Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:53:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 1  (Đọc 533288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #210 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 08:48:46 pm »

Xúc động quá bác Trung sy ơi, cảm ơn bác đã cho anh em cảm nhận được cuộc chiến đúng với cái mà nó thực sự là nó, không như những trang viết mang tính đánh bóng hoặc một chiều. Cheesy
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
minhtriettg
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #211 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 11:05:09 pm »

Bác viết cảm động thật! Bác nêu lên hình ảnh "huân chương" thật đẹp và sinh động biết nhường nào. Quả thật, đó chẳng khác nào chứng chỉ vàng về sự dũng cảm, phi thường, sự khắc nghiệt khó khăn của đời lính nơi mà cái chết và sự sống "quàng vai bá cổ". Đẹp biết bao vết sẹo_huân chương. Những điều lớn lao luôn xuất phát từ những điều tưởng như bé nhỏ. Smiley Tiếp nhé bác!
Logged
NguoiTotbung
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #212 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 12:39:15 pm »

Hụ hụ! Mong bài Bác Trung sỹ!

Tháng này bọn em tối mắt mũi các hoạt động mừng Đoàn Thanh niên hưởng thọ 77 tuổi Grin, nhưng cứ sểnh ra một cái là em bỏ các anh em đó, chạy vào check topic này của Bác  Kiss
Logged
phuong nam
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #213 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 01:33:09 pm »

Nỗi nhớ dường như cũng ngấm nước mưa, làm nhạt nhòa những gì xa xôi hoành tráng, nhưng làm hiển hiện long lanh đến từng chi tiết những gì tưởng chừng bé nhỏ. Cái biển số nhà quăn mép của cô bạn học chung một lớp, mảng tường tróc ngoài cổng do bọn trẻ con đánh đáo Tết búng xu, cũng có thể là cái cành đa cụt đầu đình. ”Chiều chiều ra đứng lầu tây. Thương cô gánh nước tưới cây ngô đồng…”. Bài dân ca quê Việt thiết tha từ cái radio ngân lên nho nhỏ trong buổi phát thanh dân ca và nhạc cổ truyền như cào thêm vào nỗi nhớ. Tôi bắt đầu yêu và cảm dân ca từ buổi chiều mưa xa nhà ấy. Thương gì nữa, tưới gì nữa em? Mưa rừng đã tưới đẫm hồn bọn anh rồi…!
Cảm xúc thật sự! Em tin rằng cảm xúc đó hiển hiện trong mỗi người lính Vn tại Campot mà gần 30 năm sau ngày mở màn chiến tranh biên giới mới có người thể hiện một cách xúc động như vậy.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #214 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 03:37:23 pm »

Bài dân ca quê Việt thiết tha từ cái radio ngân lên nho nhỏ trong buổi phát thanh dân ca và nhạc cổ truyền như cào thêm vào nỗi nhớ. Tôi bắt đầu yêu và cảm dân ca từ buổi chiều mưa xa nhà ấy. Thương gì nữa, tưới gì nữa em? Mưa rừng đã tưới đẫm hồn bọn anh rồi…!

Rất cảm động.
Thời đấy, tầm 7 giờ tối, trên radio tiếng nói VN, có 15 phút ca nhạc "dành cho các chiến sỹ nơi biên giới và hải đảo" bác và các Cựu binh khác còn nhớ ko?
Tầm đấy nghe radio là nhớ nhà da diết.
Tớ đứng bên mạn tầu nơi biển xa tít tắp, nghe buổi phát thanh ca nhạc dành cho mình, buồn và ghen tỵ: mình ở đây, còn tầm này, bên quán bánh tôm Hồ Tây, chúng nó còn đang hấm hứ: anh chẳng êu em, em chã êu em  Cool Cool Cool
Bác viết tiếp đi nhé. Luôn theo bước chân trung đoàn 2 của bác.
Logged
Zil 130
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #215 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 09:16:43 pm »

[quote ]
Bài dân ca quê Việt thiết tha từ cái radio ngân lên nho nhỏ trong buổi phát thanh dân ca và nhạc cổ truyền như cào thêm vào nỗi nhớ. …!
[/quote]
Đọc những đọan trên thấy "cảnh cũ, người xưa" ập về quá Bác H2 ạ. Đêm nằm nghe tiếng nổ đì đùng từ xa xa vọng về, nghĩ ngợi - không biết bao giờ pốt tập kích vào đơn vị mình đây ? Lán bên anh em mở đài pốt ra nghe "Hỡi quân Việt Nam...." nói chung tòan tin tức tào lao nhưng có chương trình hay được đón nghe - nó bắt quân mình bị bắt làm tù binh lên đài nó nhắn tin. Có cậu lái xe người Hóc môn của b em đi chở đạn cho f302 bị nó phục kích bắt sống, tuần sau thấy tiếng nói trên đài, anh em nghe rớt nước mắt. Đó  là lần cuối cùng bọn em nghe tin tức về cậu ấy, sau đó gia đình đơn vị bặt tin luôn.
Mong sao nuớc mình mãi mãi bình yên không còn cảnh máu rơi ấy nữa, hòa bình quý lắm các Bạn ạ
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #216 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 09:46:07 pm »

 Cảnh lao động dưới thời Kh''mer Đỏ trong công xã


Các nạn nhân của Kh''mer Đỏ tại nhà tù Tuol S'leng- Ph"nm Penh -Họ đã lìa đời tại "Cánh đồng Chết" -
tôi đã được thăm nhà tù này vào tháng 6 năm 1982. Những vết đen sau tường là những vết máu do bị đập đầu.
This photograph of one of the Khmer Rouge victims of the Killing Fields is one of the many photos displayed in the Tuol Sleng Genocide Museum, Phnom Penh.



Người dân Campuchia tại trại tị nạn biên giới Thailand năm 1985 (Khmer refugees. Thailand. 1985)   
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2008, 09:54:27 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #217 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2008, 09:49:48 pm »

 Hôm nay vừa đọc 1 tài liệu ta thu được của lính Khmer đỏ hồi 8x, nó viết kinh nghiệm chống quân ta kinh ra phết. Đúng là thày cũng không nên dạy hết võ cho trò thật!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #218 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 05:48:00 pm »

   Cuối tháng chín năm 79, trung đoàn hoạt động ở khoảng giữa Kra Ko và Ponley. Tiểu đoàn 4 truy quét địch phía tây đường 5. Có khi sục vào sát chân sườn phía đông núi Tuk S’ra nằm kẹp giữa đường 5 và đường sắt. Cũng giống như ta hồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ - Kh’mer Đỏ cũng triển khai trồng trọt nương rẫy, giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ. Đơn vị càn rừng hôm ấy phát hiện trong hốc một cây dầu lớn, lửa đốt cho dầu ra còn đang cháy. Vậy là vùng rừng này có người ở. Tiểu đoàn lặng lẽ bám dần lên đến một khoảnh rừng thưa. Một nương sắn rộng hiện ra, cây mới cao ngang tầm ngực. Hai mũi khép vào, chuẩn bị xung phong…Rồi điều gì đến đã đến! Hoàn toàn chẳng giống như tôi hình dung. Mà hầu như trong cuộc sống chẳng cái gì đến như tôi tưởng tượng cả. Thế mới tệ hại! Kể cả trường hợp bị thương của tôi lần này nữa. Không có pha ngã xuống tuyệt đẹp sau chớp lóe của đạn cầu vồng trong một trận tấn công cấp chiến dịch, có xe tăng và không quân yểm trợ. Trong khi đang vận động cùng đơn vị đuổi theo toán địch hủi (có cả phụ nữ nữa) tăng gia ở nương sắn này, tôi bị sụp hầm chông. Thế mới bầy hầy! Ngã sấp mặt, mồm vập vào rễ cây giập cả môi, tôi vẫn kịp ôm cái gốc cây đằng trước để khỏi bị tụt xuống. Thằng Phụng với anh Ky chạy đến lôi lên. Một mũi chông tre xuyên rìa gót, chọc thẳng vào xương mắt cá rồi gãy gập tại đó. Chúng nó rút mũi chông gãy ra, rửa qua quấn băng chặt lại, nhưng chưa đến mức phải ga rô. Lúc ấy không thấy đau lắm, tại chỗ đó chỉ thấy nó giật giật tức tức một chút. Chống gậy vẫn lết đi được chứ không cần cáng. Định thần lại, nhìn xuống hố bây giờ mới thấy kinh. Toàn phân người nhoe nhoét quện lấy từng mũi chông tua tủa. May mà tôi bám kịp cái gốc cây chứ còn rơi hẳn xuống, chưa nói dính bao nhiêu mũi, chỉ cần dầm mình trong cái hố đấy cũng đủ ốm ba tháng. Chúng nó dùng “vũ khí sinh học” tự nghiên cứu, tự sản xuất ghê quá! Thằng Quỳnh “xe lôi” và thằng Thống truyền đạt võng tôi về phía sau. Ra đến đường bò lớn gần lộ 5, gặp xe bò của dân đi rẫy về, chúng nó tống tôi lên xe rồi theo đi luôn. Đến cứ tạm thời của tiểu đoàn ở gần thị trấn Ponley, hai đứa rẽ vào rồi gửi tôi theo xe bò về trạm phẫu K.23 của trung đoàn.  Đúng là đồ vô trách nhiệm! Khi còn lại một mình giữa đám dân tôi mới nhận ra tình thế của mình và rủa thầm chúng nó như thế. Cả đoàn xe chừng hơn chục chiếc vẫn lọc cọc chậm rãi lăn bánh trên đường. Các lão nông dân bạn đen trũi, kẻ ngồi trên xe im lặng rít thuốc rê, người vác dao quắm lừ lừ đi bộ. Từ cứ tiểu đoàn đến trạm phẫu khoảng 1,2 km, hai bên cũng toàn rừng thưa. Nhớ lại chuyện thằng lính B3 bị chém bay đầu mấy tháng trước trên đường ra Bâmnak. Tôi không dám nằm nữa mà ngồi nhỏm dậy trên xe. Nỗi sợ làm cảm giác đau dưới chân tan biến. Dưới gót, máu lại thấm qua lớp băng chảy nhều nhệu. Tôi mặc kệ, mải nhìn quanh quất kiếm cái gì phòng thân hoặc ước lượng đường chạy khi có biến. Mà làm gì có cái gì? Chân cẳng thế này chạy đi đâu? Thấy tôi máu chảy nhiều và không chịu nằm, mấy người đàn ông đi bộ vác dao quắm xúm lại. Thôi lần này mình tong rồi! Lúc đó tôi choáng thực sự. Hoa hết cả mắt nhưng vẫn còn kịp thấy hai người quay lại chiếc xe cuối rút một cây tầm vông rồi trở lại. Một người tháo chiếc võng nilon đen đeo ở thắt lưng (đúng loại võng địch hay dùng) buộc vào cây tầm vông làm đòn khiêng. Họ đỡ tôi sang võng rồi cáng thẳng đến trạm phẫu. Khi nhìn thấy mấy thằng lính thông tin trung đoàn bộ đi nối dây trên đường, tôi mới dám thở phào! Thì ra thấy tôi ngồi dậy, mặt thì tái mét, họ tưởng xe xóc làm tôi đau nên mới chuyển phương tiện cho êm. Đến nơi, giao tôi cho quân y xong, người đàn ông còn nhe răng cười với tôi rồi đi giặt máu dính vào võng. Một cái võng nilon hồi đó đổi được một chỉ vàng.
Logged
Zil 130
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #219 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2008, 06:06:46 pm »

Tài liệu đó em có được đọc qua, của Cục Chính trị MT 479 dịch phổ biến. Lâu quá rồi nên quên nhiều, nói chung không có gì đặc biệt nếu so với hòan cảnh tình hình quân đội ta hiện nay. Trong nhà "con cái" mà muốn phản "cha mẹ" thì vàng bạc chôn chỗ nào, các Bác nghi xem nó có kiếm ra không ? Nhưng "trứng sao mà khôn hơn vịt được ?"
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2008, 07:51:39 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM