên của tôi là ra thăm mộ anh Lạc. Nhìn nấm mộ mới đắp, đất còn đỏ, giữa rừng cây cao, rậm rạp và hoang vắng, phủ đầy những vòng hoa rừng với những băng tang đề dòng chữ “Kính viếng hương hồn anh Đinh Văn Lạc”, tôi không sao cầm được nước mắt. Cuộc đời chiến đấu hy sinh miệt mài học tập, rèn luyện nghiên cứu của anh đã kết thúc ở chiến trường Tây Nguyên đầy khó khăn gian khổ này. Gia đình, vợ con anh, bây giờ ở đâu, có biết tin này chưa? Anh chết đi để lại biết bao thương nhớ cho gia đình, bè bạn, các thương bệnh binh, những người được bàn tay anh cứu chữa.

Chúng tôi cảm thấy gánh nặng của nhiệm vụ ở chiến trường, sau cái chết của anh, càng đè nặng lên vai chúng tôi, những người còn sống...

Chiến dịch Đắc Tô - Tân Cảnh đã kết thúc đợt 1, Hội nghị sơ kết công tác Quân y ở Viện 1, nơi tiếp nhận hầu hết thương binh của chiến dịch. Về dự Hội nghị có các đại biểu quân y các Trung đoàn, Sư đoàn, Bệnh viện 1-2, Đội điều trị 3-4, các đội phẫu thuật lưu động, quân y các Tỉnh đội, đội phẫu thuật đi theo K6, đóng chốt ở sườn núi cao sát Đắc Tô.

Hội nghị tràn ngập không khí vui mừng chiến thắng, nhưng ai cũng bùi ngùi thương tiếc khi nghe tin anh Lạc hy sinh. Nhìn các bè bạn chiến đấu trở về phấn khởi, vui vẻ, đông đủ không ai thương vong, càng thương anh Lạc.

Ngày 20 tháng 12 năm 1967. Sau cái chết của anh Lạc, cuộc tranh luận chung quanh việc sử dụng DDS trong việc phòng sốt rét vẫn dai dẳng trong Bệnh viện tới gần một năm sau mới kết thúc...

Đến nay sau khi tiêm DDS, 6 tháng tôi ngừng sốt được hoàn toàn. Sáu tháng không lên cơn sốt là một kỷ lục với chúng tôi lúc này ở Tây Nguyên. Tôi đã tiêm cho anh em trong đơn vị hết cả 10 ống DDS. Kết quả thật rõ ràng. Tất cả những người được tiêm đều hết sốt, ít nhất cũng thưa được nhiều các cơn sốt. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phân vân, liệu trong thuốc chỉ đơn thuần có DDS hay còn có chất gì khác?

Cậu Hưng, y tá, đến tìm tôi nhăn nhó: “Dạo này em ốm quá, tuần nào cũng sốt. Nghe nói anh có loại thuốc gì trị sốt tốt lắm, anh cho em tiêm với”. Tôi băn khoăn bảo Hưng: “Thuốc tiêm thì hết mất rồi, nhưng cậu thử uống thuốc viên xem!”.

DDS để chữa hủi thì trong Viện vẫn có, tuy không nhiều. Nhưng anh Cầu, Chủ nhiệm khoa Da liễu, chuyên trị bệnh nhân hủi thì cho biết: bệnh nhân hủi thường xuyên dùng DDS vẫn sốt rét như thường. Vì vậy ý kiến cho rằng trong thuốc của Trung Quốc, có chất gì khác ngoài DDS, càng được củng cố.

Bẵng đi một thời gian, một hôm gặp lại Hưng trên đường thồ, Hưng vui vẻ bảo tôi: “Thuốc anh cho em uống hay quá. Từ hôm đó em hết sốt hẳn!”.

Trong buổi sinh hoạt khoa học của Bệnh viện hàng tuần, khi trở lại vấn đề DDS, anh Cầu mới thừa nhận: Trong hai tháng qua, do thiếu DDS, bệnh nhân hủi trong khoa bị sốt nhiều lên rõ rệt.

Tác dụng của DDS trong việc phòng ngừa và chữa sốt rét như vậy đã được thừa nhận. Tuy nhiên, giống như mọi loại thuốc khác, nếu dùng nhiều và kéo dài thì sẽ xảy ra hiện tượng nhờn thuốc, hiệu lực thuốc sẽ giảm. Kết luận này được báo cáo lên Ban Quân y Mặt trận. Từ Quân y mặt trận Tây Nguyên báo cáo ra Cục Quân y. Cũng thời gian này, trong số chiến lợi phẩm bắt được của địch, cũng thấy loại thuốc Dapsone, của quân đội Mỹ dùng để phòng sốt rét. Dapsone chính là DDS.

Mùa khô năm 1968, DDS được chở ùn ùn từ Hà Nội vào chiến trường. Chiến dịch Đông Xuân 1969, DDS được sử dụng rộng rãi để dự phòng sốt rét cho bộ đội. Sau chiến dịch, nhiều cán bộ chỉ huy sư đoàn và trung đoàn khi gặp chúng tôi đều nói: “Trong chiến dịch này, Quân y cho bộ đội uống loại thuốc phòng gì hay quá. Sốt rét giảm hẳn!”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM